1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hát xoan nghệ thuật diễn xướng dân gian việt nam

23 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hát Xoan
Tác giả Quản Thanh Ngân, Bùi Thị Kim Ngân, Phạm Thị Phương Ngân, Hoàng Lưu Thiên Nga, Nguyễn Hoài Nam
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam
Thể loại Môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 14,77 MB

Nội dung

Vậy hát xoan là gì, nguồn gốc của nó từ đâu và những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật này.1.1 Khái NiệmHát Xoan là một loại hình dân ca lễ nghi phong tục thờ thần, thành hoàng thường được

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH - -

1.Quản Thanh Ngân

2 Bùi Thị Kim Ngân

3 Phạm Thị Phương Ngân

4 Hoàng Lưu Thiên Nga

5 Nguyễn Hoài Nam (63DDL30089)

Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2023

Trang 2

Mục lục

I Hát Xoan là gì? Nguồn gốc từ đâu? Đặc điểm của nghệ thuật Hát Xoan 3

1.1 Khái Niệm 3

1.2 Nguồn gốc Hát Xoan 4

1.3 Nguồn gốc của hát Xoan Phú Thọ 8

II Hát xoan thuộc thể loại âm nhạc gì 9

III Địa bàn Hát Xoan 11

3.1 Cơ cấu tổ chức phường Hát Xoan 11

3.2 Sinh hoạt Hát Xoan 13

IV Mục đích diễn xướng và các hình thức Hát Xoan 18

4.1 Mục đích của Hát Xoan 18

4.2 Các hình thức Hát Xoan 18

V Quy trình diễn xướng hát xoan 19

2

Trang 3

I Hát Xoan là gì? Nguồn gốc từ đâu? Đặc điểm của nghệ thuật Hát Xoan

Hát xoan là một loại hình nghệ thuật truyền thống của người dân tộcKinh Bắc, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đạidiện cho nhân loại Tuy nhiên, với nhiều người thì đây là một nghệ thuật lạlẫm và xa xôi Vậy hát xoan là gì, nguồn gốc của nó từ đâu và những đặcđiểm nổi bật của nghệ thuật này

3

Trang 4

1.2 Nguồn gốc Hát Xoan

Nói chung, nguồn gốc của dân ca là một vấn đề rất phức tạp Dân cacũng như các hình thức văn học nghệ thuật bình dân khác, là một công trìnhsáng tác tập thể của nhân dân lao động Vì thế, quá trình phát triển của nó làtiên tiến Hiện nay vì chưa có những tài liệu khoa học đích xác giúp ta tìmhiểu cụ thể vấn đề nguồn gốc nên cũng chưa thể phân định được các giaiđoạn phát triển của các loại dân ca Tuy nhiên ở những địa phương có cácloại dân ca như: Xoan, Ghẹo… nhân dân ở đó đều có các truyền thuyết vềvấn đề nguồn gốc rất khác nhau

Trong khoảng thời gian từ 1956 đến 1958, phòng Nghiên cứu âm nhạcdân gian của Vụ Nghệ thuật (nay là Vụ Ca múa nhạc – Bộ Văn hoá) có cửmột đoàn các nhạc sĩ về tìm hiểu, khai thác các loại dân ca Xoan, Ghẹo Phúthọ và trong thực tế công tác, các nhạc sĩ cũng đã nêu ra những giả thuyết vềvấn đề nguồn gốc của các loại dân ca này

Tuy những truyền thuyết và giả thuyết trên đây chưa giải thích cắtnghĩa đầy đủ, chính xác vấn đề nguồn gốc dân ca Phú Thọ Nhưng phần nào

có thể giúp chúng ta những gợi ý để tìm hiểu sâu thêm về phong tục, tập quán

và lề lối sinh hoạt của nhân dân lao động Phú Thọ và bước đầu đặt vấn đề tìmhiểu nguồn gốc của các loại dân ca phong phú của Phú Thọ

Nhìn chung, các truyền thuyết dân gian về vấn đề nguồn gốc của HátXoan và Hát Ghẹo trên đây thường chỉ là những thần tích hay những lối cắtnghĩa về nội dung lời ca, lề lối tổ chức được thần thoại hoá nhiều khi khác

4

Trang 5

hẳn nhau, mâu thuẫn với nhau mà chưa giải thích được cụ thể, rõ ràng nguồngốc lịch sử của hai loại dân ca này.

Truyền thuyết cho rằng Hát Xoan có từ đời nhà Lê mới chỉ cắt nghĩađược lề lối hát của quả cách đầu tiên (Kiều Giang cách, hát có phách kèmtheo) và kể lại một câu chuyện minh họa cho lập luận ít tính xác thực của lịchsử: Công chúa Kiều Giang là con vua Lê nào? Bến Chương Lương ở đâu?

Những truyền thuyết cho Hát Xoan có từ đời Hùng Vương cũng vậy,chỉ là những câu chuyện kể được thần thoại hoá, truyền miệng từ đời nọ quađời kia, ít giá trị khoa học để có thể căn cứ vào đó mà tìm ra nguồn gốc.Truyền thuyết cho Hát Xoan có từ đời nhà Lý lại càng không thể tincậy được tuy truyền thuyết nói rất rõ về đời vua (Lý Thần Tông thứ 7) và cắtnghĩa nguồn gốc của một vài quả cách trong ca Xoan (Ngư tiều canh mụccách, Tứ dân cách, Xoan cách) Vì đời Lý là thời kỳ đạo Phật thịnh hành nhấttrong lịch sử nước ta từ trước tới nay (Lý Công Uẩn, ông tổ của nhà Lý là connuôi của một nhà sư) mà Hát Xoan lại là lối hát ở cửa đình Lề lối sinh hoạt

và bản thân nội dung lời ca của Hát Xoan mang rõ màu sắc của Nho giáo hơn

là Phật giáo và không thể nhầm lẫn được

Truyền thuyết “Kết nghĩa được thần thoại hoá” của phường Xoan KimĐức thì lại rất giống các truyền thuyết dân gian cắt nghĩa về nguồn gốc củahát Ghẹo, hát Quan họ, hát Dặm của nhân dân các vùng Phú Thọ, Bắc Ninh,Nghệ An, Hà Tĩnh… thiếu cơ sở khoa học để phân định thời gian cụ thể và

5

Trang 6

giải thích một cách thoả đáng cả nội dung, hình thức, lề lối tố chức của dân

– Loại giả thuyết cho Hát Xoan xuất hiệnvào thế kỷ XV

Loại giả thuyết thứ nhất cho Hát Xoan chung một nguồn gốc với hátDặm, hát Nhà tơ hoặc hát Quan họ mới chỉ có một cái nhìn phiến diện dựa(3)hoàn toàn vào những nét tương đối giống nhau của các loại hát trên mà nhậnđịnh, chưa cắt nghĩa được những nét khác nhau giữa các loại hát đó Ngaykhi dẫn chứng những nét giống nhau về lời ca, giọng điệu, lề lối tổ chức củacác loại dân ca trên, giả thuyết này cũng chưa phân tích được cụ thể và thoảđáng về nguồn gốc, căn do của những nét tương đối gần với nhau của các loạihát ấy

Giả thuyết cho rằng Hát Xoan xuất hiện khoảng thế kỷ XV tức là đờiHậu Lê Tuy nêu ra những dẫn chứng lịch sử tương đối rõ ràng nhưng khigắn những đặc điểm lịch sử đó vào Hát Xoan cũng chỉ mới giải thích đượcmột số lời ca của một vài bài trong dân ca Xoan, cắt nghĩa một số danh từ…

mà chưa phân tích cụ thể những đặc điểm về lề lối, nội dung, hình thức mộtcách toàn diện và khoa học

6

Trang 7

Đối với các truyền thuyết và giả thuyết về Hát Ghẹo cũng vậy: Nóichung các truyền thuyết dân gian về vấn đề nguồn gốc của Hát Ghẹo đều cómột nét giống nhau là: Hát Ghẹo bắt nguồn từ lệ kết nghĩa giữa hai làng Dotục nước nghĩa đó, Hát Ghẹo mới ra đời và phát triển dần dần.

Còn về giả thuyết cho rằng Hát Ghẹo cùng chung một nguồn gốc vớiQuan họ chúng tôi đã nhận định ở trên, giả thuyết cho rằng sự xuất hiện của

“tục nước nghĩa” cũng có những nhược điểm như các truyền thuyết dân gian,nghĩa là thiếu những dẫn chứng lịch sử cụ thể và nói chung còn sơ sài.Tuy nhiên, những truyền thuyết dân gian và những giả thuyết trên đây

đã bước đầu đặt ra cho chúng ta những vấn đề cần phải lưu ý khi muốn tìmhiểu nguồn gốc của các loại dân ca trên như: Hát Xoan, Hát Ghẹo và các hìnhthức dân ca khác đều có những nét giống nhau Vì cùng nằm trong kho tàngvăn học của nhân dân lao động (âm điệu, lời ca, lề lối sinh hoạt…)

– Hát Xoan, Hát Ghẹo là những hình thức dân ca phản ánh rõ phong tụctập quán của người dân lao động Phú Thọ, có thể đó là những phong tục tậpquán xa xưa nhất của dân tộc chúng ta

– Đặc điểm của những truyền thuyết và giả thuyết về nguồn gốc củadân ca Xoan và Ghẹo là thường nhắc đến tục kết nghĩa, nước nghĩa giữa haithôn, hai làng với nhau, giống như một vài truyền thuyết dân gian về nguồngốc của hát Lượm, hát Quan họ Đặc điểm này phản ảnh mối quan hệ giữa(4)sinh hoạt vui chơi, ca hát với đời sống lao động sản xuất của nhân dân vàgiúp chúng ta hiểu thêm ảnh hưởng qua lại giữa các loại dân ca với nhau

Ý kiến của chúng tôi về vấn đề này: Phải nói ngay là chúng tôi không

có ý muốn nêu lên một giả thuyết về vấn đề nguồn gốc của dân ca Xoan HátXoan cũng như các loại dân ca khác của Phú Thọ: Ví đồi chè, ví ống, ví đưatiễn, trống quân, hát đố làng Ngai… là những sản phẩm văn học nghệ thuậtcủa nhân dân lao động Quá trình hình thành và phát triển của tục ngữ, ca dao

và các hình thức văn học nghệ thuật bình dân khác nghĩa là không đơn giản

và thuần nhất

Ngày nay, khi tìm hiểu về nguồn gốc loại dân ca nào chúng ta thườngcăn cứ vào nội dung, hình thức nghệ thuật và lề lối tổ chức, sinh hoạt của loạidân ca đó, nghĩa là phải căn cứ vào nhiều mặt Một số các truyền thuyết và

7

Trang 8

giả thuyết về nguồn gốc thường chỉ căn cứ vào nội dung lời ca để phân địnhthời gian xuất hiện của dân ca và gò ép tất cả những sự kiện lịch sử để chứngminh cho nhận định của mình Tìm hiểu như vậy về hình thức có vẻ như làrất khoa học, nhưng thực tế kết quả mang lại không thể làm chúng ta tin cậymột cách thoả đáng được vì dân ca chưa phải là một sáng tác đã hoàn chỉnhcủa nhân dân lao động Trong một cuộc hát đối đáp, trong khi tập luyện haytrong lúc lao động sản xuất, một người chợt nghĩ ra một ý, phác ra một câuhát đầu tiên, câu hát đó được trau chuốt, gọt giũa dần qua từng người, từngphường, từng thời gian mà hình thành nên bài hát Bài hát đó chưa hoànchỉnh lại được thêm bớt, thay đổi cả về nội dung, hình thức, theo thời gianhoàn cảnh, tâm tư của những người hát và cuộc hát Do đó nếu chỉ căn cứ vàonội dung của lời ca mà kết luận thời gian xuất hiện của bài hát, từ đấy suydiễn cả thời gian xuất hiện của cả một loạt bài hát, của một loại dân ca thìkhông thể tránh khỏi chủ quan và gán ghép một cách thiếu cơ sở khoa học.Muốn tìm hiểu nguồn gốc hình thành của một số bài hát, một số lànđiệu trong một loại dân ca thôi chúng ta cũng phải có những tài liệu và nhữngdẫn chứng cụ thể về hoàn cảnh xã hội (địa lý, kinh tế, văn hoá), đặc điểmphong tục tập quán, ngôn ngữ, tâm lý… Vì thế vấn đề tìm hiểu nguồn gốccủa một loại dân ca là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi một thời gian nghiêncứu lâu dài và toàn diện.

1.3 Nguồn gốc của hát Xoan Phú Thọ

Không có thông tin chính xác về nguồn gốc của nghệ thuật hát XoanPhú Thọ Theo truyền thuyết, khi vua Hùng tìm đất để xây dựng đô thành,ông đã dừng chân tại Phù Đức - An Thái, quê của nghệ thuật Xoan và nhìnthấy lũ trẻ đang hát múa vui tươi

8

Trang 9

Vua đã rất thích và dạy cho chúng một số điệu múa gọi là điệu Xoantiên Theo một truyền thuyết khác, vợ của vua Hùng bị khó sinh nên đã mờinàng Quế Hoa, người có tài nghệ múa hát hơn người, về biểu diễn và giúp bàsinh ba người con trai tuấn tú, tài giỏi Vua rất vui mừng nên đã cho côngchúa và cung nữ học theo điệu múa của nàng Quế Hoa Thời gian đó đúngvào mùa xuân nên hát Xoan ban đầu được gọi là hát Xuân.Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nghệ thuật hát Xoan chính thức xuấthiện vào thế kỷ 15, vào thời kỳ Hậu Lê Lời ca của Xoan rất giống với vănchương, phong cách sử dụng ngôn từ của thời kỳ này với thể thất ngôn, xen

kẽ những câu 6 tiếng

II Hát xoan thuộc thể loại âm nhạc gì

Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thànhhoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường đượcbiểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ,một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam

9

Trang 10

Dân ca, Dân nhạc hoặc Âm nhạc dân gian bao gồm cả âm nhạc truyềnthống cũng như thể loại âm nhạc phát triển từ đó trong quá trình phục hồi vănhóa dân gian thế kỷ 20 Thuật ngữ này lần đầu xuất hiện vào thế kỷ 19 nhưngban đầu được sử dụng để chỉ loại hình âm nhạc có từ trước đó.

Dân ca truyền thống được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: âm

nhạc truyền khẩu; âm nhạc của người bình dân; âm nhạc mà người sáng tác

vô danh, hoặc âm nhạc được biểu diễn theo phong tục trong một thời giandài Những điều này tương phản với các thể loại âm nhạc thương mại và cổđiển Có người định nghĩa dân ca là những bài hát cổ không rõ người sángtác; người khác cho rằng đó là loại hình âm nhạc được lưu truyền và pháttriển bằng cách truyền khẩu hoặc được biểu diễn theo phong tục trong mộtthời gian dài

10

Trang 11

Từ góc độ lịch sử, âm nhạc dân gian truyền thống có những đặc điểmsau:

 Truyền khẩu

 Không rõ tác giả

 Thành quả của tập thể

 Mang nét văn hóa dân tộc

 Sử dụng trong những thời gian đặc biệt

III Địa bàn Hát Xoan

Hát Xoan hiện có ở 18 xã của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó

15 xã, phường thuộc thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao,Tam Nông và Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) và 3 xã thuộc 3 huyện Lập Thạch,Sông Lô và Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc)

3.1 Cơ cấu tổ chức phường Hát Xoan

Phú Thọ có 4 họ Xoan được gọi theo tên làng là: Phường Xoan AnThái, Phù Đức, Kim Đái và Thét Phường Xoan là một tổ chức văn nghệnghiệp dư của những người cùng làng, phần lớn là có quan hệ họ hàng bà convới nhau Mỗi phường có một trùm phường, 4 hay 5 kép và từ 12 tới 15 đào

Do tuyển lựa người cùng làng nên nhiều trường hợp người trong một gia

11

Trang 12

đình, một chi họ cùng ở trong phường và còn lần lượt vào phường từng thế

hệ, tạo nên tính truyền thống của phường Như vậy, đã hình thành các giađình Xoan truyền thống và có hiện tượng người trong phường đối đãi vớinhau như trong gia đình, xưng hô theo tuổi và thứ bậc họ hàng Phường Xoan

là một tổ chức phường họ mang tính gia trưởng

Trùm phường Xoan thường là người theo phường lâu, có uy tín và kinhnghiệm, biết giao thiệp ứng xử và thuộc nhiều làn điệu, bài bản Những ngườiđược cử làm trùm phường cũng thường là thuộc các gia đình Xoan lâu đời.Trùm phường không có nhiệm kỳ nhất định mà tùy theo hoàn cảnh, thườngthì mỗi người chỉ giữ ngôi trùm vài ba năm nhưng có thể giữ nhiều khóakhông liên tục

Các phường viên trong phường con trai gọi là Kép, con gái gọi là Đào.Nam mặc áo the, khăn xếp, quần trắng, guốc mộc; nữ mặc áo năm thân, khăn

mỏ quạ, áo cánh trắng, yếm điều, thắt lưng bao, dải yếm các mầu, quần lụa,đeo xà tích, đi guốc mộc Những làng có người đi Hát Xoan kết nước nghĩavới các phường Xoan và các phường Xoan cũng kết nước nghĩa với nhau Họcoi nhau thân thiết như anh em, nhưng tuyệt đối đào, kép trong các phườngXoan không được lấy nam nữ thanh niên của làng kết nước nghĩa Nhạc cụcủa phường Xoan chỉ là một, hai chiếc trống con và bộ phách Bộ pháchphường Xoan làm bằng tre hay mai già dầy, dài một gang tay

Việc học tập của phường được tổ chức vào cuối năm trong tháng Chạp.Vào những giờ nông nhàn, mọi người thường tập trung tại nhà ông trùm họccác làn điệu theo lối học truyền khẩu, người biết bảo người chưa biết Cácquả cách hát thờ đã có văn bản, ông trùm hát và mọi người hát theo, ông trùmmúa hoặc bảo các đào cũ múa, mọi người trông đó mà múa Ông trùm uốnnắn chung Phường Xoan tập trong không khí hào hứng say sưa giữa nhữngbàn tán trò chuyện ồn ào của người đến xem Có người xem cũng múa háttheo ông trùm chẳng những không ngăn cản mà còn dựa vào đó để lấy thêmđào kép

12

Trang 13

Lớp học bế mạc, cả phường Xoan chuẩn bị cho cái tết cổ truyền đầu năm

của gia đình và cũng là chuẩn bị cho mùa hát

3.2 Sinh hoạt Hát Xoan

Hát Xoan đón đào là một trong những hình thức biểu hiện giao lưu củahát Xoan nước nghĩa Thực chất của hình thức hát Xoan nước nghĩa là việcgiao lưu hát Xoan của các phường Xoan gốc với các làng có liên quan trongtín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với nội dung khẩn nguyện, giao kết, cầuchúc của cư dân các làng làm nông nghiệp

Tùy theo phong tục từng làng mà cách đón tiếp cósự thể hiện khác nhaunhưng cách đón tiếp để lại tới ngày nay nhiều ấn tượng nhất là cuộc đónphường Xoan An Thái của dân làng Đức Bác (xã Đức Bác, huyện Sông Lô,tỉnh Vĩnh Phúc)

Làng Đức Bác còn gọi là Đức Liệp (Kẻ Lép) là một làng bên bờ sông

Lô, nơi vừa có đồi gò, ruộng đầm, vừa có bờ bãi bên sông Đền, đình làng ởđây thờ nhị vị Thánh ông và Thánh bà là Trôi Sơn đại thần và Nương Nươngcông chúa

Một năm làng có 3 kỳ lễ hội: Kỳ thứ nhất vào ngày mồng 1 tháng Hai

âm lịch, gọi là “tiệc khai xuân cầu đình” Ngoài lễ vật hương hoa người tacòn làm hình một cái âm vật bằng mo cau để ở đền Thánh bà và hình một cáidương vật bằng gỗ vông để ở đền Thánh ông Chiều tối mồng 1 rước hai”vật

13

Trang 14

giống” ấy về đình, trước cuộc hát Xoan thờ có tục làm hèm: Chạm hai vậtgiống ấy vào nhau ba lần rồi đặt lên bàn làm lễ yên vị.

Kỳ lễ hội thứ hai diễn ra vào ngày mồng 1 tháng Sáu âm lịch, gọi là “hạđiền cầu nước” Hội có bơi chải, bơi sang Kẻ Nổi (xã Phượng Lâu, Phongchâu), nơi kết nghĩa để lấy nước và mấy con mạ về cấy xuống đồng nhà

Kỳ lễ hội thứ ba diễn ra vào ngày trung tuần tháng Tám âm lịch ở đềnThánh ông Tiệc cầu có gỏi cá làm lễ vật chính

Như vậy, trong ba kỳ lễ hội của làng hàng năm chỉ có kỳ lễ hội “khaixuân cầu đình” là có Hát Xoan thờ thần

Chuyện xưa kể lại rằng: Từ sáng sớm ngày mồng 1 tháng Hai năm Âmlịch (ngày tiệc khai xuân cầu đình của làng), 8 trai làng Đức Bác, mỗi ngườiđeo một trống bản cùng một số người đại diện, ra bến sông đầu làng đónphường Xoan An Thái

Hôm ấy, ông Trùm phường mặc trang phục áo dài vải the đen, đầu đội khănsếp đen, quần vải trắng, tay cầm ô đen, chân đi guốc mộc Cùng đi với ôngTrùm có có 1 ôngnhạc công thuần thục giữ nhịp trống phách; 8 đến 12 cô đào(tuổi từ 13 đến 20, đều chưa lấy chồng) và hai anh kép nhỏ (tuổi dưới 15).Các đào Xoan mặc áo dài, đầu đội khăn nhung, mặc quần láng đenchít khăn

mỏ quạ, tay nải khoác vai, đi chân đất; Kép đầu đội khăn lượt, mặc áo thethâm, quần trắng, đầu thắt dải nhiễu điều, đi chân đất

Khi đoàn thuyền chở phường Xoan cập bờ, tiếng trống khua vang rộn khắpbến sông Sau đôi câu hát trao duyên tình tứ, các trai làng đeo trống vào cổcho đào Rồi từng cặp, từng cặp, nữ đeo trống trước bụng,đi giật lùi; namcầm dùi gõ vào mặt trống, họ vừa đi vừa cất tiếng hát trao duyên trong nhịptrống rộn ràng

Cuộc đón tiếp nồng thắm vì thế cứ dùng dằng từ sáng sớm cho đến quá trưa

họ mới về tới đình làng Họ hát đối đáp suốt từ bờ sông đến sân đình.Khi phường Xoan về đến đình làng thì cũng là lúc hai cỗ kiệu rước “vậtgiống” ở hai đền về đến đình, phường Xoan được ông chủ tế cùng những bậccao niên trong làng đón tiếp rất thân mật Sau khi làm lễ hèm, phường Xoanbắt đầu cuộc hát Mở đầu là hát múa mời vua về dự hội đình với dân làng;

14

Ngày đăng: 08/04/2024, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w