Khảo sát và đánh giá các điều kiện phát triển du lịch của huyện bình liêu

33 0 0
Khảo sát và đánh giá các điều kiện phát triển du lịch của huyện bình liêu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì thế, trong định hướng, kế hoạch phát triển du lịch bền vững của huyện Bình Liêu thời gian tới, nơi này được quy hoạch thành một điểm đến, một trọng điểm du lịch khám phá, sinh thái, n

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁTTRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN BÌNH LIÊU

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Điều kiện tự nhiên + chỉnh

Lê Thu Lan

Tài nguyên nhân văn Nguyễn Việt Ân Slide PPT + thuyết trình Đỗ Văn Hùng

Trang 3

1 Điều kiện tự nhiên1.1 Vị trí địa lí

Huyện Bình Liêu nằm ở phía đông bắc của tỉnh Quảng Ninh, nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 103 km về phía đông bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 258 km, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Hải Hà.

- Phía tây giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn - Phía nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà.

- Phía bắc giáp huyện Ninh Minh, thành phố Sùng Tả và thành phố Phòng Thành Cảng, khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc.

Bình Liêu là huyện miền núi ở cực bắc của tỉnh Quảng Ninh, (có toạ độ từ 21°27’ đến 21°39’ vĩ độ Bắc và từ 107°17’ đến 107°36’ kinh độ Đông), cách thành phố Hạ Long 108 km, cách thị trấn Tiên Yên 28 km; phía Bắc có 43,168 km đường biên giới với Trung Quốc, có Cửa khẩu Hoành Mô, xã Hoành Mô thông thương với Trung Quốc.

Nhìn chung, vị trí địa lý của huyện có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế đối ngoại, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh dịch vụ trên địa bàn song cũng nẩy sinh nhiều thách thức, khó khăn trong việc phát triển mọi mặt nói chung, bảo vệ An ninh - Quốc phòng, quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và kiểm soát chống buôn lậu nói riêng.

Trang 4

1.2 Địa hình, địa chất

Bình Liêu là huyện có địa hình miền núi, độ cao trung bình từ 500 - 600 m so với mặt nước biển, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc – Tây Nam, với nhiều đỉnh núi cao trên 1000m (Cao xiêm 1.330m; Cao Ba lanh 1.113m; Ngàn Chi 1.160 m ) Về cấu trúc địa hình huyện Bình Liêu đa dạng, phân dị, bị chia thành 3 tiểu vùng.

1.2.1 Tiểu vùng núi thấp và trung bình Tây Bắc sông Tiên Yên

Độ cao trung bình trên 600m, gồm phần nửa phía Bắc các xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều dãy hướng núi, có nhiều đỉnh núi cao 800 -1.000m dọc trên đường biên giáp Trung Quốc Độ dốc bình quân khoảng 30 độ và có nhiều sườn dốc hiểm trên 35 độ Đất đai bị xói mòn, rửa trôi khá mạnh, phần lớn là đồi núi trọc hoặc cây lùm bụi, cỏ tranh

1.2.2 Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đông Nam

Độ cao trung bình 600 - 700m, độ dốc bình quân khoảng 25 - 28 độ, gồm các xã Đồng Văn, Húc Động, phía nam xã Hoành Mô, một phần các xã Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc Đặc điểm cấu trúc địa hình khá phức tạp, tạo thành những dãy núi lớn với nhiều đỉnh cao trên 1000m (Cao Xiêm 1.429m), những dãy núi cao nằm trên đường phân thủy huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà, Đầm Hà (Đỉnh Nam Châu Lãnh 1508m) Đất đai của tiểu vùng chưa bị thoái hóa nhiều, có những điểm mặt bằng dưới 15 độ.

1.2.3 Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên

Từ Đồng Văn đến Vô Ngại theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung bình khoảng 300 - 400m, độ dốc thấp dưới 15 độ Tiểu vùng này chủ yếu là đồi thấp, dốc thoải, nhiều ruộng bậc thang, được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng lúa nước tập trung ven sông.

Địa hình đa dạng, phân dị phức tạp, bị chia cắt nên rất khó khăn cho xây dựng cơ sở hạ tầng Giao thông không thuận tiện, dân cư thưa

Trang 5

thớt những đặc điểm và cấu trúc địa hình của huyện là những khó khăn, thách thức lớn đối với phát triển du lịch cộng đồng của huyện nói chung, xây dựng nông thôn mới ở các xã nói riêng hiện tại và trong tương lai.

1.3 Khí hậu

Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, khí hậu của huyện Bình Liêu là khí hậu miền núi khá điển hình, phân hóa theo đai cao, tạo ra những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới

Yếu tố hạn chế của khí hậu là trong mùa khô rất thiếu nước, chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất lợi như băng giá, sương muối Nhiệt độ trung bình trong năm từ 180 C - 280 C, nhiệt độ trung bình cao nhất mùa hạ từ 320C - 340 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất mùa đông từ 50 C - 150 C, thỉnh thoảng có sương muối, băng giá ở vùng núi cao Lượng mưa khá cao, nhưng không điều hòa, bình quân từ 2000 - 2400 mm/năm, số ngày mưa trong năm là 163 ngày, khoảng 70% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, sườn phía đông các dãy núi mưa nhiều từ 2400-2800mm.

1.4 Tài nguyên nước, đất, rừng1.4.1 Tài nguyên nước

Nguồn nước trên bề mặt: Bình Liêu có hệ thống sông suối khá dày đặc, các con sông, suối và các ao, hồ, đập nước nhỏ ước diện tích khoảng 13,42 ha, đây chính là nguồn nước mặt đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các xã trong toàn huyện Nước từ các ao, hồ, sông, suối, đập nước được dẫn tới các khu vực sản xuất nông nghiệp nhờ hệ thống kênh mương dẫn nước (toàn huyện có 927 tuyến kênh mương các loại với tổng chiều dài 643,5 km, đáp ứng cho khoảng 55% diện tích đất sản xuất nông nghiệp) Nhìn chung, nguồn nước cung cấp ở huyện rất hạn chế, đặc biệt rất khó khăn vào mùa khô

Trang 6

Nguồn nước ngầm : Bình Liêu có trữ lượng nước ngầm khá lớn, chất lượng nước tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân Nhân dân sử dụng nguồn nước này qua hệ thống giếng khoan, giếng đào

1.4.2 Tài nguyên đất, rừng

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 475,1Km², trong đó đất nông nghiệp: 38.967,43 ha = 82,02%; đất phi nông nghiệp: 1.605,85 ha = 3,38 %; đất chưa sử dụng: 6.936,77 ha = 14,60 %.

Về tài nguyên rừng: Huyện Bình Liêu có 34.683,11 ha diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73,0 % diện tích đất tự nhiên toàn huyện Trong đó:

- Rừng phòng hộ 14.524,37 ha chiếm 41,88 %, rừng sản xuất 20.158,74 ha chiếm 58,12 %.

Hệ thực vật rừng rất đa dạng, trong đó có các loại thực vật quý hiếm cần được bảo vệ như sến mật, vù hương, sa nhân…và các loại cây đặc sản khác như hồi, quế, sở

1.5 Tài nguyên khoáng sản

Các khoáng sản có hiệu quả kinh tế chủ yếu trong huyện là khoáng sét làm gạch, mỗi năm sản xuất khoảng 11,5 triệu viên; đá cao lanh, mỗi năm sản xuất khoảng 20.300 tấn.

2 Tài nguyên du lịch thiên nhiên2.1 Thác Khe Vằn

Thác Khe Vằn, thuộc xã Húc Động, huyện Bình Liêu, cách TP Hạ Long 100km và trung tâm thị trấn Bình Liêu khoảng 12km về hướng Đông Nam Để đến thác Khe Vằn, du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện ô tô hoặc xe máy đến UBND xã Húc Động và di chuyển khoảng 3km là điểm dừng chân thuộc thôn Khe Vằn Từ điểm đỗ xe, du khách mất thêm khoảng 15 phút đi bộ để đến chân thác Con đường nhỏ uốn lượn dẫn đến thác tựa như dải lụa trắng, những thửa ruộng bậc thang dưới nắng sớm tạo nên cảnh đẹp thiên nhiên hùng vỹ, làm say đắm lòng người.

Trang 7

Sau khi trải nghiệm cung đường đầy thú vị, thác Khe Vằn hiện ra trước mắt với vẻ đẹp kỳ vĩ và hoang sơ Thác nước cao khoảng 100m, được chia thành 3 tầng rõ rệt, đáng chú ý là cứ mỗi tầng thác lại mang mô ̣t vẻ đẹp khác nhau Tầng thác đầu tiên có không gian rộng lớn, chính giữa có một tảng đá nhô lên tựa như một con voi đang trong thế phủ phục, xung quanh là hàng trăm khối đá to nhỏ tạo ra một cảnh quan hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng, cuốn hút Lên đến tầng thứ hai của thác nước sẽ thấy dòng nước đổ xuống được chia làm hai, một bên to, một bên nhỏ Nước chảy từ trên cao đổ xuống, gặp đá tạo thành nhiều tầng tung ra những bọt nước trắng xóa Cuối cùng, khi đã chinh phục được đến tầng cao nhất của thác, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây Âm thanh từ thác nước đầu nguồn đổ xuống hòa lẫn với tiếng núi rừng khiến miền sơn cước biên giới trở nên hấp dẫn, lôi cuốn.

Thác Khe Vằn mang sắc thái riêng theo từng mùa Mùa mưa đến, dòng thác mang nguồn nước dồi dào tuôn chảy xối xả Nhưng khi mùa khô tới, thác Khe Vằn lại hiền hòa như khúc ca trữ tình nồng ấm Mùa hè, trong cái nóng bức, du khách được đằm mình trong làn nước trong mát của dòng thác, cảm giác hoà mình vào thiên nhiên thật khoan khoái.

Đến Khe Vằn, ngoài cảnh núi rừng hùng vĩ, du khách còn được tìm hiểu, thưởng thức những làn điê ̣u soóng cọ của bà con dân tô ̣c nơi đây Cứ vào mỗi dịp tháng ba (âm lịch), người Sán Chỉ sẽ tạm gác lại mọi công việc để tham gia ngày hội của dân tộc mình Những làn điệu mang hơi thở của tình yêu quê hương, đất nước và tình cảm thiêng liêng lứa đôi sẽ là trải nghiệm thú vị khi đến du lịch thác Khe Vằn vào thời điểm này.

2.2 Núi Cao Xiêm

Nằm án ngữ giữa biên giới và biển trời vùng Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh ở độ cao 1.429 mét so với mực nước biển, thuộc địa phận xã Lục Hồn huyện Bình Liêu, Cao Xiêm được mệnh danh “Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ”, “Nóc nhà của Quảng Ninh” Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng, Cao Xiêm đang là điểm đến lý tưởng của nhiều đoàn phượt ưa mạo hiểm khi đến Bình Liêu.

Trang 8

Đỉnh Cao Xiêm hay còn gọi là Khau Khoang, Đỉnh Cột Cờ, núi cắm cờ, tiếng Sán Chỉ là “Kèo Kăm Khây”, tiếng Tày là “Khau Cẳm Cờ” là điểm du lịch chưa được biết đến nhiều do địa hình hiểm trở, phức tạp Với độ cao 1.429 mét so với mực nước biển, ở bất cứ bản làng nào của huyện Bình Liêu đều có thể quan sát được đỉnh Cao Xiêm hùng vĩ này Do vậy, vào những ngày mùa vụ, người dân địa phương thường nhìn lên đỉnh Cao Xiêm để theo dõi thời tiết mà có biện pháp chủ động phơi phóng, thu cất thóc, ngô Cao Xiêm gần gũi với đời sống là thế, tuy nhiên, số người đã từng đặt chân lên đỉnh núi này thì chưa nhiều Có lẽ vì vậy mà Cao Xiêm còn khá xa lạ và kỳ bí Chặng đường để chinh phục đỉnh Cao Xiêm ước tính dài khoảng hơn 7 km đi bộ, chủ yếu là đường mòn men theo các sườn núi với rất nhiều núi đá mấp mô quanh năm mây mù bao phủ và băng qua những đồi cỏ bao la, ngút ngàn Từ trung tâm thị trấn Bình Liêu, du khách có thể đi theo một trong 4 cung đường để khám phá đỉnh Cao Xiêm: thứ nhất là hướng bản Cao Thắng (xã Lục Hồn), thứ hai là thôn Lục Ngù (xã Húc Động); thứ ba là bản Ngàn Mèo (xã Lục Hồn), thứ tư là bản Co Nhan (Tình Húc) Tuy nhiên, hai cung đường Lục Ngù và Co Nhan là hai cung đường rất ít người lựa chọn, nếu có cũng chỉ là một số người dân bản địa chăn thả gia súc ở trên đỉnh núi này thi thoảng qua lại.

Phong cảnh thiên nhiên nơi đây hùng vĩ hơn với những dãy “tường thành” tựa như “Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ”, nối tiếp nhau chạy dài như vô tận Có ý kiến cho rằng, sở dĩ có những bức tường đá này do người dân Lục Hồn và Húc Động tạo ra để phân chia lãnh thổ và ngăn không cho gia súc của mình sang địa phận khác

Hành trình đầy gian nan, nhưng vượt qua được nó để lên đến đỉnh bạn sẽ có một cảm giác chiến thắng một cách viên mãn, vô cùng khó tả Đứng trên đỉnh cao nhất của dãy núi Cao Xiêm chúng ta có thể bao quát cả một vùng rộng lớn: từ phía Đông của đỉnh núi, có thể hướng tầm nhìn vượt huyện Hải Hà, Đầm Hà ra Vịnh Bắc Bộ; từ phía Tây có thể nhìn vượt qua những dãy núi cao giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc; từ sườn Nam, có thể hướng tầm nhìn xuống thung lũng Bình Liêu và xa hơn là núi đồi thấp khu vực Tiên Yên; từ sườn Bắc, có thể hướng tầm

Trang 9

nhìn đến dãy núi "anh em" là Cao Ly và xa hơn là vùng núi Quảng Nam Châu hùng vĩ.

2.3 Núi Cao Ba Lanh

Nằm trong top 4-5 đỉnh núi cao ở Bình Liêu, chinh phục Cao Ba Lanh là hành trình tới đỉnh cao hơn 1.000m (so với mặt nước biển), qua 3 đỉnh là Cao Ba Lanh hạ, trung và thượng Đường mòn đi càng khó, du khách càng cảm thấy phấn khích với thành quả, món quà nhận được khi chinh phục đỉnh cao Đó là tầm nhìn bao quát cả một vùng biên ải rộng lớn; không gian khoáng đạt, khí hậu trong lành, mát mẻ, mây mờ bao quanh…

Khác với nhiều núi, Cao Ba Lanh rộng chừng 400ha và có không gian khoáng đạt, bằng phẳng trên đỉnh, nơi bạn sẽ khám phá ra 2 hồ lớn có diện tích tầm 1ha, được nghe và trải nghiệm nhiều truyền thuyết về đá thần huyền bí.

Càng ý nghĩa hơn khi bạn được tham quan, thắp hương tưởng nhớ các liệt sỹ đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc tại đây Trên đỉnh núi Cao Ba Lanh vẫn còn những chứng tích của một thời chiến đấu hào hùng như hầm hào, giếng nước, đường kéo pháo…lẫn trong cỏ cây Đi sâu hơn vào rừng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một hệ sinh thái rừng phong phú với các loại cây quý như dổi, dẻ vàng, hồi, ngũ gia bì, cam thảo

Có thể thấy, Cao Ba Lanh mang trong mình nhiều giá trị độc đáo Vì thế, trong định hướng, kế hoạch phát triển du lịch bền vững của huyện Bình Liêu thời gian tới, nơi này được quy hoạch thành một điểm đến, một trọng điểm du lịch khám phá, sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với vẻ đẹp tự nhiên, hùng vĩ.

Đồng thời trong kế hoạch phát triển du lịch bền vững, thắng cảnh này cũng được quan tâm kết nối thành các tour tuyến với các cảnh điểm khác, như: Khám phá bản người Dao Sông Moóc, chợ Đồng Văn, vườn hoa Cao Sơn, đồng thời kết nối với các mốc khu vực biên giới, Khe Tiền, xa hơn là Khe Vằn Đây là hướng nhằm gia tăng trải nghiệm, kéo dài thời gian lưu trú cho du khách tại Bình Liêu.

3 Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Bình Liêu

Trang 10

Bình Liêu là huyện miền núi biên giới với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn Sau gần 30 năm đổi mới, diện mạo của huyện đã có sự thay đổi tích cực, đời sống vật chất của nhân dân từng bước được nâng cao, kinh tế tiếp tục được phát triển Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá Huyện đã tập trung phát huy những thế mạnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, dịch vụ và thương mại biên giới.

Người dân đầu tư cho nông – lâm nghiệp là việc đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ và kinh tế cửa khẩu Huyện đã khai thác lợi thế địa phương như sản phẩm cây đặc sản: hồi, quế, chế biến miến dong,

4 Đặc điểm dân cư huyện Bình Liêu

Bình Liêu là huyện đa dân tộc (khoảng 95% là đồng bào dân tộc thiểu số) Bình Liêu có một bề dày văn hóa phong phú, đa dạng, mang một bản sắc riêng Năm 2020, dân số huyện Bình Liêu khoảng 33000 người.

Bình Liêu có 4 dân tộc chính:

- Đông nhất là người Tày chiếm 58,4%, sống tập trung ở các bản vùng thung lũng thấp dọc các xã và thị trấn Bình Liêu.

- Người Dao chiếm 25,6%, chủ yếu tập trung tại các bản vùng cao, đông nhất tại xã Đồng Văn.

- Người Sán chỉ chiếm 15,4%, đông nhất tại xã Húc Động - Người Kinh chiếm khoảng 3,7%.

Là một huyện ở vùng miền núi, biên giới lại có tới 95% là đồng bào dân tộc thiểu số nên ít nhiều gây cản trở đến sự phát triển du lịch của vùng đất này Sự khác biệt về ngôn ngữ kết hợp với trình độ học vấn còn thấp khiến cho người dân địa phương gặp khó khăn trong việc quảng bá du lịch và tư duy

5 Tài nguyên nhân văn

Trang 11

5.1 Lễ Hội

5.1.1 Lễ hội đình Lục Nà

Lễ hô ̣i đình Lục Nà được diễn ra vào ngày 16-17 tháng giêng hằng năm, lễ hô ̣i thu hút được sự tham gia của rất nhiều người dân trong và ngoài tỉnh.

Đình Lục Nà nằm ở thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn, huyê ̣n Bình Liêu, Quảng Ninh Trong sử sách có ghi chép lại rằng, đình Lục Nà được xây dựng từ thời kỳ Hậu Lê, trước đây đình có quy mô rô ̣ng 5 gian, cột gỗ tròn có đường kính khoảng 40 - 50cm, tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương Vào năm 2011, đình được đầu tư xây dựng trên diện tích 10.187m2, khang trang sạch sẽ hơn.

Nơi đây thờ Thành hoàng làng Hoàng Cần, ông được biết đến là mô ̣t vị tướng quân, một vị anh hùng dân tộc đã có công lao rất lớn trong cuộc chiến đấu đánh bại giặc phương Bắc đến xâm lăng đất nước ta, bảo vệ non sông bờ cõi.

Nơi đây còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá, là nơi giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, yêu làng bản của các dân tộc vùng cao.

Lễ hội đình Lục Nà 2019 diễn ra vào ngày 16, 17 âm lịch, lễ hô ̣i gồm hai phần lễ và hội Phần lễ gồm các hoạt động rước sắc phong bài vị Thành hoàng làng Hoàng Cần đi một vòng quanh thôn Bản Cáu nơi có đình Lục Nà, khai trống mở hội, dâng hương, lễ tế thần

Phần hội gồm các trò chơi dân gian, như: Tung còn, đẩy gậy, kéo co, đánh quay, nhảy bao bố… giao lưu hát then – đàn tính giữa huyện Bình Liêu và tỉnh Lạng Sơn.

Khi tham gia vào lễ hô ̣i du khách không chỉ được sống lại truyền thống của lịch sử, hiểu thêm về vùng đất, phong tục, nét văn hóa mà còn được tham gia các trò chơi truyền thống.

5.1.2 Ngày hội "Kiêng gió" Bình Liêu

Ngày hội “Kiêng gió” là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán Bình Liêu được tổ

Trang 12

chức hằng năm thu hút rất nhiều người đến tham dự, trải nghiê ̣m nét văn hóa đă ̣c sắc

Ngày hội “Kiêng gió” bắt nguồn từ phong tục tránh thú rừng, thiên tai và cầu mùa màng bội thu, ấm no của đồng bào Dao Thanh Phán Theo đó, đồng bào Dao Thanh Phán quan niệm vào ngày 4/4 âm lịch hằng năm, cả gia đình ra khỏi nhà từ sớm để thần gió vào nhà mang đi những rủi ro, phiền muộn và đem vào nhà họ những điều tốt lành, ấm no, sung túc.

Những ngày này, người Dao Thanh Phán ở các bản làng thường đi chơi, thăm hỏi bà con, bạn bè, cùng nhau tâm tình, hát cho nhau nghe những làn điệu quê hương và đi chợ mua sắm các vật dụng cần thiết cho gia đình để phục vụ lao động, sản xuất

Bên cạnh tìm hiểu về nét văn hóa đô ̣c đáo của người dân, tại lễ hô ̣i còn diễn ra nhiều hoạt đô ̣ng văn hóa khác nhau như lễ cấp sắc, thổi kèn đám cưới; thi kéo co, đẩy gậy, ném còn, lày cỏ; trình diễn thêu trang phục bằng tay của phụ nữ dân tộc Dao, trình diễn trang phục dân tộc; tham quan, mua sắm tại các gian hang

5.1.3 Hội Soóng cọ ở Bình Liêu

Hội Soóng cọ hay còn gọi là Shặm nhịt hụi, Hội tháng ba diễn ra trong hai ngày 30/4 và 1/5 (tức ngày 15, 16 âm lịch) hàng năm Mở màn đêm khai Hội là những tiết mục văn nghệ đô ̣c đáo.

Trước kia hô ̣i Soóng cọ chỉ dành cho người đã trưởng thành, trẻ em không được phép tham gia, bởi mục đích chính là để cho đôi lứa tìm người tâm đầu ý hợp kết thành nhân duyên Đồng thời dành cho những người yêu nhau say đắm mà không đến được với nhau có thể gặp lại nhau trong ngày Hội và chỉ trong ngày hội đó, họ mới được thoải mái hát ca, tâm tình, ở bên nhau mà không bị xã hội cười chê.

Sau khi kết thúc Hội, ai về nhà đấy, không được tơ vương, tự ý hẹn hò, không được can thiệp vào đời sống gia đình riêng của nhau gây mất hạnh phúc, đổ vỡ gia đình của bên kia Nếu vi phạm các nguyên tắc trên thì cả hai người sẽ bị hai họ phế truất ra khỏi dòng họ, bị cả thôn, bản và mọi người chê cười.

Trang 13

Thông qua lối hát Soóng cọ, các đôi nam thanh, nữ tú có thể kết bạn và tỏ tình với nhau, gửi gắm những tâm sự đôi lứa, người già trong thôn bản dùng lời hát để răn dạy con cháu về công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ, kinh nghiệm đối nhân xử thế, truyền cho nhau những kinh nghiệm trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống… Khi hát Soóng cọ, người hát sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình kết hợp với trang phục truyền thống để tạo nên nét văn hóa riêng của người Sán Chỉ.

5.1.4 Ấn tượng Hội Mùa vàng

Hô ̣i Mùa vàng mới được tổ chức vào những năm gần đây, nhưng cứ cuối tháng 10 dương lịch trở đi khi lúa chín vàng trên những cánh đồng, thửa ruộng bậc thang người dân háo hức, nô nức đến Bình Liêu để tham gia vào lễ hô ̣i, chụp cho mình những bức ảnh ấn tượng

Những ngày diễn ra lễ hô ̣i du khách sẽ được ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp của ruộng bậc thang ở thôn Ngàn Pạt, Khe O, Cao Thắng (xã Lục Hồn), bản Sông Moóc A, Sông Moóc B (xã Đồng Văn) hay những dòng thác đang đổ màu vàng óng ả giữa trời thu xanh ngắt.

Không khí ngày hội rô ̣n ràng, niềm vui của người dân, những sắc màu rực rỡ từ những trang phục truyền thống góp phần tô điểm nên bức tranh thiên nhiên đô ̣c đáo.

Đặc biệt đến với lễ hô ̣i du khách có thể tham gia hoạt đô ̣ng thú vị chính là dù lượn bay trên mùa vàng Từ trên cao du khách đã có được trải nghiệm mới mẻ, độc đáo khi ngắm vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang từ trên cao.

5.1.5 Lễ hô ̣i hoa sở

Hô ̣i hoa sở được tổ chức và trở thành một trong những sự kiện du lịch thường niên hấp dẫn thu hút nhiều du khách tới ghé thăm, chụp ảnh cũng như tìm hiểu những nét văn hóa đă ̣c sắc của đồng bào nơi đây.

Cứ vào tháng 12 những bông hoa sở nở trắng đồi, men theo các con đường vào khắp thôn bản và trở thành nét đặc trưng khó thể trộn lẫn của Bình Liêu so với những vùng du lịch nổi tiếng khác trên cả nước.

Trang 14

Những bông hoa sở bở bung trắng muốt điểm nhấn màu vàng rực rỡ khiến nhiều người tưởng tới hoa chè, nhưng cánh của hoa sở to hơn mang màu trắng tinh khôi và hương thơm dịu nhẹ.

Ngoài cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi, mộc mạc của hoa sở, du khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể thao như liên hoan dân ca, tìm hiểu trang phục truyền thống, thưởng thức nông sản của người địa phương hay ẩm thực dân tộc vùng cao các trò chơi dân gian

5.1.6 Nghi lễ Then cổ

Hát then không chỉ là một loại hình nghệ thuật diễn xướng mà còn là một hình thức tín ngưỡng lâu đời của ba dân tộc Tày, Nùng, Thái Ở thời kỳ cuộc sống còn khó khăn thì người ta tìm đến then để giải ốm đau, tai họa hay cầu mong những vận may đến Vào mỗi dịp tháng giêng các gia đình anh em, họ hàng lại quây quần cùng nhau để nghe then giải hạn, đón một năm mới với nhiều niềm may mắn Một trong những địa phương còn giữ nhiều nghi lễ then vô cùng đặc sắc đó là huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), tại đây có những câu lạc bộ then vẫn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Tày.

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) là vùng đất sinh sống của đồng bào dân tộc Tày, là nơi tồn tại nghi lễ then cổ vô cùng đặc sắc Ở Bình Liêu, các câu lạc bộ (CLB) then đang có những cách làm mới, góp phần lưu giữ truyền thống Không đơn thuần là một loại hình nghệ thuật diễn xướng, hát then còn là một hình thức tín ngưỡng lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái.

5.2 Chợ Phiên

5.2.1 Chợ trung tâm

Nằm ở thị trấn Bình Liêu, chợ Trung tâm là chợ lớn nhất của huyện Bình Liêu Theo người dân, chợ phiên có từ lâu đời Trước kia, phiên chợ thường họp vào các ngày lẻ (thứ 3, thứ 5, thứ 7) Ngày nay, khi điều kiện kinh tế của nhân dân trong vùng phát triển hơn, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, chợ chuyển sang họp thường

Trang 15

xuyên để đáp ứng yêu cầu thị trường nhưng nhộn nhịp nhất sẽ là ngày Chủ nhật hàng tuần Đến phiên chợ Bình Liêu vào ngày Chủ nhật, du khách sẽ bắt gặp một không khí sôi động, người bán, kẻ mua tấp nập, cùng với sắc màu rực rỡ bởi những trang phục của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ khi xuống chợ Điều đáng nói, cơ sở vật chất và các dịch vụ của chợ trung tâm thị trấn Bình Liêu khá tốt Cách đây mấy năm, chợ mới được xây dựng lại, đường giao thông thuận tiện, có bãi đỗ xe, hệ thống thông tin liên lạc và các dịch vụ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phục vụ người dân địa phương và du khách.

Chợ phiên là không gian giao lưu, mua bán của các đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận như Tiên Yên, Đầm Hà Vì thế, phiên chợ vừa là nơi tập trung giao lưu buôn bán, vừa là không gian độc đáo đa sắc màu của văn hóa các dân tộc anh em Chợ thường bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến khi mặt trời xuống núi Hàng hoá trao đổi trong chợ phiên chủ yếu là các loại nông, lâm thổ sản do nhân dân trong vùng nuôi trồng được như: gia cầm; các loại dầu quế, hồi, sở; các loại củ, các loại lá thuốc chữa trị bệnh, mật ong rừng, len thổ cẩm, dụng cụ lao động… Nét đặc biệt ở chợ Bình Liêu là người bán luôn giữ giá bán từ đầu đến tan buổi chợ, không giảm mà cũng không tăng, nếu không bán được thì đem về nhà, đợi đến phiên sau lại đem ra chợ bán.

Chợ phiên ở đây không có những quán thắng cố như ở Hà Giang, Lào Cai nhưng lại có những quán bánh đúc, phở canh, khau nhục, bánh cooc mò, bánh ngải… thơm ngon làm nên một nét rất riêng của chợ phiên Bình Liêu.

5.2.2 Chợ Đồng Văn

Ngược lên biên giới 30km, chợ phiên xã Đồng Văn dưới chân núi Cao Ba Lanh lại có những nét riêng khác biệt Chợ nhỏ, những gian hàng lúp xúp nhuốm màu thời gian Bên này ông lão Tày khoe con dao đi rừng sáng quắc, bên kia cô gái Dao Thanh Phán mời mua tấm vải hoa, nụ cười lấp lánh chiếc răng bịt vàng Nhưng hấp dẫn nhất phải kể đến dãy hàng ăn cuối chợ, nơi những quán phở xào san sát nhau, mùi thơm ngào ngạt.

Trang 16

Ngày chợ ở Đồng Văn thực sự trở thành ngày hội vào dịp Kiêng gió hàng năm Người Dao ở đây tin rằng trong ngày 4/4 Âm lịch, dù có làm bất cứ điều gì cũng không thuận lợi, dựng nhà thì nhà đổ, làm nương thì cây lúa chẳng trổ bông Họ tạm gác lại mọi công việc, thả trâu lên rừng, cả bản rủ nhau “mì sèng phẩy hêy dảo”, theo tiếng Dao có nghĩa là “đi chơi chợ mùng 4 tháng Tư” Áo đỏ người Dao, áo xanh người Sán Chỉ, áo chàm người Tày dập dìu, già trẻ trai gái ríu rít trong phiên chợ đông vui Người hẹn hò gặp gỡ kết thân, kẻ tâm sự ôn chuyện quá khứ, nói chuyện tương lai, hát câu Pả dung, thi kéo co, đẩy gậy

Cứ thế, phiên chợ đã chứng kiến bao đôi trai gái nên duyên, bao người đi xa mong ngóng trở về Bình Liêu ngày càng gần với miền xuôi, khách du lịch tới đây ngày một đông hơn trước, và chợ phiên cũng trở thành điểm đến văn hóa không thể bỏ qua với mỗi người.

5.3 Ẩm thực

Phở xào tại đây được chế biến từ những sợi phở thái tay, bản to, được làm bằng gạo bao thai – loại gạo ngon nhất của đồng bào, sở hữu hương thơm thoang thoảng Phở được xào cùng xì dầu, hành tỏi, thịt lợn bản cùng các loại rau, trên bếp đốt củi nên sẽ có mùi “oi khói” rất đặc trưng.

Phở xào Bình Liêu có mùi vị khác với món phở xào nơi khác vì nguyên liệu làm bánh phở là loại gạo Bao thai ngon nhất, thơm, dẻo, trồng trên những thửa ruộng bậc thang Bánh phở được làm hoàn toàn thủ công bằng bàn tay khéo léo của người dân bản địa, ngâm gạo mềm rồi xay thành bột nước, sau đó mang chưng chín ở trên bếp củi.

5.4 Văn hóa nghệ thuật 5.4.1 Đàn tính Bình Liêu

Đàn tính (hay còn gọi là tính tẩu) là nhạc cụ khảy dây được dùng phổ biến ở một số dân tộc miền núi tại Việt Nam như người Thái, người Tày.Hiện nay có một số người chế tạo đàn tính ở Bình Liêu khá nổi tiếng như ông Lương Thiêm Phú ở Tình Húc, ông Vi Thanh Lò ở Thị

Ngày đăng: 08/04/2024, 17:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan