1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ VƯỜN HUẾ TRONG KHU NGHỈ DƯỠNG VÙNG TRUNG TRUNG BỘ

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế thừa và phát triển giá trị kiến trúc nhà vườn Huế trong khu nghỉ dưỡng vùng Trung Trung Bộ
Tác giả Bùi Hữu Nghĩa
Người hướng dẫn PGS.TS.KTS Nguyễn Khởi
Trường học Trường Đại Học Kiến Trúc TP.HCM
Chuyên ngành Kiến trúc
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc
Năm xuất bản 2013
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 771,7 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (8)
  • 3. Nội dung nghiên cứu (8)
  • 4. Giới hạn nghiên cứu (9)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÁC KHU NGHỈ DƯỠNG (10)
    • 1.1 Định nghĩa và phân loại mô hình khách sạn du lịch nghỉ dưỡng (10)
    • 1.2 Khái quát tình hình phát triển các khu nghỉ dưỡng trên thế giới (12)
      • 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của các khu nghĩ dưỡng ven biển trên thế giới (12)
      • 1.2.2 Tình hình phát triển các khu nghỉ dưỡng trên thế giới hiện nay (14)
    • 1.3 Khái quát tình hình phát triển các khu nghỉ dưỡng ven biển ở Việt Nam và vùng Trung Trung Bộ (14)
      • 1.3.1 Tình hình xây dựng các khu nghỉ dưỡng ven biển VN (14)
      • 1.3.2 Phát triển các khu nghỉ dưỡng ven biển vùng Trung Trung Bộ (18)
    • 1.4 Kết luận chương 1 (20)
    • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ VƯỜN HUẾ TRONG KHU NGHỈ DƯỠNG VÙNG (21)
      • 2.1 Những yếu tố tác động đến kiến trúc khu nghỉ dưỡng vùng Trung (21)
        • 2.1.1 Cơ sở về điều kiện tự nhiên (21)
          • 2.1.1.1 Vị trí địa lý (21)
          • 2.1.1.2 Khí hậu, địa chất , thủy văn và thổ nhưỡng (21)
          • 2.1.1.3 Kinh tế và tiềm năng du lịch (22)
        • 2.1.2 Hạ tầng kỹ thuật (23)
      • 2.2 Thực trạng kiến trúc các khu nghĩ dưỡng Trung Trung Bộ (25)
        • 2.2.1 Về tổng thể (25)
        • 2.2.2 Về Tổ chức không gian cảnh quan khu nghỉ dưỡng (26)
        • 2.2.3 Về hình thức kiến trúc (27)
        • 2.2.4 Về không gian nội thất (28)
        • 2.2.5 Các xu hướng kiến trúc khu nghỉ dưỡng ven biển ở Trung Trung bộ (28)
          • 2.2.5.1 Xu hướng du lịch sinh thái (29)
          • 2.2.5.2 Du lịch Mice (31)
          • 2.2.5.3 Du lịch thiền (Zentourism) (31)
        • 2.2.6 Thực trạng tổ chức các khu nghĩ dưỡng ven biển ở Trung Trung Bộ (32)
          • 2.2.6.1. Khu nghỉ dưỡng biển Lăng Cô Beach ( Huế ) (32)
          • 2.2.6.2 Khu nghỉ dưỡng Nam Hải ( Hội An - Quảng Nam ) (33)
          • 2.2.6.3 Khu nghỉ dưỡng Ana Madara ( biển Thuận An -Huế) (0)
      • 2.3 Đặc điểm của kiến trúc nhà vườn Huế (37)
        • 2.3.1 Đặc điểm quy mô và vị trí xây dựng (0)
        • 2.3.2 Đặc điểm sân vườn (38)
          • 2.3.2.1 Lối vào nhà Vườn (38)
          • 2.3.2.2 Đặc điểm sân trước (40)
          • 2.3.2.3 Đặc điểm vườn và cây trồng (42)
        • 2.3.3 Đặc điểm công trình kiến trúc (43)
          • 2.3.3.1 Tổ chức mặt bằng (43)
          • 2.3.3.2 Mặt cắt, Kết cấu (44)
          • 2.3.3.3 Trang trí nội thất (46)
        • 2.3.4 Đặc điểm sữ dụng các thuật về Phong thủy và thuyết Tam tài, triết lý Âm dương và ngũ hành (47)
          • 2.3.4.1 Sữ dụng thuật về Phong thủy (47)
          • 2.3.4.2 Thuyết Tam tài (49)
      • 2.4 Giá trị của kiến trúc nhà vườn Huế (0)
        • 2.4.1 Giá trị văn hóa – truyền thống (52)
        • 2.4.2 Giá trị về khoa học – nghệ thuật (53)
        • 2.4.3 Giá trị của cảnh quan – môi trường (0)
        • 2.4.4 Giá trị cải thiện vi khí hậu không gian ở (0)
        • 2.4.5 Giá trị kiến tạo kiến trúc và kinh nghiệm ứng xử của người Huế (57)
      • 2.5 Kết luận chương 2 (61)
    • CHƯƠNG 3: KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN GÍA TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ VƯỜN HUẾ (62)
      • 3.1 Kế thừa, vận dụng sáng tạo các giá trị kiến trúc nhà vườn Huế vào các khu nghĩ dưỡng vùng Trung Trung Bộ (62)
        • 3.1.1 Vận dụng cách bố cục tổng thể (62)
        • 3.1.2 Vận dụng cách tổ chức không gian cảnh quan (65)
        • 3.1.3 Vận dụng cách tổ chức không gian kiến trúc (67)
        • 3.1.4 Vận dụng hình thức kiến trúc và tỉ lệ (69)
        • 3.1.5 Vận dụng giải pháp kết cấu và vật liệu (71)
        • 3.1.6 Vận dụng cách trang trí, sữ dụng màu sắc và ánh sáng (72)
      • 3.2 Kế thừa và phát triển giá trị hình tượng kiến trúc, ý niệm xây dựng trong thiết kế kiến tạo các khu nghĩ dưỡng vùng Trung Trung Bộ (74)
        • 3.2.1 Hình tượng kiến trúc (74)
        • 3.2.2 Ý niệm xây dựng (76)
      • 3.3 Bài học về sự kế thừa và phát triển các giá trị kiến trúc nhà vườn Huế trong kiến trúc đương đại - góp phần xây dựng bản sắc KTVN (78)
        • 3.3.1 Kế thừa những tinh hoa sáng tạo trong kiến trúc truyền thống (78)
        • 3.3.2 Sáng tạo có chọn lọc những tinh hoa kiến trúc của thời đại (79)
        • 3.3.3 Phát huy năng lực của chủ thể sáng tạo (80)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu khả năng vận dụng, kế thừa và phát triển những giá trị đặc trưng của kiến trúc nhà vườn Huế trong thiết kế kiến trúc nghĩ dưỡng hiện nay tại khu vực Trung Trung Bộ, thông qua một số công trình điển hình tại khu vực nghiên cứu Trên cơ sỡ đó, đưa ra các kết luận và kiến nghị góp phần phát triển xu hướng kiến trúc tìm về bản sắc dân tộc của kiến trúc nghĩ dưỡng ngày nay.

Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung các vấn đề chủ yếu sau:

 Tìm hiểu những yếu tố đặc trưng giá trị kiến trúc nhà vườn Huế chịu tác động của các điều kiện như: điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, tín ngưỡng

 Nghiên cứu phân tích sự chuyển hóa, kế thừa giá trị kiến trúc nhà vườn Huế trong công trình nghĩ dưỡng vùng Trung Trung Bộ về hình thức lẩn những yếu tố nội hàm văn hóa

 Đưa ra các kết luận và kiến nghị góp phần phát triển xu hướng kiến trúc tìm về bản sắc dân tộc của kiến trúc Việt Nam đương đại.

Giới hạn nghiên cứu

 Giới hạn về không gian:

- Địa bàn nghiên cứu khảo sát các công trình nghĩ dưỡng trong khu vực vùng Trung Bộ từ tỉnh Quảng Trị trở vào Quảng Nam

- Địa bàn nghiên cứu khảo sát nhà vườn huế nằm trong khu vực thành phố Huế và các khu vực lân cận: tỉnh Thừa thiên Huế, Quảng Trị

 Giới hạn về thời gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sư hình thành loại hình kiến nghĩ dưỡng trong giai đoạn từ 1986 đến nay.

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp khảo sát điền dã, khảo sát tình hình thực tế, ảnh chụp hiện trạng, thu thập các nguồn thông tin công trình nhà vườn Huế và thực trạng các khu nghĩ dưỡng vùng trung trung bộ

 Phương pháp tư liêu và thông kê, phân loại Nhằm hệ thống hóa những tư liệu thông tin từ đó rút ra những đăc điểm, nội dung một cách đơn giản rõ ràng chính xác và logic

 Phương pháp phân tích tổng hợp Nhằm tổng hợp nét dặc trưng của kiến trúc nhà vườn Huế thông qua một số công trình điển hình hiện còn Phân tích mối quan hệ giữa tập quán ứng xử của người dân với điều kiện khí hậu địa phương, giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc Qua đó thấy được cái nhìn đầy đủ toàn diện về đối tượng nghiên cứu nhằm tìm ra các luận điểm thật sự khách quan về bản chất và qui luật chi phối các biểu hiện rồi rút ra bài học về sự kế thừa những giá trị kiến trúc truyền thống trong các công trình kiến trúc nghĩ dưỡng hiện nay.

NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÁC KHU NGHỈ DƯỠNG

Định nghĩa và phân loại mô hình khách sạn du lịch nghỉ dưỡng

Resort – khách sạn du lịch nghỉ dưỡng (KSDLND) - được xây dựng thành khối độc lập hoặc thành quần thể gồm các biệt thự, căn hộ du lịch, bungalow, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan du lịch, thường xuyên được xây dựng ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp KSDLND có đặc điểm chung là yên tĩnh, xa khu dân cư, xây dựng theo hướng hài hòa với thiên nhiên, có không gian và cảnh quan rộng, thoáng, xanh

Từ những năm 1970, việc phát triển KSDLND đã có ảnh hưởng lớn đến sự phục vụ cho du lịch đại chúng và thị trường kì nghỉ trọn gói đã được bắt kịp bằng những thiết kế nhạy cảm phản ánh những mối quan tâm đến môi trường và nhu cầu phục vụ nhiều hơn các dịch vụ giải trí Trong vài trường hợp ngoại lệ, nhiều KSDLND mô hình mới cung cấp quyền sở hữu nhà ở (theo hình thức quản lý chung, chia sẻ thời gian sử dụng và sở hữu nhà ở riêng) [31]

Phát triển của KSDLND rất đa dạng trong loại hình và nơi chốn mà nó được xây dựng Phân loại theo chức năng hoạt động KSDLND có các loại sau:

- KSDLND phục vụ sức khỏe (health and spa resort): mô hình KSDLND này xuất phát từ khả năng trị bệnh của những nguồn suối khoáng tự nhiên tại địa phương và những hình thức trị bệnh khác

- KSDLND theo chủ đề (themed resort): là một khu vực phát triển rộng lớn bao gồm việc kết hợp với những công viên thư giãn, những khu phức hợp giải trí; mang đến những nét hấp dẫn đặc trưng; cung cấp không khí và những trải nghiệm khác lạ Các KSDLND theo chủ đề rất đa dạng thể loại Có thể kể ra một vài loại hình như sau:

+ KSDLND có song bài (casino resort): khu vực sòng bài trong KSDLND có thể được tổ chức độc lập trong công trình riêng biệt được kết nối với khu vực chính của khách sạn hoặc là một phần trong khối chính đó KSDLND có song bài thường tập trung trong những vùng đặc trưng giải trí (Reno, Las Vegas, thành phố Atlantic, Sun City) hay được đặt tại những điểm du lịch có đối tượng du khách giàu có như là vùng Caribbe, Monaco KSDLND có song bài nhìn chung rộng lớn với trang trí nội thất lộng lẫy và giả tạo nhằm tạo ra không khí nhộn nhịp và phóng túng

+ KSDLND hội nghị (convention and conference resort): KSDLND loại này có một chức năng đặc trưng là cung cấp những trung tâm hội nghị để đón nhận nhu cầu tổ chức và quản lý chuyên nghiệp những cuộc gặp mặt, hướng dẫn, học thuật hay những chương trình huấn luyện Việc này thường được kết hợp với những khu chức năng thể thao chất lượng cao Các KSDLND hội nghị thường được đặt tại những địa phương có điều kiện giao thông thuận lợi Ngoài ra, KSDLND theo chủ đề thể thao cũng rất phát triển Thông thường những KSDLND sẽ kết hợp với môn thể thao đặc trưng (golf, du thuyền, trượt tuyết,…) làm chủ đạo cho ý tưởng phát triển toàn khu

Phân loại theo nơi chốn KSDLND có thể kể ra các loại sau:

- KSDLND vùng nông thôn (rural resort and country resort): vị trí đặt ở vùng nông thôn, hoàn toàn cách biệt với thương mại và những cư dân địa phương, cần phải tạo ra được phong cách đặc trưng riêng biệt của chính nó Trong nhiều trường hợp khu vực KSDLND thường được bao quanh bởi những vòng golf, sân tennis, khu cưỡi ngựa, câu cá hoặc săn bắn Nhiều môn thể thao khác lạ cũng có thể được sử dụng (khinh khí cầu, trò chơi chiến tranh, bắn cung, thả bè trên song, leo núi) kèm theo những chương trình hướng dẫn chuyên nghiệp

- KSDLND vùng núi (mountain resort): hầu hết quy hoạch tổng thể của những KSDLND này được xây dựng theo phong cách của những làng truyền thống miền núi để hạn chế tối đa sự xâm phạm đến cảnh quan xung quanh Việc phát triển khối công trình theo kiểu giật cấp đến tầng áp đất được sử dụng để đậu xe và các dịch vụ khác Mô hình nhà trên cột cũng thường xuyên được sử dụng KSDLND vùng núi thường kết hợp với các hoạt động thể thao như trượt tuyết, săn bắn, cưỡi ngựa, leo núi,…

- KSDLND trong đô thị (urban resort): thường được đặt trong đô thị nên diện tích khu đất hạn chế, trong quy hoạch tổng thể sử dụng khối cao tầng nhiều hơn các loại KSDLND khác, tuy nhiên mật độ xây dựng vẫn ở mức thấp KSDLND trong đô thị dễ dàng kết hợp với thể loại du lịch hội nghị, khai thác tối đa lợi thế về vị trí của chính nó

- KSDLND ven biển: Các vùng đất ven biển là nơi thích hợp để phát triển loại hình KSDLND nhất nhờ điều kiện tự nhiên và môi trường khí hậu thuận lợi Các KSDLND ven biển rất đa dạng trong tạo hình kiến trúc và trong khả năng kết hợp với các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí khác để tạo ra sự hấp dẫn khác biệt.

Khái quát tình hình phát triển các khu nghỉ dưỡng trên thế giới

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của các khu nghĩ dưỡng ven biển trên thế giới

Các bờ biển luôn có được môi trường thư giãn thích hợp để phát triển mô hình KSDLND , mặc dầu cho đến nữa thế kỷ 19, sự nghỉ ngơi là một điều xa xỉ chỉ dành chon người giàu Trong thời La Mã, thành phố Baiae, nằm ven biển Tyrrhenian ở Italy, là một KSDLND cho những người giàu có Trong suốt những năm đầu thế kỷ

19, hoàng thân nhiếp chính đã quảng bá Brighton, trên bờ biển Nam của nước Anh, như là một sự lựa chọn thời thượng với đô thị có suối nước khoáng tốt cho sức khỏe Cheltenham Sau đó, sự lui tới thường xuyên trong thời gian dài của nữ hoàng tới hòn đảo nhỏ cát trắng và thoáng đãng ở Kent đã chắc chắn rằng sự lưu trú ở vùng biển là một sự lựa chọn cao cấp cho những người giàu có Ngày nay, nhiều KSDLND ven biển đã có ở những vùng xa xôi như Goa ở Ấn Độ.[31]

Vào thế kỷ 19, KSDLND bắt đầu trở nên phổ biến, những người có thu nhập thấp hơn cũng có thể có kỳ nghỉ tại những KSDLND ven biển Sự cải thiện trong giao thông có được từ cuộc cách mạng công nghiệp cho phép con người thực hiện nhiều kỳ nghỉ xa nhà, và dẫn đến sự phát triển của những đô thị ven biển cũng như các KSDLND ven biển

Khu vực có các KSDLND là một thành phần quan trọng của hoạt động địa phương thường được gọi là đô thị nghỉ dưỡng (resort town) Các đô thị như là Sochi ở Russia, Sharmel Sheikh ở Ai Cập (Hình 1.1), Newport , đảo Rhode hay St Moritz, Thụy Điển, hay lớn hơn, như vùng núi Adirondack, Mỹ là những đô thị nghỉ dưỡng được biết đến nhiều nhất KSDLND xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, tăng tính hấp dẫn khách du lịch từ khắp trái đất Thái Lan, một điển hình, đã trở thành một điểm đến nổi tiếng Bali, Indonesia (Hình 1.2), cũng là một địa chỉ quen thuộc khi du khách muốn nghỉ ngơi thư giãn trong khu vực Đông Nam Á KSDLND đặc biệt phổ biến ở Trung Mỹ và vùng Caribbe Gần nhất với KSDLND là những nơi hội nghị và gặp gỡ lớn Nói chung những điều này xảy ra ở những đô thị nơi có những phòng họp đặc biệt, cùng với nhiều phòng ngủ tiện nghi và những thực đơn, các khu giải trí đa dạng được cung cấp (Hình 1.3) Ở nước ta, KSDLND chủ yếu tập trung ở các vùng ven biển, nhất là các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ, nơi có những lợi thế rõ ràng nhất Hiện có khoảng trên dưới 200 khu và một nữa trong số đó tập trung ở Phan Thiết, sau đó là Đà Nẵng, Hội An, Huế và rải rác ở các tỉnh còn lại Hiện nay, xu hướng phát triển và đầu tư đang tập trung ở Đà Nẵng, Hội An, đặc biệt là trên tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc

KSDLND khác với cơ sở lưu trú thông thường bởi hệ thống dịch vụ liên hoàn, tổng hợp, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khác như thức ăn, đồ uống, phòng ở, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, luyện tập thể thao, giải trí và mua sắm.Do resort mang lại những giá trị và dịch vụ hoàn hảo hơn nên giá cũng khá đắt so với giá phòng khách sạn cùng tiêu chuẩn Từ KSDLND thỉnh thoảng bị lạm dụng để nhận biết một khách sạn mà không cung cấp đủ những yêu cầu của một KSDLND đúng nghĩa Tuy nhiên, một khách sạn thường xuyên là điểm nhấn trung tâm của KSDLND, như là Grand Hotel tại Mackinas Island, Michigan, Mỹ Đẹp về cảnh quan, ấn tượng bởi hệ thống phục vụ hoàn hảo, dù giá thấp nhất, phòng nhỏ nhất nhưng KSDLND vẫn đem lại cho khách sự dễ chịu vì không gian nghỉ ngơi thoáng đãng, ấm cúng, riêng tư và yên bình Vì vậy việc hằng ngày phải đối mặt với những nguy cơ đến từ cuộc sống như môi trường ô nhiễm, thiếu năng lượng, công việc bận rộn thì một kỳ nghỉ tại những khu nghỉ dưỡng cao cấp là biểu hiện tất yếu của đời sống hàng ngày càng cao và là nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống hiện đại

1.2.2 Tình hình phát triển các khu nghỉ dưỡng trên thế giới hiện nay

Hiện nay trên thế giới xu thế quốc thế hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tạo nên một cuộc chạy đua kinh tế dã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trở lại cùng với tiến triển của xu thế hòa bình, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng tăng, khu du lịch nghĩ dưỡng ngày càng trở nên phổ biến, nơi mà trước đây giới giàu có mới có thể thụ hưởng được

Nhìn chung việc đầu tư, khai thác các khu nghĩ dưỡng ở các nước trên thế giới khá bài bản và chuyên nghiệp họ có những chính sách về quản lý xây dựng chặt chẽ với những qui định nghiêm ngặt về qui hoạch các quần thể, phong cách kiến trúc, chiều cao, mật độ, khoảng lùi bờ biển, chất thải ra môi trường tự nhiên Tuy cách làm mỗi nơi mỗi khác nhau nhưng đều tạo được một môi trường dịch vụ đồng bộ với nhiều tiện ích phục vụ cộng đồng, với tiêu chí tôn trọng và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên Hình thức kiến trúc của công trình mang đậm nét văn hóa bản địa và thích nghi với khí hậu địa phương Vật liệu xây dựng của công trình thường sữ dụng là vật liệu địa phương Các công trình và chi tiết trang trí trong khu nghỉ dưỡng mang đậm màu sắc văn hóa và tín ngưỡng bản địa và có tính thẩm mỹ cao.

Khái quát tình hình phát triển các khu nghỉ dưỡng ven biển ở Việt Nam và vùng Trung Trung Bộ

và vùng Trung Trung Bộ

1.3.1 Tình hình xây dựng các khu nghỉ dưỡng ven biển VN

Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), Việt Nam được xếp vào nhóm mười nước có sự phát triển du lịch và lữ hành hàng đầu thế giới trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2016

Với lợi thế trên 2.000km chiều dài bãi biển, du lịch biển luôn là thế mạnh của du lịch Việt Nam Chính vì thế, khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam đông, cùng khách trong nước có nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí tăng cao, đã kéo theo nhiều loại hình kinh doanh mới phục vụ khách Trong đó phải kể đến việc ra đời loại hình KSDLND ven các bãi biển, đặc biệt những tuyến điểm như Phan Thiết, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, Lăng Cô…

Năm 1997, KSDLND đầu tiên tại Việt Nam với 34 phòng ngủ đi vào hoạt động, đó là Coco Beach Resort được đầu tư khai thác từ sự kiện nhật thực diễn ra tại bãi biển Mũi Né, Phan Thiết

Trong thời gian 15 năm gần đây, trên địa bàn các tỉnh khu vực vùng biển đảo, miền núi nhiều resort đã được đầu tư xây dựng khắp đất nước Trên 100 khu du lịch đã được đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác kinh doanh phục vụ du lịch, trong đó trên 70% tập trung ven biển khu vực miền Trung, như thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận,Nha Trang, tiếp sau đó là ở Đà Nẵng, Hội An, Huế, vịnh Lăng Cô Các khu nghỉ dưỡng đang trở thành yếu tố tạo lập quan trọng của ngành du lịch, vừa là sản phẩm đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, có vai trò quan trọng trong bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên, cảnh quan góp phần thúc đẩy du lịch từng bước vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào tiến trình đổi mới, hội nhập khu vực và thế giới, đưa nước ta trở thành điểm đến du lịch của khu vực và thế giới

Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương xuất hiện làn sóng đầu tư xây dựng ồ ạt các khu du lịch Sự phát triển mạnh mẽ đó của các khu du lịch đang dẫn đến tác động tiêu cực về môi trường cảnh quan, quản lý phát triển, quản lý kinh doanh khai thác du lịch Những tồn tại bất cập trong công tác đầu tư xây dựng, khai thác du lịch chủ yếu gồm những vấn đề sau:

 Việc quản lý đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh thiếu cơ sở của quy hoạch phát triển tại khu vực có dự án ở nhiều nơi Khu nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng tự phát và kinh doanh bất động sản công trình du lịch, khách sạn, nhà nghỉ dẫn đến tình trạng biến dạng cảnh quan trong quá trình xây dựng công trình, làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên du lịch đặc biệt các bãi biển, khu vực đa dạng sinh học cao, các danh lam thắng cảnh

 Đầu tư phát triển dàn trải “ manh mún”, nhỏ lẻ, trùng lập về tính chất hoạt động, sản phẩm du lịch Việc xây dựng khu du lịch chưa căn cứ vào tiềm năng du lịch, nhu cầu của thị trường khách gây nguy cơ suy giảm, cạn kiệt tài nguyên khách, tạo bất cân đối trong cung - cầu khách ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, tính hiệu quả bền vững của các khu du lịch

 Trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng khu du lịch, quản lý đầu tư xây dựng thiếu các tiên chuẩn quy phạm và các quy định kỹ thuật phù hợp Những quy định kinh tế kỹ thuật hiện nay được ban hành tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng chưa phù hợp với đặc thù rất riêng biệt của khu du lịch, về quy hoạch phát triển du lịch, bảo vệ cảnh quan, môi trường, chất lượng dịch vụ, quản lý kinh doanh

 Quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ Hiện nay đa số các khu du lịch được đầu tư xây dựng trên địa bàn cả nước có quy mô từ 3 – 15 – 20ha, ngoài một số có quy mô lớn khoảng 100 -200ha, như Tuần Châu, Hạ Long; Linh Trường Hoằng Hóa, Thanh Hóa… Với quy mô nhỏ lẻ, phần lớn các resort hiện nay thuộc loại hình cụm nhà nghỉ khách sạn có tính chất chủ yếu là khu du lịch nghỉ dưỡng, gồm có một số cơ sở lưu trú nhà nghỉ, khách sạn được đầu tư xây dựng kèm theo một số dịch vụ cần thiết, khác chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ

 Điều kiện cung cấp hạ tầng ngoài hàng rào khu du lịch Tại các địa phương do nhu cầu thu hút chủ đầu tư, chấp thuận các dự án đầu tư kinh doanh du lịch mọi quy mô, tính chất, trong khi đó chưa chuẩn bị điều kiện cần thiết để thực hiện đầu tư các dự án theo yêu cầu thị trường, khả năng tài chính và yêu cầu kinh doanh khai thác nhằm cung cấp điều kiện tiếp cận hạ tầng kỹ thuật môi trường cho dự án Mặt khác một số khu du lịch thiếu các cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ công tác bảo vệ môi trường, các hoạt động vui chơi, giải trí làm giảm hiệu quả khai thác các khu du lịch, kể cả ảnh hưởng đến môi trường lân cận

 Còn thiếu sự đồng bộ, thống nhất trong việc khai thác tài nguyên du lịch Đặc biệt lồng ghép phối kết các hoạt động kinh tế - xã hội với phát triển du lịch còn nhiều bất cập Tại những khu du lịch có những tài nguyên hấp dẫn bị một số dự án phát triển hạ tầng giao thông, cảng biển, khai khoáng, vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy sản, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển

 Những bất cập trong quản lý phát triển du lịch hiên nay chưa có cơ chế quản lý thích hợp, còn nhiều chồng chéo trong quản lý đầu tư phát triển, kinh doanh khai thác Việc quản lý đầu tư xây dựng theo các quy định pháp luật theo Nghị định số 39, một số văn bản pháp luật khác liên quan còn nhiều bất cập

Về hình thức kiến trúc, các resort ở Việt Nam hiện nay chưa theo một định hướng chung, hay bản sắc riêng, tuy nhiên nhìn chung việc khai thác kiến trúc theo nhưng xu hướng sau: o Mang một không khí hoài cổ, với những chi tiết, thậm chí cả cấu trúc cũng lấy từ các ngôi nhà cũ để phục chế lại o Mang âm hưởng cung đình, loại này đa số ở Huế (Hình 1.5) o Mang dáng dấp của một làng quê yên bình với không khí thôn dã (Hình 1.6) o Kiến trúc gợi lại những nét của một nền kiến trúc thuộc địa Pháp (Hình 1.4) o Kết cấu hiện đại, vật liệu đương thời nhưng phóng khoáng, gợi mở đặc trưng cho xứ nhiệt đới o Kiến trúc của những nền văn hóa bản địa khác du nhập vào như phong cách Địa Trung Hải, phong cách Mexico, Nhật Bản, Châu Phi, nhưng loại này không nhiều, chủ yếu là trong nội thất o Kiến trúc cộng sinh giữa các nền văn hóa với nhau, hầu hết các resort nước ngoài thiết kế đều mang sự pha trộn giữa kiến trúc bản địa và các yếu tố ngoại nhập tạo nên một phong cách riêng Xu hướng hiện nay là sự pha trộn giữa phong cách tối thiểu và các chi tiết trang trí mang tính địa phương

Tuy nhiên số công trình thành công lại không nhiều và chưa có một thống nhất về phong cách cho một vùng miền Sự phát triển về phong các lại phụ thuộc quá nhiều vào ý thích của chủ đầu tư mà không có một sự hướng dẫn, định hướng của các cấp có quản lý Do đó, tuy phát triển nhiều về số lượng nhưng bộ mặt kiến trúc resort Việt Nam lại không đồng nhất, không tạo được một bản sắc riêng chưa thu hút mạnh mẽ du khách quốc tế như các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Đông Nam Á như Bali, Indonesia hay Phuket, Thái Lan

Với những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chưa thật sự đủ mạnh, vốn đầu tư cho các công trình nghỉ dưỡng còn có hạn vì vậy trong những khuynh hướng được vận dụng hiện nay thì nổi bật trên hết đó là vận dụng phong cách kiến trúc dân gian trong các công trình nghỉ dưỡng Khuynh hướng này được phát triển dựa trên nền tảng của kiến trúc dân gian kết hợp với những trang thiết bị phục vụ hiện nay để tạo sự thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng, đồng thời nó cũng tạo nên một bản sắc văn hóa riêng biệt và đáp ứng những yêu cầu về chức năng, thẩm mỹ, môi trường… của một công trình nghỉ dưỡng

1.3.2 Phát triển các khu nghỉ dưỡng ven biển vùng Trung Trung Bộ

Kết luận chương 1

Hiện nay trên thế giới xu thế quốc thế hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tạo nên một cuộc chạy đua kinh tế dã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trở lại cùng với tiến triển của xu thế hòa bình, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng tăng, khu du lịch nghĩ dưỡng ngày càng trở nên phổ biến, các hoạt động nghiên cứu thiết kế và phát triển du lịch dần dược chuyên sâu hơn

Tình hình khai thác kinh doanh phục vụ du lịch trong nước, trong đó có khu vực ven biển miền Trung, như thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Huế, vịnh Lăng Cô Các khu nghỉ dưỡng đang trở thành yếu tố tạo lập quan trọng của ngành du lịch, vừa là sản phẩm đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, có vai trò quan trọng trong bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên, cảnh quan góp phần thúc đẩy du lịch từng bước vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào tiến trình đổi mới, hội nhập khu vực và thế giới, đưa nước ta trở thành điểm đến du lịch của khu vực và thế giới.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ VƯỜN HUẾ TRONG KHU NGHỈ DƯỠNG VÙNG

2.1 Những yếu tố tác động đến kiến trúc khu nghỉ dưỡng vùng Trung Trung Bộ

2.1.1 Cơ sở về điều kiện tự nhiên

Trung trung bộ thuộc dãi đất miền Trung Việt Nam có địa bàn gồm tỉnh Quảng Trị, Thừa thiên_ Huế, Quảng Nam, Đà nẵng Vùng trung trung bộ có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên các trục giao thông Bắc _Nam về đường sắt , bộ, hàng không và biển Nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (7,8,9,29) nối Lào với biển Đông có hệ thống sân bay ( Đồng Hới, Phú Bài, Đà nẵng), bến cảng (Cửa lò Cửa Hội, Chân Mây, Nhật Lệ, Thuận An ) tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước Lào, Thái Lan Đặc điểm lảnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía Đông là biển Đông, cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lảnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng và phong phú

Có các đập phá tiện cho việc nuôi trồng thủy hải sản, có bờ biển và cảnh quan đẹp là nền tảng cho việc phát triển các loại hình du lịch nghĩ dưỡng ven biển

2.1.1.2 Khí hậu, địa chất , thủy văn và thổ nhưỡng

Vùng Trung Trung bộ chịu ảnh hưởng giữa hai vùng khí hậu Bắc Trung bộ và Nam Trung Bộ, về mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc cộng thêm bị dãy núi trường sơn tương đối cao ở phía tây và phía nam ( tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông bắc nên vùng này thường lạnh nhiều vào mùa đông và thường kèm theo mưa nhiều, do gió mùa đông thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cung trong mùa đông Về mùa Hè, lúc này do không còn hơi nước nên gió mùa tây nam gây ra thời tiết khô nóng( có khi lên tới >40 độ, độ ẩm không khí thấp) gọi là gió Lào

Trung trung bộ có địa hình thấp dần tính từ trong ra phía biển: 40-25m, 25- 15m, 15-5m Điều đó chứng tỏ rằng địa hình được nâng cao dần dần và liên tục bờ biển lùi ra xa, các con lươn con trạch tạo nên những cồn cát, những cồn cát này được gió vun lên thành các cồn cát và ngăn chặn thành các đầm phá Cũng thời gian đó tao nên các đảo và bán đảo Ngoài ra địa hình đồng bằng bị cắt xẻ bởi các nhánh núi ăn sát ra tới biển như: dãy núi Bạch Mã đèo Hải Vân vì vậy địa hình trung trung bộ mang tính chất chân núi ven biển

2.1.1.3 Kinh tế và tiềm năng du lịch

Miền Trung Trung bộ nằm cách xa TP.HCM và Hà Nội là hai trung tâm đón nhận khách quốc tế.Trãi dài từ Quảng Trị đến Quảng Nam nên viềc di chuyển của du khách giữa các địa phương của miền Trung chưa thuận lợi

Miền Trung chỉ Đà Nẵng có đường bay quốc tế đến Hầu hết các hãng lữ hành lớn trên thế giới khi thiết kế tour đưa khách đến Việt Nam đều chọn điểm đến đầu tiên là TP.HCM hoặc Hà Nội Sau đó họ mới sử dụng đường bay nội địa đến miền Trung Tuy nhiên các đường bay nội địa nối TP.HCM, Hà Nội với các tỉnh miền Trung cũng rất thiếu vào mùa cao điểm khách ….từ tháng mười đến tháng tư năm sau

Nếu du khách chọn phương tiện vận chuyển là xe lửa thì chất lượng phục vụ còn kém và tốn nhiều thời gian để di chuyển Còn chọn phương tiện vận chuyển là ô tô để đi từ TP.HCM hoặc Hà Nội thi khoảng cách quá xa tốn nhiều thời gian di chuyển Du khách có thể đến với miền Trung bằng du thuyền, tuy nhiên hiện nay các cảng có thể tiếp nhận những du thuyền lớn như Tiên Sa (Đà Nẵng), Nha Trang, Qui Nhơn, Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) cũng chỉ là những cảng hàng hóa chứ chưa phải là một cảng du lịch

Tài nguyên lớn nhất của vùng Nam Trung Bộ là kinh tế biển Kinh tế biển nói ở đây bao gồm: Nguồn lợi hải sản (chiếm 25% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thủy sản, nhất là các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai…) với diện tích có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại thủy vực: mặn, ngọt, lợ Vận tải biển trong nước và quốc tế Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường “ xuyên Á” Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa 2.1.2 Hạ tầng kỹ thuật

Trung Trung Bộ với hệ thống đường bộ và đường sắt: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 8, Quốc lộ 9, Đường Hồ Chí Minh và Đường sắt Bắc – Nam Đường hàng không thì có: Sân bay Vinh, Sân bay Đồng Hới,Sân bay Phú Bày.Cảng: Cảng Vũng Áng, cảng Cửu Lò, cảng Chân Mây Trung Trung Bộ nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không, và biển; cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế

2.1.3.1 Văn hóa nông nghiệp lúa nước:

Vì đặc điểm của nền nông nghiệp lúa nước nên xuất hiện hình thức cư trú theo cộng đồng làng xã Làng xóm với vùng Trung Trung Bộ đều được hình thành một cách tự phát trong quá trình khai phá đất đai để trồng trọt và sinh sống, với cơ cấu dân cư là những người cùng huyết thống hay những người có cùng nghề nghiệp bao gồm nhiều dòng họ khác nhau Việc hình thành nên những làng xóm trên vùng đất mới này cũng có mô hình tương tự với hình thức tổ chức làng xóm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Tuy nhiên với thành phần dân cư hay biến động vì nơi đây còn nhiều đất đai chưa được khai phá nên người dân có thể rời đi để tìm những nơi dễ sinh sống hơn, vì vậy mối quan hệ với đất đai không được khắng khít và cố định, nếu như các làng xã truyền thống có tính tự trị và khép kín thì nông thôn, làng xã Trung Trung Bộ có khuynh hướng cởi mở hơn, phóng khoáng hơn Song về cơ bản vẫn mang nhiều nét đặc thù của nền nông nghiệp: ý thức đoàn kết cộng đồng cao từ đó đã thúc đẩy tính dân chủ làng xã, ý thức tự trị thông qua các lệ làng, hương ước và cũng tạo nên nếp sống tự cấp, tự túc trong làng…

Với mối quan hệ huyết thống nên nghề nghiệp và kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác theo kiểu cha truyền con nối Việc xây dựng các công trình kiến trúc trong làng thường được do những người cao tuổi và các nhóm thợ địa phương thực hiện Chính vì vậy mà hầu như các thể loại công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của dân gian từng vùng

2.1.3.2 Văn hóa của dân cư vùng biển Đối với cư dân vùng biển thì cuộc sống của họ gắn liền với biển Biển chính là nguồn sống của họ và kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động đánh bắt thủy hải sản Chính vì tính đặc thù của hoạt động này mà để có được hiệu quả trong quá trình lao động đòi hỏi mọi người cần phải gắn kết và bảo bọc nhau rất chặt chẽ Cuộc sống của ngư dân luôn gắn với biển nên về tâm linh người dân rất tôn thờ thần biển thông qua hình tường của cá “ Ông”, thực chất đó là cá voi Vì họ xem những vị thần này luôn mang đến cho họ những điều may mắn khi hoạt động trên biển cho nên khi cá “ Ông” trôi dạt vào bờ và chết thì người dân tỏ ra cực kỳ tôn kính, họ tổ chức an táng rồi đưa về các lăng để thờ

Vào những ngày lễ trong năm, họ tổ chức các lễ hội cầu Ngư thường gắn liền với lễ cúng cá “Ông” và lễ hội hát “tuồng” Ngoài ra kết hợp với các hoạt động tín ngưỡng của ngư dân đã tạo nên những nét đặc trung trong cộng đồng ngư dân trong vùng Trong quá trình cùng chung sống trên mảnh đất này, nét văn hóa đặc trung của người Việt Bắc Bộ cùng với sự giao thoa từ nét văn hóa biển gốc Chăm đã hình thành nên những nét văn hóa biển Trung Trung Bộ riêng biệt

Cùng với Phật giáo người Việt ở Trung trung bộ có những tín ngưỡng tâm linh khác như: tục thờ cúng vong linh tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, thờ Thổ Công, Táo Quân, Thành Hoàng, tục thờ Bà, nữ thần…

Tục thờ cúng vong linh – tổ tiên: Đối với người Việt tục thờ cũng tổ tiên đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu Tục thờ cúng tổ tiên xuất hiện rất lâu, trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết, tin rằng con người sau khi chết đi về thăm nom phù hộ cho con cháy và đã trở thành một phong tục truyền thống của dân tộc, cho dù không phải là điều bắt buộc song đó lại là thứ “ luật bất thành văn” trong đời sống tâm linh của người Việt tồn tại qua bao thế hệ Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ngay tại gian giữa của gian nhà chính, một vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà dân gian (hình 2.23 )

KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN GÍA TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ VƯỜN HUẾ

3.1 Kế thừa, vận dụng sáng tạo các giá trị kiến trúc nhà vườn Huế vào các khu nghĩ dưỡng vùng Trung Trung Bộ

3.1.1 Vận dụng cách bố cục tổng thể

Xuất phát điểm từ một nền văn hóa nông nghiệp và do sống trong môi trường tự nhiên luôn có khả năng xảy ra nhiều yếu tố bất thường nên triết lý sống của người Huế nói riêng và người Việt nói chung là sống hài hòa với thiên nhiên, con người và thiên nhiên là một tổng thể thống nhất bền chặt không thể tách rời được thể hiện trong các quan niệm Âm – Dương hài hòa, quan điểm “Thiên - Địa – Nhân”, thuật phong thủy v.v…

Tiếp thu cái tinh túy của kiến trúc dân gian và cũng dựa trên những quan niệm, triết lý sống của ông cha ta mà trong các công trình nghỉ dưỡng đã vận dụng và khai thác có hiệu quả trong tổ chức bố cục tổng thể của mình Các thành phần chức năng trong bố cục tổng thể chung thông thường bao gồm:

- Khu dịch vụ công cộng( nhà tiếp tân; phòng ăn; bar; thư viện; shop…)

- Không gian cảnh quan ( sân vườn, hồ bơi, bãi biển…)

- Khu lưu trú( các dạng nhà nghỉ: villa riêng biệt, các bungalow, khách sạn)

- Khu du lịch, không gian nghỉ dưỡng

- Khu cung cấp, quản lý, phục vụ (bếp, kho, giặt là…)

Bố cục tổng thể của các khu nghỉ dưỡng đều có khuynh hướng dàn trải theo phương ngang, là một tổ hợp của nhiều thành phần kiến trúc thành một tổng thể liên hoàn, các thành phần chức năng nằm đan xen với hệ thống cảnh quan sân vườn chung quanh và gắn chặt với đặc điểm địa hình Có thể nhận thấy việc khai thác phong cách này trong bố cục trong bố cục tổng thể của cụm công trình nghỉ dưỡng Ana Madara Huế.Ở đây có sự gắn bó chặt chẽ, hòa quyện gần như tuyệt đối giữa kiến trúc và thiên nhiên xung quanh ( hình 3.1) Các ngôi nhà nghỉ nằm rải rác dốc theo những triền đất nhấp nhô và bám theo những con đường quanh co dẫn đến nhà chính là sảnh đón tiếp được bố trí một bên một thác nước, tất cả gợi lên hình ảnh của một làng quê thanh bình truyền thống củaViệt Nam Dưới những bóng dừa đong đưa, những ngôi nhà nghỉ với hàng hiên thoáng đãng, mát mẽ vừa che chắn chống lại cái nóng, lại vừa đón được những cơn gió man mát từ biển thổi vào Kiến trúc thoáng mở tối đa, như mời gọi thiên nhiên ùa vào lòng mình.( hình 3.2)

Cũng vận dụng những quan niệm trên mà trong khu nghĩ dưỡng Lăng Cô Beach Resort - Huế cũng tạo nên một sự gắn bó hài hòa, khăn khít giữa kiến trúc và thiên nhiên Với đặc điểm khu đất và quy mô xây dựng nên mỗi nhà nghỉ ở đây là một trong trình kiến trúc hai đến ba tầng Nhưng đặc điểm khá nổi bật là dù các nhà nghỉ là khối kiến trúc nhiều tầng nhưng không bố trí san sát nhau mà nằm tách biệt xen kẽ với sân vườn, tất cả như lọt thỏm trong cái xanh thẫm của cây cỏ thiên nhiên và được nối với nhau bằng một hành lang giữa các ngôi nhà nghỉ, gợi lên hình ảnh như chiếc cầu nối các ngôi nhà ngư dân ở các làng chài ở vịnh Lăng Cô ( hình 3.3) Việc xác định đường trục chính trong bố cục tổng thể công trình nghỉ dưỡng là rất quan trọng, đường trục này được xác định dựa vào vị trí, các tiếp cận với khu nghỉ và tùy thuộc vào đặc điểm địa hình nên trục bố cục có thể là đường thẳng hay cong, về chức năng đường trục này hình thành nên trục dịch vụ mà bắt đầu là khu tiếp tân, các khu chức năng bám xung quanh gồm có nhà hàng, bar, khu spa, khu lưu trú thấp tầng, hồ bơi chính Đồng thời nó cũng mang ý nghĩa của một trục trung tâm (trục thần đạo) và yếu tố phong thủy trong quan niệm dân gian Việc xác định đường trục này được tôn trọng triệt để, trong đó các yếu tố cổng, bình phong, sân, mặt nước là không thể thiếu và được bố trí trên đó.Đường trục này dẫn dắt và hướng ra khu vực có minh đường thoáng rộng, có cảnh quan đẹp như bờ biển và hình thành một khu vực mà nơi đó diễn ra các hoạt động có mật độ cao nhất của khu nghỉ dưỡng Chúng ta có thể nhận thấy bố cục các thành phần trên trục chính như sau:

Cổng: là thành phần không thể thiếu trong bố cục tổng thể, nó được xem như là một mắt xích trong mối liên kết để kiến trúc tiếp xúc và hòa nhập cảnh quan chung, là gạch nối giữa công trình với thế giới bên ngoài và ngược lại Hình ảnh của cổng làng, hay trong nếp nhà dân gian đã trở nên quá quen thuộc và ẩn sâu trong tâm thức của người Việt, nó tạo nên một cảm xúc thân quen bồi hồi như được cảm nhận hơi ấm vòng tay người than khi xa quê lâu ngày về thăm Cổng trong công trình nghỉ dưỡng có nhiều hình dáng khác nhau có cổng đơn, tam quan, có máy, hay không có mái và thông thường được bố trí trên trục chính của công trình để nhấn mạnh lối vào chính.(hình 3.5) Tuy nhiên với việc ảnh hưởng từ văn hóa dân gian, khi làm nhà người dân rất kiên kỵ việc cổng vào nhà và cửa chính nằm trên một trục, nếu nằm trên một trục thì bao giờ cũng có bình phong che chắn Chính vì vậy bình phong trong bố cục tổng thể được bố trí trên trục chính thẳng với nhà đón tiếp và tổ chức lối đi vòng sang hai bên, tránh lối đi trực diện vào công trình Bình phong ở đây được cách điệu mà thông thường là những thành phần trang trí như vườn cây, thảm cỏ kết hợp với biển hiệu của công trình nghỉ dưỡng Ngoài ra khuôn viên tổng thể được sử dụng những dãy cây xanh cách ly, sự phân định ranh giới giữa trong và ngoài công trình chỉ mang tính chất ướt lệ, tạo cảm giác nhẹ nhàng hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên xung quanh (hình 3.6)

Một thành phần kiến trúc thường được bố trí trên trục chính có vai trò làm điểm nhấn cho toàn bộ bố cục tổng thể của công trình nghỉ dưỡng đó là khối kiến trúc của nhà đón tiếp, lễ tân Bộ phận này đóng vai trò như là chiếc cầu nối giữa khách và khu nghỉ dưỡng và giữa các bộ phận chức năng khác nhau Chính vì vậy để đảm bảo về mặt công năng nên vị trí thường được đặt ở vị trí trung tâm khu đất, bao quanh là sân vườn với nhiều cây xanh, lối bố cục này giống với bố cục ngôi nhà chính trong tổng thể ngôi nhà vườn xứ huế (hình 3.7)

Sân là thành phần đóng vai trò quan trọng trong bố cục tổng thể của công trình nghỉ dưỡng, xét về quy mô thì sân có nhiều hình thức lớn nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào chức năng mà cách bố trí có thể tập trung hay phân tán vào trong các khu chức năng của công trình Trong đó sân trung tâm được bố trí trên trục chính dẫn từ ngoài vào có thể xem như là trung tâm của bố cục tổng thể và có thể chi phối việc bố trí các thành phần kiến trúc xung quanh Sân trung tâm là nơi diễn ra các hoạt động chính của công trình nghỉ dưỡng với chức năng giao tiếp, sinh hoat ngoài trời, là nơi tổ chức các lễ hội v.v… Các thành phần kiến trúc như nhà đón tiếp, nhà hàng đều có khuynh hướng quy tụ vào sân trung tâm và có sự gắn kết khá chặt chẽ với nhau, hình thức kiến trúc của các thành phần nàyđược bố trí bởi những hệ thống cửa theo hình thức cửa “đại hội”, cửa “bức bàn” để khi cần tổ chức các dịp lễ hội tập trung đông người thì chỉ cần bung các cánh cửa này là tạo ra được không gian liên hoàn rộng thoáng, thống nhất hưu cơ với nhau giữa bên trong và bên ngoài Giải pháp tổ chức không gian như vậy thật vừa cởi mở, vừa thân thiện, quen thuộc và cũng gần gũi với những tập quán sinh hoạt của người dân nơi đây (hình 3.7) Đồng thời sân trung tâm luôn gắn liền với yếu tố mặt nước và thường được bố trí phía trước sân trung tâm, yếu tố mặt nước ở đây được khai thác như gợi lại hình ảnh cái ao quen thuộc trong nhà dân gian.Vị trí hồ bơi thường hướng ra biển hoặc các không gian rộng tạo cảm giác thoáng đãng, kéo gần thiên nhiên lại gần con người Tất cả được gằn kết để ngoài chức năng là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt của khu nghỉ dưỡng mà còn cải thiện được điều kiện vi khí hậu, đón những cơn gió mát từ biển thổi vào mang đến một môi trường trong lành cho con người nghỉ ngơi, thư giãn trong đó Với cách tổ chức không gian như trên đã thể hiện sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo và bảo lưu những giá trị của yếu tố sân vườn, ao hồ trong ngôi nhà dân gian

Quan điểm tổ chức không gian trong bố cục tổng thể của công trình nghỉ dưỡng nhìn chung đã thể hiện rõ việc vận dụng, khai thác phong cách trong lối tổ chức bố cục tổng thể của nhà vườn Huế và gợi lại những nét đặc trưng của một làng quê thanh bình với những hình ảnh mộc mạc, giản dị, thân thuộc đối với mọi người (hình 3.4)

3.1.2 Vận dụng cách tổ chức không gian cảnh quan Đây là một thành phần không thể thiếu trong một công trình nghỉ dưỡng.Với mật độ xõy dựng chỉ chiếm dưới 25%, tức cú nghĩa là ắ diện tớch đất cũn lại là dành cho không gian cảnh quan Thiên nhiên ở đây như làm chủ khu đất và con người như được hòa mình vào tự nhiên – vũ trụ, để có thể tìm thấy những giây phút nghỉ ngơi thật thoải mái và khám phá những điều thú vị của khung cảnh đặc trưng của xứ Huế

Với lối bố cục dàn trải như đã trình bày ở trên, kiến trúc như hòa vào tự nhiên ẩn mình dưới những rặng dừa xanh, thấp thoáng trong núi đồi, soi bong xuống mặt nước, tất cả đã tạo nên một bức tranh chung về một làng quê thật thanh bình và thơ mộng Tính quần thể của công trình được đề cao thay vì chỉ tập trung vào một thành phần kiến trúc riêng biệt.Cái đẹp ở đây được cảm nhận từ sự gắn kết hài hòa giữa quần thể kiến trúc với cảnh quan xung quanh.Chính vì vậy, có thể nói rằng mối quan hệ giữa thiên nhiên và kiến trúc trong các công trình nghỉ dưỡng được thể hiện rõ rệt và đòi hỏi yêu cầu cao nhất

Trong các thành phần của không gian cảnh quan, cái đặc trưng vốn có của định hình và thiên nhiên xung quanh được tôn trọng triệt để, đây cũng chính là yếu tố chính trong không gian cảnh quan đồng thời kết hợp với các yếu tố quan trọng khác để tăng sự cảm nhận về phong cảnh thiên nhiên như: hồ bơi, bãi biển, yếu tố mặt nước, hệ thống các sân trong, các lối đi, vườn hoa và rừng thiên nhiên

Con đường dẫn vào công trình và đường trong khuôn viên khu đất mang tính chất dẫn dắt và định hướng sự khám phá các khung cảnh thiên nhiên và được tổ chức theo quan niệm của dân gian Qua việc nhấn mạnh con đường đi và ý thức của sự đi yếu tố thời gian trong kiến trúc được tôn lên.Bản thân công trình kiến trúc cũng được coi như một chuỗi sự kiện trên một trục đường đi, chứ không là một thể cố định Nguyên tắc phối cảnh rất chú trọng những thay đổi cơ bản về ấn tượng dọc theo đường đi

Yếu tố mặt nước trong không gian cảnh quan công trình nghỉ dưỡng được khai thác như một hình thức mô phỏng đặc điểm “sinh thái cảnh quan” của làng quê xứ Huế với những lũy tre, rặng dừa bao bọc các vườn cây sum xuê, xen kẽ nhiều mặt nước ao hồ hay là bể cạn trong nhà vườn Huế Mặt nước ở đây thường kết hợp với các yếu tố thiên nhiên như cây xanh, địa hình để tạo nên những cảnh quan sinh động nhằm tăng cảm giác về phong cảnh thiên nhiên trong công trình Mặt nước trong công trình nghỉ dưỡng có thể tập trung hay phân tán, xuất hiện nhiều trong cảnh quan và được chia thành 2 loại: mặt nước tĩnh và mặt nước lặng Mặt nước tĩnh tạo khoảng cách cảm thụ cho công trình kiến trúc hoặc cho tác phẩm nghệ thuật khác, tạo một hình ảnh lung linh phản chiếu cho công trình mang cảm giác sinh động và mơ mộng, hay mang đến một cảm giác thanh bình, tĩnh lặng cho người thưởng ngoạn làm cho con người ở đây có một sự tập trung cao độ Mặt khác sự kết hợp giữa mặt nước và cây xanh làm cho cảnh quan của công trình nghỉ dưỡng mang một cảm giác mát mẻ, dễ chịu dưới cái nóng gay gắt của miền Trung, đồng thời cải tạo vi khí hậu cho công trình (hình 3.8) Ngoài việc mặt nước đóng vai trò mang đến những xúc cảm trước một cảnh quan thiên nhiên, cải tạo điều kiện vi khí hậu thì mặt nước ở đây còn “ẩn tàng” một ý nghĩa mang tính biểu trưng mà luôn gắn liền với quan niệm tín ngưỡng dân gian xứ Huế trong đó là lối tư duy lưỡng phân - lưỡng hợp Biểu hiện cho sự sung túc, no đủ và sự cân bằng âm – dương, một bên là “dòng tụ chảy, tích phúc” – phần âm, một bên là núi đồi mô đất - phần dương , hay hình ảnh mặt nước tĩnh và lạnh – âm ở dưới đối lập với ngói đỏ - dương ở trên (hình 3.9) (hình 3.10) (hình 3.11) (hình 3.12b)

Một thành phần không kém phần quan trọng trong tổ chức cảnh quan trong công trình nghỉ dưỡng là cây xanh Kết hợp với địa hình, cây xanh ở đây được sử dụng những loại cây mang tính chất địa phương như: dừa, chè tàu, phi lao, các lùm cây bụi… được đan xen vào công trình một cách có chọn lọc để tạo nên một không gian cảnh quan đặc trưng cho từng công trình nghỉ dưỡng Mảnh vườn, cánh đồng lúa, hàng rào cây xanh được cách điệu và xử lý tinh tế gây một cảm giác lạ, thích thú, đồng thời là cái “tính hiệu” gợi lại khung cảnh miền quê xứ Huế

Như vậy với những ưu thế về địa hình kết hợp với các tuyến, điểm liên hoàn và các yếu tố cây xanh, mặt nước đã làm cho không gian cảnh quan trong công trình nghỉ dưỡng dịch chuyển theo từng bước đi của người thưởng ngoạn Nghệ thuật đóng mở không gian được vận dụng một cách linh hoạt tạo nên những góc nhìn thụ cảm, hấp dẫn làm tăng giá trị cảnh quan cho du khách

3.1.3 Vận dụng cách tổ chức không gian kiến trúc

Ngày đăng: 08/04/2024, 19:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w