1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN THỰC PHẨM

78 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá cảm quan thực phẩm
Tác giả Nguyễn Tuấn Anh, Trương Thị Bửu Khánh, Nguyễn Huỳnh Hồng Trang, Nguyễn Thị Tường Vy, Trịnh Thị Thúy Nga
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Hoàn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Hóa học và Thực phẩm
Thể loại Báo cáo thí nghiệm
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 3,16 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tình huống thực tế (8)
  • 1.2. Mục đích thí nghiệm (8)
  • 1.3. Nguyên tắc (8)
  • 1.4. Người thử (8)
  • 1.5. Mẫu thử (8)
  • 1.6. Thiết lập thí nghiệm (9)
    • 1.6.1. Phân công công việc (9)
    • 1.6.2. Hướng dẫn người thử (9)
    • 1.6.3. Phiếu chuẩn bị (10)
    • 1.6.4. Chuẩn bị mẫu và dụng cụ (11)
    • 1.6.5. Phiếu trả lời (11)
    • 1.6.6. Mã hóa mẫu và trật tự trình bày mẫu (12)
    • 1.6.7. Khu vực thử mẫu (12)
    • 1.6.8. Tiến hành thí nghiệm (13)
  • 1.7. Kết quả thí nghiệm (13)
  • 1.8. Bàn luận (16)
    • 1.8.1. Tổng thể (16)
    • 1.8.2. Nhận xét chi tiết (17)
    • 1.8.3. Biện pháp khắc phục (17)
  • 2.1. Tình huống thực tế (18)
  • 2.3. Mục đích thí nghiệm (18)
  • 2.4. Lựa chọn phép thử (18)
  • 2.5. Người thử (18)
  • 2.6. Mẫu (19)
  • 2.7. Thiết lập thí nghiệm (19)
    • 2.7.1. Phân công công việc (19)
    • 2.7.2. Hướng dẫn người thử (19)
    • 2.7.3. Phiếu chuẩn bị (20)
    • 2.7.4. Chuẩn bị mẫu và dụng cụ khác (22)
    • 2.7.5. Khu vực thử mẫu (23)
  • 2.8. Phiếu trả lời (23)
  • 2.9. Tiến hành thí nghiệm (24)
  • 2.10. Kết quả và bàn luận (25)
    • 2.10.1. Kết quả (25)
    • 2.10.2. Kết quả thống kê (26)
  • 2.11. Bàn luận – nhận xét (28)
  • 3.1. Tình huống thực tế (29)
  • 3.2. Mục đích thí nghiệm (29)
  • 3.3. Lựa chọn phép thử (29)
  • 3.4. Người thử (29)
  • 3.5. Mẫu (30)
  • 3.6. Thiết lập thí nghiệm (30)
    • 3.6.1. Phân công công việc (30)
    • 3.6.2. Hướng dẫn người thử (30)
    • 3.6.3. Phiếu chuẩn bị (31)
    • 3.6.4. Chuẩn bị mẫu và dụng cụ khác (33)
      • 3.6.4.1. Chuẩn bị mẫu (33)
      • 3.6.4.2. Cách pha mẫu (33)
    • 3.6.5. Phiếu trả lời (34)
  • 3.7. Khu vực thử mẫu (34)
  • 3.8. Tiến hành thí nghiệm (35)
  • 3.9. Kết quả và bàn luận (35)
    • 3.9.1. Kết quả phép thử phân biệt 2-3 (35)
      • 3.9.1.1. Tra bảng (38)
      • 3.9.1.2. Khi bình phương hiệu chỉnh (38)
      • 3.9.1.3. Phân bố chuẩn kiểm định Z (38)
    • 3.9.2. Kết quả phép thử tam giác (39)
      • 3.9.2.1. Tra bảng (40)
      • 3.9.2.2. Khi bình phương hiệu chỉnh (40)
      • 3.9.2.3. Phân bố chuẩn kiểm định Z (40)
    • 3.9.3. So sánh năng lực kiểm định giữa phép thử 2-3 và phép thử tam giác (41)
  • 3.10. Bàn luận (43)
  • 4.1. Tổng quan (44)
    • 4.1.1. Tổng quan về phép thử thị hiếu (44)
    • 4.1.2. Tổng quan về phép thử cho điểm thị hiếu (44)
  • 4.2. Mô tả thí nghiệm (45)
    • 4.2.1 Đặt vấn đề (45)
    • 4.2.2. Mục đích thí nghiệm (45)
    • 4.2.3 Đối tượng người thử (45)
  • 4.3. Quy trình tiến hành (46)
    • 4.3.1. Chuẩn bị cho thí nghiệm (46)
      • 4.3.1.1 Chuẩn bị mẫu (46)
      • 4.3.1.2. Dụng cụ xử lý (46)
    • 4.3.2. Xác định các điều kiện thử nghiệm (47)
      • 4.3.2.1 Mẫu (47)
      • 4.3.2.2 Khu vực thử nghiệm (47)
    • 4.3.3. Chuẩn bị phiếu (47)
      • 4.3.3.1 Phiếu chuẩn bị (47)
      • 4.3.3.2. Phiếu trả lời (51)
      • 4.3.3.3. Phiếu hướng dẫn (52)
      • 4.3.3.4. Phiếu khảo sát (53)
    • 4.3.4. Mời người thử (55)
    • 4.3.5. Sàn lọc người thử (55)
    • 4.3.6 Mã hóa mẫu (55)
    • 4.3.7 Thiết lập trình tự trình bày mẫu (56)
    • 4.3.8 Thực hiện thí nghiệm (58)
  • 4.4. Kết quả (58)
    • 4.4.1 Kết quả thu được (58)
    • 4.4.2 Xử lý số liệu (61)
    • 4.4.3. So sánh với phép thử so hàng thị hiếu (62)
    • 4.4.4. Kết quả khảo sát người tiêu dùng (66)
      • 4.4.4.1 Bạn đã từng sử dụng sản phẩm trà túi lọc chưa? (66)
      • 4.4.4.2 Thương hiệu trà túi lọc bạn hay sử dụng (67)
      • 4.4.4.3 Thương hiệu trà túi lọc bạn yêu thích nhất (67)
      • 4.4.4.4. Tần suất sử dụng trà túi lọc của bạn (68)
      • 4.4.4.5. Bạn thường sử dụng trà túi lọc vào thời điểm nào? (68)
      • 4.4.4.6. Yếu tố nào quyết định việc lựa chọn sử dụng sản phẩm trà túi lọc của bạn (69)
      • 4.4.4.7. Giới tính (69)
      • 4.4.4.8. Độ tuổi (70)
    • 4.4.5. Kết quả khảo sát (70)
  • 4.5. Ưu - nhược điểm (71)
  • PHỤ LỤC (72)

Nội dung

 Giúp người thủ nhận biết được các vị cơ bản ở các nồng độ khác nhau và làm quen với cách đánh giá cảm quan của mẫu.. PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN PHIẾU TRẢ LỜI Phép thử xếp dãy v

Tình huống thực tế

Một nhà sản xuất nước trà đào đóng chai muốn giới thiệu sản phẩm mới với công thức giảm hàm lượng đường và hy vọng sẽ chiếm được ưu thế trên thị trường Trước khi thực hiện phép thử thị hiếu để so sánh với sản phẩm công thức cũ và các sản phẩm khác trên thị trường về mức độ chấp nhận sản phẩm, công ty muốn chắc chắn rằng trà chanh công thức mới được phân biệt với trà chanh công thức cũ Vì vậy, công ty cần tìm kiếm người thử và để sàng lọc được người thử công ty tổ chức một buổi sàng lọc người thử bằng phương pháp xếp dãy cường độ vị.

Mục đích thí nghiệm

 Giúp người thử nâng cao khả năng nhận biết và thông thạo với các vị cơ bản

 Biết cách thảo luận, thiết kế phiếu chuẩn bị, phiếu hướng dẫn và phiếu câu hỏi

 Giúp người thủ nhận biết được các vị cơ bản ở các nồng độ khác nhau và làm quen với cách đánh giá cảm quan của mẫu.

Nguyên tắc

Người thử nhận đồng thời 7 mẫu đã được mã hóa và được yêu cầu nếm và sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần nồng độ vị ngọt.

Người thử

 Đối tượng: người thử chưa qua huấn luyện, người tiêu dùng

 Độ tuổi: phần lớn 18-22 tuổi

 Giới tính: cả nam và nữ

 Sức khỏe: Có thể trạng sức khỏe và tinh thần tốt, không có bệnh tật đáng kể hay không có bệnh tật về các giác quan.

Mẫu thử

 Vật chứa: ly thủy tinh sạch, khô ráo, không có mùi lạ

 Nhiệt độ thử mẫu: nhiệt độ phòng

 Nhổ mẫu hay nuốt mẫu: người thử nuốt mẫu

 Thanh vị: nước đun sôi để nguội.

Thiết lập thí nghiệm

Phân công công việc

STT Thành viên Công việc

1 Nguyễn Thị Tường Vy Thiết kế phiếu, kĩ thuật viên

Trang Thiết kế phiếu, người hỗ trợ

3 Trịnh Thị Thúy Nga Chuẩn bị mẫu, phục vụ mẫu

4 Nguyễn Tuấn Anh Thiết kế phiếu, phục vụ mẫu

5 Trương Thị Bửu Khánh Chuẩn bị mẫu, phục vụ mẫu

Hướng dẫn người thử

Kỹ thuật viên sẽ chịu trách nhiệm khi thực hiện thí nghiệm Kỹ thuật viên có nhiệm vụ hướng dẫn người thử bằng cả lời nói và văn bản

Ví dụ: Chào mừng các bạn đến với buổi đánh giá cảm quan của công ty chúng tôi Bạn sẽ nhận được đồng thời 7 mẫu đã được mã hóa Bạn hãy nếm các mẫu và xếp chúng theo thứ tự tăng dần cường độ vị ngọt và ghi kết quả vào phiếu trả lời

Kỹ thuật viên không cung cấp quá nhiều thông tin của thí nghiệm; nếu người thử có bất cứ thắc mắc nào thì người hỗ trợ sẽ giải đáp thắc mắc của người thử

Phiếu chuẩn bị

PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN

PHIẾU CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM

Phép thử xếp dãy về cường độ vị Ngày thử: 04/05/2023

Nồng độ dung dịch sucrose(g/L)

Số lần lặp thí nghiệm: 0

Mã hóa mẫu Câu trả lời nhận được

Chuẩn bị mẫu và dụng cụ

Chuẩn bị các mẫu có nồng độ theo bảng :

- Cân 0,1g saccharose pha với 100 mL nước lọc đun sôi để nguội được mẫu (A)

- Cân 0,4g saccharose pha với 100 mL nước lọc đun sôi để nguội được mẫu (B)

- Cân 0,5g saccharose pha với 100 mL nước lọc đun sôi để nguội được mẫu (C)

- Cân 0,8g saccharose pha với 100 mL nước lọc đun sôi để nguội được mẫu (D)

- Cân 1g saccharose pha với 100 mL nước lọc đun sôi để nguội được mẫu (E)

- Cân 1,5g saccharose pha với 100 mL nước lọc đun sôi để nguội được mẫu (F)

- Cân 2g saccharose pha với 100 mL nước lọc đun sôi để nguội được mẫu (G) Đồng thời chuẩn bị nước lọc đun sôi để nguội thanh vị.

Phiếu trả lời

STT Dụng cụ Số lượng

Bảng 1 1 Các công cụ sử dụng trong bài thí nghiệm

PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN

Phép thử xếp dãy về cường độ vị Ngày thử: 04/05/2023

Bạn sẽ nhận đồng thời 7 mẫu đã được mã hóa

Bạn hãy nếm thử tất cả các mẫu sau đó sắp xếp các mẫu theo thứ tự cường độ vị tăng dần Ghi kết quả vào bảng trả lời

Vị Thứ tự cường độ vị tăng dần

Bạn vui lòng thanh vị bằng nước lọc trước khi thử mẫu và giữa các lần thử

Bạn được phép nếm lại mẫu (nếu cần thiết).

Mã hóa mẫu và trật tự trình bày mẫu

Nồng độ dung dịch sucrose(g/L) 1 4 5 8 10 15 20

Khu vực thử mẫu

Mã người thử Trình bày mẫu Mã hóa mẫu

 Phòng thực hiện thí nghiệm đánh giá cảm quan cần phải thoáng mát, sạch sẽ, không được nằm ở những nơi có nhiều mùi lạ, ồn ào

 Khu vực đáng giá nên đặt gần cửa ra vào, ở tầng trệt, tránh xa các yếu tố ảnh hưởng Khu vực đánh giá cũng cần dễ tiếp cận đối với các thành viên

 Tránh để người thử đi qua khu vực chuẩn bị mẫu vì sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá khách quan

 Nhiệt độ phòng đánh giá cảm quan: 20 – 25°C

 Người thử đánh giá mẫu ở các buồng thử cảm quan riêng biệt

Tiến hành thí nghiệm

 Chuẩn bị mẫu thử đã được mã hóa như trong phiếu chuẩn bị và nước thanh vị: 20 mL mỗi mẫu cho người thử

 Tìm người thử, kỹ thuật viên hướng dẫn người thử cách đánh giá cảm quan và những lưu ý trong quá trình thử mẫu

 Kỹ thuật viên mời người thử và các buồng thử tách biệt nhau và phát phiếu trả lời

 Các mẫu đã được mã hóa và nước thanh vị được trình bày cho người thử và hướng dẫn người thử thử các mẫu từ trái sang phải

 Sau khi người thử thử mẫu và đánh giá, tiến hành thu phiếu trả lời

 Tiến hành đánh giá kết quả và cung cấp phản hồi cho người thử

 Dọn dẹp khu vực khử mẫu và chuẩn bị mẫu

Kết quả thí nghiệm

Bảng 1 3 Phiếu hướng dẫn người thử 1

Bảng 1 4 Phiếu hướng dẫn người thử 2

Bảng 1 5 Phiếu hướng dẫn người thử 3

Bảng 1 6 Phiếu hướng dẫn người thử 4

Trình bày mẫu Mã hóa mẫu Câu trả lời nhận được

Bảng 1 8 Kết quả thu được sau thí nghiệm

Chú thích: Những câu trả lời được in đỏ là những câu trả lời không chính xác.

Bàn luận

Tổng thể

 Tổng số câu trả lời nhận được: 35

 Tổng số câu trả lời đúng nhận được: 26

 Tổng số câu trả lời sai nhận được: 9

Bảng 1 7 Phiếu hướng dẫn người thử 5

 Tỷ lệ câu trả lời đúng chiếm: 74,28%

 Tỷ lệ câu trả lời sai chiếm: 25,72%

Mã người thử có tỷ lệ đúng cao nhất: người thử số 2, chiếm 100% trên tổng số mẫu

Mã người thử có tỷ lệ đúng thấp nhất: người thử số 3, chiếm 42,85% trên tổng số mẫu Nhìn chung thì người thử vẫn chưa sắp xếp được vị ngọt ở các cường độ khác nhau trong thí nghiệm đã cho Tuy nhiên vẫn có 2/5 người thử có thể phân biệt được sự khác nhau đó.

Nhận xét chi tiết

Người thử số 1, số 3 và người thử số 5 đều đồng thời nhầm lẫn giữa các cường độ vị ngọt với các mã 526, 659 lần lượt với các nồng độ tương ứng 1g/L và 4g/L Đồng thời người thử số 3 và số 5 đều nhầm lẫn cường độ vị ngọt mã 153, tương ứng với nồng độ 5g/L Duy nhất chỉ có người thử số 3 nhầm lẫn cường độ vị ngọt ở mã 407 với nồng độ 8g/L

Từ kết quả trên có thể đồng thời thấy được dựa vào khoảng chênh lệch nồng độ quá ít theo một thứ tự lần lượt sẽ gây khó khăn cho người thử trong việc sắp xếp dãy cường độ vị ngọt Đồng thời, giải thích cho trường hợp này có thể kể đến nguyên nhân người thử chưa thanh vị đúng cách hoặc chưa nếm đúng để đạt được độ cảm nhận của vị giác Gây ảnh hưởng không nhận diện được sự khác nhau giữa các mẫu.

Biện pháp khắc phục

Lưu ý nhắc nhở làm sạch khoang miệng, không sử dụng các thực phẩm có vị tương đồng mẫu thử trước và trong khi thực hiện thí nghiệm

Thanh vị kĩ giữa các lần thử và giữa các mẫu

Yêu cầu sự trung thực, có trách nhiệm trong suốt quá trình diễn ra thí nghiệm

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 2 THÍ NGHIỆM 2.3: CÁC PHÉP THỬ HUẤN LUYỆN CẢM GIÁC

Tình huống thực tế

Một nhà sản xuất nước trà chanh đóng chai muốn giới thiệu sản phẩm mới với công thức giảm hàm lượng đường và hy vọng sẽ chiếm được ưu thế trên thị trường

Trước khi thực hiện phép thử thị hiếu để so sánh với sản phẩm công thức cũ và các sản phẩm khác trên thị trường về mức độ chấp nhận sản phẩm, công ty muốn chắc chắn rằng trà chanh công thức mới được phân biệt với trà chanh công thức cũ Vì vậy, công ty cần tìm kiếm người thử và để sàng lọc được người thử công ty tổ chức một buổi kiểm tra ngưỡng cảm giác.

Mục đích thí nghiệm

Kiểm tra và xác định ngưỡng cảm giác của người thử

Giúp người thử nhận biết rõ vị cơ bản (vị ngọt)

Biết thiết kế phép thử (thảo luận, xác lập điều kiện, phương pháp chuẩn bị mẫu, thiết kế phiếu chuẩn bị, hướng dẫn và trả lời).

Lựa chọn phép thử

Phép thử kiểm tra ngưỡng cảm giác vị ASTM E-679-2008

Nguyên tắc: người thử nhận đồng thời ba mẫu, hai trong số chúng giống hệt nhau Người thử được yêu cầu nếm mẫu và chỉ ra mẫu trội nhất về vị ngọt

Tổ hợp trình bày mẫu: AAB, ABA, BAA.

Người thử

Đối tượng: người thử chưa qua huấn luyện, người tiêu dùng

Số lượng: 4 người Độ tuổi: 18-50 tuổi

Giới tính: cả nam và nữ

Sức khỏe: Có thể trạng sức khỏe và tinh thần tốt, không có bệnh tật đáng kể hay không có bệnh tật về các giác quan

Mẫu

 Vật chứa: ly thủy tinh sạch, khô ráo, không có mùi lạ

 Thực phẩm đi kèm: Không có

 Nhiệt độ thử mẫu: nhiệt độ phòng

 Nhổ mẫu hay nuốt mẫu: người thử nuốt mẫu

Thiết lập thí nghiệm

Phân công công việc

STT Thành viên Công việc

1 Nguyễn Thị Tường Vy Thiết kế phiếu, kĩ thuật viên

Trang Thiết kế phiếu, người hỗ trợ

3 Trịnh Thị Thúy Nga Chuẩn bị mẫu, phục vụ mẫu

4 Nguyễn Tuấn Anh Thiết kế phiếu, phục vụ mẫu

5 Trương Thị Bửu Khánh Chuẩn bị mẫu, phục vụ mẫu

Hướng dẫn người thử

Kỹ thuật viên sẽ chịu trách nhiệm khi thực hiện thí nghiệm Kỹ thuật viên có nhiệm vụ hướng dẫn người thử bằng cả lời nói và văn bản

Ví dụ: Chào mừng các bạn đến với buổi đánh giá cảm quan của công ty chúng tôi Bạn sẽ nhận lần lượt 9 tổ hợp Mỗi tổ hợp gồm 3 mẫu đã đươc mã hóa, trong đó có

2 mẫu giống hệt nhau Bạn hãy nếm các mẫu theo thứ tự từ trái sang phải và cho biết mẫu nào ngọt nhất bằng cách ghi mã số của mẫu đó vào bảng

Kỹ thuật viên không cung cấp quá nhiều thông tin của thí nghiệm; nếu người thử

–13 có bất cứ thắc mắc nào thì người hỗ trợ sẽ giải đáp thắc mắc của người thử

Mỗi mẫu chỉ được thử 1 lần và thời gian thực hiện thử mẫu là 5 phút (bao gồm cả thời gian điền kết quả)

Vui lòng sử dụng nước thanh vị trước mỗi lần thử và không sử dụng thiết bị di động khi thử mẫu.

Phiếu chuẩn bị

PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN

PHIẾU CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM

Phép thử kiểm tra ngưỡng cảm giác vị Ngày thử: 04/05/2023

Nồng độ dung dịch sucrose(g/L)

Số lần lặp thí nghiệm: 0

Trình bày mẫu Mã hóa mẫu

Câu trả lời nhận được

Chuẩn bị mẫu và dụng cụ khác

Chuẩn bị 9 tổ hợp, mỗi tổ hợp gồm 3 mẫu (gồm 1 mẫu dung dịch có nồng độ sucrose (g/L) khác nhau và 2 mẫu nước trắng) và xếp theo trật tự mẫu ngẫu nhiên 9 tổ hợp mẫu này được xếp theo theo thứ tự tăng dần về nồng độ dung dịch sucrose (g/L) tương ứng với phiếu chuẩn bị Cho mẫu vào các ly thủy tinh đã được rửa sạch và lau khô, các ly này đã được dán nhãn mã hóa bằng bộ 3 chữ số ngẫu nhiên, trình tự trình bày mẫu đảm bảo tính ngẫu nhiên và cân bằng Các mẫu phải đồng nhất về thể tích, màu sắc

Nồng độ dung dịch sucrose(g/L)

− Cân 0,1g đường pha với nước để được 1 lít

− Cân 0,3g đường pha với nước để được 1 lít

− Cân 0,5g đường pha với nước để được 1 lít

− Cân 1,0g đường pha với nước để được 1 lít

− Cân 1,5g đường pha với nước để được 1 lít

− Cân 2,0g đường pha với nước để được 1 lít

− Cân 2,5g đường pha với nước để được 1 lít

− Cân 3,0g đường pha với nước để được 1 lít

− Cân 3,5g đường pha với nước để được 1 lít

Kích thước mẫu thử: Mỗi mẫu được phục vụ với thể tích 20ml.

Khu vực thử mẫu

Phòng thực hiện thí nghiệm đánh giá cảm quan cần phải thoáng mát, sạch sẽ, không được nằm ở những nơi có nhiều mùi lạ, ồn ào

Khu vực đáng giá nên đặt gần cửa ra vào, ở tầng trệt, tránh xa các yếu tố ảnh hưởng Khu vực đánh giá cũng cần dễ tiếp cận đối với các thành - viên

Tránh để người thử đi qua khu vực chuẩn bị mẫu vì sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá khách quan

Nhiệt độ phòng đánh giá cảm quan: 20 – 25°C

Người thử đánh giá mẫu ở các buồng thử cảm quan riêng biệt

Phiếu trả lời

STT DỤNG CỤ SỐ LƯỢNG

Bảng 1 10 Dụng cụ thí nghiệm

PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN

Phép thử kiểm tra ngưỡng cảm giác vị (ASTM E-679-2008)

Bạn sẽ nhận lần lượt 9 tổ hợp Mỗi tổ hợp gồm 3 mẫu đã đươc mã hóa, trong đó có 2 mẫu giống hệt nhau Bạn hãy nếm các mẫu theo thứ tự từ trái sang phải và cho biết mẫu nào ngọt nhất bằng cách ghi mã số của mẫu đó vào bảng

Lưu ý: Mỗi mẫu chỉ được thử một lần Vui lòng thanh vị bằng nước lọc trước khi thử và giữa các lần thử Vui lòng không trao đổi trong quá trình thử và không sử dụng thiết bị di động

Câu trả lời: Mẫu ngọt nhất trong các mẫu

Tiến hành thí nghiệm

Chuẩn bị mẫu: Người chuẩn bị mẫu sẽ chuẩn bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp mẫu vào khay theo phiếu chuẩn bị đảm bảo sắp xếp mẫu theo tính ngẫu nhiên và cân bằng Mời người thử

Hướng dẫn: Kĩ thuật viên sẽ tiến hành hướng dẫn người thử về nguyên tắc của bài thí nghiệm đánh giá cảm quan, đồng thời phổ biến một số lưu ý trong quá trình người thử tham giá đánh giá cảm quan

Phát phiếu: Người hỗ trợ phát phiếu trả lời đồng thời thu phiếu trong suốt quá trình thí nghiệm

Phục vụ mẫu: người phục vụ mẫu sẽ đưa mẫu cho người thử, mẫu được sắp xếp từ trái sang phải theo tay người thử

Sau khi người thử thử mẫu và cho kết quả, tiến hành thu phiếu trả lời Đánh giá và thông báo kết quả cho người thử, gửi lời cảm ơn đến người thử

Dọn dẹp, vệ sinh khu vực chuẩn bị mẫu và buồng thử mẫu.

Kết quả và bàn luận

Kết quả

Hình 1 2 Người 1: đúng 5 câu/9 câu

Hình 1 1 Người 2 đúng 7 câu/ 9 câu

Kết quả thống kê

Hình 1 3 Người 3 đúng 8 câu/ 9 câu

Hình 1 4 Người 4 đúng 4 câu/ 9 câu

Bảng 1: Bảng phân bó ngưỡng cảm giác của người thử

Ngưỡng cảm giác đối với vị ngọt của nhóm

Giá trị trung bình ngưỡng các cá thể: 1,5+0,5+0,3+2,0

4 = 1,075 𝑔/𝐿 Nồng độ đường sucrose g/L Phần trăm câu trả lời đúng %

Bảng 2: Số liệu thu được khi tiến hàng thí nghiệm đánh giá ngưỡng cảm giác

Biểu đồ 1: Phân tích phần trăm cảm nhận vị ngọt của phép thử xác định ngưỡng cảm giác Đồ thị thể hiện mối tương quan giữa tỷ lệ phần trăm câu trả lời đúng theo sự tăng dần của nồng độ đường Từ đồ thị trên ta có được phương trình đường hồi quy là y0,3052ln(x)+ 0,661 Theo tiêu chuẩn ASTM E-679-2008 thì giá trị nồng độ đường thấp nhất mà tại đó ta có câu trả lời chính xác là 66,6% Vậy khi ta thay yf,6% vào phương trình trên thì ta được x=1,017 g/L.

Bàn luận – nhận xét

Kết quả thu được sau thí nghiệm ta nhận được có kết quả sai và kết quả đúng, trong đó có 24 câu trả lời đúng trên tổng 36 câu trả lời, chiếm 66,7%

Kết quả ngưỡng cảm giác thu được từ 2 cách trên có độ chênh lệch không quá lớn 1,075 và 1,017 g/L

Từ bảng số liệu thu được có thể thấy các người thử có độ cảm nhận vị khá nhạy, nhất là người số 3 có thể nhận biết được vị ngọt có nồng độ rất thấp (0,3 g/L), người số 4 là người cường độ cảm nhận vị kém nhất trong trong 4 người, nhận biết được vị ngọt ở nồng độ 2 g/L Độ cảm nhận của người thử có độ chênh lệch có thể do người thử mất tập trung trong quá trình thử mẫu, bị anh hưởng bởi tiếng ôn xung quanh, người tổ chức vẫn chưa tạo ra được môi trường thử mẫu chuyên nghiệp, chưa tránh được các yếu tố anh hưởng đến việc thử mẫu y = 0.3052ln(x) + 0.661 R² = 0.9511

Ph ần tră m câu trả lời đú n g %

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 3 CÁC PHÉP THỬ PHÂN BIỆT- PHÉP THỬ 2-3

Tình huống thực tế

Công ty sản xuất trà túi lọc: Theo báo cáo từ nhóm nghiên cứu thị trường, người tiêu dùng khá ưu chuộng sản phẩm trà xanh túi lọc vì nhanh, tiện, bảo quản lâu vẫn đảm bảo hương vị quen thuộc của dòng sản phẩm trà xanh Nhằm đắp ứng nhu cầu người sử dụng nên chúng tôi đã nghiên cứu ra trà xanh túi lọc mới Trước khi thực hiện phép thử thị hiếu để so sánh với sản phẩm trà xanh túi lọc mới và các sản phẩm khác trên thị trường về mức độ chấp nhận sản phẩm, công ty muốn chắc chắn rằng trà xanh túi lọc mới được phân biệt với trà xanh túi lọc Phúc Long dòng sản phẩm trà xanh túi lọc hiện đang có trên thị trường và rất được ưu chuộng.

Mục đích thí nghiệm

Đánh giá sự khác biệt về hương vị của 2 dòng sản phẩm trà xanh túi lọc khác nhau Làm quen cách thực hiện phép thử phân biệt, cụ thể là phép thử 2-3

Nắm kiến thức, thao tác kỹ thuật, cách xử lí số liệu phép thử 2-3

So sánh năng lực kiểm định giữa các phép thử.

Lựa chọn phép thử

Nguyên tắc: người thử sẽ nhận được đồng thời 3 mẫu, 1 mẫu sẽ có kí hiệu R gọi là mẫu đối chứng và 2 mẫu còn lại được mã hóa Người thử được yêu cầu chỉ ra mẫu mã hóa nào là giống mẫu đối chứng (mẫu R)

Tổ hợp trình bày mẫu: RAAB, RABA.

Người thử

Đối tượng: người thử đã qua huấn luyện cơ bản

Số lượng: 26 người Độ tuổi: phần lớn là 18-22 tuổi

Giới tính: cả nam và nữ

Sức khỏe: Có thể trạng sức khỏe và tinh thần tốt, không có bệnh tật đáng kể, không có bệnh tật về các giác quan.

Mẫu

Vật chứa: ly thủy tinh sạch, khô ráo, không có mùi lạ

Nhiệt độ thử mẫu: nhiệt độ phòng

Nhổ mẫu hay nuốt mẫu: người thử nuốt mẫu

Thanh vị: nước đun sôi để nguội.

Thiết lập thí nghiệm

Phân công công việc

STT Thành viên Công việc

1 Nguyễn Thị Tường Vy Thiết kế phiếu, kĩ thuật viên

Trang Thiết kế phiếu, người hỗ trợ

3 Trịnh Thị Thúy Nga Chuẩn bị mẫu, thiết kế phiếu

4 Nguyễn Tuấn Anh Thiết kế phiếu, phục vụ mẫu

5 Trương Thị Bửu Khánh Chuẩn bị mẫu, phục vụ mẫu

Hướng dẫn người thử

Kỹ thuật viên sẽ chịu trách nhiệm khi thực hiện thí nghiệm Kỹ thuật viên có nhiệm vụ hướng dẫn người thử bằng cả lời nói và văn bản

Ví dụ: Chào mừng các bạn đến với buổi đánh giá cảm quan của công ty chúng tôi Đến với thí nghiệm này mỗi bạn sẽ được nhận một phiếu trả lời Tiếp theo, nhóm mình sẽ mang ra cho các bạn 3 mẫu thử, trong đó có 1 mẫu đối chứng kí hiệu (R) và 2 mẫu đã được mã hóa cùng với 1 ly nước thanh vị Sau đó, các bạn thử 3 mẫu theo thứ tự từ trái sang phải và điền vào khoảng trống mã số mà bạn cho là giống với mẫu đối chứng nhất

Kỹ thuật viên không cung cấp quá nhiều thông tin của thí nghiệm; nếu người thử có bất cứ thắc mắc nào thì người hỗ trợ sẽ giải đáp thắc mắc của người thử

Mỗi mẫu chỉ được thử 1 lần và thời gian thực hiện thử mẫu là 5 phút (bao gồm cả thời gian điền kết quả)

Vui lòng sử dụng nước thanh vị trước mỗi lần thử và không sử dụng thiết bị di động khi thử mẫu.

Phiếu chuẩn bị

Mẫu A: Trà xanh túi lọc Phúc Long, mã hóa mẫu: 702, 190

Mẫu B: Trà túi lọc nghiên cứu (trà túi lọc Select), mã hóa mẫu: 476, 670

Số lần lặp thí nghiệm: 0

Trật tự trình bày mẫu

Câu trả lời nhận được

Chuẩn bị mẫu và dụng cụ khác

Chuẩn bị 78 mẫu: 26 mẫu R(A) là mẫu trà túi lọc Phúc Long, 26 mẫu (A) là mẫu trà túi lọc Phúc Long, 26 mẫu (B) là mẫu trà túi lọc nghiên cứu (trà túi lọc Select)

Thanh vị: 26 ly nước nóng đun sôi để nguội; thể tích 30ml/ly

Mẫu được đựng trong ly thủy tinh sạch sẽ, khô ráo, không mùi lạ

Mẫu phải được mã hóa bằng bộ 3 chữ số ngẫu nhiên, trình bày một cách ngẫu nhiên và đảm bảo tính cân bằng, sắp xếp theo phiếu chuẩn bị

Kích thước mẫu thử: Mỗi mẫu được phục vụ với thể tích 20ml

Trà xanh túi lọc Phúc Long pha 1100mL

Chuẩn bị 1100mL nước sôi, ngâm 5 gói trà túi lọc khoảng 5 phút Lưu ý không ngâm quá lâu

Trà xanh túi lọc Select pha 550mL

Chuẩn bị 550mL nước sôi, ngâm 3 gói trà túi lọc khoảng 5 phút Lưu ý không ngâm quá lâu

STT DỤNG CỤ SỐ LƯỢNG

Phiếu trả lời

Mã người thử: Ngày thử: 12/05/2023

Bạn sẽ nhận được một mẫu trà ký hiệu là mẫu R và hai mẫu khác đã được mã hóa Trong hai mẫu này có một mẫu giống với mẫu R Trước tiên hãy nếm mẫu R, sau đó nếm đến hai mẫu còn lại theo thứ tự từ trái sang phải rồi chọn mẫu mà bạn cho là giống với mẫu R nhất bằng cách ghi lại mã số của mẫu đó vào bảng bên dưới

Lưu ý : Thanh vị bằng nước sau mỗi lần thử mẫu Bạn không được phép nếm lại mẫu

Vui lòng không trao đổi trong quá trình thử và không sử dụng thiết bị di động

Câu trả lời: Mẫu giống với R là:

Cảm ơn bạn vì đã tham gia đánh giá

Khu vực thử mẫu

Phòng thực hiện thí nghiệm đánh giá cảm quan cần phải thoáng mát, sạch sẽ, không được nằm ở những nơi có nhiều mùi lạ, ồn ào

Khu vực đáng giá nên đặt gần cửa ra vào, ở tầng trệt, tránh xa các yếu tố ảnh hưởng Khu vực đánh giá cũng cần dễ tiếp cận đối với các thành viên

Tránh để người thử đi qua khu vực chuẩn bị mẫu vì sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá khách quan

Nhiệt độ phòng đánh giá cảm quan: 20 – 25°C

Người thử đánh giá mẫu ở các buồng thử cảm quan riêng biệt.

Tiến hành thí nghiệm

Chuẩn bị mẫu: Người chuẩn bị mẫu sẽ chuẩn bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp mẫu vào khay theo phiếu chuẩn bị đảm bảo sắp xếp mẫu theo tính ngẫu nhiên và cân bằng Mời người thử

Hướng dẫn: Kĩ thuật viên sẽ tiến hành hướng dẫn người thử về nguyên tắc của bài thí nghiệm đánh giá cảm quan, đồng thời phổ biến một số lưu ý trong quá trình người thử tham giá đánh giá cảm quan

Phát phiếu: Người hỗ trợ phát phiếu trả lời đồng thời thu phiếu trong suốt quá trình thí nghiệm

Phục vụ mẫu: người phục vụ mẫu sẽ đưa mẫu cho người thử, mẫu được sắp xếp từ trái sang phải theo tay người thử

Sau khi người thử thử mẫu và cho kết quả, tiến hành thu phiếu trả lời Đánh giá và thông báo kết quả cho người thử, gửi lời cảm ơn đến người thử

Dọn dẹp, vệ sinh khu vực chuẩn bị mẫu và buồng thử mẫu.

Kết quả và bàn luận

Kết quả phép thử phân biệt 2-3

Trật tự trình bày mẫu

Câu trả lời nhận được

 Tổng số câu trả lời nhận được: 26

 Tổng số câu trả lời đúng nhận được: 21

 Tổng số câu trả lời sai nhận được: 5

 Tỷ lệ câu trả lời đúng chiếm 80,77%

 Tỷ lệ câu trả lời sai chiếm 19,23%

Xử lý số liệu phép thử phân biệt 2-3

• Tổng số câu trả lời nhận được: 26 câu

• Tổng số câu trả lời đúng nhận được: 21 câu

Dựa vào bảng tra ở phụ lục 3.1: Số lượng câu trả lời đúng tối thiểu để thiết lập sự khác biệt có nghĩa ở các mức xác xuất khác nhau cho phép thử 2-3 và phép thử so sánh cặp đôi sai biệt

Ta có: Số câu trả lời đúng nhận được (21 câu) lớn hơn số câu trả lời đúng tối thiểu cần thiết khi tra bảng ở phụ lục 3.1 (18 câu) với mức ý nghĩa α=5%

Kết luận: Hai sản phẩm trà túi lọc Phúc Long và trà túi lọc Select khác nhau về mặt cảm giác tại mức ý nghĩa α=5%

3.9.1.2 Khi bình phương hiệu chỉnh

𝑂 1 số câu trả lời đúng

𝑂 2 số câu trả lời sai

𝐸 1 = n*p : số câu trả lời đúng theo lý thuyết

𝐸 2 = n*(p-1): số câu trả lời sai theo lý thuyết

0,5 ∗ 26 ] = 8,654 Dựa vào bảng tra ở phụ lục 3.2 ta có:

Vậy hai sản phẩm trà túi lọc khác nhau về mặt cảm tại α=5%,df=1

3.9.1.3 Phân bố chuẩn kiểm định Z

X: số câu trả lời đúng n: tổng số câu trả lời p xác suất có lựa chọn đúng ngẫu nhiên q=1-p : xác suất có lựa chọn sai ngẫu nhiên

√26∗0,5∗0,5 = 2,94 Dựa vào bảng tra ở phụ lục 3.3 ta được:

Vậy hai sản phẩm trà túi lọc khác nhau về mặt cảm quan tại α=5%

Số người thực sự phát hiện sự khác nhau giữa hai mẫu:

• C là tổng số câu trả lời đúng

• D là số câu trả lời đúng thực sự

• N là tổng số câu trả lời

• p là xác suất lựa chọn đúng ngẫu nhiên

=> Kết luận: Số người thực sự phát hiện sự khát nhau giữa mẫu trà túi lọc là 16 người.

Kết quả phép thử tam giác

Tổng số câu trả lời nhận được: 30

Tổng số câu trả lời đúng nhận được: 24

Tổng số câu trả lời sai nhận được: 6

Tỷ lệ câu trả lời đúng chiếm 80%

Tỷ lệ câu trả lời sai chiếm 20%

Xử lý số liệu phép thử tam giác

• Tổng số câu trả lời nhận được: 30 câu

• Tổng số câu trả lời đúng nhận được: 24 câu

Ta có: Số câu trả lời đúng nhận được (21 câu) lớn hơn số câu trả lời đúng tối thiểu cần thiết khi tra bảng ở phụ lục 3.4 (15 câu) với mức ý nghĩa α=5%

Kết luận: Hai sản phẩm trà túi lọc Phúc Long và trà túi lọc Select khác nhau về mặt cảm giác tại mức ý nghĩa α=1%

3.9.2.2 Khi bình phương hiệu chỉnh

 𝑂 1 : số câu trả lời đúng

 𝑂 2 : số câu trả lời sai

 𝐸 1 = n×p : số câu trả lời đúng theo lý thuyết

 𝐸 2 = n×(p-1): số câu trả lời sai theo lý thuyết

3 )×30|−0,5) 2 (1− 1 3 )×30 ] = 27,34 Dựa vào bảng tra ở phụ lục 3.2 ta có:

Vậy hai sản phẩm trà túi lọc khác nhau về mặt cảm tại α=5%, df=1

3.9.2.3 Phân bố chuẩn kiểm định Z

 X: số câu trả lời đúng

 n: tổng số câu trả lời

 p xác suất có lựa chọn đúng ngẫu nhiên

 q=1-p: xác suất có lựa chọn sai ngẫu nhiên

Dựa vào bảng tra ở phụ lục 3.3 ta được:

Vậy hai sản phẩm trà túi lọc khác nhau về mặt cảm quan tại α=5%

Số người thực sự phát hiện sự khác nhau giữa hai mẫu:

• C là tổng số câu trả lời đúng

• D là số câu trả lời đúng thực sự

• N là tổng số câu trả lời

• p là xác suất lựa chọn đúng ngẫu nhiên

=> Kết luận: Số người thực sự phát hiện sự khát nhau giữa mẫu trà túi lọc là 21 người.

So sánh năng lực kiểm định giữa phép thử 2-3 và phép thử tam giác

Phép thử 2-3 và phép thử tam giác cùng dùng chung mẫu là trà xanh túi lọc Phúc Long và trà xanh túi lọc Select

Phép thử phân biệt 2-3 Tam giác

Xác suất trả lời đúng ngẫu nhiên

Tổng số câu trả lời 26 30

Số câu trả lời đúng 21 24

Khi bình phương hiệu chỉnh

Kiểm định Z về tỷ lệ 2,94 5,23

Số lượng câu trả lời đúng thực sự

Nhận xét: Về năng lực kiểm định thống kê:

 Mức ý nghĩa α: Kết quả của cả 2 phép thử đều chỉ ra rằng 2 sản phẩm trà túi lọc được phân biệt ở cùng mức ý nghĩa α=5%

 Tổng số câu trả lời của phép thử tam giác nhiều hơn so với phép thử 2-3 Số câu trả lời càng nhiều thì kết quả có độ tin cậy cao hơn

 Sự khác biệt giữa mẫu A và B không có sự khác biệt quá lớn do được sử dụng cho cùng tình huống

 Số người thực sự phát hiện sự khác nhau giữa hai mẫu ở phép thử 2-3 là 16 người,

 còn ở phép thử tam giác là 21 người Và phép thử tam giác có số lựa chọn câu trả lời đúng thực sự cao hơn

=> Kết luận: Cả hai phép thử đều nhạy, đều có năng lực trong tình huống

Bàn luận

 Theo kết quả thu nhận được của phép thử 2-3 giữa hai mẫu trà xanh túi lọc Phúc Long và trà xanh túi lọc Select nhận thấy 2 mẫu được phân biệt rõ ràng về mặt cảm quan

 Một số sai sót trong thí nghiệm:

 Đối với người thử: Người thử có thể chưa thực sự tâm trung vào bài đánh giá cảm quan và không làm theo một số lưu ý và hướng dẫn trong quá trình thực hiện đánh giá cảm quan

 Đối với kỹ thuật viên: Vẫn chưa kiểm soát tốt được quá trình thử mẫu, kỹ thuật bố trí và trật tự bài thí nghiệm chưa hợp lí, vẫn còn thiếu sự sắp xếp và bố trí trình tự bài thí nghiệm sao cho phù hợp

 Đối với môi trường: Môi trường thử mẫu không yên tĩnh, khoảng cách của các người thử gần nhau dẫn đến người thử có thể trao đổi thông tin, làm kết quả có sự thay đổi

Tổng quan

Tổng quan về phép thử thị hiếu

Phép thử thị hiếu hay phép thử người tiêu dùng là phép thử cảm quan được sử dụng để đánh giá mức độ ưa thích với ản phẩm hay xem mẫu nào được ưa thích hơn

Ví dụ: Tình huống đặt ra là theo báo cáo từ nhóm nghiên cứu thị trường, người tiêu dùng có mức độ ưa thích khác nhau đối với các sản phẩm trà túi lọc Nhằm tìm hiểu về nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, chúng tôi đã đưa ra một dãy các sản phẩm trà túi lọc có hương vị khác nhau Buổi thử nghiệm diễn ra nhằm xác định xem liệu khách hàng sẽ có mức độ ít ưa thích nhất đến ưa thích nhất tương ứng với sản phẩm nào Điều mà nhà sản xuất mong đợi là khách hàng chỉ ra được cảm nhận về mức độ ưa thích của mình một cách rõ ràng và có thể chỉ ra được đặc điểm nào ở sản phẩm mà khách hàng thích hoặc không thích để nhà sản xuất có kế hoạch thay đổi công thức cho phù hợp với thị hiếu của đa số khách hàng

Có 2 cách tiếp cận chính đối với phép thử thị hiếu là phép thử ưu tiên (phép thử so hàng, phép thử so sánh cặp đôi định hướng) và phép thử đo mức độ chấp nhận (phép thử cho điểm) Trong bài thí nghiệm Đánh giá cảm quan này, nhóm chúng em chọn phép thử cho điểm

Có 2 cách tiếp cận chính đối với phép thử thị hiếu là phép thử ưu tiên (phép thử so hàng, phép thử so sánh cặp đôi định hướng) và phép thử đo mức độ chấp nhận (phép thử cho điểm) Trong bài thí nghiệm Đánh giá cảm quan này, nhóm chúng em chọn phép thử cho điểm.

Tổng quan về phép thử cho điểm thị hiếu

Phép thử cho điểm thi hiếu đo mức độ ưa thích, hài lòng của mình đối với sản phẩm bằng thang điểm thị hiếu đã được định nghĩa trước thông qua các thuật ngữ mô tả cấp độ hài lòng, ưa thích, thường là thang điểm 9 Không yêu cầu so sánh với sản phẩm khác

5 Không ghét cũng không thích

Nguyên tắc: Người thử nhận được lần lượt từng mẫu Người thử được yêu cầu nếm mẫu và đánh giá mức độ ưa thích đối với sản phẩm (hoặc một thuộc tính cụ thể của sản phẩm) trên một thang đo, thường dùng là thang đo thị hiếu.

Mô tả thí nghiệm

Đặt vấn đề

Một công ty muốn biết mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với 3 sản phẩm trà túi lọc khác nhau Do đó tập đoàn đã yêu cầu nhóm đánh giá cảm quan thực hiện phép thử thị hiếu giữa 3 sản phẩm trà túi lọc: Trà đào, hồng trà và trà xanh hoa nhài

Tiến hành đánh giá mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với 3 mẫu trà túi lọc khác nhau:

• Trà túi lọc hãng: Cozy hương đào

• Trà túi lọc hãng: Hồng trà túi lọc Select

• Trà túi lọc hãng: Trà xanh hoa lài Select

Mục đích thí nghiệm

Làm quen với phép thử thị hiếu cho điểm

Nắm quy trình, hiểu về phép thử thị hiếu cho điểm

Xử lý số liệu bằng các phương pháp (ANOVA)

Phân tích bảng khảo sát Đánh giá mức độ yêu thích của người thử đối với 3 mẫu trà túi lọc: Trà đào, hồng trà, trà xanh hoa nhài.

Đối tượng người thử

Đối tượng người thử trong phép thử thị hiếu là người tiêu dùng Có thể là người đã từng sử dụng các sản phẩm tương tự như mẫu hoặc người chưa từng sử dụng các sản phẩm tương tự mẫu cần đánh giá Đồng thời, người thử có thể là người chưa trải qua

–39 quá trình huấn luyện cơ bản về đánh giá cảm quan nhưng cần sàn lọc

Số lượng người thử: 36 người Độ tuổi: 16-30

Giới tính: nam, nữ hoặc cả hai.

Quy trình tiến hành

Chuẩn bị cho thí nghiệm

− Pha 5 gói trà túi lọc vị đào với nước đun sôi và hòa tan ta được 1 (lít) mẫu (A)

− Pha 5 gói trà túi lọc vị hồng trà với nước đun sôi và hòa tan ta được 1 (lít) mẫu (B)

− Pha 5 gói trà túi lọc vị trà xanh hoa lài với nước đun sôi và hòa tan ta được 1 (lít) mẫu (C)

STT Dụng cụ sử dụng Số lượng

2 Bình đựng mẫu và nước thanh vị 4 bình

4 Ấm đun siêu tốc 1 cái

Xác định các điều kiện thử nghiệm

 Sản phẩm C: Trà xanh hoa lài

 Vật chứa mẫu: Ly thủy tinh

 Nhiệt độ phục vụ mẫu: 25-30°C

 Thực phẩm ăn kèm: không có

 Thanh vị: Nước lọc (36 ly)

 Thời gian thử mẫu: phụ thuộc vào điều kiện thực nghiệm

Lưu ý: Mẫu chuẩn bị cần biết về nguồn gốc xuất xứ, phải còn hạn sử dụng và giữ được mùi vị đặc trưng

Cần phải thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh không được nằm ở những nơi có nhiều mùi lạ, ồn ào

Khu vực đánh giá nên đặt gần cửa ra vào, ở tầng trệt, tránh xa các yếu tố ảnh hưởng Tránh để người thử đi qua khu vực chuẩn bị mẫu vì sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá Nhiệt độ : 20-25 0 C

Người thử đánh giá mẫu ở các buồng thử riêng biệt, có vách ngăn ở giữa.

Chuẩn bị phiếu

PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN

PHIẾU CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM Phép thử thị hiếu cho điểm

Sản phẩm C: Trà xanh hoa lài

Thứ tự trình bày mẫu sẽ được thực hiện như sau: Mỗi tổ hợp trình bày sẽ bao gồm ba mẫu (A, B và C đã được mã hóa) được sắp xếp theo trình tự nhất định và một mẫu nước trắng (nước thanh vị)

Sản phẩm Mã hóa mẫu

Tổ hợp Mã hóa mẫu

Câu trả lời Nhận xét

Mã người thử: Ngày thử: 12/5/2023

Mức độ yêu thích của bạn đối với mẫu 173 là:

Mã người thử: Ngày thử: 12/5/2023

Mức độ yêu thích của bạn đối với mẫu 592 là:

Mã người thử: Ngày thử: 12/5/2023

Mức độ yêu thích của bạn đối với mẫu 467 là:

PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN

PHIẾU HƯỚNG DẪN Phép thử thị hiếu cho điểm

Mã người thử: Ngày thử: 12/05/2023

Bạn sẽ nhận được lần lượt 3 mẫu trà đã được mã hóa Bạn hãy quan sát màu nước, ngửi và nếm từng mẫu và cho biết mức độ yêu thích của bạn với từng mẫu theo thang 9 điểm sau:

1 Cực kỳ không thích 6 Hơi thích

4 Hơi không thích 9 Cực kỳ thích

5 Không ghét cũng không thích

Lưu ý: Thanh vị bằng nước trước mỗi lần thử mẫu Bạn có thể nếm lại mẫu Vui lòng không trao đổi trong quá trình thử và không sử dụng thiết bị di động

PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN

Về thói quen sử dụng sản phẩm trà túi lọc

Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham gia buổi khảo sát của nhóm chúng tôi Mục đích của buổi đánh giá hôm nay là khảo sát thói quen sử dụng sản phẩm trà túi lọc của người tiêu dùng Việt Nam Chúng tôi cam đoan những thông tin mà bạn cung cấp đảm bảo được bảo mật

1 Bạn đã sử dụng sản phẩm trà túi lọc chưa?

Nếu câu trả lời của bạn là chưa từng thì bạn sẽ dừng khảo sát tại đây Cảm ơn bạn đã tham gia khảo sát

2.Bạn đã dùng qua sản phẩm trà túi lọc của hãng nào?

□ Trà túi lọc Phúc Long

3.Trong các hãng trà túi lọc bạn đã từng sử dụng, bạn thích sản phẩm của hãng nào nhất?

□ Trà túi lọc Phúc Long

4.Tần suất sử dụng trà túi của bạn?

5.Bạn thường sử dụng trà túi lọc vào thời điểm nào trong ngày?

6 Yếu tố nào quyết định việc lựa chọn sử dụng sản phẩm trà túi lọc của bạn?

Lưu ý: Đảm bảo người thử hiểu rõ cách nguyên tắc, cách thực hành và giải đáp thắc mắc vấn đề mà người thử chưa hiểu nhưng không làm lộ quá nhiều thông tin tránh gây lỗi thông tin.

Sàn lọc người thử

Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát về thói quen sử dụng sản phẩm sữa tươi của người tiêu dùng

Ví dụ: Bạn đã từng sử dụng sản phẩm này hay tương tự chưa? Nếu bạn chưa từng sử dụng thì bạn hãy dừng khảo sát tại đây.

Mã hóa mẫu

Sản phẩm Mã hóa mẫu

Thiết lập trình tự trình bày mẫu

Tổ hợp Mã hóa mẫu

Thực hiện thí nghiệm

Chuẩn bị mẫu thử đã được mã hóa như trong phiếu chuẩn bị và nước thanh vị: 20mL mỗi mẫu cho mỗi người thử

Phát phiếu khảo sát và phiếu trả lời

Phục vụ nước thanh vị

Phục vụ lần lượt 3 mẫu thử, yêu cầu người thử nếm mẫu và cho điểm từng mẫu trà vào phiếu trả lời

Sau khi người thử thử mẫu và đánh giá, tiến hành thu phiếu trả lời và phiếu khảo sát Tiến hành đánh giá kết quả và cung cấp phản hồi cho người thử

Dọn dẹp khu vực thử mẫu và chuẩn bị mẫu

Chú ý : Thanh vị bằng nước trước mỗi lần thử mẫu Bạn có thể nếm lại mẫu Vui lòng không trao đổi trong quá trình thử và không sử dụng thiết bị di động.

Kết quả

Kết quả thu được

Tổ hợp Mã hóa mẫu

Bảng 3: Bảng kết quả phép thử cho điểm thị hiếu

Phân tích dữ liệu trên bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA bằng các phần mềm tính toán thống kê bằng MS Excel Ta có bảng phân tích sau:

Bảng 4: Bảng phân tích phương sai

Giá trị thống kê p -value Fcrit

Xử lý số liệu

Thông thường, đối với phép thử thị hiếu, ta thường quan tâm đến sự ưu tiên khác nhau giữa các mẫu hơn là sự khác biệt giữa cácc người thử Giá trị F của mẫu là 5,126652 lớn hơn giá trị tới hạn Fcrit ( 3,127676 ), đồng thời p-value cũng nhỏ hơn 0,05 nên ta có thể kết luận rằng có sự ưu tiên khác nhau giữa các mẫu Để xác định xem các mẫu có sự ưu tiên khác nhau như thế nào, ta xác định sự khác biệt nhỏ nhất có nghĩa ( LSD ) theo công thức:

 t - là giá trị được tra trong phụ lục 12 về khoảng có nghĩa của chuẩn tstudent ở mức ý nghĩa α = 5%

 MSss – bình phương trung bình của sai số

Với bậc tự do của sai số là 70, số mẫu là 3, ta tra được t = 3,4 ( Phụ lục 12, Hà Duyên Tư, Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm 2010 ), MSss =2,88 ; N = 36 Thay vào công thức (*) ta có :

Ta tính hiệu giá trị các điểm trung bình giữa các mẫu để xem liệu mức độ khác nhau giữa chung so với LSD

|A-B| = |6,08 - 4,81| =1,27 > 0,96 → Có sự tiên khác nhau

|A-C| = |6,08 - 5,36| = 0,72 < 0,96 → Không có sự ưu tiên khác nhau

|B-C| = |4,81 - 5,36| = 0,55 < 0,96 → Không có sự ưu tiên khác nhau

Như vậy, kết quả cuối cùng có thể được trình bày như sau:

Sản phẩm B CZ A Điểm ưa thích trung bình

Những giá trị có chữ cái ( a-c ) khác nhau là khác nhau có nghĩa ( p < 0,05 )

Kết luận: Các mẫu được ưa thích khác nhau ( p < 0,05 ) trong đó mẫu A ( cozy hương đào ) là sản phẩm được ưa thích nhất, B (Hồng trà túi lọc Select) là sản phẩm ít được ưa thích nhất.

So sánh với phép thử so hàng thị hiếu

Tiến hành phép thử so hàng thị hiếu với cùng loại mẫu, phương pháp chuẩn bị

Nguyên tắc: Người thử nhận được đồng thời 3 mẫu đã được mã hóa Người thử sẽ được yêu cầu nếm lần lượt các mẫu từ trái sang phải và sắp xếp các thứ tự giảm dần hoặc tăng dần về mức độ ưu tiên (ưa thích)

Giả thuyết không (H o ): Cho rằng các mẫu được ưa thích như nhau, xác suất của giả thuyết không là P(H o ) = 1

Kết quả thu được là thứ tự ưu tiên giữa các mẫu ( 1- ưa thích nhất, 3- ít ưa thích nhất)

Bảng 5: Bảng kết quả thu được

Phân tích dữ liệu bằng 2 cách

Cách 1: Tra bảng Newell-MaFarlane

 Ta có các tổng hạng: RA= 63; RB; RCp

 Tổng số lượng người thử: N6

 Số mẫu sử dụng khảo sát: P=3

Tính hiệu các tổng hạng

Tra bảng Newell-MaFarlane (bảng 1, Expanded Tables for Multiple Comparison Procedures in the Analysis of Ranked Data), ở vị trí 3 mẫu và 36 người thử ta được giá trị tới hạn của sự khác biệt giữa các tổng hạng hay LSD tại mức ý nghĩa =5% là 20 Nếu │Ri - Rj│≥ 20 thì kết luận 2 mẫu i, j được ưa thích khác nhau

Theo kết quả thu được:

│RA - RB│ = │63 - 83│= 20, có sự ưu tiên giữa mẫu trà túi lọc A và B

Kết quả được trình bày như sau:

Những giá trị có chữ cái (a-b) khác nhau là khác nhau có nghĩa (p < 0,05)

Kết luận : A: Cozy hương đào là sản phầm được ưa thích nhất

B: Hồng trà túi lọc Select là sản phẩm ít được ưa thích nhất

Ta thấy, giá trị F tính toán được (5,72) nhỏ hơn giá trị Ftc = 5,99 tra được ở bảng tra (Phụ lục 5, Hà Duyên Tư, Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm 2010) với mức ý nghĩa α=0,05, df=2 Như vậy, 3 sản phẩm trà túi lọc không có sự ưu tiên khác nhau

Chấp nhận giả thuyết Ho (p

Ngày đăng: 08/04/2024, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w