1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bạn đã học xong học phần quản trị tài chính quốc tế hãy viết về một số vấn đề mà bạn nhận thấy là quan trọng hay hữu ích từ học phần này mô tả vấn đề này

26 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số vấn đề quan trọng và hữu ích từ học phần Quản trị Tài chính Quốc tế
Tác giả Đoàn Thị Hà Vy
Người hướng dẫn TS. Trần Việt Dung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Quản trị Tài chính Quốc tế
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 507,8 KB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

-Bài tập lớn cuối kỳ

MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Sinh viên: ĐOÀN THỊ HÀ VY

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Kinh Tế- ĐHQGHN, tôi đã hoàn thành bài tập lớn học phần quản trị tài chính quốc tế Để có được thành quả này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Trần Việt Dung đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập Sau khi kết thúc môn học, tôi đã học hỏi và tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ cô.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2023 Đoàn Thị Hà Vy

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài tập lớn là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS Trần Việt Dung Các số liệu, kết quả trong bài hoàn toàn trung thực, có cơ sở và nguồn gốc rõ ràng Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà nội, tháng 12 năm 2023

Đoàn Thị Hà Vy

Trang 4

Bài 1 (2.5 điểm): Bạn đã học xong học phần Quản trị Tài chính quốc tế Hãyviết về một số vấn đề mà bạn nhận thấy là quan trọng hay hữu ích từ học phầnnày Mô tả vấn đề này và giải thích tại sao những vấn đề này lại quan trọng vàhữu ích với bạn Những vấn đề này có thể được sử dụng như thế nào trongthực tế hay công việc của bạn ở hiện tại và trong tương lai?

Bài làm

- Trong suốt quá trình học tập môn Quản trị tài chính quốc tế, em nhận thấy có hai vấn đề mà em thấy chú trọng nhất Một là, quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái Hai là, dự báo tỷ giá hối đoái.

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro tỷ giá Rủi ro tỷ giá còn được là gọi là rủi ro tiền tệ, rủi ro ngoại hối, rủi ro tỷ giá hối đoái Đây là loại rủi ro đề cập đến những tổn thất mà một giao dịch tài chính quốc tế có thể phải chịu do biến động tiền tệ, nó mô tả khả năng giá trị đầu tư có thể giảm do thay đổi giá trị tương đối của các loại tiền tệ liên quan Rủi ro tỷ giá hối đoái cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp khi kinh doanh quốc tế Hiện nay, diễn biến tỷ giá đang có nhiều biến động, đòi hỏi các nhà xuất khẩu/ nhập khẩu và các nhà doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế cần phải càng chú trọng vào quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái Do vậy, việc dự báo và quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái rất quan trọng.

*Vấn đề 1: Dự báo tỷ giá hối đoái

- Tầm quan trọng của dự báo tỷ giá hối đoái

+ Dự báo tỷ giá hối đoái sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định: phòng ngừa rủi ro, tài trợ ngắn hạn, chuyển thu nhập, nhận tài trợ bằng ngoại tệ… sao cho hợp lý để tăng dòng thu nhập, giảm chi phí vốn để hướng đến mục tiêu cuối cùng là tăng giá trị công ty.

+ Dự báo tỷ giá hối đoái chính xác giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư lập kế hoạch tài chính tốt hơn Họ có thể ước tính các dòng tiền trong tương lai và tính toán các chiến lược đầu tư hiệu quả hơn.

+ Dự báo tỷ giá hối đoái giúp các nhà đầu tư đầu tư vào tiền tệ Họ có thể mua hoặc bán tiền tệ để hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá hối đoái

Trang 5

- Qua học phần này, em biết được một số kỹ thuật để dự báo như

+ Dự báo kỹ thuật : dự báo kỹ thuật là việc sử dụng các số liệu về tỷ giá trong quá khứ để dự báo tỷ giá trong tương lai Ví dụ: sử dụng phương pháp phân tích chuỗi thời gian Mô hình này chỉ tập trung vào dự báo tỷ giá trong ngắn hạn, không chỉ ra biên độ biến động của tỷ giá.

+ Dự báo cơ bản: Dự báo cơ bản là phương pháp dự báo tỷ giá dựa trên quan hệ giữa các biến số kinh tế và tỷ giá hối đoái Ví dụ: Sử dụng hàm hồi quy, sử dụng PPP.

+ Dự báo dựa trên thị trường: Dự báo dựa vào thị trường: Sử dụng các chỉ số thị trường để dự báo tỷ giá Ví dụ: tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn.

+ Phương pháp dự báo tổng hợp: phương pháp dự báo tổng hợp sử dụng phối hợp các phương pháp dự báo Kết quả dự báo là bình quân gia quyền của các kết quả thu được từ các phương pháp dự báo.

- Ý nghĩa thực tế của quản trị rủi ro tỷ giá:

+ Ví dụ, các công ty xuất nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam dự báo rằng trong thời gian tới đồng Việt Nam sẽ lên giá so với đồng tiền của công ty xuất nhập khẩu Họ sẽ tránh việc giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao bằng cách mua nhiều nguyên liệu để dự trữ hơn hoặc dùng các bảo hiểm rủi ro giao dịch như hợp đồng quyền chọn…

+ Em có thể ứng dụng dự báo tỷ giá hối đoái để tính toán, lên kế hoạch cho các chi phí mua các sản phẩm hoặc đi du lịch ở nước ngoài sao cho hợp lý và tiết kiệm nhất.

*Vấn đề 2: Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái

- Khái niệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái: là quá trình tiếp cận một cách khoa học, toàn diện nhằm nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ xảy ra do biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái gây ra, để từ đó có thể kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tỷ giá và giảm thiểu tổn thất, thông qua việc lập nên các chính sách, chiến lược hoạt động và sử dụng các công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro tỷ giá.

Trang 6

- Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái bao gồm 3 loại quản trị: Quản trị rủi ro giao dịch; Quản trị rủi ro kinh tế và Quản trị rủi ro chuyển đổi

- Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái:

+ Quản trị rủi ro tỷ giá góp phần giảm thiểu chi phí hoạt động và hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp, từ đó tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cổ đông

+ Quản trị rủi ro góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ phá sản và gia tăng uy tín.

+ Quản trị rủi ro tỷ giá tốt giúp phát hiện kịp thời những nguyên nhân có thể gây nên rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, từ đó doanh nghiệp những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp

- Qua học phần này, em biết được một số cách để quản trị rủi ro tỷ giá bằng các biện pháp bảo hiểm rủi ro giao dịch như:

+ Bảo hiểm bằng hợp đồng quyền chọn + Bảo hiểm bằng hợp đồng tương lai + Bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn + Bảo hiểm bằng thị trường tiền tệ

- Ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tỷ giá:

Khi một công ty nước singapore đầu tư vào thị trường Việt Nam, công ty đó phải bỏ vốn ra bằng ngoại tệ để xây dựng công ty, tuyển dụng nhân sự, thiết lập hệ thống chi nhánh tại Việt Nam Doanh thu mà công ty thu được cũng bằng VNĐ Do đó, công ty phải đối mặt với rủi ro tỷ giá Nếu SGD (đô Singapore) lên giá so với VND thì chi phí vận hành của shopee gia tăng tương đối so với doanh thu và ngược lại Do đó công ty lựa chọn biện pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn Do nắm giữ quyền chọn, công ty sẽ không thực hiện quyền chọn nếu tỷ giá biến động không theo dự báo Nếu tỷ giá thay đổi theo đúng dự báo, hợp đồng quyền chọn là công cụ bảo hiểm hữu hiệu cho công ty

- Ý nghĩa thực tế của quản trị rủi ro tỷ giá:

+ Về công việc trong tương lai: em hy vọng sẽ làm việc trong lĩnh vực tài chính và quản lý rủi ro Em tin rằng kỹ năng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái

Trang 7

của tôi sẽ là một tài sản có giá trị trong lĩnh vực này Ví dụ, em có thể làm việc cho một ngân hàng đầu tư hoặc một công ty quản lý rủi ro, nơi em làm việc sẽ có thể sử dụng chuyên môn của mình để giúp các khách hàng bảo vệ mình khỏi những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái.

Bài 2 (2.0 điểm): Công ty Princess Cruise (PCC) đã mua một con tàu từMitsubishi Heavy Industry PCC nợ Mitsubishi Heavy Industry 500 triệu JPYtrong một năm Tỷ giá giao ngay hiện tại là 142,07 JPY/USD và tỷ giá kỳ hạnmột năm là 141,xy JPY/USD (với xy là số thứ tự của sinh viên trong danh sáchlớp) Lãi suất ở Nhật Bản và Mỹ lần lượt là 1% và 5,5% một năm Quyền chọnmua đồng JPY thời hạn một năm có giá quyền chọn là 7155 USD mỗi 1 triệuYên, phí quyền chọn là 100 USD mỗi 1 triệu Yên

Công ty dự kiến một số phương án phòng ngừa rủi ro tỷ giá như sau:

Phương án 1: Dùng USD có sẵn trong tài khoản để mua JPY, đầu tư JPY trong 1

năm để có đủ 500 triệu JPY trả nợ.

Phương án 2: Mua quyền chọn mua JPY Quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày

hết hạn hợp đồng Giả sử tỷ giá kỳ hạn là yếu tố dự đoán tốt nhất về tỷ giá giao ngay trong tương lai.

Phương án 3: Thỏa thuận với ngân hàng mua kỳ hạn JPY.

● Tóm tắt đề bài: PCC nợ Mitsubishi 500 JPY trong 1 năm Tỷ giá giao ngay (S) =142,07 JPY/USD

Tỷ giá kỳ hạn 1 năm (SF) =141,42 JPY/USD Lãi suất ở Nhật Bản: r = 1%/ năm

Lãi suất ở Mỹ: r = 5,5%/ năm

Trang 8

Giá quyền chọn mua (E)= 0,007155 USD/JPY

Phí quyền chọn mua (P)=0,0001 USD/JPY

Phương án 1: Dùng USD có sẵn trong tài khoản để mua JPY, đầu tư JPY trong 1

năm để có đủ 500 triệu JPY trả nợ.

- Dùng USD có sẵn trong tài khoản để mua JPY với tỷ giá giao ngay (S) =142,07 JPY/USD Sau đó gửi JPY ở ngân hàng với lãi suất 1%/ năm Khi

Vậy PCC phải mất 3.484.546,385 USD để trả nợ 500 triệu JPY trong vòng 1 năm.

Phương án 2: Mua quyền chọn mua JPY Quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày

hết hạn hợp đồng Giả sử tỷ giá kỳ hạn là yếu tố dự đoán tốt nhất về tỷ giá giao ngay trong tương lai.

PCC ký hợp đồng mua quyền chọn mua JPY theo tỷ giá là 0,007155 USD/JPY với Phí quyền chọn mua (P)=0,0001 USD/JPY Chi phí giao dịch quyền chọn là:

Trang 9

Ta có: Công ty mua kỳ hạn 500 triệu JPY của ngân hàng với Forward rate (Sf) = 141,42 JPY/USD

Số chi phí mà PCC phải bỏ là 500.000.000 / 141,42= 3.535.567,812 (USD) để mua kỳ hạn 500 triệu JPY của ngân hàng để trả nợ sau 1 năm.

Giá trị hiện tại của số tiền mà PCC phải bỏ ra mua kỳ hạn là

3.535.567,812/ (1+5,5%)= 3.351.249,111(USD)

2.2 Công ty nên sử dụng phương án 3 bởi vì phương án 3 có chi phí thấp nhất.

Bài 3 (3.5 điểm): Công ty Sensient Technologies (ST) là một công ty Hoa Kỳđang có kế hoạch tăng doanh số trên thị trường trong nước và thâm nhập vàothị trường Malaysia thông qua việc thành lập một chi nhánh ở nước này Hiệntại, công ty chưa có bất kỳ một hoạt động kinh doanh quốc tế nào Sản phẩmcủa công ty cũng không có các sản phẩm thay thế trên thị trường Mỹ và thịtrường Malaysia Sản phẩm sản xuất tại chi nhánh ở Malaysia dự định đượcbán trên thị trường Malaysia và xuất khẩu về Mỹ Công ty cũng xem xét sửdụng một phần nguyên vật liệu tại Malaysia bên cạnh nguyên vật liệu từ Mỹcho hoạt động sản xuất của chi nhánh đặt tại nước này Tác động của việc xuấtkhẩu sản phẩm từ chi nhánh ở Malaysia về Mỹ tới doanh số của công ty tại Mỹlà không đáng kể Sản phẩm của chi nhánh ở Malaysia xuất khẩu về Mỹ vànguyên vật liệu mà chi nhánh nhập khẩu từ Mỹ đều được định giá bằng đô-laMỹ.

Số vốn đầu tư ban đầu dự tính là 10 triệu đô-la Mỹ và được tài trợ hoàn toàntừ công ty mẹ ở Mỹ Việc đầu tư sẽ được thực hiện trong một năm Chi nhánhtại nước ngoài sẽ bắt đầu đi vào hoạt động ngay sau khi kết thúc đầu tư vàhoạt động trong bốn năm Công ty dự định sẽ chấm dứt hoạt động và bán lạinhà máy vào cuối năm thứ tư Sản lượng của chi nhánh tại nước ngoài được dựtính là 100.000 đơn vị mỗi năm và ổn định trong suốt thời gian hoạt động củachi nhánh Dòng tiền mặt ròng của chi nhánh ở nước ngoài được chuyển về Mỹvào cuối mỗi năm Giả thiết là không có thuế đánh vào lợi nhuận chuyển về Mỹvà thuế suất thu nhập công ty là 25% Công ty cũng đưa ra các ước tính vềkhối lượng hàng bán, giá sản phẩm, chi phí biến đổi tính trên mỗi đơn vị sản

Trang 10

lượng và các loại chi phí khác, ổn định trong thời gian hoạt động của nhà máynhư sau:

- Khối lượng hàng bán tại Mỹ hàng năm: 40.000 đơn vị sản phẩm-Giá bán sản phẩm ở Mỹ: 100 USD/1 sản phẩm

-Khối lượng hàng bán tại Malaysia hàng năm: 60.000 đơn vị sản phẩm-Giá bán sản phẩm ở Malaysia: 450 MYR/1 sản phẩm

-Chi phí nhập khẩu (nguyên liệu) từ Mỹ: 13,2 USD/1 sản phẩm-Chi phí biến đổi bình quân tại Malaysia: 200 MYR/1 sản phẩm-Khấu hao tài sản cố định hàng năm: 8 triệu MYR

-Chi phí cố định hàng năm: 5 triệu MYR-Giá trị thanh lý vào năm cuối: 30 triệu MYR

Tỷ giá hối đoái được dự báo cho năm đầu khi chi nhánh đi vào hoạt động là 0,242 USD/MYR và ổn định trong suốt thời gian hoạt động của chi nhánh.

Với các thông tin trên, hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:

3.1 (1.0 điểm) Hãy xác định doanh số, chi phí và dòng tiền mặt ròng của dự án

và điền số liệu vào bảng dưới đây (Lưu ý: Điền số liệu vào bảng 3.1 và giảithích ngắn gọn về cách tính các chỉ tiêu.)

Bài làm

Bảng 3.1: Dòng tiền mặt dự kiến của chi nhánh ở nước ngoài

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

(1)Doanhthu bán hàng tại

Trang 11

(2)Doanhthu bán hàng tại

Trang 12

Dòng tiền chuyển về công ty mẹ ( đổi tỷ giá 0.242 USD/MYR )

USD 2,857,0

00 2,857,000 2,857,000 10,117,000

3.2 (1.5 điểm) Giả thiết 75% số vốn đầu tư ban đầu của công ty ST được tài trợ từ vốn chủ sở hữu, và 25% còn lại được tài trợ thông qua vay nợ tại Mỹ với lãi suất 8% trước thuế Biết rằng lợi suất bình quân hàng năm của thị trường chứng khoán Mỹ là 15% Lãi suất phi rủi ro ở Mỹ là 5%, và hệ số beta của công ty là 1.3 Công ty ST tại Mỹ chịu thuế thu nhập với thuế suất 25% Các dự án đề xuất ở nước ngoài đều có mức rủi ro tương đối thấp, và công ty xác định mức lợi nhuận yêu cầu của dự án tại Malaysia bằng chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty cộng thêm 3%.

Hãy tính chi phí vốn sử dụng vốn bình quân của công ty ST và giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án tại Malaysia Điền số liệu về giá trị hiện tại theo mẫu bảng dưới đây Từ kết quả tính toán, liệu dự án xây dựng nhà máy tại nước ngoài có thể được chấp thuận hay không?

(Lưu ý: Trình bày cụ thể cách tính chi phí sử dụng vốn bình quân Làm tròn giá trị hiện tạiròng và chi phí vốn đến phần nguyên, tức là không có chữ số thập phân sau dấu phẩy).

Lãi suất thị trường rm15%Lãi suất phi rủi ro rf5%

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Ke): Rf + Beta x (Rm – Rf) =5%+1.3*(15%-5%)=18%

Trang 13

Chi phí sử dụng vốn bình quân Wacc= ke*we+rd(1-T)*wd= 18%*75%+8%*(1-25%)*25%= 15 %

Mức lợi nhuận yêu cầu của dự án tại Malaysia bằng chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty cộng thêm 3% là 15%+3%= 18%

Bảng 3.2: Giá trị hiện tại của dòng tiền mặt ròng

Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

3.3 (1.0 điểm) Công ty ST dự định tỷ giá ổn định trong suốt 4 năm thực hiện dự án tại Malaysia Tuy nhiên, do không thực sự chắc chắn về giả định này nên công ty ST đang cân nhắc bảo hiểm một phần dòng tiền từ dự án ở Malaysia chuyển về công ty mẹ (5 triệu MYR) trên thị trường kỳ hạn với tỷ giá kỳ hạn là F = 0.2 USD/MYR trong 4 năm Số tiền còn lại trong dòng tiền từ dự án chuyển về sẽ không được bảo hiểm Phương án này có ảnh hưởng như thế nào đến NPV của dự án? Hãy tư vấn cho công ty ST.

Trang 14

Bảng 3.3:1 Giá trị hiện tại của dòng tiền mặt ròng

Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Bảng 3.3:1 Giá trị hiện tại của dòng tiền mặt ròng

Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Trang 15

- Cả hai trường hợp NPV đều nhỏ hơn khi không sử dụng bảo hiểm kỳ hạn Do đó, công ty ST không nên mua bảo hiểm một phần dòng tiền từ dự án ở Malaysia chuyển về công ty mẹ (5 triệu MYR) trên thị trường kỳ hạn với tỷ giá kỳ hạn là F = 0.2 USD/MYR trong 4 năm.

3.4 (0.5 điểm) Công ty ST cũng đang cân nhắc chuyển một phần vốn vay mượn tại Mỹ sang vay mượn tại Malaysia Từ phương diện rủi ro ngoại tệ, hãy thảo luận về những bất lợi và lợi thế của việc vay mượn tại nước đặt chi nhánh thay vì vay tại Mỹ Theo bạn, ngay cả khi lãi vay ở nước ngoài thấp hơn lãi vay ở Mỹ, chi phí vay mượn ở nước ngoài tính bằng đô-la có nhất thiết thấp hơn chi phí vay mượn tại Mỹ hay không Giải thích và nêu ví dụ cụ thể.

Bài làm

- Những bất lợi và lợi thế của việc vay mượn tại Malaysia thay vì vay tại Mỹ * Ưu điểm:

+ Việc vay bằng đồng MYR có thể hiệu quả hơn về mặt chi phí thay vì chuyển tiền mặt thành USD để trả lại khoản vay từ trụ sở chính ở Mỹ Nếu công ty dự đoán rằng đồng MYR sẽ tăng giá so với đồng USD, thì việc vay bằng đồng MYR sẽ cho phép công ty hoàn trả khoản vay với ít USD hơn.

+ Nếu công ty con ở malaysia tạo ra phần lớn doanh thu bằng đồng MYR, thì việc vay bằng đồng MYR sẽ cung cấp một hàng rào tự nhiên chống lại rủi ro ngoại tệ, vì dòng tiền của công ty con sẽ tăng lên khi đồng MYR tăng giá, điều này có thể giúp bù đắp chi phí cao hơn của khoản vay bằng đồng USD + Vay bằng ngoại tệ có thể mang lại lợi ích đa dạng hóa , giảm rủi ro tỷ giá,

điều này có thể giúp giảm thiểu tác động của việc đồng USD mất giá đáng kể.

+ Nếu công ty có tầm nhìn dài hạn về hoạt động của mình ở Malaysia và dự kiến sẽ tạo ra dòng tiền đáng kể bằng đồng MYR theo thời gian, thì việc vay bằng đồng MYR có thể có lợi hơn để khớp đồng tiền của khoản vay với đồng tiền của tiền mặt trong tương lai của công ty con.

*Nhược điểm:

+ Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay: Công ty có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ở nước ngoài, đặc biệt là nếu công ty không có lịch sử tín dụng ở nước đó.

Ngày đăng: 10/04/2024, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w