1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI CUỐI KỲ THAY ĐỔI TƯ DUY KINH TẾ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG VI (12/1986)

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thay Đổi Tư Duy Kinh Tế Của Việt Nam Thời Kỳ Đại Hội Đảng VI (12/1986)
Tác giả Đại Thị Ánh, Đoàn Thị Phương Hoa, Nguyễn Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Ngọc Hân, Th.S Nguyễn Thị Ngân Giang, Th.S Nguyễn Việt Sơn
Trường học Học viện Ngoại giao Việt Nam
Chuyên ngành Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Bởi vậy, dù hơn 30 năm đã trôi qua, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI 12/1986 vẫn luôn được coi là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu của

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI

ĐỀ TÀI CUỐI KỲ THAY ĐỔI TƯ DUY KINH TẾ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẠI

HỘI ĐẢNG VI (12/1986)

Học phần: Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay

Mã Lớp Tín Chỉ: TTQT49.10_LT

Nhóm Sinh Viên:

Trần Ngọc Bình Đại Thị Ánh Đoàn Thị Phương Hoa Nguyễn Phương Anh

- TTQT49C11557

- TTQT49C11548

- TTQT49C11640

- TTQT49C11519

Giảng Viên: TS Lê Thị Ngọc Hân

Th.S Nguyễn Thị Ngân Giang Th.S Nguyễn Việt Sơn

Hà Nội, ngày 2 tháng 1 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Câu hỏi nghiên cứu 2

3 Giả thuyết trả lời câu hỏi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN 2: ĐỔI MỚI TƯ DUY KINH TẾ TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VI 3

1 Các khái niệm liên quan 3

2 Cơ sở hình thành tư duy kinh tế 3

2.1 Bối cảnh quốc tế 3

2.2 Tình hình kinh tế Việt Nam 4

3 Phân tích đổi mới tư duy kinh tế thời kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) 5

3.1 Đổi mới tư duy trong phân tích, nhận định căn nguyên gốc rễ dẫn đến tình hình kinh tế khó khăn 5

3.2 Đổi mới tư duy trong bố trí cơ cấu kinh tế 6

3.3 Đổi mới tư duy trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất mới và sử dụng các thành phần kinh tế 7

3.4 Đổi mới tư duy trong cơ chế quản lý kinh tế 8

3.5 Đổi mới tư duy về kinh tế đối ngoại 9

4 Kết quả thực hiện chính sách kinh tế sau 5 năm đổi mới (1986 - 1991) 10

PHẦN 3: KẾT LUẬN - PHÁT HIỆN CÁ NHÂN 11

1 Vai trò của đồng chí Trường Chinh 11

2 Sự phát triển của các viện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu góp phần phát triển các yêu cầu của quá trình đổi mới tư duy kinh tế 12

3 Quan niệm lại về “thời kỳ quá độ” 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm tháng xây dựng và phát triển đất nước, công cuộc đổi mới từ năm 1986 do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những

thành tựu to lớn Đây là một quá trình đấu tranh hết sức quyết liệt giữa thực tiễn và lý

luận Cách mạng xã hội chủ nghĩa, mang lại nhiều thành quả đáng tự hào: tạo tiền đề

đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời

sống nhân dân, cải thiện xã hội,

Đạt được những thành tựu đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên định trong lập trường, thể hiện sự quyết tâm trong chiến lược, và không ngừng cố gắng tìm ra những

bước đi thích hợp với bối cảnh thế giới và trong nước còn nhiều biến động Bởi vậy,

dù hơn 30 năm đã trôi qua, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986) vẫn

luôn được coi là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Việt Nam, đánh dấu sự

khởi đầu của quá trình đổi mới toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã

hội; trong đó, tiêu biểu nhất là lĩnh vực kinh tế Quá trình đổi mới tư duy kinh tế kể từ

năm 1986 đóng vai trò là tiền đề và động lực cho những thành tựu to lớn mà nền kinh

tế Việt Nam đã đạt được trong hơn 30 năm qua

Cách nghĩ mới tạo ra mô hình mới Trong công cuộc đổi mới ấy, chấp nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần - tạo tiền đề cho nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa sau này, là lựa chọn không dễ dàng nhưng khôn ngoan, đòi hỏi trước

tiên phải bắt đầu từ đổi mới tư duy Đổi mới tư duy thực sự là bước đột phá khởi đầu

để đất nước ta đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong đổi mới toàn diện đất nước Mọi

đổi mới đều bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế

Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu"Thay đổi tư duy kinh tế của Việt Nam thời kỳ Đại hội Đảng VI (12/1986) " có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng Về mặt lý

luận, bài nghiên cứu nhằm phân tích và đào sâu những nguyên nhân, bối cảnh, nội

dung và ý nghĩa của sự thay đổi tư duy kinh tế Qua đó, cung cấp thông tin và đánh giá

cơ bản, đồng thời đưa ra quan điểm cá nhân về việc vận dụng những đổi mới trong tư

duy kinh tế vào thực tiễn kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1986-1991

1

Trang 4

2 Câu hỏi nghiên cứu

“Sự thay đổi trong tư duy kinh tế thời kỳ Đại hội Đảng VI (1986) đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam sau 5 năm đổi mới như thế nào?”

Để trả lời câu hỏi lớn, bài tiểu luận sẽ trả lời những câu hỏi nhỏ gồm:

- Tư duy kinh tế là gì?

- Bối cảnh nào dẫn đến quá trình đổi mới?

- Đổi mới tư duy kinh tế như thế nào?

- Tư duy kinh tế Việt Nam trước và sau 5 năm đổi mới tư duy kinh tế khác nhau như thế nào?

- Kết quả đạt được sau 5 năm đổi mới tư duy kinh tế (1986-1991) là gì?

3 Giả thuyết trả lời câu hỏi nghiên cứu

Sự thay đổi tư duy kinh tế thời kỳ Đại hội Đảng VI (1986) tạo ra bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam; kiên quyết xóa bỏ tập

trung quan liêu, bao cấp; chuyển nền kinh tế Việt Nam từ kinh tế kế hoạch hóa tập

trung sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cơ chế thị trường, tạo tiền đề cho sự ra

đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sau này

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu, nhóm đã áp dụng 4 phương pháp nghiên cứu bao gồm:

Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp giả thuyết, phương pháp so sánh và

phương pháp liệt kê Qua đó, phân tích và tổng hợp thông tin dựa trên giả thuyết

nghiên cứu dựa vào những nguồn tài liệu uy tín như Văn kiện Đảng, Báo cáo chính trị,

tạp chí khoa học, tài liệu chuyên ngành Với giả thuyết đặt ra ở phần mở đầu, nhóm sử

dụng các lập luận của mình để phân tích sự thay đổi trong tư duy kinh tế nước ta năm

1986 và chứng minh tác động của những thay đổi đó tới tình hình kinh tế - xã hội Việt

Nam giai đoạn 1986-1991 Vì vậy, nhóm đã triển khai phân tích và khai thác thêm các

khía cạnh khác nhau và so sánh, đối chiếu giữa các giai đoạn thực hiện chính sách

trong bài tiểu luận này

2

Trang 5

PHẦN 2: ĐỔI MỚI TƯ DUY KINH TẾ TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VI

1 Các khái niệm liên quan

Tư duy kinh tế là sự nhận thức của đầu óc con người đối với thực tiễn kinh tế

(bao gồm cả những điều kiện tự nhiên và trình độ kĩ năng của một xã hội)1; những

quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật, thể

chế và chính sách quản lý kinh tế 2

Sự thay đổi tư duy kinh tế là những đổi mới tư duy lý luận về kinh tế; đổi mới

quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật kinh tế và hoạt động chuyển đổi nền kinh

tế3 Những thay đổi này được triển khai trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn, xu

thế phát triển kinh tế, những cơ sở khoa học của sự phát triển, về mối quan hệ giữa sự

phát triển kinh tế của quốc gia - dân tộc với sự phát triển kinh tế của thế giới; tạo cơ sở

cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế

Kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp: nền kinh tế do Nhà nước quản lý chủ

yếu bằng mệnh lệnh hành chính, dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên

xuống dưới Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao

Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần: nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị

trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa; coi trọng việc kết

hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội; chăm lo toàn diện và phát huy nhân tố con

người, có nhận thức mới về chính sách xã hội 4

2 Cơ sở hình thành tư duy kinh tế

2.1 Bối cảnh quốc tế

Trong thập niên 1980, thế giới trải qua nhiều diễn biến theo hướng nhanh, phức tạp, thách thức hơn Sau hơn 70 năm tồn tại, đến cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, toàn

bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng toàn diện và sâu sắc khi Liên Xô

và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế,

kéo theo sự khủng hoảng trên các lĩnh vực chính trị, xã hội… Đứng trước những thay

đổi và thách thức của thời đại, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã tìm cách thoát ra khỏi

cuộc khủng hoảng Trung Quốc đã tiến hành công cuộc “cải cách, mở cửa” bắt đầu từ

kinh tế nhằm cải cách kinh tế theo hướng thị trường mở cửa từ năm 1978 với những

thành tựu rõ rệt Tiếp đó, công cuộc cải tổ bắt đầu từ chính trị không thành công dẫn

4TS Nguyễn Thị Hương, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25/2020

3GS.TS Dương Xuân Ngọc, Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam (2012)

2Lương Xuân Quỳ, Tư duy đổi mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới, Đề tài

KX.01.12/11-15 (2015).

1Đặng Phong, Tư Duy Kinh Tế Việt Nam (Nxb Tri thức, 2008), tr 20.

3

Trang 6

tới sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô Cuộc cải cách của hai quốc gia đứng đầu hệ

thống xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc đã gián tiếp ảnh hưởng đến công

cuộc cải cách toàn diện của Việt Nam và để lại cho Việt Nam bài học và kinh nghiệm

về việc không thể cải tổ theo kiểu “phủ định sạch trơn”, giải quyết không biện chứng

mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị Cũng trong thời gian này, các nước đang phát

triển như Đông Á và Đông Nam Á cũng thực hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực

phát triển năng động của thế giới với sự thành công của các trung tâm kinh tế mới như

Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NIC) như Singapore ở Đông Nam Á

2.2 Tình hình kinh tế Việt Nam

Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta vô cùng khó khăn Cuối những năm 70, đất nước bị lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, sản xuất sa sút,

lưu thông ách tắc, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn Trong giai đoạn 1976 - 1980,

tốc độ tăng GDP trung bình hằng năm chỉ đạt 1,4%; sản xuất công - nông nghiệp bị

ngưng trệ, sản lượng lúa năm 1980 chỉ đạt 11,647 triệu tấn (chỉ tiêu là 21 triệu tấn),

thấp hơn mức năm 1976, phải nhập 1,57 triệu tấn lương thực5 Năm 1979, ta phải

nhập khẩu 1,8 triệu tấn lương thực nhưng vẫn không đủ để cung cấp cho nhu cầu của

nhân dân, nhất là của nhân dân các thành phố và khu công nghiệp Lạm phát "phi mã",

giá cả leo thang chóng mặt, một số cơ quan và xí nghiệp nhà nước có lúc nợ lương

công nhân, viên chức vài ba tháng

Nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 1986 với vô vàn khó khăn và thử thách

Trong những năm 80 thế kỷ XX, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn,

thách thức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội6: (i) về kinh tế, sản xuất đình

trệ, ngân sách thiếu hụt, lạm phát cao, cắt giảm viện trợ …; (ii) về chính trị chịu tác

động lớn từ khủng hoảng chính trị trong hệ thống các nước XHCN, bị cô lập chính trị

do những hiểu lầm trong vấn đề Campuchia; (iii) về đối ngoại gặp nhiều khó khăn do

Mỹ và phương Tây cấu kết với nhau hình thành trận tuyến chống lại chúng ta

Trong bối cảnh đó, để đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm một số đổi mới trong tư duy: Hội nghị Trung

ương 6 khóa IV (tháng 8-1979) với quan điểm “làm cho sản xuất bung ra”, Hội nghị

Trung ương 8 khóa V (tháng 6-1985), với chủ trương “Dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập

trung quan liêu bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật

6TS Đinh Thanh Tú, ThS Trần Thị Huyền Trang, “Quá Trình Đổi Mới Tư Duy Đối Ngoại Đa Phương Của

Đảng Từ Đại Hội vi Đến Nay,” Tạp chí điện tử Lý luận chính trị, September 6, 2021,

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3667-qua-trinh-doi-moi-tu-duy-doi-ngoai-da-p

huong-cua-dang-tu-dai-hoi-vi-den-nay.html.

5GS.TS Chu Văn Cấp, “Thống Nhất Nhận Thức về Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở

Việt Nam,” Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách tài chính, November 14, 2016,

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM092043.

4

Trang 7

theo giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang hạch toán kinh doanh

xã hội chủ nghĩa, chuyển ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh” Tuy nhiên, những

thử nghiệm đó không kiềm chế nổi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng

trầm trọng mà thậm chí tình hình còn trầm trọng hơn nhiều so với trước cuộc tổng điều

chỉnh năm 1985

Đứng trước khủng hoảng trầm trọng, đổi mới toàn diện trở thành yêu cầu cấp bách tại Việt Nam Tại Đại hội VI năm 1986, Đảng ta nhận định đổi mới toàn diện ở

Việt Nam phải bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế để đi đến xác định

một mô hình mới về chủ nghĩa xã hội trong thời đại mới

3 Phân tích đổi mới tư duy kinh tế thời kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam

lần thứ VI (1986)

Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đánh dấu những bước ngoặt lớn trong tư duy lý luận của Đảng ta Nhận thức được nguyện vọng

của quần chúng nhân dân, tình hình đất nước và những xu thế của thời đại lúc bấy giờ,

Trung ương Đảng đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện, khẳng định “muốn

chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội, trước hết phải thay đổi nhận thức, thay đổi tư

duy, đặc biệt là tư duy kinh tế” 7

Trước đó, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI của Đảng (tháng 8-1986)

và Hội nghị Trung ương 11 khóa V (tháng 11-1986) được xác định bước đi đột phá

hình thành nên ba quan điểm kinh tế cơ bản làm nền tảng cho những phương hướng và

mục tiêu phát triển về sau: một là, trong bố trí cơ cấu kinh tế, phải lấy nông nghiệp làm

mặt trận hàng đầu; hai là, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải xác định cơ cấu kinh tế

nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ; ba là, trong khi lấy kế hoạch

làm trung tâm, phải đồng thời sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hóa tiền tệ, dứt

khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận dụng quy

luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá.8

Cụ thể, tinh thần đổi mới trong tư duy kinh tế thời kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI được thể hiện ở một số nét chính như sau:

3.1 Đổi mới tư duy trong phân tích, nhận định căn nguyên gốc rễ dẫn đến tình hình kinh tế khó khăn

Đổi mới tư duy kinh tế trước nhất phải xuất phát từ việc nhận thức chính xác, sáng rõ về những hạn chế và khuyết điểm còn tồn tại trong thực tế Với tinh thần bao

8GS.TS Chu Văn Cấp, “Thống Nhất Nhận Thức về Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở

Việt Nam,” Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách tài chính, November 14, 2016,

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM092043.

7Văn Kiện Đảng Toàn Tập, Tập 47 (1986) (Nxb Chính trị quốc gia, 2006), tr 139.

5

Trang 8

trùm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội VI đã chỉ

rõ: Tình hình kinh tế đất nước còn rối ren, trì trệ, “chưa thực hiện được mục tiêu do

Đại hội lần thứ V đề ra”9 Đó chính là hậu quả của những sai lầm nghiêm trọng về chỉ

đạo chiến lược và tổ chức thực hiện, bắt nguồn từ khuyết điểm trong công tác tư tưởng

và công tác cán bộ10của Đảng

“Ta có sự chậm trễ về lý luận trên hàng loạt vấn đề quan trọng; tư duy của chúng ta thường đi sau nhận thức lý luận…Do đó, đã có những quyết định không

chính xác, mâu thuẫn nhau” 11

“Chậm đổi mới công tác cán bộ, vẫn bố trí theo quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang nặng tính hình thức” 12

Bản chất của những sai lầm này là sự chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội; là những biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản vừa "tả" khuynh,

vừa hữu khuynh.13

Cái nhìn trực tiếp vào cục diện tình hình và thái độ thẳng thắn trước những mặt yếu kém có thể được coi là sự đột phá của mọi đột phá tại Đại hội VI nói riêng và

xuyên suốt lịch sử phát triển của Đảng nói chung Điều này trái ngược với thái độ né

tránh hiện thực khó khăn, e ngại trong kiểm điểm hay cách nói giảm nói tránh “đường

lối chính sách đúng, mà người thực hiện sai” 14vốn đã quen thuộc trước đây

3.2 Đổi mới tư duy trong bố trí cơ cấu kinh tế

Các kết luận của Hội nghị Bộ Chính trị (20/9/2986) về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế - tiền đề cho Dự thảo Báo cáo chính trị trình ra Đại hội lần thứ VI

của Đảng, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bố trí một cơ cấu kinh tế hợp lý

“Một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới phát triển ổn định Bố trí đúng cơ cấu các ngành kinh tế… có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh

tế…”15

Theo đó, Đảng ta kiên quyết điều chỉnh lớn phương án bố trí cơ cấu kinh tế, cơ

cấu đầu tư: “Thật sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công

nghiệp nhẹ, Công nghiệp nặng phải được phát triển một cách có lựa chọn cả về quy

mô và nhịp độ”.16Bước đi này thể hiện rõ nét những nhận thức xác đáng và góc nhìn

16Văn Kiện Đảng Toàn Tập, Tập 47 (1986) (Nxb Chính trị quốc gia, 2006), tr 224.

15Văn Kiện Đảng Toàn Tập, Tập 47 (1986) (Nxb Chính trị quốc gia, 2006), tr 220.

14Đặng Phong, Tư Duy Kinh Tế Việt Nam (Nxb Tri Thức, 2008), trt 266.

13 Văn Kiện Đảng Toàn Tập, Tập 47 (1986) (Nxb Chính trị quốc gia, 2006), tr 360.

12Văn Kiện Đảng Toàn Tập, Tập 47 (1986) (Nxb Chính trị quốc gia, 2006), tr 361, 362.

11Trần Nhâm, Trường Chinh Với Sự Nghiệp Đổi Mới Đất Nước Ta, 2002, tr 11, 12.

10 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng “Nghị Quyết Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần

Thứ vi Của Đảng | Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng.” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Accessed

December 31, 2023.

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vi/nghi-quyet-dai-ho

i-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vi-cua-dang-1493.

9Văn Kiện Đảng Toàn Tập, Tập 47 (1986) (Nxb Chính trị quốc gia, 2006), tr 353.

6

Trang 9

thực tế của Đảng ta về thực trạng, vị thế và tiềm lực của nền kinh tế đất nước Hay nói

cách khác, là bài học đã phải trả giá đắt17từ những hạn chế trong đường lối kinh tế giai

đoạn 10 năm trước Đại hội VI Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1976 - 1980) với chủ

trương“Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển

nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” 18được thiết lập tại Đại hội Đảng IV (1976) là một

trong những ví dụ tiêu biểu; không những không phù hợp với điều kiện thực tế (đất

nước vừa bước ra chiến tranh, xã hội chưa ổn định, nguồn lực kinh tế hạn hẹp, lực

lượng sản xuất thấp kém) mà còn thể hiện ham muốn vội vàng tiến lên sản xuất lớn xã

hội chủ nghĩa với quy mô lớn, đốt cháy giai đoạn trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng

không thể bắt kịp và cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời

3.3 Đổi mới tư duy trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất mới và sử dụng các thành phần kinh tế

Trong thời kỳ quá độ, nước ta thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm điều chỉnh quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới Coi công cuộc

này là “nhiệm vụ thường xuyên, liên tục” 19cần đẩy mạnh triển khai, Đại hội VI đã xác

định cụ thể, nhất quán một số tư tưởng chỉ đạo nổi bật

Thứ nhất, thừa nhận và tôn trọng quy luật khách quan về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: “ lực lượng sản xuất của ta còn

yếu Vì vậy, phải lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp, Phải đi qua những bước

trung gian, quá độ, từ thấp lên cao, ”20 Có thể nhận định, đây là điểm sáng về đổi

mới tư duy kinh tế, cấu thành một trong những nội dung quan trọng của Báo cáo chính

trị trình Đại hội VI và thể hiện những đánh giá sát thực, đúng đắn về tình hình kinh tế

Bởi lẽ, trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước Đại hội VI, nước ta có chủ

trương xóa bỏ kinh tế hộ nông dân, xây dựng hợp tác xã cấp cao với lối làm ăn tập thể,

tổ chức nền sản xuất lớn trên cơ sở “con trâu, cái cày” do bị ảnh hưởng của tư tưởng

“Trong điều kiện có chuyên chính vô sản, có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa

anh em, có thể thiết lập những quan hệ sản xuất tiên tiến ngay cả khi lực lượng sản

xuất còn rất lạc hậu” 21

Thứ hai, nắm rõ tư tưởng năm thành phần kinh tế (kinh tế xã hội chủ nghĩa;

kinh tế công tư hợp doanh; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh

21Đặng Phong, Tư Duy Kinh Tế Việt Nam (Nxb Tri Thức, 2008), tr 275.

20Văn Kiện Đảng Toàn Tập, Tập 47 (1986) (Nxb Chính trị quốc gia, 2006), tr 229.

19Văn Kiện Đảng Toàn Tập, Tập 47 (1986) (Nxb Chính trị quốc gia, 2006), tr 228.

18Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng “Nghị Quyết Của Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc

Lần Thứ IV Của Đảng | Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng.” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, September

24, 2015.

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-iv/nghi-quyet-cua-d

ai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-iv-cua-dang-1522.

17Đặng Phong, Tư Duy Kinh Tế Việt Nam (Nxb Tri Thức, 2008), tr 271.

7

Trang 10

tế tự nhiên, tự cung tự cấp ở Tây Nguyên và vùng cao) Văn kiện Đại hội lần thứ VI

của Đảng lần đầu tiên ghi nhận sự tồn tại bình đẳng của các thành phần kinh tế:

"Cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các thành

phần kinh tế Những quy định có tính nguyên tắc phải trở thành pháp luật để mọi

người yên tâm, mạnh dạn kinh doanh phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng Những

người làm ra của cải và những việc có ích cho xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chấp

hành nghiêm chỉnh luật pháp và chính sách đều được tôn trọng, được hưởng thu nhập

tương xứng với kết quả lao động, kinh doanh hợp pháp của họ".22

3.4 Đổi mới tư duy trong cơ chế quản lý kinh tế

Trên cơ sở nhìn nhận mối liên quan mật thiết giữa đổi mới cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI đã đi đến quyết định xóa bỏ tập trung quan liêu,

bao cấp, chuyển hoạt động kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa lấy kế

hoạch hoá làm trung tâm: “Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế

hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc

tập trung dân chủ” 23

Cụ thể, Đại hội VI khẳng định cần thực hiện ‘tập trung dân chủ” thay vì “tập trung quan liêu”, sử dụng “phương pháp quản lý bằng các phương pháp kinh tế là chủ

yếu” thay vì “phương pháp quản lý bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu”; chuyển

đổi sang “kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa” thay

vì “kế hoạch hóa thông qua chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật” Những

chủ trương này cho thấy rõ nét nhất sự đổi mới toàn diện trong tư duy kinh tế của

Đảng ta thời điểm đó ở chỗ: đã có sự vận dụng hệ thống các quy luật kinh tế (quy luật

giá trị, tiền tệ, quan hệ cung - cầu, kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, ) và quán triệt

các vấn đề mang tính nguyên tắc (tập trung dân chủ, kế hoạch hóa đổi mới, )

Thứ nhất,“có sản xuất hàng hóa thì có thị trường và có cơ chế thị trường, đó là tất yếu khách quan Chúng ta không thể né tránh, kiêng kỵ cơ chế thị trường.” 24 25

Nhận thức sáng suốt về thị trường là nền tảng căn bản để Đảng ta tiếp tục ứng dụng

hiệu quả, phát triển các quy luật kinh tế khác trong quản lý kinh tế Nếu như bao trùm

cơ chế cũ là tư duy chủ quan, đơn giản về chủ nghĩa xã hội, còn tồn tại thành kiến về

‘thị trường’ và tư duy muốn xóa bỏ thị trường, thị trường có tổ chức và không có tổ

chức) (ví dụ, xuất hiện sự hình thành khái niệm về thị trường xã hội chủ nghĩa và thị

trường phi xã hội chủ nghĩa), những quan niệm mới về tính tất yếu của thị trường thời

25 Tại Đại hội VI, “cơ chế thị trường” được trình bày dưới hình thức mềm dẻo hơn là “kinh tế hàng hóa”

24Trường Chinh Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại (Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,

1987), tr 65.

23Văn Kiện Đảng Toàn Tập, Tập 47 (1986) (Nxb Chính trị quốc gia, 2006), tr 398.

22Văn Kiện Đại Hội Đảng Thời Kỳ Đổi Mới (Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2005), tr 63.

8

Ngày đăng: 08/04/2024, 00:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn kiện Đại hội đảng thời kỳ đổi mới: Đại hội VI, VII, VIII, IX. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đảng thời kỳ đổi mới: Đại hội VI, VII, VIII, IX
Nhà XB: Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia - Sự thật
2. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 47 (1986). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 47 (1986)
Tác giả: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 47
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1986
3. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 48 (1987). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 48 (1987)
Tác giả: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 48
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1987
4. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51 (1991). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51 (1991)
Tác giả: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1991
5. Trần Nhâm. Trường Chinh với sự nghiệp đổi mới đất nước ta. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường Chinh với sự nghiệp đổi mới đất nước ta
Nhà XB: Nhà xuất bản Chínhtrị Quốc gia
6. Đặng Phong. Tư duy kinh tế Việt Nam - Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 - 1989. Nhà xuất bản Tri Thức, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy kinh tế Việt Nam - Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 -1989
Nhà XB: Nhà xuất bản Tri Thức
7. Trường Chinh. Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại. Nhà xuất bản Sự thật, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại
Nhà XB: Nhà xuấtbản Sự thật
8. Võ Hồng Phúc. Việt Nam 20 Năm Đổi Mới. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam 20 Năm Đổi Mới
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
9. GS.TS. Chu Văn Cấp. “Thống Nhất Nhận Thức về Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam.” Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách tài chính, November 14, 2016.https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM092043 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thống Nhất Nhận Thức về Nền Kinh Tế Thị Trường ĐịnhHướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam.”
10. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. “Nghị Quyết Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ vi Của Đảng | Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng.”Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Accessed December 31, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị Quyết Đại HộiĐại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ vi Của Đảng | Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng
12. Phan Diễn. “Đồng Chí Trường Chinh Với Công Cuộc Đổi Mới Đất Nước - Tạp Chí Cộng Sản.” Tạp chí cộng sản, February 7, 2007.https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem-10-06/-/2018/3897/dong-chi-truong-chinh-voi-cong-cuoc-doi-moi-dat-nuoc.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng Chí Trường Chinh Với Công Cuộc Đổi Mới Đất Nước - Tạp ChíCộng Sản
13. TS Đinh Thanh Tú, ThS Trần Thị Huyền Trang. “Quá Trình Đổi Mới Tư Duy Đối Ngoại Đa Phương Của Đảng Từ Đại Hội vi Đến Nay.” Tạp chí điện tử Lý luận chính trị, September 6, 2021.http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3667-qua-trinh-doi-moi-tu-duy-doi-ngoai-da-phuong-cua-dang-tu-dai-hoi-vi-den-nay.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá Trình Đổi Mới Tư Duy ĐốiNgoại Đa Phương Của Đảng Từ Đại Hội vi Đến Nay

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w