Đề án vị trí việc làm trường tiểu học Trung Sơn chuẩn 2024

19 1 0
Đề án vị trí việc làm trường tiểu học Trung Sơn chuẩn 2024

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án vị trí việc làm trường tiểu học Trung Sơn chuẩn 2024;Đề án vị trí việc làm trường tiểu học Trung Sơn chuẩn 2024; Đề án vị trí việc làm trường tiểu học Trung Sơn chuẩn 2024; Đề án vị trí việc làm trường tiểu học Trung Sơn chuẩn 2024; Đề án vị trí việc làm trường tiểu học Trung Sơn chuẩn 2024

Trang 1

Số: 01/ĐA-THVT Trung Sơn, ngày 05 tháng 3 năm 2024

Căn cứ Luật Viên chức – Luật số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật số: 52/2019/QH14 ngày 25 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức.

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ theo Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định 115/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ: quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ: Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/05/2016 của Bộ GD&ĐT- Bộ Y tế “Quy định về công tác y tế trường học”; Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV của Bộ Nội vụ, Bộ Y tế: Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ; Thông tư số 03/2023/TT-BYT của Bộ Y tế: Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế;

Căn cứ Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT ngày 08/11/2017 của Bộ GD&ĐT về quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;

Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/07/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 20/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học;

Căn cứ Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 quy định mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập;

Căn cứ Thông tư 29/2022/TT-BTC ngày 03 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ;

Trang 2

Căn cứ Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL ngày 01/07/2022 của Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện;

Căn cứ Thông tư 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ Nội Vụ “Hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập”;

Căn cứ Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/04/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;

Căn cứ Thông tư số 10/2023/TT-BVHTTDL ngày 09/08/2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóc, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch;

Căn cứ Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ GD&ĐT “Hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập”;

Căn cứ Công văn số 971/BGDĐT- NDCBQLGD ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc triển khai mã số, TCCDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các CSGD mầm non, phổ thông công lập;

Căn cứ Công văn số 7583/BNV-TCB, ngày 23/12/2023 V/v hướng dẫn một số nội dung vướng mắc trong việc xây dựng Đề án và phê duyệt vị trí việc làm;

Căn cứ công văn số 64/BNV-CCVC ngày 05 tháng 01 năm 2024 V/v xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;

Căn cứ Quyết định 141/QĐ-UBND ngày 23/01/2024 của UBND huyện Trung Sơn Về việc giao chỉ tiêu số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập huyện Trung Sơn năm 2024;

II MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1 Mục đích

Xác định các vị trí việc làm cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của nhà trường.

2 Yêu cầu

Việc xác định các vị trí việc làm phải đảm bảo theo đúng các văn bản hướng dẫn, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả

Trang 3

Phần II

THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, VỊ TRÍ VIỆC LÀM,BIÊN CHẾ VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC

I CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1 Trường Tiểu học Trung Sơn dành cho học sinh đạt kết quả tốt trong rèn

luyện và học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

2 Trường Tiểu học Trung Sơn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường

trung học theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, cụ thể:

a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

c) Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công đ) Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội e) Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.

f) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

g) Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.

h) Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

i) Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.

k) Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

l) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật m) Ngoài ra trường Tiểu học Trung Sơn có thêm các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Tổ chức và thực hiện kế hoạch dạy học chương trình giáo dục nâng cao do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Nghiên cứu vận dụng phù hợp, hiệu quả chương trình giáo dục và các phương pháp quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá tiên tiến; thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học trong giáo dục phổ thông.

Trang 4

- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực nghiên cứu khoa học; sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp, dạy học và nghiên cứu khoa học.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên.

- Phát triển hoạt động hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định của pháp luật để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên.

- Tổ chức và quản lý các hoạt động nội trú của học sinh.

- Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý, giáo dục và đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường.

- Tổ chức theo dõi quá trình học tập và làm việc của cựu học sinh.

- Trong mỗi năm học, chủ trì tổ chức ít nhất 01 (một) hội thảo chuyên đề về tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường với sự tham gia của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông khác nhằm chia sẻ những giải pháp và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường chuyên theo quy định

II QUY MÔ TRƯỜNG LỚP

Năm học 2024 – 2025, trường Tiểu học Trung Sơn trường hạng một Tổng số lớp: 24 lớp/629 học sinh Trong đó:

Khối 1: 7 lớp/175 học sinh; Khối 2: 7 lớp/158 học sinh; Khối 3: 6 lớp/129 học sinh; Khối 4: 4 lớp/136 học sinh; Khối 5: 3 lớp/135 học sinh;

Tỷ lệ huy động 6 tuổi vào lớp 1: 135/135 = 100%; Tỉ lệ huy động 6 - 14 + Yên Thượng: 04 lớp/75 học sinh.

III SỐ LƯỢNG, TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA VIÊN CHỨC1 Số viên chức

* Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên dự kiến năm học 2024-2025 là: 51 đ/c; Nữ: 32/51đồng chí, chiếm 69%; Đảng viên: 35/51 đồng chí, chiếm 72%.; Trong đó:

- CBQL: 03 người;

- Giáo viên làm Tổng phụ trách: 1 người.

Trang 5

- Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 41 người (Âm nhạc: 02 người; Tiếng Anh: 02 người; Mĩ thuật: 02 người; Giáo viên TD: 03 người); GVTH: 31 người;

- Nhân viên: 09: người (gồm: Kế toán: 01; 01 thư viện, 01 giáo vụ, 01 tư vấn học sinh, 01 chuyên viên về quản trị công sở, 01 văn thư viên, 01Y tế, 01 Thủ quỹ, 01 Phục vụ).

* Tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp: + Hạng I: 05 người ( chiếm tỷ lệ 10%)

+ Hạng II: mã số: V.07.03.28: 26 người ( chiếm tỷ lệ 50%) + Hạng III: mã số: V.07.03.29: 20 người ( chiếm tỷ lệ 40%) + Giáo vụ mã số: V.07.07.21-NVCN-05

+ Tư vấn học sinh mã số: NVCN-06

+ Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật mã số: V.07.06.16-07

+ Thư viện viên hạng III mã số: V.10.02.06-CMDC-01

+ Chuyên viên về quản trị công sở mã số: V.05.02.07-CMDC-02 + Phụ trách kế toán (kế toán viên) mã số: 06.031 -CMDC-03

- Trình độ đại học, cử nhân: 26 người (chiếm tỷ lệ 50%) - Trình độ cao đẳng: 20 người (chiếm tỷ lệ 40%).

3 Trình độ lý luận chính trị

- Trình độ cao cấp: 0 người.

- Trình độ trung cấp: 05 người (chiếm tỷ lệ 12,5%)

4 Về tuổi đời

- Từ 30 tuổi trở xuống: 08 người (chiếm tỷ lệ 4,6%) - Từ 30 đến 39 tuổi: 19 người (chiếm tỷ lệ 34%) - Từ 40 đến 49 tuổi: 20 người (chiếm tỷ lệ 43,2%) - Từ 50 đến 55 tuổi: 10 người (chiếm tỷ lệ 18,2%).

IV VỊ TRÍ VIỆC LÀM

- Danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt (theo Quyết định số2561/ QĐ-UBND ngày 28/01/2024 của UBND huyện Trung Sơn về việc giao cụ thể chỉ tiêu số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc huyện Trung Sơn năm 2024):

Tổng số viên chức được giao: 51 người, trong đó:

Trang 6

+ Quản lý: 03 người + Giáo viên: 33 người.

+ Nhân viên: 09: người (gồm: Kế toán: 01; 01 thư viện, 01 giáo vụ, 01 tư vấn học sinh, 01 chuyên viên về quản trị công sở, 01 văn thư viên, 01Y tế, 01 Thủ quỹ, 01 Phục vụ).

+ Hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP: 01 người - Việc bố trí, quản lý, sử dụng viên chức theo danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt: Việc bố trí, quản lý, sử dụng viên chức được giao theo đúng quy định.

Phần III

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨCI NGUYÊN TẮC CHUNG

- Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế.

- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của nhà trường - Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ.

- 01 người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian làm việc đã được quy định của pháp luật về lao động (nếu không đủ khối lượng công việc thì bố trí kiêm nhiệm).

- Bảo đảm cơ cấu hợp lý trong bố trí số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỷ lệ tối thiểu 65% tổng số người lao động của

2.1 Giáo viên tiểu học hạng I: 01 vị trí 2.2 Giáo viên tiểu học hạng II: 01 vị trí 2.3 Giáo viên tiểu học hạng III: 01 vị trí.

2.4 Nhóm công việc về lĩnh vực giáo vụ: 01 vị trí.

2.5 Nhóm công việc về lĩnh vực tư vấn học sinh: 01 vị trí.

2.6 Nhóm công việc về lĩnh vực hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: 01 vị trí.

3 Nhóm chuyên môn dùng chung: 06 vị trí.

- Nhóm công việc thư viện: Thư viện viên hạng III.

- Nhóm công việc quản trị công sở: Chuyên viên về quản trị công sở - Nhóm công việc kế toán: Phụ trách kế toán - Kế toán viên.

- Nhóm công việc thủ quỹ: Thủ quỹ.

Trang 7

- Nhóm công việc văn thư: Văn thư viên - Nhóm công việc y tế: Y tế học đường.

4 Nhóm hỗ trợ, phục vụ: 01 vị trí.

- Nhóm công việc bảo vệ: Nhân viên bảo vệ.

III XÁC ĐỊNH CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨCGẮN VỚI NHÓM CÔNG VIỆC VÀ SẢN PHẨM THEO CHỨCNĂNG, NHIỆM VỤ

1 Nhóm cán bộ Quản lý.

1.1 Hiệu trưởng:

- Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường;

Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về phát triển hoạt động dạy và học của nhà trường;

Thực hiện các nhiệm vụ của Hiệu trưởng quy định tại Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý và trước pháp luật về những nhiệm vụ được phân công.

- Trình độ: Có bằng cử nhân giáo dục Tiểu học hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (theo quy định).

- Năng lực: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch

Xây dựng môi trường giáo dục phát triển và bảo đảm về chất lượng giáo dục.

(có bản mô tả cụ thể theo phụ lục 1 kèm theo)

1.2 Phó hiệu trưởng:

- Nhiệm vụ: Giúp hiệu trưởng chỉ đạo, điều hành một hoặc một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà trường;

Thực hiện các nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng quy định tại Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cơ quan quản lý, trước hiệu trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

- Trình độ: Có bằng cử nhân giáo duc tiểu học hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu

Trang 8

học (theo quy định).

- Năng lực: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

Xây dựng môi trường giáo dục và bảo đảm về chất lượng giáo dục.

(có bản mô tả cụ thể theo phụ lục 2 kèm theo)

2 Nhóm cán bộ giáo viên.

- Nhiệm vụ: Thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên quy định tại Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong các trường tiểu học - Trình độ: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Năng lực: Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục để phù hợp với học sinh, nhà trường, địa phương; hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy, giáo dục.

Tích cực, chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.

Có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp huyện trở lên.

(có bản mô tả cụ thể theo phụ lục 3, 4, 5 kèm theo)

3 Xác định chức danh nghề nghiệp viên chức gắn với nhóm công việc

3.1 Về lĩnh vực giáo vụ:

- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp:

+ Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của ngành.

+ Trung thực, khách quan, có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của cán bộ viên chức; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp và học sinh.

+ Thực thi nhiệm vụ theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm giáo vụ).

+ Hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ theo quy định.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Hiểu và biết vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành đối với cấp học vào trong lĩnh vực công tác.

Trang 9

+ Thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giáo dục của nhà trường + Có năng lực tổ chức và quản lý học sinh để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của viên chức giáo vụ.

+ Có khả năng phối hợp và giao tiếp tốt với đồng nghiệp; tư vấn, hỗ trợ học sinh và cha mẹ học sinh trong thực hiện nhiệm vụ.

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp.

(có bản mô tả cụ thể theo phụ lục 6 kèm theo)

3.2 Về lĩnh vực tư vấn học sinh:

- Tiêu chuẩn về phẩm chất:

+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và am hiểu sâu đường lối, chủ trương của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của viên chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.

+ Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.

+ Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

+ Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm tư vấn học sinh.

+ Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ - Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Nắm được những quy định của pháp luật về công tác tư vấn học sinh + Có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ tư vấn học sinh.

+ Có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện tiếp cận và khai thác thông tin, thư viện.

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

(có bản mô tả cụ thể theo phụ lục 7 kèm theo)

3.3 Về lĩnh vực hỗ trợ giáo dục người khuyết tật:

- Tiêu chuẩn về phẩm chất:

Trang 10

+ Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, tích cực cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng đối với người khuyết tật; hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.

+ Có trách nhiệm hợp tác với đồng nghiệp, gia đình người khuyết tật và các tổ chức, cá nhân khác trong việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

+ Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường giáo dục - Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các ngành: sư phạm, y tế, công tác xã hội, tâm lí và có chứng chỉ nghiệp vụ về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/ TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Có kiến thức hiểu biết về pháp luật, thực hiện pháp luật trong nhà trường và văn hóa học đường.

+ Có hiểu biết về đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật; công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và các chính sách của Nhà nước, của ngành, của địa phương liên quan đến công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

+ Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện được nội dung chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo cấp học.

+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng chuyên môn cơ bản vào thực tiễn hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật.

+ Có kĩ năng hỗ trợ, tư vấn, tham gia, phối hợp với giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục người khuyết tật.

(có bản mô tả cụ thể theo phụ lục 8 kèm theo)

4 Nhóm chuyên môn dùng chung

4.1 Về lĩnh vực thư viện:

- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp:

+ Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

+ Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với

Ngày đăng: 07/04/2024, 10:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan