HỌC VIEN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THONG
NÂNG CAO HIỆU QUÁ KINH DOANH
TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - NINH BÌNH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8.34.01.01
TOM TAT LUẬN VĂN THAC SY
Hà Nội - 2021
Trang 2Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIEN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIÊN THONG
Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Thị Việt Đức
Phản biện 1: TS Tran Ngoc Minh
Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Thanh Chương
thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVào lúc: Ngày 15 tháng 01 năm 2022
Có thê tìm hiệu luận văn nay tại:
Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Trang 3MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan
trọng mà các doanh nghiệp hướng tới, đặc biệt trong kỷ
nguyên số và Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn
ra hết sức mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống,
kinh tế, xã hội Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là một trong những mục tiêu và yêu cau cấp thiết mà các doanh nghiệp hướng tới nhằm duy trì, phát triển và khăng định vị thế doanh nghiệp trong kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một đề tài không mới, nội dung
này được đề cập trong nhiều luận văn đại học và cao học
của sinh viên và học viên Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh như: hạn chế trong công tác quản lý, hạn chế trong năng lực sản xuất hay kém thích ứng với sự biến đổi trong nhu cau của thị
trường Do đó các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanhngày càng được các doanh nghiệp chú trọng.
Trang 4Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4
(cách mạng 4.0) đang ngày càng hiện hữu rõ nét, tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Thế giới đang
chuyên dan từ nền kinh tế cũ sang nền kinh tế số với các
phương thức kinh doanh mới dựa trên CNTT và công nghệ
số như điện toán đám mây, kết nối internet vạn vật (IoT),
trí tuệ nhân tao (AI), Blockchain, in 3D, thực tại ảo, thực
tại ảo tăng cường, Các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam cũng đã và đang chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu đó.
Bám sát xu hướng đó, Trung tâm kinh doanh VNPT - Ninh
Bình đang tích cực nâng cao hiệu quả kinh doanh trong
những năm gần đây và triển khai Chiến lược VNPT 4.0 theo
chỉ đạo của Tập đoàn VNPT, trong đó xác định dịch vụ
CNTT/dich vụ số là trụ cột mới.
Tuy nhiên Trung tâm kinh doanh VNPT - Ninh Bình
đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trên địa
bàn như Viettel, MobiFone, FPT, v.v cũng như bộc lộ
những hạn chế như dịch vụ chăm sóc khách hàng còn hạn
chê, nhân sự già hóa, quản lý chi phí chưa hiệu quả, v.v
Trang 5Với xu thế sụt giảm doanh thu của các dịch vụ viễn thông
cơ bản trong thời gian tới, các doanh nghiệp viễn thông
muốn tôn tại và phát triển thì phải cần phải có các giải pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Vậy làm thé nào dé nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính
bền vững và phát triển cho Trung tâm kinh doanh VNPT
-Ninh Bình trong thời gian tới? Luận văn này sẽ phân tích
và đưa ra các giải pháp trả lời cho các câu hỏi trên.
Do các ý nghĩa quan trọng trên và xuất phát từ thực tế, em lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Ninh Bình”.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của dé tài là đánh giá thực
trạng công tác kinh doanh của Trung tâm kinh doanh VNPT
- Ninh Bình qua đó tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Trung tâm kinh doanh VNPT - Ninh
Bình nhăm thực hiện chiến lược VNPT 4.0 của Tổng công
ty dịch vụ viễn thông va Tập đoàn BCVT Việt Nam.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trung tâm kinh doanh VNPT
Trang 6- Ninh Bình và các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành
nghê trên địa bàn cũng như trong nước.
Pham vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Trung tâm kinh doanh VNPT
-Ninh Bình
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng kinh
doanh của Trung tâm kinh doanh VNPT - Ninh Bình giai
đoạn từ 2017 — 2020
- Phạm vi về nội dung: Hệ thông hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Sau đó nghiên
cứu thực trạng kinh doanh của Trung tam kinh doanh
VNPT - Ninh Bình và tìm ra giải pháp nang cao hiệu quả
kinh doanh, áp dụng kết quả nghiên cứu cho giai đoạn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và liên hệ với
các doanh nghiệp viễn thông
- Phân tích thực trạng kinh doanh của Trung tâm kinhdoanh VNPT — Ninh Bình giai đoạn 2017 - 2020.
Trang 7- Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp thực hiện
trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả kinh doanh của
Trung tâm kinh doanh VNPT - Ninh Bình
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, đây là những nguồn số liệu cơ bản rất quan trọng dé tổng
hợp, phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với mục tiêu của đề tài Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguôn sau:
- Các tài liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu trong và
ngoài nước, báo tạp chí chuyên ngành, tài liệu trên mạng
Internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhu cầu khách
hàng, định hướng công nghệ và chính sách của cơ quanquản lý Nhà nước chuyên ngành Viễn thông và CNTT
- Số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh
Tỉnh Ninh Bình được thu thập từ Cục thống kê tỉnh Ninh
- Số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của Trung
tâm kinh doanh VNPT - Ninh Bình
Trang 8Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, sắp xếp và phân
loại theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu.
Các tài liệu thu thập được sẽ cung cấp những thông tin
cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan và cơ sở khoa học
quan trọng dé xác định nội dung nghiên cứu và dé ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Trung
tâm kinh doanh VNPT - Ninh Bình theo định hướng chiến
lược VNPT 4.0 của Tổng công ty dịch vụ viễn thông và Tập
đoàn BCVT Việt Nam.
5.2 Phương pháp xử lý và tổng hop số liệu
Các tài liệu sau khi thu thập được tiễn hành chọn lọc, hệ thống hóa dé tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phan tích đề tài Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý
trên phần mềm Microsoft Excel Công cụ phần mềm nay
được kết hợp với phương pháp phân tích được vận dụng
như thống kê mô tả, so sánh dé phản ánh thực trang công tác sản xuất kinh doanh của Trung tâm kinh doanh VNPT-Ninh Bình thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện qua các bảng biểu số liệu và sơ
đô.
Trang 95.3 Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng số liệu thống kê và kết quả điều tra thu thập
về kinh doanh của Trung tâm kinh doanh VNPT - Ninh
Bình qua các năm, đánh giá thực trạng, phân tích biến động
và mối liên hệ, tìm ra quy luật biến thiên của các chủ thê nghiên cứu, nguyên nhân, các yêu tố ảnh hưởng đến các
quy luật này Mục đích là nghiên cứu các hiện tượng bên
ngoài dé phân tích, nhận xét, đánh gia nhiều chiều dé tìm
được ra bản chất của van đề, cuối cùng là đưa ra các giải
pháp tác động, khắc phục sao cho đạt được yêu cầu đặt ra.
* Phương pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng dựa trên số liệu của một kỳ làm gốc, thực hiện so sánh các kỳ sau với kỳ gốc để biết
mức độ tăng, giảm của năm sau so với các năm trước Các
dữ liệu phân tích sẽ được so sánh giữa các năm tu năm 2017
đến năm 2020 Việc áp dụng phương pháp so sánh sẽ giúp làm nôi bật những tồn tại, hạn chế trong công tác kinh
doanh của Trung tâm kinh doanh VNPT - Ninh Bình
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 10Y nghĩa khoa học: luận văn góp phần hệ thông hóa cơ
sở lý luận về các yếu tố liên quan đến hiệu quả kinh doanh
doanh nghiệp
Y nghĩa thực tiên: Kết quả nghiên cứu của luận là cơ
sở cho các nhà quản lý hoạch định chính sách kinh doanh
của TTKD VNPT - Ninh Bình tham khảo để có các định
hướng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của TTKD
VNPT - Ninh Binh theo định hướng VNPT 4.0 đạt kết quả cao nhất Kết quả nghiên cứu cũng là tải liệu tham khảo hữu
ích cho Tổng công ty dịch vụ viễn thông VNPT Vinaphone
nghiên cứu dé đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp cho các
Trung tâm kinh doanh VNPT tinh/thanh phô trên toàn quốc.
7 Kêt cầu của luận văn
Ngoài phân mở đâu và kết luận, nội dung cua đê tai
được kết câu gồm ba chương:
Chương 1 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp
Chương 2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Trung
tâm kinh doanh VNPT - Ninh Bình giai đoạn 2017-2020
Trang 11Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Ninh Bình
CHƯƠNG 1
TONG QUAN VE HIỆU QUÁ KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.2 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.1.2.1 Yêu cầu đối với chỉ tiêu
1.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.1.3 Các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp
1.1.3.1 Môi trường vi mô của doanh nghiệp1.1.3.2 Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp
Trang 121.1.4 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trongdoanh nghiệp.
1.1.4.1 Tăng cường xây dựng và quản trị chiến lược kinh
doanh và phát triển doanh nghiệp
1.1.4.2 Xây dựng chính sách, chất lượng sản phẩm
1.1.4.3 Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hiệu
quả hơn
1.1.4.4 Nâng cao quản tri va chất lượng đội ngũ lao động
1.1.4.5 Tăng cường đổi mới công nghệ
1.1.4.6 Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh
nghiệp với xã hội
1.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệpviễn thông Việt Nam.
1.2.1 Thách thức với các doanh nghiệp viễn thông trong
tình hình mới
1.2.2 Bài học rút ra cho Trung tâm kinh doanh VNPT
-Ninh Bình
Kết luận chương 1
Việc nghiên cứu những vân đê lý luận cơ bản vê tông
quan hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là rất cần thiết, tạo ra khung lý luận nhăm định hướng cho việc nghiên
cứu thực trạng, tìm ra những ưu điêm và hạn chê trong hiệu
Trang 13quả kinh doanh Kết quả nghiên cứu trong chương 1 được
thé hiện ở các điểm chủ yếu:
Thứ nhất, tác giả đã đưa ra tổng quan lý luận cơ bản
về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó
nêu các khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, tác giả đã phân tích cụ thê các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh doanh.
Thứ ba, làm rõ các nhân tô ảnh hưởng đến hiệu qua
kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có môi trường vi mô,
vĩ mô.
Thứ tư, đưa ra các phân tích về các biện pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Thứ năm, tác giả đã phân tích các thách thức nângcao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông
Việt Nam, từ rút ra bốn bài học cho Trung tâm kinh doanh VNPT - Ninh Bình để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG 2
THUC TRẠNG HIỆU QUA KINH DOANH
Trang 14CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT
-NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2020
2.1 Khái quát chung về Trung tâm kinh doanh VNPT
-Ninh Bình
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm
kinh doanh VNPT - Ninh Bình
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm kinh doanh
VNPT - Ninh Bình
2.1.3 Bộ máy tô chức
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tô chức
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các đơn vi trong bộ máy2.1.3.3 Các dịch vụ do Trung tâm Kinh doanh VNPT
-Ninh Bình cung cấp
2.1.4 Tình hình kinh doanh của Trung tâm kinh doanhVNPT - Ninh Bình
2.1.4.1 Kết quả kinh doanh của Trung tâm kinh doanh
VNPT - Ninh Bình giai đoạn 2017-20202.1.4.2 Thuận lợi và khó khăn
2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Trung
tam kinh doanh VNPT - Ninh Binh
Trang 152.2.1 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tông hợp
của doanh nghiệp
2.1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
2.1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
2.1.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
2.1.5 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
2.3 Nhận xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của TTKDVNPT - Ninh Bình
2.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.2 Các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
+ Doanh thu từ khách hàng có tăng trưởng nhưng
chưa nhanh, chưa đáp ứng được yêu cầu Tập đoàn và Tổng
công ty giao
- Doanh thu từ các dich vu viễn thong truyền thống
và di động đã bão hòa, trong khi doanh thu từ dữ liệu (data
di động) chưa được như kỳ vọng Thoại và tin nhắn sẽ ngày
càng giảm, mà nguôn thu từ data chưa thé bù đắp đã anh
hưởng đến sự tăng trưởng chung của Trung tâm kinh doanh
VNPT - Ninh Bình Mặc dù những năm qua Trung tâm kinh
doanh VNPT - Ninh Bình đã bước đầu quan tâm đến việc
Trang 16duy trì khách hàng hiện hữu, tăng trưởng khách và và gia
tăng doanh thu, tuy nhiên các chính sách và giải pháp đưa
ra chưa đồng bộ, chưa bám sát thực tiễn thị trường, xu
hướng tiêu dùng và xu hướng công nghệ Do đó hiệu quả
tăng trưởng khách hàng và tăng doanh thu chưa bền vững và chưa đáp ứng yêu câu.
- Doanh thu của TTKD VNPT - Ninh Bình tăng đều qua các năm nhưng một số dịch vụ chưa đáp ứng được so với yêu cầu mà Tập đoàn giao so với các đối thủ thủ cạnh tranh trên địa bàn, đặc biệt là các dịch vụ mới chưa chiếm
tỷ trọng doanh thu cao: Dịch vụ CN TT năm 2020 mới đóng
góp được 15,3 tỷ đồng, chiếm 2,4% tổng doanh thu
VT-CNTT của doanh nghiệp.
+ Chưa có các giải pháp bán hàng cho tập khách
hàng tổ chức, doanh nghiệp
Khách hàng tô chức doanh nghiệp là tập khách hàng mang lại doanh thu cao, bền vững và sử dụng cùng một lúc nhiều dịch vụ VT-CNTT Việc cung cấp các dịch vụ cho khối khách hàng này cũng mang lại lợi thế kinh doanh nhất định và tạo sức lan tỏa dé khách hàng khối cá nhân tin dùng
Trang 17dịch vụ của VNPT Tuy nhiên những năm qua doanh thu từ
khối khách hàng tô chức, doanh nghiệp chưa tăng đúng theo
kỳ vọng Một trong các lý do là do chưa có chính sách kinh
doanh đồng bộ hiệu quả và các sản phẩm hấp dẫn cho khách
hàng, cơ sở dữ liệu khách hàng cũng chưa được quan tâm
đúng mức dẫn đến công tác bán hàng còn bị động trước các
đối thủ cạnh tranh.
+ Chi phí của doanh nghiệp đã tiết kiệm hơn qua các
năm nhưng vẫn còn cao
Trong thời gian vừa qua doanh nghiệp đã thực hiện
các giải pháp để tiết kiệm chi phí tuy nhiên các chi phí nhân công, chi phí điện nước, chi phí phát triển thị trường và chi
phí quản lý thu nợ vẫn ở mức cao.
+ Chưa áp dụng toàn diện CNTT vào công tác quan
trị, điều hành sản xuất kinh doanh đề tối ưu nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của tô chức.
Vai trò của CNTT đang rất quan trọng vì doanh
nghiệp đang hoạt động trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào công nghệ số Đặc biệt là trong đại dịch
Covid-19 vừa qua càng thúc day doanh nghiệp đưa hoạt động lên
Trang 18môi trường số nhăm nâng cao tính cạnh tranh và giúp tạo ra
trải nghiệm tốt nhất cho nhân viên và khách hàng.
- Việc thực hiện chuyển đôi số trong hoạt động kinh
doanh vẫn chưa được đây mạnh, người lao động vẫn đang
quen với việc bán hàng theo truyền thống, chưa ứng dụng công nghệ số vào công tác bán hàng và hỗ trợ khách hàng.
- Công cụ quản tri hiện đại đã từng bước được doanh
nghiệp đưa vào áp dụng trong quản trị nguồn nhân lực, quản
trị kinh doanh, tuy nhiên tại một số bộ phận việc thực hiện
chưa được hiệu quả và đồng bộ Công tác điều hành, giám
sát công việc được giao từ cấp lãnh đạo đến nhân viên trực tiếp còn hình thức do chưa áp dụng triệt để các công cụ hỗ
+ Cơ chế chính sách về tiền lương, nguồn nhân lực và công tác đào tạo chưa đáp ứng được sự chuyền đổi chiến
lược và xu hướng kinh doanh.
- Việc sử dụng cơ chế tiền lương dé tao động lực cho
người lao động chưa thực sự hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện hệ thống này có một số hạn chế, chưa phù
hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp.