1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa hộp số mt

51 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số MT
Tác giả Nguyễn Công Trạng, Lâm Minh Triết, Nguyên Tuấn Tùng
Người hướng dẫn Trần Thái Sơn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
Thể loại Bài tập môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 11,45 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỘP SỐ (7)
    • 1. Sự ra đời của hộp số sàn (7)
    • 2. Mục đích của hộp số (10)
    • 3. Công dụng, yêu cầu, phân loại (11)
      • 3.1 Công dụng (11)
      • 3.2 Yêu cầu (11)
      • 3.3 Phân loại hộp số (12)
  • CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC (13)
    • 2.1 Cấu tạo (13)
      • 2.1.1 Vỏ hộp số (0)
      • 2.1.2 Bánh răng (17)
      • 2.1.3 Bộ đồng tốc (18)
      • 2.1.4 Cơ cấu dẫn động điều khiển gài số (19)
      • 2.1.5 Cơ cấu định vị và khoá số (21)
    • 2.3 Cấu trúc truyền mô men (24)
      • 2.3.1 Hộp số 3 trục (24)
      • 2.3.2 Hộp số MT dọc (25)
      • 2.3.3 Bộ phận điều khiển chuyển số (26)
    • 2.4 Nguyên lý làm việc của hộp số cơ khí (33)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THÁO, LẮP, KIỂM TRA (36)
    • 3.1. Những hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục (36)
      • 3.1.1. Hiện tượng nhảy số (36)
      • 3.1.2. Hộp số làm việc có tiếng kêu (36)
      • 3.1.3. Không vào số được hoặc vào số có tiếng kêu (37)
      • 3.1.4. Hộp số bị nóng quá (37)
      • 3.1.5. Hộp số bị chảy dầu (37)
    • 3.2 Trình Tự Tháo (38)
    • 3.3 Trình tự lắp (45)
    • 3.4 Kiểm tra (45)

Nội dung

Trong khi xe chuyển động và đang tăng tốc thì cần ít mô men xoắn hơn thì ở tốc độ cao thì phải cần mômen xoắn cao hơn, do đó hộp số phải có nhiều bánh răng với tỉ số truyền khác nhau nhằ

TỔNG QUAN HỘP SỐ

Sự ra đời của hộp số sàn

Được ví như trái tim của hệ thống truyền lực, hộp số biến đổi mô-men, tốc độ làm việc của động cơ sao cho phù hợp với điều kiện làm việc của bánh xe trên đường Kể từ khi phát minh nổi tiếng của George Selden về bộ truyền động cầu trước kết hợp với động cơ 3 xi-lanh đặt nằm ngang trở thành thiết kế trên xe hơi, có rất ít ý tưởng mới phù hợp.

Giới thiệu vào năm 1894, bản phác thảo đầu tiên của hộp số cận đại do hai kỹ sư người Pháp, Louis-Rene Panhard và Emile Levassor đưa ra đã không mang về cho hai ông vinh quang mà ngược lại phải nhận những chỉ trích.

Buổi thuyết trình không thành công, chiếc xe mô hình bị chết máy, nội dung bị cắt bớt chỉ còn trình bày trên bảng đen Một tờ báo viết "kẻ bịp bợm đã dùng nhiều trò mánh khóe để lừa gạt công chúng hâm hộ cùng với chiếc xe mới” Có lẽ các nhà phát minh nên bỏ qua buổi nói chuyện công nghệ và sử dụng mô tả vừa đủ Những gì họ đã làm thật thô thiển.

Chiếc xe do George Selden thiết kế vào năm 1877.

Thời ấy, kết cấu truyền động khá đơn giản bằng bộ truyền đai hoặc bộ truyền bánh răng côn Xe chỉ có thể chạy với tốc độ đa 32 km/h Khi gặp vật cản trên đường, tài xế phải dừng lại gài số thấp.

F W Lanchester, một trong những người tiên phong trong lĩnh vực ôtô ở Anh, mô tả về chiếc xe của ông gồm hai cấp truyền đai, một cho tốc độ thấp, cần mô- men lớn và một ở tốc độ cao, mô-men nhỏ.

Một năm sau cuộc hộp báo tai tiếng, Panhard and Levassor nổi danh trở lại không những chỉ với riêng hộp số mà còn toàn bộ hệ thống truyền lực Lần này, họ đã có chiếc xe đầu tiên sẵn sàng chạy khi đạp ga Bên cạnh đó họ cũng đã có rất nhiều thay đổi về ý tưởng Thực tế, nó là một mẫu đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của xe được xây dựng vào những năm 90 và cả những năm sau đó.

Không giống như mẫu xe hiện thời, thiết kế mới có động cơ đặt dọc phía trước,truyền công suất ra cầu sau thông qua ly hợp và hộp số trượt 3 cấp và cầu chuyển động bằng xích Nó gần giống như hệ thống truyền lực trên các xe hiện đại,nhưng chưa có vi sai và bán trục chủ động Tuy nhiên, vào năm 1898, điều này đã trở thành hiện thực khi nhà triệu phú Louis Renault kết nối công suất thành công từ động cơ đặt dọc, qua hộp số tới cầu sau “sống” bằng trục kim loại.

Cầu sau “sống” hay còn gọi là vi sai cầu sau, cái mà Renault đã làm phù hợp với ý tưởng phát triển của một người Mỹ có tên C E Duryea vào năm 1893 Vì đã khắc phục vấn đề mòn lốp, nên phát minh này được hầu hết các nhà sản xuất ôtô áp dụng Vi sai bao gồm một cụm bánh răng răng khớp làm nhiệm vụ phân chia công suất cho hai bánh của cầu sau Nó cho phép bánh phía ngoài quay nhanh hơn bánh trong khi xe quay vòng.

Năm 1904, hộp số sàn sang số trượt của Panhard-Levassor đã được hiện thực hóa bởi hầu hết các nhà sản xuất ôtô Dù tồn tại dưới dạng này hay dạng khác thì chúng vẫn còn được sử dụng cho đến thời gian gần đây Hiển nhiên, đã có những cải tiến, thay đổi quan trọng nhất là hệ thống đồng bộ hóa cho phép quá trình ăn khớp giữa cách bánh răng diễn ra một cách trôi chảy, không phát sinh va đập. Hộp số trang bị bộ đồng tốc được Cadillac sử dụng lần đầu tiên vào năm 1928. Sau khi được Porsche phát triển, phát minh này đã trở nên phổ biến cho đến tận ngày nay.

Khoảng thời gian kể từ khi hộp số sàn xuất hiện cho đến thời điểm phát minh ra bộ đồng tốc, có một sự cố gắng khác cũng nhằm đơn giản quá trình sang số Đó chính là hộp số có cấu tạo từ bộ truyền bánh răng hành tinh, xuất hiện lần đầu tiên trên mẫu Ford Model T 1908.

Bộ truyền bánh răng hành tinh bao gồm một bánh răng trung tâm hay còn được gọi là bánh răng mặt trời, một số bánh răng hành tinh ăn khớp xung quanh Ngày nay, bộ truyền hành tinh được sử dụng trên hộp số tự động nhiều hơn trên số sàn.

Một vài loại số sàn phức tạp sử dụng bánh răng hành tinh đã được đưa ra, Wilson Preselector là một trong những hộp số như thế Nó từng được sử dụng vào những năm 30 Hệ thống sử dụng 4 bộ truyền bánh răng hành tinh riêng rẽ, cho phép lái xe chọn trước một tỷ số truyền bằng cách di chuyển cần điều khiển nhỏ cạnh trục lái.

Mục đích của hộp số

Để cho xe chuyển động, nó phải vượt qua một số lực cản Có ba loại lực cản chính cản trở sự chuyển động của xe: Lực cản lăn, nó sẽ nhỏ khi tình trạng mặt đường tốt và sẽ lớn khi mặt đường gồ ghề Lực cản gió: lực này sẽ nhỏ khi tốc độ xe nhỏ và lớn khi tốc độ xe cao Nó không tăng tuyến tính với tốc độ nhưng nó sẽ tăng gấp hai lần so với lượng công suất xe tăng Lực cản gió của xe phụ thuộc vào hình dáng bên ngoài của xe, được biểu thị bằng giá trị Cw Giá trị này được đo theo rãnh gió đi qua bề mặt xe bởi một dụng cụ đo sức gió đặt lên xe mà nó xác định được tốc độ gió Lực cản nghiêng trên đường dốc, đường càng dốc thì lực cản càng lớn Khả năng leo dốc lớn nhất có thể bị giới hạn trong trường hợp kéo xe Tất cả các loại lực cản trên đòi hỏi phải có một hệ thống truyền lực hoạt động nhằm đáp ứng với điều kiện khí động học của xe Mỗi động cơ đều có một dải công xuất và mô men xoắn nhất định được xem như là tốc độ cho phép của động cơ đó, một hệ thống để điều chỉnh mô men và tốc độ cần thiết được trang bị trên xe được gọi là hộp số Hộp số thay đổi tốc độ động cơ và mômen xoắn đến một giá trị cần thiết để điều khiển xe Để thắng được lực quán tính của xe từ lúc đứng yên cho đến khi chuyển động thì mômen xoắn phải lớn khi tốc độ bánh xe thấp Hộp số sẽ thay đổi tương đối từ tốc độ cao / mô men xoắn thấp sang tốc độ thấp / mô men xoắn cao Trong khi xe chuyển động và đang tăng tốc thì cần ít mô men xoắn hơn thì ở tốc độ cao thì phải cần mômen xoắn cao hơn, do đó hộp số phải có nhiều bánh răng với tỉ số truyền khác nhau nhằm phù hợp với sự thay đổi này.

Công dụng, yêu cầu, phân loại

- Nhiệm vụ - Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mômen xoắn ở các bánh xe chủ động của ôtô, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài

- Thay đổi chiều chuyển động của ôtô (tiến và lùi)

- Tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong khoảng thời gian tuỳ ý mà không cần tắt máy và mở li hợp

- Dẫn động lực học ra ngoài cho các bộ phận công tác của xe chuyên dùng

Có đủ tỉ số truyền một cách hợp lý để nâng cao tính kinh tế , và tính động lực học của ôtô

Hiệu suất truyền lực cao, khi làm việc không gây tiếng ồn, thay đổi số nhẹ nhàng không sinh lực va đập ở các bánh răng

Kết cấu gọn gàng, chắc chắn, dễ điều khiển bảo dưỡng và sửa chữa, giá thành hạ

3.3.1 Phân loại theo phương pháp thay đổi tỉ số truyền

Loại hộp số có cấp

Ngày nay trên ôtô dùng nhiều nhất là hộp số có cấp (loại này thay đổi tỉ số truyền bằng cách thay đổi sự ăn khớp giữa các cặp bánh răng), vì cấu tạo đơn giản, làm việc chắc chắn, hiệu suất truyền lực cao, giá thành rẻ

Trong loại hộp số có cấp người ta chia:

Theo tính chất trục truyền

- Loại có trục tâm cố định việc thay đổi số bằng các con trượt thường có loại hai trục tâm dọc hoặc ngang, loại ba trục tâm dọc

- Loại có trục tâm di động(hộp số hành tinh)

Theo cấp số ta có:hộp số 3 cấp, 4 cấp, 5 cấp …

Nếu hộp số càng nhiều cấp tốc độ càng cho phép sử dụng hợp lý công suất của động cơ, trong điều kiện lực cản khác nhau do đó tăng được tính kinh tế của ôtô nhưng thời gian thay đổi số dài, kết cấu phức tạp

Loại hộp số vô cấp

Hộp số vô cấp có ưu điểm là:có thể thay đổi tỉ số truyền liên tục trong một giố hạn nào đó, thay đổi tự động, liên tục phụ thuộc vào sức cản chuyển động của ôtô, nó rút ngắn được quãng đường tăng tốc, tăng lớn nhất tốc độ trung bình của ôtô

- Hộp số vô cấp kiểu cơ học (ít sử dụng)

- Hộp số vô cấp kiểu va đập (ít dùng)

- Hộp số vô cấp kiểu ma sát (bánh ma sát hình côn)

- Hộp số vô cấp dùng điện (dùng động cơ đốt trong kéo máy phát điện, cung cấp điện cho động cơ điện đặt ở bánh xe chủ động (hoặc có nguồn điện từ ắc quy) Ta thay đổi dòng điện kích thích của động cơ điện sẽ thay đổi tốc độ và mômen xoắn của động cơ điện và của bánh xe chủ động

- Hộp số vô cấp thuỷ lực: truyền mômen xoắn nhờ năng lượng dòng chất lỏng có thể là thuỷ động hoặc thuỷ tĩnh Hộp số vô cấp thuỷ lực có kết cấu phức tạp giá thành cao, hiệu suất truyền lực thấp, thay đổi mômen xoắn trong giới hạn hẹp Thông thường người ta kết hợp với hộp số có cấp có trục tâm di động(kiểu hành tinh) với biến mômen thuỷ lực

3.3.2 Phân loại theo cơ cấu điều khiển

- Loại điều khiển cưỡng bức(thường ở hộp số có cấp)

- Loại điều khiển bán tự động (thường ở hộp số kết hợp

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

Cấu tạo

- Hộp cơ khí có cấp gồm các bộ phận sau:

- Vỏ ly hợp được lắp với động cơ

2.1.1 Các trục của hộp số:

Trục sơ cấp: Trên trục sơ cấp có một bánh răng liền trục và răng nhỏ ăn khớp với ống trượt của bộ đồng tốc Phần trước có rãnh then hoa ráp vào moayơ đĩa ly hợp Truyền chuyển động quay từ đĩa ma sát của ly hợp đến trục trung gian Trục sơ cấp hay còn được gọi là trục ly hợp dùng để truyền chuyển động quay từ đĩa ly hợp tới bánh răng của trục trung gian.

Trục trung gian: Có nhiệm vụ giữ cho các bánh răng trung gian luôn ăn khớp với bánh răng trên trục sơ cấp và trục thứ cấp Các bánh răng của trục trung gian thường được chế tạo thành một khối hoặc chế tạo rời, lắp với trục bằng then Trục trung gian luôn quay cùng chiều với trục sơ cấp của hộp số.

Trục thứ cấp: Trục thứ cấp có nhiệm vụ đỡ các bánh răng và đồng tốc, các bánh răng quay tự do chỉ có bộ đồng tốc bị khóa vào trục, dẫn động trục truyền chính và làm quay bánh xe.

Trục số lùi: Trục số lùi là một trục ngắn, được lắp bên dưới và bên cạnh trục trung gian Trên trục số lùi gồm có một hoặc hai bánh răng, quay trơn với trục và có thể di chuyển trên trục để gài số lùi.

Việc sử dụng các loại bánh răng để đáp ứng về nhu cấu tốc độ và moment xoắn. Trong hộp số ta thường sử dụng hai loại bánh răng: Bánh răng trụ răng thẳng và bánh răng trụ răng nghiêng Bánh răng thẳng dùng trong bánh răng gài số lùi, vì nó ít làm việc và dùng cho việc cài số Các bánh răng còn lại đều dùng bánh răng trụ răng nghiêng Bánh răng của hộp số được làm từ thép chất lượng cao, chúng được tôi cẩn thận để tạo độ nhẵn, bề mặt các răng cứng, nhưng bên trong rất dẻo.Chúng được gia công nhiệt bề mặt Các răng, các vùng nguy hiểm được gia công trên máy chính xác.

Hai bánh răng đang quay, muốn gài vào nhau được êm dịu, không va đập, hư hỏng thì phải làm cho chúng quay cùng tốc độ (đồng tốc) trước khi gài vào khớp. Hộp số ôtô hiện đại được trang bị cơ cấu đồng tốc các bánh răng trước khi gài răng, gọi là bộ đồng tốc.

Nhiệm vụ này được thực hiện bởi một cơ cấu gọi là bộ đồng tốc được làm cùng với khớp gài số trên hộp số của ô tô Hầu hết các ô tô hiện đại đều được trang bị hộp số kiểu đồng tốc Được gọi là đồng tốc vì khi chuyển số hai bánh răng làm việc tiến lại gần nhau để làm đồng bộ tốc độ quay của chúng nhờ ma sát.

Bộ đồng tốc dùng ở những tay số cao: số 2, 3, 4, 5 (có tỷ số truyền nhỏ) và những tay số có tốc độ góc của các cặp bánh răng chênh lệch nhau lớn

Cấu tạo của bộ đồng tốc có nhiều loại nhưng cơ bản gồm: moayơ (ruột đồng tốc) lắp then hoa với trục thứ cấp, vòng ngoài ăn khớp răng trong của ống trượt (vỏ đồng tốc).

Trên ống trượt có rãnh lắp càng gài số và ống trượt di chuyển theo chiều dọc để gài số Moayơ có ba rãnh rộng lắp ba miếng khoá, trên các miếng khoá có gờ được lò xo đẩy ra tiếp xúc với ống trượt, giữ ống trượt ở vị trí trung gian

Hai vòng đồng tốc (vòng ma sát) làm bằng thau, bên trong vòng đồng tốc có mặt côn tiếp xúc với mặt côn trên bánh răng, bên ngoài có răng ăn khớp với răng trong của ống trượt, trên vòng đồng tốc có ba rãnh, ăn khớp với ba miếng khoá.

2.1.4 Cơ cấu dẫn động điều khiển gài số

Có hai kiểu gài (sang) số:

- Điều khiển trực tiếp và điều khiển gián tiếp.

- Điều khiển trực tiếp: Loại này cần gài số lắp trực tiếp với hộp số Thường được sử dụng trên xe có cầu sau chủ động vì có ưu điểm: Chuyển số nhanh,chuyển số êm và dễ sử lý.

- Điều khiển gián tiếp: Loại này hộp số tách rời khỏi cần số Cần số được lắp riêng thường được lắp trên sàn xe hoặc trên trục tay lái Cần số được nối với cơ cấu gài số trên hộp số bằng các khớp quay và thanh nối Loại này có ưu điểm rung động và có tiếng ồn từ động cơ lên cần gài số được ngăn chặn.

2.1.5 Cơ cấu định vị và khoá số:

Cơ cấu định vị thanh trượt (khoá riêng): Cơ cấu này giúp cho thanh trượt ở một vi trí nhất định khi ở vị trí trung gian hoặc gài bất kỳ một số nào đó Trên thanh trượt có rãnh ứng với các số dùng chung thanh trượt và một rãnh số không, trên vỏ hộp số có lỗ, lắp lò xo và viên bi khoá

Khi ta muốn gài bất cứ số nào trên thanh trượt như từ rãnh B sang rãnh C ta tác dụng vào tay số, làm thanh trượt di chuyển sang phải, lò xo bị nén, viên bi đi lên và trượt trên thanh trượt, dưới tác dụng của lò xo đẩy viên bi lọt xuống rãnh C. Nếu không có cơ cấu này hoặc cơ cấu này bị hư hỏng như: viên bi bị mòn hoặc lò xo bị gãy, sẽ gây ra hiện tượng tự trả về vị trí trung gian.

Cấu trúc truyền mô men

G1, G2, G3: các kh p sốố gàiớ 0.,1.,2.,3.,4.,.L.: Các v trí gàiị

Sơ đồ kết cấu và bố trí trục hộp số 3 trục Ưu điểm:

- Ở số truyền thẳng, dòng lực truyền trực tiếp từ trục sơ cấp qua khớp gài tới trục thứ cấp Các bánh răng làm việc không tải, hiệu suất truyền lực của hộp số là cực đại, thời gian làm việc chiếm 50% - 70% tổng thời gian chuyển động, do vậy hạn chế hao mòn bánh răng.

- Bánh răng của hộp số được sử dụng với hai loại bánh răng nghiêng và bánh răng thẳng Các bánh răng có răng nghiêng giúp tăng khả năng chịu tải và giảm độ ồn, tuy nhiên trong thiết kế cần chịn chiều nghiêng hợp lý để hạn chế tối đa lực dọc trục tác dụng lên ổ đỡ trục

- Với cấu trúc tỷ số truyền qua 2 cặp bánh răng ăn khớp nên chiều quay của trục chủ động và bị động không thay đổi, cho phép thực hiện một số giả trị tỷ số truyền lớn.

- Ổ bi phía trước của trục thứ cấp được đặt vào lỗ đằng sau của trục sơ cấp Do điều kiện kết cấu của hộp số (kích thước trục sơ cấp), ổ bi này không thể làm to được, cho nên khi làm việc có lực tác dụng thì ổ bi này sẽ ở tình trạng căng thẳng.

- Hiệu suất truyền lực sẽ thấp do truyền qua nhiều cặp bánh răng ăn khớp.2.3.2 Hộp số MT dọc

G1, G2, G3: các kh p sốố gàiớ 0.,1.,2.,3.,4.,.L.: Các v trí gàiị C1,C2: bánh răng ch đ ng ủ ộ và b đ ng truyềền l c chínhị ộ ự

Sơ đồ kết cấu và mặt cắt hộp số 2 trục Ưu điểm:

- Các số truyền đều truyền qua 1 cặp bánh răng ăn khớp, cho phép nâng cao hiểu suất truyền lực, giảm nhỏ kích thước hộp số và phù hợp với ô tô con có động cơ và cầu trước chủ động.

- Với việc bố trí hộp số và cầu chủ động trong một không gian bao kín, cho phép sử dụng chung 1 loại dầu, nhưng có khối lượng dầu đủ lớn và tạo khoang chứa dầu hợp lý, thuận lợi bôi trơn vung té.

- Ngày nay, hộp số hai trục được dùng rất phổ biến trên ôtô du lịch (giá trị tỷ số truyền không cần lớn) Do đảm bảo tính gọn nhẹ của hệ thống truyền lực, không sử dụng các đăng trong điều kiện không gian gầm xe chặt hẹp. Nhược điểm:

- Do chỉ truyền qua 1 cặp bánh răng ăn khớp nên giá trị tỷ số truyền không cao. Để đảm bảo tỷ số truyền phù hợp điều kiện chuyển động thì kích thước hộp số sẽ lớn.

2.3.3 Bộ phận điều khiển chuyển số

Bộ phận điều khiển chuyển số trong hộp số có cấp yêu cầu:

- Điều khiển chuyển số nhanh chóng,

- Thiết lập một vị trí gài cà giữ ổn định các vị trí gài,

- Đảm bảo: gài hết chiều dài cần thiết trong khớp gài, có vị trí trung gian để động cơ làm việc không tải lâu dài (ngắt dòng truyền mô men),

- Hạn chế (hoặc loại trừ) khả năng va đập, gây ồn trong chi tiết truyền mô men của hộp số,

- Có khả năng tạo cảm giác khi thực hiện gài số lùi. Đáp ứng nhu cầu trên, kết cấu bộ phận chuyển số rất đa dạng, nhưng có các phần cơ bản sau: điều khiển chuyển số, định vị, khóa hãm, tránh sang số kép.

2.3.3.1 Cơ cấu điều khiển chuyển số trực tiếp trên nắp của hộp số

Phần lớn các chi tiết của cơ cấu chuyển số nằm trên nắp hộp số, cần số được bố trí dưới sàn xe ngay cạnh vị trí ngồi người lái Các chi tiết bao gồm: cần số, trục trượt nạng gài, vành gài và cách bánh răng được gài số.

1 Cần số 4 N ng g tạ ạ 7 Cơ cấu định vị A- Hành trình chọn trục

5 Kh p gài sốốớ 8 Vành đốềng tốốc B- Hành trình gài số

3 Trục tượt gài số 6 Gối cầu cần số 9 Bánh răng được gài

Hình 1.3 Các chi tiết, mặt trích ngang cơ cấu điều khiển chuyển số trên nắp hộp số Mỗi trục trượt đảm nhận 2 số gài Các trục được bố trí sao cho khi tất cả các vị trí nạng gạt ở vị trí trung gian, các rãnh trên trục trượt thẳng hàng với nhau, đảm bảo đầu trong cần số 2 có thể di chuyển giữa các rãnh (A- hành trình chọn trục trượt).

Các trục trượt 3, được di chuyển theo hướng dịch chuyển B (hành trình gài số). Trên mỗi trục trượt có 3 rãnh định vị, tương ứng với 3 vị trí không gài số (vị trí trung gian), các vị trí biên tương ứng với vị trí gài số Ở nắp trượt có bố trí bi, lò xo 7 và kết hợp với rãnh định vị của trục trượt hình thành cơ cấu định vị cho trục trượt.

2 Rãnh đặt đầu cần số

5 Rãnh định vị trục trượt Hình 1.4 Bố trí các trục trượt trong hộp số

2.3.3.2 Cơ cấu chuyển số từ xa

Trong điều kiên truyền lực, khoảng cách tờ vị trí người lái tới nơi đặt hộp số xa cần thiết bố trí điều khiển từ xa như cơ cấu điều khiển dùng trục nối dài

Một số ô tô con sử dụng hai dây cáp truyền 2 chuyển vị điều khiển chuyển số từ chỗ ngồi của người lái tới hộp số Mỗi sợi cáp có chức năng truyền 1 chuyển vị cần số tới hộp số: A- Chọn trục trượt, B- Gài số

Hình 1.5 Cơ cấu điều khiển dùng cáp nối dài

Nguyên lý làm việc của hộp số cơ khí

I - Trục sơ cấp (trục vào)

Hình 1.10 Kết thúc việc chuyển số

II – Trục thứ cấp (trục ra).

A – Vòng đồng tốc gài số 4 và số 5

B – Vòng đồng tốc gài số 2 và số 3.

Hộp số thuộc loại cơ khí có 5 cấp số, gồm 5 số tiến và 1 số lùi Có hoạt động như sau:

Số 1: Ta gạt cần điều khiển sau cho bánh răng số 1 ăn khớp với bánh răng số 10. Lúc này môment xoắn từ động cơ truyền qua trục sơ cấp số (I), đến bánh răng số

5, qua bánh răng số 6 đến trục trung gian số (III), đến bánh răng số 10, đến bánh răng 1 qua trục thứ cấp số (II) và truyền ra hệ thống truyền lực phía sau

Số 2: Ta gạt cần điều khiển sau cho vòng đồng tốc B ăn khớp với bánh răng số 2. Lúc này môment xoắn từ động cơ truyền qua trục sơ cấp số (I), đến bánh răng số

5, bánh răng số 6 đến trục trung gian số (III), truyền đến bánh răng số 9, đến bánh răng số 2, qua vòng đồng tốc B, đến trục thứ cấp số (II) và truyền ra hệ thống truyền lực phía sau

Số 3: Ta gạt cần điều khiển sau cho vòng đồng tốc B ăn khớp với bánh răng số 3. Lúc này môment xoắn từ động cơ truyền qua trục sơ cấp số (I), đến bánh răng số

1, qua bánh răng số 6 đến trục trục trung gian số (III), qua bánh răng 8, truyền qua bánh răng 3, qua vòng đồng tốc B, đến truc thứ cấp số (II) và truyền ra hệ thống truyền lực phía sau

Số 4: Ta gạt cần điều khiển sau cho vòng đồng tốc A ăn khớp với bánh răng số 4. Lúc này môment xoắn từ động cơ truyền qua trục sơ cấp số (I), đến bánh răng số

5, qua bánh răng số 6 đến trục trung gian số (III), qua bánh răng số 7, đến bánh răng số 4, qua vòng đồng tốc A, đến trục thứ cấp số (II) và truyền ra hệ thống truyền lực phía sau.

Số 5: Ta gạt cần điều khiển sau cho vòng đồng tốc A ăn khớp với bánh răng số 5. Lúc này môment từ động cơ truyền qua trục sơ cấp số (I) đến bánh răng số 5, qua vòng đồng tốc A truyền đến trục thứ cấp số (II) và truyền ra hệ thống truyền lực phía sau

Số lùi: Ta gạt cần điều khiển sau cho bánh răng số 11 ăn khớp với bánh răng số

10 Lúc này môment xoắn từ động cơ truyền qua truc sơ cấp số (I), qua bánh răng số 6 đến trục trung gian số (III), đến bánh răng số 10, qua bánh răng số 11, đến trục số lùi, đến bánh răng số 12, đến bánh răng số 1, qua trục thứ cấp số (II) và truyền ra hệ thống truyền lực phía sau.

QUY TRÌNH THÁO, LẮP, KIỂM TRA

Những hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục

* Biểu hiện: Thường thấy hay nhảy về số N.

- Bánh răng không ăn khớp hết chiều dài (do cần gạt số bị cong hoặc mòn).

- Do mòn hỏng các chi tiết của cơ cấu hãm số, khoá số.

- Mòn hỏng bộ đồng tốc.

- Các bánh răng dơ rão, các trục bị mòn, lỏng lẻo.

- Các rãnh trên trục trượt bị mòn (do ma sát với bi hãm).

- Lỗ lắp trục trên nắp hộp số bị mòn rộng(làm giảm khả năng giữ trục của bi định vị).

* Hậu quả: Làm cho xe không đạt được tốc độ mà người lái xe mong muốn.Ngoài ra có hiện bị rung giật trong quá trình xe chạy.

3.1.2 Hộp số làm việc có tiếng kêu:

* Biểu hiện: có tiếng kêu ở hộp số.

- Thiếu hoặc không có dầu bôi trơn.

- Các vòng bi mòn, ghẻ.

- Các bánh răng bị mòn và mòn không đều.

- Các bánh răng bị tróc rỗ, sứt mẻ nhiều.

- Mối ghép then hoa bị mòn.

- Gây tiếng ồn khi xe chạy.

- Gây rung giật và tiếng ồn mỗi khi gài số, gây hỏng các chi tiết.

3.1.3 Không vào số được hoặc vào số có tiếng kêu:

- Vòng bi đỡ trục bị mòn làm cho các trục số không đồng tâm.

- Các đầu bánh răng bị bavia.

- Đầu cần số bị tuột ra khỏi rãnh thanh trượt do bị mòn.

- Càng cua bị gãy hoặc vênh nhiều.

- Khe hở giữa càng cua và ống răng lớn do bị mòn.

- Mặt côn của bộ đồng tốc bị mòn nhiều.

- Bu lông hãm càng cua bị hỏng.

- Ly hợp bị hỏng hoặc điều chỉnh không đúng.

- Làm cho người lái khi vào số khó khăn hoặc gài số nặng.

- Vào số khó và gây tiếng ồn.

3.1.4 Hộp số bị nóng quá:

* Biểu hiện: Sờ tay vào hộp số thấy rất nóng.

- Thiếu hoặc không có dầu bôi trơn.

- Đường dẫn dầu bôi trơn cho cácc vòng bi bị tắc.

- Bị tắc lỗ thông hơi của hộp số.

- Các bánh răng mòn hỏng, lỏng lẻo cọ sát vào nhau.

- Làm cho chất lượng dầu bôi trơn giảm.

- Nhanh làm mòn hỏng các chi tiết của hộp số.

3.1.5 Hộp số bị chảy dầu:

* Biểu hiện: Thấy có dầu rỉ ra ở hộp số.

- Mức dầu cao quá quy định.

- Các gioăng đệm bị rách.

- Vỏ hộp số bị nứt vỡ.

- Các mặt bích bắt không chặt, bu lông bị lỏng.

- Các phớt đầu trục bị hỏng.

- Chế độ bôi trơn các chi tiết không được thường xuyên.

- Bôi trơn không hiệu quả cao, gây mài mòn các chi tiết.

Trình Tự Tháo

STT Nội dung công việc Hình vẽ minh họa Yêu cầu kỹ thuật

A THÁO HỘP SỐ RA KHỎI XE

(1) Tháo cáp âm của ắc quy.

(2) Tháo cáp dương của ắc quy.

(4) Nhấc ắc quy ra ngoài.

Không để xảy ra chạm chập.

2 Tháo nắp capô Không làm trầy, xước sơn.

Tháo các bộ phận bên trong xe:

(2) Tháo hộp trợ lực lái

Tháo các bộ phận sau ra khỏi khoang động cơ trước khi nâng xe lên:

- Xi lanh cắt ly hợp.

- Cáp chọn và chuyển số.

- Gối đỡ động cơ bên trái.

Không để dầu ly hợp rơi rớt, bắn vào mắt.

Kích xe lên, tháo các bộ phận sau:

(5) Dầm ngang và dầm giữa.

- Không làm hỏng nắp chắn bụi đầu thành nối.

- Đánh dấu vị trí đệm trục các đăng trước khi tháo.

6 Tháo hộp số ra khỏi xe Kê kích chắc chắn.

1 Tháo cảm biến tốc độ.

Tháo càng cắt ly hợp và vòng bi cắt ly hợp:

(2) Vòng bi cắt ly hợp.

(3) Cao su càng cắt ly hợp.

(4) Chốt đỡ càng cắt ly hợp.

3 Tháo công tắc đèn lùi

4 Tháo bu lông miếng hãm cài số trong (1)

5 Tháo trục cần chọn và chuyển số:

(1) Cụm trục cần chọn và chuyển số;

(2) Giá đỡ vỏ cần điều khiển;

6 Tháo nắp (vỏ sau) hộp số (1).

Không làm hỏng bề mặt lắp ghép.

7 Tháo đai ốc hãm trục thứ cấp (1)

Tháo ống trượt gài số và càng gạt gài số:

Kiểm tra khe hở bánh răng:

(1) Khe hở dọc trục bánh răng số 5.

(2) Khe hở hướng kính bánh răng số 5.

(1) Phanh hãm moay ơ đồng tốc.

(2) Phanh hãm trục càng gài số.

(3) Phanh hãm trục sơ cấp.

(4) Phanh hãm trục thứ cấp.

Tháo moay ơ đồng tốc và bánh răng:

(3) Bánh răng bị động số 5.

Tháo bi hãm cài số và cụm bi hãm:

(3) Bu lông trục trung gian số lùi.

Trục và bánh răng trung gian số lùi:

(1) Bánh răng trung gian số lùi.

(2) Trục bánh răng trung gian số lùi.

Tháo càng gài số và trục càng gài số:

(1) Trục càng gài số No.1 (số 1, 2).

(2) Trục càng gài số No.2 (số 3, 4).

(3) Trục càng gài số No.3 (số 5, R).

(4) Càng gài số No.1 (số 1, 2).

(5) Càng gài số No.2 (số 3, 4).

(6) Càng gài số No.3 (số 5, R).

(7) Giá bắt tay gài số.

Tháo trục sơ cấp và thứ cấp:

Kiểm tra trước khi tháo rời trục trứ cấp

(1) Khe hở dọc trục bánh răng số 1

(2) Khe hở hướng kính bánh răng số 1

(3) Khe hở dọc trục bánh răng số 2

(4) Khe hở hướng kính bánh răng số 2

Tháo rời trục thứ cấp

(1) Vòng bi trục thứ cấp

(2) Bánh răng bị động số 4

(3) Ống cách bánh răng trục thứ cấp

(4) Bánh răng bị động số 3

(10) Cụm moay ơ đồng tốc No.1

Tháo rời bộ đồng tốc

Trình tự lắp

Trình tự lắp tiến hành ngược với trình tự tháo Khi lắp chú ý:

- Các chi tiết phải được lắp chắc chắn, đúng vị trí, chiều.

- Bôi keo làm kín để tránh làm rò rỉ dầu.

- Khi lắp trục trung gian dùng mỡ để giữ các viên bi.

- Sau khi lắp xong phải kiểm tra:

Kiểm tra sự lắp đặt của các chi tiết, đường ống.

Kiểm tra sự hoạt động của ly hợp (đóng, cắt ly hợp).

Kiểm tra sự hoạt động của hộp số (chuyển số).

Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống lái.

Kiểm tra

- Làm sạch tất cả các chi tiết sau khi tháo.

* Kiểm tra trục sơ cấp.

- Kiểm tra độ mài mòn của trục tại vị trí lắp bánh răng lồng không, vòng bi bằng cách dùng panme đo trục tại vị trí lắp ghép bánh răng lồng không và lắp ghép vòng bi, so sánh đường kính trục đo được với đường kính trục ban đầu (đường kính trục mới).

- Kiểm tra độ mòn phần then hoa của trục

(so sánh với phần then hoa của trục mới) Hình 3.1 Ki m tra đ cong tr c s cấấp ể ộ ụ ơ

- Đưa trục sơ cấp lên các lỗ định tâm ở hai đầu, sau đó dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong của trục tại vị trí lắp ổ bi (Hình 3.1). Độ cong của trục sơ cấp 0,03 (mm)

* Kiểm tra các bánh răng.

- Quan sát, kiểm tra bề mặt các bánh răng xem độ mòn đầu bánh răng.

- Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa cặp bánh răng ăn khớp để kiểm tra độ mòn bánh răng.

- Kiểm tra độ mòn lỗ các bánh răng lồng không và trục thứ cấp Dùng panme đo đường kính trục tại vị trí lắp bánh răng, dùng đồng hồ so trong đo đường kính lỗ bánh răng lồng không

Khe hở = đường kính lỗ bánh răng

- đường kính trục tại vị trí lắp bánh răng (Hình 3.2)

- Kiểm tra độ mòn, hỏng hóc của bánh răng truyền động, kiểm tra bề mặt tiếp xúc với vòng đồng tốc xem có bị xù xì không.

* Kiểm tra bộ đồng tốc.

- Kiểm tra vòng đồng tốc

Kiểm tra độ bám của mặt côn vòng đồng tốc với bánh răng

Lắp vòng đồng tốc vào bánh răng và quay ngược chiều Nếu quay được thì độ mài mòn là lớn cần thay thế, nếu không quay được thì

Hình 3.2 Ki m tra đ mòn lỗỗ bánh răng ể ộ

Hình 3.3 Ki m tra đ bám c a m t cỗn vòng ể ộ ủ ặ đỗồng tỗấc v i bánh răng ớ chứng tỏ độ mòn bề mặt côn đồng tốc chưa đáng kể hoặc vẫn còn tốt.

Kiểm tra mặt trong xem có bị biến dạng và hỏng không.

Kiểm tra các răng ăn khớp xem có bị gãy hỏng không (Hình 3.4) Ép vòng đồng tốc đối diện với răng ăn khớp của bánh răng số và kiểm tra khe hở từ mặt đầu vòng đồng tốc với bánh răng.

Khe hở tiêu chuẩn từ mặt đầu vòng đồng tốc tới bánh răng là 0,8 1,5 (mm)

Kiểm tra ống trượt và moay ơ đồng tốc: Lắp ống trượt vào moay ơ đồng tốc, kiểm tra xem moay ơ có trượt được một cách nhẹ nhàng bên trong ống trượt hay không

- Chú ý: nếu phải thay thế, ống trượt và moay ơ phải được thay thế đồng thời.

Hình 3.4 Ki m tra vòng đỗồng tỗấc ể

Hình 3.5 Ki m tra đ mòn ể ộ vòng đỗồng tỗấc.

Hình 3.6: Ki m tra đ tr ể ộ ượ t vòng đỗồng tỗấc

- Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa ống răng và càng cua để kiểm tra độ mòn ống răng

Khe hở tiêu chuẩn 0,2 0,5 (mm)

- Kiểm tra then và lò xo đồng tốc

Kiểm tra phần giữa cao hơn của then đồng tốc xem có bị mòn không (Hình 3.8).

Kiểm tra xem lò xo đồng tốc có bị mỏi, biến dạng và hỏng hay không

* Kiểm tra thanh trượt và trục điều khiển

- Kiểm tra độ mòn rãnh bi (so sánh với rãnh bi của trục mới).

- Dùng đòng hồ so kểm tra độ cong thanh trượt (Kiểm tra độ cong thanh trượt tương tự như kiểm tra độ cong trục sơ cấp). Độ cong 0,02 (mm)

- Kiểm tra độ cong trục điều khiển Độ cong trục điều khiển 0,04

* Kiểm tra cơ cấu hãm số

Hình 3 7: Kiểm tra khe hở giữa ống răng và càng cua.

Hình 3.8 Ki m tra then đốềng tốốc.ể

- Kiểm tra độ đàn hồi và thẳng góc của mỗi lò xo (so sánh với lò xo mới).

- Kiểm tra độ mòn khoá và bề mặt bi.

- Kiểm tra hỏng hóc của bề mặt lăn ở mỗi vòng bi Đồng thời kiểm tra độ dơ và trạng thái quay của các vòng bi, kim và các bánh răng được lắp trên trục.

- Kiểm tra độ mòn , tróc rỗ của vòng bi đầu trục.

- Quan sát xem các vết nứt vỡ của vỏ hộp số, kiểm tra sự dò dỉ dầu ở các phớt, đệm.

- Kiểm tra các lỗ ren: Kiểm tra độ mòn của các ren, bằng cách dùng bu lông mới bắt với lỗ ren xem có bắt được chắc chắn không.

- Kiểm tra gối đỡ trục bằng cách: Dùng đồng hồ so trong đo đường đường kính gối đỡ, dùng panme đo đường kính vòng bi mới Đường kính gối đỡ đo được phải nhỏ hơn đường kính vòng bi.

3.5 Sửa chữa các chi tiết của hộp số

* Sửa chữa vỏ hộp số.

- Vỏ bị nứt vỡ ở các vị trí không quan trọng thì có thể hàn đắp và gia công lại.

- Các lỗ ren bị hỏng thì tarô ren mới.

- Gối đỡ bị mòn thì doa rộng và ép bạc mới.

* Sửa chữa các bánh răng.

- Bề mặt bánh răng bị mòn, rỗ ít thì có thể dùng lại được, mòn rỗ nhiều thì thay mới.

- Các đầu răng bị toè thì mài rà lại.

- Các lỗ bánh răng lồng không mòn thì ta có thể ép bạc mới doa lại theo kỹ thuật phù hợp.

- Mòn ở vị trí lắp bánh răng lồng không, ta hàn đắp rồi gia công lại trên máy tiện.

- Trục then hoa bị mòn nhiều thì thay trục mới.

- Vị trí lắp các vòng bi bị mòn thì hàn đắp, rồi gia công lại.

- Trục bị cong lớn hơn giá trị cho phép phải thay mới (Độ cong lớn nhất: 0,03 mm).

- Các lò xo yếu gãy thì thay mới.

- Các viên bi hãm, chốt hãm bị mòn nhiều thì phải thay mới.

- Các lò xo hãm yếu không có thay thế thì có thể căn thêm đệm dùng tạm.

- Tay gài số bị cong thì nắn lại.

- Khớp cầu của tay gài số bị mòn, và vị trí tiếp xúc với thanh trượt, càng cua bị mòn thì hàn đắp và gia công lại.

- Càng cua bị nứt, gãy thì thay càng cua mới.

- Càng cua bị mòn nơi tiếp xúc với rãnh răng di trượt nếu mòn vượt quá 1,5 mm thì hàn đắp và gia công lại.

- Bulông hãm càng cua bị chờn thì phải thay mới.

* Trục gài số, đồng tốc, các căn đệm.

- Trục gài số bị mòn rãnh lắp bi thì thay trục mới.

- Các vòng đồng tốc bị mòn ta thay mới.

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w