Bài tiểu luận chương bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp cơ cấu phanh ô tô, xe tải

31 2 0
Bài tiểu luận chương bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp cơ cấu phanh ô tô, xe tải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu vấn đề- Kết cấu xe ô tô và xe tải có thể nói là gần như giống nhau, nên hệ thốngphanh của chúng cũng sẽ tương đương nhau tuy nhiên chúng sẽ có những điểm khác nhau, tuy nhiên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINHKHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÀI TIỂU LUẬN CHƯƠNG

MÔN HỌC: BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP CƠ CẤU PHANH Ô TÔ, XE TẢI

Trang 2

MỤC LỤC

1 Giới thiệu vấn đề 4

2 Hệ thống phanh ô tô 5

2.1 Hệ thống phanh ô tô là gì ? 5

2.2 Công dụng của phanh ô tô 5

2.3 Cấu tạo của phanh ô tô 6

2.4 Phân loại phanh ô tô 8

2.5 Nguyên lí hoạt động của phanh ô tô 11

3 Hệ thống phanh xe tải 12

3.1 Hệ thống phanh xe tải và công dụng 12

3.2 Cấu tạo của phanh xe tải 12

3.3 Phân loại phanh xe tải 13

3.4 Nguyên lí hoạt động phanh xe tải 15

4 Bảo dưỡng 16

4.1 Những chú ý kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô 16

4.2 Hư hỏng thường gặp nếu không bảo dưỡng phanh ô tô 17

4.3 Khi nào cần bảo dưỡng phanh ô tô 19

4.4 Lợi ích của việc bảo dưỡng phanh ô tô 20

4.5 Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô đúng cách 21

5 Bảo trì 22

Trang 3

5.1 Cách kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh 22

5.2 Các hiện tượng hư hỏng nguyên nhân và cách khắc phục 24

5.3 Cách thử phanh để kiểm tra hoạt động sau khi sửa chữa 27

6 Kết luận 29

7 Tài liệu tham khảo 29

3

Trang 4

1 Giới thiệu vấn đề

- Kết cấu xe ô tô và xe tải có thể nói là gần như giống nhau, nên hệ thống

phanh của chúng cũng sẽ tương đương nhau tuy nhiên chúng sẽ có những điểm khác nhau, tuy nhiên quy chung chúng có cách hoạt động và cấu trúc giống nhau nên việc bảo trì và bảo dưỡng hệ thống phanh cũng tương tự nhau nên để dễ nắm bắt được những thông tin hữu ích trên thị trường thì ta chỉ tìm hiểu việc bảo trì và bảo dưỡng của hệ thống phanh ô tô từ đó cũng có thể áp dụng trên hệ thống phanh xe tải trong một số trường hợp nhất định.

- Ngày nay, nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển và ngành công nghiệp ô

tô đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển đó Hiện nay, ô tô được sử dụng rộng rãi nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa và cũng là một trong những phương tiện đi lại thiết yếu của người dân các nước trên thế giới Với nhu cầu đó cùng sự phát triển của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô nên các trang thiết bị, bộ phận trên ở tơ hiện đại và độ an toàn cho người vận hành cũng ngày càng hoàn thiện hơn

- Tiêu chí để đánh giá một chiếc ô tô có rất nhiều nhưng tiêu chí về đảm bảo

sự an toàn cho người vận hành và hành khách, hàng hóa trên ô tô và hệ thống phanh là một trong những tiêu chí đó Trong hoạt động vận hành ô tô, hệ thống phanh là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho người lái và hàng hóa vận chuyển trên xe Bảo trì và bảo dưỡng cơ cấu phanh là một phần quan trọng trong việc duy trì hiệu suất của hệ thống phanh và hoạt động an toàn của xe Bằng cách tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bảo trì và bảo dưỡng hệ thống phanh, chúng ta sẽ trang bị thêm cho mình những kỹ năng và kiến thức cần thiết trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động vận hành xe ô tô.

2 Hệ thống phanh ô tô

Trang 5

2.1 Hệ thống phanh ô tô là gì ?

- Phanh là thiết bị cơ học có chức năng hạn chế chuyển động của bánh xe bằng cách tạo ra ma sát Theo đó, hệ thống phanh khi hoạt động sẽ giúp kiểm soát việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe theo chủ ý của lái xe Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của xe hơi, phanh chỉ là những khúc gỗ được gắn vào vành bánh xe ngựa Người lái gạt đòn bẩy, khối gỗ sẽ hạn chế tốc độ quay của bánh xe

- Sau đó, để giảm sự nặng nề, hệ thống phanh gỗ được thay thế bằng thép và da Tuy nhiên, chúng vẫn không mang lại hiệu quả phanh như mong muốn và gây ra tiếng ồn khó chịu Vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất xe hơi những yêu cầu cần phải cải tiến hệ thống phanh đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ cao và mang lại sự thoải mái cho lái xe Đến nay, các dòng ô tô hiện đại được trang bị hệ thống phanh đĩa thủy lực giúp tăng cường việc đảm bảo an toàn cho sử dụng.

2.2 Công dụng của phanh ô tô

- Hệ thống phanh của ô tô dùng để giảm nhanh tốc độ của xe hoặc dừng xe

khẩn cấp Hệ thống phanh còn giữ cho xe đỗ an toàn, không bị trôi trên đường, cả kể trên dốc Như vậy, nhờ có hệ thống phanh mà người lái có thể chạy xe an toàn ở tốc độ cao, do đó tăng năng suất vận chuyển và hiệu quả xe.

- Trên xe thường bố trí hai hệ thống phanh hoạt động độc lập là phanh

chân (điều khiển bàn đạp phanh băng chân) và phanh tay ( điều khiển cần kéo phanh bằng tay) Phanh tay thường có cơ cấu hãm cần kéo phanh cho phép duy trì sự hãm xe mà không cần phải dữ cần phanh khi kéo,phanh chân chỉ hoạt dộng khi đạp chân lên bàn đạp phanh ,nhả chân khỏi bàn

5

Trang 6

đạp là nhả phanh Phanh chân thương dùng cơ cấu hãm bánh xe, phanh tay thường dùng cơ cấu hãm trục truyền động.

2.3 Cấu tạo của phanh ô tô

Bàn đạp phanh được thiết kế nằm ở vị trí giữa bàn đạp ga và bàn đạp ly hợp có chức năng kích hoạt phanh Khi người lái đạp phanh, các piston trong xi lanh chính chuyển động tạo áp suất dầu, kích hoạt má phanh và đĩa phanh, ép bánh xe vào tang trống Bàn đạp phanh có thể bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, rò rỉ dầu dẫn tới tình trạng lái xe bị hụt phanh hoặc đạp sâu nhưng phanh không ăn

Dây dầu phanh ô tô có tác dụng dẫn dầu phanh từ bình chứa xi lanh đến bánh xe Được gia cố từ chất liệu thép cứng cáp, dây dầu không giãn nở, chịu được nhiệt độ cao trong điều kiện lực phanh lớn

Trong cấu tạo của hệ thống phanh ô tô, má phanh chính là linh hồn Đây là tấm đệm được thiết kế đặc biệt bằng chất liệu thép, có nhiệm vụ tiếp xúc với phần quay của phanh để tạo ma sát, giảm tốc độ quay của bánh xe Do phải chịu lực ma sát liên tục nên má phanh cần được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ để gia tăng tuổi thọ Lái xe khi thực hiện thao tác phanh thấy có những hiện tượng như: tiếng kêu lạ, xe bị lệch, vô lăng bị rung, phanh không ăn, đèn cảnh báo má phanh bật sáng cho thấy dấu hiệu đã đến lúc cần thay thế má phanh mới để đảm bảo di chuyển an toàn

Trang 7

 Phanh đĩa

- Do có lực phanh mạnh nên phanh đĩa thường được trang bị ở bánh trước ô tô Phanh đĩa gồm má phanh và đĩa phanh Khi người lái nhấn phanh, má phanh ép vào đĩa phanh tạo lực ma sát để chuyển động năng thành nhiệt năng, làm chậm tốc độ của xe cho đến khi xe dừng hẳn Phanh đĩa có thiết kế gọn nhẹ, khả năng thoát nước tốt,có khả năng tự điều chỉnh kích thước kẽ hở giữa má phanh và đĩa phanh khi bị mòn, mang đến tính ổn định khi phanh.

- Tuy nhiên, phanh đĩa dễ bị hoen gỉ, tạo tiếng ồn do thiết kế hở Hệ thống đĩa phanh dễ bị bào mòn do lực ma sát lớn Bên cạnh đó, chi phí lắp đặt, sửa chữa của phanh đĩa khá cao Chuyên gia ô tô khuyến cáo để tăng tính ổn định và tuổi thọ của phanh đĩa, lái xe nên vệ sinh định kỳ, đúng kỹ thuật.

- Phanh tang trống nằm ở phía sau xe với cấu tạo chính gồm guốc phanh, trống phanh, má phanh và một số chi tiết truyền lực khác Khi lái xe nhấn phanh, xi lanh sẽ ép guốc phanh vào trống phanh tạo nên áp lực giảm tốc độ xe Ưu điểm lớn nhất của phanh tang trống là giá thành rẻ, bảo dưỡng dễ dàng Phanh tang trống có khả năng cường hóa, phù hợp với ô tô có trọng tải lớn, vận hành trên địa hình phức tạp

- Với thiết kế bao kín, phanh tang trống không chịu tác động khắc nghiệt của môi trường xung quanh và khả năng tản nhiệt kém Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài, sự giãn nở nhiệt khiến guốc phanh, má phanh bị bào mòn, có thể dẫn đến mất phanh đột ngột Để khắc phục tình trạng

7

Trang 8

này, lái xe nên tạm dừng di chuyển, chỉ tiếp tục hành trình khi hệ thống phanh trống đã nguội bớt Kinh nghiệm của lái xe lâu năm cho biết, với xe trang bị tang trống, khi đổ đèo chỉ dùng cấp số thấp theo phương châm “lên số nào, xuống số đó” để phát huy tính năng của phanh

Lót phanh ô tô được làm từ vật liệu chịu nhiệt tốt, có độ mềm, dai và có khả năng ma sát cao Lót phanh được bao bọc bên trong guốc phanh với chức năng giảm tiếng ồn, tăng ma sát trong quá trình vận hành của phanh.

2.4. Phân loại phanh ô tô

 Theo mục đích sử dụng

- Hệ thống phanh chính (hay còn gọi là phanh chân): được sử dụng trên ô tô để làm giảm tốc độ của ô tô theo mong muốn của người lái, nó được trang bị trên tất cả các bánh xe ở cầu trước và sau của ô tô - Hệ thống phanh dừng:được sử dụng để giữ cho ô tô ở trạng thái đứng

yên Nó thường được vận hành bằng tay, do đó nó còn được gọi là phanh tay Chức năng chính của loại hệ thống phanh này là giữ cho ô tô ở trạng thái đứng yên khi dừng xe trên đường bằng hoặc đèo dốc - Hệ thống phanh dự phòng.

- Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng động cơ, thủy lực hoặc điện tử).

Trang 9

 Theo kết cấu của cơ cấu phanh Cơ cấu phanh guốc (phanh tang trống)

Cơ cấu phanh tang trống (hay còn gọi là phanh tăng bua) bao gồm hai cụm má phanh (bố thắng) được gắn cố định định trên cầu xe, các má phanh được dẫn động bởi các xylanh phanh bánh xe (heo con) hoặc bằng các đòn dẫn cơ khí, một trống phanh (tăng bua) chụp bên ngoài cụm má phanh, trên trống phanh có các lỗ để gắn lên trục quay bánh xe Lưu ý rằng, trống phanh sẽ quay cùng với bánh xe trong khi đó má phanh sẽ đứng yên Ưu điểm của cơ cấu phanh tang trống

- Do phanh tang trống có một trống phanh chụp che đậy má phanh bên trong nên có thể tránh được bùn đất, bụi bẩn bám lên bề mặt giữa má phanh và trống phanh gây mài mòn lớn.

- Dễ dàng bố trí phanh tay và phanh chân trên cùng một cơ cấu phanh làm giảm chi phí cho chiếc xe.

Nhược điểm:

- Nhược điểm thường thấy của cơ cấu phanh này là khi mạt sắt sinh ra bên trong trống phanh, nó sẽ khó thoát ra ngoài được do đó làm tăng sự mài mòn và hư hỏng nhanh của má phanh và trống phanh.

- Khả năng thoát nhiệt của nó rất khó khăn, do đó dễ dẫn tới tình trạng mất phanh khi người lái thực hiện rà phanh liên tục.

Cơ cấu phanh đĩa (thắng đĩa)

- Cơ cấu phanh đĩa bao gồm một đĩa thép được gắn cố định bằng bu long trên moay ơ trục bánh xe, một giá đỡ (hay còn gọi là caliper hay cùm phanh) và các má phanh (bố thắng) Giá đỡ được gắn trên vỏ cầu nên nó sẽ cố định, trong khi đó đĩa phanh sẽ quay cùng với bánh xe.

9

Trang 10

- Trên giá đỡ có bố trí các xy lanh thủy lực và các má phanh Khi người lái đạp phanh, piston sẽ di chuyển làm cho các má phanh ép sát vào đĩa phanh để thực hiện quá trình phanh Một hệ thống phanh sử dụng cơ cấu phanh đĩa luôn đi kèm với hệ thống dẫn động phanh bằng thủy lực - Hiện nay, giá đỡ cơ cấu phanh đĩa thường được chia làm hai loại: loại

cố định có các piston được bố trí hai phía (hai mặt) so với đĩa phanh và loại di động có các piston được bố trí một phía so với đĩa phanh Loại giá đỡ di động được sử dụng phổ biến hơn cả do kết cấu gọn nhẹ của nó.

Ưu điểm của cơ cấu phanh đĩa

- Khả năng giải nhiệt tốt, do đó khả năng bị mất phanh khi người lái rà phanh liên tục sẽ xảy ra chậm hơn.

- Hiểu quả phanh cũng cao hơn cơ cấu phanh tang trống sau một thời gian dài sử dụng.

- Ưu điểm nổ bật nhất của nó là khả năng tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh với đĩa phanh làm cho khe hở này luôn không đổi dù má phanh mòn, dó đó thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh luôn không đổi so với một vài hệ thống phanh sử dụng cơ cấu phanh tang trống được bố trí trên các dòng xe du lịch.

 Theo kiểu dẫn động phanh Hệ thống phanh dẫn động cơ khí

- Hệ thống phanh dẫn động cơ khí (hay còn gọi là dẫn động bằng dây cáp) thường được sử dụng trên các dòng xe đời cũ Hiện nay, kiểu dẫn động phanh này chỉ được sử dụng cho hệ thống phanh dừng, đây là yêu

Trang 11

cầu bắt buộc đối với hệ thống phanh dừng để đảm bảo độ tin cậy và độ an toàn của hệ thống phanh dừng.

- Lý do hệ thống phanh dẫn động cơ khí ít được sử dụng là do kết cấu phức tạp của nó, việc bố trí các điểm nối dây cáp tới cơ cấu phanh tại bánh xe rất khó khăn và phức tạp Để khắc phục tình trạng đó, các nhà sản xuất đã thiết kế ra hệ thống phanh dẫn động thủy lực.

Hệ thống phanh dẫn động thủy lực

Đây là loại dẫn động phanh được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay trên các dòng xe du lịch Hệ thống phanh dẫn động thủy lực thường đi kèm với một bộ trợ lực phanh chân không (bầu trợ lực phanh) để làm giảm sự mệt mỏi cho người lái đồng thời đảm bảo hiệu quả phanh luôn ổn định Hệ thống phanh dẫn động khí nén

Hệ thống phanh dẫn động khí nén chủ yếu được bố trí trên các dòng xe tải nặng, xe đầu kéo, sơ mi rơ moóc…do yêu cầu của loại dẫn động phanh này là phải có một máy nén khí được bố trí trên xe.

Hệ thống phanh dẫn động kết hợp thủy lực – khí nén

Loại dẫn động phanh này thường chỉ bố trí trên các dòng xe tải nặng và xe chuyên dùng.

2.5 Nguyên lí hoạt động của phanh ô tô

 Hệ thống phanh hoạt động khi lái xe đạp phanh, lực sẽ truyền từ bàn đạp đến bầu trợ lực của phanh Khi đó, các piston chuyển động nén lò xo và dầu trong xi lanh chính Quá trình này làm tăng áp suất, đẩy dầu đến các đường ống và xi lanh của bánh xe, đẩy piston và guốc phanh ép chặt vào má phanh sinh ra lực ma sát Dưới tác động này, tang trống và moay ơ tại bánh xe sẽ giảm tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu của lái xe

11

Trang 12

 Khi lái xe dừng việc tác động lực vào bàn đạp phanh, xi lanh phanh ép các piston đẩy dầu ngược trở lại xi lanh chính, tạo cơ chế nhả phanh khiến xe sẽ trở lại vận tốc như lái xe mong muốn.

 Với nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ô tô như trên, việc vận hành phanh không đúng cách có thể dẫn đến mất an toàn cho người ngồi trong xe Các chuyên gia ô tô khuyến cáo để tránh bị bó phanh, lái xe cần đạp/nhả liên tục, động tác dứt khoát Người lái chỉ sử dụng phanh dưới ngưỡng tối đa để đảm bảo không trượt bánh Ở hầu hết các tình huống phát sinh, rà phanh là kỹ thuật không được khuyến khích sử dụng do có thể dẫn đến tình huống cháy má phanh, mất phanh Thay vào đó, lái xe nên giảm tốc kết hợp phanh và về số thấp để tạo sự cộng hưởng bởi phanh động cơ, đảm bảo yếu tố an toàn trong vận hành

 Hiện nay, phần lớn nhà sản xuất sử dụng hệ thống phanh thủy lực (phanh dầu) trên các dòng xe hơi hiện nay Hệ thống phanh thủy lực cũng là nền móng cho sự ra đời của nhiều hệ thống an toàn chủ động khác như phanh ABS, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, hệ thống điều khiển lực bám TCS, hệ thống cân bằng điện tử ESP, hệ thống leo dốc HAC hay đổ đèo HDC… Những hệ thống này giúp xe rút ngắn quãng đường phanh, tránh các tình huống nguy hiểm như bó phanh, mất phanh.

 Tuy nhiên, công nghệ chỉ mang tính hỗ trợ, điều quan trọng nhất vẫn là ở con người Sự bình tĩnh, chủ động xử lý tình huống, thực hiện đầy đủ các khuyến cáo bảo dưỡng hệ thống phanh từ nhà sản xuất và sự tuân thủ nguyên tắc giao thông chuẩn mực sẽ là yếu tố đảm bảo an toàn cao nhất cho lái xe trong mọi hành trình

Trang 13

3 Hệ thống phanh xe tải

3.1 Hệ thống phanh xe tải và công dụng

Hệ thống phanh xe tải là một phần quan trọng của hệ thống lái của xe tải và được thiết kế để giúp xe dừng lại hoặc giảm tốc độ

3.2 Cấu tạo của phanh xe tải

 Bộ phanh chính (Brake master cylinder): Thường được đặt ở bên trong khoang động cơ, bộ phanh chính được thiết kế để chuyển đổi lực nhấn từ bàn đạp phanh thành áp lực dầu thủy lực đẩy dòng chảy qua ống dẫn đến các bộ phận phanh.

 Bộ phanh đĩa (Disc brakes) hoặc bộ phanh tang trống (Drum brakes): Là bộ phận sử dụng để tạo ra ma sát giữa lốp và đĩa hoặc tang để giảm tốc độ hoặc dừng xe.

 Bộ chân đỡ và khối hơi (Calipers and pads): Các khối lót (Pads) được đặt giữa bề mặt của đĩa hoặc tang và chân đỡ (Caliper) bên trong, khi áp lực được tạo ra, khối lót sẽ chèn vào đĩa hoặc tang để tạo ma sát giữa chúng và giảm tốc độ hoặc dừng xe.

 Hệ thống trợ lực phanh (Power brake booster): Các xe tải thường có hệ thống trợ lực phanh để giúp tài xế dễ dàng hơn trong việc đạp phanh Bộ trợ lực phanh được kết hợp với bộ phanh chính để tạo ra áp lực phanh thích hợp.

 Bộ phân phối lực phanh (Brake proportioning valve): Được sử dụng để phân phối lực phanh tới các bánh xe trên xe tải một cách đồng đều.

13

Trang 14

3.3 Phân loại phanh xe tải

Hệ thống phanh đĩa

- Phanh đĩa được phân thành hai loại: phanh đĩa quay và vỏ quay Cấu tạo của phanh đĩa bao gồm các bộ phận như: đãi thắng, đệm thắng, bố thắng… Chất liệu chủ yếu để làm phanh đĩa là thép Thông thường đĩa thắng sẽ được cố định vào bánh xe nhưng chúng cũng có thể tháo rời dễ dàng phòng trường hợp hư hỏng.

- Sỡ dĩ phanh đĩa được sử dụng nhiều bởi những ưu điểm như trọng lượng nhỏ, kích thước gọn nhẹ, thiết kế đơn giản, ổn định khi phanh, áp suất trên bề mặt ma sát của má phanh phân bố đồng đều, lực thắng hai bên đều nhau nên không bị xảy ra hiện tượng lệch tâm hay trượt bánh khi phanh gấp.

- Thêm vào đó, khả năng thoát nước của phanh đĩa tốt và mỗi lần má phanh bị mòn thì có thể tự động điều chỉnh kích thước kẽ hở giữa má phanh và đĩa phanh Ngoài ra, phanh đĩa có thể kết hợp với các công nghệ như chống trượt bánh, chống bó cứng phanh, giúp đảm bảo an toàn khi vận hành xe.

- Nếu nói đến nhược điểm của dòng đĩa phanh, nhiều bác tài than phiền rằng chúng dễ bị hao mòn và hư hỏng nếu vận chuyển nhiều ở những đoạn đường có cát rơi vào trong Vì thế, các bác tài phải chịu khó vệ sinh phanh đĩa định kỳ để sử dụng được lâu hơn.

Hệ thống phanh tang trống

- Phanh tang trống hay còn được gọi là phanh guốc hoặc phanh đùm Với những bộ phận chính bao gồm: guốc phanh, má phanh, lò xo hồi vị, trống

Trang 15

phanh và mâm phanh; bộ phận này hoạt động với chức năng chính là hãm sự di chuyển của xe

- Mỗi bộ phận trong hệ thống phanh tang trống đóng vai trò khác nhau Ví dụ má phanh là bộ phận ma sát trực tiếp với trống phanh, lò xo hồ vị sẽ ép piston trở về vị trí ban đầu khi áp suất dầu giảm, còn piston là bộ phận được nối với guốc phanh, khi có áp suất dầu piston sẽ đẩy ra làm cho má phanh ép vào trống phanh giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng.

- Nguyên lý hoạt động chính của phanh tang trống là tác động lực lên phanh làm cho các bánh xe ngừng quay Đầu tiên hệ thống cần sử dụng áp suất thuỷ lực truyền từ xi lanh chính đến xi lanh phanh, guốc phanh sẽ được ép vào trống, trống phanh này lại quay cùng với lốp khiến bánh xe dừng lại Khi không có sự xuất hiện của áp suất đến xi lanh, lực của lò xo phản hồi đẩy guốc phanh rời khỏi mặt trong của trống phanh và trở về vị trí ban đầu

- Phanh tang trống thường được dùng trong các dòng xe tải Hino series 300 dùng trong việc di chuyển, chuyên chở hàng hóa trong thành phố.

Hệ thống phanh tay lốc-kê

- Phanh hơi lốc-kê thường được dùng cho các dòng xe tải nặng, với cấu tạo gồm hai buồng chính, một buồng áp suất thấp và một buồng áp suất cao Hoạt động dựa trên nguyên lý chính là nạp khí nhả phanh Cụ thể như sau:

- Nạp khí: trước khi hệ thống phanh hoạt động thì cần được nạp khí Trong trường hợp, xe không hoạt động thì mặc định xe sẽ phanh Khi áp suất trong hệ thống đạt đến mức thích hợp thì xe sẽ phanh

15

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:18