Tiểu luận môn học luật tài chínhquy định của pháp luật về bội chi ngân sách nhà nước

23 0 0
Tiểu luận môn học luật tài chínhquy định của pháp luật về bội chi ngân sách nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT KINH TẾ

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: LUẬT TÀI CHÍNH

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phan Phương NamNhóm sinh viên thực hiện:

1 Hoàng Kim Ngân K215011012 2 Ngô Thị Thanh Nhàn K215011015 3 Bá Thị Tuyền K215011036 4 Phan Thị Hoàng Anh K215012161 5 Lê Thị Thu Huệ K215012171

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 4 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

NSNN là công cụ quan trọng được nhà nước sử dụng để khắc phục những tồn tại của kinh tế thị trường, huy động các nguồn lực kinh tế vĩ mô, cũng như điều tiết thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội Những việc đó được thực hiện thông qua hoạt động thu chi NSNN Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đang phải đối diện với nhiều nguy cơ và thách thức đan xen như kinh tế chậm phục hồi sau đại dịch; suy giảm tăng trưởng, việc sử dụng NSNN chưa đúng cách, đúng lúc; tình trạng bao cấp tràn lan; sự yếu kém trong việc quản lý thu chi ngân sách vẫn còn tiềm ẩn thì việc thâm hụt, bội chi ngân sách luôn là một vấn đề cần được chú trọng nhiều hơn Việc bội chi NSNN quá lớn cũng như kéo dài sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em

xin được phân tích đề tài: “Quy định của pháp luật về bội chi NSNN”

Trang 4

I.Tổng quan về Bội chi ngân sách nhà nước:1 Khái niệm

Khoản 1 Điều 4 Luật NSNN 2015 quy định nghĩa như sau: “Bội chi NSNN

bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh.Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chingân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trungương Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấptỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chingân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnhcủa từng địa phương.”

Tóm lại, bội chi ngân sách (thâm hụt ngân sách) là tình trạng khi tổng nguồn thu không đủ trang trải tổng các nhiệm chi của một Chính phủ, một địa phương, một đơn vị trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

2 Phân loại:

Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định:

1 Bội chi NSNN bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địaphương cấp tỉnh:

a) Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổngchi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngânsách;

b) Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnhcủa từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngânsách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một nămngân sách.

II Điều kiện, trách nhiệm của các cơ quan liên quan và các nguồn bù đắpbội chi ngân sách nhà nước

1.Điều kiện được phép bội chi ngân sách nhà nước

Vấn đề thiếu hụt NSNN xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới và việc lựa chọn cách thức xử lý bội chi NSNN sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai cho một đất nước luôn là bài toán khó cho các chính

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

trị gia Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài hoặc phát hành tiền để bù đắp chi tiêu… Sử dụng phương pháp nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia Vì vậy, ngân sách ngân sách cấp tỉnh từng địa phương chỉ được phép bội chi khi đáp ứng đủ các quy định và điều kiện sau: Theo điểm a, c khoản 5 Điều 7 Luật NSNN 2015

a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phươngchỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đãđược Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi NSNN và do Quốc hộiquyết định Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địaphương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bộichi chung của NSNN.

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính trình Chính phủ

Vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương được huy động chủ yếu từ các khoản vay trung và dài hạn Hằng năm, căn cứ diễn biến thị trường vốn, Bộ Tài chính trình Chính phủ tỷ lệ tối thiểu các khoản vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương có thời hạn vay trung và dài hạn

Số dư nợ vay của ngân sách địa phương, bao gồm cả số vay bù đắp bội chi ngân sách theo dự toán, không vượt mức dư nợ vay quy định tại khoản 6 Điều này.

Về mức dư nợ vay của ngân sách địa phương căn cứ theo khoản 6 Điều 7 Luật NSNN:

a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu

ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp

Trang 6

b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phâncấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% sốthu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phâncấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượtquá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

2 Trách nhiệm của các cơ quan liên quan

Nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội đó là quyết định dự toán NSNN chi tiết từng địa phương; nguồn bù đắp bội chi NSNN và tổng mức vay của NSNN, bao gồm vay để bù đắp bội chi NSNN và vay để trả nợ gốc của NSNN.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ hối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và triển khai thực hiện phương án vay để bù đắp bội chi NSNN.

Hội đồng nhân dân các cấp có nhiệm vụ:

Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: Tổng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách địa phương và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương;

Ngoài ra, Hội đồng nhân dân các cấp còn quyết định kế hoạch tài chính 05 năm gồm các nội dung: mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của kế hoạch tài chính 05 năm; khả năng thu NSNN trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương, bội chi ngân sách địa phương và giới hạn mức vay của ngân sách địa phương; giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch;

Quyết định thu chi ngân sách địa phương, nguồn bù đắp bội chi ngân sách địa phương hằng năm.

3 Phân biệt tạm thời thiếu hụt ngân sách và bội chi ngân sách nhà nước:

Trang 7

Tiêu chíTạm thời thiếu hụt ngân sáchBội chi NSNN

Khái niệm

Chỉ diễn ra tại một thời điểm trong năm ngân sách mà tại thời điểm đó nhà nước cần tiền chi nhưng không có tiền để chi.

Khoản 1, Điều 4, Luật NSNN 2015:“Bội chi NSNN bao gồm bộichi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của

Có ở ngân sách trung ương và địa phương là: ngân sách cấp

Theo điểm g Khoản 2 Điều 42 Luật NSNN 2015 thì thấy được rằng Nhà nước có thể dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách Hay Khoản 2 Điều 43 LNSNN 2015

Trang 8

nội dung của kế hoạch tài chính, NSNN 03 năm có dự báo về số bội chi ngân sách Như vậy có thể thấy nhà nước có thể dự đoán trước việc bội chi ngân sách.

Cách thứcxử lý

Điều 58, Luật NSNN 2015

1 Trường hợp quỹ ngân sáchtrung ương thiếu hụt tạm thời thìđược tạm ứng từ quỹ dự trữ tàichính trung ương và các nguồntài chính hợp pháp khác để xử lývà phải hoàn trả trong nămngân sách; nếu quỹ dự trữ tàichính và các nguồn tài chínhhợp pháp khác không đáp ứngđược thì Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam tạm ứng cho ngânsách trung ương theo quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ Việctạm ứng từ Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam phải được hoàn trảtrong năm ngân sách, trừ trườnghợp đặc biệt do Ủy ban thườngvụ Quốc hội quyết định.2 Trường hợp quỹ ngân sáchcấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thìđược tạm ứng từ quỹ dự trữ tàichính địa phương, quỹ dự trữ tàichính trung ương và các nguồntài chính hợp pháp khác để xử lývà phải hoàn trả trong năm

Khoản 4, Khoản 5, Điều 7 Luật Ngân sách Nhà nư 2015

“4 Bội chi ngân sách trung ươngđược bù đắp từ các nguồn sau:a) Vay trong nước từ phát hànhtrái phiếu chính phủ, công tráixây dựng Tổ quốc và các khoảnvay trong nước khác theo quyđịnh của pháp luật;

b) Vay ngoài nước từ các khoảnvay của Chính phủ các nước, cáctổ chức quốc tế và phát hành tráiphiếu chính phủ ra thị trườngquốc tế, không bao gồm cáckhoản vay về cho vay lại.5 Bội chi ngân sách địa phương:a) Chi ngân sách địa phương cấptỉnh được bội chi; bội chi ngânsách địa phương chỉ được sửdụng để đầu tư các dự án thuộckế hoạch đầu tư công trung hạnđã được Hội đồng nhân dân cấptỉnh quyết định;

b) Bội chi ngân sách địa phươngđược bù đắp bằng các nguồn vaytrong nước từ phát hành trái

Trang 9

tạm thời thì được tạm ứng từ quỹdự trữ tài chính địa phương vàđể bù đắp ngân quỹ nhà nướctạm thời thiếu hụt theo quy địnhtại Khoản 2 Điều này.

b Thu hồi trước hạn các Khoảnđang gửi có kỳ hạn tại các ngânhàng thương mại.”

phiếu chính quyền địa phương,vay lại từ nguồn Chính phủ vay vềcho vay lại và các khoản vaytrong nước khác theo quy địnhcủa pháp luật;

c) Bội chi ngân sách địa phươngđược tổng hợp vào bội chi NSNNvà do Quốc hội quyết định Chínhphủ quy định cụ thể điều kiệnđược phép bội chi ngân sách địaphương để bảo đảm phù hợp vớikhả năng trả nợ của địa phươngvà tổng mức bội chi chung của

“Số tiền vay bù đắp ngân quỹnhà nước tạm thời thiếu hụtđược hạch toán riêng và khôngtính vào bội chi NSNN Chi trảlãi vay bù đắp ngân quỹ nhànước tạm thời thiếu hụt đượctính trong chi nghiệp vụ quản lýngân quỹ nhà nước; không thực

Trang 10

hiện cấp phát từ NSNN đối vớiKhoản chi trả lãi này.”thiếu hụt tạm thời quỹ NSNNtheo quyết định của Thủ tướngChính phủ.”

Khoản 1, Điều 28 Luật NSNN 2015

“Phối hợp với Bộ Tài chính xâydựng và triển khai thực hiệnphương án vay để bù đắp bội chiNSNN.”

III Nguyên nhân, cách khắc phục xử lý bội chi ngân sách nhà nước1 Nguyên nhân

Bội chi NSNN, hay thậm hụt ngân sách là do Nhà nước đã chi quá mức tổng thu ngân sách Việc này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, ta có thể nhìn nhận chúng ở hai khía cạnh:

Thứ nhất, khi đứng dưới góc nhìn khách quan, bội chi NSNN là do chu kỳ kinh tế, tình hình an ninh thế giới hay thiên tai, đại dịch Đây là những nguyên nhân mà bất kỳ ai cũng không thể lường trước được, mà Nhà nước phải tăng mức chi để đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn quốc gia hay sự an toàn của người dân nước mình trong khi đó, mức thu ngân sách có thể sụt giảm do những yếu tố mang tính bất ngờ, khó kiểm soát và tiêu cực.

Bội chi NSNN do tác động của chu kỳ kinh tế được giải thích như sau: Nền kinh tế phát triển theo chu kỳ, có tăng, có giảm, tức là sẽ có khoảng thời gian nền kinh tế phồn thịnh và cũng sẽ xuất hiện khủng hoảng kinh tế Mức bội chi NSNN sẽ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế theo tỷ lệ thuận Tức là, khi nền kinh tế ở giai đoạn phát triển tốt đẹp thì mức bội chi sẽ giảm do nguồn thu ngân sách tăng lên, trong khi các khoản chi có thể giữ nguyên hoặc giảm và ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, các khoản chi phải tăng lên để đảm bảo nhu cầu của người dân, các chính sách để phục hồi nền kinh tế trong khi nguồn thu giảm đi do không có khả năng nộp thuế, chi trả phí hoặc lệ phí,…

Trang 11

Đối với nguyên nhân là thiên tai, đại dịch, an ninh quốc phòng cũng tương tự, khi xảy ra các trường hợp trên, để có thể ổn định tình hình xã hội, bảo đảm an toàn cho người dân thì Nhà nước buộc phải chi một khoản lớn có thể vượt quá mức dự tính khiến ngân sách có khả năng bị bội chi.

Đại dịch COVID-19 là một trong những nguyên nhân tác động đến chi ngân sách, khiến mức bội chi ngân sách không chỉ tại Việt Nam mà còn hầu hết các nước trên thế giới tăng lên Trước tác động nặng nề mà đại dịch gây ra, các nước đã phải có các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân chống dịch Tại Việt Nam, tổng các gói cứu trợ từ ngân sách khoảng 307.580 tỷ đồng cũng là những gói kích thích lớn chưa từng có như: gói hỗ trợ an sinh, xã hội 61.580 tỷ đồng; gói hỗ trợ gia hạn thuế và tiền thuê đất 180.000 tỷ đồng; gói hỗ trợ phí và lệ phí tối thiểu 40.000 tỷ đồng; gói giảm giá điện 11.000 tỷ đồng; Gói hỗ trợ cước internet, viễn thông 15.000 tỷ đồng; gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 Và việc tung ra nhiều gói cứu trợ như vậy, đã làm tăng áp lực chi và khiến mức bội chi ngân sách tăng theo Áp lực chi ngân sách tăng khiến mức bội chi năm 2020 tăng lên 265.000 tỷ đồng.

Với góc nhìn chủ quan, bội chi NSNN đến từ các chính sách cơ cấu thu - chi ngân sách bất hợp lý, tức là kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ thu - chi ngân sách của Nhà nước chưa phù hợp với tình hình thực tế hoặc chưa được thực hiện hiệu quả Ví như việc tiêu tốn quá nhiều ngân sách cho chuẩn bị vũ trang, quân đội trong thời bình là một khoản chi không cần thiết và phù hợp với thực tế Việc thực hiện thu - chi chưa hiệu quả, không đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra, mục tiêu đến từ những vấn đề nhức nhối trong xã hội và pháp luật như những hành vi vi phạm pháp luật NSNN, chẳng hạn như trốn thuế, tham nhũng, lãng phí nguồn lực tài chính; hoặc khả năng dự tính thu - chi và phân bổ nguồn lực tài chính chưa tốt, còn nhiều bất cập Ngoài ra, khi Nhà nước với chủ trương, chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích cầu thì mức bội chi ngân sách sẽ tăng; và ngược lại, khi giảm vốn đầu tư và tiêu dùng thì mức bội chi ngân sách sẽ giảm Đây được gọi là bội chi cơ cấu.

Trang 12

Trong điều kiện đất nước bình thường, không gặp bất kỳ thiên tai, đại dịch thì nguyên nhân của bội chi sẽ gồm bội chi cơ cấu và bội chi chu kỳ (bội chi theo chu kỳ kinh tế).

2 Cách khắc phục và xử lý

Thiếu hụt ngân sách là vấn đề mà hầu như quốc gia nào cũng đối mặt và cần tìm giải pháp để khắc phục, xử lý Việc áp dụng biện pháp nào sẽ tùy thuộc vào tình hình kinh tế, thực trạng của quốc gia đó Các biện pháp được đề xuất như sau:

Đầu tiên, Nhà nước có thể phát hành thêm tiền Trên thực tế, đây là giải pháp dễ dàng triển khai nhất tuy nhiên, đi kèm với nó là rủi ro cực kỳ cao khi việc phát hành thêm tiền để bù đắp khoản thiếu hụt ngân sách sẽ đi kèm với việc lạm phát kinh tế Việc này sẽ gây nhiễu loạn nền kinh tế, khiến đồng nội tệ mất giá nhanh hơn, gây ra khủng hoảng về cả kinh tế, chính trị và xã hội Thậm chí, việc này còn có thể khiến cho các khoản nợ nước ngoài trở nên trầm trọng hơn do đồng nội tệ đã mất giá so với đồng ngoại tệ Tuy nhiên, rủi ro này sẽ giảm đi, nghĩa là mức lạm phát sẽ có thể thấp đi nếu Nhà nước phát hành thêm một lượng tiền vừa đủ và tại thời điểm thích hợp để giảm áp lực về bội chi ngân sách và kích thích nền kinh tế phát triển.

Vay nợ trong và ngoài nước cũng là một giải pháp dành cho bội chi NSNN Trong đó, việc phát hành trái phiếu là một hình thức vay trong nước Ngoài ra, vay trong nước còn có thể thông qua công trái xây dựng hoặc các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật Vay nợ trong nước dành cho bội chi ngân sách ở cả địa phương và trung ương Mặt trái của việc vay nợ trong nước chính là nó sẽ khiến lãi suất tăng, vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ của công chúng và kéo theo đó là áp lực chi của NSNN những năm tiếp theo.

Đối với việc vay nước ngoài, thông thường Nhà nước sẽ vay từ vốn vay ODA (Official development assistance) hay còn gọi là khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức Vốn vay ODA thường là các khoản vay dài hạn không lãi suất hoặc lãi suất thấp Bên cạnh đó, Nhà nước còn có thể vay từ các khoản vay ưu đãi đến từ Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước, các tổ chức quốc tế hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế,… Tuy nhiên, việc vay nợ nước

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:15

Tài liệu liên quan