1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Tranh Biện Đồng Tình Với Ý Kiến Nhật Bản Làquốc Gia Theo Đuổi Trường Phái Trọng Thương Mới Bài Thảo Luận.pdf

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Tranh Biện Đồng Tình Với Ý Kiến Nhật Bản Là Quốc Gia Theo Đuổi Trường Phái Trọng Thương Mới
Người hướng dẫn Phan Thị Thu Giang
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 4,58 MB

Nội dung

Chủ nghĩa trọng thương mới “có thể có nhiềuhình thức trong thế giới hiện đại”, bao gồm: Tăng cường xuất khẩu: mong muốn thặng dư cán cân thanh toán, xuất khẩucàng nhiều càng tốt số lượng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TRƯỜNG PHÁI TRỌNG THƯƠNG MỚI

Giảng viên hướng dẫn : Phan Thị Thu Giang

Hà Nội: 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1 Khái niệm chủ nghĩa trọng thương 6

2 Khái niệm chủ nghĩa trọng thương mới 6

3 Đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương mới 6

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 9

1 Khái quát chung về Nhật Bản 9

1.1 Khái quát về nền kinh tế của Nhật Bản từ xưa tới nay 1960 đến nay vì khi đó là “Kỳ tích Nhật Bản thời hậu chiến” 9

1.2 Khái quát về thị trường xuất khẩu 9

1.3 Khái quát về thị trường nhập khẩu 10

2 Lý do Nhật Bản theo trường phái trọng thương mới 11

2.1 Sự can thiệp của chính phủ vào phát triển kinh tế: 11

2.1.1 Chính phủ áp dụng liên quan đến các chính sách về ngoại hối hay tỷ giá hối đoái: 11

2.1.2 Tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, vừa là chủ thể quản lý kinh tế vừa là chủ thể đầu tư đối với các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế: 11

2.1.3 Thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển nhanh các ngành kinh tế và khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mới 12

2.2.Nhật Bản khuyến khích xuất khẩu 14

2.2.1.Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu 14

2.2.2.Hệ thống thuế đẩy mạnh xuất khẩu 16

2.2.3 Cấp vốn hỗ trợ xuất khẩu 18

2.3 Nhật Bản hạn chế nhập khẩu 19

2.3.1.Rào cản kỹ thuật thương mại 20

2.3.2 Hàng rào thuế quan 22

2.3.3 Hàng rào phi thuế quan 23

Trang 3

2.4 Văn hóa dự trữ tài sản 242.5 Đánh giá 272.5.1 Tác động của việc theo đuổi trường phái trọng thương mới đối với nềnkinh tế của Nhật Bản 272.5.2 Trường phái trọng thương trên khắp thế giới và Quan điểm của các quốcgia khác về việc Nhật Bản theo đuổi trường phái trọng thương mới (tích cực) 28

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Phan Thị ThuGiang giảng viên lớp học phần Kinh tế quốc tế I đã giảng dạy nhiệt tình, truyền đạtnhững kiến thức cơ bản, cần thiết đến chúng em Từ đó, chúng em vận dụng nhữngkiến thức này để hoàn thành bài thảo luận một cách tốt nhất Bên cạnh đó, để hoànthành bài thảo luận này không thể không nhắc đến những đóng góp tích cực của cácthành viên trong nhóm, cảm ơn các bạn đã tham gia họp nhóm đầy đủ, tìm hiểu nghiêncứu các tài liệu Mặc dù nhóm đã cố gắng hoàn thành bài thảo luận nhóm trong phạm

vi và khả năng cho phép nhưng không thể tránh được những thiếu sót, nhóm em rấtmong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỞ ĐẦU

Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế thế giới đã có những bước khôiphục và phát triển thần kỳ Trong nhiều thập kỷ qua, thương mại toàn cầu dựa trên lợithể so sánh và lợi thế tuyệt đối Các quốc gia có xu hướng sản xuất và xuất khẩunhững mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh cao nhất như yếu tố về công nghệ kỹthuật, nhân công, nguyên nhiên liệu dồi dào, Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế

và tự do hóa thương mại đang là xu hướng chung của thế giới Cạnh tranh, đổi mới vàchuyển giao kiến thức được kích thích bởi tự do thương mại đã tạo ra sự tăng trưởng ởcác nước, nền kinh tế mạnh mẽ hơn, mức sống được cải thiện hơn Đối với Nhật Bản

là một quốc gia có sự phát triển thần kì về mặt kinh tế Một số ý kiến cho rằng có lẽNhật Bản là nước đã theo đuổi trường phái trọng thương mới Để có thể làm rõ về vấn

đề này, nhóm chúng em xin phép được nghiên cứu đề tài: “ Nhật Bản có phải là đấtnước theo đuổi trường phái trọng thương mới”

Trang 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm chủ nghĩa trọng thương

Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism) là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiêncủa giai cấp tư sản tồn tại trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, đề cập đếntầm quan trọng của tiền đối với một quốc gia và nó là biểu hiện sự giàu có của mộtquốc gia Chủ nghĩa trọng thương ra đời đã thúc đẩy việc chính quyền điều phối nềnkinh tế quốc gia với mục đích đó là để làm tăng quyền lực nhà nước đó bằng việc làmsuy giảm sức mạnh của các nước đối địch Chủ nghĩa trọng thương thực chất chính là

sự tương đương trong kinh tế của chủ nghĩa chuyên chế trong chính trị, bao gồmnhững chính sách kinh tế quốc gia nhắm đến tích lũy dự trữ tiền tệ thông qua cân bằngthương mại dương, đặc biệt trong các thành phẩm Có nhiều vàng bạc sẽ có quyền lực

và quân đội mạnh củng cố khả năng của các nước; tăng cường quân đội và hải quâncũng tạo điều kiện cho các nước có được nhiều thuộc địa Bằng khuyến khích xuấtkhẩu, hạn chế nhập khẩu, chính phủ có thể khuyến khích sản lượng quốc dân và công

ăn việc làm Chủ nghĩa trọng thương thống trị các cuộc tranh luận và chính sách kinh

tế Tây Âu từ thế kỷ thứ XVI đến cuối thế kỷ thứ XVIII Chủ nghĩa trọng thương làmột nguyên nhân của các cuộc chiến tranh châu Âu thường xuyên và là động lực thúcđẩy bành trướng thuộc địa Các giả thuyết trọng thương đa dạng về độ phức tạp giữacác học giả và phát triển theo thời gian

2 Khái niệm chủ nghĩa trọng thương mới

Chủ nghĩa trọng thương mới được coi là trường phái tư tưởng lâu đời nhất trongkinh tế chính trị quốc tế (IPE), bắt nguồn từ chủ nghĩa trọng thương , một học thuyếttiền công nghiệp và có được chỗ đứng trong Cách mạng Công nghiệp Chủ nghĩa trọngthương mới cho rằng quyền lực là trung tâm trong quan hệ toàn cầu Chủ nghĩa trọngthương mới là một chế độ chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu,kiểm soát sự di chuyển vốn và tập trung các quyết định về tiền tệ trong tay chínhquyền trung ương Mục tiêu của các chính sách trọng thương mới là làm tăng mức dựtrữ ngoại hối do chính phủ nắm giữ, cho phép chính sách tiền tệ và chính sách tài khóahiệu quả hơn

3 Đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương mới

Trên lý thuyết, cũng gần như trong thực tế, chủ nghĩa trọng thương bắt đầu bịgiảm vai trò từ cuối thế kỷ thứ 18 Tuy nhiên, bất chấp làn sóng toàn cầu hóa và sự mởrộng tự do thương mại trên phạm vi toàn cầu, chủ nghĩa trọng thương vẫn không hềbiến mất Khi các quy định về tự do thương mại buộc các quốc gia phải hạ bớt hoặcphá bỏ hàng rào thuế quan, những biện pháp bảo hộ của chủ nghĩa trọng thương cổ

Trang 7

điển, các quốc gia quay sang áp dụng các chính sách được gọi là “chủ nghĩa trọngthương mới” Chính vì vậy, có thể nói những chính sách mang tính bảo hộ của chủnghĩa trọng thương vẫn tiếp tục tồn tại và là một phần không thể thiếu trong chính sáchkinh tế của nhiều quốc gia ngày nay

Tập trung vào việc tối đa hóa sự giàu có và quyền lực của nhà nước, nhữngquốc gia theo chủ nghĩa trọng thương mới thường ít quan tâm đến các mục tiêu mangtính hợp tác hơn là tăng cường hòa bình và thịnh vượng toàn cầu Thay vào đó, nhiềungười coi chính trị thế giới là một dạng đấu tranh sinh tồn giữa các quốc gia đòi hỏiphải thể hiện quyền lực một cách hung hãn ở nước ngoài, bao gồm cả thông qua sựchinh phục và cai trị của đế quốc Trong lĩnh vực kinh tế, họ cũng thường quan tâmđấu tranh trong các cuộc chiến thương mại

Chủ nghĩa trọng thương mới đương đại không chủ yếu quan tâm đến thươngmại hay thặng dư cán cân thanh toán Chủ nghĩa trọng thương mới “có thể có nhiềuhình thức trong thế giới hiện đại”, bao gồm:

Tăng cường xuất khẩu: mong muốn thặng dư cán cân thanh toán, xuất khẩucàng nhiều càng tốt (số lượng) và xuất khẩu nhiều hàng hóa có giá trị cao hơnhàng hóa có giá trị thấp (giá trị); không khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu mà

sử dụng nguyên liệu đó để sản xuất trong nước rồi đem xuất khẩu thành phẩm,

về nhập khẩu, áp dụng các chính sách trợ cấp xuất khẩu để kích thích việc bánhàng hóa ra nước ngoài

Hạn chế nhập khẩu: áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu, giữ nhậpkhẩu ở mức độ tối thiểu và dành ưu tiên cho nhập khẩu nguyên liệu so vớithành phẩm, nhất là hàng xa xỉ Chính phủ hạn chế nhập khẩu bằng công cụ bảo

hộ mậu dịch và việc buôn bán được thực hiện bằng các công ti độc quyền củanhà nước, hạn ngạch nhập khẩu, hay hàng rào kỹ thuật

Dự trữ tiền, vàng bạc: Họ tin rằng một quốc gia có thể cải thiện dự trữ vàngcủa mình từ sự thua thiệt của quốc gia khác, tạo nên của cải và quyền lực choquốc gia đó

Quyền lực của nhà nước được nâng cao: Chủ nghĩa trọng thương mới nhấnmạnh vai trò trung tâm của nhà nước trong các sự kiện kinh tế và chính trị toàncầu, nhìn thế giới dưới góc độ một trò chơi có tổng bằng 0, hay lợi ích tươngđối, trong đó lợi ích của một quốc gia là tổn thất của quốc gia khác những quốcgia theo chủ nghĩa trọng thương mới ưu tiên chính trị hơn kinh tế, thừa nhậntầm quan trọng của thị trường nhưng họ tin rằng thị trường phải phục vụ lợi íchcủa nhà nước và chính phủ phải đảm bảo rằng thị trường phục vụ quyền lực củanhà nước so với các quốc gia khác Mặt khác, chủ nghĩa trọng thương mới tin

Trang 8

rằng nhà nước đang kiểm soát dòng chảy của những chủ thể này và có thể ngănchặn nó nếu muốn Những người theo chủ nghĩa trọng thương mới cũng tinrằng nhà nước phải “đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy thương mại, địnhhình chính sách đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp quốc gia” Vai trò can thiệpnày của nhà nước đặc biệt đúng, dựa trên kỳ vọng hiện thực rằng nhà nước sẽcan thiệp khi lợi ích của các chủ thể trong nước khác xa với lợi ích của nhànước và khỏi nhu cầu thiết yếu của lợi ích quốc gia.

Trang 9

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Khái quát chung về Nhật Bản

1.1 Khái quát về nền kinh tế của Nhật Bản từ xưa tới nay 1960 đến nay vì khi đó

là “Kỳ tích Nhật Bản thời hậu chiến”

Trong giai đoạn những năm 1960 đến 1980, tăng trưởng kinh tế chung là rấtnhanh: trung bình 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970 và 4% vàonhững năm 1980 Vào cuối giai đoạn này, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế có thunhập cao Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1951-1973), đâyđược coi là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản, nhờ sự đồng lòngcủa toàn thể nhân dân Nhật Bản và sự phát triển của các nền công nghiệp luyện kim,

cơ khí Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trong thế giới tư bản sau Mỹ

và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới cùng với Mỹ và TâyÂu

Sau thời kì kinh tế "bong bóng" 1986-1990 (giá đất và giá cổ phiếu leo thangmạnh mẽ Sự tăng giá của các loại tài sản này làm cho nhiều cá nhân và công ty trởnên giàu có trong phút chốc Sản xuất và chi tiêu đã bị kích thích làm cho tốc độ tăngtrưởng kinh tế nhảy vọt Thế nhưng sự sụp đổ về sau cũng nhanh không kém sự phình

to mãnh liệt ban đầu của nó, nên được gắn với cái tên bong bóng) , sự sụp đổ của bongbóng tài sản năm 1991 diễn ra tại Nhật Bản đã tạo ra một thời kỳ nền kinh tế bị đìnhtrệ hay còn được biết đến với cái tên gọi là thập niên mất mát, kinh tế Nhật đã trì trệsuốt hơn 30 năm kể từ đó tới nay Tính đến năm 2021, Nhật Bản có mức nợ công caohơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia phát triển nào khác với mức 266% GDP Cáckhoản nợ này chủ yếu là đến từ trong nước với 45% được nắm giữ bởi Ngân hàngNhật Bản

Hiện nay, kinh tế Nhật Bản còn phải đối mặt với một thách thức mới là tình trạnggià hóa dân số khiến lực lượng lao động bị thiếu hụt Trong tương lai 10 năm tới, kinh

tế Nhật Bản nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng rất chậm (khoảng 0,5 1% mỗi năm), khó có thể tăng tốc nhanh hơn

-1.2 Khái quát về thị trường xuất khẩu

Theo số liệu thống kê thương mại năm 2021 được công bố, kim ngạch xuất khẩucủa Nhật Bản đạt 83.931,1 tỷ JPY, tăng 21,5% so với năm 2020 Kim ngạch xuất khẩucủa Nhật Bản tăng chủ yếu nhờ nhu cầu sắt thép của Hàn Quốc và nhu cầu về thiết bịsản xuất vật liệu bán dẫn của Trung Quốc tăng Bên cạnh đó, xuất khẩu ôtô tăng cũnggóp phần không nhỏ vào việc gia tăng của kim ngạch xuất khẩu

Trang 10

Năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Nhật Bản đạt hơn 1.413 tỷ yêntrong năm 2022, tăng 14,3% so với năm 2021 Đây là năm thứ 10 liên tiếp kim ngạchxuất khẩu các mặt hàng này của Nhật Bản tăng Các mặt hàng ôtô và sắt, thép gópphần tăng kim ngạch xuất khẩu do nhu cầu tăng mạnh ở các thị trường quốc tế trongbối cảnh các tác động tiêu cực năm tài chính 2022 đã khiến chi phí nhập khẩu tăngcao.

Năm 2023, chính phủ Nhật Bản sẽ duy trì mục tiêu tăng xuất khẩu các mặt hàngnông, lâm, thủy, hải sản và lương thực lên 2.000 tỷ yên (khoảng 13,5 tỷ USD) vào năm

2025 và 5.000 tỷ Yên vào năm 2030, so với mức 1.400 tỷ yên trong năm 2022 NhậtBản muốn tìm kiếm các thị trường có thể bán các mặt hàng giá trị cao một cách hiệuquả nhất và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại

Nhật Bản đứng top 5 trong các nước có giá trị và thị phần xuất khẩu lớn nhấtthế giới trong 3 quý của 2023 cho thấy thị trường xuất khẩu của Nhật Bản đang khásuôn sẻ

1.3 Khái quát về thị trường nhập khẩu

Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết trong tháng 11/2021, kim ngạch nhập khẩuhàng hóa của Nhật Bản tăng tới 43,8% lên mức cao kỷ lục do dầu thô tăng giá và đồngyên yếu, khiến thâm hụt thương mại của nước này tăng lên mức cao nhất kể từ tháng1/2020

Theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), chỉ số giá nhập khẩu của NhậtBản năm 2022, dựa trên các giao dịch của doanh nghiệp, đã tăng khoảng 30% trongnăm vừa qua vì giá nhiên, nguyên liệu đều tăng cao, trong khi chỉ số giá xuất khẩu chỉtăng 10% Đồng yên mất giá so với đồng đô la Mỹ cùng với giá dầu tăng cao do ảnhhưởng cuộc chiến Nga-Ukraina, chính sách Zero Covid của Trung Quốc khiến chi phísản xuất tăng (khi giá nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển cùng tăng), đẩygiá thành sản phẩm bán ra cao hơn, những mặt hàng thiết yếu cũng lên giá từng năm

Trang 11

Năm 2023, Nhật Bản nỗ lực để đảm bảo có thể nhập khẩu lương thực và nguyên liệu sản xuất một cách ổn định, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một số thị trường

2 Lý do Nhật Bản theo trường phái trọng thương mới

2.1 Sự can thiệp của chính phủ vào phát triển kinh tế:

2.1.1 Chính phủ áp dụng liên quan đến các chính sách về ngoại hối hay tỷ giá hốiđoái:

22/09/2022: Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã thôngbáo quyết định tiến hành can thiệp ngoại hối bằng cách bán USD và mua vào đồngYên Việc Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng cách mua đồng yên là hiếmkhi xảy ra Thay vào đó, Bộ Tài chính nước này thường bán ra đồng yên để ngăn sựtăng giá của đồng nội tệ - nhân tố có thể gây tổn hại cho nền kinh tế có độ phụ thuộclớn vào xuất khẩu vì khiến hàng hoá Nhật Bản giảm khả năng cạnh tranh ở nướcngoài Ngay sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất thêm 0,75điểm phần trăm và BOJ quyết định tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, tỷ giáđồng Yên so với USD đã giảm xuống mức kỷ lục trong 24 năm qua là 145 yen đổi 1USD Khi thông tin Chính phủ Nhật Bản và BoJ quyết định thực hiện can thiệp ngoạihối, tỷ giá đồng Yên đã bị tác động và chỉ khoảng 1 tiếng sau đó, đồng yên đã tăng lênmức 140 yên đổi 1 USD

Như vậy, Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng chính phủ Nhật Bản thực hiệnchính sách tiền tệ lỏng lẻo sẽ tạo ra lạm phát ổn định và thúc đẩy tăng trưởng phù hợpvới tốc độ tăng giá tiêu dùng Đồng thời, tăng cạnh tranh về giá cho các mặt hàng xuấtkhẩu ở nước ngoài

2.1.2 Tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, vừa là chủ thể quản lý kinh tếvừa là chủ thể đầu tư đối với các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế:

Trong thời kỳ kiến tạo lại nền kinh tế, Nhà nước Nhật Bản thực hiện chínhsách đầu tư ổn định Giảm đầu tư trong những năm phồn vinh nhằm tránh cho nềnkinh tế phát triển quá nóng và tăng trong những năm khủng hoảng nhằm dịu mức độnghiêm trọng của khủng hoảng

Nhà nước Nhật Bản nắm khoảng 1/3 tổng số vốn đầu tư tư bản cố định trongnước Nhà nước chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng của sản xuất và xã hội, vào xây dựng

cơ sở ngành công nghiệp mới, vào nghiên cứu khoa học Nhà nước Nhật Bản tích cựckhuyến khích đầu tư vào các ngành đòi hỏi vốn lớn như các ngành công nghiệp nặng

và hóa chất, đặc biệt là vào các dự án có độ rủi ro cao, nhằm đổi mới trang thiết bị vàtài sản cố định của các doanh nghiệp có chủ trương phát triển sản xuất thay thế chohàng nhập khẩu

Trang 12

Theo các số liệu thống kê, trước những năm 1950, thiết bị của các doanh nghiệpNhật Bản hầu hết là cũ kỹ lạc hậu: Năm 1952 chỉ có 29% tổng số thiết bị chế biến kimloại dưới 10 năm tuổi, nhưng tỉ lệ này đã tăng lên 56% vào năm 1963 và 65% vào năm

1967 Trong các ngành công nghiệp nặng then chốt khác, tỉ lệ đổi mới thiết bị cũng rấtcao Cuối năm 1967, tổng số máy cái chưa đầy 10 năm tuổi trong các ngành luyện kimđen chiếm tới 71%, trong ngành sản xuất máy chính xác và đo lường: 69%, trongngành chế tạo máy vận tải: 68%, trong ngành điện tử: 66% Như vậy có thể thấy là vàocuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, Nhật Bản đã tập trung được cao độ vốnđầu tư cho việc đổi mới trang thiết bị và tài sản cố định trong các ngành công nghiệp Ngày nay, để ổn định nguồn cung quan trọng cho nền kinh tế như chất bán dẫn,Chính phủ Nhật Bản đang trợ cấp cho đầu tư trong nước khoảng 476 tỷ Yen (3,3 tỷUSD) đang được cung cấp cho TSMC - công ty bán dẫn của Đài Loan (Trung Quốc)xây dựng một nhà máy ở tỉnh Kumamoto và khoản trợ cấp lên tới 192 (1,3 tỷ USD)cho nhà máy bán dẫn đầu tư bởi Micron Technology của Mỹ tại Hiroshima

Có thể thấy, Chính phủ Nhật Bản đã rất thành công trong việc phân phối nguồnvốn của mình để đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư cố định Các nguồn vốn này đã đượcphân phối một cách có trọng điểm dưới chính sách “tài chính ưu đãi” dành cho cácngành công nghiệp cần được khuyến khích phát triển Chính sách này đã được thựchiện dưới các hình thức như cho vay với lãi suất ưu đãi, ưu tiên cho việc nhập khẩucác nguyên liệu đầu vào, kỹ thuật và công nghệ, đầu tư vào các dự án có độ rủi ro cao,

và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp

2.1.3 Thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển nhanh các ngành kinh tế và khu vực kinh tế

tư nhân, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mới

Vào thời kì khôi phục kinh tế, Chính phủ Nhật Bản chọn cách đầu tư vào cácngành công nghiệp mục tiêu, tập trung hỗ trợ và bảo vệ bằng cách đưa ra những ưu đãiđặc biệt cho các doanh nghiệp lớn hoạt động trong các ngành này Trước hết là ngànhcông nghiệp năng lượng, nhiên liệu, đặc biệt tăng đầu tư vào ngành dầu lửa, giảm tỷtrọng ngành than đá

Ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa dầu được Nhà nước chú ý đầu

tư để đổi mới, và hiện đại hóa, nhờ đó Nhật Bản đã đáp ứng được nhu cầu trong nước

và xuất khẩu, chiếm ưu thế trên thị trường thế giới về chất lượng và hiệu quả Đặc biệt,các ngành công nghiệp chế tạo máy, ngành công nghiệp đóng tàu có vai trò quan trọngtrong điều chỉnh cơ cấu công nghiệp sau chiến tranh Từ năm 1952-1964, đầu tư vàongành chế tạo máy tăng 23 lần từ 20,4 tỷ Yên lên 556 tỷ Yên; giá bán tàu đóng mớicủa Nhật Bản rẻ hơn so với châu Âu từ 20 đến 30%

Trang 13

Ngoài ra, Nhà nước bảo vệ hiệu quả các ngành công nghiệp còn non yếu,khuyến khích mở rộng các ngành công nghiệp mới và ngành công nghiệp định hướngxuất khẩu Để bảo vệ ngành công nghiệp còn non trẻ trong nước, Hội đồng điều tra cơcấu công nghiệp của Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI) được hình thànhvào tháng 4-1961 Sau đó, các quan chức MITI bắt đầu soạn thảo các khuôn khổ chungnhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty thông qua khuyến khích sápnhập và các phương pháp hợp lý khác

Từ sự thay đổi cơ cấu ngành đầu tư, dẫn đến thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩucủa Nhật Bản Về xuất khẩu, nếu như năm 1955, xuất khẩu sản phẩm dệt chiếm tỷtrọng cao đến 40%, thì đến 1965 chỉ còn 19% và đến 1971 còn 11% Hiện nay, các sảnphẩm vải bông, may mặc không còn nằm trong mặt hàng xuất khẩu tốt nữa mà xuấtkhẩu sản phẩm từ công nghiệp chế tạo (40%) và sản xuất ngành điện tử giữ vị trí quantrọng Năm 2022, Nhật Bản sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuấtkhẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra, tàu biển chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩucủa thế giới Tiếp đó, ngành công nghệ điện tử, sản phẩm tin học chiếm khoảng 22%sản phẩm công nghệ tin học thế giới; vi mạch và chất bán dẫn đứng đầu thế giới về sảnxuất, vật liệu truyền thông đứng thứ hai thế giới; Robot (người máy) chiếm khoảng60% tổng số robot của thế giới và sử dụng robot với tỉ lệ lớn trong các ngành côngnghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ Qua đó thấy được rằng Nhật Bản luôn luôn thúc đẩy cáclĩnh vực công nghệ mới

Với bối cảnh hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đã thành công triển khai các chínhsách thúc đẩy CMCN 4.0 - “ Chiến lược toàn diện cho khoa học, công nghệ và đổi mớisáng tạo”, cùng với đó, các công nghệ trọng tâm cũng được ưu tiên phát triển trongChiến Lược là công nghệ số, công nghệ nano và công nghệ môi trường Chưa dừng lại

ở đó, Nhật Bản đã bắt đầu xây dựng xã hội 5.0 với các ngành công nghiệp hàng đầu

Là cái nôi của nền công nghiệp chế tạo robot, ngành Robot/Al của Nhật đang áp dụngnhiều phương pháp cải tiến và cho ra đời những loại robot thông minh, hỗ trợ trongviệc sản xuất và quản lý Ngoài ra, công nghệ thực tế ảo, ứng dụng cuộc sống cũngđang phát triển mạnh mẽ tại đất nước mặt trời mọc và dần trở thanh những ngành mũinhọn trong công nghiệp Nhật Bản

Như vậy, Nhà nước Nhật Bản tuy có tác động lên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội,nhưng đặt trọng tâm ở phát triển kinh tế Để thực hiện được điều đó, Nhà nước NhậtBản đã sử dụng những doanh nghiệp lớn Những doanh nghiệp này được rót mộtlượng vốn lớn, nắm giữ những ngành thiết yếu (ví dụ: Mitsubishi hoạt động trong rấtnhiều lĩnh vực như: ngân hàng, thương mại, ô tô, năng lượng, hóa chất ), có vai tròtạo động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế Sự điều tiết của nhà nước thông qua

Trang 14

những tập đoàn kinh tế sẽ góp phần tác động trực tiếp lên nền kinh tế Mối quan hệchặt chẽ giữa doanh nghiệp và Chính phủ Nhật Bản là một khía cạnh quan trọng giúpgia tăng khả năng kiểm soát của Nhà nước trong điều phối khu vực tư nhân, nhắm tớimục tiêu đạt được tăng trưởng nhanh và bền vững

2.2.Nhật Bản khuyến khích xuất khẩu

2.2.1.Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu

Kỹ thuật cao và đổi mới công nghệ: Nhật Bản đầu tư mạnh vào nghiên cứu vàphát triển kỹ thuật cao và đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm và dịch vụmới có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Xúc tiến thương mại và đầu tư: Chính phủ Nhật Bản đã triển khai chính sáchxúc tiến thương mại và đầu tư, bao gồm tổ chức các sự kiện thương mại, hộichợ triển lãm và triển khai chương trình tài trợ để tăng cường xuất khẩu và thuhút đầu tư từ các quốc gia khác

Hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt: Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường hỗtrợ cho các ngành công nghiệp chủ chốt, như ô tô, điện tử và máy móc, để nângcao khả năng cạnh tranh và tăng cường xuất khẩu.Chính phủ Nhật Bản đã công

bố một loạt biện pháp nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng của ngành côngnghiệp ô tô vốn dễ bị tổn thương, bao gồm viện trợ tài chính cho các công tymuốn chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc về nước hoặc tới các quốcgia Đông Nam Á Những nhà sản xuất có thể tiếp cận các khoản vay và hỗ trợvốn có của chính phủ, nhưng các gói hỗ trợ này thường được thiết kế dành chokhối doanh nghiệp nhỏ

Xây dựng hệ thống hậu cần vận tải: Nhật Bản đã đầu tư vào việc xây dựng vànâng cấp cơ sở hạ tầng vận tải, bao gồm cả cảng biển, đường sắt và đường bộ,nhằm tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa ra khỏi đất nước

Để mở rộng xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp một khoản tiền 20 triệu đô la với nghĩa là tiền viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ Với khoản tiền này Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua được nhiều hàng hóa Nhật Bản hơn Chính sách tăng cường thương mại: Nhật Bản đã tham gia vào nhiều hiệp địnhthương mại tự do, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái BìnhDương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP-11) Điều này đã mở rộng thị trường tiềm năng và giảm thuế nhập khẩu đối vớicác hàng hóa Nhật Bản

Các doanh nghiệp trong nước được Nhật Bản hỗ trợ

Công ty Honda sau khi thâm nhập thị trường Việt Nam năm 1958, đến năm

1996 đã quyết định thành lập công ty liên doanh ở nước ta, lập ra những nhà

Trang 15

máy lắp ráp ô tô xe máy, cung cấp cho thị trường Việt Nam và thị trường nướcngoài Nhật Bản cũng tăng cường viện trợ cho Đông Nam Á, tạo thuận lợi choviệc bán các mặt hàng chế tạo của Nhật và thúc đẩy mối quan hệ với khu vựcnày

Ngày 08/03/2016, hãng tin Kyodo dẫn nguồn báo cáo thường niên về viện trợnước ngoài của Nhật Bản cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng cường viện trợtới các nước châu Á Báo cáo trên, vốn là Sách Trắng của Bộ Ngoại giao NhậtBản về viện trợ phát triển chính thức, cho thấy Tokyo có ý định giúp bảo vệnhững tuyến đường biển trọng yếu trong khu vực, gồm những tuyến đườngxung quanh các quốc gia thành viên ASEAN Báo cáo chỉ rõ, với mục đích pháttriển “các giá trị toàn cầu dựa trên trật tự” tại Đông Á, gồm có khu vực ĐôngNam Á, Nhật Bản sẽ ủng hộ nỗ lực của các nước khu vực nhằm cải thiện anninh trên biển, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong năm 2020, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bốdanh sách 30 doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của nước này,

có nhà máy ở các nước Đông Nam Á, đủ điều kiện để nhận hỗ trợ chuyển dịch, mởrộng nhà máy Đây là những doanh nghiệp được lựa chọn đầu tiên trong số 124 doanhnghiệp đã đăng ký của chương trình "Hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w