1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn môn kinh tế phát triển cải thiện sức khỏe việt nam đến năm 2020

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải Thiện Sức Khỏe Việt Nam Đến Năm 2020
Tác giả Nguyễn Thị Minh Thu
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Hệ thống chăm sóc sức khỏeTheo nghĩa rộng, hệ thống chăm sóc sức khỏe gồm các bộ phận sau: - Dịch vụ khám chữa bệnh: các dịch vụ này cung cấp tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế ha

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống chăm sóc sức khỏe của một quốc gia là một hệ thống tổ chức bao gồm các yếu tố như con người, cơ sở y tế và nguồn lực nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho dân cư Hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể do nhà nước, tư nhân hoặc cả hai chủ thể trên cung cấp tài chính thuộc quy định riêng nhưng đề có đặc điểm chung là mang tính toàn dân.

Người ta thường nói rằng “ sức khỏe là vốn liếng quý nhất của con người, là tài sản vô hình nhưng có sức mạnh hữu hình, là cái đánh giá thể chất của bạn so với những người khác” hay “sức khỏe là vàng” Quan điểm trên đã nêu bật tầm quan trọng của sức khỏe nói chung và đối với sự phát triển kinh tế nói riêng Để tìm hiểu rõ hơn về sức khỏe và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế, em xin lựa chọn đề tài “Sức khỏe ở Việt Nam” Nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về sức khỏe

Chương 2: Thực trạng sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Chương 3: Cải thiện sức khỏe Việt Nam đến năm 2020

Trang 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC KHỎE 1.1 Sức khỏe và hệ thống chăm sóc sức khỏe

1.1.1 Sức khỏe

Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về vật chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay thương tật”.

Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tất cả các hoạt động sống trên đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi.

Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là bình an trong tâm hồn Biết cách chấp nhận và đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống.

Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là nghề nghiệp với thu nhập đủ sống An sinh xã hội được đảm bảo.

Không có bệnh tật hay thương tật là không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội và sự an toàn về mặt xã hội

1.1.2 Hệ thống chăm sóc sức khỏe

Theo nghĩa rộng, hệ thống chăm sóc sức khỏe gồm các bộ phận sau: - Dịch vụ khám chữa bệnh: các dịch vụ này cung cấp tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế hay thậm chí cả ở nhà bệnh nhân nhằm chăm sóc sức khỏe cá nhân khi mắc bệnh.

- Các dịch vụ y tế công cộng cần thiết để duy trì một môi trường trong sạch như kiểm soát nguồn nước và thực phẩm, quản lý thuốc và các quy định an toàn để bảo vệ các nhóm dân số nhất định.

- Các dịch vụ y tế dự phòng: tuyên truyền, hướng dẫn phòng ngừa các loại bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm trong công cộng.

- Bảo hiểm y tế: đây là bộ phận vẫn thường được gọi là bên thứ ba trong hệ thống y tế.

1.2 Tiêu chí đánh giá tình trạng sức khỏe

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ tử vong

Học viên: Nguyễn Thị Minh Thu

Trang 3

a Tuổi thọ bình quân

Tuổi thọ bình quân là số năm sống trung bình dự kiến của một người nếu tỷ lệ tử vong theo độ tuổi nhất định ở một năm nào đó được giữ nguyên trong suốt cuộc đời của họ.

Trên thực tế, con người có thể sống thọ hơn số tuổi thọ bình quân do những tiến bộ về y tế và thu nhập tăng lên nhưng cũng có thể sống ít hơn tuổi thọ bình quân dự kiến do các yếu tố bệnh tật.

b Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (U5-MR)

Được xác định bằng tỷ số giữa số trẻ em dưới 5 tuổi chết trong năm xác định và tổng số trẻ em dưới 5 tuổi sinh ra sống trong cùng một năm.

Chỉ tiêu này phản ánh cơ hội sống của trẻ em, nó phản ánh quá trình chăm sóc trẻ em, trình độ phát triển của ngành y tế nói riêng và trình độ phát triển kinh tế xã hội nói chung Vì phần lớn trẻ em dưới năm tuổi chết tập trung vào nhóm dưới 1 tuổi do đó cần sử dụng chỉ tiêu bổ sung là tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi c Tỷ suất chết của bà mẹ có liên quan đến thai sản (MMR)

Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ chết theo nguyên nhân chết, phục vụ đánh giá kết quả chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong quá trình thai sản nói riêng và các chương trình bảo vệ bà mẹ, trẻ sơ sinh nói chung.

Số phụ nữ chết do những nguyên nhân liên quan đến thai sản được tính khi đã xảy ra trong thời gian từ khi mang thai cho đến 42 ngày sau sinh

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ bệnh tật

a Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm chủng 6 loại vacxin

Chỉ tiêu này để đánh giá tình trạng trẻ em được loại trừ khỏi mắc các bệnh truyền nhiễm thường gặp với nguy cơ tử vong cao, đó là các bệnh: sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, lao.

b Tỷ lệ mắc/chết do một số dịch nguy hiểm

Trong 30 năm qua, có một số căn bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện, trong đó căn bệnh nhiều người biết đến nhất là HIV/AIDS, bên cạnh đó cũng có căn bệnh truyền nhiễm cũ tái xuất hiện do kháng thuốc kháng sinh như lao, phong,

Trang 4

sốt rét khiến cho tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong tăng Do đó người ta thường sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá tỉ lệ mắc bệnh đối với một số bệnh dịch nguy hiểm kể trên

1.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng/thể lực

a Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi được đánh giá thông qua việc so sánh các chỉ tiêu về chiều cao, cân nặng của trẻ em so với mức chuẩn Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em được đánh giá theo 3 tình trạng:

- Suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (thể nhẹ cân)

Phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kinh niên trong quá khứ hoặc mới xảy ra Trẻ em có cân nặng theo tuổi thấp hơn 2 độ lệch chuẩn so với mức trung vị tham chiếu toàn cầu do WHO đưa ra được xem là suy dinh dưỡng theo cân nặng.

- Suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (thể thấp còi)

Phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kinh niên do hậu quả của bệnh kinh niên hoặc thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài trong quá khứ Trẻ em có chiều cao theo tuổi thấp hơn 2 độ lệch chuẩn so với mức trung vị tham chiếu toàn cầu do WHO đưa ra được xem là suy dinh dưỡng theo chiều cao Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi là hậu quả của quá trình dài không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, liên tục ốm đau và nhiễm khuẩn nên trẻ không phát triển đúng với khả năng và khi trở thành người lớn thì cũng là những người có chiều cao thấp Trẻ em suy dinh dưỡng theo chiều cao dễ mắc bệnh hơn, có nguy cơ tử vong cao hơn và đồng thời thường biểu hiện chậm phát triển về trí tuệ, khă năng lao động và thể lực cũng kém hơn.

- Suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (thể gầy còm)

Phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng trong khoảng thời gian gần với thời điểm nghiên cứu Trẻ em có cân nặng theo tuổi thấp hơn 2 độ lệch chuẩn so với mức trung vị tham chiếu toàn cầu do WHO đưa ra được xem là suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao.

Học viên: Nguyễn Thị Minh Thu

Trang 5

b Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân

Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ Trẻ sơ sinh nhẹ cân là trẻ sinh ra cân nặng dưới 2500gram, đó là hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng và cung cấp dinh dưỡng kém ở người mẹ, đặc biệt trong thời kì mang thai Hiện tượng này không chỉ phản ánh hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và người mẹ mà còn có quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong trẻ em, tác động không tốt tới quá trình phát triển sau này của trẻ cả về thể chất và trí tuệ

1.2.4 Chỉ số tổng hợp để đánh giá tình trạng sức khỏe

Tuổi thọ bình quân điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe (Healthy life expectancy – HALE) Theo cách tính này, người ta giảm tuổi thọ bình quân theo năm sống trong bện tật, trong đó bệnh tật được gán thêm quyền số là mức độ trầm trọng và khoảng thời gian bị đau ốm Số dư còn lại được coi là số năm sống khỏe mạnh.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc cải thiện sức khỏe

1.3.1 Thu nhập và điều kiện sống

Khi thu nhập tăng lên, các cá nhân, hộ gia đình và xã hội nói chung có thể tăng chi tiêu cho nhiều hàng hóa, dịch vụ trực tiếp hay gián tiếp giúp cải thiện sức khỏe Các cá nhân có thể mua nhiều thực phẩm hơn, có chất lượng tốt hơn Xã hội có khả năng xây dựng thêm phòng khám và bệnh viện, đào tạo bác sĩ và y tá, trả tiền cho các dịch vụ y tế công như tiêm phòng hoặc các chương trình phun thuốc diệt muỗi

1.3.2 Kiến thức y tế và chăm sóc sức khỏe công cộng

Việc hình thành và phổ biến các kiến thức về y tế và chăm sóc sức khỏe công cộng là vấn đề trọng tâm khiến tuổi thọ ở các nước phát triển tăng lên Việc phổ biến các kiến thức này tới các nước ngoài vẫn là một nhân tố quyết định quan trọng đến kết quả về sức khỏe ở các nước đang phát triển Đây cũng là một nhân tố quyết định khá độc lập với mức thu nhập bình quân ở các nước nghèo hơn.

Trang 6

1.3.3 Trình độ giáo dục

Giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng Các cá nhân có trình độ học vấn cao thì tiếp cận và sử dụng thông tin mới càng nhanh hơn trong đó có các thông tin liên quan đến chăm sóc sức khỏe và do đó giúp họ có khả năng phòng tránh những thói quen ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, biết được cách thức điều trị một số bệnh đơn giản thông thường Tác động của trình độ giáo dục tới cải thiện sức khỏe đặc biệt rõ ràng khi trình độ giáo dục của phụ nữ được nâng lên.

1.4 Vai trò của sức khỏe với phát triển kinh tế

1.4.1 Sức khỏe với tăng thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Ngày này có nhiều bằng chứng thuyết phục cho việc mối quan hệ nhận quả cũng có thể vận hành theo chiều ngược lại, trong đó cải thiện sức khỏe dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, thu nhập cao hơn và đói nghèo giảm dần Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi thọ bình quân tăng lên trong thời kì trước đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn trong thời kì sau Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng mang tính chất hiệu suất giảm dần, có nghĩa là khi tuổi thọ bình quân đầu người còn ở mức thấp, một năm tuổi thọ tăng lên ảnh hưởng lớn hơn đến tăng trưởng so với khi tuổi thọ bình quân đạt mức cao hơn Một nghiên cứu điển hình cho biết, sau khi giữ nguyên các nhân tố khác có ảnh hưởng tới tăng trưởng, thì cứ 10% tăng lên trong tuổi thọ từ khi sinh sẽ làm tăng từ 0,3 – 0,4 điểm phần trăm một năm trong tăng trưởng kinh tế Sự khác biệt giữa tuổi thọ bình quân 75 năm ở các nước có thu nhập cao với 45 năm ở các nước có thu nhập thấp được chuyển thành tốc độ tăng trưởng nhanh hơn khoảng 1,5 điểm phần trăm một năm Thậm chí nếu tuổi thọ bình quân cao hơn không chuyển thành tăng trưởng kinh tế nhanh hơn hay thu nhập hàng năm cao hơn thì nó cũng sẽ chuyển thành mức thu nhập cả đời cao hơn.

1.4.2 Sức khỏe với năng suất lao động

Sức khỏe thời niên thiếu có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động sau này, khi đứa trẻ lớn lên và tham giá vào lực lượng lao động Việc được chăm sóc sức

Học viên: Nguyễn Thị Minh Thu

Trang 7

khỏe tốt và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thời niên thiếu sẽ đảm bảo cho đứa trẻ lớn lên có chiều cao hợp lý, đây được coi là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng lao động, đảm bảo người lao động có năng suất lao động cao.

Những người có sức khỏe thường cũng làm việc năng suất bởi vì họ có nhiều năng lượng hơn và minh mẫn hơn.

Sức khỏe của các thành viên trong gia đình còn ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái, điều này lại có ảnh hưởng đến thu nhập trong tương lai của họ

1.4.3 Sức khỏe và đầu tư

Khi con người nghĩ là sẽ sống thọ thì họ sẽ có nhiều động lực để đầu tư dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào giáo dục hay chăm sóc sức khỏe bản thân Ngược lại, những người có sức khỏe yếu dành thêm thu nhập để trang trải chi phí thuốc men, làm giảm khả năng tiết kiệm của họ Người nghèo bị bệnh nặng đôi khi còn bán cả tài sản vì vậy sẽ làm cạn kiệt nguồn tài sản của họ để chi trả tiền thuốc hoặc đơn giản là nuôi gia đình học nếu họ không còn làm việc được nữa do đó không có khả năng tiếp kiệm hay đầu tư

Sức khỏe cũng ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư công Chính phủ muốn chống lại bệnh dịch trong nước phải phân bổ chi tiêu để thực hiện các mục tiêu này, dẫn đến giảm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng hay các điều kiện khác cho phát triển kinh tế Tương tự, bệnh tật cũng làm giảm đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư tránh môi trường có bệnh dịch hoành hành.

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010

2.1 Đánh giá các chỉ số cơ ản phản ánh tình trạng sức khỏe ở Việt Nam

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010

Tỷ số chết mẹ (100.000 trẻ đẻ ra sống) 95 68,3 Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (1.000 trẻ đẻ ra sống) 35 15 Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (1.000 trẻ đẻ ra sống) 42 25 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) (%) 31,9 18,0 Tỷ lệ trẻ mới sinh có trọng lượng <2500 gram (%) 7,1 5 Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%) >90 >90 Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%) <0,3

Theo thông tin từ Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Việt Nam công bố trong cuộc họp báo ngày 21/12/2010, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã đạt 72,8 tuổi (nam đạt 70,2 tuổi, nữ đạt 75,6 tuổi), vượt chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2010 là 72 tuổi Với kết quả đó, tuổi thọ bình quân của Việt Nam tương đương với mức tuổi thọ bình quân của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và cao hơn một số quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn nước ta, ví dụ tuổi thọ bình quân ở Philippine là 72,3 tuổi, Thái Lan là 69,3 tuổi Tuy nhiên nếu tính theo tuổi thọ bình quân khỏe mạnh thì Việt Nam mới đạt 66 tuổi, đứng thứ 116/182 quốc gia xếp hạng.

Bên cạnh tuổi thọ bình quân tăng lên, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi cũng giảm nhanh, từ 30% năm 2001 xuống còn 15,8% năm 2010, đã đạt mục tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 là giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi xuống dưới 16%.

Số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 42% năm 2001 xuống còn 26,8% năm 2005 và đến năm 2010 còn Học viên: Nguyễn Thị Minh Thu

Trang 9

23,8%, đạt mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2001 – 2010 Theo mục tiêu Phát triển thiên niên ký, đến năm 2015, Việt Nam cần giảm tỷ suất xuống còn 19,3% Nếu tiếp tục giữ được tốc độ giảm tỷ suất này đến năm 2015, Việt Nam sẽ đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên ký (MDGs).

Về tỷ suất chết mẹ, tỷ số này giảm từ 165/100.000 trẻ đẻ sống năm 2001 – 2002 xuống còn 80/100.000 trẻ đẻ sống năm 2005 và năm 2010 tỷ số này là 68,3/100.000 trẻ đẻ sống, đạt so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược bảo vệ sức khỏe nhân dân (70/100.000 trẻ đẻ sống) Tuy nhiên, so với Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ là giảm ¾ tử vong mẹ tỏng giai đoạn 1990 2015 (tức là giảm xuống cfon 58,3/100.000 trẻ đẻ sống) thì Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực để đạt được mục tiêu đề ra.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng theo tuổi) là một trong những chỉ tiêu sức khỏe quan trọng Số liệu điều tra của Viện dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ này giảm bền vững qua các năm, từ 25,2% năm 2005 xuống 21,2% năm 2007 và 18,9% năm 2009 Theo kế hoạch, mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở trẻ em Việt Nam là dưới 20% vào năm 2010, tuy nhiên với sự nỗ lực của ngành y tế, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương và cán bộ ngành và sự phát triển về kinh tế xã hội, năm 2010 ước tính đạt mức 18,0%.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong cải thiện sức khỏe người dân, song vẫn còn một số khó khăn, thách thức:

Có sự chênh lệch khá lớn về tình trạng sức khỏe giữa các vùng, miền, thể hiện ở một số chỉ tiêu như tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ suất chết mẹ còn cao tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số Đối với tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, mặc dù tỷ lệ này giảm ở tất cả các vùng, trong đó có các vùng khó khăn, nhưng tỷ lệ ở Tây Nguyên là 26,8%, Trung du và miền núi phía Bắc là 24,3% vẫn còn gấp gần 1,5 lần so với mức trung bình của cả nước.

Trang 10

Chênh lệch giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi của cả nước có xu hướng giảm nhưng mức chệch lệch này vẫn còn rất lớn.

Mức chênh lệch giữa các vùng miền cũng được thể hiện ở tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Mặc dù có sự cải thiện rõ rệt trong giai đoạn 2001 – 2010 như đã đề cập ở trên, Tây Nguyên, Tây Bắc vẫn là các vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao nhất.

Mặc dù tỷ vong trẻ em nước ta đã giảm một cách đáng kể nhưng với cơ cấu dân số có tỷ lệ trẻ em cao (trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 6,7% dân số, ước tính khoảng 6.000.000 trẻ em và số trẻ sơ sinh ra đời hàng năm từ 1.200.000 đến 1.500.000) nên số trẻ tử vong vẫn còn rất cao Theo đánh giá của UNICEF, hàng năm vẫn có tới 31.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong, trong đó ước tính khoảng 16.000 là trẻ sơ sinh.

Suy dinh dưỡng trẻ em (thể nhẹ cân) mặc dù được cải thiện rõ rệt, song vẫn còn cao hơn so với nhiều nước trong khu vực Suy dinh dưỡng thê thấp còi còn khá nghiêm trọng với 31,9% Suy dinh dưỡng thấp còi đang khá phổ biến tại tất cả các vùng sinh thái trên cả nước Về hậu quả, suy dinh dưỡng thấp còi là một dạng suy dinh dưỡng mãn tính, để lại hậu quả lâu dài về thể chất khi trưởng thành, dễ mắc phải các bệnh khi trưởng thành như: thừa cân béo phì, đái tháo đường và một số bệnh khác Suy dinh dưỡng thấp còi cũng liên quan chặt chẽ đến tử vong trẻ em Giảm suy dinh dưỡng thấp còi sẽ trực tiếp cải thiện tầm vóc, thể lực và trí tuệ người Việt Nam.

Về cơ bản, Việt Nam đạt được tiến bộ thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015 về y tế, đặc biệt là MDG 4 và 5 về sức khỏe bà mẹ - trẻ em Tuy vậy, số lượng bà mẹ và trẻ em tẻ vong vẫn còn khá lớn, đặc biêt là ở các vùng khó khăn Một số vấn đề liên quan đến MDG 6 về phòng chống HIV/AIDS và một số bệnh khác cũng cần được quan tâm hơn.

2.2 Mô hình bệnh tật ở Việt Nam

Học viên: Nguyễn Thị Minh Thu

Trang 11

Mô hình bệnh tật ở Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển đổi với đa gánh nặng Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm, nhưng một số bệnh lây nhiễm đang có nguy cơ quay lại; tỷ lệ mắc các bệnh không lây ngày càng gia tăng; tai nạn, chấn thương, ngộ độc tăng nhanh; một số dịch bệnh mới, bệnh la xuất hiện và diễn biến khó lường.

Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện trong hệ thống thông tin y tế, tỷ trọng nhập viện của nhóm các bệnh lây nhiễm chiếm khoảng 55,5% năm 1976 đã giảm xuống 25,2% vào năm 2008 Nhóm các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng qua các năm, từ 42,6% năm 1976 lên 63,1% năm 2008 Nhóm các bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%.

Một số nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật (BOD) cũng cho thấy kết quả tương tự Gánh nặng bệnh tật (tính theo DALY) cho thấy những nhóm bệnh có gánh nặng bệnh tật lớn nhất ở Việt Nam (2006) gồm các bệnh tim mạch, chấn thương, thần kinh – tâm thần.

Sự gia tăng của những bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm trung bình cao gấp 40 – 50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng Một ca mổ tim có chi phí từ 100 -150 triệu đồng, một đợt điều trị cao huyết áp hoặc một đợt điều trị bệnh tiểu đường cấp từ 20 – 30 triệu đồng Đồng thời, các cơ sở y tế cũng phải tăng đầu tư các trang thiết bị y tế đắt tiền để phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm, tuyển chọn và đào tạo thêm các bác sĩ chuyên khoa, kéo theo tăng chi phí dịch vụ Đây là thách thức lớn đối với hệ thống y tế Việt Nam trong thời gian tới, đòi hỏi phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm tăng cường nỗ lực phòng các bệnh này và tổ chức cung ứng dịch vụ y tế.

Trang 12

CHƯƠNG 3: CẢI THIỆN SỨC KHỎE VIỆT NAM ĐẾN NĂM 20203.1 Các chính sách cải thiện sức khỏe

Vấn đề sức khỏe toàn cầu đã có những thay đổi nhanh chóng Bệnh truyền nhiễm giảm đi cho phép nhiều người có thể sống đến tuổi già Tỷ lệ sinh giảm làm thay đổi cấu trúc dân số khiến người cao tuổi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong dân số, làm nảy sinh nhu cầu mới đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa cũng gây ra những vấn đề sức khỏe của riêng chúng Ô nhiễm làm hủy hoại môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe Việc hút thuốc lá nhiều hơn làm tăng gánh nặng bệnh tật như ung thư phổi và bệnh tim Nghiện rượu, thương tật và trầm cảm cũng gây ra nhiều căn bệnh về sức khỏe Việc chuyển đổi bữa ăn từ rau và đậu sang các loại thực phẩm chế biến công nghiệp, cộng với giảm vận động đã làm tăng chứng béo phì ở cả nước nghèo cũng như nước giàu và làm tăng các loại bệnh mãn tính.

Vấn đề sức khỏe có nhiều thay đổi trong khi rất nhiều các loại dịch vụ liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe như việc cung cấp thông tin và các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm là hàng hóa công cộng, do đó việc chính phủ can thiệp vào hoạt động này là cần thiết để tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ Như vậy, bên cạnh các chính sách tạo lập môi trường cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, các chính sách can thiệp trực tiếp vào hệ thống chăm sóc sức khỏe kaf cần thiết để cải thiện vấn đề sức khỏe.

3.1.1 Tạo lập môi trường kinh tế cho các hộ gia đình cải thiện tình hình sứckhỏe

Chúng ta biết rằng tình trạng sức khỏe được quyết định chủ yếu bởi các quyết định ở khu vực gia đình, tuy nhiên các quyết định này bị giới hạn bởi thu nhập và trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình Bên cạnh đó, như chúng ta đã đề cập tới ở phần trên, tăng trưởng kinh tế nói chung, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo và giáo dục là các nhân tố tác động tới việc cải thiện sức khỏe, do chính phủ cần theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô

Học viên: Nguyễn Thị Minh Thu

Ngày đăng: 08/04/2024, 12:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w