1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại công ty tnhh một thành viên khai thác công trình thủy lợi bắc thái bình

71 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 20172021 23 2.1. Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình và sửa chữa thường xuyên tại TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình giai đoạn 20172021 23 2.1.1. Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình 23 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 23 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 24 2.1.1.3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 26 2.1.2. Công trình thủy lợi thuộc quản lý của Công ty giai đoạn 20172021 28 2.1.3. Sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại Công ty giai đoạn 20172021 31 2.2. Thực trạng quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình giai đoạn 20172021 32 2.2.1. Thực trạng bộ máy quản lý sửa chữa thường xuyên 32 2.2.2. Thực trạng lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên 33 2.2.3. Thực trạng triển khai kế hoạch sửa chữa thường xuyên 35 2.2.4. Thực trạng kiểm soát sửa chữa thường xuyên 36 2.3. Đánh giá quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình giai đoạn 20172021 39 2.3.1. Điểm mạnh quản lý 39 2.3.2. Điểm yếu quản lý 41 2.3.3. Nguyên nhân của điểm yếu 45

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan nghiên cứu 1

3 Mục tiêu nghiên cứu 1

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2

4.2 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

5.1 Khung lý thuyết 2

5.2 Quy trình nghiên cứu 2

6 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN CÔNGTRÌNH THỦY LỢI TẠI DOANH NGHIỆP KHAI THÁC CÔNG TRÌNHTHỦY LỢI 4

1.1 Công trình thủy lợi và sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi 4

1.1.1 Công trình thủy lợi 4

1.1.1.1 Khái niệm 4

1.1.1.2 Đặc điểm của các công trình thủy lợi 4

1.1.1.3 Vai trò của các công trình thủy lợi đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam 5

1.1.2 Sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi 8

Trang 2

1.2 Quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại doanh nghiệp khai

thác công trình thủy lợi 9

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý sửa chữa 10

1.2.2 Bộ máy quản lý sửa chữa 11

1.2.3 Lập kế hoạch sửa chữa 12

1.2.4 Triển khai kế hoạch sửa chữa 13

1.2.5 Kiểm soát sửa chữa 16

1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi 17

1.3.1 Yếu tố thuộc về doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi 17

1.3.2 Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi 21

CHƯƠNG 2 23

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊNCÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁCCÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2021 23

2.1 Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình và sửa chữa thường xuyên tại TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình giai đoạn 2017-2021 23

2.1.1 Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình 23

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 23

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 24

2.1.1.3 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 26

2.1.2 Công trình thủy lợi thuộc quản lý của Công ty giai đoạn 2017-2021 28

Trang 3

2.1.3 Sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại Công ty giai đoạn

2.2 Thực trạng quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình giai đoạn 2017-2021 32

2.2.1 Thực trạng bộ máy quản lý sửa chữa thường xuyên 32

2.2.2 Thực trạng lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên 33

2.2.3 Thực trạng triển khai kế hoạch sửa chữa thường xuyên 35

2.2.4 Thực trạng kiểm soát sửa chữa thường xuyên 36

2.3 Đánh giá quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình giai đoạn 2017-2021 39

2.3.1 Điểm mạnh quản lý 39

2.3.2 Điểm yếu quản lý 41

2.3.3 Nguyên nhân của điểm yếu 45

CHƯƠNG 3 48

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ SỬA CHỮA THƯỜNGXUYÊN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAITHÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC THÁI BÌNH ĐẾN 2025 48

3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý sửa chữa thường xuyên tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình đến năm 2025 48

3.1.1 Định hướng phát triển công trình thủy lợi trên địa bàn Bắc Thái Bình đến năm 2025 48

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình đến năm 2025 49

Trang 4

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình

đến năm 2025 50

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý sửa chữa 503.2.2 Hoàn thiện lập kế hoạch sửa chữa 51

3.2.3 Hoàn thiện triển khai kế hoạch sửa chữa 54

3.2.4 Hoàn thiện kiểm soát sửa chữa 58

3.3 Một số kiến nghị 62

3.3.1 Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình 62

3.3.2 Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 63

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BI

Bảng 2 1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình 26 Bảng 2 2 Các công trình tưới thuộc quản lý của Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình 29 Bảng 2 3 Danh sách các trạm bơm tiêu qua đê do Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình quản lý 29 YBảng 3 1 Biểu mẫu sổ theo dõi sự cố công trình thủy lợi 01 61 Bảng 3 2 Biểu mẫu sổ theo dõi sự cố công trình thủy lợi 02 62

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV khai thác công trình Thuỷ Lợi Bắc Thái Bình 25 Hình 2 2 Công ty TNHH một thành viên khai thác các công trình thủy lợi Bắc Thái Bình đang xây mới cống cấp thoát nước qua đê 31 Hình 2 3 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án 33 Hình 2 4 Kiểm tra công trình, lập danh mục sửa chữa thường xuyên định kỳ

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sửa chữa thường xuyên công trình thuỷ lợi là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo năng lực khai thác của công trình, phục vụ cấp nước, tưới tiêu Số công trình sửa chữa thường xuyên hàng năm của Công ty trung bình là 100 công trình được phân bổ cho 4 huyện phía Bắc tỉnh Thái Bình do Công ty quản lý Chi phí sửa chữa thường xuyên trung bình hàng năm từ 20-30 tỷ (Bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn dịch vụ công ích Thủy lợi) Bên cạnh những ưu điểm, quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thuỷ lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình Thuỷ Lợi Bắc Thái Bình vẫn còn

những hạn chế, vướng mắc Do vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý sửa chữathường xuyên công trình thuỷ lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác côngtrình Thuỷ Lợi Bắc Thái Bình” cho Luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sĩ

Quản lý kinh tế và Chính sách

2 Tổng quan nghiên cứu

Qua nghiên cứu, tác giả tổng kết được một số công trình có liên quan đến sửa chữa, quản lý chi phí sửa chữa thường xuyên, nhưng không có công trình nào nghiên cứu về Quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thuỷ lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình Thuỷ Lợi Bắc Thái Bình

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng được khung nghiên cứu về quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi

- Phân tích được thực trạng quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình giai đoạn 2017-2021

- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện quản lý sửa chữa thường

Trang 8

xuyên công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình đến năm 2025

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Quản lý sửa chữa sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: nghiên cứu theo quy trình quản lý

- Về không gian: tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình.

- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp thu thập giai đoạn từ 2017 - 2021, dữ liệu sơ cấp thu thập vào tháng 3/2022, giải pháp đến 2025.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung lý thuyết

5.2 Quy trình nghiên cứu

Quản lý thường xuyên tại doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi:

1 Bộ máy quản lý sửa chữa thường xuyên 2 Lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên 3 Triển khai kế hoạch sửa chữa thường xuyên 4 Kiểm soát sửa chữa thường xuyên

Mục tiêu quản lý sửa chữa thường xuyên tại doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi Các yếu tố ảnh hưởng

đến quản lý sửa chữa thường xuyên tại doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi: 1 Yếu tố thuộc về doanh nghiệp

2 Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Trang 9

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu để xây dựng khung lý thuyết về quản lý sửa

chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi Phương pháp nghiên cứu là phương pháp mô hình hóa, phân tích hệ thống.

Bước 2: Thu thập thông tin thứ cấp về quản lý sửa chữa thường xuyên công

trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, tài liệu, thông tin nội bộ của Công ty giai đoạn 2019 - 2021

Bước 3: Thiết kế bảng hỏi và điều tra cán bộ nhân viên tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình, điều tra người dân.

Bước 4: Phân tích thực trạng và đánh giá quản lý sửa chữa thường xuyên

công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình giai đoạn 2019-2021, xác định ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân Phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích, thống kê.

Bước 5: Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình đến 2025.

6 Kết cấu đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi.

Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình đến 2025

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN CÔNGTRÌNH THỦY LỢI TẠI DOANH NGHIỆP KHAI THÁC CÔNG TRÌNH

THỦY LỢI

1.1 Công trình thủy lợi và sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tạidoanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi

1.1.1 Công trình thủy lợi

1.1.1.1 Khái niệm

Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 có hiệu lực ngày 01/07/2018: “Công trình thủy lợi (Irrigation Structure) là công trình hạ tầng kĩ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lí, khai thác thủy lợi Nhiệm vụ chủ yếu của các công trình thủy lợi là làm thay đổi, cải biến trạng thái tự nhiên dòng chảy của sông, hồ, biển, nước ngầm để sử dụng nước một cách hợp lý có lợi nhất và bảo vệ môi trường xung quanh tránh khỏi những tác hại của dòng nước gây nên Công trình thủy lợi có thể làm hình thành dòng chảy nhân tạo để thỏa mãn nhu cầu dùng nước, khi dòng chảy tự nhiên ở nơi đó không đủ hoặc không có.”

1.1.1.2 Đặc điểm của các công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng nhằm khai thác mặt có lợi của tài nguyên nước; phòng, chống và ngăn chặn giảm thiểu những tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái phục vụ đời sống của con người Công trình thủy lợi có nhiệm vụ làm thay đổi, cải biến trạng thái tự nhiên của dòng chảy sông, hồ, biển, nước ngầm để sử dụng nước có lợi nhất và bảo vệ môi trường xung quanh khỏi tác hại của

Trang 11

dòng nước gây ra phục vụ đời sống con người Do đó các công trình thủy lợi có các đặc điểm sau:

- Thường xuyên chịu sự phá hoại của môi trường nước về mặt cơ học, hóa học, lý học, hiện tượng thấm và chịu ảnh hưởng xấu của của các vi sinh vật trong nước Ngoài ra công trình thủy lợi còn chịu sự phá hoại bất thường như bão, lũ lụt, động đất, sóng thần… gây ra.

- Là kết quả tổ hợp của nhiều lĩnh vực: quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thiết kế, chế tạo, thi công và quản lý khai thác… và điều đặc biệt quan trọng là sự tham gia quyết định về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương.

- Chứa đựng nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác nhau - Vốn đầu tư rất lớn.

- Thời gian hoàn thành công trình từ khi còn là ý tưởng cho đến khi hoàn thiện sản phẩm rất lớn Tuổi thọ của công trình từ hàng chục đến hàng trăm năm tùy theo cấp công trình.

- Khi xây dựng công trình thì nó tác động mạnh đến môi trường xung quanh như xây hồ, đập ngăn nước và phát điện…

- Hậu quả khi công trình hư hỏng là rất lớn và có trường hợp rất nghiêm trọng nó đe dọa đến đời sống của người dân trong vùng hạ du (Ví dụ như xảy ra vỡ đập của hồ chứa …).

- Đặc điểm thi công của các công trình thủy lợi thường là có khối lượng thi công lớn, điều kiện thi công khó khăn, thời gian thi công hạn chế, cường độ thi công trong khi đó lại đòi hỏi chất lượng thi công của công trình cũng rất cao.

Những đặc điểm trên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất chất lượng công trình, vì vậy nếu ở khâu nào đó, thời điểm nào đó để xảy ra kém chất lượng

Trang 12

công trình thì có thể dẫn đến sự cố lớn nhỏ trong quá trình thi công, quản lý và khai thác.

1.1.1.3 Vai trò của các công trình thủy lợi đối với sự phát triển kinh tế củaViệt Nam

Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025.Muốn vậy trước hết nông nghiệp và nông thôn phải phát triển lên một trình độ mới bằng việc đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển công nghiệp, dịch vụ, các làng nghề ở nông thôn, tạo nhiều việc làm mới.

Để đạt được những mục tiêu này, công tác thủy lợi của nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn phải đối mặt với những cơ hội và thách thức mới Đó là, giữ nước ổn định và đảm bảo an ninh lương thực thông qua sản xuất lương thực, cung cấp các giải pháp tưới tiêu hiệu quả cho trồng cây thương phẩm và cây ăn quả lâu năm, cấp nước cho các điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn, cung cấp nước sạch cho nông thôn dân cư, xây dựng hệ thống sản xuất muối chất lượng cao, quy mô chăn nuôi, cấp nước nuôi trồng thủy sản, xử lý nước thải từ các khu chăn nuôi tập trung, làng nghề, điểm sản xuất, dịch vụ công nghiệp nông thôn.

Với những đặc điểm về tài nguyên nước trung bình, tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô năm nào cũng xảy ra với mức độ ngày càng tăng Mùa mưa tình trạng úng lụt cũng thường xuyên xuất hiện, càng những năm gần đây tình hình thiên tai càng diễn biến phức tạp và liên lục Vì thế, đòi hỏi sự quan tâm sát sao của tất cả các cấp, các ngành cũng như của mọi người dân cho ngành thủy lợi, nhất là công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi, đảm bảo các công trình được vận hành, khai thác sử dụng một cách hiệu quả và an toàn, đạt được tối đa công năng.

Trang 13

 Những ảnh hưởng tích cực của các công trình thủy lợi:

Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp, độc canh lúa nước Vì vậy nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thơi tiết khí hậu thuận lợi thì đó là môi trường thuận lợi để nông nghiệp phát triển nhưng khi gặp những thời kỳ mà thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của nhân dân ta đặc biệt đối với sự phát triển của cây lúa, bởi vì lúa là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta Vì vậy mà công trình thủy lợi có vai trò tác động rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước ta như:

- Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về nước, góp phần tích cực cho công tác cải tạo đất Nhờ có công trình thủy lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến Mặt khác nhờ có công trình thủy lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng vụ, vì hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lên đến 2 - 2,2 lần đặc biệt có nơi tăng lên đến 2,4 - 2,7 lần Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã sản xuất được 4 vụ Trước đây do công trình thủy lợi ở nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có hai vụ trong một năm Do công trình thủy lợi phát triển hơn trước nên thu hoạch trên 1 ha đã đạt tới 60-80 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng Hiện nay do có sự quan tâm đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà nước từ đó tạo cho ngành thuỷ lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu lớn và hiện nay nước ta đang đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo…Ngoài ra, nhờ có công trình thủy lợi cũng góp phần vào việc chống hiện tượng sa mạc hoá

- Tăng năng xuất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp, giống loài cây trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực.

Trang 14

- Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới.

- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch

- Tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập thấp Từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và chính trị trong cả nước.

- Công trình thủy lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất

Tóm lại công trình thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH đất nước.

 Những ảnh hưởng tiêu cực từ các công trình thủy lợi:

- Các công trình thủy lợi chiếm một phần đất để có thể xây dựng và hoạt động, từ đó thay đổi điều kiện sinh hoạt của động thực vật cũng như con người trong khu vực, lâu dần có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực và sức khỏe của người dân.

- Có thể gây biến đổi điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn, gây ảnh hưởng tới thượng, hạ lưu hệ thống, hoặc có thể thay đổi môi trường đất, nước trong khu vực.

- Trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi cảnh quan khu vực, ảnh hưởng tới lịch sử vănhoá, truyền thống của vùng nơi xây dựng công trình.

Trang 15

1.1.2 Sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi

“Bảo dưỡng công trình thuỷ lợi là các hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa

chữa những hư hỏng nhỏ của công trình, thiết bị được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình thuỷ lợi ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường, hạn chế sự phát sinh các hư hỏng lớn công trình thuỷ lợi.

Sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi là các hoạt động sửa chữa có

tính chất thường xuyên, định kỳ từng phần của công trình, thiết bị sau một thời gian sử dụng, nhằm khắc phục hư hỏng được phát hiện trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường, an toàn của công trình, kênh mương, nhà xưởng, máy móc thiết bị.”1

“Theo Quyết định số 41/2016/QÐ-UBND ngày 19-9-2016 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế, xã hội, thành phố thống nhất quản lý toàn bộ lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn Hiện nay, công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi được thành phố giao cho bốn công ty thủy lợi trực tiếp quản lý Trước khi thực hiện quy định này, các công ty thủy lợi chỉ quản lý các công trình thủy lợi liên xã, liên huyện và các công trình lớn Các công trình thủy lợi này thường xuyên được đầu tư sửa chữa, nạo vét bằng nguồn vốn ngân sách thành phố và nguồn vốn sửa chữa thường xuyên giao cho các công ty thủy lợi, bảo đảm phát huy năng lực phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp và dân sinh Còn các hợp tác xã, tổ hợp tác quản lý các công trình thủy lợi trong phạm vi của thôn, xã Nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi này do người dân và các hợp tác xã đóng góp Hiện nay, tất cả các công trình thủy lợi lớn nhỏ đều giao các công ty thủy lợi quản lý, với số lượng gần 2.000 trạm bơm, hơn 100 hồ chứa, hơn 3.000 km kênh mương và khoảng mười nghìn cống điều tiết tưới tiêu Ðáng chú ý, sau khi bàn giao công trình thủy lợi từ các địa phương về các công ty thủy lợi quản lý, phần lớn hệ thống công trình thủy lợi do các địa phương bàn giao về thành phố quản lý được đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác từ nhiều năm,

1 Thông tư về Hướng dẫn chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trinh thủy lợi của Bộ Nông nghiệp

Trang 16

không được sửa chữa thường xuyên cho nên đã xuống cấp, dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước.”2

1.2 Quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi tại doanh nghiệpkhai thác công trình thủy lợi

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý sửa chữa

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và kháng thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động Quản lý là một phạm trù với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn Quản lý được phát sinh là từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động, bất kỳ hoạt động nào mà do một tổ chức thực hiện đều cần quản lý nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân thực hiện những chức năng chung Quản lý có thể hiểu là các hoạt động nhằm đảm bảo hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác.

Quản lý công trình thủy lợi là quá trình lập kế hoạch, tổ chức điều hành hệ thống công trình thủy lợi theo một quy hoạch phù hợp, bao gồm công tác kế hoạch hóa, điều hành bộ máy, quản lý điều hành, duy tu công trình, quản lý tài sản tài chính và kiểm tra, kiểm soát các quá trình vận hành.

Quản lý công trình thủy lợi là một nghệ thuật điều hành xây dựng hệ thống hoạt động nghiên cứu triển khai, thiết kế, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi và kết hợp tổng thể các nguồn nhân lực với các nguồn vật chất thông qua một chu trình khép kín của công trình, bằng việc sử dụng các kỹ năng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu như thiết kế ban đầu và mục đích phục vụ của công trình, đồng thời nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực và công suất làm việc của các công trình thủy lợi.

Trang 17

Quản lý sửa chữa là hoạt động liên quan đến lên kế hoạch và lập lịch kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị theo định kỳ nhằm bảo đảm máy móc trong các công trình thủy lợi hoạt động tốt.

Quản lý sửa chữa bao gồm 2 ý nghĩa là phòng ngừa rủi ro và sửa chữa khi các công trình gặp vấn đề.

Quản lý sửa chữa nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

- Nhằm hệ thống hoá các thủ tục thực hiện trong sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất, tưới tiêu của người dân.

- Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động sửa chữa các công trình thủy lợi.

- Đảm bảo hoạt động sữa chữa thường xuyên công trình thủy lọi được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cũng như sử dụng hiệu quả của các công trình thủy lợi.

- Giảm thiểu mức độ hao mòn, hư hỏng và thất thoát, nâng cao tuổi thọ, giá trị sử dụng của các công trình thủy lợi.

- Quy định rõ các trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm của các bộ phận, phòng ban trong việc thông báo hư hỏng, giữ gìn, bảo vệ trang thiết bị, máy móc tại các công trình thủy lợi.

1.2.2 Bộ máy quản lý sửa chữa

Các công trình thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng không những phục vụ trong sản xuất nông nghiệp mà còn có vai trò lớn trong việc cung cấp nước, tưới tiêu phục vụ đời sống nhân dân, cung cấp nước cho các ngành khác phát triển như công nghiệp, dịch vụ… Nếu quản lý và sử dụng không hợp lý, các công trình thủy lợi có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội, đặc bệt là lũ lụt Chính vì thế, nhà nước cần có các quy định cụ thể trong việc tổ chức quản lý khai thác, sửa chữa các công trình thủy lợi Như vậy, tổ chức quản lý khai thác, sửa chữa công trình thủy lợi của địa phương được giao cho UBND

Trang 18

chịu trách nhiệm quản lý sửa chữa Tùy thuộc các đạ phương khác nhau, công tác tổ chức quản lý sửa chữa công trình thủy lợi khác nhau nhưng sở NN&PTNT là cơ quan trực tiếp được UBND tỉnh giao phí công tác tổ chức quản lý, vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức bộ máy quản lý công trình thủy lợi có thể bao gồm nhiều bên liên quan khác nhau Khi phân tích đánh giá công tác quản lý công trình thủy lợi cần phải xác định cụ thể chức năng, phạm vi và nhiệm vụ của tổ chức trong mối quan hệ chặt của các đơn vị khác.

1.2.3 Lập kế hoạch sửa chữa

Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức hành động để đạt được các mục tiêu Và kế hoạch sữa chữa phải được lập bao gồm các mục tiêu dưới đây:

- Tiến hành kiểm tra, rà soát lại hệ thống công trình thủy lợi để đánh giá khả năng phục vụ tưới tiêu; xây dựng kế hoạch, phương án tu sửa kịp thời những hư hỏng ở công trình đầu mối, không để xảy ra sự cố khi vận hành, khai thác.

- Tập trung đầu tư sửa chữa, nâng cấp để hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi hiện có, đặc biệt là hệ thống đã có công trình đầu mối, kênh mương các cấp Ưu tiên đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình đã hư hỏng nặng và có nguy cơ mất an toàn cao khi có mưa, lũ, công trình phục vụ tưới cho diện tích lớn, công trình trên địa bàn các xã điểm xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao năng lực các công trình và đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du; phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Quá trình đầu tư phải tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và người quản lý thiết bị an toàn, những điều kiện cần thiết để sửa chữa và duy tu bảo dưỡng, công tác quan trắc, các điều kiện vận hành công trình Trong quá

Trang 19

trình thi công cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng công trình Tăng cường quản lý hiệu quả công trình sau đầu tư.

- Huy động, khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tập trung đầu tư cho chương trình đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước, đến năm 2025 hoàn thành Tiêu chí số 3 về Thủy lợi trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Khai thác tối đa các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác để tăng nguồn thu, giảm hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho công tác thủy lợi trên địa bàn.

- Tăng cường công tác tham mưu, thúc đẩy các giải pháp đầu tư, hoàn thiện hệ thống thủy lợi trên địa bàn, trọng tâm là hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đảm bảo đủ điều kiện thực hiện phương thức canh tác khoa học, áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn chủ lực (tưới phun mưa, nhỏ giọt).

1.2.4 Triển khai kế hoạch sửa chữa

Chất lượng công trình là tổng hợp của nhiều yếu tố hợp thành, do đó để quản lý được chất lượng công trình thì phải kiểm soát, quản lý được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình, bao gồm: con người, vật tư, biện pháp kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến Bên cạnh đó quản lý chất lượng còn gắn liền với từng giai đoạn của hoạt động xây dựng và mỗi giai đoạn lại có những biện pháp riêng, đặc thù nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng Nên việc kiểm soát thi công xây dựng và sửa chữa là rất quan trọng đến chất lượng công trình Nhà thầu thi công phải lập hồ sơ quản lý chất lượng của nhà thầu theo chỉ dẫn kỹ thuật, bản vẽ thi công, hợp đồng thi công xây dựng gồm biện pháp thi công có bản vẽ cụ thể từng hạng mục công trình, tiến độ thi công , kế hoạch nghiệm thu công việc, hạng mục xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng

Lắp đặt thiết bị thay thế

Trang 20

Trong các dự án xây dựng công trình thủy lợi phần thiết bị rất quan trọng đến chất lượng vận hành và quản lý sử dụng Nên việc giám sát chất lượng lắp đặt thiết bị thay thế khi sửa chữa phải được đặt lên hàng đầu Thiết bị đã lắp đặt xong phải bảo đảm toàn bộ các công việc vận chuyển, bảo quản, lắp đặt thiết bị thực hiện đúng kĩ thuật và chạy thử đạt yêu cầu thiết kế Nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị không bao gồm các công việc điều chỉnh các thông số kĩ thuật trong quá trình sản xuất thử Việc lắp đặt thiết bị phải được thực hiện theo thiết kế và các bản vẽ chế tạo (nếu có) tuân theo các quy định đã ghi trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lí lịch thiết bị Nếu yêu cầu kĩ thuật nào trong thiết kế và hướng dẫn lắp đặt vận hành không có thì theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành Các thiết bị đã lắp đặt xong phải được tổ chức nghiệm thu khi đã có đủ điều kiện Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong tiến hành theo 3 bước nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu chạy thử không tải và nghiệm thu chạy thử có tải.

Nghiệm thu tĩnh là kiểm tra, xác định chất lượng lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với các yêu cầu kĩ thuật lắp đặt để chuẩn bị đưa thiết bị vào chạy thử không tải Khi nghiệm thu, cần nghiên cứu các hồ sơ tài liệu sau:

- Thiết kế lắp đặt và bản vẽ chế tạo (nếu có)

- Tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lí lịch thiết bị

- Biên bản nghiệm thu từng phần các công việc lắp máy, lắp điện, lắp ống, lắp thông gió, lắp thiết bị tự động và đo lường thí nghiệm, gia công kết cấu thép và thiết bị

- Bản vẽ hoàn công cho một số việc lắp đặt quan trọng - Biên bản nghiệm thu hệ thống phòng chữa cháy - Biên bản thay đổi thiết kế và thiết bị

- Nhật ký công trình

- Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng có liên quan đến việc lắp đặt và bao che thiết bị

Trang 21

- Đối với các thiết bị đã sử dụng rồi, khi lắp đặt lại phải có lí lịch thiết bị từ cơ sở cũ kèm theo Đối với các thiết bị quan trọng ngoài các văn bản trên còn phải có văn bản giao nhận thiết bị giữa tổ chức giao thầu và nhận thầu

- Các biên bản về vận chuyển từ nhà máy chế tạo về đến công trình (tình trạng kĩ thuật, các sự cố xảy ra trên đường vận chuyển, lưu giữ tại kho bãi, mất mát ), xác định tình trạng thiết bị trước khi lắp đặt Nếu thiết bị hư hỏng thì sau khi sửa chữa xong phải có biên bản nghiệm thu tình trạng thiết bị sau khi sửa chữa

Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu và thực địa nếu thấy thiết bị lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với yêu cầu kĩ thuật quy định trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành thì lập và kí biên bản nghiệm thu tĩnh, cho phép tiến hành chạy thử không tải Nếu Ban nghiệm thu phát hiện thấy 1 số khiếm khuyết thì yêu cầu tổ chức nhận thầu lắp máy tiến hành sửa chữa, hoàn chỉnh và hẹn ngày nghiệm thu lại Nếu những khiếm khuyết đó không ảnh hưởng tới việc chạy thử máy thì vẫn có thể lập và kí biên bản nghiệm thu tĩnh, cùng tập phụ lục những khiếm khuyết và định thời hạn hoàn thành Phía nhận thầu lắp máy phải nghiêm chỉnh thực hiện công việc khắc phục các khiếm khuyết trên đúng thời hạn.

Thực hiện an toàn lao động

An toàn lao động có thể được hiểu là tổng hợp các biện pháp, phương thức nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc, lao động Việc thực hiện tốt an toàn lao động sẽ giúp hạn chế, giảm thiểu tối đa những thương tích, thiệt hại về tính mạng và tài sản cho người lao động cũng như nhà thầu thi công xây dựng Đối với nhà thầu thi công xây dựng, bảo đảm an toàn lao động sẽ giúp công ty giảm được các thiệt hại do tai nạn gây ra Không những vậy, khi có công tác an toàn lao động chặt chẽ, nghiêm ngặt, nhà thầu sẽ tạo được niềm tin và uy tín thương hiệu đối với người lao động cũng như chủ đầu tư.

Trang 22

Ý nghĩa an toàn lao động đối với kinh tế là một sự thật không thể phủ nhận Khi thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ và an toàn trong lao động thì công nhân sẽ làm việc có năng suất và hiệu quả cao hơn, đồng thời giảm chi phí khắc phục hậu quả do tai nạn lao động gây ra Mặt khác, người lao động cũng là một nhân tố quan trọng của xã hội Vì vậy khi các tai nạn lao động được giảm thiểu xuống mức thấp nhất thì có nghĩa là cuộc sống của người lao động được nâng cao, từ đó xã hội cũng phát triển theo Nói tóm lại, việc thực hiện tốt các công tác an toàn lao động sẽ giúp nhà thầu thi công xây dựng đạt được hiệu quả cao và nền kinh tế, xã hội từ đó cũng phát triển bền vững.

1.2.5 Kiểm soát sửa chữa

Theo từ điển tiếng Việt, kiểm soát là một quá trình so sánh kết quả đạt được trên thực tế với những tiêu chuẩn trong điều kiện tương tự nhằm phát hiện sự sai lệch, thiếu sót, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh để đảm bảo hoạt động của chủ thể tạo ra được kết quả như đúng mong muốn của chủ thể đó.

Kiểm soát sữa chữa các công trình thủy lợi không chỉ là hoạt động kiểm tra sau thi công mà ngay từ công đoạn đầu tiên các doanh nghiệp khai thác đã phải kiểm soát từ chất lượng vật liệu sửa chữa đến kiểm soát thi công sửa chữa, lắp đặt thiết bị mới và cuối cùng là phải đảm bảo an toàn lao động trong sửa chữa công trình thủy lợi.

Xác định vai trò, tầm quan trọng của vật liệu xây dựng đối với công trình xây dựng chiếm tỷ lệ chi phí lớn trong tổng giá trị công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình Quá trình nghiệm thu vật liệu xây dựng là vô cùng quan trọng, dùng để xác định chất lượng vật liệu đầu vào có đạt chuẩn để thi công hay không Nếu đưa những vật liệu không đạt tiêu chuẩn và chất lượng vào thi công công trình sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, có thể phải phá bỏ những hạng mục công trình không đạt chất lượng làm chậm tiến độ thi công, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của nhà thầu, dự án không được hoàn thành đúng tiến độ để đưa vào sử dụng gây thất thoát tiền của nhà nước hoặc có

Trang 23

thể làm mất an toàn lao động liên quan đến tính mạng con người nếu như công trình bị đổ sập trong khi đang thi công

Đối với công tác kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng ban quản lý dự án và đơn vị giám sát thực hiện theo quy trình sau:

- Nhà thầu đệ trình xin phê duyệt đơn vị cung cấp và chủng loại vật liệu: Ban quản lý dự án và đơn vị giám sát kiểm tra sự phù hợp các tiêu chí, chủng loại vật liệu của dự án Nếu không đạt thì sẽ nhận xét và yêu cầu nhà thầu bổ sung, nếu đạt ban quản lý dự án sẽ phê duyệt đệ trình của nhà thầu và cho phép nhập vật tư về công trường.

- Tiếp theo ban quản lý dự án và tư vấn giám sát kiểm tra, lấy mẫu vật liệu để thí nghiệm, kiểm tra hồ sơ vật liệu Nếu hồ sơ vật liệu không đạt thì yêu cầu làm thủ tục loại vật tư đó ra khỏi công trường Nếu đạt thì tiến hành thí nghiệm vật liệu.

- Vật liệu có kết quả thí nghiệm đạt thì sẽ được nghiệm thu vật liệu đầu vào và đưa vào thi công, nếu không đạt thì yêu cầu làm thủ tục loại vật tư ra khỏi công trường Trong quá trình thi công các đơn vị giám sát, nhà thầu thi công, đơn vị thí nghiệm, nhà thầu cung ứng vật liệu cần phối hợp nhịp nhàng để nghiệm thu vật liệu đầu vào kịp thời giúp nhà thầu thi công thuận tiện trong công việc thi công

- Hồ sơ phê duyệt nhà cung cấp và chủng loại vật liệu bao gồm: Danh mục vật liệu sử dụng phù hợp theo hợp đồng thi công xây lắp, hồ sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật; Hồ sơ năng lực của đơn vị cung cấp; Chứng nhận chất lượng sản phẩm Hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào không thí nghiệm đối chứng bao gồm: Phiếu nhập vật tư về công trường (bản copy); Chứng chỉ xuất xưởng CO/CQ; Ảnh vật tư tại kho/bãi của nhà thầu Hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào có thí nghiệm đối chứng bao gồm: Phiếu nhập vật tư về công trường (bản copy);Chứng chỉ xuất xưởng CO/CQ; Biên bản lấy mẫu hiện trường; Kết quả thí nghiệm vật liệu.

Trang 24

1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sửa chữa thường xuyên công trình thủylợi tại doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi

1.3.1 Yếu tố thuộc về doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi

Đặc tính của các công trình thủy lợi

Các công trình thủy lợi có cấp và tuổi thọ khác nhau thì các quy định và quy trình sửa chữa, bảo trì khác nhau Ngoài ra kích thước của công trình thủy lợi, phương án kết cấu, công năng công trình và vật liệu sử dụng cũng là các yếu tố cần xét đến khi lập quy trình sửa chữa và khi thực hiện việc sửa chữa công trình thủy lợi.

 Chất lượng thiết kế

Các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi lập quy trình sửa chữa công trình thủy lợi cho chủ đầu tư chưa tối ưu và phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định hiện hành, hoặc cập nhật quy trình sửa chữa chưa phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng Việc này làm cho việc thực hiện sửa chữa về sau không hiệu quả.

Các khiếm khuyết trong các công trình thủy lợi là các vị trí không tuân thủ các quy chuẩn về xây dựng, các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành và các dung sai cho phép Nguyên nhân có thể do lỗi trong quan điểm thiết kế, hệ số an toàn thấp, tính toán thiếu tải trọng, mối nối không đảm bảo, lỗi tính toán hoặc sử dụng sai phần mềm, sử dụng vật liệu không phù hợp Điều này làm công trình nhanh xuống cấp và tăng chi phí bảo trì, sửa chữa.

Các sự cố chính mà các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi đang phải xử lý hiện nay là do thiếu xót trong công tác thiết kế công trình, chất lượng và hiệu năng của công trình kém liên quan trực tiếp đến việc bố trí chức năng cũng như lựa chọn vật liệu và trang thiết bị cho công trình.

Thiếu sự liên lạc giữa các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi và người sử dụng công trình hoặc chủ sở hữu đã dẫn đến các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi không nhận thức đầy đủ về các vấn đề liên quan đến

Trang 25

bảo trì, sửa chữa Không chú ý đến lợi ích của việc thiết kế để dễ dàng bảo trì, sửa chữa về sau, những yếu tố có thể kéo dài tuổi thọ công trình, giảm tỉ lệ hư hỏng và vì thế mà giảm chi phí sửa chữa.

Chất lượng thi công

Thi công kết cấu công trình thủy lợi không phù hợp với bản vẽ và chỉ dẫn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn hiện hành làm giảm chất lượng công trình và làm tăng chi phí sửa chữa Các lỗi do thi công như: trình tự xây dựng không đúng, biện pháp thi công không đảm bảo, tải trọng thi công quá lớn, tháo ván khuôn quá sớm, thi công không theo hồ sơ thiết kế, tự ý thay đổi vật liệu hoặc sử dụng vật liệu có lỗi do sản xuất hoặc chế tạo vào xây dựng công trình.

Chất lượng vật liệu

Việc sử dụng vật liệu xây dựng công trình thủy lợi không phù hợp làm cho công trình dễ bị môi trường xâm thực gây ra sự xuống cấp nhanh chóng hoặc dễ bị hỏng hóc như: dùng thép dễ bị gỉ và ăn mòn trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước, sử dụng bê tông không đúng cấp phối hoặc thiếu các phụ gia cần thiết hoặc sử dụng các vật liệu mối hàn quá kém trong kết cấu thép… Việc này làm tăng chi phí bảo trì, sửa chữa và giảm tuổi thọ công trình.

 Con người và quá trình sử dụng

Do nhu cầu sinh hoạt nên người sử dụng có thể thay đổi công năng cũng như kết cấu của công trình hiện trạng so với thiết kế ban đầu Sự thay đổi do kém về nhận thức và kiến thức này có thể làm cho công trình hoặc bộ phận công trình chịu thêm các tải trọng bất lợi làm cho công trình hỏng hoặc nhanh xuống cấp hoặc gây khó khăn cho việc khắc phục thay thế nên ảnh hưởng đến công tác bảo trì Ngoài ra sự chậm trễ hoặc không báo cáo hư hỏng của người sử dụng cũng là một trong các yếu tố làm giảm chất lượng công trình.

Những sự cố bất thường xảy ra khi công trình sử dụng như cháy nổ, lũ lụt, động đất làm cho công trình chịu thêm những tải trọng ngoài thiết kế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và kế hoạch bảo trì, sửa chữa.

Trang 26

 Ngân sách dành cho công việc sửa chữa

Ngân sách sửa chữa hạn chế nên không thể đưa ra được giải pháp tối ưu để thực hiện công việc sửa chữa, không sử dụng được các vật liệu tốt để thay thế hoặc thay thế chậm trễ làm cho việc sửa chữa không hiệu quả Ngoài ra sự yếu kém trong quản lý ngân sách cho công việc sửa chữa làm cho việc sử dụng tài chính không hiệu quả, lãng phí hoặc thất thoát.

 Sự thay đổi về quy định và chính sách

Các quy định mới về mức an toàn và sức khỏe con người sử dụng sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch và quy trình sửa chữa cũ đã được lập Đối với các công trình thủy lợi sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật để thực hiện sửa chữa, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế nhưng chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình không có sự điều chỉnh việc thực hiện sửa chữa theo nội dung đã được sửa đổi Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình không điều chỉnh quy trình sửa chữa khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình.

 Sự quản lý và thực hiện sửa chữa

Các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi cần thực hiện việc bảo trì, sửa chữa theo quy trình đã được phê duyệt, trong trường hợp không có quy trình phê duyệt thì vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì, sửa chữa công trình xây dựng hiện hành Việc này đòi hỏi cần có kế hoạch cụ thể để: tiết kiệm chi phí, công việc này phải diễn ra một cách có hệ thống chứ không phải ngẫu nhiên, việc này phải tuân theo các tiêu chuẩn và phải được giám sát, giảm thiểu các quyết định chủ quan và bảo dưỡng sửa chữa khẩn cấp.

Kế hoạch cần được lập tối thiểu hai mức độ là bảo trì, sửa chữa dài hạn và bảo trì, sửa chữa hàng năm Bảo trì, sửa chữa dài hạn có thể mở rộng đến 50-100 năm theo tuổi thọ công trình Bảo trì, sửa chữa hàng năm là khảo sát kiểm

Trang 27

tra hàng năm, ghi chép sổ nhật ký và lịch sử công việc được đã thực hiện từ các năm trước Hệ thống bảo trì, sửa chữa nên được nâng cấp hàng năm.

Năng lực yếu kém của con người trong công tác thực hiện sửa chữa dẫn đến có những nhận định chưa chính xác về các sự cố hoặc xuống cấp của công trình, đưa ra các giải pháp khắc phục sửa chữa không phù hợp hoặc không triệt để Sự yếu kém trong quản lý chất lượng, quản lý công việc bảo trì nên có thể không thực hiện sửa chữa đúng thời điểm hoặc dùng các vật liệu kém chất lượng để thay thế Những việc này không những làm cho việc sửa chữa không hiệu quả mà còn làm cho các công trình thủy lợi không thể khôi phục được trạng thái như thiết kế ban đầu.

1.3.2 Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp khai thác công trìnhthủy lợi

Trình độ phát triển của khoa học công nghệ

Thời đại hiện nay, nhất là chuẩn bị bước vào thời đại của công nghệ 4.0, công nghệ khoa học ngày một phát triển một cách chóng mặt, tạo sức ép rất lớn cho việc cải thiện, nâng cao chất lượng của một sản phẩm Một sản phẩm ngày hôm nay có thể là tân tiến, tối ưu nhưng có thể chỉ qua một thời gian đã trở thành một sản phẩm lạc hậu do công nghệ phát triển tạo ra những loại vật liệu tốt hơn, máy móc vận hành chính xác hơn, ít tốn nhiêu liệu hơn.Tuy thật sự đây là một sức ép lớn nhưng nếu như chúng ta nhanh nhạy biết nắm bắt khoa học công nghệ kịp thời và phù hợp áp dụng vào công việc thì sẽ tạo bước tiến rất lớn, vừa tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm ( ở đây là công trình xây dựng) vừa giảm chi phí, hạn chế những rủi ro không đáng có do sai sót về kỹ thuật gây ra.

Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước

Tuy không thay đổi nhanh như sự phát triển của khoa học và công nghệ nhưng yếu tố cơ chế chính sách của nhà nước cũng là một yếu tố có thay đổi theo thời gian Mỗi năm, mỗi nhiệm kỳ Quốc hội lại có những sửa đổi về Luật,

Trang 28

Nghị định, Thông tư hướng dẫn và các tiêu chuẩn, quy chuẩn sao cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế, với nhu cầu cũng như nguyện vọng của người dân cũng như của các đơn vị liên quan Cơ chế chính sách giống như kim chỉ Nam, tạo một định hướng, hướng dẫn cho các chủ thể tham gia trong lĩnh vực xây dựng cải tiến, nâng cao chất lượng và sửa chữa công trình xây dựng Không một doanh nghiệp nào hay một tổ chức, cá nhân nào tham gia hoạt động xây dựng mà không hoạt động dưới một môi trường luật pháp Môi trường này vừa thúc đẩy nhưng cũng là một sức ép cho các chủ thể hoàn thiện mình hơn trong hoạt động xây dựng, khuyến khích các chủ thể là doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, nâng cao tính tự giác, các tổ chức giám sát, cơ quan là nước sát sao hơn trong giám sát, cải tiến chất lượng

Điều kiện tự nhiên, địa hình địa chất

Việt Nam là một đất nước nhiệt đới với điều kiện khí hậu khắc nghiệp, nóng ẩm mưa nhiều Đặc biệt trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn thế giới nên tình hình thời tiết diễn ra cực kì phức tạp và khó dự báo Trong khi đó, các công trình xây dựng, nhất là các công trình thủy lợi lại phải đối mặt trực tiếp với điều kiện thời tiết ngoài trời Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng vật liệu, máy móc ngoài trời, chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng cũng như ảnh hưởng đến công tác sửa chữa các công trình này về sau nếu như không có những biện pháp bảo vệ, quản lý công trình phù hợp.

Trang 29

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊNCÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2021

2.1 Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình vàsửa chữa thường xuyên tại TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi BắcThái Bình giai đoạn 2017-2021

2.1.1 Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Tên quốc tế: NORTHER THAI BINH OPERATING HYDRAULIC CONSTRUCTION ONE MEMBER LIMITED

LIABILITY COMPANY

Tên viết tắt: CÔNG TY TNHH MTV KTCTTL BẮC THÁI BÌNH Mã số thuế: 1000215092

Địa chỉ: Tổ 5, Thị Trấn Đông Hưng, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình, Việt Nam

Người đại diện: Phí Quốc Việt Điện thoại: 022273851242 Ngày hoạt động: 10/05/2010

Quản lý bởi: Cục Thuế Tỉnh Thái Bình

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình được thành lập do sát nhập 04 xí nghiệp KTCTTL huyện (Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy) Là một đơn vị cung cấp dịch vụ công ích tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp đồng thời phục vụ đời sống dân sinh, giữ gìn môi trường và phòng chống lũ, bão, úng Theo quyết

Trang 30

định số: 313/QĐ-UBND ngày 08/3/2010 của UBND tỉnh Thái bình về việc chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình là doanh nghiệp công ích 100% vốn nhà nước Chủ sở hữu là UBND tỉnh Thái Bình Trực tiếp phụ trách về các lĩnh vực chuyên môn là Sở Nông nghiệp & PTNT, sở Tài chính, sở Lao động & thương binh xã hội, sở Kế hoạch & đầu tư và các Sở, ban nghành liên quan của Tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình có chức năng, nhiệm vụ là quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Thái bình Đảm bảo cung cấp nước tưới, tiêu cải tạo đồng ruộng phục vụ cho nông nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp và dân sinh kinh tế cho bốn huyện và 1 phần thành phố phía Bắc của tỉnh với tổng diện tích tưới tiêu cả năm: 131.034,1 Ha, diện tích mặt bằng phục vụ 85.869 ha, trong đó diện tích canh tác 56.057 ha; cấp nước cho khu công nghiệp với công suất hiện nay trên 6000 m3/ngày đêm; cấp nước cho các nhà máy nước sạch 13.000 m3/ngày đêm; đảm bảo môi trường nước cho dân sinh Ngoài ra Công ty còn cung ứng vật tư, trang thiết bị, máy móc chuyên ngành; tư vấn khảo sát thiết kế; lập dự án đầu tư; giám sát thi công công trình thuỷ lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật và phát triển nông thôn.

Tổng số Cán bộ – Công nhân lao động toàn Công ty là 509 người, trong đó có 118 người có trình độ đại học, trên đại học; 24 người có trình độ cao đẳng, trung cấp; 367 công nhân kỹ thuật thuộc các ngành nghề khác nhau Đây là lực lượng lao động có trình độ, có kinh nghiệm, có tay nghề đáp ứng yêu cầu của sản xuất và công nghệ hiện nay của Công ty.

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Trang 31

Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTVkhai thác công trình Thuỷ Lợi Bắc Thái Bình

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)Phòng Quản lý nước và công trình: Tổng hợp các dự án, lập các văn bản

về quản lý quy hoạch và kỹ thuật, quản lý kỹ thuật bao gồm quản lý nước và quản lý công trình, tổ chức thẩm định, nghiệm thu các dự án

Phòng Tổ chức - Hành chính: Quản lý và thực hiện các chế độ chính sách,

xây dựng chương trình quy hoạch, đào tạo cán bộ, bảo vệ nội bộ, quản lý cán bộ công nhân viên.

Phòng Kế hoạch - kỹ thuật: Chuẩn bị kế hoạch hàng năm, phân bổ kế

hoạch, tổ chức nghiệm thu, thẩm định và trình duyệt các dự án

Phòng Tài vụ: Quản lý tài chính, lập kế hoạch thu - chi ngân sách, quản lý

việc sử dụng kinh phí, kiểm tra và giám sát việc chi tiêu nội bộ.

Trang 32

Đội tư vấn khảo sát thiết kế: Tư vấn, khảo sát thiết kế, giám sát các công

trình do Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình làm chủ đầu tư.

Ngoài trụ sở công ty chính tại Tổ 5, Thị Trấn Đông Hưng, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình, Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình còn có 5 chi nhánh khác:

- Xí nghiệp KTCTTL huyện Đông Hưng: Đóng tại xã Hoa Lư, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đông Hưng

- Xí nghiệp KTCTTL huyện Quỳnh Phụ: Đóng tại thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.

- Xí nghiệp KTCTTL huyện Hưng Hà: Đóng tại thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hưng Hà.

- Xí nghiệp KTCTTL huyện Thái Thuy: Đóng tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thái Thụy

- Xí nghiệp xây lắp: Đóng tại thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, có nhiệm vụ thi công lắp đặt các công trình của Công ty.

2.1.1.3 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Bảng 2 1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH MTV KTCTTL BắcThái Bình

1 Hoạt động dịch vụ trồng trọt

Chi tiết: Quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc Hệ thống thủy lợi Bắc Thái Bình đảm bảo tưới tiêu, cải tạo đồng ruộng phục vụ cho nông nghiệp, diêm nghiệp, công

0161

Trang 33

nghiệp và kinh tế dân sinh

2 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại 2592

Xây dựng công trình công ích

Chi tiết: Xây dựng, tu bổ, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, làm mới công trình thủy lợi nông nghiệp và phát triển nông thôn

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

Chi tiết: Xây dựng, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp làm mới công trình hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn và các công trình hạ tầng kỹ thuật dân dụng khác

Chuẩn bị mặt bằng

Chi tiết: Thi công san lấp mặt bằng xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông

7 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

Chi tiết: Lắp đặt các sản phẩm cơ khí 4329

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị máy thủy lợi, máy công nghiệp

9 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Chi tiết: Bán buôn vật tư, nguyên nhiên vật liệu xây dựng 4663 10 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong

xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh

4752

Trang 34

Chi tiết: Bán lẻ vật tư, nguyên nhiên vật liệu xây dựng

Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

Chi tiết: Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi; Lập dự toán, thẩm tra dự toán công trình thủy lợi; Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi; Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa hình; Tư vấn đấu thầu.

Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật

Chi tiết: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả tưới tiêu

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Thu thủy lợi phí và các khoản thu khác do công trình thủy lợi tham gia phục vụ tổng hợp

(Nguồn: masothue.com)

2.1.2 Công trình thủy lợi thuộc quản lý của Công ty giai đoạn 2017-2021

Các công trình tưới

Bảng 2 2 Các công trình tưới thuộc quản lý của Công ty TNHH một thànhviên khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình

Trang 35

Cống lấy nước qua đê

- Triền sông Luộc 6 cống, tổng khẩu diện 45 m - Triền sông Trà Lý 10 cống, tổng khẩu diện 39m - Triền sông Hóa 9 cống, tổng khẩu diện 32,5m Cống đập chính nội

đồng 267 cái với tổng khẩu diện 856m

Trạm bơm tưới 629 trạm bơm do công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái bình và các HTX nông nghiệp quản lý

(Nguồn: Phòng Quản lý nước và công trình)

Các công trình tiêu

- Cống tiêu chính:

+Trà Linh I: B = 34 m; cao trình đáy: - 4.00 m +Trà Linh II : B = 48 m; cao trình đáy: - 3.50 m.

- Các cống nhỏ tiêu ra hạ du: số lượng: 55 cống; tổng khẩu độ: 138m - Các trạm bơm tiêu qua đê :Tổng số có 10 trạm, cụ thể như sau:

Bảng 2 3 Danh sách các trạm bơm tiêu qua đê do Công ty TNHH mộtthành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình quản lý

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:26

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w