1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THẢO LUẬN NHẬP MÔN TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Bộ câu hỏi trắc nghiệm chương 5 Bảo hiểm

57 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTT KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

- -BÀI THẢO LUẬN

NHẬP MÔN TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chương 5: Bảo hiểm

Giảng viên giảng dạy: Đỗ Thị Diên

Mã lớp học phần: 232_EFIN2811_01

Hà Nội, 2024

Trang 2

Danh sách thành viên nhóm 5

41 Nguyễn Thu Huyền

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thời gian: Từ 21h30 - 23h10, ngày 28 tháng 3 năm 2024Địa điểm: Google Meet

I Thành phần tham gia

Số thành viên tham gia: 10/10 Vào muộn: Dương Mỹ Linh Vắng mặt: 0/10

II Nội dung cuộc họp

- Các thành viên thảo luận và chọn ra 60 câu trắc nghiệm đạt yêu cầu dựa trên bài làm của các thành viên (8 thành viên x 10 câu/mỗi người).

- Nhóm trưởng gia hạn thêm thời gian sửa bài của mỗi thành viên đến 29/3/2024 - Thời gian chỉnh sửa word được đẩy lùi đến 31/3/2024.

- Nhóm trưởng yêu cầu mọi người đóng góp ý kiến về phương thức thảo luận, cách trình bày trong buổi thuyết trình sắp tới.

- Cần thêm buổi họp tiếp theo, thời gian cụ thể được nhóm trưởng thông báo sau.

TM Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Ngọc Khánh

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thời gian: Từ 21h30 - 22h45, ngày 3 tháng 4 năm 2024.Địa điểm: Google Meet

I Thành phần tham gia

Số thành viên tham gia: 10/10 Vào muộn: Nguyễn Thị Linh Vắng mặt: 0/10

II Nội dung cuộc họp

- Các thành viên thảo luận và chọn ra 25 câu hỏi để thuyết trình.

- Phân công làm mini game cho 2 bạn: Dương Mỹ Linh và Hoàng Ngọc Linh.

- Thống nhất cách thức thuyết trình: lớp chia thành 9 nhóm trả lời cho 25 câu hỏi Nhóm có nhiều câu trả lời đúng nhất được nhận quà.

Trang 5

MỤC LỤC

LÝ THUYẾT 1

5.1 Những vấn đề chung về bảo hiểm 1

5.1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của bảo hiểm 1

5.1.2 Đặc điểm bảo hiểm 2

5.1.3 Các hình thức bảo hiểm 2

5.1.4 Vai trò 3

5.2 Bảo hiểm thương mại 4

5.3 Bảo hiểm xã hội 8

5.3.1 Khái niệm và nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội 8

5.3.2 Nội dung hoạt động của bảo hiểm xã hội 9

5.3.3 Bảo hiểm xã hội Việt Nam 11

BÀI TẬP 15

ĐỀ KIỂM TRA 47

Trang 6

LÝ THUYẾT 5.1 Những vấn đề chung về bảo hiểm

5.1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của bảo hiểm

a Khái niệm

Bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống của con người trong xã hội được ổn định và phát triển bình thường trong điều kiện có biến cố bất lợi xảy ra.

b Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm

- Đối với đời sống dân cư

Trong cuộc sống, con người vẫn phải phụ thuộc vào thiên nhiên Các biến đổi thất thường như: hạn hán, lũ lụt, động đất có thể gây tổn thất thiệt hại và biện pháp khắc phục như đi vay, xin cứu trợ… chỉ mang tính chất tạm thời Vì vậy, có một biện pháp hữu hiệu hơn là con người dành một phần thu nhập từ lao động của mình tích lũy, đóng góp hình thành quỹ tiền tệ đủ lớn để bù đắp kịp thời những thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

Trong quá trình lao động sản xuất, con người cũng có thể bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghề nghiệp làm giảm hoặc mất đi nguồn thu nhập Khi đó cần có nguồn tài chính để bù đắp thu nhập bị giảm và trang trải cuộc sống.

- Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh

Các hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế luôn tiềm ẩn các rủi ro khó lường Ngoài việc bị ảnh hưởng bởi các biến đổi khí hậu có thể làm sản xuất ngưng trệ, chủ thể kinh doanh cũng có thể chịu các tác động như mất cắp, tai nạn lao động, giao thông Khi đó cần có biện pháp tài chính để phòng ngừa, bù đắp thiệt hại.

Ngoài ra, các chủ thể kinh doanh còn chịu các tác động bởi quy luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường như: quy luật giá cả, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh Vì vậy, cần có các biện pháp tài chính dưới các hình thức như lập quỹ dự phòng, tham gia các hình thức bảo hiểm.

- Đối với Nhà nước

Để thực hiện chức năng của Nhà nước là phát triển kinh tế và ổn định xã hội thì nhà nước phải có quỹ dự trữ để đảm bảo vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế Nhà nước

Trang 7

sẽ dùng quỹ này để can thiệp vào nền kinh tế mỗi khi có sự biến động bất lợi cho nền kinh tế vĩ mô

Như vậy, sự tồn tại của bảo hiểm là một tất yếu khách quan đối với vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước.

5.1.2 Đặc điểm bảo hiểm

- Bảo hiểm là hình thức dự trữ tài chính nhằm bù đắp và khắc phục tổn thất thiệt

hại đối với sản xuất kinh doanh và đời sống con người khi biến cố bất lợi xảy ra.

Việc tạo lập quỹ bảo hiểm được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bắt buộc hay tự nguyện, tự bảo hiểm hay bảo hiểm thông qua một tổ chức bảo hiểm, nhưng tất cả đều xuất phát từ nhu cầu cần được đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống của con người trước những tác động của rủi ro.

 Sản phẩm bảo hiểm là sự đảm bảo về mặt tài chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm

 Người tham gia bảo hiểm cần nộp phí cho người bảo hiểm để đổi lấy lời hứa hay cam kết của người bảo hiểm là sẽ trả tiền bảo hiểm khi rủi ro xảy ra

 Các tổ chức bảo hiểm nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm đóng góp và sau đó mới thực hiện nghĩa vụ với bên được bảo hiểm khi sự cố bảo hiểm xảy ra.

Như vậy, với dịch vụ này sản phẩm được bán ra trước, sau đó mới phát sinh chi phí bồi thường, chi trả bảo hiểm.

- Bảo hiểm vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn.

Trong thời gian được bảo hiểm, nếu rủi ro không xảy ra hoặc có xảy ra nhưng không gây thiệt hại ảnh hưởng đến đối tượng bảo hiểm thì người bảo hiểm không phải bồi thường hay trả tiền cho bên mua bảo hiểm Ngược lại, nếu xảy ra sự cố, đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại hoặc bị ảnh hưởng thì bên mua bảo hiểm sẽ được chi trả, bồi thường

Như vậy, quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm trên thị trường vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn

Việc nghiên cứu đặc điểm của bảo hiểm có ý nghĩa thiết thực trong việc quản lý, tổ chức triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm Bên cạnh đó, điều này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn lựa và kiểm soát phương thức tạo lập và phân phối sử dụng quỹ bảo hiểm.

Trang 8

5.1.3 Các hình thức bảo hiểm

a Căn cứ vào phương thức xử lí rủi ro

- Tự bảo hiểm: là hình thức bảo hiểm các chủ thể tự thành lập các quỹ dự trữ

riêng để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra.

Trong thực tế, hình thức tự bảo hiểm được biểu hiện thông qua việc tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ tập trung của nhà nước, quỹ dự phòng của các doanh nghiệp, quỹ dự trữ của các hộ gia đình…

- Bảo hiểm thông qua các tổ chức bảo hiểm: là hình thức bảo hiểm mà các chủ

thể tham gia sẽ chuyển giao phân tán rủi ro cho các tổ chức bảo hiểm mà bản thân không muốn hoặc không đủ khả năng để có thể gánh chịu những rủi ro đó.

Trong thực tế, hình thức bảo hiểm này được biểu hiện thông qua các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp như các công ty bảo hiểm, tập đoàn bảo hiểm và tổ chức bảo hiểm xã hội.

b Căn cứ vào mục đích hoạt động

- Bảo hiểm có mục đích kinh doanh là hình thức bảo hiểm do các chủ thể tiến

hành nhằm mục tiêu lợi nhuận (bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm thương mại hay bảo hiểm rủi ro) Người bảo hiểm tìm kiếm lợi ích kinh tế trên cơ sở thu phí bảo hiểm và cam kết thực hiện bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thông qua một hợp đồng bảo hiểm.

- Bảo hiểm không vì mục đích kinh doanh: là hình thức bảo hiểm do các chủ thể

tiến hành không nhằm mục tiêu lợi nhuận Mục đích chính là tương hỗ giữa các thành viên tham gia Với tư cách là tổ chức quản lý quỹ xã hội, quỹ tài chính tập trung, bảo hiểm xã hội phục vụ cho chính sách xã hội, vì mục đích và quyền lợi của người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội

5.1.4 Vai trò

- Góp phần ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống con người

Trong bảo hiểm kinh doanh, khi các tổ chức bảo hiểm gặp phải những rủi ro người bảo hiểm phải có trách nhiệm chi trả, bồi thường cho người được bảo hiểm Nhờ những khoản bồi thường mà các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể xây dựng lại cơ sở vật chất, mua lại các máy móc thiết bị đã bị hư hỏng, mất mát, để tiếp tục hoạt động Trong bảo hiểm xã hội, nhờ các khoản trợ cấp, bồi thường trong trường hợp ốm đau, tai nạn, mà người lao động có thể khắc phục khó khăn đồng thời góp phần giảm bớt gánh nặng về mặt tài chính cho tổ chức sử dụng lao động

Trang 9

Trong trường hợp người lao động bị chết, thân nhân của họ sẽ nhận được một khoản tiền hỗ trợ từ tổ chức bảo hiểm xã hội Khi về hưu tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ chi trả lương hưu và hỗ trợ các chi phí y tế, chăm sóc sức khỏe,

Như vậy, thông qua việc sử dụng quỹ bảo hiểm đã được tạo lập để bồi thường, chi trả kịp thời, chính xác những tổn thất vật chất cho người tham gia bảo hiểm.

- Góp phần phòng tránh hạn chế rủi ro tổn thất

Đứng trên giác độ lợi ích của các tổ chức bảo hiểm, việc tổ chức tốt các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất có hiệu quả sẽ giảm được khoản chi phí bồi thường, trả tiền bảo hiểm, đảm bảo an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Đứng trên giác độ người tham gia bảo hiểm, ngoài trách nhiệm phải đóng góp đầy đủ phí bảo hiểm, họ cần có trách nhiệm đề phòng hạn chế tổn thất, thông báo tình hình và diễn biến tai nạn để có biện pháp ngăn chặn kịp thời Nếu để xảy ra tổn thất trầm trọng thì có thể bị giảm mức bồi thường hoặc thậm chí tổ chức bảo hiểm có quyền từ chối nghĩa vụ bồi thường nếu rủi ro xảy ra không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm Đối với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, các tổ chức quản lý phải thường xuyên kiểm tra an toàn trong các doanh nghiệp nhằm phòng tránh tai nạn xảy ra Trong trường hợp thực hiện không tốt các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh dịch tễ thì có thể áp dụng các biện pháp xử phạt và truy tố trước pháp luật

Về phía Nhà nước, đảm bảo ổn định phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân là nhiệm vụ của bất cứ Nhà nước nào, vì vậy, việc hình thành và phát triển các hình thức bảo hiểm là những giải pháp tích cực giúp cho Nhà nước giảm được nguồn kinh phí dành để đầu tư cho các mục tiêu khác, đồng thời vẫn đảm bảo được mục tiêu về phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội

Các tổ chức bảo hiểm với tư cách là các tổ chức tài chính trung gian thường sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hình thành từ thu phí bảo hiểm của mình để đầu tư chính vì vậy mà các tổ chức bảo hiểm được coi là một định chế tài chính trung gian, bên cạnh các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, …

Quỹ bảo hiểm xã hội còn là một nguồn tiết kiệm quan trọng, tiết kiệm từ bảo hiểm xã hội là chênh lệch giữa thu và chi bảo hiểm xã hội, góp phần quan trọng vào tiết kiệm của mỗi quốc gia.

5.2 Bảo hiểm thương mại

5.2.1 Khái niệm và nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại

Trang 10

a Khái niệm

Bảo hiểm thương mại là hình thức bảo hiểm do các tổ chức kinh doanh bảo hiểm tiến hành trên cơ sở huy động sự đóng góp của các chủ thể để tạo lập quỹ bảo hiểm, phân phối và sử dụng chúng để trả tiền bảo hiểm, bồi thường những tổn thất cho các đối tượng được bảo hiểm khi các rủi ro được bảo hiểm xảy ra

b Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại

Hoạt động của bảo hiểm thương mại do các tổ chức tiến hành nhằm mục tiêu lợi nhuận Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt nên ngoài những nguyên tắc chung áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh bảo hiểm cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc sàng lọc rủi ro:

Tổ chức bảo hiểm không thể chấp nhận tất cả các rủi ro Họ cần sàng lọc để loại trừ những rủi ro nghiêm trọng, đồng thời phân nhóm các rủi ro còn lại để áp dụng hình thức bảo hiểm phù hợp Việc này giúp xác định mức phí bảo hiểm và khoản tiền bồi thường hợp lý cho từng trường hợp.

Nguyên tắc định phí bảo hiểm phải trên cơ sở “giá” của các rủi ro:

Mức phí bảo hiểm được tính toán dựa trên xác suất xảy ra và mức độ thiệt hại của từng rủi ro Rủi ro cao sẽ có phí cao, và ngược lại Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho tất cả người tham gia bảo hiểm.

Nguyên tắc đảm bảo an toàn:

An toàn tài chính là yếu tố then chốt trong hoạt động bảo hiểm Tổ chức bảo hiểm cần đánh giá cẩn thận rủi ro bảo hiểm trước khi ký kết hợp đồng, đồng thời thực hiện đầu tư an toàn để bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm Việc này giúp đảm bảo khả năng chi trả bồi thường cho người tham gia trong tương lai.

Nguyên tắc lấy số đông bù số ít:

Bảo hiểm chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi có sự tham gia của nhiều người Phí bảo hiểm đóng góp bởi số đông sẽ được sử dụng để bù đắp cho tổn thất của số ít người gặp rủi ro Đây là nguyên tắc quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của bảo hiểm, giúp mọi người cùng chia sẻ rủi ro và bảo vệ nhau.

5.2.2 Các yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm thương mại

a Các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm

Người bảo hiểm

Trang 11

Là tổ chức hoặc pháp nhân được pháp luật công nhận, chịu trách nhiệm tạo lập và điều khiển quỹ bảo hiểm Họ là đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm, chịu trách nhiệm thu phí bảo hiểm và bồi thường tổn thất cho người tham gia bảo hiểm khi xảy ra rủi ro theo quy định trong hợp đồng

Ví dụ: Công ty bảo hiểm như Bảo Việt, Bảo Minh,…

Người tham gia bảo hiểm

Là tổ chức hoặc pháp nhân đóng phí bảo hiểm và có quyền hưởng bồi thường khi xảy ra rủi ro theo hợp đồng Đây là bên trực tiếp ký kết hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm và có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn.

Người được bảo hiểm

Là người có sức khỏe, khả năng lao động, tính mạng ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm của người tham gia Khi xảy ra rủi ro, người được bảo hiểm sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng.

Người được chỉ định hưởng bồi thường bảo hiểm

Là người được người tham gia bảo hiểm chỉ định bằng văn bản và có quyền nhận bồi thường khi xảy ra rủi ro hoặc khi người tham gia bảo hiểm qua đời Việc chỉ định người hưởng bồi thường có thể thay đổi theo thời gian và cần được thông báo cho người bảo hiểm.

b Đối tượng bảo hiểm

Là những đối tượng mà người tham gia bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm hoặc do pháp luật quy định bắt buộc phải bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm có thể là sức khỏe, tính mạng con người, giá trị tài sản và trách nhiệm dân sự

c Rủi ro bảo hiểm và tai nạn bảo hiểm

 Rủi ro bảo hiểm: là mức độ hoặc khả năng xảy ra sự cố được bảo hiểm trong hợp đồng Khi sự cố đó xảy ra, người bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường tổn thất cho người tham gia bảo hiểm.

Ví dụ: Một chiếc xe tham gia bảo hiểm ô tô có nguy cơ bị tai nạn.

 Tai nạn bảo hiểm: Là sự cố bảo hiểm đã xảy ra kéo theo trách nhiệm của người bảo hiểm phải bồi thường tổn thất cho người tham gia bảo hiểm.

Ví dụ: Chiếc xe tham gia bảo hiểm ô tô bị va chạm, hư hỏng nặng d Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

Trang 12

 Giá trị bảo hiểm: Là giá trị tài sản được bảo hiểm tại thời điểm kí hợp đồng bảo hiểm.

 Số tiền bảo hiểm: là khoản tiền tính cho đối tượng bảo hiểm, mà trong giới hạn đó nhà bảo hiểm phải trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm khi tai nạn bảo hiểm xảy ra

e Phí bảo hiểm

Là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải đóng góp cho người bảo hiểm về các đối tượng được bảo hiểm

5.2.3 Phân loại bảo hiểm thương mại

Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm

- Bảo hiểm tài sản:

Là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là giá trị của cải vật chất thuộc mọi hình thức sở hữu Nhằm mục đích bồi thường thiệt hại về tài sản cho người tham gia bảo hiểm khi rủi ro xảy ra, giúp người tham gia bảo hiểm khôi phục lại tài sản hoặc bù đắp tổn thất tài chính do rủi ro gây ra Mức bồi thường dựa trên giá trị tài sản được bảo hiểm, mức độ thiệt hại và điều khoản hợp đồng Có nhiều loại hình bảo hiểm tài sản khác nhau, phù hợp với từng loại tài sản cụ thể.

Ví dụ: Bảo hiểm hàng hóa - Bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển khỏi rủi ro hư hỏng, mất mát hoặc bị tiêu hủy do tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn,

- Bảo hiểm con người

Bảo hiểm con người là loại hình bảo hiểm nhằm bảo vệ sức khỏe, khả năng lao động và tính mạng của người tham gia bảo hiểm.Với mục đích bồi thường tổn thất về sức khỏe, khả năng lao động hoặc chi trả chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm khi rủi ro xảy ra Giúp người tham gia bảo hiểm an tâm về tài chính khi gặp phải rủi ro về sức khỏe hoặc tai nạn Đối tượng bảo hiểm là sức khỏe, khả năng lao động và tính mạng của con người Mức bồi thường dựa trên mức độ tổn thương sức khỏe, mất khả năng lao động hoặc tử vong.

Ví dụ: Bảo hiểm nhân thọ - Bồi thường cho người thụ hưởng khi người tham gia bảo hiểm tử vong hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Là hình thức bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là phần nghĩa vụ hay trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm Mục đích của bảo hiểm trách nhiệm dân sự là

Trang 13

nhằm giải phóng người tham gia bảo hiểm thoát khỏi yêu cầu phải bồi thường tổn thất cho người khác do hành vi hoạt động của người tham gia bảo hiểm gây ra.

Ví dụ: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới - Bồi thường thiệt hại cho người thứ ba do tai nạn giao thông do người lái xe gây ra.

Căn cứ vào tính chất hoạt động - Bảo hiểm bắt buộc

Là hình thức bảo hiểm được pháp luật Nhà nước quy định bắt buộc đối với cả người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm Mục đích của bảo hiểm bắt buộc là nhằm hạn chế, phòng ngừa những rủi ro làm tổn hại đến tài sản và đời sống của người tham gia bảo hiểm và của cả cộng đồng Hình thức bảo hiểm này được tiến hành theo quy định của pháp luật, các sản phẩm bảo hiểm thuộc hình thức này đều có trong quy định bắt buộc phải bảo hiểm Ngoài ra, loại hình bảo hiểm này còn gắn với vai trò quản lí Nhà nước vì nó liên quan đến lợi ích và an toàn chung của cả xã hội

Ví dụ: vé tàu, vé xe, hay vé máy bay, mức giá vé thường đã bao gồm phí bảo hiểm và người mua vé không có quyền lựa chọn tham gia bảo hiểm hay không.

- Bảo hiểm tự nguyện

Bảo hiểm tự nguyện là hình thức bảo hiểm dựa trên thỏa thuận giữa người tham gia và người bảo hiểm Quyết định tham gia và mức độ bảo hiểm phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của người tham gia Hợp đồng chỉ có giá trị khi đã kí kết và người tham gia đã đóng phí Điều này mang lại sự linh hoạt cho người tham gia và tự do cho tổ chức bảo hiểm trong việc cung cấp sản phẩm và quản lý.

Ví dụ: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm du lịch,

5.3 Bảo hiểm xã hội

5.3.1 Khái niệm và nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội

a Khái niệm

Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo hiểm do tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành dựa trên cơ sở huy động sự đóng góp của các chủ thể liên quan để tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội, phân phối và sử dụng chúng để bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động.

b Nguyên tắc hoạt động bảo hiểm xã hội

Hoạt động của ảo hiểm xã hội trước hết phải vì quyền lợi của người lao động và của cả cộng đồng Do đó, việc thực hiện các nội dung bảo hiểm xã hội phải đơn giản,

Trang 14

dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ độc lập, trong quá trình hoạt động tổ chức bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm đảm bảo sự cân đối thu chi, bảo toàn và phát triển quỹ Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.

Việc hình thành và sử dụng quỹ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

 Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

 Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội

 Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đc hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

5.3.2 Nội dung hoạt động của bảo hiểm xã hội

a Đối tượng và các chế độ bảo hiểm xã hội

Phạm vi đối tượng bảo hiểm xã hội chung nhất là thu nhập của những người làm công ăn lương trong toàn xã hội Tuy nhiên, phạm vi đối tượng bảo hiểm xã hội tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Theo công ước số 102 của tổ chức lao động thế giới, bảo hiểm xã hội bao gồm nhiều chế độ, căn cứ vào chức năng của bảo hiểm xã hội và chỉ quy định những điều kiện tối thiểu để cho mọi nước có thể áp dụng vào thời điểm thích hợp Có 9 chế độ hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm:

Trang 15

7 Trợ cấp sinh đẻ 8 Trợ cấp khi tàn phế

9 Trợ cấp mất người nuôi dưỡng

b Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm Nguồn hình thành

- Người sử dụng lao động đóng góp

Khi sử dụng lao động cho hoạt động của mình các tổ chức sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật Khi người lao động ốm đau hay hết tuổi lao động được bảo hiểm xã hội trợ cấp, chi trả do đó người sử dụng lao động không phải trả tiền lương Như vậy người sử dụng lao động đóng góp một phần để bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế lớn hơn do phải chi một khoản tiền lớn một lúc khi rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình sử dụng

- Người lao động đóng góp

Người lao động phải có trách nhiệm đóng góp một phần thu nhập của mình để đối phó với những khó khăn về kinh tế do những rủi ro trong cuộc sống gây nên

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ

Quỹ bảo hiểm xã hội được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là trách nhiệm của Nhà nước vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, bảo hiểm xã hội là công cụ quan trọng trong tay Nhà nước nhằm thực

hiện chính sách phân phối lại thu nhập trong xã hội, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo an toàn xã hội

Thứ hai, các luật lệ về bảo hiểm xã hội của Nhà nước sẽ là những chuẩn mực về

pháp lý mà cả giới chủ và giới thợ phải tuân theo, những tranh chấp chủ thợ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có cơ sở vững chắc để giải quyết

Ngoài nguồn thu cơ bản nêu trên, quỹ bảo hiểm xã hội còn có các nguồn thu khác: - Tiền sinh lời từ các phương án bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội.

- Tiền phạt do đóng bảo hiểm xã hội chậm - Thu từ ủng hộ của các tổ chức và cá nhân Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

Trang 16

Quỹ bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả các khoản trợ cấp và chi phí cho người tham gia bảo hiểm xã hội trong những trường hợp sau:

- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gặp phải các biến cố đã quy định trong chế độ bảo hiểm xã hội

- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục trong thời gian làm việc.

Ngoài các khoản chi trợ cấp, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định, quỹ bảo hiểm xã hội còn được sử dụng để chi khác như: Chi quản lý hoạt động, nộp bảo hiểm y tế theo quy định tại luật bảo hiểm xã hội, chi hoa hồng đại lý, trả lệ phí thu, chi bảo hiểm xã hội, chi thực hiện các phương án bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội và các khoản chi khác.

5.3.3 Bảo hiểm xã hội Việt Nam

a Đối tượng tham gia của bảo hiểm xã hội

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

 Cán bộ, công chức, viên chức.

 Công nhân quốc phòng, công nhân công an.

 Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

 Những người làm nghề tự do: Người buôn bán nhỏ, nông dân

 Những công việc theo mùa vụ hoặc công việc có tính chất tạm thời khác Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

Trang 17

Công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ 12 - 36 tháng với người sử dụng lao động.

b Các chế độ bảo hiểm xã hội

 Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.

 Bảo hiểm tự nguyện bao gồm các chế độ sau: Hưu trí; Tử tuất.

 Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tìm việc làm.

c Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Nguồn hình thành:

 Người lao động: Đóng 5%/tháng mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức 8%.

 Người sử dụng lao động: Hàng tháng người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công:

o 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội o 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

o 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

 Các nguồn thu khác:

o Ngân sách nhà nước hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các chế độ đối với người lao động.

o Tiền lãi thu từ việc thực hiện các phương án bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội.

o Thu từ các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước

- Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc được sử dụng cho các mục đích sau:  Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định.

Trang 18

 Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

 Chi phí quản lý.

 Chi khen thưởng theo quy định.

 Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.

Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Nguồn hình thành:

 Người lao động đóng, mức đóng hàng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức 22%.

 Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ  Hỗ trợ của Nhà nước.

 Các nguồn thu hợp pháp khác.

- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện

 Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định.

 Đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu.

 Chi phí quản lý.

 Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

- Nguồn hình thành:

 Người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

 Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

 Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển 1 lần.

 Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ  Các nguồn thu khác.

Trang 19

 Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định d Hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội

- Nguyên tắc đầu tư: Phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.

- Các hình thức đầu tư:

 Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại của Nhà nước.

 Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay.

 Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia  Các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.

Trang 20

BÀI TẬP Câu 1: Chức năng chính của bảo hiểm là gì?

A Cung cấp hỗ trợ tài chính cho cá nhân khi cần.

B Quản lý rủi ro thông qua quỹ dự trữ.

C Tạo ra lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm.

D Cung cấp hỗ trợ xã hội cho nhóm dân số dễ tổn thương.

Giải thích: một trong những chức năng chính của bảo hiểm là quản lý rủi ro thông qua việc thiết lập quỹ dự trữ để đối phó với các sự kiện bất ngờ.

Câu 2: Bảo hiểm trong nền kinh tế đóng vai trò quan trọng như thế nào?

A Chỉ giúp bảo vệ cho đời sống dân cư.

B Đảm bảo ổn định và phát triển của nền kinh tế và xã hội.

C Chủ yếu là công cụ để quản lý vĩ mô của Nhà nước D Không có vai trò quan trọng nào trong nền kinh tế.

Giải thích: Bảo hiểm không chỉ giúp bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp khỏi các rủi ro

mà còn đóng vai trò hỗ trợ cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế và xã hội.

Câu 3: Bảo hiểm lao động có chức năng gì?

A Bảo vệ cho đời sống dân cư.

B Hỗ trợ bù đắp thu nhập cho người lao động.

C Chủ yếu là công cụ để quản lý vĩ mô của Nhà nước D Không có chức năng cụ thể nào.

Giải thích: Bảo hiểm lao động giúp bù đắp thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải các rủi ro như bệnh tật, tai nạn lao động.

Câu 4: Loại bảo hiểm nào được đặc trưng bởi việc các người tham gia thiết lập quỹ

riêng của họ?

A Bảo hiểm xã hội B Bảo hiểm thương mại

C Tự bảo hiểm

D Bảo hiểm tập thể

Trang 21

Giải thích: tự bảo hiểm là loại bảo hiểm mà các cá nhân hoặc tổ chức thiết lập quỹ riêng để đền bù cho các tổn thất tiềm ẩn, như đã được đề cập trong văn bản.

Câu 5: Trong nền kinh tế, sự cần thiết của bảo hiểm được thể hiện chủ yếu thông qua

A Tăng cường sự đối xử công bằng giữa các cá nhân và doanh nghiệp B Phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính.

C Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể kinh tế.

D Tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho các tổ chức bảo hiểm.

Giải thích: Bảo hiểm có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro

cho các chủ thể trong nền kinh tế Bằng cách chuyển giao rủi ro từ cá nhân hoặc doanh nghiệp sang các tổ chức bảo hiểm, các chủ thể có thể giảm thiểu tác động của các biến cố không mong muốn lên hoạt động kinh doanh và đời sống của mình Do đó, sự cần thiết của bảo hiểm trong nền kinh tế thể hiện qua việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây phản ánh đúng về bảo hiểm?

A Bảo hiểm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tham gia B Bảo hiểm giúp loại bỏ mọi rủi ro liên quan đến tài chính.

C Bảo hiểm cung cấp một phương tiện để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự ổn định tài chính.

D Bảo hiểm không có tác dụng gì đối với người tham gia.

Giải thích: Bảo hiểm không đảm bảo an toàn tuyệt đối nhưng nó cung cấp một cách để

giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài chính trong trường hợp xảy ra sự cố không mong muốn.

Câu 7: Chị Hoa vừa sinh con đầu lòng và nghỉ việc hưởng trợ cấp theo chế độ thai

sản Tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của chị Hoa là căn cứ để tính trợ cấp nghỉ sinh con, với mức là 410.000 đồng Thời gian nghỉ thai sản của chị Hoa là 4 tháng Hỏi, số tiền trợ cấp thai sản mà chị Hoa được hưởng theo chế độ Bảo hiểm xã hội là bao

Trang 22

Gải thích: căn cứ: Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.

Số tiền trợ cấp = Tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội x Thời gian nghỉ thai sản

Tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của chị Hoa: 410,000 đồng Thời gian nghỉ thai sản: 4 tháng

Số tiền trợ cấp = 410.000 × 4=1.640 000 đồng

Vậy, số tiền trợ cấp thai sản mà chị Hoa được hưởng theo chế độ Bảo hiểm xã hội là 1,640,000 đồng.

Câu 8: Anh Bình, một cán bộ công nhân viên chức thuộc Bộ Giao thông vận tải, bị xơ

gan cổ chướng và phải điều trị hết 60 ngày (trong đó 18 ngày là ngày lễ và chủ nhật) Tiền lương của Anh Bình trước khi nghỉ ốm là 550.000 đồng và thời gian làm việc trong tháng là 26 ngày Tính mức trợ cấp ốm đau mà Anh Bình nhận được?

A 666,346 đồng

B 522,692 đồng C 748,500 đồng D 605,000 đồng

Giải thích: căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động

hưởng chế độ ốm đau thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Riêng đối với trường hợp người lao động hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng được quy định như sau:

 Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

 Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;  Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi

nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

Trang 23

Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Mức trợ cấp ốm đau = (Tiền lương trước khi nghỉ ốm x 75%/Số ngày làm việc trong tháng) x (Số ngày điều trị - Số ngày nghỉ lễ và chủ nhật)

Tiền lương trước khi nghỉ ốm của Anh Bình: 550,000 đồng Số ngày làm việc trong tháng: 26 ngày

Số ngày điều trị: 60 ngày

Số ngày nghỉ lễ và chủ nhật: 18 ngày

Mức trợ cấp ốm đau = 550.000× 75 %26 × (60−18 )=666.346 đồng

Câu 9: Tự bảo hiểm là hình thức bảo hiểm mà các tổ chức, cá nhân thành lập các …

để bù đắp các … có thể xảy ra đối với quá trình sản xuất và đời sống của mình A Quỹ dự trữ … rủi ro

B Quỹ bảo hiểm … tai nạn

C Quỹ riêng … tổn thất

D Quỹ bảo hiểm … rủi ro

Giải thích : chương 5, mục 5.1.2 Các hình thức bảo hiểm, giáo trình Nhập môn tài

B Góp phần ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống con người C Góp phần cung ứng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội

Trang 24

D Góp phần phòng tránh hạn chế rủi ro tổn thất

Giải thích: chương 5, mục 5.1.4 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế, giáo trình

Nhập môn tài chính tiền tệ trang 144.

Câu 12: Nội dung nào sau đây thể hiện bảo hiểm góp phần cung ứng vốn cho phát

triển kinh tế - xã hội?

A Quỹ bảo hiểm được tạo lập để bồi thường, chi trả kịp thời, chính xác những tổn thất vật chất cho người tham gia

B Quỹ bảo hiểm hoạt động với tư cách là các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

C Các tổ chức bảo hiểm theo dõi, thống kê tình hình tai nạn, tổn thất, xác định những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn

D Không có đáp án nào đúng

Giải thích: chương 5, mục 5.1.4 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế, giáo trình

Nhập môn tài chính tiền tệ trang 144.

Câu 13: Nội dung nào sau đây thể hiện bảo hiểm góp phần phòng tránh hạn chế rủi ro

tổn thất?

A Quỹ bảo hiểm được tạo lập để bồi thường, chi trả kịp thời, chính xác những tổn thất vật chất cho người tham gia

B Quỹ bảo hiểm hoạt động với tư cách là các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

C Các tổ chức bảo hiểm theo dõi, thống kê tình hình tai nạn, tổn thất, xác định những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn

D Không có đáp án nào đúng

Giải thích: chương 5, mục 5.1.4 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế, giáo trình

Nhập môn tài chính tiền tệ trang 144

Câu 14: Dưới đây, bảo hiểm nào là bảo hiểm không vì mục đích kinh doanh?

A Bảo hiểm nhân thọ

B Bảo hiểm y tế

C Bảo hiểm xe máy D Bảo hiểm tài sản

Trang 25

Giải thích: Bảo hiểm y tế được tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận nhằm

huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chương 5, mục 5.1.4 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế, giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ trang 144.

Câu 15: Nội dung nào sau đây thể hiện bảo hiểm góp phần ổn định sản xuất kinh

doanh và đời sống con người?

A Quỹ bảo hiểm được tạo lập để bồi thường, chi trả kịp thời, chính xác những tổnthất vật chất cho người tham gia

B Quỹ bảo hiểm hoạt động với tư cách là các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

C Các tổ chức bảo hiểm theo dõi, thống kê tình hình tai nạn, tổn thất, xác định những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn

D Không có đáp án nào đúng

Giải thích: chương 5, mục 5.1.4 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế, giáo trình

Nhập môn tài chính tiền tệ trang 144.

Câu 16: Đáp án nào sau đây thể hiện vai trò bảo hiểm góp phần phòng tránh hạn chế

rủi ro tổn thất?

A Trợ cấp, bồi thường cho người lao động khi gặp tai nạn nghề nghiệp

B Mua trái phiếu Chính phủ trích từ quỹ bảo hiểm xã hội

C Các tổ chức bảo hiểm thống kê tình hình tai nạn lao động D Không có đáp án đúng

Giải thích: chương 5, mục 5.1.4 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế, giáo trình

Nhập môn tài chính tiền tệ trang 146.

Câu 17: Bà A đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được 28 năm, mức bình quân tiền

lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bà A = 5.000.000 đồng/tháng Tính mức lương hưu bà A được hưởng?

A 4.550.000 đồng/tháng B 3.000.000 đồng/tháng C 4.500.000 đồng/tháng

Trang 26

D 3.550.000 đồng/tháng

Giải thích: căn cứ Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cách tính lương hưu đối với

người tham gia bảo hiểm xã hội được xác định theo công thức sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểmxã hội.

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:

- Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2% - Mức hưởng tối đa là 75%.

- Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75% Khi bà A nghỉ hưu, tỷ lệ lương hưu bà A được nhận như sau:

- 15 năm đóng bảo hiểm xã hội: Hưởng 45%

- 13 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại: Hưởng 2%/năm Tổng tỷ lệ lương hưu của bà A là: 45 %+2 ×13 %=71 %

Mức hưởng lương hưu của bà A là: 71 %×5.000 000=3.550.550 đồng/tháng

Câu 18: Bảo hiểm thương mại là các hình thức bảo hiểm do … tiến hành trên cơ sở

huy động sự đóng góp của các chủ thể, để tạo lập quỹ bảo hiểm, phân phối và sử dụng chúng để trả tiền bảo hiểm, bồi thường các tổn thất cho các đối tượng được bảo hiểm khi các rủi ro được bảo hiểm xảy ra.

A Công ty bảo hiểm B Nhà nước

C Tổ chức tài chính

D Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm

Giải thích: khái niệm bảo hiểm thương mại (5.2.1 trang 147).

Câu 19: Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thương mại điện tử

A Ngân sách nhà nước cấp B Người lao động đóng góp

Trang 27

C Người sử dụng lao động đóng góp

D Người tham gia bảo hiểm đóng góp

Giải thích: khái niệm bảo hiểm thương mại (5.2.1 trang 147)

Câu 20: Bảo hiểm thương mại có mấy nguyên tắc hoạt động?

2 Nguyên tắc định phí bảo hiểm phải trên cơ sở “giá” của các rủi ro 3 Nguyên tắc đảm bảo an toàn

4 Nguyên tắc lấy số đông bù số ít

Câu 21: Bảo hiểm thương mại đảm bảo cho rủi ro nào?

A Rủi ro không lường trước được

B Rủi ro không thể xảy ra C Rủi ro đã xảy ra

D Rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra

Giải thích: khái niệm bảo hiểm thương mại (5.2.1 trang 146)

Câu 22: Điều nào sau đây đúng với nguyên tắc sàng lọc rủi ro trong bảo hiểm thương

A Chấp nhận bảo hiểm với mọi loại rủi ro

B Phân nhóm để thực hiện các hình thức bảo hiểm phù hợp

C Sàng lọc rủi ro nghiêm trọng, tập hợp thông tin có hiệu quả với người bảo hiểm

D Cả B và C đều đúngGiải thích:

TH1: Hoạt động của bảo hiểm thương mại do các tổ chức tiến hành nhằm mục tiêu lợi nhuận => B đúng

Trang 28

TH2: Đối với tổ chức bảo hiểm không phải bất cứ rủi ro nào cũng có thể chấp nhận bảo hiểm, bởi vì những rủi ro này sẽ liên quan đến số tiền mà tổ chức bảo hiểm có thể phải chi trả trong tương lai Do đó, tổ chức bảo hiểm cố gắng sàng lọc những rủi ro nghiêm trọng, từ đó có những phương thức tập hợp thông tin có hiệu quả có tác dụng rất quan trọng đối với người bảo hiểm.

=> D đúng (lý thuyết nguyên tắc sàng lọc rủi ro 5.2.2 trang 147)

Câu 23: Theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít, ai là người chịu trách nhiệm bù đắp tổn

thất cho những người gặp rủi ro? A Công ty bảo hiểm.

B Những người không gặp rủi ro C Chính phủ.

D Cả A và B đều đúng.

Giải thích: theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít, những người tham gia bảo hiểm (bao

gồm cả những người không gặp rủi ro) sẽ đóng phí bảo hiểm để bù đắp tổn thất cho những người gặp rủi ro (Lý thuyết Nguyên tắc lấy số đông bù số ít trang 148)

Câu 24: Nguyên tắc lấy số đông bù số ít trong cam kết bảo hiểm áp dụng vào việc gì?

A Việc bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm

B Thu phí bảo hiểm C Quản lý rủi ro bảo hiểm

D Xác định điều kiện bảo hiểm cả hai bên.

Giải thích: việc thực hiện cam kết bảo hiểm dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít

Điều đó có nghĩa là việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm của người bảo hiểm phải dựa vào quỹ tài chính được hình thành từ các khoản phí bảo hiểm đã nộp (quỹ bảo hiểm) trước đó

Câu 25: Bảo hiểm thương mại được thực hiện như thế nào?

A Trên cơ sở huy động sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân

B Dựa vào quỹ bảo hiểm được hình thành từ các khoản phí bảo hiểm C Theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít

D Bằng cách quản lý rủi ro và chi trả bồi thường cho người được bảo hiểm

Giải thích: khái niệm Bảo hiểm thương mại - 5.2.1 trang 147

Ngày đăng: 07/04/2024, 19:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w