Kể từ sau khi trở thành doanh nghiệp Việt Nam hạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines theo Quyết điịnh số 250/TTg ngày 29/04/1994 của Thủ tướng Chính Phủ, Công tu
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VOSCO
Tổng quan chung về Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO) .4 1 Các thông tin chung về Công ty
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
Tên giao dịch đối ngoại: VIET NAM OCEAN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: VOSCO
Trụ sở chính: Số 215 phố Lạch Tray, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng Điện thoại: (84 – 31) 3731 090
Giấy CNĐKKD: số 0203003815 do SỞ Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 01/01/2008, thay đổi 6 lần ngày 22/04/2009
Vốn điều lệ đăng ký: 1.400.000.000.000 đồng (Một ngàn bốn trăm tỷ đồng)
Hình ảnh trụ sở chính của Công ty 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Vosco
Tiền thân của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam là công ty vận tải biển Việt Nam Quá trình hình thành công ty có thể tóm lược như sau:
Tên đơn vị: Công ty vận tải biển Việt Nam
Ngày thành lập 1-7-1970, trên cơ sở hợp nhất 3 đội tàu Tự lực, Giải phóng và Quyết thắng làm nhiệm vụ vận tải trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động: Kinh doanh vận tải đường biển. Dịch vụ, đại lý, môi giới, xuất nhập khẩu và đại lý vật tư, thiết bị phụ tùng, dầu mỡ, hoá chất, sơn các loại Dịch vụ vận tải đa phương thức, cung ứng lao động ngành hàng hải trong, ngoài nước.
Năm 1956: Thành lập quốc doanh vận tải biển.
Năm 1964: Tách bộ phận đường sông thành công ty 1-2 Bộ phận đường biển thành Công ty Vận tải Đường biển Việt Nam (công ty 101) Tiếp quản đoàn đánh cá Quảng Bình, loại tàu cá vở sắt thành công ty 103.
Ngày 4/10/1966: giải thể công ty vận tải đường biển Việt Nam để thành lập: Đội tàu Giải Phóng Đội tàu Quyết Thắng
Ngày 28/10/1967: Cục đường biển ra quyết định giải thể công ty 103, thành lập đội tàu tự lực đảm nhận vận tải tuyến khu 4.
Ngày 1/7/1970: Bộ Giao Thông Vận Tải (BGTVT) ra quyết định giải thể
3 đội tàu thành lập Công ty Vận Tải Biển Việt Nam (VOSCO).
Ngày 1/4/1975: BGTVT ra quyết định thành lập Công ty Vận tải ven biển Việt Nam (VIETCOSHIP) quản lý toàn bộ khối tàu nhỏ của Công ty Vận tải biển Việt Nam gồm VTB, B, tàu DWT đối với 1000T, tàu Giải Phóng, khối vận tải xăng dầu đường sông, với số người là 3200 người trong đó VOSCO quản lý 6 tàu lớn và 600 người.
Công ty vận tải biển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được thành lập lại, tổ chức hoạt động kinh doanh theo Quyết định số 29 – TTg ngày 26/01/1993 của Thủ tướng Chính Phủ Kể từ sau khi trở thành doanh nghiệp Việt Nam hạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) theo Quyết điịnh số 250/TTg ngày 29/04/1994 của Thủ tướng Chính Phủ, Công tu Vận Tải biển Việt Nam đã được tổ chức và hoạt động trên cơ sở “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Vận tải biển Việt Nam” Ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-HĐQT ngày 05/07/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Năm 2007, theo quyết định số 1367 QĐ/BGTVT ngày 26/06/2006 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt danh sách doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thực hiện cổ phần hóa năm 2006, Quyết định số 687 QĐ/BGTVT ngày 29/03/2007 của Bộ giai thông vận tải về giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, Biên bản họp Đại hội công nhân viên chức bất thường ngày 06/06/2007 góp ý hoàn thiện phương án cổ phần hóa, phương án sắp xếp lao động và dự thảo điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần hóa, phương án sắp xếp lao động và dự thảo điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam, năm
2008, công ty vận tải biển Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty
1.2.1 Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định như: Thông qua chiến lược phát triển, kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty v.v
Hội đồng Quản trị (HĐQT) bao gồm Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT: Ông Vũ Hữu Chính Chủ tịch HĐQT Ông Bùi Việt Hoài Phó Chủ tịch HĐQT Ông Nguyễn Duy Nhì Thành viên HĐQT Ông Lâm Phúc Tú Thành viên HĐQT Ông Lê Ngọc Minh Thành viên HĐQT Ông Trần Trọng Đức Thành viên HĐQT
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đè liên quan đến hoạt động của công ty giữa hai kỳ Đại hội cổ đông (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông) HĐQT của VOSCO hiện tại gồm 06 thành viên, có nhiệm lỳ 5 năm, thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban Kiểm soát Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam bao gồm Trưởng Ban và các thành viên Ban Kiểm soát: Ông Châu Quang Khải Trưởng ban Ông Đặng Hồng Trường Thành viên Ông Lê Anh Sơn Thành viên
Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại Hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt công tác quản trị và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông Hiện Ban Kiểm soát gồm có 03 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm; thành viên Ban Kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội Đồng Quản trị và Ban Điều hành. 1.2.4 Ban Điều hành
Ban Điều hành của Công ty hiện nay bao gồm các thành viên sau: Ông Cao Minh Tuấn Tổng Giám đốc Ông Đặng Hồng Trường Phó Tổng Giám đốc Ông Hoàng Hữu Hùng Phó Tổng Giám đốc Ông Trần Văn Đăng Phó Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, quyết định các công việc theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1.3.1 Phòng kinh doanh – khai thác
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu có hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác. Nhiệm vụ
- Tổ chức kinh doanh khai thác đội tàu hàng khô của công ty, chỉ đạo đôn đốc hệ thống đại lý trong và ngoài nước thực hiện kế hoạch sản xuất.
- Khai thác nguồn hàng, tham mưu ký kết hợp đồng vận tải và tổ chức thực hiện hợp đồng.
- Tổ chức đánh giá, phân tích hoạt động kinh tế của đội tàu hàng khô.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê sản lượng vận tải, doanh thu theo định kỳ, kế hoạch trung và dài hạn về kinh doanh khai thác vận tải.
- Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng, chỉ đạo lựa chọn quyết định phương án quản lý tàu.
- Điều động tàu theo kế hoach sản xuất và hợp đồng vận tải đã kí kết Đề xuất phương án thưởng giải phóng tàu nhanh, thưởng các tàu, các đơn vị kinh doanh có đóng góp hợp tác, hỗ trợ tàu hoặc công ty có hiệu quả.
1.3.2 Phòng pháp chế Hàng hải
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác pháp chế, an toàn hàng hải của tàu, theo dõi về các vấn đề pháp lý của công ty
- Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải Tổ chức thanh tra việc thực hiện các quy định của công ty, luật pháp quốc tế và Việt Nam trên tàu. Quản lý, hướng dẫn việc thực hiện về công tác an toàn hàng hải, an toàn lao động trong sản xuất và hoạt động khai thác vận tải trong toàn công ty.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trong công ty.
- Yêu cầu các phòng ban, các tàu, các đơn vị trong công ty cung cấp số liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, khai thác kĩ thuật khi cần cho nghiệp vụ của phòng.
- Có quyền đề nghị khen thưởng và kỉ luật các cá nhân, tập thể thể hiện an toàn hàng hải, an toàn lao động cũng như chấp hành các luật lệ, luật pháp quốc tế, Việt Nam và các quy chế công ty.
1.3.3 Phòng kế hoạch đầu tư
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác kế hoạch, đầu tư trong sản xuất kinh doanh; quan hệ kinh tế đối ngoại trong các hoạt động kinh doanh. Phòng Kế hoạch Đầu nghiên cứu và thực hiện việc mua bán, đóng mới tàu; lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh và tập hợp các số liệu báo cáo của các phòng, ban, chi nhánh của Công ty; làm báo cáo quản trị doanh nghiệp theo định kỳ tháng, quý, năm; phân tích, tổng hợp kịp thời, chính xác thực trạng của các đơn vị theo yêu cầu của Tổng giám đốc và phục vụ các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Phòng Kế hoạch Đầu tư là đầu mối của Công ty phối hợp với các tổ chức được Công ty uỷ quyền quản lý sổ cổ đông của Công ty và báo cáo theo yêu cầu của Ban Điều hành; giúp Tổng giám đốc trong khâu quan hệ công chúng, quan hệ với cổ đông, công bố thông tin, công tác marketing và giao dịch làm việc với các đối tác nước ngoài.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các kế hoạch tháng, quý, năm.
- Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư xây dựng hàng năm của Ban Quản lý;
- Xây dựng Danh mục dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm các dự án do Ban làm chủ đầu tư;
- Nghiên cứu, đề xuất, phương hướng, chiến lược, dự án đầu tư phù hợp với nguồn lực Công ty trong từng giai đoạn phát triển.
- Quản lý dự án đầu tư (quá trình lập, thẩm định, triển khai dự án )
- Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết
- Chủ trì, tham mưu đề xuất việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật do Ban quản lý làm chủ đầu tư; tham mưu, tổ chức thẩm định dự án và thực hiện công tác đấu thầu đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý;
- Theo dõi tiến độ thực hiện vốn dự án đầu tư xây dựng, phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; tham gia nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng đối với các dự án do Ban Quản lý làm chủ đầu tư;
- Phối hợp với phòng liên quan trong quá trình xem xét thủ tục đầu tư cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn;
- Chủ trì tham mưu xây dựng các khung giá, phí, lệ phí.
- Thực hiện công tác quảng bá xúc tiến đầu tư và tham gia các hoạt động đối ngoại có liên quan;
- Tham mưu cho công ty về việc mua, bán, đóng mới, thuê tàu biển.
- Tổng hợp thông tin, báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh về xây dựng và phát triển Khu Kinh tế.
- Phối hợp với các Phòng, ban khác trong việc xây dựng và áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, các quy chế nội bộ Công ty.
1.3.4 Phòng tổng hợp – lao động tiền lương
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức lao động và tiền lương trong hoạt động khai thác kinh doanh của công ty.
- Tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doan h vận tải, kết quả sản xuất kinh doanh toàn công ty, theo dõi diễn biến thị trường, chính sách xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tham mưu cho lãnh đạo để có biện pháp điều động phù hợp.
- Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty, tổ chức tái đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
- Xây dựng các định mức lao động, lập kế hoạch về lao động tiền lương phù hợp.
1.3.5 Phòng tài chính kế toán
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế và hạch toán kế toán trong toàn công ty, quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán, đề xuất các biện pháp giúp cho công ty thực hiện các chỉ tiêu tài chính.
- Tổng hợp các số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh và tự chủ về tài chính Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác đội tàu để tìm ra biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
NGHIỆP VỤ KHAI THÁC TÀU CONTAINER TẠI VOSCO .16 2.1 Cơ cấu quản lý, chức năng, nhiệm vụ của phòng vận tải container VOSCO
Bộ phận thị trường (Sales / Marketing)
- Nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh
- Tiếp cận khách hàng, quảng bá dịch vụ và bán hàng
- Chăm sóc và duy trì khách hàng
- Phối hợp với các bộ phận khác
- Xây dựng chương trình Marketing (Marketing Plan), chính sách Marketing (Marketing Policy) và trực tiếp tổ chức áp dụng các chương trình chính sách này tại bộ phận Marketing.
- Phối hợp xây dựng biểu giá cước, chính sách cước.
- Quản lý chương trình bán hàng.
- Quản lý quan hệ khách hàng CRM (Customer Relationship Management).
- Quản lý hệ thống thông tin về các đối thủ cạnh tranh.
- Lập các báo cáo về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh theo yêu cầu quản lý.
- Bán hàng (Sales), quản lý công cụ nợ, theo dõi đôn đốc việc thu cước và các phụ phí (nếu có).
- Duy trì, phát triển mối quan hệ với các khách hàng hiện có, tiếp cận phát triển khách hàng mới.
- Thu thập thông tin thị trường (Cơ cấu, luồng hàng, mùa vụ ).
- Thu thập thông tin, xây dựng, cập nhật hệ thống quan hệ khách hàng CRM.
- Thu thập thông tin, xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin về các đối thủ cạnh tranh.
- Tham gia xây dựng chương trình Marketing, chính sách Marketing.
- Phối hợp thực hiện các báo cáo (Reports), thăm dò (Surveys), dự báo (Forecast).
- Lập các bản dự báo (Forecast) về lượng vỏ cần thiết để bộ phận EQC chủ động điều phối nếu cần thiết.
- Phối hợp và hỗ trợ đội ngũ Outdoor Sales trong việc bán hàng.
- Thông báo cho khách hàng các loại phụ phí (nếu có).
- Lấy xác nhận trả cước của người nhận hàng (qua VOSCO cảng dỡ) nếu cước trả sau.
- Duy trì, phát triển quan hệ với khách hàng hiện có, tiếp cận phát triển khách hàng mới.
- Thu thập thông tin thị trường (Cơ cấu, luồng hàng, mùa vụ ).
- Thu thập thông tin, xây dựng, cập nhật hệ thống quan hệ khách hàng CRM.
- Thu thập thông tin, xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin về các đối thủ cạnh tranh.
- Tham gia xây dựng chương trình Marketing, chính sách Marketing.
- Phối hợp thực hiện các báo cáo (Reports), thăm dò (Surveys), dự báo (Forecast).
- Giải đáp thắc mắc của khách hàng hoặc chuyển đến các bộ phận liên quan.
- Cập nhật, gửi lịch tàu cho khách hàng.
- Phối hợp với các bộ phận khác giải quyết các đề nghị của khách hàng liên quan đến Thời gian miễn phí (Free time), phạt lưu bãi (Demurrage), phạt lưu container (Detention), phí bãi (Storage Charge)
Bộ phận khai thác
- Tổ chức khai thác đội tàu container
- Tổ chức khai thác tại các đầu bến
- Thuê/ Cho thuê định hạn tàu container
Bộ phận khai thác tàu
- Tham gia lập, cập nhật lịch tàu trên các tuyến.
- Theo dõi, đôn đốc, đảm bảo tàu chạy đúng lịch trình.
- Kết nối thông tin liên lạc giữa tàu và các phòng ban trong công ty.
- Đàm phán, theo dõi các hợp đồng thuê/cho thuê định hạn (nếu có).
- Quản lý chi phí khai thác, thuê/cho thuê định hạn (nếu có).
Bộ phận khai thác tại bãi (CY Operation)
- Kiểm tra số liệu hàng nhập so với DOC và AGENT.
- Phối hợp với Cảng, kiểm kiện trong việc làm hàng nhập.
- Kiểm tra, ký, đóng dấu xác nhận lệnh giao hàng (D/O) cho khách hàng.
- Báo cáo thông tin về container giao cho khách trong ngày cho bộ phận EQC.
- Kiểm tra quyết toán phí lưu bãi hàng tháng trước khi chuyển cho bộ phận thương vụ
- Lưu trữ tài liệu, hồ sơ liên quan đến hàng nhập
- Cấp vỏ cho khách hàng.
- Theo dõi, kiểm tra số lượng, tình trạng container có hàng khi hạ về các bãi (phối hợp với EQC).
- Cập nhật thông tin vveef hàng hạ bãi trong ngày cho EQC.
- Phối hợp với các Shipside OPS giám sát đôn đốc việc xuất hàng từ các bãi ra cầu tàu.
Bộ phận khai thác tại cầu tàu (Shipside Operation)
- Nhận sơ đồ xếp hàng nhập (Inbound Bay Plan).
- Giám sát, điều phối, đôn đốc đảm bảo việc dỡ hàng nhanh chóng đúng kế hoạch.
- Thông báo cho Cảng, bãi, đội vận tải kế hoạch làm hàng nhập Lưu ý công nhân khi xếp/dỡ các lô hàng đặc biệt (hàng lạnh, nguy hiểm, quá khổ, quá tải ).
- Lập biên bản, báo cáo, phối hợp xử lý kịp thời các sự cố nảy sinh trong quá trình dỡ hàng.
- Phối hợp với các đại phó trên tàu lập sơ đồ xếp hàng xuất (Bay Plan).
- Giám sát, điều phối, đôn đốc công tác xếp hàng tại cầu tàu.
- Phối hợp với nhân viên khai thác hàng xuất (Outbound OPS) đảm bảo xếp tàu nhanh chóng, đúng kế hoạch.
- Làm báo cáo chuyển (Terminal Departure Report).
- Lưu trữ tài liệu, hồ sơ của mỗi chuyến.
Bộ phận chứng từ (Documentation) – DOC
Tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ
Bộ phận chứng từ Các bộ phận khác
Chứng từ xuất Chứng từ nhập
- Nhận, kiểm tra, yêu cầu đầu Cảng xếp sửa đối Manifest hàng nhập (nếu có).
- Gửi thông báo tàu đến.
- Phát hành lệnh giao hàng (D/O).
- Phát hành vận đơn (B/L), giấy gửi hàng (Sea Waybill), lược khai hàng hóa (Manifest).
- Truyền dữ liệu hàng xuất cho Cảng dỡ.
Bộ phận quản lý conatiner (Equipment Control) – EQC
- Sửa chữa/thuê sửa chữa, đảm bảo chất lượng vỏ
- Dựa vào dự báo lượng vỏ cần thiết từ bộ phận Marketing, nếu cần thiết sẽ điều chuyển (Reposition) vỏ container (giữa các Depot, các Cảng…) hoặc tiến hành các nghiệp vụ SWAP (Direct Interchange), Free Use với các hãng tàu khác.
- Kiểm tra tình trạng vỏ, và tiến hành (thuê) sửa chữa vỏ khi cần thiết.
- Nhận báo cáo từ các cầu tàu, bãi và cập nhật hệ thống.
- Lập các báo cáo (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…) về danh sách vỏ sẵn sàng tại các bãi, lượng vỏ Longstay, vỏ đặc biệt, vỏ hư hỏng…
- Đàm phán, theo dõi các hợp đồng mua, bán, thuê, cho thuê vỏ
Bộ phận Đại lý thủ tục (Boarding Agent)
Phụ trách công việc đại lý tàu ở Cảng
- Thu xếp thủ tục, cầu bến, phương tiện hỗ trợ cho tàu ra vào Cảng.
- Kết hợp với bộ phận OPS theo dõi quá trình làm hàng và phối hợp xử lý các tình huống phát sinh.
- Thu thập, báo cáo thông tin về an toàn hàng hải, lịch tàu, năng suất vận tải, các thông tin về Cảng, cầu bến, thiết bị vận tải.
Bộ phận kế toán, thương vụ (Accounting)
Lập kết toán và hạch toán thu chi
- Lập kết toán chuyến (Trip Account), kiểm tra đối chiếu các hóa đơn yêu cầu thanh toán trong Trip Account trước khi chuyển cho tài vụ.
- Kiểm tra, đối chiếu các quyết toán, hóa đơn về vận tải, lưu bãi vận chuyển.
- Theo dõi, sửa đổi, bổ sung các hợp đồng với Cảng, bãi, vận tải, kiểm đếm, cung ứng…
Bộ phận kế toán, thủ quỹ
- Phát hành hóa đơn cước và các dịch vụ khác.
- Hàng ngày thu cước, đặt cọc, phí lưu container, lưu vỏ và các loại phí khác (phí chứng từ, phí vận đơn, phí D/O, phí vệ sinh, sửa chữa container…).
- Vào sổ quỹ, kiểm quỹ và lập biên bản quỹ hàng ngày.
- Phối hợp với các Sales trong giải quyết công nợ.
Bộ phận kế toán thương vụ Các bộ phận khác
Bộ phận thương vụ Bộ phận kế toán
Đơn chào hàng
Chủ tàu sẽ tiến hành chào hàng (cargo offer) với các khối lượng, càng xếp, cảng dỡ laycan…
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
2.4.1 Phương pháp lập hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước
Trong quá trình lựa chọn và tìm kiếm nếu chủ hàng tìm được con tàu phù hợp với yêu cầu của loại hàng cần chở thì chủ hàng sẽ tiến hành giao dịch với chủ tàu Hai bên sẽ thống nhất một số điều khoản chính như laycan vận tải, giá cước Bước này thường được thực hiện rất nhanh qua điện thoại sau đó mới đến đàm phán các điều khoản cụ thể trên cơ sở hợp đồng do người thuê tàu đưa ra.
Vì các mong muốn của chủ tàu và chủ hàng luôn trái ngược nhau về quyền lợi và trách nhiệm nên:
- Đầu tiên chủ hàng sẽ gửi cho tàu một bản counter (đây là một bản ghi một số điều khoản mà chủ hàng muốn thương lượng và sửa đổi)
- Sau đó chủ tàu sẽ xem xét các counter của chủ hàng và gửi lại một bản counter của mình ghi lại những điều mà mình chấp nhận và đề xuất những điều khoản chưa được thông qua
- Sau đó các điều khoản trong offer đã được chủ hàng chấp nhận sẽ không đi vào counter nữa Hai bên sẽ trao đổi như vậy cho đến khi thống nhất được các điều kiện của hợp đồng vận chuyển
Sau khi thống nhất mọi điều khoản thì hai bên sẽ gửi cho nhau confỉm để xác nhận sự đồng ý với các điều khoản đã thỏa thuận và cùng nhau lập lên bảng Main Term – là văn bản ghi lại các điều khoản được sửa đổi trong quá trình giao dịch.
Sau khi Main Term được lập sẽ có một khoảng thời gian được gọi là “on subs” kéo dài 24h làm việc, đây chính là khoảng thời gian mà chủ hàng làm việc với người cung cấp hàng, với người nhận hàng Để thống nhất lại với họ các điều khoản đã sửa đổi Nếu các bên thống nhất được sẽ chuyển sang ký kết hợp đồng còn không sẽ hủy bỏ.
Sau khi nhận được yêu cầu booking từ khách hàng (thông qua đàm phán, hoặc dựa trên các hợp đồng đã ký ), bộ phận Sales/Marketing thu thập đầy đủ thông tin cần thiết trên Booking.
Soạn thảo Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note), sau đó gửi khách hàng (Shipper) qua đường bưu điện hoặc fax.
Yêu cầu Shipper kiểm tra, chỉnh sửa và gửi lại (thường bằng fax) để xác nhận tính chính xác của thông tin.
Nhân viên Sales sẽ ký xác nhận và gửi Booking cho Shipper.
2.4.3 Định mức thưởng/ phạt giải phóng tàu
Trong quá trình khai thác, phòng vận tải container sẽ trực tiếp theo dõi các chi phí thay đổi như Chi phí vận tải, Cảng phí, Phí nhiên liệu, kiểm kiện Còn các chi phí cố định như chi phí khấu hao, Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên, chi phí bảo hiểm tàu do các phòng ban khác quản lý Thông thường việc tính hiệu quả kinh doanh được tính trong thời gian 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm.Doanh thu chuyến đi sẽ là thu nhập từ cước vận chuyển trên tuyến Chi phí là tổng hợp của chi phí cố định và chi phí thay đổi trong chuyến đi Việc tính thu nhập ròng căn cứ vào hiệu số giữa doanh thu và tổng chi phí Để biết việc khai thác của phòng đã đạt hiệu quả tốt hay chưa, việc tính TC rate là cần thiết So sánh mức TC rate của phòng vận tải conatiner với mức TC rate hiện hành của thị trường để đưa ra những đánh giá về hiệu quả khai thác tàu container.
Hợp đồng thuê tàu định hạn, thuê tàu trần
2.5.2 Cơ sở xác định giá cho thuê
Việc xác định giá cả tối thiểu hay giá hòa vốn tùy thuộc từng loại tàu, kiểu tàu,tuổi tàu cụ thể Tuy nhiên, dựa vào tổng chi phí theo các nhóm chi phí của tàu như mục a chúng ta có thể đưa ra các mức giá hòa vốn theo các hình thức cho thuê tàu như bảng dưới đây:
NHÓM CHI PHÍ HÌNH THỨC CHO THUÊ TAU
(THEO MỨC HÒA VỐN)=(BEP = Break even point)
Capital cost Bare boat charter
Time charter period or trip
Mục đích của việc xác định giá tối thiểu theo các nhóm chi phí của tàu ở bảng trên là để làm rõ nguồn tiền thu về cần trang trải các chi phí nào, đồng thời giúp cho chủ tàu nhanh chóng đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với tình hình cụ thể của thị trường, chủ động trong công tác lập kế hoạch tài chính của chủ tàu, tránh ứ đọng lãng phí nguồn tiền mặt trong các hình thức cho thuê tàu, chủ động cung cấp đầy đủ các nhu cầu chi phí của tàu theo các hình thức cho thuê tàu.
2.5.3 Phân chia chi phí cho các bên
Cho thuê tàu định hạn Cho thuê tàu trần
Thuyền trưởng được chỉ theo chỉ thị của chủ tàu Thuyền trưởng hành động theo chỉ thị của chủ tàu đối với, theo người thuê đối với hàng hóa định bởi người thuê tàu.
Thu nhập hàng năm phụ thuộc vào: lượng hàng vận chuyển và mức giá cước
Thu nhập hàng năm phụ thuộc vào: Mức cước thuê tàu, thời hạn thuê tàu và thời gian ngừng thuê.
Thu nhập hàng năm phụ thuộc vào: Mức cước thuê tàu, thời hạn thuê tàu.
Chi phí trả bởi chủ tàu
1 Chi phí vốn đầu tư
Hoàn vốn và lãi suất
Chi phí trả bởi chủ tàu
1 Chi phí vốn đầu tư Hoàn vốn và lãi suất
Chi phí trả bởi chủ tàu
1 Chi phí vốn đầu tư Hoàn vốn và lãi suất
2 Chi phí hoạt động Lương thuyền viên Lương thực-thực phầm Bảo dưỡng
Sửa chữaVật tư phụ tùngDầu nhờnNước ngọt
Ghi chú: Các chi phí này thuộc trách nhiệm của người thuê tàu trần.
Khiếu nại hàng hóa Ghi chú: Các chi phí này thuộc người thuê tàu định hạn.
4 Chi phí nhiên liệu và kênh eo.
Phương pháp khai thác tàu hiện nay
Theo trách nhiệm trực tiếp của chủ tàu đối với hàng hóa (đối tượng khác) trên tàu, gồm: a) Khai thác trực tiếp
Chủ tàu tổ chức vận chuyển để lấy tiền cước.Theo phương pháp này, các chủ tàu sẽ dùng tàu của mình hoặc tàu thuê của người khác để tổ chức vận tải theo nhu cầu của khách hàng nhằm hưởng tiền cước vận tải, khi áp dụng phương pháp này thì chủ tàu có thể phải gánh chịu các rủi ro trên thị trường cước, đặc biệt là khi cước trên thị trường tự do giảm mạnh, đồng thời chủ tàu có nghĩa vụ quản lý hàng hóa trong quá trình vận chuyển và phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa trong thời gian thuộc mình quản lý.
Hiện nay, trong vận tải đường biển trên thế giới vẫn đang tồn tại hai phương pháp tổ chức vận tải, đó là tổ chức vận tải tàu chuyến và tổ chức vận tải tàu định tuyến. b) Khai thác gián tiếp
Chủ tàu cho người khác thuê tàu để lấy tiền cho thuê tàu (khác với tiền cước vận chuyển) Theo phương pháp này, các chủ tàu sẽ không trực tiếp tổ chức vận chuyển hàng hóa mà sẽ cho các chủ hàng lớn hoặc các chủ tàu khác thiếu năng lực vận chuyển thuê lại tàu của mình trong một thời gian nhất định Khi áp dụng phương pháp này thì chủ tàu không phải gánh chịu các trách nhiệm đối với hàng hóa và các rủi ro trên thị trường cước vận chuyển, rủi ro này chuyển sang người thuê tàu (vận tải công nghiệp).
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Kì gốc Kì nghiên cứu
Khối lượng hàng hóa vận tải
2 Khối lượng hàng hóa thông
Tổng số lao động bình quân
Tiền lương bình quân đ/ng- th 9.774.800 10.837.600 1.062.800 110.87
III Chỉ tiêu tài chính
Quan hệ với ngân sách
Ta thấy có 4 nhóm chỉ tiêu ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP vận tải biển Vosco gồm:
- Quan hệ với ngân sách
- Nhìn chung, các nhóm chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp đều tăng Cụ thể: a) Nhóm chỉ tiêu sản lượng:
- Chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố:
+ Khối lượng hàng hóa vận tải
+ Khối lượng hàng hóa thông qua
- Nhân tố ảnh hưởng ít nhất là Hệ số vận tải (101,49%), nhiều nhất là nhân tố khối lượng hàng hóa vận tải (121,3%) b) Nhóm chỉ tiêu lao động tiền lương
- Chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố:
+ Tổng số lao động bình quân
- Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất là tổng quỹ lương (113,94%), ảnh hưởng ít nhất là tổng số lao động bình quân (100,99%) c) Nhóm chỉ tiêu tài chính
- Chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố:
- Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất là chi phí (118,4%), ảnh hưởng ít nhất là lợi nhuận (102,72%) d) Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân sách:
- Chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố:
- Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất là thuế GTGT (124,31%), ảnh hưởng ít nhất làTNDN (95,21%)
2.9.2 Phân tích chi tiết các chỉ tiêu a) Nhóm chỉ tiêu sản lượng
Khối lượng hàng hóa vận tải
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, khối lượng hàng hóa vận tải của doanh nghiệp trong hai năm 2021 và 2022 có xu hướng tăng Khối lượng hàng hóa vận tải ở kỳ nghiên cứu là 406.673 tấn, tăng 21,3% so với kì gốc tương đương với mức tăng 71.404 tấn Mức tăng này có thể được xem như là yếu tố tích cực tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong những năm gần đây, Hải Phòng chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế vận tải biển, nhiều công trình cảng biển được đầu tư và xây dựng với tổng mức vốn lớn Điều này làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tuyến nội địa cũng như nước ngoài tăng lên một cách đáng kể Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực Công ty Vosco với truyền thống văn hóa doanh nghiệp quân đội, tính kỷ luật, an ninh, an toàn cao, đồng thời cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư tương đối đồng bộ, phần lớn là trang thiết bị đi thuê, chi phí đầu tư không lớn nên đây là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng mức giá dịch vụ vận tải hợp lý Bởi vậy, đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của Vosco với các cảng khác trong khu vực.
=> Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Khối lượng hàng hóa thông qua
Mặc dù nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, song doanh nghiệp vẫn đạt được tổng khối lượng hàng hóa thông qua với mức tăng ổn định.Đây cũng là nhân tố có mức biến động nhiều nhất trong nhóm chỉ tiêu sản lượng Khối lượng hàng hóa thông qua của Vosco năm 2022 đạt 298.701 tấn,bằng 119,25% so với năm 2021, tương đương với mức tăng 48.225 tấn.
Trong khi dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp trên cả thế giới, nhiều quốc gia phải phong tỏa biên giới, tình hình xuất nhập khẩu và nhu cầu vận chuyển hàng hóa không bị suy giảm quá nhiều so với các năm trước
=> Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực.
Hệ số vận tải của Vosco năm 2022 là 1,36 tăng 0,02 so với năm 2021 (hệ số vận tải 1,34), tương ứng với mức tăng 101,49%.
Nguyên nhân làm tăng hệ số vận tải do nguồn hàng hóa đến cảng trong năm thay đổi Trong đó, tỷ lệ những loại hàng hóa có hệ số lớn như: hàng bách hóa, gạo bao, container,… được vận tải tại cảng tăng cao dẫn tới hệ số vận tải bình quân của cảng tăng lên.
=> Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực. b) Chỉ tiêu lao động tiền lương
Tổng số lao động bình quân
Tổng số lao động giữa năm 2021 và năm 2022 không có sự biến đổi Mặc dù năm 2022 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế của thế giới nói chung, và Công ty Vosco nói riêng Nhưng, doanh nghiệp vẫn có thể duy trì ổn định tình hình họat động khai thác cảng hiện nay.
Với việc cạnh tranh khốc liệt giữa các cảng trong khu vực Hải Phòng cùng với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng từ phía khách hàng, do đó doanh nghiệp cần phải giữ vững nguồn lao động có trình độ chuyên môn Ngoài ra, với mong muốn mở rộng phạm vi, dịch vụ, doanh nghiệp cần tuyển thêm những người lao động có kiến thức, kĩ năng và đã được đào tạo qua trường lớp (hiện tại nguồn lao động này đang chiếm tỉ trọng 67,37% trong doanh nghiệp) để có thể tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai
=> Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực
Năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân của năm 2021 là 1.215,239 TXD/người; năm
2022 là 1.383,793 TXD/người, tăng lên 168,554 TXD/người, tương đương với 13,87% Xây dựng đội ngũ lao động vững chắc là yếu tố nòng cốt trong việc phát triển doanh nghiệp, chất lượng nguồn lao động ảnh hưởng đến năng suất vì họ là người tạo ra giá trị từ sức lao động của mình Vosco có một đội ngũ công nhân viên thông thạo về cả chuyên môn và kĩ thuật, họ còn được đào tạo về mặt ngoại ngữ, tin học, cách giao tiếp ứng xử với khách hàng… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chú trọng đến lợi ích của người lao động và tạo môi trường làm việc thoải mái cho công nhân viên phát triển năng lực của cá nhân mình.
=> Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Mặt khác, doanh nghiệp cũng đầu tư các trang thiết bị, công nghệ tương đối hiện đại, cùng với đó là tay nghề của lao động được nâng cao theo từng năm góp phần làm tăng năng suất vận tải, có được vị thế quan trọng trong thị trường khai thác cảng biển.
=> Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Khi năng suất lao động tăng cao, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như lương dành cho nhân viên cũng tăng lên, từ đó tăng thêm khả năng đầu tư để mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh.
Trong nền kinh tế chung của đất nước, việc năng suất lao động tăng cao là một yếu tố quan trọng đưa nền kinh tế đất nước phát triển bền vững.
=> Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Trong giai đoạn hiện nay, nhân tố con người càng phải được hết sức chú trọng, bởi họ sẽ chính là những người tạo nên bước đột phá mới trong hoạt động kinh doanh, để duy trì sự cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường Để làm được điều đó, một phần lớn phụ thuộc vào chính sách tiền lương, tiền thưởng cho người lao động Cũng vì thế mà tổng quỹ lương năm 2021 là 29.836.358.400 VND, tăng thêm 3.649.669.200 VND, tương đương 13,94% so với năm 2020.Giá trị sản lượng tăng cao nên doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận dẫn đến chế độ đãi ngộ, lương thưởng cho nhân viên cũng cao hơn so với năm trước. Đó cũng là động lực thôi thúc nhân viên cố gắng cống hiến nhiều hơn nữa cho sự phát triển của doanh nghiệp.
=> Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Tiền lương bình quân trên một người trong một tháng vào năm 2021 là 10.837.600 VND, tăng 10,87% so với năm trước, tương đương với 1.062.800 VND/người/tháng Khi doanh nghiệp tăng lương cho cán bộ nhân viên, thì năng suất, chất lượng dịch vụ cũng tăng cao, cho ta thấy rằng doanh nghiệp vẫn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cần phải tiếp tục phát huy điều đó.
=> Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Khi sự cạnh tranh thị phần giữa các doanh nghiệp cảng biển ngày càng khốc liệt,đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID 19, doanh nghiệp vẫn tăng lương cho nhân viên nhằm giữ chân các lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao ở lại tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp.
=> Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực. c) Chỉ tiêu tài chính
Theo bảng số liệu tổng hợp ở trên , có thể thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2022 so với năm 2021 tăng thêm 92.191.994.040 VNĐ tương đương tăng 12,04% so với năm 2021.
Doanh nghiệp sau nhiều năm hoạt động thì doanh nghiệp đã có được nhiều đối tác tin cậy lớn trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, góp phần tại được uy tín với các nước trong khu vực Cũng do đó mà công ty đã kí kết được nhiều hợp đồng với nhiều khách hàng dẫn tới tác động tích cực tới doanh thu của doanh nghiệp.
=> Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Hơn nữa, việc xác định được nhu cầu của thị trường cũng đã giúp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phù hợp với khách hàng Điều này phản ánh việc năm tiếp tục ở lại làm việc cho doanh nghiệp Bởi những người lao động có trình độ và kinh nghiệm sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản lượng cho doanh nghiệp Thực tế cho thấy hiện nay tình trạng nhảy việc để thay đổi vị trí công việc hoặc lựa chọn các doanh nghiệp có mức lương cao hơn diễn ra khá phổ biển Hơn nữa, chi phí phải bỏ ra để đào tạo nhân viên mới để thành thạo công việc sẽ tốn kém nhiều thời gian và chi phí hơn Do vậy mà Vosco đã có những chính sách tăng lương cho những nhân viên đã có kinh nghiệm và đã quen việc nên chi phí cũng tăng lên.
NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM CẦN TIẾP THU
Những kiến thức và kinh nghiệm tiếp thu trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam
- Trong quá trình thực tập tại công ty, được đi thực tế giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển (tàu container) , nhập khẩu tại biển của công ty Em nhận thấy rằng nghiệp vụ tàu container rất phức tạp.
- Dưới đây là một vài lưu ý mà em rút ra được trong quá trình thực tập:
- Ghi chính xác tên người gửi hàng, có thể là người xuất khẩu thực tế hoặc người ủy thác của người xuất khẩu
- Dựa vào lịch tàu do người chuyên chở cung cấp hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý, người bán xác định chính xác tên tàu, ngày tàu chạy, ngày dự kiến tàu đến Lịch tàu đối với tàu chợ là cố định do chạy theo hành trình và chuyến, do đó, người bán không được sai sót tránh ảnh hưởng đến quá trình giao nhận hàng. Mặt khác, căn cứ theo lịch dự kiến tàu đến để người bán xác định thời gian và địa điểm giao hàng phù hợp và kịp thời nên học kế toán ở đâu tốt tại hà nội
- Xác định cảng đi, cảng đến và báo cho bên giao nhận hàng hoá Lưu ý là tài chợ thường có nhiều điểm dừng, bến, cảng dỡ hàng do đó cần thông báo đúng điểm để tránh thất lạc hàng hoá, mất thời gian và chi phí.
- Nếu nhận container vào ban đêm hoặc chủ nhật thì phải đăng ký trước với văn phòng hãng tàu để có thể tiến hành đổi lệnh cấp container sớm vào giờ làm việc thông thường.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và vệ sinh của Container(s) trước khi nhận vỏ, chỉ lấy container tốt, sạch, không mùi.
- Xoá bỏ tất cả các tem, nhãn mác dùng cho hàng nguy hiểm và tất cả các nhãn mác khác không liên quan đến hàng hoá của lô hàng.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, tình trạng kỹ thuật của container trước và sau khi nhận Bồi thường do các hỏng hóc, sai, thất lạc, mất mát container(s) theo quy định của Hãng tàu.
- Thanh toán các chi phí nâng & hạ container(s) trực tiếp với bãi hoặc cảng.
- Bảo đảm hạ container(s) đã đóng hàng tại bãi container như quy định ở trên và trước khi tàu chạy 12 giờ Chịu toàn bộ các chi phí phát sinh nếu chậm trễ sau giờ qui định.
- Kiểm tra cửa container để không bị hở, thông thường nên gắn các đường ron bằng cao su vào xung quanh cửa để có thể che chắn cho các kẽ hở đó một cách an toàn Quan sát xung quanh xác định độ an toàn, nếu không có dấu hiệu gì thì có thể tiến hành kiểm tra bên trong container.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam
- Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong công ty, đã chỉ dẫn tận tình từ việc in ấn, photo, scan, cách chỉnh sửa chứng từ trước khi in và đặc biệt những kinh nghiệm kiểm tra thùng container rỗng.
- Được tiếp xúc với thực tế và đôi lúc anh chị giao cho em những công việc: làm phiếu xuất kho để lấy hàng, lấy lệnh giao hàng….
- Không có sự ràng buộc về thời gian thực tập, được tạo điều kiện hết mức để phù hợp với thời gian của em.
- Được đi trải nghiệm thực tế ở cảng: Tân Cảng, Cát Lái…, các hãng tàu container giúp ích đối với một sinh viên chuẩn bị ra trường như em.
- Đa số việc đi lại phục vụ cho công việc Công Ty đều hỗ trợ chi trả.
- Đói với một sinh viên thực tập như em sẽ có rất nhiều những sai sót vì chưa quen việc và vì là lần đầu tiên thực hiện.
- Chưa biết nhiều và chưa thông thạo về quy trình làm chứng từ nên đôi khi còn mất thời gian và gặp khó khăn.
Những lưu ý của sinh viên khi đi thực tập tại công ty
“Học đi đôi với hành” và báo cáo thực tập chiếm một phần quan trọng không nhỏ Bản thân mỗi sinh viên cần phải nhận thức rằng bên cạnh việc nắm bắt chắc kiến thức cơ bản trên giảng đường thì việc được làm quen, trải nghiệm với công việc chuyên ngành cũng vô cùng cần thiết Là sinh viên chúng ta nên chủ động tìm tòi trong lĩnh vực của mình, có khó khăn, những thắc mắc phải hỏi những người có chuyên môn trong nghề.
Khi thực tập xong chúng ta phải tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình, coi đó là hành trang bước đầu cho công việc mai sau của mình Đặc biệt việc thường xuyên trau dồi ngoại ngữ là một trong những việc quan trọng Khi ngoại ngữ của mình tốt sẽ mở ra những cơ hội thăng tiến trong công việc.