BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ
BÀI THẢO LUẬNQUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA
Đề tài
“Xây dựng tình huống xung đột văn hóa trong giao tiếp hoặccông việc giữa các cá nhân đến từ các nền văn hóa khác nhau”
Giáo viên hướng dẫn : Trần Ánh Ngọc
vIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ
BÀI THẢO LUẬNQUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA
Đề tài1
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, nhóm 2 chúng em đã nhận được sự giúp đỡ của quý Thầy, Cô, người thân và bạn bè xung quanh Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể quý thầy, cô Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em được hoàn thành đề tài Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giảng viên- ThS.Trần Ánh Ngọc, giảng dạy học phần Quản trị đa văn hóa, Trường Đại học Thương mại, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ chúng em và góp phần rất lớn trong thành công của bài thảo luận này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chúng em được tham gia học tập và nghiên cứu về bộ môn này Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn tất cả các Thầy, Cô, anh, chị, bạn bè đã tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, bài thảo luận được hoàn thành trong thời gian ngắn, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót Kính mong quý thầy, cô, các bạn học viên và những người quan tâm đóng góp ý kiến để chúng em có thể làm tốt hơn trong những bài tiểu luận tiếp theo
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2023
3
Trang 42.1.2 Giải thích lý do chọn hai nền văn hóa cụ thể trong hai tình huống đã đưa ra 8
2.1.3 Tình hình xung đột văn hoá giữa Mỹ và Nhật 11
2.2 Sự hiểu lầm/xung đột nảy sinh trong tình huống liên hệ với 03 vấn đề lý thuyết đã được học trong học phần Quản trị đa văn hoá 11
TH1: Tình huống xung đột giữa Nami và đồng nghiệp người Mỹ trong cuộc họp đầu tiên phản ánh sự khác biệt văn hóa và phong cách đàm phán giữa nhân viên Nhật Bản và Mỹ 11
TH2: Tình huống xung đột giữa Nami và nhân viên người Mỹ mà Nami quản lý trực tiếp phản ánh phong cách lãnh đạo độc đoán của Nami 14
TH3: Tình huống xung đột giữa Nami và những đồng nghiệp người Mỹ trong buổi tiệc cuối tuần tại nhà của John phản ánh văn hóa trung lập của người Nhật 15
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 16
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 21
3.1 Bài học kinh nghiệm từ tình huống 1 21
3.2 Bài học kinh nghiệm từ tình huống 2 21
3.3 Bài học kinh nghiệm từ tình huống 3 22
KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 5CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1.1 Tình huống :
Tình huống: Xung đột văn hóa giữa nhân viên ở Nhật và Mỹ
Bối cảnh: Nami là một nhân viên người Nhật đã có những thành tích xuất sắc trong công ty nên được cử sang Mỹ trong khoảng thời gian 3 tháng để tham gia vào dự án phát triển phần mềm với công ty đối tác là Microsoft Trong thời gian sinh sống và làm việc ở Mỹ, Nami đã gặp rất nhiều khó khăn để thích ứng với môi trường sống và làm việc tại đây Thậm chí khi làm việc, Nami còn gặp những xung đột với các nhân viên khác bởi sự khác biệt văn hóa giữa Nhật và Mỹ…
TÌNH HUỐNG 1:
Lần đầu tiên Nami cảm thấy khó hòa nhập trong công ty là cuộc họp đầu tiên Nami đã đến rất sớm vì trong cuộc họp này, có một quyết định quan trọng cần phải đưa ra Giám đốc chi nhánh cũng là người điều hành cuộc họp đã yêu cầu mọi nhân viên đều phải đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này Nami do đã quen với việc tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên nên khi giám đốc đưa ra yêu cầu phải đóng góp ý kiến về quyết định quan trọng đó Nami đã rất bối rối và lúng túng Hơn thế nữa Nami cảm thấy cách đưa ý kiến của các đồng nghiệp người Mỹ rất trực tiếp và thẳng thắn không giống như người Nhật, cách nói chuyện rất mềm mỏng và khéo léo Nami cũng rất sốc vì quyết định cuối cùng không phải do giám đốc đưa ra mà là do biểu quyết của nhân viên trong cuộc họp.
Địa điểm: phòng họp nhóm trong thư viện
cảnh 1: Nami ngồi và nhận được tin nhắn là có cuộc họp vào 8h30 ngày mai Nội dung tin nhắn: THÔNG BÁO Để giải quyết vấn đề về đối tác do đó chúng ta sẽ có buổi họp vào 8h30 Ngày 28/10/2023 ( Ngày mai)
cảnh 2: Trong cuộc họp
Giám đốc: trong quá trình đưa ra sản phẩm mới dự án đang gặp vấn đề về mặt tài chính Vì vậy trong cuộc họp này mọi người hãy đưa ra ý kiến của mình.
nhân viên 1: tôi nghĩ là nên gặp phía đối tác để thống nhất lại về việc giảm giá thành nguyên liệu đầu vào.
nhân viên 2: tôi nghĩ chúng ta nên sản xuất với quy mô nhỏ hơn kế hoạch ban đầu, Sếp: Nami thì sao?
Nami: bối rối, hiện tại tôi chưa nghĩ ra cách giải quyết nào hợp lý, tôi không có ý kiến gì.
Giám đốc: được cảm ơn những ý kiến đóng góp của mọi người Tôi đồng ý với ý kiến gặp lại đối tác để giảm giá thành nguyên liệu giúp tiết kiệm chi phí Không biết ý kiến của mọi người ra sao.
Nv: Sau khi thảo luận chúng tôi cũng thấy ý kiến giảm giá thành là rất hợp lý sếp: oke Vậy tôi sẽ sắp xếp thời gian để gặp phía đối tác
Nami nghĩ trong đầu: tại sao quyết định cuối cùng không phải do giám đốc đưa ra mà là do biểu quyết của nhân viên trong cuộc họp.
5
Trang 6TÌNH HUỐNG 2:
Là một nhân viên người Nhật Nami đã quen với cách làm việc Horenso là phương pháp quản lý kết hợp các âm tiết đầu của 3 động từ: Houkoku (báo cáo), renraku (liên lạc), soudan (trao đổi, tham khảo ý kiến) Nami đã yêu cầu Nick - 1 nhân viên mà Nami quản lý trực tiếp thường xuyên báo cáo cho Nami về những gì mà anh ta sẽ làm và đặc biệt là phải được sự đồng ý của Nami thì anh ta mới được làm Nick đã rất bực bội vì yêu cầu vô lý của Nami tuy nhiên anh ta vẫn miễn cưỡng làm Trong 1 tình huống khẩn cấp bất ngờ xảy ra, Nick đã tự giải quyết mà không hỏi ý kiến của Nami Nami đã rất tức giận khi Nick đã tự ý mà không hỏi ý kiến mình
Địa điểm:
Cảnh quay trong văn phòng của Nami
Nick là nhân viên dưới quyền của Nami, dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Nami Trong buổi họp đầu tiên với Nami:
Nami: Chào Nick, rất vui khi được hợp tác với b Tôi sẽ phổ biến 1 số quy tắc khi làm việc với tôi.
Nick: Tôi rất sẵn lòng Nami:
Thứ nhất, mỗi ngày a đều sẽ phải báo cáo cho tôi những công việc hàng ngày a sẽ làm Thứ hai, các công việc hàng ngày phải có sự tham khảo, trao đổi ý kiến với tôi trước khi thực hiện.
Nick: tỏ thái độ khó chịu nhưng vẫn trả lời: đồng ý, vậy tôi sẽ báo cáo cho cô vào mỗi 9h sáng mỗi ngày.
Nami: được, hợp tác vui vẻ nhé.
2 tuần làm việc đầu tiên trôi qua với sự miễn cưỡng chấp nhận của Nick Một tình huống bất ngờ xảy ra.
Công ty đối tác gọi điện đến văn phòng.
NV đối tác: Chào a, chúng tôi có 2 mẫu thiết kế sản phẩm cần công ty bên anh lựa chọn ngay cho kịp tiến độ sản xuất Không biết liệu a có thể quyết định ngay bây giờ
Nami: (Nói với giọng quả quyết) Nick, tôi không thể tin vào điều mà anh vừa làm! Nick: (Trả lời mà không chịu nhìn vào mắt Nami) Tôi đã nghĩ rằng đó là quyết định tốt nhất trong tình huống đó.
Nami: (Tức giận) Nhưng tôi đã yêu cầu anh luôn báo cáo cho tôi và hỏi ý kiến của tôi trước khi làm bất kỳ điều gì quan trọng cơ mà?
Trang 7TÌNH HUỐNG 3:
Lần thứ hai, Nami cảm thấy không thoải mái là khi nhận được lời mời tham gia tiệc cuối tuần tại nhà của John - 1 đồng nghiệp có chức vụ cao hơn cô tại công ty Nami vì muốn xây dựng mối quan hệ với mọi người nên đã rất vui vẻ nhận lời tham gia.Tại bữa tiệc, Nami cảm thấy mình lạc lõng trong bữa tiệc bởi mọi người đều nhảy múa và hát hò Để có thể hòa nhập hơn với các đồng nghiệp Nami quyết định ngồi xuống và bắt đầu tám chuyện với một số đồng nghiệp Mỹ Tuy nhiên, cách nói chuyện của cô tương đối trầm lặng và chú trọng vào vấn đề công việc, khiến mọi người có thể hiểu lầm rằng cô không quan tâm đến buổi tiệc
cảnh 1: quay cảnh Nami nhận được lời mời, Nami vì muốn xây dựng mối quan hệ với
mọi người nên đã rất vui vẻ nhận lời tham gia
John: cuối tuần này tôi chuyển sang nhà mới nên có tổ chức một buổi tiệc nho nhỏ, muốn mời cô và một số thành viên trong công ty đến góp vui
Nami: tôi mới đến công ty, nên cũng muốn làm quen với anh và mn, buổi tiệc cuối tuần nhất định tôi sẽ đến
cảnh 2: cảnh tiệc cuối tuần tại nhà john
mn người ngồi trò chuyện với nhau tạo ra không khí bữa tiệc
cảnh 3: Nami đến và John ra đón
john: chào nami, anh vào trò chuyện cùng mn đi
cảnh 4: cảnh 1 bên là Nami trầm lặng nhìn ra phía bên mn tám chuyện cảnh 5: Nami quyết định ra tám chuyện cùng mn
nami: phần mềm của bên đối tác có chất lượng rất tốt, sản phẩm rất phù hợp với công ty chúng tôi, nhưng có điều là giá cả vẫn cần phải xem xét lại, anh nghĩ giá mỗi sản
Trang 8CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG2.1 Phân tích tình huống
2.1.1 Giải thích lý do chọn tình huống
Đây là tình huống có tổng hợp những bất đồng trong 2 nền văn hóa khác nhau để làm nổi bật rõ nhất bất đồng đó xảy ra như thế nào và cũng rất thiết thực trong cuộc sống, cần có giải pháp để xử lý những khác biệt đó.
Đặt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay thì mối quan hệ hợp tác là rất quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ liên doanh kinh doanh nào Tuy nhiên, việc tiếp xúc, làm việc với đối tác nước ngoài đến từ nhiều quốc gia khác nhau không giống làm việc với đối tác trong nước, vốn có cùng nền văn hóa, ngôn ngữ và các quan niệm xã hội Mỗi quốc gia có nền văn hóa và đặc điểm riêng Có những chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng nếu ứng xử không phù hợp, có thể để lại ấn tượng không tốt, ảnh hưởng đến mục đích của buổi làm việc và quan hệ hợp tác của đôi bên.
Sự khác biệt văn hóa đặt trong tình huống kinh doanh để nhìn nhận rõ sự bất đồng của hai nền văn hóa đó Vì những lý do đó, nhóm đã lựa chọn tình huống về một quản lý người Nhật đại diện công ty đi công tác tại Mỹ - một môi trường mới với một nền văn hóa có những sự khác biệt nhất định với văn hóa quen thuộc của người đó, và chính sự khác biệt văn hóa đó đã dẫn đến những xung đột, hiểu lầm trong quá trình hợp tác kinh doanh của hai bên Trong tình huống này, ta có thể thấy do thiếu những hiểu biết về nền văn hóa mà cả nhân viên người Nhật Bản và đối tác Mỹ đã có cách ứng xử chưa thực sự phù hợp, gây ra hiểu lầm và xung đột không đáng có Qua đó, nêu bật tầm quan trọng của việc hiểu biết về văn hóa giao tiếp, ứng xử của các bên đối tác trong hoạt động hợp tác và kinh doanh
2.1.2 Giải thích lý do chọn hai nền văn hóa cụ thể trong hai tình huống đã đưa ra
Nhật Bản là một quốc gia thuộc khu vực châu Á nên trong quá trình phát triển, nền văn hóa Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa của các quốc gia phương Đông nói chung Trong khi đó thì Mỹ là một nước thuộc phương Tây Các quốc gia phương Đông và phương Tây có rất nhiều điểm khác biệt trong tính cách, phong cách sống, phong cách làm việc Do đó, Mỹ và Nhật cũng không ngoại lệ Mỹ và Nhật đều là những nước tư bản nhưng họ đi theo những lối phát triển đất nước riêng và hiện đều là những cường quốc trên thế giới về nhiều mặt Nhật Bản được xem là có nền văn hóa khá Tây so với nhiều nước khác ở châu Á Nhưng Nhật Bản và Mỹ cũng có nhiều điểm
Trang 9khác biệt thú vị về văn hóa Tình huống đặt ra trong công việc là biểu hiện rõ nhất cho sự khác biệt văn hóa giữa Nhật và Mỹ.
Bên cạnh những tương đồng trong văn hóa doanh nghiệp, Mỹ và Nhật Bản còn đại diện cho hai phong cách đối lập nhau Trong khi các doanh nghiệp Nhật coi trọng giá trị cộng đồng, thận trọng khi đưa ra quyết định hay dành sự ưu tiên hàng đầu cho công việc thì điều đó lại hoàn toàn ngược lại với các doanh nghiệp Mỹ Để làm rõ sự trái ngược giữa 2 quốc gia này, nhóm quyết định xây dựng tình huống dựa trên sự khác nhau trong một vài khía cạnh:
- Chủ nghĩa cá nhân:
Với người Nhật, lợi ích tập thể luôn được đặt cao hơn lợi ích cá nhân và duy trì các mối quan hệ hoà hợp luôn được đặt thành ưu tiên hàng đầu Xã hội Nhật Bản đề cao sự đồng thuận, hợp tác, tính kiên nhẫn, niềm tin và trách nhiệm giữa người với người Đối đầu, phê phán, tranh cãi… đều được tránh né để duy trì sự hoà hợp cũng như để giữ thể diện Nhật Bản được xem là nền văn hoá có khoảng cách quyền lực tương đối cao và hệ thống tôn ti thứ bậc tương đối chặt chẽ Sự phân phối quyền lực không đồng đều được chấp nhận một cách đương nhiên và mọi người thường hành xử trong phạm vi vị trí xã hội của họ cho phép Trái lại, Mỹ là nước đứng đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chủ nghĩa cá nhân trên thế giới Thực dụng và thiếu kiên nhẫn là những tính từ hay được sử dụng nhất để miêu tả về xã hội Mỹ Cạnh tranh, đối đầu, tranh luận… được chấp nhận một cách hiển nhiên như một phương pháp để thể hiện cái tôi và đạt tới chân lý Đây là xã hội mà con người chú tâm vào công việc chứ không phải vào các mối quan hệ Hoàn thành tốt công việc được xem là quan trọng hơn rất nhiều so với việc duy trì sự hoà hợp xã hội Người Mỹ đặc biệt nhấn mạnh bình đằng xã hội và
9
Trang 10bình đẳng trong phân phối quyền lực Họ tránh các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và những tình huống dẫn tới các nghĩa vụ lâu dài Đối với người Mỹ, lợi ích ngắn hạn là thứ mà họ tìm kiếm và thành công cá nhân được xem là thước đo vị trí của một người trong xã hội.
- Văn hóa giao tiếp:
Mỹ là nước tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, theo đó họ quan tâm tới bản thân nhiều hơn tới người khác Người Mỹ không bao giờ ngần ngại bày tỏ những điều họ muốn và cần Họ cũng sẵn sàng bày tỏ sự không hài lòng với các nhà quản lý khi thỏa thuận giữa họ không được tôn trọng Đây là xã hội mà con người chú tâm vào công việc chứ không phải vào các mối quan hệ Người Nhật thường xem tính cách này của người Mỹ như là một biểu hiện của sự hung hăng Hơn nữa, trong khi người Nhật sẵn sàng gạt lợi ích cá nhân sang một bên nhằm duy trì mối quan hệ hoà hợp, người Mỹ lại không như vậy Họ luôn có xu hướng tranh đấu để đạt được những điều họ muốn bởi theo quan niệm của họ, cạnh tranh và đối đầu là những việc đương nhiên và cần thiết để đạt được thành tựu cá nhân.
- Khoảng cách quyền lực:
Với một nền tảng văn hóa nhấn mạnh sự hoà hợp xã hội, người Nhật thường áp dụng cách lãnh đạo đặt trọng tâm vào con người chứ không phải vào công việc Ưu tiên hàng đầu của người Nhật là là duy trì bầu không khí hoà thuận tại nơi làm việc Không dựa nhiều vào các quy định hay luật lệ, các nhà lãnh đạo Nhật Bản thường sử dụng chuẩn mực văn hoá để quản lý nhân viên và điều hành doanh nghiệp Trong đời sống xã hội, sự tử tế, trách nhiệm và áp lực đạo đức là những giá trị cơ bản quan trọng nhất nhằm duy trì sự hoà hợp xã hội Trong các công ty Nhật Bản, lãnh đạo thường đóng vai trò là người bảo vệ nhân viên Họ rất quan tâm đến lợi ích của nhân viên (cả lợi ích vật chất và tinh thần), luôn thông cảm và tìm cách hỗ trợ nhân viên trong công việc Hoàn toàn đối lập với Nhật Bản, Mỹ áp dụng triệt để phong cách lãnh đạo tập trung vào công việc Là một xã hội mang tính chủ nghĩa cá nhân hàng đầu trên thế giới, người Mỹ đặc biệt nhấn mạnh sự tự chủ và thành công cá nhân Người Mỹ sẵn sàng đấu tranh cho sự thỏa mãn cá nhân cho dù có phải hy sinh bầu không khí hoà thuận của nhóm Nét văn hoá này được biểu hiện rất rõ rệt trong các công ty Mỹ Lãnh đạo các công ty Mỹ quan tâm trên hết đến thành tích công việc của cá nhân và lấy kết quả công việc làm trung tâm của sự quản lý Khác với ở các công ty Nhật, nơi mà nhân viên được đánh giá dựa trên việc họ hợp tác ra sao với đồng nghiệp, lãnh đạo Mỹ chỉ đánh giá nhân viên trên kết quả công việc của cá nhân Họ đóng vai trò là người trợ giúp nhân viên: đưa ra hướng dẫn, lắng nghe ý kiến nhân viên để tìm ra vấn đề và giúp nhân viên giải quyết vấn đề Tất cả đều nhằm
Trang 11mục đích đạt được kết quả công việc như mong muốn Có thể nói rằng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên trong các công ty Mỹ hoàn toàn đơn thuần là quan hệ công việc
2.1.3 Tình hình xung đột văn hoá giữa Mỹ và Nhật 1 Sự khác biệt về cách thể hiện ý kiến và quản lý:
o Nami từ Nhật Bản có một phong cách quản lý và giao tiếp theo truyền thống Nhật, với sự tập trung vào sự hoà hợp xã hội và sự đồng thuận Cô đã thể hiện sự kính trọng đối với quyết định của cấp trên và không thể hiện ý kiến một cách trực tiếp.
o Điều này đã dẫn đến hiểu lầm trong cuộc họp khi cô không thể hiện ý kiến một cách rõ ràng, trong khi đồng nghiệp Mỹ thường thể hiện ý kiến một cách trực tiếp và thẳng thắn.
2 Xung đột về cách quản lý và yêu cầu công việc:
o Nami đã yêu cầu Nick, một nhân viên Mỹ, báo cáo và xin ý kiến của cô trước khi thực hiện công việc, như theo phong cách quản lý Horenso của Nhật Bản Tuy nhiên, điều này không phù hợp với phong cách làm việc của Mỹ, nơi người ta thường tự quản lý công việc cá nhân mà không cần phải xin ý kiến từ cấp trên.
o Khi Nick tự giải quyết một tình huống khẩn cấp mà không hỏi ý kiến của Nami, xung đột đã xảy ra và gây tức giận cho cô.
3 Xung đột trong môi trường xã hội:
o Trong bữa tiệc tại nhà đồng nghiệp Mỹ, Nami đã cảm thấy không thoải mái khi cách nói chuyện của cô tập trung vào công việc và không tham gia vào hoạt động vui vẻ như nhảy múa và hát hò.
o Sự không hiểu biết về cách giao tiếp trong môi trường xã hội Mỹ đã gây hiểu lầm và tạo khoảng cách giữa Nami và đồng nghiệp Mỹ.
2.2 Sự hiểu lầm/xung đột nảy sinh trong tình huống liên hệ với các vấn đề lý thuyết đã được học trong học phần Quản trị đa văn hoá.
TH1: Tình huống xung đột giữa Nami và đồng nghiệp người Mỹ trong cuộchọp đầu tiên phản ánh sự khác biệt văn hóa và phong cách đàm phán giữa nhân viên Nhật Bản và Mỹ.
Nhật Bản là một quốc gia thuộc khu vực châu Á nên trong quá trình phát triển, nền văn hóa Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa của các quốc gia phương Đông nói chung Trong khi đó thì Mỹ là một nước thuộc phương Tây Các quốc gia phương Đông và phương Tây có rất nhiều điểm khác biệt trong tính cách, phong cách sống, phong cách làm việc Do đó, Mỹ và Nhật cũng không ngoại lệ Mỹ và Nhật đều là những nước tư bản nhưng họ đi theo những lối phát triển đất nước riêng và hiện đều là những cường quốc trên thế giới về nhiều mặt Nhật Bản được xem là có nền văn hóa khá Tây so với
11
Trang 12nhiều nước khác ở châu Á Khi so sánh với Mỹ thì chắc chắn có khá nhiều điểm tương đồng Nhưng Nhật Bản và Mỹ cũng có nhiều điểm khác biệt thú vị về văn hóa Tình huống đặt ra trong công việc là biểu hiện rõ nhất cho sự khác biệt văn hóa giữa Nhật và Mỹ.
Sự khác biệt văn hóa đặt trong tình huống để nhìn nhận rõ sự bất đồng của hai nền văn hóa đó Trong tình huống đó, Nami đã gặp khó khăn khi cần phải đưa ra ý kiến của mình vì cô không quen với cách đàm phán trực tiếp và thẳng thắn như người Mỹ Nami cảm thấy bối rối, lúng túng và không biết cách đưa ra ý kiến một cách hiệu quả trong môi trường này Hơn nữa, Nami cảm thấy sốc khi quyết định không phải do giám đốc đưa ra mà là do biểu quyết của nhân viên trong cuộc họp Điều này tương phản với cách làm việc của Nhật Bản, trong đó quyết định thường được đưa ra bởi cấp trên Tuy nhiên, đồng nghiệp Mỹ của Nami không thấy vấn đề gì khi đưa ra ý kiến trực tiếp và tham gia quyết định thông qua biểu quyết Tình huống này cho thấy sự cần thiết của việc đào tạo và thảo luận trước giữa các thành viên trong công ty để thấu hiểu và tôn trọng các nền văn hóa và phong cách đàm phán khác nhau Nami cần học cách thích nghi với cách đàm phán trực tiếp và thẳng thắn của đồng nghiệp Mỹ còn đồng nghiệp Mỹ cũng cần hiểu sâu hơn về nền văn hóa và phong cách đàm phán của Nhật Bản.
Bảng so sánh các chỉ số Hofstede giữa Mỹ và Nhật Bản
Bên cạnh những tương đồng trong văn hóa doanh nghiệp, Mỹ và Nhật Bản còn đại diện cho hai phong cách đối lập nhau Trong khi các doanh nghiệp Nhật coi trọng giá trị cộng đồng, thận trọng khi đưa ra quyết định hay dành sự ưu tiên hàng đầu cho công việc thì điều đó lại hoàn toàn ngược lại với các doanh nghiệp