Phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lựcPhát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lực
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ XUÂN LỘC
TỔ CHỨC CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9140114
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2024
Trang 2Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS NGUYỄN NHƯ AN
2 GS.TS THÁI VĂN THÀNH
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Xuân Thức
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Tính
Phản biện 3: PGS TS Nguyễn Thị Hường
Luận án được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp Trường
tại Trường Đại học Vinh
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh
Trang 3bộ giỏi để tham mưu, tư vấn giúp lãnh đạo nhà trường xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ năng lực cạnh tranh với các cơ sở GDĐH trong và ngoài nước
Đội ngũ chuyên viên làm công tác tổ chức cán bộ của các trường ĐHCL hiện nay vẫn còn nhiều người chưa có đủ kinh nghiệm và chuyên môn sâu về công tác nhân
sự, công tác tổ chức; chưa nắm vững được quy trình xử lý công việc cũng như vị trí, trách nhiệm giải quyết công việc; chưa được trang bị kiến thức về quản trị nhân sự hiện đại,… tựu chung lại là thiếu những năng lực cần thiết để hoàn thành tốt công việc
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, các cơ sở GDĐH đã quan tâm, đầu tư các nguồn lực nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng GDĐH Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ chưa thật sự được chú trọng, đầu tư so với các nguồn lực khác
Ở nước ta hiện nay, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển
đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL Vì thế, nhiều vấn đề lý luận và thực
tiễn về phát triển đội ngũ này còn đang là những “khoảng trống” cần được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lực” để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL theo tiếp cận năng lực, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trường ĐHCL
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL theo tiếp cận NL
4 Giả thuyết khoa học
Phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ ở các trường ĐHCL đang còn những hạn chế, bất cập nhất định Nếu vận dụng lý thuyết phát triển NNL hiện đại theo quan điểm tăng cường phân cấp, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục
Trang 4đại học, theo tiếp cận NL, phù hợp với VTVL, trên cơ sở điều kiện thực tiễn thì sẽ đề xuất được hệ thống giải pháp phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán trường ĐHCL; góp phần phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ ở các trường ĐHCL đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất, NL đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
và hội nhập quốc tế
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL theo tiếp cận NL
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán
bộ trường ĐHCL theo tiếp cận NL
5.3 Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL theo tiếp cận NL; khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm một giải pháp đề xuất
6 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL
- Về khách thể: Khảo sát thực trạng và thử nghiệm một giải pháp đề xuất ở một
số trường ĐHCL ở Việt Nam
- Về thời gian: Thời gian khảo sát thực trạng và thử nghiệm các giải pháp đề xuất trong các năm 2021, 2022, 2023
7 Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Quan điểm tiếp cận
Đề tài sử dụng các quan điểm tiếp cận sau: Tiếp cận hệ thống - cấu trúc; Tiếp cận năng lực; Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực; Tiếp cận thực tiễn
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công thức thống kê toán học để xử lý dữ liệu thu được, phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu của luận án
8 Những luận điểm cần bảo vệ
8.1 Phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL là nhằm làm cho đội ngũ này đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất lượng Trong đó, cốt lõi của chất lượng là NL đội ngũ Vì vậy, để phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL có hiệu quả cần theo tiếp cận NL, đó là cách tiếp cận mà từ xây dựng quy hoạch phát triển đến bố trí, quản lý, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL phải dựa trên yêu cầu NL/KNL của chính đội ngũ này
Trang 58.2 Đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới quản
lý GDĐH và xu thế hội nhập quốc tế, đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ còn bộc lộ những hạn chế nhất định mà nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ này chưa được phát triển theo tiếp cận NL
8.3 Để việc phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL theo tiếp cận NL có hiệu quả, việc xây dựng các giải pháp cần dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phản ánh được những nội dung cơ bản của phát triển NNL theo tiếp cận NL; đồng thời phải tính đến những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL
9 Đóng góp mới của luận án
9.1 Luận án đã bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ
chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL theo tiếp cận NL Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu vấn đề, xác định các khái niệm cơ bản; làm rõ vị trí, vai trò, đặc trưng lao động nghề nghiệp và yêu cầu về phẩm chất, NL của chuyên viên tổ chức cán bộ ở các trường ĐHCL trong bối cảnh đổi mới GDĐH; cũng như phát triển đội ngũ này theo
một cách tiếp cận mới so với trước đây: tiếp cận NL
9.2 Xây dựng được KNL chung của chuyên viên tổ chức cán bộ trong bối cảnh đổi mới quản lý GDĐH và hội nhập quốc tế; xây dựng được Bộ tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực của chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL
9.3 Trên cơ sở khảo sát toàn diện, đầy đủ thực trạng đội ngũ và thực trạng phát
triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL ở các địa bàn khác nhau trên
cả nước, luận án đã có những đánh giá khách quan, khoa học về đội ngũ này, làm cơ
sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp của luận án
9.4 Hệ thống 06 giải pháp mà luận án đề xuất không chỉ có khả năng vận dụng vào phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL mà còn có thể vận dụng vào phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ ở các cơ sở GDĐH ngoài công lập có đặc điểm tương đồng
10 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lực
Chương 2 Thực trạng phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lực
Chương 3 Giải pháp phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lực
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TỔ CHỨC CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ viên chức trường đại học
Ở nước ngoài, có các công trình nghiên cứu Maria Hendriks, Hans Luyten, Jaap Scheerens, Peter Sleegers và Rien SteenJaap Scheerens; Linda Darling-Hammond, Ở trong nước, có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Đặng, Đoàn Thị Thu Hương, Nguyễn Minh Đường, Đinh Xuân Khoa, Phạm Minh Hùng, Các công trình này đã làm rõ vị trí, vai trò của đội ngũ viên chức trường đại học; ý nghĩa và các giải pháp phát triển đội ngũ viên chức trường đại học
1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ chuyên viên trường đại học
Ở nước ngoài, có các công trình nghiên cứu của Miao Lei, Gazi Mahabubul Alam và Aminuddin bin Hassan, Xu Yu, Sara Karlsso,… Ở trong nước, có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Đặng, Phạm Thế Kiên, Đặng Bá Lãm, Mỵ Giang Sơn, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Lợi, Các công trình này đã làm rõ vị trí, vai trò của đội ngũ chuyên viên trường đại học; ý nghĩa và các giải pháp phát triển đội ngũ chuyên viên trường đại học
1.1.3 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lực
Ở nước ngoài, có các công trình nghiên cứu Yuhong He và Shaoyang Zhang, Mavis Asare và Emmanuel Akwasi Adomako, Margaret J Wanjiku và J P Ogola, Nicholas P Lovrich, Jr và Edward F Lawlor, O Olasehinde và A O Afolabi, William
C Hill và Jane A Carlson, Faith Glaspie-Ellis, Ở trong nước, có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Phi Long, Nguyễn Ngọc Quân, Phạm Đức Thành, Các công trình này đã nêu được vị trí, vai trò của người làm công tác tổ chức cán bộ nói chung; Yêu cầu về phẩm chất, năng lực và các giải pháp phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ theo tiếp cận NL
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
1.2.1.1 Đội ngũ
Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống
Trang 71.2.1.2 Chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
Chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên, làm việc tại các phòng/ban/bộ phận công tác tổ chức cán bộ (gọi chung là phòng TCCB) trường ĐHCL với chức năng, nhiệm vụ tham mưu và giúp hiệu trưởng trong quản lý, tổ chức thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ của nhà trường
1.2.1.3 Đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
Đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL là tập hợp những người có cùng chức năng, nhiệm vụ tham mưu và giúp hiệu trưởng trong quản lý, tổ chức thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ của trường ĐHCL nhằm xây dựng đội ngũ viên chức của trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay
1.2.2 Phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
1.2.2.1 Phát triển
Phát triển là sự biến đổi của sự vật, hiện tượng theo hướng tích cực cả về chất
và lượng Mọi sự phát triển đều có nguồn gốc và theo một quy luật nhất định
1.2.2.2 Phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
Phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL là quá trình triển khai đồng bộ các hoạt động quản lý nhằm xây dựng đội ngũ chuyên viên tổ chức cán
bộ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về trình độ, NL và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu công tác tổ chức cán bộ trong nhà trường
1.2.3 Phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lực
1.2.3.1 Năng lực
Năng lực là tổ hợp hữu cơ các thành tố: kiến thức, kỹ năng và phẩm chất có liên quan chặt chẽ với nhau mà một cá nhân sở hữu để thực hiện có hiệu quả các hoạt động nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó
1.2.3.2 Phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lực
Phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ theo tiếp cận NL là một phương pháp chuẩn hóa tích hợp các thành tố kiến thức, kỹ năng, phẩm chất tạo thành một hệ thống chuẩn NL nghề nghiệp chuyên viên tổ chức cán bộ Để thực hiện phương thức quản lý phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL theo tiếp cận NL, điều tiên quyết là cần có KNL nghề nghiệp; tiếp đến, sử dụng KNL lực nghề nghiệp
Trang 8trong tất cả các hoạt động quản lý đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ theo tiến trình: quy hoạch, kế hoạch phát triển, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua khen thưởng, chế độ chính sách, môi trường tạo động lực,… nhằm làm cho đội ngũ này biến đổi theo hướng tiến bộ về số lượng, cơ cấu và đặc biệt là chất lượng (phẩm chất và NL) để đáp ứng được các nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ trong nhà trường theo yêu cầu phát triển giáo dục
1.3 ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TỔ CHỨC CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.3.1 Yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học đối với chuyên viên tổ chức cán
bộ trường đại học công lập
GDĐH nước ta đang đổi mới cơ bản và toàn diện: Đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDĐH; đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
và sử dụng giảng viên, chuyên viên và cán bộ quản lý; đổi mới cách thức tổ chức, quản
lý, tư duy, trí tuệ, năng lực,… Trước yêu cầu của đổi mới GDĐH, chuyên viên tổ chức cán bộ của các trường đại học cần được bổ sung những năng lực cần thiết cần thiết để theo kịp yêu cầu của thực tế quản lý mới
1.3.2 Vị trí, vai trò của chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học
1.3.2.1 Vị trí của chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
Chuyên viên tổ chức cán bộ đảm nhận công tác tổ chức cán bộ ở trường ĐHCL;
Có chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp
vụ chung của chuyên viên; được bố trí làm việc tại Phòng TCCB của trường ĐHCL
1.3.2.2 Vai trò của chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
Chuyên viên tổ chức cán bộ giữ vai trò trung gian, kết nối giữa viên chức với lãnh đạo nhà trường, là “mắt xích” không thể thiếu được trong hệ thống tổ chức cán
bộ của trường ĐHCL; Chuyển hóa những văn bản quy phạm pháp luật về công tác tổ chức cán bộ thành các quy định, quy chế của trường ĐHCL,
1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
Tham gia xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy của trường ĐHCL; Triển khai quản
lý, sử dụng đội ngũ viên chức của trường ĐHCL; Tham mưu xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức; Triển khai đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức hàng năm; triển khai thực hiện công tác khen thưởng và kỷ luật viên chức; Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức - NLĐ; Thống kê, báo cáo, quản lý dữ liệu, hồ sơ NNL của trường ĐHCL; Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quy chế dân
Trang 9chủ cơ quan; Tham gia góp ý cho dự thảo các văn bản của Bộ, Ngành, Nhà nước liên quan đến công tác tổ chức cán bộ; Tham gia các hội đồng của nhà trường với vai trò
1.3.5 Khung năng lực chung của chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
Luận án đề xuất KNL của đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí cơ bản sau đây: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ; Năng lực tham mưu; Năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công việc; Năng lực giao tiếp; Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin; Năng lực tự hoàn thiện bản thân và phát triển nghề nghiệp
1.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TỔ CHỨC CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lực
Phát triển ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL theo tiếp cận NL nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị nhân lực hiện đại trong các trường đại học công lập; đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH và yêu cầu hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu quản lý trường ĐHCL trong bối cảnh tự chủ
1.4.2 Định hướng phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lực
Việc phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL theo tiếp cận
NL cần dựa trên các định hướng sau: Quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm GDĐT của Đảng, Nhà nước; Bám sát vào mục tiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí NL của chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL đã xác định; đảm bảo thường xuyên đủ số lượng theo yêu cầu của VTVL, có cơ cấu hợp lý, cân đối, chất lượng của đội ngũ chuyên viên ngày một nâng cao, hướng tới đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định; Phải mang tính toàn diện; tuân theo một quy trình khoa học; là trách nhiệm của cấp ủy, chủ
Trang 10thể quản lý nhà trường và Trưởng phòng TCCB cũng như mỗi chuyên viên tổ chức cán
trường tạo động lực cho chuyên viên tổ chức cán bộ phát huy NL,
1.4.4 Chủ thể quản lý phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
Ở trường ĐHCL có hai chủ thể ảnh hưởng chính và trực tiếp đến phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ là Hiệu trưởng và Trưởng phòng TCCB
1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ chuyên viên t ổ chức cán bộ trường đại học công lập theo tiếp cận năng lực
Bao gồm các yếu tố khách quan: Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện GDĐH; Chủ trương, chính sách của nhà nước; Môi trường làm việc và các yếu tố chủ quan: Nhận thức của chuyên viên tổ chức cán bộ về vai trò, vị trí của người làm công tác tổ chức cán bộ trong nhà trường; NL của đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ; NL các chủ thể quản lý trực tiếp đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ,
Trang 11Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TỔ CHỨC CÁN BỘ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ở nội dung này, đề tài đã trình bày tình hình chung của các trường ĐHCL ở
2.2.2 Nội dung khảo sát thực trạng
Thực trạng đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL; Thực trạng phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL theo tiếp cận NL; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL theo tiếp cận NL
2.2.3 Phương pháp khảo sát
2.2.3.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Chọn mẫu khảo sát: Được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo
cụm Cụm 1: Khu vực miền Bắc gồm 18 trường; Cụm 2: Khu vực miền Nam gồm 12 trường; Cụm 3: Khu vực miền Trung, Tây Nguyên gồm 09 trường
Đối tượng khảo sát: Chuyên viên tổ chức cán bộ (102 người); CBQL (50 người)
Giảng viên - chuyên viên khác (221 người) của 39 trường ĐHCL trong cả nước trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Xử lý số liệu: Dữ liệu sau khi làm sạch được chuẩn hoá và tiến hành tính toán
sử dụng phần mềm SPSS Các phép phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; dùng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định được sự phù hợp của các biến (hệ số KMO); kiểm định KMO và kiểm định Barlett, phương pháp phân tích nhân tố sử dụng phép xoay Varimax, được thực hiện Các kết quả khảo sát thu được sẽ được xử lý thông qua các bảng thống kê mô tả
Thời gian khảo sát: năm 2022
Trang 122.2.3.2 Phương pháp phỏng vấn
Khách thể phỏng vấn: Phỏng vấn 15 đại diện khách thể của các trường ĐHCL,
bao gồm: 05 chuyên viên tổ chức cán bộ; 05 CBQL (BGH, Trưởng/phó Phòng TCCB);
05 giảng viên - chuyên viên khác
Thời gian phỏng vấn: năm 2022 và 2023
2.2.3.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của cán bộ quản lý và chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL,
2.3 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TỔ CHỨC CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
2.3.1 Thực trạng số lượng, trình độ đào tạo, ngạch viên chức của đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ các trường đại học công lập ở địa bàn khảo sát
Luận án đã tiến hành khảo sát, thống kê số lượng, giới tính, trình độ đào tạo, ngạch viên chức của đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ của 39 trường ĐHCL
Về giới tính: Nam 63 (30,43%); Nữ: 144 (69,57%); Về trình độ: Đại học: 80 (38,65%); Thạc sĩ: 116 (50,04%); Tiến sĩ: 11 (5,11%); Về ngạch viên chức: Chuyên
viên: 181 (87,44%); Chuyên viên chính: 26 (12,56%)
Từ số liệu khảo sát, luận án đã rút ra những nhận xét về số lượng; trình độ đào tạo; ngạch viên chức của đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL
2.3.2 Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
Luận án đã khảo sát thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ chuyên
viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL Kết quả khảo sát cho thấy, đa số những người được hỏi đều có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của đội ngũ chuyên viên tổ chức cán
Trang 13Kết quả khảo sát thực trạng phẩm chất nghề nghiệp chuyên viên tổ chức cán
bộ cho thấy: phần lớn chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống mẫu mực, trung thực Còn có một tỉ lệ nhỏ đánh giá chuyên viên tổ chức cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp
2.3.4.2 Thực trạng năng lực của chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
Kết quả đánh giá từ cả ba nguồn đều cho kết quả tương đối cao với các nhóm
NL nghề nghiệp gồm: Phẩm chất nghề nghiệp, NL chuyên môn nghiệp vụ tổ chức cán bộ; NL lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động; NL giao tiếp; NL tự phát triển bản thân
và chuyên môn nghề nghiệp Tuy nhiên, ở các NL này vẫn còn xuất hiện các KN mà chuyên viên tổ chức cán bộ cần phải được cải thiện để nâng cao chất lượng Riêng NL tham mưu chưa được đánh giá cao Đặc biệt NL ngoại ngữ và công nghệ thông tin được đánh giá kém hơn
2.3.4.3 So sánh các kết quả khảo sát thực trạng phẩm chất, năng lực của chuyên viên tổ chức cán bộ trường đại học công lập
Hình 2.11 So sánh kết quả đánh giá giữa ba đối tượng
Từ số liệu ở Hình 2.11, luận án đã rút ra những nhận xét về phẩm chất, NL của
đội ngũ chuyên viên tổ chức cán bộ trường ĐHCL