CÁC THIẾT BỊ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Vỏ máy và bộ nguồn (Case and Power Supply)
Là nơi để gắn các thành phần của máy tính thành khối như nguồn, mainboard, card…có tác dụng bảo vệ máy tính.
Người ta chia ra làm hai loại case dựa vào kiểu dáng của chúng:
Loại nằm ngang gọi là Desktop case (case nằm).
Loại đứng thẳng gọi là Tower case (case hình tháp).
Loại Tower case chiếm ít không gian hơn, rất tiện cho việc xếp đặt vì thế thông dụng hơn loại Desktop case Trong loại Tower case tuỳ theo kích thước lớn nhỏ mà ta gọi là Mini Tower (vỏ máy cỡ nhỏ); hay Mid Tower (vỏ máy cỡ trung)
Hình 2.1.1 a Desktop case b Tower Case
Cung cấp hầu hết hệ thống điện cho các thiết bị bên trong máy tính.Bất luận bạn chọn kiểu dáng thùng máy nào cũng cần chú ý đến chất lượng của bộ nguồn Máy tính hoạt động có ổn định và bền hay không phần lớn do chất lượng nguồn điện quyết định Cần chú ý là CPU
Pentium IV dùng bộ nguồn ATX khác hẳn với nguồn Pentium III trở về trước Nên chọn bộ nguồn 300W trở lên và có chức năng autovolt. a, Hoạt động và chức năng của bộ nguồn:
Bộ nguồn là một trong những thành phần quan trọng nhất trong PC. Chức năng cơ bản của bộ nguồn là biến đổi dòng điện xoay chiều 110v hoặc 220v thành dòng điện một chiều 3.5v; ±5v và ±12v cung cấp cho toàn bộ hệ thống máy tính Bình thường các thành phần điện tử và các mạch hệ thống như bo mạch chủ card điều hợp và các bo mạch logic của các ổ đĩa… Sử dụng nguồn 3.5v và 5v; còn các động cơ (môtơ ổ đĩa hay quạt) sử dụng nguồn 12v Để hệ thống có thể hoạt động tốt, bộ nguồn phải cung cấp dòng điện một chiều ổn định b, Phân loại:
Hiện nay, bộ nguồn dùng cho máy tính phổ biến nhất có hai loại AT
& ATX Nguồn AT thường thấy trong các máy dùng bo mạch đời cũ (hỗ trợ bộ vi xử lý Pentium MMX, Pentium II, Celeron, K6, v.v ) Các bo mạch được sản xuất vài năm gần đây hầu như chỉ hỗ trợ bộ nguồn chuẩn ATX (PIII, PIV, Celeron Tualatin, K7, AXP, v.v ).
Nguồn AT: nối với bo mạch chủ bằng 1 đầu nối kép, mỗi đầu 6 dây. Bên cạnh đó còn có nhiều đầu nối 4 dây với 2 kích cỡ loại lớn để cấp nguồn cho HDD, MAINBOARD…loại nhỏ cấp nguồn cho FDD.
+ Cáp nối nguồn của case được nối trực tiếp vào bộ nguồn, loại này khi shut down máy tính thì phải bật tắt nguồn khác với loại ATX.
+ Các thiết bị nhập I/O được nối bo mạch chủ nhờ các dây nối trung gian.
Nguồn ATX: loại nguồn này được phát triển sau, có nhiều ưu điểm, so với máy của nguồn AT thì case ATX thông thường có kiểu dáng cao lớn, thoáng mát hơn (do nhu cầu gắn thêm thiết bị khác hiện nay) Nhờ đó giải nhiệt tốt và dễ dàng hơn
+ Cáp nối nguồn ATX với bo mạch chủ chỉ có 1 đầu nối 20 dây giống như nguồn AT, nguồn ATX còn có nhiều đầu nối 4 dây cấp nguồn cho FDD.
+ Dây công tắc được nối vào bo mạch chủ để kích nguồn Loại này khi shut down máy tính thì không cần bật tắt nguồn, nó tự động ngắt điện. + Các đầu nối thiết bị I/O được thiết kế sẵn trên bo mạch chủ.
3 Các chỉ tiêu kỹ thuật a Đối với bộ nguồn AT Điện thế đầu vào (AC Input): 115/230V, 50/60Hz, có thể có một công tắc để lựa chọn điện thế đầu vào (Voltage selection switch) nằm ở mặt sau của bộ nguồn (gần chỗ cắm dây cáp điện AC) Tuy nhiên, những bộ nguồn sau này có khả năng tự động điện thế (Auto Volt) trong biên độ100~230V.
Chân Tín hiệu Tín hiệu
-5V +5V +5V +5V Điện thế đầu ra (DC output): +5V, -5V, +12V, -12V Có bốn đầu dây dùng để nối với công tắc đóng mở điện (nằm ở mặt trước của thùng máy) Trên công tắc sẽ có bốn chỗ đấu dây đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với các màu dây như sau:
Hình 2.1.3 Các đầu dây công tắc nguồn
Bộ nguồn AT cung cấp hai đầu nối 6 chân (six-pin connector) để cấp điện cho bo mạch chính Khi gắn hai đầu nối này lên bo mạch chính, chú ý sao cho các dây màu đen nằm giữa là đúng.
Bảng 2.1.3.a Các kết nối của bộ nguồn AT
Chân Màu Tín hiệu Chân Màu Tín hiệu
Cam Cam Đen Đỏ Đen Đỏ Đen Xám Tía Vàng Đỏ Đỏ Đen Đen Đen
+3.3V -12V GND PSOn GND GND GND -5V +5V +5V Đầu nối điện bốn chân dùng cho thiết bị ngoại vi (HDD, CD-ROM, v.v ), số lượng đầu nối tuỳ vào nhà sản xuất Dây màu vàng và màu đỏ cấp điện +12V và +5V, hai dây đen là dây đất Đầu nối này có hai góc bị
“vát” nghiêng để tránh cắm ngược Nếu thiếu đầu cắm, bạn có thể mua loại dây nối chia hai để tăng thêm số lượng đầu. Đầu nối điện cho ổ đĩa mềm (hoặc ổ đĩa Zip) cũng có bốn chân với điện thế cung cấp như trên nhưng kích thước nhỏ hơn Khi gắn đầu nối này, cần cẩn thận vì có thể cắm ngược hay lệch gây hậu quả nghiêm trọng. b Đối với bộ nguồn ATX Điện thế đầu vào (AC Input): Tương tự như ở nguồn AT Điện thế đầu ra (DC output): +5V, +12V, -5V, -12V, +3.3V Một số bộ nguồn ATX còn có thêm một công tắc điện AC nằm phía sau.
Bảng 2.1.3.b Các kết nối bộ nguồn ATX
Bộ nguồn ATX cung cấp một đầu nối 20 chân (20-pin connector) như hình trên dùng để cấp điện cho bo mạch chính, cộng thêm một số đầu nối điện loại bốn chân cho thiết bị ngoại vi tương tự như nguồn AT. Ngoài các đầu nối như ATX version 1.0, 1.1 & 1.2, nguồn ATX phiên bản 2.03 còn có thêm một đầu nối AUX Power connector Nguồn ATX 12V có thêm một đầu nối AUX Power connector và một đầu nối +12V Power Connector +12V Power Connector gồm bốn chân, chân 1 và chân 2 là COM (dây đất của nguồn) có màu đen, chân 3 và chân 4 là +12VDC (dùng để cấp điện cho CPU) có màu vàng AUX Power Connector có sáu chân, chân 1 ~ 3 là COM (màu đen), chân 4 và chân 5 là +3.3 VDC (màu cam), chân 6 là +5VDC (màu đỏ) Hai loại nguồn ATX này sử dụng cho những bo mạch chủ hỗ trợ PIV hoặc Celeron socket 478 song chúng vẫn dùng được với những bo mạch chủ đời trước (PIII, Celeron socket 370, K7) không hỗ trợ +12V Power Connector & AUX Power Connector
Lưu ý: Các bộ nguồn ATX không có +12V Power Connector hoặcAUX Power Connector sẽ không dùng được với các bo mạch chủ yêu cầu thêm một trong hai loại đầu nối trên Một số nhà sản xuất khuyến cáo người sử dụng phải chắc chắn đã sử dụng đúng bộ nguồn ATX phù hợp,nếu không có thể sẽ gây hư hại cho bo mạch.
Bản mạch chính (Mainboard)
1 Cấu trúc bản mạch chính
Bo mạch chủ là bản mạch in chính trong thiết bị điện tử Nó có chứa các socket (đế cắm) và slot (khe cắm) để cắm các linh kiện điện tử và các bo mạch mở rộng khác Trong hệ thống máy tính cá nhân, bo mạch chủ chứa bộ vi xử lý, chipset, các khe cắm PCI, khe cắm AGP, khe cắm bộ nhớ và các mạch điều khiển bàn phím, chuột, các ổ đĩa và máy in Nó cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, đồ họa và mạng Bo mạch chủ của các máy tính xách tay thường được tích hợp sẵn toàn bộ các mạch điều khiển thiết bị ngoại vi.Bản mạch chính được tạo theo lối xếp chồng (sandwich) tương tự công nghệ chế tạo vi mạch, nhờ đó bản mạch có 4 lớp dây dẫn giảm đáng kể diện tích bề mặt Các hãng sản xuất vi mạch đều có tài liệu hướng dẫn cách bố trí vi mạch và các dây dẫn nối cho mỗi vi mạch của họ Những tài liệu này giúp phần giảm nhẹ chi phí thiết kế bản mạch chính Bản mạch chính của vi tính cá nhân hiện nay có 4 hay 6 lớp dây dẫn Một công nghệ nữa góp phần thu nhỏ kích thước bản mạch chính là công nghệ dán chi tiết SMT (Surface Mouted Technology) Công nghệ này cho phép dán trực tiếp vi mạch lên bảng mạch chính, giảm bớt công đoạn khoan bản mạch và giảm đáng kể kích thước vỏ vi mạch Mọi lớp tín hiệu cần có điện trở từ 60 đến 90 ohm Bề dày một bản mạch chính bốn lớp là 1,5mm.
Hình 2.2.1 Bản mạch chính (Mainboard)
2 Hoạt động của bản mạch chính
Phần trung tâm là một vi mạch xử lý Đó là một vi mạch nào đó trong các vi xử lý Intel họ 80x86 hoặc tương thích Chữ x là kí hiệu chung của các số đại diện không ít hơn 9 loại chíp khác nhau từ 8086 đến 80486 (ví dụ x=2 nghĩa là vi xử lý loại 80286…).
Bộ nhớ chính gồm các chíp nhớ có thể ghi, đọc RAM (RandomAccess Memory) được chia thành vài băng (bank) CPU dùng nó để lưu trữ số liệu các kết quả tính toán trung gian, các chương trình tính toán trung gian v.v… các dữ liệu được lưu trữ trong các đơn vị đó phải được sắp xếp trong bộ nhớ theo một trật tự nào đó để khi cần thiết có thể truy nhập được Việc sắp xếp này gọi là địa chỉ hoá bộ nhớ Khi muốn đọc dữ liệu tại một ô nhớ có địa chỉ nào đó, CPU phải đặt tín hiệu địa chỉ này tới bộ nhớ để chọn và sau đó dữ liệu trong ô nhớ đó sẽ được đọc ra.
Trong bản mạch chính còn có các chíp nhớ chỉ đọc được ROM (Read Only Memory) Do đặc tính các thông tin trong ROM không bị mất đi khi tắt máy, nên trong các chip này người ta nạp các chương trình và số liệu để CPU dùng cho việc khởi động PC Ở đây cũng có sẵn các chương trình bổ trợ cho việc thâm nhập bàn phím, màn hình v.v…được gọi là hệ vào, ra cơ sở BIOS (Basis In Out System).
Trong PC còn có một đồng hồ thời gian thực Chức năng này được thực hiện bởi chíp định thời (Timer) Chíp này đồng thời tham gia vào việc điều khiển âm thanh phát ra loa của PC.
3 Các chỉ tiêu kĩ thuật
Khi quyết định mua một bản mạch chính thì phụ thuộc vào CPU cần lắp có kiểu chân cắm như thế nào Hiện nay thị trường máy tính ở Việt Nam chỉ còn loại Socket 370 dành cho CPU Intel Celeron và Pentium III, Socket 478 dành cho Intel Celeron 1.7 GHz trở lên và Pentium IV và Socket 775 dành cho Intel Celeron và Pentium IV từ 2.53GHz trở lên. Dạng Socket A (Socket 462), để chạy cho CPU Althlon của AMD Do đó khi mua bản mạch chính phải để ý ổ chân cắm CPU cùng loại.
Tốc độ hỗ trợ tối đa cho CPU là khả năng để bản mạch chính hỗ trợ được tốc độ tối đa của CPU Các thông số này được ghi như Upto, hay Support (S/p).
Tốc độ Bus: tốc độ bus càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng cao.
Chipset: hiện nay chipset của Intel đang được mọi người ưa chuộng.
Loại nguồn sử dụng: hiện nay chỉ còn loại ATX với những công suất khác nhau tuỳ theo người cần sử dụng.
Hỗ trợ RAM: cần chú ý xem bản mạch chính của mình hỗ trợ sử dụng được loại RAM nào SDRAM hay DDRAM hay cả hai.
Các thiết bị tích hợp trên bản mạch chính.
USB: hiện nay các bản mạch chính đều có.
CPU (Central Processing Unit)
CPU là từ viết tắt của cụm Central Processing Unit (Đơn vị xử lý trung tâm), là một bộ phận tính toán chính của máy tính Nó được cấu thành bởi đơn vị số học lôgic (ALU) và đơn vị điều khiển Ngày nay, CPU trong hầu hết các máy tính được chứa trọn vẹn trên một chip đơn CPU, đồng hồ và bộ nhớ là những thành phần chính yếu tạo nên máy vi tính của bạn Nhưng một hệ thống máy tính hoàn chỉnh cần đòi hỏi thêm các thành phần khác như: các đơn vị điều khiển, các thiết bị nhập, xuất và lưu trữ dữ liệu và một hệ điều hành.
CPU có thể được xem như "quả tim" của bất cứ một máy tính thông thường nào, dù nó là máy tính để bàn, máy chủ hay máy tính xách tay. CPU của bạn có thể là loại Pentium, K6, Power PC, Sparc hay bất cứ một nhãn hiệu hay loại CPU nào, nhưng tất cả chúng đều thực hiện gần như cùng một thứ và với cách thức gần như nhau.
L2 Cache Đơn vị giao diện Bus
Bảng thanh ghi giả Đơn vị dấu chấm động
Trạm dự trữ Đơn vị số nguyên Đơn vị giao diện bộ nhớ
Bus kết quả dữ liệu bên trong
Các thanh ghi của bộ vi xử lý
Bộ đệm dữ liệu Cache L1
Bộ đệm tái đặt bộ nhớ Đơn vị lấy lệnh Bộ đệm lệnh Cache L1
Giả mã lệnh đơn giản
Giải mã lệnh phức tạp
Giả mã lệnh đơn giản
Bộ giải mã lệnh Đơn vị lùi về
Bộ đệm thứ tự (Bộ góp lệnh) Đơn vị dấu chấm động Đơn vị giao diện bộ nhớ
Bộ đệm đích của rẽ nhánh
Bus hệ thống (bên ngoài)
Từ đơn vị dấu chấm động Đến nhánh và bộ đệm đích
Cấu trúc khối của bộ vi xử lý Pentium:
Tiểu hệ bộ nhớ: Bus hệ thống, bộ đệm cache L2, đơn vị giao diện bus, bộ đệm mã lệnh cache L1, đơn vị giao diện bộ nhớ.
Đơn vị lấy và giải mã lệnh, và bản thanh ghi giả.
Bộ góp lệnh hay bộ đệm xếp kí tự
Đơn vị gửi và thực hiện lệnh: trạm dự trữ, hai đơn vị số nguyên, hai đơn vị dấu chấm động, hai đơn vị tạo địa chỉ
Đơn vị lui về: đơn vị lui về và các thông tin lui về
Hình 2.3.1 Cấu trúc của khối CPU
Tiểu bộ nhớ (Memory subsystem) gồm bộ nhớ, bộ nhớ đệm cache mức 1 (cache L1) và bộ nhớ đệm mức 2 (cache L2) Đơn vị giao diện Bus truy nhập bộ nhớ chính qua hệ thống bus bên ngoài Hệ thống bus 64bit này định hướng theo loại truyền, có nghĩa là truy nhập bus được xử lý theo hai chế độ riêng rẽ: yêu cầu và trả lời Đơn vị giao diện bus truy nhập bộ nhớ đệm mức 2 qua bus cache 64bit Bus này cũng định hướng theo loại truyền và chạy với tốc độ của đồng hồ hệ thống bên trong với tốc độ của đồng hồ hệ thống Bộ nhớ đệm có thể lấy và nạp trong một chu kỳ.
Yêu cầu truy nhập bộ nhớ của đơn vị thực hiện được chuyển qua đơn vị giao diện bộ nhớ (Memory Recorder Buffer) Những đơn vị này được thiết kế để truy nhập bộ nhớ được trôi chảy qua các loại bộ nhớ. Nếu bộ nhớ bị tắc, bộ nhớ đệm dữ liệu mức 1 tự động báo lỗi đến bộ nhớ đệm mức 2 Và sau đó nếu cần thiết, đơn vị giao diện báo lỗi cho bộ nhớ chính Yêu cầu truy nhập bộ nhớ đến bộ nhớ đệm mức 2 đi qua bộ đệm tái đặt bộ nhớ Đơn vị này theo dõi mọi yêu cầu của bộ nhớ và có khả năng tái đặt gửi một yêu cầu bộ nhớ để tránh tắc nghẽn.
Đơn vị lấy lệnh và giải mã lệnh (fetch/decode unit) đọc một loại mã lệnh từ bộ nhớ đệm mã lệnh L1 và giải mã chúng thành một dãy vi lệnh (Micro operation hay micro OPS) Dãy micro OP (luôn theo thứ tự của dãy mã lệnh) được gửi đến bộ góp lệnh (Instruction pool).
Bộ góp lệnh: trước khi đi vào bộ góp lệnh vi lệnh đi theo thứ tự như thứ tự lệnh được truyền đến bộ giải mã Bộ đệm xếp thứ tự là một ma trận bộ nhớ định vị được, sắp xếp thành 40 thanh ghi vi lệnh và được thực hiện nhưng vẫn chưa nhận trạng thái máy (machine state) Đơn vị gửi thực hiện có thể thực hiện lệnh từ bộ góp lệnh theo một thứ tự bất kì.
Đơn vị gửi và thực hiện lệnh (Dispath/execute unit) là một đơn vị xử lý lệnh ngoại lệ Đơn vị này có thể xếp đặt và xử lý lệnh tuỳ theo sự phụ thuộc vào dữ liệu và tài nguyên cho phép, sau đó nó lưu giữ kết quả tạm thời của các phép xử lý suy đoán trên.
Đơn vị lui về (Retirement unit): đơn vị lui về có trách nhiệm trao trạng thái máy cho kết quả của vi lệnh và xoá chúng khỏi bộ góp lệnh (hay bộ đệm thứ tự) Tương tự như trạm dự trữ, đơn vị lui về liên tục kiểm tra trạng thái vi lệnh trong bộ góp lệnh để tìm ra các vi lệnh đã được thực hiện và không còn phụ thuộc vào các vi lệnh khác trong bộ góp lệnh Nếu tìm ra nó cho toàn bộ các vi lệnh lui về theo thứ tự chương trình ban đầu. Đơn vị lui về xử lý ba vi lệnh trong một nhịp đồng hồ Khi lui vi lệnh về, nó ghi kết quả lên tệp thanh ghi lui về (Retirement register file) hay ghi vào bộ nhớ Tệp thanh ghi lui về chứa các thanh ghi cơ sở của họ vi xử lý Intel (8 thanh ghi đa chức năng, 8 thanh ghi dấu chấm động) Sau khi kết quả được nhận thành trạng thái máy, vi lệnh được xoá khỏi bộ góp lệnh.
3 Các chỉ tiêu kỹ thuật
Là não bộ của máy tính Nhiệm vụ của CPU là xử lý những hoạt động chẳng hạn như tính toán, lưu lượng thông tin và truy nhập Nay người ta chỉ căn cứ vào CPU để phân loại PC CPU có rất nhiều loại, cũng giống như lựa chọn bản mạch chính chọn CPU thì phụ thuộc vào bản mạch chính và ngược lại:
Chân cắm CPU: các hãng sản xuất khác nhau đưa ra các dòng sản phẩm khác nhau thường có loại chân cắm khác nhau và đây cũng chính là tiêu chí đầu tiên để chọn sản phẩm phù hợp với bản mạch chính.
Tốc độ CPU: CPU ngày nay đã có tốc độ phát triển vượt bậc từ các máy vi tính đầu tiên có khả năng vài ngàn phép tính trong một giây thì nay nó đã vượt mức 3 tỉ phép tính trên 1 giây CPU hiện nay có tốc độ xử lý dưới 1.0 GHz tham gia thị trường rất ít, nó còn lại những sản phẩm của dòng Intel Celeron và Intel Pentium.
Bộ nhớ đệm ngoài (External cache): là một khu vực lưu trữ chuyên giữ các dữ liệu và các chỉ lệnh chương trình thường hay dùng đến, có thể đọc được ngay nên bạn không phải truy tìm nhiều lần.
Tổ chức cache đã nâng cao hiệu suất của mình bằng cách lưu giữ dữ liệu hoặc các chỉ lệnh trong các vùng nhớ tốc độ cao, và bằng cách tổ chức tốt các mối liên kết để sao cho những dữ liệu sắp cần đến đều nằm trong cache hiện nay, CPU có cache ngoài từ 128Kb, 256Kb (với Intel celeron và pentium IV) và lên đến 512Kb với pentium IV tốc độ từ 1.5GHz trở lên Riêng Pentium I Extreme Edition có cache L3 lên đến 2Mb.
Bus hệ thống: hiện nay CPU Pentium IV tốc độ trên 3.4GHz đã đạt mốc 800Mb.
RAM (Random Access Memory)
Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình phục vụ trực tiếp cho việc xử lý của CPU.
1 Cấu trúc của bộ nhớ RAM tĩnh (Static RAM) công nghệ MOS
Mỗi phần tử nhớ là hai tầng khuếch đại ghép theo mạch hồi tiếp để tạo hai trạng thái ổn định Mỗi tầng là một transistor MOS (là transistor thường kênh n làm việc ở chế độ giầu động tử) Cho phép ghép nối với các tín hiệu điều khiển (như chọn hàng, chọn cột của ma trận quản lý bộ nhớ) và các dây dữ liệu.
Dây dữ liệu được nối với cực nguồn của transistor MOS T4 của phần tử nhớ Transistor này bình thường ở trạng thái ngắt cực máng của nó được nối với dây chọn hàng tương ứng của bộ giải mã địa chỉ Tín hiệu điều khiển Write được nối với hai đầu vào của hai cổng AND Còn dây dữ liệu nguồn được nối với cổng AND thứ hai.
Hình 2.4.1 Cấu trúc của bộ nhớ RAM tĩnh công nghệ MOS
Khi tín hiệu điều khiển Write có mức logic 1 đồng thời thông tin trên dây dữ liệu cũng có mức logic 1, cực điều khiển của T6 sẽ có điện thế cao làm T6 thông , do đó nửa phần bên phải của phần tử nhớ có mức thấp còn nửa phần bên trái có mức cao Trạng thái này ứng với trạng thái logic 1 Trong trường hợp ngược lại, nếu thông tin trên dây dữ liệu có mức logic 0 có mức tín hiệu Write có mức logic 1 sẽ làm T5 thông, nhờ đó phần tử nhớ chuyển sang trạng thái logic 0.
Nếu tín hiệu điều khiển Write có mức logic 0 thì cả hai transistor T5 và T6 đều ngắt và trạng thái của phần tử nhớ không thay đổi Trên dây dữ liệu là trạng thái (DATA OUT bằng 1 hay 0 tuỳ thuộc vào giá trị hiện hành của phần tử nhớ).
2 Cấu trúc của bộ nhớ RAM động (Dynamic RAM) công nghệ MOS
Phần tử nhớ cơ bản của nó là một tụ điện và một transistor MOS T2.
Tụ điện là một linh kiện độc lập, song song thực tế người ta sử dụng luôn điện dung của cấu trúc cực điều khiển và tấm đế của transistor này làm tụ điện.
Thông tin được lưu trữ trong phần tử nhớ phụ thuộc vào điện dẫn của T2, tức là phụ thuộc vào lượng điện tích được tích luỹ trong tụ điện. Nếu điện tích được tích luỹ đủ lớn thì theo nguyên tắc làm việc của transistor trường có kênh cảm ứng loại n thì T2 sẽ thông Điều cần lưu ý ở đây là trạng thái logic 0 đạt được khi T2 thông lại là trạng thái không bền vì theo thời gian tụ điện sẽ phóng dần điện tích tích luỹ Do điện dung của tụ điện rất nhỏ nên thời gian duy trì sẽ ngắn Khi lượng điện tích bị tiêu hao quá một giá trị nào đó sẽ dẫn tới T2 sẽ ngắt. Trạng thái này sẽ ứng với trạng thái logic 1 và nó là trạng thái bền Muốn duy trì trạng thái 0 cần thường xuyên bổ sung điện tích cho tụ điện Quá trình này gọi là quá trình làm tươi thông tin.
Ngoài tụ điện và transistor T2 trong phần tử nhớ còn có hai transistor khác, đóng vai trò phần tử khoá để điều khiển việc nhập xuất và nhập thông tin của phần tử nhớ Transistor T1 là mạch khoá hai chiều, nó nối dây dữ liệu với tụ điện C Nếu T1 thông, tụ điện trong mạch có thể nạp hoặc phóng điện tích của mình qua dây dữ liệu Transistor T3 cũng làm một mạch khoá nối dây dữ liệu ra với cực thoát của T2 Nếu T3 thông,trạng thái lưu trữ trong phần tử nhớ sẽ được truyền qua T3 để dẫn ra ngoài bằng dây dữ liệu ra Chế độ làm việc của T2 và T3 được điều khiển bằng tín hiệu chọn hàng của bộ giải mã địa chỉ hàng.
Bộ Giải Mã Địa Chỉ
Hình 2.4.2 Cấu trúc của bộ nhớ RAM động công nghệ MOS
Tín hiệu điều khiển Write sẽ điều khiển chế độ làm việc của các dữ liệu vào và dữ liệu ra Cần chú ý thêm ở đây là dữ liệu vào luôn luôn bị đảo pha vì mức điện áp cao trên tụ lại ứng với mức logic 0. Điện dẫn của T2 được thể hiện ở mức điện áp trên dữ liệu ra nhờ điện trở tải R ở mạch ngoài Nếu T2 thông, nghĩa là phần tử ở trạng thái logic 0 Trên dây dữ liệu ra sẽ có mức điện áp thấp Nếu T2 ngắt, nghĩa là phần tử trạng thái logic 1 vì điện trở R mắc vào nguồn điện áp nên trên dây dữ liệu ra sẽ có mức điện thế cao.
Loại chiếm đa số trên thị trường hiện nay là loại DIMM (Dual InlineMemory Module - Bộ nhớ hai hàng chân) Hiện nay, với tốc độ phát triển của CPU, các nhà sản xuất RAM DIMM cũng phải tìm ra những loại cho phù hợp khả năng xử lý của CPU, có nhiều loại như: SDRAM (Synchronuos Dynamic RAM), DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM) còn được gọi là DDRAM II, RDRAM (Ram bus Dynamic RAM) hay RIMM (Ram bus Interface Memory Module) cho CPU Pentium IV của hãng Intel.
Về dung lượng RAM DIMM có các loại: 16Mb, 64Mb, 128Mb, 256Mb, 512Mb, 1Gb Tốc độ Bus và dung lượng của DIMM cao hơn nhiều so với SIMM.
DIMM thông dụng hiện nay là loại SDRAM có 168 chân, phù hợp với nhiều loại máy tính Bus thông dụng nhất là bus 66MHz, bus 100MHz và bus 133MHz Một loại bo mạch chủ sử dụng được SDRAM bus 133MHz đều có thể sử dụng được hai loại bus 66MHz và 100MHZ (ngược lại thì chưa chắc) và gắn cho chúng chạy đồng hành Thế nhưng để kéo dài tuổi thọ của RAM thì tốt nhất nên dùng các thanh SDRAM có cùng bus
Từ đồng bộ (S: Synchonous) ở đây là chip có thể đáp ứng được tốc độ xung hệ thống của PC, nghĩa là không có trạng thái chờ và việc lấy dữ liệu hiệu quả hơn rất nhiều Tuy nhiên, khác với một số loại chip mới, SDRAM chỉ có thể gửi dữ liệu đến CPU một lần trong một chu kỳ xung.
Mặc dù đã xuất hiện được một thời gian dài nhưng DDR-II dường như chưa tạo được ấn tượng tốt với người dùng, chìa khóa chính để nhà sản xuất nâng băng thông của DDR-II lên chính là việc nhân chip nhớ chạy ở một nửa tần số của bộ đệm I/O và điều này đồng nghĩa với việc bộ đệm dữ liệu chạy ở tốc độ nhân gấp đôi Thông thường nếu RAM có tốc độ 100MHz thì bộ đệm dữ liệu cũng chạy ở tốc độ 100MHz, nhưng với DDR, tốc độ này là 200MHz Trong DDR-II, bộ đệm dữ liệu chạy ở 200MHz vẫn với xung nhịp 100MHz của RAM, điều này cho phép chúng xử lý được 4 bit dữ liệu trong một xung nhịp vì tốc độ gấp đôi nên khi áp dụng nguyên tắc DDR lên thì chúng ta sẽ được tần số dữ liệu thực lên tới 400MHz với chỉ 100MHz tốc độ hoạt động của RAM Nói một cách đơn giản hơn:
- Với DDR I: 100MHz xung thực -> 100MHz bộ đệm dữ liệu -> 200MHz tốc độ dữ liệu (DDR)
- Với DDR II: 100MHz xung thực -> 200MHz bộ đệm dữ liệu -> 400MHz tốc độ dữ liệu (DDR)
Như vậy độ trễ CAS của DDR-II sẽ có nhiều điểm khác biệt so với DDR-I hiện tại và thường được đặt ở mức 4 hoặc 5 Hiện nay ở thị trường trong nước không có nhiều sự lựa chọn về bộ nhớ DDR-II do nhu cầu của người dùng chưa cao mà sản phẩm hiếm, giá đắt Ngoài ra nếu bạn muốn sử dụng DDR-II cho máy tính để bàn của mình, bạn không có sự lựa chọn nào ở thị trường Việt Nam ngoài những bo mạch chủ có chipset Intel 915, 925, 945, 965 và 975 điều này sẽ kéo theo nhiều nâng cấp khác như CPU Socket 775 và card đồ họa PCI-Express Mặc dù vậy, tốc độ của DDR-II vào thời điểm hiện tại chưa chứng tỏ được sức cạnh tranh so với DDR truyền thống nên không được người dùng quan tâm nhiều Bạn có thể tìm thấy một vài sản phẩm của Samsung, Kingston hay KingMax ở nhiều cửa hàng trong cả nước nếu cần.
RDRAM là thiết kế bộ nhớ hoàn toàn mới được dùng trong các loại máy tính cấp cao từ cuối năm 1999 Rambus phát triển một dạng bus bộ nhớ chip-to-chip với các thiết bị (chip) đặc biệt truyền thông tin ở tốc độ rất cao Điều thú vị là công nghệ này đầu tiên được phát triển cho các máy chơi game và hệ thống Nintendo 64 là sản phẩm thông dụng đầu tiên.
RDRAM có kênh hẹp chỉ có thể truyền 16bit (cộng thêm 2bit tùy chọn) đồng thời nhưng tốc độ nhanh hơn nhiều Tốc độ RDRAM có thể lên tới 800MHz, có nghĩa tổng dung lượng truyền là 800x2 = 1.6GB/s, gấp hai lần SDRAM Bên cạnh đó RDRAM cần thời gian xác định địa chỉ (latency) giữa các lần truyền ít hơn nhiều so với SDRAM vì chúng chạy đồng bộ trong một hệ thống lặp và chỉ theo một hướng.
Ổ đĩa cứng HDD (Hard Disk Drive)
1 Nguyên tắc lưu trữ thông tin bằng từ tính
Việc lưu trữ dữ liệu máy tính vĩnh cửu hay bán vĩnh cửu được thực hiện theo một trong hai phương pháp là phương pháp quang học và phương pháp từ tính, hoặc cũng có thể kết hợp cả hai Trong trường hợp lưu trữ từ, một luồng bit dữ liệu máy tính nhị phân (gồm các số 0 và 1) được lưu trữ bắng cách từ hoá các mẩu kim loại rất nhỏ nhúng trên bề mặt của đĩa hay băng từ theo một dạng thức nhất định nhằm mô tả dữ liệu Dạng thức từ tính này sau đó có thể được đọc và chuyển ngược lại thành bit chính xác như ban đầu Đó chính là nguyên lý lưu trữ từ.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại ổ đĩa cứng, hầu hết chúng có các bộ phận cơ bản giống nhau Có thể có một vài khác biệt trong cách gắn kết các bộ phận này và trong chất lượng của vật liệu sử dụng, nhưng hầu hết các đặc điểm hoạt động của các ổ cứng là giống nhau. Các bộ phận cơ bản của ổ đĩa cứng là:
+ Cáp và các đầu nối (connector)
+ Cơ cấu bộ kích đầu từ (Head actuator mechanism)
+ Bộ phận đặt cấu hình (jumper hay các chuyển mạch)
Hình 2.5.2.a Cấu trúc tổng quát của ổ cứng.
Hình 2.5.2.b Cấu trúc lưu trữ dữ liệu của đĩa cứng
Các tấm ghi, động cơ trục quay, các đầu từ và cơ cấu bộ kích đầu từ được chứa trong một khoảng niêm kín gọi là Head Disk Assembly (HAD). HAD luôn được coi là một linh kiện và rất hiếm khi được mở ra Các phần khác bên ngoài của HAD như các bo mạch logic, mặt chắn và các phần cứng để đặt cấu hình hay giá đỡ khác có thể tháo khỏi ổ.
3 Hoạt động của ổ đĩa cứng Ổ đĩa cứng gồm các đĩa quay với những đầu từ di chuyển trên bề mặt đĩa và lưu trữ dữ liệu trong các track và sector Các đầu từ đọc và ghi dữ liệu trên những vòng tròn đồng tâm gọi là track Mỗi track được chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn gọi là 1 sector lưu trữ được 512 Bytes Ổ đĩa cứng thường gồm nhiều đĩa gọi là các đĩa hay tấm ghi được xếp chồng lên nhau, mỗi tấm ghi có hai mặt để ô ghi đĩa lưu trữ dữ liệu.Hầu hết mỗi ổ đĩa có ít nhất 2 hoặc 3 tấm ghi, do đó có từ 4 đến 6 mặt.Một số ổ đĩa có hơn 11 tấm ghi Các track được định vị đồng nhất trên mỗi mặt của tấm ghi tạo nên một cylinder Ổ đĩa cứng thông thường có một đầu từ trên mỗi mặt của tấm ghi, tất cả các đầu từ được gắn trên một giá đỡ chung Các đầu từ di chuyển dạng tia ra, và trên đĩa đồng loạt;chúng không thể di chuyển độc lập vì có chung giá đỡ
Trước đây hầu hết các đĩa cứng quay với tốc độ 3600rpm (vòng/phút) nhanh gấp 10 lần ổ đĩa mềm Cho đến gần đây tốc độ này vẫn là tốc độ thống nhất trong các ổ đĩa cứng Hiện nay tốc độ của một số ổ đĩa cứng đã tăng rất nhiều như ổ Toshiba 33Gb trong máy Notebook có tốc độ quay là 4852rpm, một số đĩa quay với vận tốc 5400, 5600,
6400, 7200rpm Tốc độ quay cao kết hợp với cơ cấu định vị đầu từ nhanh, số sector trên 1 track cao hơn tạo nên ổ đĩa cứng nhanh hơn.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ ổ đĩa cứng:
+ Tốc độ quay (Rotation speed)
+ Số cung từ trong một từ đạo (Sector per track)
+ Thời gian tìm kiếm (Seek time)
+ Thời gian chuyển đầu từ (Head sweet time)
+ Thời gian chuyển từ trụ (Cylinder sweet time)
+ Góc quay trễ (Rotation latency)
+ Thời gian truy cập dữ liệu (Data access time)
+ Cách tổ chức dữ liệu trên đĩa
+ Tốc độ truyền (Transter rate)
+ Giao tiếp ghép nối (Interface)
4 Cổng giao tiếp HDD a Giao diện IDE
IDE (Intergrated Drive Electronics - mạch điện tử được tích hợp với thiết bị) được sử dụng làm giao diện chính để kết nối ổ đĩa cứng trong các máy PC hiện đại Tên thật của giao diện này là ATA (AT Attachment).
Là một chuẩn ANSI, hoặc chính xác hơn là một chuẩn mới đang được phát triển với nhiều phiên bản khác nhau Tuy nhiên, IDE có thể áp dụng hầu như cho bất kì ổ cứng nào có bộ điều khiển tích hợp sẵn Lưu ý rằngATA có nguồn gốc từ loại IBM AT cũ năm 1984 đã cho ra mắt bus ISA16bit Do đó ATA chỉ có một ổ đĩa cứng được gắn trực tiếp vào một phiên bản của bus AT, còn gọi là bus ISA 16bit.
Số chân Chiều dài cáp tối đa
Peer to peer (nối ngang hàng)
Giao diện ATA được phát triển thành các phiên bản kế tiếp nhau dưới đây:
+ ATA – 2 (1996; còn gọi là Fast ATA, Fast ATA-2, hoặc EIDE)
+ ATA – 4 (1998; còn gọi là Ultra ATA/33)
+ ATA – 5 (1999; còn gọi là Ultra ATA/66)
+ ATA – 6 (2001; còn gọi là Ultra DMA mode 5 hay Ultra DMA 133) + ATA – 7 (2005; còn gọi là Ultra DMA mode 6 hay Ultra DMA 150) + ATA – 8 (2007). b Giao diện Serial ATA (SATA)
Những ổ đĩa cứng (HDD) giao diện mới cao tốc Serial ATA (SATA) xuất hiện trên thị trường thế giới khoảng tháng 10-2002 Giao diện SATA được giới chuyên môn đánh giá là một trong những bước ngoặt lớn nhất trong công nghệ lưu trữ trong hơn một thập niên qua Các thế mạnh của nó về tốc độ, dung lượng, truyền tín hiệu xa hơn, an toàn hơn đã giúpSATA nhanh chóng thay thế giao diện Parallel ATA già nua (ra đời từ thập niên 1980), nhất là trong các môi trường máy chủ và lưu trữ trên mạng Bảng so sánh giữa ATA và SATA:
Hình 2.5.4 Cáp kết nối ATA và SATA
SATA được thiết kế để thay thế cho thế hệ HDD giao diện ATA hiện nay trong khi vẫn duy trì được giao thức lệnh Nó là một kiến trúc “serial” (tuần tự) mới ngược với bus ổ đĩa bên trong “parallel” (song song) Hay cụ thể hơn, nó là một liên kết tuần tự (serial link) – một sợi cáp có tối thiểu chỉ 4 sợi dây hình thành một mối kết nối từ điểm này tới điểm kia (point-to-point) giữa các thiết bị SATA gộp nhiều mẩu dữ liệu lại thành từng gói và truyền đi với tốc độ cao hơn (về lý thuyết tới 30 lần) so với
“parallel” Ở HDD ATA, chức năng kiểm tra lỗi CRC (Cyclic Redundancy Checking, kiểm tra độ dư vòng) chỉ được thực hiện trên các dữ liệu đang được truyền tải qua lại Còn SATA tích hợp CRC trên cả hai mức độ lệnh và gói dữ liệu để cải thiện tính an toàn và ổn định của bus Với tốc độ truyền tải dữ liệu tới 150 MB/s (so với tốc độ cao nhất của HDD ATA hiện nay - UltraATA/133 là 133 MB/s), SATA cải thiện sức hoạt động củaHDD, tăng tốc độ của nó lên tương ứng với các tốc độ ngày càng cao của các thiết bị và phần mềm ứng dụng về âm thanh, hình ảnh SATA đem lại nhiều cái lợi : tốc độ truyền dữ liệu cao mà không cần tăng số vòng quay, các sợi cáp mỏng và gọn làm trống thùng máy giúp thông thoáng và tản nhiệt tốt hơn, các đầu cắm dễ dàng và chính xác), hỗ trợ tháo gỡ nóng (hot plug), giảm số chân cắm trong sắp xếp RAID Càng tuyệt vời hơn nữa khi SATA có tính tương thích lùi rất tốt, hỗ trợ tất cả các thiết bị ATA và ATAPI, tương thích với các driver và phần mềmParallel ATA hiện nay.
Cáp dữ liệu SATA dẹp có hai đầu cắm 7 chân giống hệt nhau (thay vì 40 chân như ở ATA) Chiều dài của cáp SATA có thể lên tới 1 mét, thay vì chỉ 45,72 cm ở ATA) Đầu cắm điện dẹp với 15 chân nhỏ, có cáp chuyển đổi để nối với đầu cắm điện IDE 4 chân thông dụng hiện nay. Điện thế của SATA là 250mV (so với 5V của ATA).
Các nhà sản xuất linh kiện đã nhanh chóng tung ra các bộ chuyển đổi ATA - to - SATA adapter (cho phép gắn HDD IDE vào đầu cắm SATA trên mainboard) hay SATA - to - ATA adapter (gắn HDD SATA vào các mainboard chỉ hỗ trợ IDE) Những máy đời cũ không hỗ trợ SATA ngay từ chipset cũng có thể hưởng thụ được tính ưu việt của SATA bằng cách gắn thêm card Serial ATA RAID host adapter giao diện PCI.
Hiện nay, người ta đang phát triển thế hệ thứ hai của SATA gọi là Serial ATA II (số thành viên của nó đã lên tới hơn 160 công ty) Giao diện này sẽ có nhiều chức năng mới, và nổi bật nhất là tốc độ truyền tải dữ liệu sẽ tăng lên tới 300MB/s
Các chipset mới, như Intel 865, 875, đều hỗ trợ SATA Giá HDD SATA trên thị trường Việt Nam ngày càng rẻ hơn và không còn quá chênh lệch so với HDD IDE.
5 Các chỉ tiêu kĩ thuật
Dung lượng lưu trữ: Mỗi một môi trường lưu trữ thứ cấp sử dụng một số đĩa cứng có phủ một lớp vật liệu từ tính Các ổ cứng mới hiện nay có dung lượng từ 20Gb đến 200Gb cho máy tính để bàn và 300Gb cho ổ cứng có ứng dụng cao cấp.
Tốc độ đĩa quay: Với giao diện EIDE có tốc độ quay từ 5400rpm đến 7200rpm
Máy in (Printer)
1 Sơ lược về máy in
Cũng như các thiết bị khác, máy in cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển Từ các máy in đen trắng với một vài kiểu chữ đơn giản đến máy in đã có nhiều bước tiến bộ đáng kể tốc độ in tăng và công việc in cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Tất cả các máy in đều có cùng một tác vụ: tạo một mẫu các điểm lên giấy Văn bản và hình ảnh đều được tạo nên từ các điểm Các điểm càng nhỏ thì bản in càng đẹp Đơn vị của độ phân giải trong máy in là dpi (dots per inch) - số chấm trên một inch Đa số máy in thường được nối với cổng LPT, đây là một loại cổng song song (parallel port) có thể truyền được 8bit trong cùng một thời điểm so với 1bit của cổng nối tiếp (serial port) Các máy in đời mới còn được thiết kế sử dụng cổng USB (Universal Serial Bus – kênh tuần tự đa năng) và hiện nay có các phiên bản là 1.0, 1.1, 2.0 Ngoài việc nâng cao tốc độ, những thiết bị sử dụng cổng này có thể tháo lắp nóng mà không cần phải tắt máy.
+ Máy in kim (Dot – Matrix Printer, còn gọi là máy in ma trận điểm): máy in kim sử dụng một ma trận các mũi kim gõ vào băng mực ép lên giấy Các đầu kim được sắp xếp thành một lưới chữ nhật (gọi là một ma trận), các tổ hợp kim khác nhau tạo thành các kí tự và hình ảnh khác nhau Loại này gây tiếng ồn lớn, chất lượng in không cao Tuy nhiên vẫn xuất hiện trên thị trường và đã được cải tiến (sử dụng 24 kim thay cho 9 kim), có chế độ hình chữ nhật (LQ - Letter Quality) nhưng vẫn thua máy in laser Tuy nhiên lại có ưu điểm là giá thành thấp và tiết kiệm mực trên mỗi trang in.
+ Máy in phun mực (InkJet Printer): máy in phun gồm nhiều vòi phun mực rất nhỏ phun mực đã được lập công thức lên giấy Một phương pháp sử dụng mực được sấy nóng (như các sản phẩm Bubblejet của Canon) Phương pháp thứ hai sử dụng các đầu in áp điện (như các máy in Stylus và Stylus colour của Epson)
Hình 2.6.1.2 Máy in phun mực
+ Máy in la-ze (Laser Printer): máy in laser hoạt động bằng cách tạo ra hình ảnh tĩnh điện của toàn bộ một trang trên trống nhạy quang bằng một chùm tia laser Một loại bột màu cực mịn (toner) sẽ chỉ bám dính trên những vùng đã được chiếu sáng tương ứng với chữ hay hình ảnh trên trang Khi trống quay nó ép vào một tờ giấy và mực toner được chuyển sang giấy tạo nên hình ảnh Kỹ thuật này tương tự như kỹ thuật được sử dụng trong máy photocopy, mặc dù có sự khác nhau về các chi tiết của quá trình chuyển hình ảnh và nhiệt độ bên trong của các máy.
Một kỹ thuật tương tự là máy in LED Các máy in này thay thế chùm laser bằng một dãy các đi-ốt phát quang (LED) để tạo hình ảnh, tuy nhiên nguyên tắc hoạt động cũng giống với kỹ thuật trên
+ Máy in màu (Color Printer): thực tế các ảnh màu trên các trang máy in được tạo từ 4 màu cơ bản: xanh lục (cyan), đỏ tươi (magenta), vàng (yellow), và đen (black) Máy in sẽ trộn các màu riêng biệt thành ảnh màu Về cơ bản các máy in màu được chế tạo từ các kỹ thuật được dùng trong máy in đen trắng Máy in phun màu sử dụng 3 hay 4 đầu in, mỗi đầu kèm 1 hộp màu riêng biệt. Đây là loại phổ biến nhất hiện nay trong các loại máy in màu Còn máy in kim màu sử dụng 3 hoặc 4 ru-băng mực màu Gần đây đã xuất hiện các máy in laser mầu nhưng giá cả còn đắt nên chưa thông dụng.
Hình 2.6.1.3 Máy in phun mực màu
Nói chung, máy in laser cung cấp chất lượng bản in tốt nhất, tiếp theo là máy in phun và cuối cùng là máy in kim Máy in kim ngày càng ít được sử dụng do khó in liên tục với các khổ giấy khác nhau Máy in phun rất phù hợp cho các văn phòng nhỏ do chất lượng của bản in khá cao,khả năng in màu tốt, dễ tích hợp trong các thiết bị đa năng máy quét,máy in, máy fax Máy in laser là lựa chọn tốt nhất để in văn bản do có khả năng in nhanh, chất lượng bản in tốt và giá thành của mỗi trang thấp.
Thiết bị ngoại vi USB (Universal Serial Bus)
USB là chuẩn bus cho thiết bị ngoại vi gắn ngoài, được phát triển nhằm đem lại khả năng Plug - and - Play cho việc kết nối các thiết bị ngoại vi gắn ngoài vào PC Thiết bị USB không yêu cầu cài đặt card trên các khe cắm chuyên dụng hay cấu hình lại hệ thống, đồng thời tiết kiệm được tài nguyên hệ thống (như IRQ) Một thiết bị khi gắn vào hệ thống sẽ được tự động cấu hình mà không yêu cầu khởi động lại hay chạy các chương trình Setup USB cho phép tối đa 127 thiết bị chạy cùng một lúc trên một máy tính Cáp, đầu nối và thiết bị ngoại vi USB được kí hiệu bằng biểu tượng trên hình 2.7.1.
Hình 2.7.1 Biểu tượng dùng để nhận dạng chuẩn USB.
Hình 2.7.3 Cổng cắm USB trên PC
Hình 2.7.4 Universal Serial Bus (USB)
+ USB IF chính thức đưa ra tiêu chuẩn USB 1.0 vào tháng 1/1996
+ USB 1.1 vào tháng 9/1998 Hầu hết các thiết bị ngoại vi và các hup đều tuân thủ theo chuẩn 1.1 cho dù chúng được sản xuất trước khi tiêu chuẩn 1.1 ra đời
+ USB 2.0 là phiên bản mở rộng của đặc tả USB 1.1 và hoàn toàn tương thích ngược USB 2.0 sử dụng cáp, đầu nối và giao diện phần mềm tương tự nhưng có tốc độ nhanh gấp 40 lần các phiên bản 1.0 và 1.1 Tốc độ cao này cho phép kết nối các thiết bị ngoại vi gắn ngoài tốc độ cao như camera hội thảo video, máy quét, máy in và các ổ lưu trữ vào cổng USB một cách dễ dàng theo kiểu Plug and Play Đối với người sử dụng thì USB 2.0 hoạt động y hệt như USB 1.1, chỉ khác ở tốc độ cao hơn và cho phép kết nối nhiều loại thiết bị hơn Các thiết bị USB 1.1 vẫn làm việc trong cổng USB 2.0 vì USB 2.0 hỗ trợ tất cả các kết nối tốc độ chậm.
Bảng các tốc độ truyền dữ liệu của giao diện USB
Màn hình (Monitor)
Cùng với bàn phím và chuột, màn hình là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong “giao diện với người sử dụng” của PC.
1 Màn hình CRT a Cấu tạo
Hình 2.8.1.a Cấu tạo màn hình CRT b Nguyên lý hoạt động
Có nhiều kỹ thuật hiển thị nhưng phổ biến nhất là công nghệ ống tia điện tử (CRT – Cathode Ray Tube) Công nghệ này cũng được sử dụng trong tivi CRT là một đèn ống chân không bằng thuỷ tinh, một đầu có chứa súng điện tử (Catốt), đầu kia là màn hình được phủ một lớp phốt pho Khi được nung nóng, súng điện tử phát ra dòng các điện từ (electron) tốc độ cao hướng về đầu kia của chiếc đèn ống Trên đường bay, dòng điện tử được điều khiển và làm lệch để hướng đến một điểm nhất định trên màn hình phốt pho Dòng đập vào màn hình làm lớp phốt pho phát sáng, đó là những gì bạn thấy trên TV hoặc màn hình máy tính. Chất lân quang (phốt pho) có một đặc tính gọi là độ lưu ảnh, tức thời gian ảnh sáng còn trên màn hình, đó là lý do tại sao trên màn hình còn lưu lại một ảnh mờ sau khi bạn tắt máy Tần số quét của màn hình cho biết thời gian giữa những lần được phục hồi (làm tươi) Độ lưu ảnh và tần số quét phải phù hợp để hình ảnh không bị rung (xuất hiện khi độ lưu ảnh quá thấp) hay có bóng (khi tính bền quá cao).
Dòng điện tử chuyển động rất nhanh, quét trên màn hình từ trái qua phải theo những đường từ trên xuống dưới (kiểu mành - raster) Tốc độ quét ngang chỉ tốc độ dòng điện tử chuyển động theo hướng ngang qua màn hình.
Trong khi quét, dòng điện tử đập vào các điểm trên lớp phốt pho trên màn hình hiển thị hình ảnh Cường độ của dòng điện tử khác nhau tạo
Quét không xen dòng Quét xen dòng
Dòng chẵn Dòng lẻ các mức độ sáng khác nhau cho màn hình Do sự phát sáng chỉ trong chốc lát, dòng điện tử phải tiếp tục trên màn hình để duy trì hình ảnh - thường được gọi là phục hồi hay làm tươi màn hình.
Hầu hết những màn hình CRT ngày nay có tốc độ làm tươi lý tưởng (được gọi là tần số quét dọc) khoảng 85Hz, có nghĩa là màn hình được làm tươi 85 lần trong 1s Tốc độ làm tươi quá chậm sẽ dẫn đến rung hình, gây mỏi mắt Tốc độ làm tươi càng cao thì càng tốt cho mắt bạn. Các màn hình loại rẻ tiền thường có tốc độ làm tươi phù hợp không gây rung hình cho các chế độ phân giải 640x480 và 800x600, bạn nên tìm mua màn hình có tốc độ làm tươi cao cho các chế độ như 1024x768. Một vấn đề rất quan trọng là tốc độ làm tươi màn hình phải phù hợp với mức quy định bởi card video Nếu không, bạn sẽ không thấy hình ảnh và thậm chí điều này còn có thể dẫn đến hư màn hình.
Hình 2.8.1.b Nguyên lý làm việc của màn hình c Sự phát triển của công nghệ màn hình Đa số các màn hình được sản xuất dựa trên máy thu hình truyền thống Bộ phận cơ bản là ống phóng tia catot (CRT – Cathode Ray Tube:ống phóng tia điện tử) nhận tín hiệu từ video card rồi chuyển ra hiển thị trên màn hình Vì thế các màn hình truyền thống còn gọi là màn hìnhCRT
Màn hình đòi hỏi một nguồn đầu vào Những tín hiệu truyền đến màn hình từ card màn hình cắm hoặc gắn sẵn trong máy tính Một số máy tính sử dụng bo mạch chính dạng LPX hoặc NLX có mạch điều hợp màn hình này tích hợp luôn trong bo mạch chính Đa số các hệ thống Baby-AT hoặc ATX thường có bộ điều hợp video nằm trên một bo mạch riêng được cắm vào một khe cắm mở rộng Card mở rộng tạo ra tín hiệu video được gọi là card video, hay card đồ hoạ Thuật ngữ bộ điều hợp video áp dụng chung cho cả mạch video tích hợp và card video Cho dù bộ điều hợp này được gắn sẵn trên bo mạch chính hay trên card riêng thì mạch điện cũng vẫn hoạt động theo cùng một kiểu và sử dụng những linh kiện như nhau.
Một số họ chipset dùng cho các bo mạch chính tích hợp gộp tính năng hiển thị video trong chipset Sản phẩm đầu tiên là Cyrix MediaGX gồm hai chip gộp các chức năng của CPU, bộ điều khiển bộ nhớ, âm thanh và video Chipset hiệu năng tương đối thấp này được sử dụng cho các thiết bị Internet và các ứng dụng bộ xử lý nhúng khác.
Sản phẩm mới nhất là chipset chỉ có một chip SiS630 của SiliconIntergrated System cho các bộ xử lý Pentium II, III và Celeron và chipsetSiS540 cho các bộ xử lý K6 của AMD Các chip đơn này gộp các tính năng AGP 4x (630) và 2x (540), hai chế độ hiển thị cho màn hình LCD hoặc CRT, TV, bộ điều khiển thiết bị ngoại vi, giao diện IDE UDMA 66, bộ nhớ PC 133, chế độ quản lý điện năng ACPI.
Hầu hết các bo mạch chính dựa trên các chipset kể trên đều sử dụng kỹ thuật chia sẻ bộ nhớ (memory sharing technique) để tạo RAM đệm cho hình, tức là sử dụng một phần bộ nhớ của hệ thống cho các thao tác video Khối lượng bộ nhớ được sử dụng cho các thao tác video có thể thay đổi theo lượng bộ nhớ video cần cho hình ảnh hiện thời, hoặc có thể được cố định bởi người dùng trong chương trình cấu hình BIOS.
Kỹ thuật chia sẻ bộ nhớ này được gọi là cấu trúc bộ nhớ hợp nhất (unified Memory Architecture - UMA) làm giảm giá thành hệ thống nhưng đồng thời hiệu năng của hệ thống cũng bị giảm sút.
2 Màn hình tinh thể lỏng LCD
Các nhà sản xuất màn hình đã sử dụng công nghệ sản xuất máy laptop và đưa ra màn hình LCD (màn hình tinh thể lỏng) có độ chói thấp, hoàn toàn phẳng và tiêu tốn rất ít điện năng Chất lượng ảnh màu của màn hình LCD với ma trận chủ động (active matrix) trội hơn đa số màn hình CRT. a Cấu tạo
Hình 2.8.2.a Cấu tạo màn hình LCD b Nguyên lý hoạt động và sự phát triển công nghệ màn hình LCD
Tuy nhiên hiện tại màn hình LCD có nhiều hạn chế về độ phân giải so với màn hình CRT thông thường và hơn nữa giá cả lại cao Nhưng cần lưu ý là màn hình LCD cung cấp một hình ảnh rộng hơn so với màn hình CRT cùng kích cỡ Trên thị trường có 3 loại màn hình LCD cho máy tính xách tay và máy để bàn bao gồm màn hình màu ma trận thụ động (passive matrix color), màn hình màu tương tự ma trận chủ động (active matrix analog color) và màn hình số ma trận chủ động (active matrix digital) Màn hình LCD đơn sắc hiện nay đã lỗi thời Hầu hết các thiết kế ma trận thụ động ngày nay sử dụng công nghệ quét kép (double scan), các phiên bản sử dụng công nghệ quét đơn (single scan) đã bị loại bỏ. Màn hình màu ma trận thụ động chủ yếu dùng cho các máy notebook giá rẻ và một số ứng dụng công nghiệp do chúng có giá thành thấp và độ bền cao so với dạng ma trận chủ động Màn hình LCD cho máy để bàn thường là dạng số hoặc tương tự.
Trong màn hình LCD với ma trận thụ động, mỗi ô được điều khiển bởi điện tích của tranzito, xác định bằng vị trí hàng và cột ô trên màn hình Số tranzito nằm dọc theo các cạnh ngang và dọc của màn hình xác định độ phân giải của nó Ví dụ một màn hình với độ phân giải 1024x768 có 1024 tranzito trên cạnh ngang của nó và 768 tranzito trên cạnh dọc, tổng cộng là 1792 tranzito Khi phản ứng lại với sự dao động của điện tích từ hai tranzito tương ứng, ô tinh thể quay sóng ánh sáng; điện tích càng mạnh thì độ cao càng lớn Từ Supertwist chỉ sự định hướng của các tinh thể lỏng, so sánh giữa hai chế độ bật và tắt
Với màn hình LCD ma trận chủ động, mỗi ô có một tranzito chuyên dụng phía sau tấm màn hình để nạp điện cho nó và quay sóng ánh sáng.
Vì vậy, màn hình ma trận chủ động 1024x768 có 786.432 tranzito, cho hình ảnh sáng hơn màn hình ma trận thụ động vì các ô có thể duy trì điện tích liên tục Tuy nhiên, kỹ thuật ma trận chủ động tiêu thụ nhiều năng lượng hơn ma trận thụ động Sản xuất màn hình ma trận chủ động phức tạp và tốn kém hơn do mỗi ô tinh thể cần một tranzito dành riêng cho nó. Đối với cả màn hình LCD ma trận chủ động lẫn thụ động, bộ lọc phân cực thứ hai điều khiển lượng ánh sáng đi qua mỗi ô Các ô này quay bước sóng ánh sáng cho phù hợp với bước sóng bộ lọc cho phép. Càng nhiều ánh sáng được đi qua bộ lọc tại mỗi ô thì điểm ảnh càng sáng.
CÁC PHẦN MỀM CƠ SỞ
Hệ điều hành
1 Định nghĩa hệ điều hành
Hệ điều hành là một bộ chương trình được cài đặt sẵn có chức năng: điều phối, phân phối các công việc cho các thành phần chức năng trong máy tính điện tử để sử dụng hệ thống máy tính một cách hiệu quả nhất Thoả mãn mức cao nhất yêu cầu đa dạng của người dùng.
Các thành phần của hệ điều hành:
Hệ điều hành là một tập hợp các chương trình được cài đặt sẵn Mỗi chương trình đảm nhiệm một chức năng trong hệ thống Như vậy, dựa theo chức năng của các chương trình trong hệ điều hành có thể chia hệ điều hành làm 3 thành phần cơ bản:
Thành phần điều khiển: điều khiển, phân phối công việc của hệ điều hành Thành phần này không cho ra sản phẩm mới (các file mới, các kết quả in ra ) mà cho tác động đối với sự hoạt động của máy, ví dụ như: chương trình dẫn dắt (điều phối chính), điều khiển bài toán, điều khiển vào ra, chương trình tiện ích
Thành phần ứng dụng: Tạo ra sản phẩm mới, ví dụ như: các chương trình tính toán, các bộ dịch, chương trình soạn thảo giúp người dùng khai thác các phần mềm trên máy tính của mình.
2 Các hệ điều hành phổ biến
3 Cách cài đặt Window XP
Windows XP Professional (WinXP) dành cho máy đơn và hệ thống mạng, cho phép cài mới hay nâng cấp từ Windows 98/ ME/ NT/ 2000/ XP Home WinXP có thể cài đặt bằng nhiều cách như: Boot từ CD WinXP rồi tự động cài (có thời gian cài nhanh nhất); Khởi động bằng đĩa cứng hay đĩa mềm rồi cài từ dấu nhắc DOS (thời gian cài lâu nhất); Cài mới hay nâng cấp trong Windows đã có.
- CPU: Tối thiểu là Pentium 233MHz Nên có Pentium II trở lên
- Bộ nhớ RAM: Tối thiểu 64MB, nên có 128MB trở lên.
- Dung lượng đĩa cứng: 1,5GB, tối thiểu khi nâng cấp từ Windows ME là 900MB
Tiến trình cài đặt mới hoàn toàn Windows XP Professional từ đĩa
- Trước tiên bạn cần vào BIOS để chọn khởi động từ CD-ROM, sau đó đặt CD WinXP vào ổ CD-ROM rồi khởi động lại máy tính Bạn bấm phím bất kỳ khi màn hình xuất hiện thông báo “Press any key to boot from CD” để khởi động bằng CD
- Màn hình đầu tiên của tiến trình cài đặt hiện ra, trong màn hình này, bạn có thể bấm phím F6 để cài đặt driver của nhà sản xuất nếu bạn sử dụng ổ cứng theo chuẩn SCSI, SATA, RAID Sau đó “Setup” sẽ nạp các file cần thiết để bắt đầu cài đặt.
Trong màn hình “Welcome to Setup”, bạn bấm phím Enter để tiếp tục cài đặt (bấm phím F3 để thoát khỏi trình cài đặt)
- Trong màn hình “License”, bấm F8 để đồng ý với thỏa thuận về bản quyền.
- Trong màn hình liệt kê ổ đĩa, không gian chưa phân vùng (partition), các phân vùng hiện có và định dạng của chúng Bạn có thể dùng phím mũi tên chọn ổ đĩa (hay phân vùng) rồi bấm Enter để cài đặt (hãy chọn
“Unpartitioned space” rồi bấm phím C để tạo phân vùng mới, hoặc xóa phân vùng đang chọn với phím D) Trong trường hợp ổ đĩa mới và bạn không cần phân vùng, chọn “Unpartitioned space” rồi bấm Enter.
+ Nếu muốn phân vùng, bạn bấm phím C -> nhập dung lượng chỉ định cho phân vùng -> Enter.
+ Bấm phím mũi tên để chọn định dạng cho phân vùng là FAT (FAT32 cho phân vùng trên 2GB) hay NTFS, có thể chọn chế độ “Quick” (nhanh) nếu muốn bỏ qua việc kiểm tra đĩa (tìm và đánh dấu sector hỏng) để rút ngắn thời gian định dạng -> Enter để tiến hành định dạng.
Lưu ý: Bạn nên chia ổ đĩa thành 2 phân vùng, gồm: phân vùng khởi động (Primary) để cài WinXP và phân vùng Logic (extended) để lưu trữ dữ liệu quan trọng của bạn Như vậy, khi WinXP bị hư hỏng bạn chỉ cần định dạng và cài lại phân vùng WinXP, không ảnh hưởng đến phân vùng dữ liệu Trước khi cài đặt WinXP, bạn có thể sử dụng Fdisk để phân vùng nếu chỉ cần định dạng theo FAT32 Nếu muốn phân vùng theo định dạng khác (NTFS, Linux ), bạn cần dùng Partition Magic.
- Setup sao chép các file cần thiết của WinXP từ CD vào ổ cứng Sau khi sao chép xong, Setup sẽ tự khởi động máy lại.
Khi khởi động lại cũng sẽ xuất hiện thông báo “Press any key to boot from CD” Lần này, bạn đừng bấm phím nào cả để máy khởi động bằng đĩa cứng và tiếp tục quá trình cài đặt trong chế độ giao diện đồ họa (GUI
- Màn hình “Regional and Language Options” xuất hiện Bạn bấm nút Customize để thay đổi các thiết đặt về dạng thức hiển thị số, tiền tệ, thời gian, ngôn ngữ cho phù hợp với quốc gia hay người dùng Bấm nút Details để thay đổi cách bố trí bàn phím (Keyboard layout) -> Bấm Next để tiếp tục.
- Trong màn hình “Personalize Your Software”, nhập tên của bạn (bắt buộc) và tên công ty/tổ chức bạn đang làm việc (không bắt buộc) -> Next.
- Khi màn hình “Your Product Key” xuất hiện, nhập mã khoá của bộ cài đặt WinXP gồm 25 ký tự được kèm theo sản phẩm khi mua (in trong
“tem” Certificate of Authenticity dán trên bao bì).
- Tiếp theo, trong màn hình “Computer Name And Administrator Password” bạn đặt tên cho máy tính không trùng với các máy khác trong mạng (có thể dài tối đa 63 ký tự với giao thức mạng TCP/IP, nhưng vài giao thức mạng khác chỉ hỗ trợ tối đa 11 ký tự) Đặt mật mã của Admin (người quản lý máy), nếu máy chỉ có mình bạn sử dụng và bạn không muốn gỡ Password mỗi khi chạy WinXP, hãy bỏ trống 2 ô password này (bạn xác lập password sau này cũng được).
- Nếu máy bạn có gắn Modem, Setup sẽ phát hiện ra nó và hiển thị màn hình “Modem Dialing Information” Bạn chỉ định Quốc gia/vùng (Country/region = Vietnam), mã vùng (Area code=8), số tổng đài nội bộ (nếu có) và chọn chế độ quay số là Tone (âm sắc) (chế độ Pulse – xung hiện nay không dùng ở Việt Nam).
- Trong màn hình “Date and Time Settings”, bạn điều chỉnh ngày/giờ cho phù hợp thực tế.
- Nếu bạn có card mạng, Setup hiển thị màn hình “Networking Settings” để cài đặt các thành phần mạng Bạn chọn “Typeical settings” để cài
Client for Microsoft Networks, File and Print Sharing, QoS Packet Scheduler và giao thức TCP/IP với cách định địa chỉ tự động.
Các phần mềm văn phòng
Microsoft Office là bộ công cụ văn phòng mạnh nhất hiện nay Nó tích hợp hầu hết các công cụ hỗ trợ cho công việc văn phòng như văn bản, tính toán, quản lý, trình diễn v.v…Do vậy yêu cầu sử dụng tài nguyên của nó cũng rất lớn và quá trình cài đặt cũng tương đối phức tạp.
Về yêu cầu phần cứng và phần mềm nó cũng giống như Windows song Microsoft Office yêu cầu không gian đĩa lớn hơn như 365Mb cho các thành phần của Microsoft Office Tuy nhiên Microsoft Office gồm nhiều thành phần nên ta có thể chọn các thành phần cho thích hợp.
1 Phần mềm Microsoft Office a Các thành phần của Microsoft Office
Microsoft Office được thiết kế theo các modul ghép lại với nhau Do đó trong quá trình cài đặt dễ dàng loại bỏ hay cài đặt các thành phần của chúng Toàn bộ Microsoft Office được chia thành các thành phần như sau:
- Microsoft Word: Trình xử lý văn bản.
- Microsoft Excel: Trình xử lý bảng tính.
- Microsoft Power Point: Trình trình diễn các chữ hình ảnh.
- Microsoft Access: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Soạn thảo văn bản là một công việc được sử dụng rất nhiều trong các cơ quan, xí nghiệp cũng như nhu cầu của bất kì cá nhân nào hiện nay.
Ngày nay khi mà công nghệ thông tin đang phát triển rầm rộ, công nghệ thay đổi từng ngày, những bài toán, những khó khăn của con người đang dần dần được máy tính hoá, thì việc soạn thảo những văn bản bằng máy tính đã trở thành những công việc rất bình thường cho ai biết sử dụng máy tính Một trong những phần mềm máy tính được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Microsoft Word của hãng Microsoft hay còn gọi là phần mềm Winword.
Ra đời từ cuối những năm 1980, đến nay phần mềm Microsoft Word đã đạt tới sự hoàn hảo trong lĩnh vực soạn thảo văn bản cũng như trong lĩnh vực văn phòng của bộ phần mềm Microsoft Office nói chung Một số ưu điểm của phần mềm MS Word:
- Cung cấp đầy đủ nhất các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng, dễ sử dụng.
- Khả năng đồ họa đã mạnh dần lên, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linking and Embeding) bạn có thể chèn được nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanh lên tài liệu word như: biểu đồ, bảng tính v.v…
- Có thể kết xuất, nhập dữ liệu dưới nhiều loại định dạng khác nhau. Đặc biệt khả năng chuyển đổi dữ liệu giữa Word với các phần mềm khác trong bộ Microsoft Office đã làm cho việc xử lý các ứng dụng văn phòng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
- Dễ dàng kết chuyển tài liệu thành dạng HTML để chia sẻ dữ liệu trên mạng nội bộ, cũng như mạng Internet.
Microsoft Excel là chương trình thuộc bộ phần mềm Microsoft Office được sử dụng trong hầu hết tất cả các văn phòng trên toàn thế giới của hãng Microsoft Microsoft Excel là chương trình bảng tính nó có thể cho các công việc quản lý, kế toán, thống kê v.v…
Với sự linh hoạt, MS Excel đáp ứng được mọi yêu cầu của công việc khi tính toán, thống kê mà không cần đòi hỏi một lượng kiến thức đặc biệt nào.
Thế hệ chương trình trong Excel luôn được thay đổi phù hợp với yêu cầu của người sử dụng cũng như phù hợp với sự phát triển của công nghệ tin học trên thế giới hiện nay.
MS PowerPoint là một phần mềm nằm trong bộ phần mềm MS Office nổi tiếng do hãng Microsoft sản xuất MS PowerPoint là một công cụ tuyệt vời giúp người sử dụng có được hiệu quả cao khi trình bày Một số ưu điểm của phần mềm MS PowerPoint:
- Được thiết kế thống nhất về thao tác nhập và chỉnh sửa các đối tượng, như văn bản, hình ảnh, bảng biểu nên những người đã thành thạo với MS Word không phải học thêm nhiều thao tác mới.
- Ngoài các đối tượng cơ bản đã sử dụng MS Word, phương tiện âm thanh, hiệu ứng động, các đoạn phải được hỗ trợ làm cho bài trình bày trở nên sinh động Những ý tưởng được diễn tả qua hình ảnh luôn được đánh giá cao.
Một bài trình diễn tạo ra bởi MS PowerPoint bao gồm nhiều Slide - dịch là trang trình diễn Có thể tóm tắt các giai đoạn thực hiện như sau:
- Khởi tạo một bài trình diễn Lưu bài trình diễn lên đĩa.
- Khởi tạo trang trình diễn Nhập/chỉnh sửa nội dung trên trang Tạo thêm/sao chép/sắp xếp trang Lưu bài trình diễn lên đĩa
- Tạo hiệu ứng trình diễn cho các đối tượng trên trang Lưu bài trên đĩa.
- Trình diễn thử bài làm.
- In bài trình diễn ra giấy. b Cách cài đặt Microsoft Office
Chạy file Setup.exe đi kèm với bộ chương trình nguồn để thực hiện tiến trình cài đặt.
Điền số sêri (Serial number) và các thông tin liên quan đến người sử dụng.
Chọn chế độ cài đặt Typical, Complete, Custom, Minimal Install Chọn nơi để cài đặt Microsoft Office (mặc định là thư mục Program Files\Microsoft Office) Chương trình cài đặt sẽ chép các file cần thiết vào đây.
Chương trình sẽ cập nhật hệ thống để hoàn thành quá trình cài đặt.
Kiểm tra các thành phần cài đặt đã hoàn thiện chưa bằng cách vào từng thành phần một và kiểm tra các chức năng.
2 Phần mềm nén dữ liệu (Winzip)
Phần mềm Norton Ghost
Norton Ghost là phần mềm rất phổ biến và cực kỳ hữu hiệu trong việc khôi phục hệ điều hành (HĐH) Ghost giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc cài đặt chương trình cho máy vi tính.
1 Chức năng chính của Norton Ghost
Phần mềm này có thể sao lưu một cách nhanh nhất toàn bộ đĩa cứng, hoặc cũng có thể sao lưu từng phân vùng một cách rất nhanh và tiện lợi. Điểm mạnh của Norton Ghost là có khả năng nén file rất mạnh, hơn nữa, lại chỉnh sửa được file Ghost Sử dụng phần mềm này, bạn có thể phục hồi hệ điều hành như cũ chỉ trong thời gian ngắn.
Ghost có công dụng chụp y nguyên một phân vùng ổ cứng thành một file Image để từ file đó bạn có thể phục hồi lại phân vùng đó khi HĐH lỗi Một ví dụ đơn giản : với 1 máy tính tốc độ cao hiện giờ thì việc cài
Winxp chỉ mất cỡ 20 phút thế nhưng việc nhận Driver thiết bị và cài đặt các ứng dụng sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian, vậy để nhanh chóng trong cài đặt và phục hồi Win bạn hãy cài đặt Winxp với đầy đủ các ứng dụng rồi dùng Ghost để Copy Partition to Image, và sau đó mỗi khi Win lỗi bạn chỉ việc phục hồi lại từ file Image trong thời gian ngắn Ghost là 1 chương trình backup rất mạnh nó có thể nhận diện mọi partition với phân vùng khác nhau như : Fat16, Fat32, NTFS, Linux… Khi dùng chương trình này để sao chép, bạn không cần phải Fdisk và Format ổ đĩa đích vì Ghost sẽ làm cho cấu trúc ổ đĩa đích giống hệt cấu trúc ổ đĩa nguồn, cho dù đó là Fat16, Fat32 hay NTFS.
Khi bạn sao chép đĩa, ổ đĩa đích dù có dung lượng khác với ổ đĩa nguồn nhưng về cấu trúc thì hoàn toàn giống (kể cả Master Boot Record) cho nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng ổ đĩa đích để khởi động, chạy các chương trình có kiểm tra mã bản quyền và chống sao chép "y hệt" như chạy trên ổ đĩa gốc.
3 Cách sử dụng Norton Ghost
Có rất nhiều cách sử dụng Norton Ghost Hoặc bạn chạy ghost từ ổ đĩa cứng HDD, hoặc từ CD-ROM.
- Trước hết, bạn phải có một đĩa tiện ích Hiren’s boot CD Sau khi chắc chắn là bạn đã đặt first boot device = CD-ROM (tuỳ chọn trong Bios), bạn khởi động máy, cho đĩa vào ổ CD Máy sẽ khởi động (boot) từ đĩa CD.
- Từ dấu nhắc DOS, bạn có thể gõ ghost/enter Lúc này, cửa sổ ghost sẽ hiện ra, công việc ghost bắt đầu. a, Tạo file ảnh cho Partition
- Tại cửa sổ chính, bạn chọn Local Partition To Imagic, bạn phải đặc biệt lưu ý, không chọn Local Disk To Imagic.
Một cửa sổ mới hiện ra, sẽ liệt kê tất cả các ổ cứng có trên máy tính của bạn (lưu ý phân biệt ổ cứng với các phân vùng) Bạn chọn ổ cứng cài đặt hệ điều hành và nhấn OK Thông thường, mỗi máy tính chỉ có 1 ổ cứng.
- Sau khi chọn xong, ổ cứng đó sẽ liệt kê tất cả các phân vùng có trên đó Các bạn chọn phân vùng mình cài đặt hệ điều hành bằng cách nhìn vào nhãn Volume Lable Lưu ý việc lựa chọn phải chính xác Sau khi chọn đúng phân vùng đặt HĐH (thường là part 1, ổ C), bạn nhấn ok bằng cách bấm tổ hợp phím “Alt+O” hoặc “space bar”.
- Tiếp đó, máy sẽ yêu cầu bạn chọn nơi save file ghost Chú ý phải chọn phân vùng khác với phân vùng đặt HĐH (chẳng hạn như D,E ).Bạn nhập tên file ghost và save bằng tổ hợp phím Alt+S hoặc phím space bar.
- Sau cùng, một bảng Compress Image (chọn độ nén) hiện ra với ba mức no - fast - hight Bạn nên chọn hight để file ghost nén lại nhỏ nhất.
Tuỳ vào cấu hình máy nhanh hay chậm, máy sẽ ghost phân vùng bạn chọn trong thời gian ngắn nhất có thể. b, Phục hồi Partition từ file ảnh
Khi máy tính bạn trở nên chậm chạp vì nhiều nguyên nhân: spyware,virus, lỗi HĐH, lỗi driver… thì cũng là lúc bạn nên nghĩ tới chuyện dùng ghost để khôi phục lại hệ điều hành.
- Bạn chọn Local Partition From Imagic.
- Chọn phân vùng chứa file ghost dùng để phục hồi và chọn file ghost và nhấn tổ hợp Alt+O để mở file ghost.
- Chọn ổ cứng và chọn phân vùng HĐH đang bị lỗi để bung file ghost (thường chọn C).
- Bạn click OK để tiếp tục.
Một hộp thoại sẽ hiện ra, yêu cầu bạn xác nhận việc khôi phục Bạn nhấn Yes Quá trình bung nén file ghost bắt đầu diễn ra, thường chỉ trong vài phút là xong.
Sau khi quá trình Ghost hoàn tất, bạn phải Reset lại hệ thống để máy có thể nhận lại HĐH
Khi sử dụng Ghost, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Nên ghost ngay sau khi cài mới và tinh chỉnh HĐH, cài thêm một số tiện ích nhỏ như WINRAR, ACDsee… Nếu có ổ CD-ROM, bạn có thể ghi file ghost ra đĩa CD.
- Trong hộp thoại ghost, bạn nhấn space bar và OK; ESC và Cancel; các mũi tên dùng để lên xuống và Tab để chuyển đổi giữa các mục.
- Cần hết sức chú ý trong việc lựa chọn ổ cứng và các phân vùng Để lựa chọn đúng, bạn nên đặt nhãn cho các phân vùng từ đầu (trongWindows) Bởi nếu chọn nhầm phân vùng thì toàn bộ dữ liệu cũ sẽ bị xoá sạch.