1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định tài chính nghiên cứu tại các nước có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới
Tác giả Nguyễn Trần Xuân Linh
Người hướng dẫn PGS. TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch
Trường học Đại học Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Luận án
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 731,39 KB

Nội dung

TÓM TẮT LUẬN ÁN Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến sự ổn định tài chính tại các quốc gia mới nổi và dẫn dắt tăng

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Luận án này chưa từng được nộp để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ cơ sở đào tạo nào Luận án là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung

do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận

án

TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng… năm…

Người cam đoan

Nguyễn Trần Xuân Linh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS TSKH Nguyễn Ngọc Thạch

đã giúp tôi tiếp cận hướng nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu mới để tôi có thể hoàn thành luận án này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại Học, chị Vũ Thị Thu Hà – Quản lý lớp nghiên cứu sinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu của tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án Tôi xin cảm ơn Quý lãnh đạo trường Cao đẳng Công Thương Tp HCM, nơi tôi công tác, đã luôn hỗ trợ tôi đặc biệt là mặt thời gian để tôi có thể thuận lợi hoàn thành nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi xin được gởi lời biết ơn chân thành nhất đến ba mẹ, em gái và đặc biệt là vợ tôi, người đã luôn hết lòng ủng hộ tôi trong công việc cũng như trong cuộc sống Cảm ơn hai con, hai con chính là động lực lớn nhất của ba trong cuộc sống này

Trang 3

TÓM TẮT LUẬN ÁN

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chính sách tiền tệ

và chính sách an toàn vĩ mô đến sự ổn định tài chính tại các quốc gia mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới (Emerging and growth-leading economies – EAGLEs) Dựa trên bộ chỉ tiêu đo lường ổn định tài chính do Albulescu (2008) xây dựng, tác giả đã có những hiệu chỉnh nhất định để bộ chỉ tiêu này phù hợp với thực tiễn cũng như khả năng tiếp cận dữ liệu các quốc gia thuộc nhóm EAGLEs nhằm đo lường chỉ số Ổn định tài chính của các quốc gia này Qua đó, tác giả tạo cơ sở cho việc tiến hành phân tích tác động của Chính sách tiền tệ (CSTT) và Chính sách an toàn vĩ mô (CSATVM) đến sự ổn định tài chính tại các quốc gia này Bên cạnh đó, thông qua lợi thế xử lý mẫu nghiên cứu nhỏ của phương pháp Bayes, nghiên cứu này còn đánh giá tác động của các chính sách này đến ổn định tài chính từng quốc gia cụ thể trong nhóm

Kết quả nghiên cứu phân tích nhóm 15 quốc gia EAGLEs cho thấy khi cơ quan thực thi chính sách gia tăng mức tăng trưởng cung tiền M2, hoặc mở rộng tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân (TDNH cho KVTN) thì mức độ ổn định tài chính sẽ giảm xuống với xác suất lần lượt là 92% và 93% Trong khi đó, lãi suất chính sách tiền tệ gia tăng có tác động làm giảm ổn định tài chính với xác suất lên đến 100% Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy CSTT và CSATVM khi được thực thi cùng chiều sẽ giúp cải thiện ổn định tài chính với xác suất là 85% Đối với các công

cụ CSATVM, kết quả hồi quy cho thấy một kết quả rất đáng ngạc nhiên khi khoản vay trên giá trị (Loan to value - LTV) gây ra tác tiêu cực đến ổn định hệ thống tài chính tại các nước EAGLEs với xác suất lên đến 98% Bên cạnh đó, kết quả hồi quy cho thấy, giới hạn phơi nhiễm hệ thống (Limits on Interbank Exposures - INTER)

và dự trữ bắt buộc cho mục đích an toàn vĩ mô (FX and/or Countercyclical Reserve Requirements - RR) có tác động hỗ trợ ổn định tài chính Tuy nhiên, xác suất tác động của INTER và RR rất thấp, lần lượt là 55% và 50%, điều này có nghĩa là tác động của hai yếu tố này đến ổn định tài chính là không rõ ràng Giới hạn cho vay bằng ngoại tệ (Limits on Foreign Currency Loans - FC) và quy định về phụ phí vốn đối với các định chế tài chính có tầm quan trọng đối với hệ thống tài chính (Capital surcharges for systemically important institutions - SIFIs) được xem các một công

Trang 4

cụ hiệu quả trong việc duy trì sự ổn định hệ thống của quốc gia, xác suất tác động dương đến ổn định tài chính lần lượt đạt 92% và 96%

Đối với từng quốc gia cụ thể thì tác động của CSTT và CSATVM cũng cho kết quả tương tự với toàn nhóm EAGLEs nhưng ở các mức độ khác nhau, trừ Ai Cập trong ngắn hạn, khi nới lỏng cung tiền thì ổn định tài chính của quốc gia này sẽ tăng lên, và Malaysia khi mở rộng TDNH cho KVTN cũng giúp cải thiện ổn định tài chính cho quốc gia này trong ngắn hạn Tuy nhiên, về mặt dài hạn, cả hai công

cụ này đều làm giảm ổn định tài chính của hai quốc gia này nếu chúng được nới lỏng liên tục trong một thời gian dài

Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý chính sách cụ thể như sau Thứ nhất, khác với các quốc gia phát triển, lạm phát luôn được kiểm soát ở mức thấp do vậy có thể duy trì lãi suất thấp trong thời gian dài và gây ra tích lũy rủi ro; các quốc gia thuộc nhóm EAGLEs thường xuyên phải đối mặt với lạm phát cao và phải sử dụng công cụ LSCS để đối phó với lạm phát, khi lạm phát được khống chế thì các quốc gia lại nới lỏng LSCS để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khiến LSCS thường xuyên biến động Khi lãi suất tăng sẽ làm tăng gánh nặng nợ cho những người đi vay và làm tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và làm xói mòn tính ổn định của hệ thống tài chính Vì vậy, các quốc gia nên đặt trọng tâm kiểm soát lạm phát khi thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô để có thể duy trì LSCS một cách ổn định, hợp lý, tránh gia tăng đột ngột gây tổn thương cho hệ thống tài chính quốc gia Thứ hai, khi các quốc gia này thực thi mở rộng tăng trưởng cung tiền và TDNH cho KVTN để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nên được tiến hành một cách thận trọng vì nó có thể gây ra tác động tiêu cực đến ổn định tài chính tại các quốc gia này ngoài ra hai chính sách này nên được thực thi cùng chiều để cải thiện ổn định tài chính Thứ ba, công cụ LTV nên được sử dụng một cách linh hoạt hơn để nâng cao hiệu quả của công cụ này đối với ổn định tài chính Thứ tư, các quốc gia nên triển khai các công cụ như DTBB tăng thêm đối với các định chế tài chính có tầm quan trọng đối với hệ thống tài chính và giới hạn cho vay bằng ngoại tệ vì kết quả thực nghiệm cho thấy hai công cụ này rất hiệu quả trong việc cải thiện tính ổn định của hệ thống tài chính

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT LUẬN ÁN iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU xii

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ xv

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Khoảng trống nghiên cứu 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 6

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 6

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

1.6 Phương pháp nghiên cứu 7

1.7 Dữ liệu nghiên cứu 8

1.8 Kết quả đạt được và đóng góp của luận án 9

1.9 Điểm mới của luận án 11

1.10 Cấu trúc của luận án 12

Kết luận chương 1 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 14

2.1 Ổn định tài chính 14

2.2 Chính sách tài chính tiền tệ 22

2.2.1 Khái niệm chính sách tiền tệ 22

2.2.2 Hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ, các công cụ chính sách tiền tệ 22

2.3 Chính sách an toàn vĩ mô 23

Trang 6

2.3.1 Khái niệm chính sách an toàn vĩ mô 23

2.3.2 Mục tiêu và phạm vi chính sách an toàn vĩ mô 24

2.3.3 Các công cụ chính sách an toàn vĩ mô 26

2.3.4 Tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định tài chính 31

2.4 Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định tài chính 34

2.4.1 Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô 34

2.4.2 Nguyên tắc phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô 36

2.4.3 Các kênh ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến ổn định tài chính và chính sách an toàn vĩ mô đối ứng để giảm bớt tác động này 38

2.5 Tổng quan các nghiên cứu trước 52

2.5.1 Các nghiên cứu về đo lường ổn định tài chính 52

2.5.2 Nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ đến ổn định tài chính 59

2.5.3 Nghiên cứu về chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định tài chính 61

Kết luận chương 2 68

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 69

3.1 Phương pháp đo lường ổn định tài chính 69

3.1.1 Phương pháp chuẩn hóa dữ liệu 69

3.1.2 Các bộ phận cấu thành ổn định tài chính nhóm nước EAGLEs 69

3.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 81

3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu 81

3.2.2 Mô hình nghiên cứu 85

3.3 Phương pháp ước lượng - Cách tiếp cận Bayes 86

Kết luận chương 3 92

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 93

Trang 7

4.1 Tổng quan về các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh

tế thế giới (EAGLEs) 93

4.2 Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2008-2018 97

4.3 Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định tài chính nhóm nước EAGLEs 101

4.4 Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định tài chính các quốc gia thuộc nhóm EAGLEs 112

4.4.1 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Bangladesh 112

4.4.2 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Brazil 116

4.4.3 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Trung Quốc 120

4.4.4 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Ai Cập 125

4.4.5 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Ấn Độ 129

4.4.6 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Indonesia 133

4.4.7 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Iran 137

4.4.9 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Mexico 145

4.4.10 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Nigeria 148

4.4.11 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Pakistan 153

4.4.12 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Philippines 156

4.4.13 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Nga 160

4.4.14 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Thổ Nhĩ Kỳ 165

4.4.15 Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Việt Nam 169

4.5 Bài học kinh nghiệm từ nhóm nước EAGLEs trong thực thi chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô để duy trì ổn định tài chính 174

Kết luận chương 4 178

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 179

5.1 Kết luận chung cho nhóm nước EAGLEs 179

Trang 8

5.2 Kết luận cho từng quốc gia thuộc nhóm EAGLEs 180

5.3 Hàm ý chính sách trong việc thực thi chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô hướng tới ổn định tài chính tại nhóm nước EAGLEs 191

5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 193

Kết luận chương 5 194

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU xx

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế Bank for international

settlements

CAR Tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có rủi

CESifo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế &

Viện Nghiên cứu Kinh tế

Center for Economic Studies and Ifo Institute

DIC Tiêu chí sai lệch thông tin Deviance Information Criterion

DTI Tỷ lệ khoản vay trên thu nhập Debt-to-income

EAGLEs

Các nước có nền kinh tế mới nổi

và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới

Emerging and growth-leading economies

ECB Ngân hàng trung ương châu Âu European central bank

FC Giới hạn cho vay bằng ngoại tệ Limits on Foreign Currency

Loans FDI Chỉ số phát triển tài chính Financial Development Index

FGLS Bình Phương Tối Thiểu Tổng

Quát Khả Thi

Feasible Generalized Least Squares

FSB Tổ chức ổn định tài chính Financial Stability Board

FSI Chỉ số lành mạnh tài chính Financial Soundness Index

FSTI Chỉ số ổn định tài chính Financial stability Index

Trang 10

FVI Chỉ số tính dễ tổn thương tài

chính

Financial Vulnerability Index

toàn cầu

Global Macroprudential Policy Instruments

INTER Giới hạn phơi nhiễm hệ thống Limits on Interbank Exposures

LTV Tỷ lệ khoản vay trên giá trị tài sản Loan-to-value

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế

Organization for Economic Cooperation and Development

REER Tỷ giá hối đoái thực hữu hiệu Real Effective Exchange Rate

ROA Suất sinh lời trên tổng tài sản bình

DTBB ngoại tệ

FX and/or Countercyclical Reserve Requirements

SIFIs Tổ chức tài chính có vai trò quan

trọng trong hệ thống tài chính

Systemically important financial

Trang 11

Std Dev Sai số chuẩn Standard Deviation

TTKT Tăng trưởng kinh tế

WECI Chỉ số môi trường kinh tế toàn

cầu

World Economic Climate Index

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Định nghĩa ổn định tài chính của một số NHTW trên thế giới 19

Bảng 2.2 Khác biệt giữa chính sách an toàn vĩ mô và chính sách an toàn vi mô 25

Bảng 2.3 Tóm tắt các công cụ an toàn vĩ mô và vi mô cho khu vực ngân hàng 27

Bảng 2.4 Công cụ đề xuất cho mất cân đối tài chính 30

Bảng 2.5 Tác động của CSTT đến ổn định tài chính và công cụ CSATVM kiềm chế đối ứng 43

Bảng 3.1 Các yếu tố cấu thành chỉ số đo lường ổn định tài chính 70

Bảng 3.2 Các biến trong mô hình 86

Bảng 3.3 Mô phỏng thông tin tiên nghiệm 91

Bảng 4.1 Tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia EAGLEs 93

Bảng 4.2 Luồng vốn đầu tư gián tiếp của nhóm nước G7 đến các quốc gia EAGLEs giai đoạn 2001-2009 95

Bảng 4.3 Luồng vốn đầu tư gián tiếp của nhóm nước G7 đến các quốc gia EAGLEs giai đoạn 2010-2018 96

Bảng 4.4 Kết quả phân tích Bayes Factor 101

Bảng 4.5 Kết quả phân tích Bayes hậu nghiệm 102

Bảng 4.6 Phân tích độ nhạy hồi quy Bayes 104

Bảng 4.7 Kết quả hồi quy nhóm EAGLEs 106

Bảng 4.8 Xác suất tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc tại EAGLEs 107

Bảng 4.9 Kết quả hồi quy theo cách tiếp cận tần suất 111

Bảng 4.10 Công cụ CSATVM tại Bangladesh giai đoạn 2008-2017 112

Bảng 4.11 Kết quả hồi quy tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Bangladesh 115

Bảng 4.12 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Bangladesh 115

Bảng 4.13 Công cụ CSATVM tại Brazil giai đoạn 2008-2017 116

Bảng 4.14 Kết quả hồi quy tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Brazil 119

Bảng 4.15 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy Brazil 119

Bảng 4.16 Công cụ CSATVM tại Trung Quốc giai đoạn 2008-2017 120

Trang 13

Bảng 4.17 Kết quả tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Trung Quốc 124 Bảng 4.18 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Trung Quốc 124 Bảng 4.19 Công cụ CSATVM tại Ai Cập giai đoạn 2008-2017 125 Bảng 4.20 Kết quả hồi quy tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại

Ai Cập 128 Bảng 4.21 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Ai Cập 128 Bảng 4.22 Công cụ CSATVM tại Ấn Độ giai đoạn 2008-2017 129 Bảng 4.23 Kết quả hồi quy tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại

Ấn Độ 132 Bảng 4.24 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Ấn Độ 132 Bảng 4.25 Công cụ CSATVM tại Indonesia giai đoạn 2008-2017 133 Bảng 4.26 Kết quả hồi quy tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Indonesia 136 Bảng 4.27 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Indonesia 136 Bảng 4.28 Công cụ CSATVM tại Iran giai đoạn 2008-2017 137 Bảng 4.29 Kết quả hồi quy tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Iran 140 Bảng 4.30 Phân phối xác xuất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Iran 140 Bảng 4.31 Công cụ CSATVM tại Malaysia giai đoạn 2008-2017 141 Bảng 4.32 Kết quả hồi quy tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Malaysia 144 Bảng 4.33 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Malaysia 144 Bảng 4.34 Công cụ CSATVM tại Mexico giai đoạn 2008-2017 145 Bảng 4.35 Kết quả hồi quy tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Mexico 147 Bảng 4.36 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Mexico 148 Bảng 4.37 Công cụ CSATVM tại Nigeria giai đoạn 2008-2017 148 Bảng 4.38 Kết quả hồi quy tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Nigeria 152 Bảng 4.39 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Nigeria 152

Ngày đăng: 07/04/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w