BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---***--- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG SHINHAN VIỆT NAM NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NGUYỄN HẢI NAM
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG SHINHAN VIỆT NAM
NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
NGUYỄN HẢI NAM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG SHINHAN VIỆT NAM
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
Họ tên học viên: Nguyễn Hải Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Nhàn
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Hải Nam – Học viên lớp Tài chính, Ngân hàng (ứng dụng), Khóa 28A, Trường Đại học Ngoại thương, là tác giả của Luận văn thạc sỹ với đề tài
“Phát triển tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng Shinhan Việt Nam” (Sau đây gọi tắt
là “Luận văn)
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Thị Nhàn Trong bài viết có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả và tổng hợp số liệu của Shinhan Bank Việt Nam và một số tổ chức tài chính khác liên quan Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác
và có thể kiểm chứng Các số liệu, thông tin trong luận văn là hoàn toàn khách quan
và trung thực
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Học viên thực hiện
Nguyễn Hải Nam
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ NGỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ 8
PHẦN MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NHTM 16
1.1 Tổng quan chung về chuỗi cung ứng 16
1.1.1 Khái niệm 16
1.1.2 Thành phần của chuỗi cung ứng 16
1.1.3 Quản trị chuỗi cung ứng 17
1.1.4 Vai trò của chuỗi cung ứng 17
1.2 Tài trợ chuỗi cung ứng của NHTM 18
1.2.1 Khái niệm 18
1.2.2 Đặc điểm của tài trợ chuỗi cung ứng 19
1.2.3 Phân loại các sản phẩm Tài trợ chuỗi cung ứng 20
1.3 Tài trợ chuỗi cung ứng dưới dạng các khoản phải thu 21
1.3.1 Chiết khấu khoản phải thu 21
1.3.2 Forfaiting 24
1.3.3 Bao thanh toán 29
1.3.4 Chiết khấu tín dụng thư xuất khẩu 33
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng 38
1.4.1 Quy mô Ngân hàng 38
1.4.2 Áp dụng công nghệ vào sản phẩm 38
1.4.3 Số lượng khách hàng mới 38
1.4.4 Lợi nhuận hoạt động 38
1.4.5 Niềm tin khách hàng 38
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM 40
2.1 Khái quát về Ngân hàng Shinhan Việt Nam 40
2.2 Các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng Shinhan Việt Nam 42 2.2.1 Khoản vay nhờ thu 42
2.2.2 Thư tín dụng UPAS nội địa 44
2.2.3 Gói vay đại lý ô tô 50
2.3 Thực trạng phát triển của hoạt động của tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam 56
2.3.1 Triển khai hoạt động 56
2.3.2 Những kết quả đạt được 59
Đơn vị: 1000 USD 59
2.4 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG SHINHAN VIỆT NAM 68
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng Shinhan Việt Nam 68
3.2 Giải pháp phát triển tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam 71
3.2.1 Đa dạng các hình thức tài trợ chuỗi cung ứng 71
3.2.2 Tăng tốc chuyển đổi số ngân hàng 72
3.2.3 Đảm bảo chất lượng của tài trợ chuỗi cung ứng 73
3.2.4 Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự trong tài trợ chuỗi cung ứng 74
3.2.5 Chính sách đãi ngộ nhân sự 74
3.2.6 Phát triển hệ sinh thái số riêng cho nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng 74
3.3 Các kiến nghị 75
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ: 75
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 75
3.3.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ NGỮ VIẾT TẮT
SHBVN Ngân hàng Shinhan Việt Nam
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
HSBC Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
SCF Tài trợ chuỗi cung ứng
GSCFF Diễn đàn tài trợ chuỗi cung ứng toàn cầu
UCP Tập hợp các nguyên tắc và tập quán về giao dịch chứng từ
ISBP Tập quán Ngân hàng Tiêu chuẩn Quốc tế về Kiểm tra Chứng từ
theo Thư tín dụng
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Biểu phí thư tín dụng UPAS nội địa 45 Bảng 2.2: Doanh thu sản phẩm từ năm 2022 đến tháng 8 năm 2023 59
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Thành phẩn cơ bản của chuỗi cung ứng 16
Hình 1.2 Quy trình chiết khẩu khoản phải thu 22
Hình 1.3: Quy trình sản phẩm Forfaiting 26
Hình 1.4: Quy trình sản phẩm chiết khẩu tín dụng thư xuất khẩu 35
Hình 2.1: Quy trình thư tín dụng UPAS nội địa 48
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua chuỗi cung ứng toàn cầu liên tục đối mặt với khó khăn và thách thức Căng thẳng kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc khiến hàng bị đình trệ, lưu thông khó khăn Đại dịch vừa kết thúc thì căng thẳng giữa Nga và Ukraine xảy ra đã khiến cho việc vận chuyển hàng hoá và chi phí tăng cao vọt khiến chuỗi cung ứng càng chậm phát triển Mặc dù đại dịch đã được khống chế tuy nhiên thì Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chính sách Zero Covid làm cho chuỗi cung ứng càng khó được cải thiện, rủi ro gia tăng, đặc biệt tác động đến lạm phát và hoạch định chính sách Chính
vì những thách thức trên mà hàng tồn kho trở thành một vấn đề lớn và việc tiêu thụ chậm khiến cho các hoạt động sản xuất ngưng trệ, làm ảnh hưởng nghiệm trọng khiến nền kinh tế thế giới suy giảm
Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng bị ảnh hưởng nặng nề, bị gián đoạn khiến cho giá sản phẩm đặc biệt là giá lương thực tăng vọt gây bất ổn và ảnh hưởng đến các quốc gia có nền kinh tế yếu kém Nga hiện tại cũng đang bị áp một loạt lệnh trừng phạt dẫn đến đồng ruble tăng khiến nhiều công ty giao nhận của họ mất khả năng thanh toán một số lượng lớn hoá đơn vận chuyển Chưa kể đó dạo gần đây việc bùng
nổ xung đột của Israel, Palestine và Hamad chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang dần trở thành điểm thay thế và đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Việt Nam là một đất nước đang phát triển và hội nhập với thế giới thì không thể không phát triển dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng Tuy nhiên dịch vụ này còn mới và chưa phổ biến Điều này đặt ra một vấn đề cấp thiết, là phải có những giải pháp, chính sách tài trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam, trong hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu Phương thức tài trợ chuỗi cung ứng (Supply Chain Finance) được cung cấp bởi tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng
Trang 10trợ là thiết yếu Chính vì vậy, tài trợ chuỗi cung ứng là cơ hội của hoạt động ngân hàng và dần dần trở thành xu hướng phát triển
Dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng ra đời mang đến sức sống mới cho ngành ngân hàng như việc giao dịch, thanh toán quốc tế, cấp vốn vay trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các ngân hàng đã chuẩn bị, áp dụng dịch
vụ này như thế nào, hiểu quả và hạn chế ra sao, làm sao để phát triển và nâng cao dịch vụ này Ngân hàng Shinhan Việt Nam (SHBVN), là ngân hàng với thương hiệu mạnh, uy tín, được đầu tư hỗ trợ không chỉ về tài chính mà còn cả công nghệ từ Ngân hàng Shinhan tại Hàn Quốc Sau một thời gian ổn định và phát triển tại Việt Nam, theo xu thế phát triển tất yếu của thương mại quốc tế, SHBVN đang có những bước
đi đầu tiên khi đưa ra các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng
Chính vì vậy mà tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng Shinhan Việt Nam” Việc nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả hoạt động, đưa ra phương hướng và giải pháp để phát triển tài trợ chuỗi cung ứng, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Shinhan Bank Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung
2.Tổng quan nghiên cứu
2.1 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài
ICC, 04/2019, State of the Global Supply Chain Finance Market 2019 Tài liệu này viết về thực trạng tài trợ chuỗi cung ứng ở Anh và Trung Quốc dựa trên nghiên cứu định tính và định lượng từ các CFO, thủ quỹ và ngân hàng toàn cầu, do East & Partners Europe thực hiện Anh và Trung Quốc là những cường quốc trên thế giới có sản phẩm chuỗi cung ứng rất phát triển Trong đó đặc biệt là Trung Quốc là quốc gia láng giếng của Việt Nam và mô hình phát triển kinh tế cũng khá tương đồng Nghiên cứu này có thể giúp có sự so sánh từ đó học hỏi áp dụng trong việc phát triển tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Trang 11mạnh mối liên kết giữa tài trợ thương mại và theo đuổi thành công trong thương mại quốc tế, như là một động lực thúc đẩy tăng trưởng, hòa nhập kinh tế toàn cầu Tổng quan và tóm tắt kết quả từ Khảo sát Toàn cầu của ICC về Tài trợ Thương mại 2018
và những hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề tài trợ thương mại, quy định và tuân thủ, số hóa và công nghệ Đây có thể coi như là kim chỉ nam để học hỏi và thúc đẩy
sự phát triển tài trợ chuỗi cung ứng ở Việt Nam
ICC, 2018, ICC Global survey on Trade Finance Tài liệu này đánh giá về khả năng thích ứng của tài chính thương mại đồng thời đưa ra các kịch bản mô hình về cách COVID-19 có thể gây gián đoạn thương mại Covid 19 vừa qua đã ảnh hưởng không nhỉ đến nền kinh tế không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới Việc phân tích các ảnh hưởng đó góp phần đưa ra các chỉnh sách để khắc phục và có kế hoạch phát triển thương mại trong tương lai đối với Việt Nam
Bài viết “Supply Chains Finance: Riding the Waves của tác giả Martin Sommer
và Ronan O’Kelly nói về 3 sóng phát triển chuỗi cung ứng từ đó gợi ý thời cơ và cơ hội cho ngân hàng để phát triển dịch vụ này Ngân hàng có thể tham khảo từ đó xây dựng nên các sản phẩm phù hơp với đặc tính của ngân hàng
Bài viết “Supply chain finance: applying finance theory to supply chain management to enhance finance in supply chains” của tác giả Moritz Leon Gomm nói về việc áp dụng các lý thuyết tài chính vào quản lý chuỗi cung ứng để từ đó nâng cao doanh số của chuỗi
2.2 Tổng quan nghiên cứu ở trong nước
Phát triển dịch vụ chuỗi cung ứng hiện tại còn mới mẻ nhưng đã nhận được nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu Hiện tại có nhiều giáo trình, bài báo, công trình nghiên cứu về vấn đề này:
Giáo trình Thanh toán Quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, GS TS Đinh Xuân Trình, PGS.TS Đặng Thị Nhàn, 2012, đã đưa khái niệm, quy trình nghiệp vụ, trường
Trang 12thức thanh toán ghi sổ, tín dụng là chứng từ làm cơ sở lý thuyết để tác giả đưa vào luận văn này
Giáo trình Tài trợ Thương mại Quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, PGS.TS Nguyễn Thị Quy, 2012, đã tổng quan về cơ sở hình thành, khái niệm, phân loại , vai trò của tài trợ thương mại nhờ đó làm căn cứ lý thuyết để tác giả đưa vào luận văn này Nghiên cứu về tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Standard Chattered (2019) của tác giả Nguyễn Thu Minh Luận văn này nghiên cứu về các chỉ tiêu tài trợ chuỗi cung ứng đang áp dụng tại Ngân hàng Standard Chattered khi áp dụng thực tiễn và
cụ thể hóa bằng sản phẩm ngân hàng
Sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid 19 – Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam của tác giả Ngô Dương Minh Bài viết phân tích về sự thay đổi của chuỗi cung ứng toàn cầu rồi từ đó áp dụng vào Việt Nam để chỉ ra các thuận lợi và khó khăn để phát triển hình thức chuỗi cung ứng
Vai trò của Ngân hàng trong tài trợ chuỗi cung ứng Ngân hàng HSBC Việt Nam Báo cáo này phân tích vai trò của Ngân hàng trong chuỗi cung ứng, nhưng xu hướng thúc đẩy sự thay đổi trong tài trợ chuỗi cung ứng và đưa ra các giải pháp cho ngân hàng toàn cầu phát triển chuỗi cung ứng tại các nền kinh tế mới Từ những phân tích
và kinh nghiệm đang áp dụng tại HSBC Việt Nam các ngân hàng khác có thể học hỏi
và xây dựng những chính sách tốt hơn để phát triển tài trợ chuỗi cung ứng
Luận văn “Nghiên cứu phát triển phương thức tài tài trợ chuỗi cung ứng tại Techcombank” (2019) của tác giả Trần Thuỷ Duyên Techcombank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, được viết tắt là TCB, đây cũng là một trong những ngân hàng cổ phẩn lớn tại Việt Nam Luận văn tác giả cũng khái quát chung về thực trạng triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng Techcombank Một trong những đối tác lớn của TCB trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng đó là Vinhomes – nhà phát triển bất động sản lớn nhất tại Việt Nam Thông qua phân tích thực trạng tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm đối với TCB, từ đó
Trang 13nêu ra cơ hội và thách thức để phát triển tài trợ chuỗi cung ứng trong tương lai Luận văn “Nghiên cứu triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng
VP Bank” (2022) của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được đánh giá là ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam và
là 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2019 Trong luận văn này tác giả phân tích thực trạng hoạt động từ đó chỉ ra những mặt hạn chế và đưa ra các giải pháp để phát triển
Luận văn “Nghiên cứu phát triển hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp Việt Nam” (2022) của tác giả Phan Ngọc Mai Luận văn đã khái quát tổng quan về phát triển hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng hướng đến chủ thể là doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung Tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động để từ đó chỉ ra mặt tích cực và cả mặt hạn chế Qua đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam
2.3 Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận văn
Tài trợ chuỗi cung ứng ở ngân hàng là một đề tài mới và chưa được khai thác nhiều tại Việt Nam Hiện tại các ngân hàng thương mại cũng mới bắt đầu triển khai phát triển sản phẩm này trong những năm gần đây Đối tượng nghiên cứu mà tác giả
là lựa chọn là Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, cũng chỉ mới bắt đầu triển khai phát triển sản phẩm này từ tháng 4 năm 2022 Đây cũng chính là nơi mà tác giả hiện tại đang công tác và làm việc Chính vì vậy tác giả quyết định nghiên cứu đề tài này để từ đó phân tích thực trạng hoạt động, ưu nhược điểm trong quá trình triển khai của sản phẩm này để từ đó
có những giải pháp cụ thể để nâng cao, cải thiện chất lượng của dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng của Ngân hàng
3.Mục tiêu nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn về dịch vụ tài trợ chuỗi cung
Trang 14sở thực tiễn đó đưa ra các giải pháp và phát triển tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Tài trợ chuỗi cung ứng thường bao gồm những sản phẩm gì?
+ Tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam triển khai tài trợ chuỗi cun ứng gồm những sản phẩm gì?
+ Thực trạng các sản phẩm của hoạt động SCF này tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam như thế nào?
+ Các giải pháp để phát triển tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam là gì?
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng: Hoạt động tài trợ chuỗi ứng cho các doanh nghiệp tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: các chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng Shinhan tại Việt Nam
+ Phạm vi về thời gian: Thực trạng từ khi nghiệp vụ này chính thức được triển khai tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (từ 21 tháng 4 năm 2022 đến nay)
+ Phạm vi về nội dung: nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng triển tại tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam
5.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: thu thập tài liệu, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu thực trạng hoạt động từ đó đưa ra đề xuất phát triển sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng Shinhan Việt Nam