1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đ ề t ài tìm hiểu tư duy đổi mới kinh tế của đảng thông qua tác phẩm “phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới của tác giả đặng phong

50 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Công trình này giới thiệu 20 điển cứu case studies trong tổng số gần một trăm trường hợp phá rào của nền kinh tế Việt Nam thời tiền Đổi mới ở các lãnh vực : nông nghiệp khởi đi từ khoán

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ề t ài : Tìm hiểu tư duy đổi mới kinh tế của Đảng thông qua tác phẩm“Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới của tác giả Đặng Phong.

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lan PhươngLớp học phần: 2254HCMI0131

Nhóm thực hiện: 04

Hà Nội - 2022

Trang 2

A Mở đầu:

Đặng Phong, tên đầy đủ của ông là Đặng Xuân Phong (04/11/1937 – 20/08/2010) - một nhà sử học kinh tế người Việt Nam Ông sinh ra và lớn lên tại xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Trình độ chuyên môn: tiến sĩ kinh tế.

Học vấn : Ông đã tốt nghiệp Đại học Hà Nội năm 1960, không dừng lại đó, ông tiếp tục học và tốt nghiệp tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội vào 4 năm sau

Sự nghiệp: Ông đã từng làm rất nhiều chức vụ: Trưởng phòng Lịch sử Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thị trường & Giá cả, ông còn là giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường đại học ngoài lãnh thổ Việt Nam Đặng Phong được gọi là "cuốn từ điển sống" về kinh tế Việt Nam với hơn 40 năm nghiên cứu lịch sử kinh tế Việt và là tác giả của hơn 30 công trình, đặc biệt là về thời kỳ bao cấp, kinh tế Việt Nam thời hậu tái thống nhất cũng như những cuộc "phá rào" nhằm thoát khỏi ràng buộc của thời đó và giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi Mới.

Với hơn 40 năm nghiên cứu, một số công trình nghiên cứu của Đặng Phong đã được xuất bản dưới dạng sách in, số khác vẫn còn được lưu giữ.

 Kinh tế thời nguyên thủy ở Việt Nam NXB Khoa học Xã hội, xuất bản

 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam NXB Thông Tin, xuất bản 1991

 Thị trường và giá cả Việt Nam từ thế kỷ XIX đến nay: Đề tài nghiên cứukhoa học cấp bộ Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường và giá cả, xuất bản

 Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945–2000, tập 1 1945–1954 Hà Nội: NXB Khoa

học Xã hội, 2002

Trang 3

 Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1963–2003, xuất bản 2003 Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945–2000, tập 3 1975–2000

 …

Ông có rất nhiều tác phẩm nổi bật, một trong số đó là: "Phá Rào" Trong Kinh Tế Vào Đêm Trước Đổi Mới Ở Việt Nam và cả nước ngoài, giới nghiên cứu thường coi năm 1986 với Đại hội Đảng lần thứ VI là thời điểm bắt đầu công cuộc Đổi mới Trong thực tế, trước đó nhiều năm đã có hàng loạt mũi đột phá can đảm, gian nan, trầy trật, mưu trí, sáng tạo, mà theo cách gọi thời đó là những cuộc “phá rào” Phá rào tức là vượt qua những hàng rào về quy chế đã lỗi thời để chủ động tháo gỡ nhiều ách tắc trong cuộc sống, đồng thời cũng góp phần từng bước dẹp bỏ hàng loạt rào cản cũ kỹ để mở đường cho công cuộc đổi mới Công trình này giới thiệu 20 điển cứu (case studies) trong tổng số gần một trăm trường hợp phá rào của nền kinh tế Việt Nam thời tiền Đổi mới ở các lãnh vực : nông nghiệp (khởi đi từ khoán ở tỉnh Vĩnh Phú cho đến nông trường Sông Hậu), công nghiệp (từ Nhà máy dệt Nam Định đến Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội), phân phối lưu thông (từ Công ty lương thực Thành phố Hồ Chí Minh đến cơ chế một giá và xóa bỏ tem phiếu của tỉnh Long An), ngoại thương (từ các ‘imex’ đến vai trò đầu tàu của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh).

Mục tiêu của cuốn sách của Đặng Phong này là góp phần dựng lại một bức tranh sống động, phong phú về những tìm tòi, tháo gỡ trong thời kỳ “phá rào” đó Nói đến phá rào, trước hết cần trả lời câu hỏi: Hàng rào là những gì? Đó chính là những thể chế, những nguyên tắc của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung được hình thành ở Liên Xô và sau đó được áp dụng tại hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa.

Trang 4

B Nội dung:

I Tình hình ngoại thương Việt Nam trước đêm đổi mới:

1 Tình hình chính trị, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ: Xem lại và rút gọn thêm

 Thời kì đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam thống

nhất đất nước

Hai Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân Quốc tế tại Matxcơva năm 1957 và 1960 đều nêu lên 8 nguyên tắc chính của mô hình xã hội chủ nghĩa, trong đó có hai nguyên tắc quan trọng nhất là:

- Chế độ công hữu XHCN dưới hai hình thức toàn dân và tập thể

- Toàn bộ nền kinh tế hoạt động theo một kế hoạch tập trung thống nhất Nguyên tắc này cũng có nghĩa là không thể tồn tại thị trường tự do và không có giá cả thị trường tự do.

 Miền Bắc thiết lập mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa:

Miền Bắc Việt Nam đã chuẩn bị tiền đề đi vào mô hình này từ những năm cuối của thập kỷ 50, với hai cuộc cải tạo lớn: Cải tạo nông nghiệp và cải tạo công thương nghiệp trong ba năm 1958-1960

Từ thập kỷ 60, với Đại hội Đảng lần thứ III và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc bắt đầu trực tiếp áp dụng mô hình kình tế XHCN Những nguyên tắc tổ chức và quản lý nền kinh tế của mô hình đó đã dần dần hình thành Các sách giáo khoa về quản lý công nghiệp, nông nghiệp, nội và ngoại thương, tài chính, tiền tệ, giá cả của Liên Xô đã được dịch và đưa vào giảng dạy tại các trường Đảng và các trường đại học Cũng từ các trường này, đã hình thành dội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trong tất cả các ngành, các cấp của nền kinh tế quốc dân… 

 Những vận hội sau ngày giải phóng: Tóm tắt ngắn gọn hơn giúp t

Trang 5

Ngày 30/04/1975, Sài Gòn được giải phóng Vài ngày sau đó, toàn bộ phần còn lại của miền Nam Việt Nam đã ngừng tiếng súng, quân đội Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, nộp vũ khí cho chính quyền cách mạng Ở tất cả các nơi, chính quyền về tay Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam, việc tiếp quản đã diễn ra nhanh chóng và êm thấm, không đổ máu.

Từ nhiều tháng trước đó, Trung ương Cục đã có sự chuẩn bị và kịp thời cử các lực lượng về tiếp quản Vì thế, ngay từ ngày đầu tiên sau khi tiếp quản, điện vẫn sáng, các vòi nước vẫn chảy, chợ vẫn họp, nhân dân sinh hoạt như thường Mọi hoạt động của xã hội không những đã trở lại bình thường mà còn tốt hơn nhờ sự trần an về tinh thần: Từ nay không còn chiến tranh, từ nay không còn bom đạn, từ nay có thể yên ổn sống trong hòa bình

Một không khí lạc quan, phấn khởi bao trùm khắp miền Nam Kể cả những lực lượng của đối phương cũ cũng cảm thấy có một cuộc sống mới yên ổn Một cuộc sum họp gia đình, sum họp của cả nước đã bắt đầu sau hơn 20 năm xa cách.

Tóm lại, sau chiến thắng oanh liệt 30/04/1975, Việt Nam đã là một đất nước thống nhất trong hòa bình, hòa hợp Từ đây, đã có khả năng Nam - Bắc hỗ trợ cho nhau để phục hồi, đi lên tiến kịp và sánh vai cùng thế giới Cuộc sống của nhân dân được ấm lo , phục tùng , không còn chiến tranh , nhân dân được tự do , không bị áp bức bốc lột

 Đại hội lần IV: Xem lại

Sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa: Sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa được quan niệm không chỉ về mặt quy mô mà cả về mặt quan hệ sản xuất Cuộc đấu tranh "ai thắng ai" cũng thực hiện trong khuôn khổ của việc xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ đi lên giàu mạnh, phú cường bằng việc xây dựng một nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, có năng suất cao hơn hẳn nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất tư nhân, nền sản xuất cá thể Để thực hiện nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì phải cải tạo tất cả những thành phần phi xã hội chủ nghĩa và quy tụ vào hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể Như vậy, phải tiến

Trang 6

hành cải tạo tư sản công thương nghiệp, cải tạo nền nông nghiệp cá thể của nông dân Trong công nghiệp và thương nghiệp, quốc doanh sẽ là chủ đạo Trong nông nghiệp thì nông trường quốc doanh và hợp tác xã cấp cao là cốt lõi Để xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không phải chỉ cải tạo các thành phần kinh tế, mà phải sắp xếp lại giang sơn Huyện sẽ là cấp cơ bản, như những đơn vị kinh tế cơ sở, tức những pháo đài kinh tế Huyện đã là cơ sở thì tỉnh cũ trở nên quá nhỏ bé, do đó phải sáp nhập lại Ngày 20 tháng 9 năm 1975 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh Hơn 60 tỉnh của cả nước được sáp nhập lại thành 29 tỉnh và thành phố.

Để đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, phải tiến hành ba cuộc cách mạng lớn: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hóa tư tưởng.

Về quan hệ quốc tế, Hội nghị Trung ương lần thứ 24 và Đại hội Đảng lần thứ IV nhìn thế giới theo quan điểm "hai cực" Một bên là phe đế quốc chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu, là kẻ thù không đội trời chung với phe xã hội chủ nghĩa, phe đó đang suy yếu dần từ sau chiến thắng của Việt Nam Phe xã hội chủ nghĩa gồm Liên Xô và Trung Quốc đang mạnh dần lên và là chỗ dựa chủ yếu trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam

Đối với hệ thống xã hội chủ nghĩa, chúng ta ra sức tăng cường đoàn kết hữu nghị, tăng cường hợp tác kinh tế với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác.

 Viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cũng giảm sút:

Nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng giảm sút về mặt hiện vật, mặc dù tính bằng tiền thì có tăng lên

Những khó khăn của đầu vào đã dẫn tới phản ứng liên hoàn trong đời sống kinh tế.

Nhà nước không cung ứng đủ vật tư cho các xí nghiệp, thì sản phẩm công nghiệp quốc doanh cũng không đạt đủ định mức Không có đủ sản phẩm công nghiệp thì không có tiền trả lương cho công nhân, viên chức

Trang 7

Nhà nước cũng không có đủ hàng để trao đổi với nông dân để thu mua nông sản theo giá kế hoạch Khi nông dân phải sống với thị trường, mua vật tư trên thị trường tự do thì họ cũng yêu cầu phải bán thóc theo giá thị trường tự do Mức huy động lương thực do đó giảm sút nghiêm trọng

Chính thời kỳ này đã xuất hiện tình trạng bán không bán được, mua không mua được Sự ách tắc không phải ở chỗ không có gì để bán và cũng không phải không có tiền để mua Ách tắc chính là ở cơ chế mua và bán, ở cái gạch nối giữa cung và cầu Trong sự ách tắc đó, đã xuất hiện một khoảng trống Trong khoảng trống đó, thị trường tự do lớn lên Đã xuất hiện những mối quan hệ "cộng sinh" (symbiosis) giữa thị trường có tổ chức và thị trường tự do, giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh như sản phẩm tất yếu của tình trạng thiếu hụt.

2 Cơ chế quản lý và hình thái xã hội trước đêm đổi mới:

 Miền Bắc: Dần dần thiết lập đưa vào mô hình kinh tế XHCN

Miền Bắc chuẩn bị tiền đề đi vào mô hình kinh tế XHCN rất kĩ từ nhiều năm trước sau giải phóng miền Bắc năm 1954 Sau Đại hội Đảng lần thứ III, miền Bắc đã bắt đầu áp dụng trực tiếp mô hình kinh tế này và những nguyên tắc tổ chức và quản lý nền kinh tế của mô hình đó đã dần dần được hình thành Các sách giáo khoa về các lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, nội và ngoại thương tiền tệ của 7 Liên Xô- một đất nước tiêu biểu của mô hình kinh tế XHCN, được dịch và đưa vào giảng dạy tại các trường Đảng và các trường đại học trong nước ta Bước ban đầu trong việc áp dụng mô hình này của miền bắc được đánh giá là rất hợp lí khi trước tiên đánh vào lớp tri thức – tầng lớp gần như quyết định sự phát triển kinh tế tương lai của đất nước, là học sinh sinh viên để họ có thể hiểu kĩ hơn về mô hình này từ nước bạn và vận dụng vào hoàn cảnh lúc bấy giờ của nước ta Để từ các ngôi trường này, nước ta có nhiều hơn các cán bộ quản lý nền kinh tế quốc dân

Như vậy, ta có thể khẳng định một điều mô hình kinh tế XHCN được vận dụng vào thời kì trước đổi mới là hướng đi để ổn định đối với bối cảnh miền Bắc lúc bấy giờ vì đây không phải quyết định đơn phương của bất kì ai mà là quyết định

Trang 8

thống nhất của 3 yếu tố xã hội quan trọng nhất: Đảng và Nhà nước, giới nghiên cứu và quần chúng nhân dân mặc dù cũng có nhiều khó khăn lớn còn tồn tại sau thời gian dài chiến tranh.

 Miền Nam: Mầm mống nền kinh tế thị trường và Nghị quyết xóa bỏ của Ban

chấp hành Trung ương Đảng

Từ trong thời kì chiến tranh, nền kinh tế ở miền nam đã được gieo cấy và có mầm mống là nền kinh tế thị trường, những thói quen trong các quan hệ hàng hóa, tiền tệ không chỉ trong phạm vi nội địa mà trong cả phạm vi quốc tế những cơ cấu hạ tầng, lưu thông hàng hóa, thiết chế tài chính ngân hàng đã làm cho sản xuất tiêu dùng ngày càng gắn bó với mô hình kinh tế thị trường hiện đại

Mô hình kinh tế thị trường này của miền Nam là những tồn tại sau khi Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, nhưng cũng không thể phủ nhận những yếu tố tích cực từ mô hình kinh tế này mang lại Trong hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao Động của Việt Nam (nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam) lần thứ III, bí thư thứ nhất của Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đã khẳng định:

“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức Nhưng miền Nam bâygiờ không thể làm như vậy Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế làquy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này Xưa nay ở miền Bắc chúng tacó một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật Nếu chúng ta đi sai quy luậtmà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm.”(Theo wikipedia)

Tuy nhiên, đa số ban chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy muốn thống nhất mô hình kinh tế của cả hai miền là một, muốn áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho miền Nam Vì thế Hội nghị đã đưa ra Nghị quyết khẳng định chủ trương cải tạo, xóa bỏ những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, quản lý kinh tế theo kiểu miền Bắc:

- "Phải xóa bỏ tư sản mại bản bằng cách quốc hữu hóa cơ sở kinh tế của họ, biến thành sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý." ;

Trang 9

- Đối với ngành công nghiệp thì "Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp phải đi theo con đường hợp tác hóa thủ công nghiệp tiến hành từng bước, tích cực và vững chắc."

- "Nhà nước phải nắm độc quyền ngoại thương, độc quyền phát hành giấy bạc, độc quyền ký kết các hiệpđịnh kinh tế với nước ngoài Tiến tới việc Nhà nước nắm hoàn toàn khâu bán buôn Đối đối khâu bán lẻ thì nắm một phần và phải chi phối việc bán lẻ phần lớncác mặt hàng quan trọng đối với đời sống nhân dân."

Những nghị quyết từ Hội nghị này hướng đến một miền nam với những thành phần kinh tế cũ bị dẹp bỏ, khẩn trương xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa không chỉ về mặt quy mô mà còn về quan hệ sản xuất.

 Hướng đi của nền kinh tế và sắp xếp lại “giang sơn” của cả nước sau hội

nghị 24 lần III

Hướng đi nền kinh tế XHCN của cả 2 miền Nam Bắc:

- "Đẩy mạnh xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế theo hướng cả nước cùng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa."

- Không chia ruộng đất mà lập ngay hợp tác xã cấp cao ở những vùng chuẩn bị hợp tác hóa.

- Nhà nước nắm hoàn toàn quyền quản lí về nhà ở và các khâu bán buôn, nắm một phần bán lẻ

- Đối với sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa: Hướng đến việc xây dựng một nền sản xuất lớn XHCN, có năng suất cao hơn hẳn nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất tư nhân, nền sản xuất cá thể Để thực hiện nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thìải tạo tất cả những thành phần phi xã hội chủ nghĩa và quy tụ vào hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể

Sắp xếp lại “giang sơn”: Phân cấp và sát nhập

Để xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không phải chỉ cải tạo các thành phần kinh tế, mà phải sắp xếp lại giang sơn Huyện sẽ là cấp cơ bản, như những đơn vị kinh tế cơ sở, tức những pháo đài kinh tế Huyện đã là cơ sở thì tỉnh cũ trở nên quá nhỏ bé, do đó phải sáp nhập lại Ngày 20 tháng 9 năm 1975 Bộ

Trang 10

Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh Hơn 60 tỉnh của cả nước được sáp nhập lại thành 29 tỉnh và thành phố

Việc sát nhập mô hình kinh tế XHCN của miền Bắc, xóa bỏ mô hình kinh tế thị trường của miền Nam, hướng tới nền sản xuất lớn XHCN của cả nước ban đầu cho thấy quyết tâm của Đảng về việc quản lí hoàn toàn nền kinh tế và mọi lĩnh vực, nhưng về lâu về dài có thể có nhiều bất lợi khi các cán bộ quản lí kinh tế bắt đầu bị quá tải do quản lí quá nhiều, nền kinh tế có thể bị chững lại do các doanh nghiệp tư nhân bị xóa bỏ, bị kiểm soát và kìm hãm Hơn nữa, việc sắp xếp lại bộ máy nhà nước và sát nhập các tỉnh nhỏ ban đầu có vẻ hợp lí để thu gọn lại nhưng lại khá cồng kềnh, các quyết định ở mọi lĩnh vực đều phải thông qua Nhà nước nên quá trình sản xuất có thể bị chững lại, thậm chí là trì hoãn trong thời gian dài khi chưa có sự thông qua và đồng ý của Nhà nước.

3 Tình hình ngoại thương Việt Nam trước đêm đổi mới:

 Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế đối ngoại khác với nước ngoài

 Mọi hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hóa với một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chặt chẽ và được chỉ đạo tập trung từ trung ương

 Các hoạt động ngoại thương đều được giao cho các tổ chức kinh tế nhà nước  Các quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước XHCN khác đều mang

tính chất nhà nước

 Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của nhà nước phải thực hiện theo cam kết của chính phủ VN

 Cơ chế quản lý tập trung bao cấp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại thương đặc biệt là xuất khẩu và phát triển hàng hóa xuất khẩu

Thời kỳ trước đổi mới Việt Nam đã gặp không ít khó khắn và đứng trước những thử thách lớn ngày càng bộc bộ những hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến hoạt

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w