1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo ĐTM dự án: Đường nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

254 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 254
Dung lượng 16,22 MB

Nội dung

- Hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường: + Hoạt động giải phóng mặt bằng: + Hoạt động thi công lắp đặt và sử dụng lán trại, vận hành các công trình phụ trợ phục vụ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9

1 Xuất xứ của dự án 9

1.1 Thông tin chung về dự án 9

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 10

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch, với các dự án khác; các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 10

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 11

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 11

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 14

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 15

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 15

3.1 Tổ chức thực hiện ĐTM 15

3.2 Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM 16

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 17

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 20

5.1 Thông tin về dự án 20

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 26

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư 27

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 31

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: 42

Chương 1 - THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 44

1.1 Thông tin về dự án 44

1.1.1 Tên dự án 44

Tên chủ dự án 44

Trang 3

1.1.3 Vị trí địa lý 44

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án 45

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy

1.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 75

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 77

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng 77

1.3.2 Nguồn cung cấp điện, nước 81

1.3.3 Các sản phẩm của dự án 82

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 82

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 83

1.5.1 Thiết bị thi công 83

1.5.2 Biện pháp tổ chức thi công 83

1.5.3 Công nghệ thi công các hạng mục công trình của dự án 84

1.5.4 Các tác động xấu đến môi trường từ các biện pháp thi công 101

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 101

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 101

1.6.2 Tổng mức đầu tư 102

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 102

Chương 2 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN 104

DỰ ÁN 104

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 104

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 104

Trang 4

2.1.2 Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải 138 2.1.3 Điều kiện về kinh tế - xã hội 138 2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực dự án 139 2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 139 2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 147 2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 148 2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 149 Chương 3 - ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 150

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 150

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 150 3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 184 3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 200

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 200 3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 203 3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 208 3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 208 3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý

Trang 5

3.4.3 Nhận xét về mức độ tin cậy của các tài liệu thu thập dùng để đánh

giá: 211

3.4.4 Mức độ chi tiết, tin cậy của số liệu, tài liệu: 212

Chương 4 - CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.213 4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 213

4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 216

4.2.1 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn thi công, xây dựng 216

4.2.2.Chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn vận hành 217

Chương 5 - KẾT QUẢ THAM VẤN 219

5.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 219

5.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 219

5.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 219

5.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định 219

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT: Bộ Tài nguyên & Môi trường

BTXM: Bê tông xi măng BTCT: Bê tông cốt thép

(Nhu cầu oxy sinh hoá)

BOD5: 5- day Biochemical Oxygen Demand

(Nhu cầu oxy sinh hoá 5 ngày)

(Nhu cầu oxy hoá học)

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP: Tiêu chuẩn cho phép

TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TSS: Total suspended solids

(Tổng chất rắn lơ lửng)

QCĐP: Quy cuẩn địa phương

UBMTTQ: Uỷ ban mặt trận tổ quốc

WHO: Tổ chức y tế thế giới

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1 Hiện trạng các loại đất thu hồi thực hiện dự án 45

Bảng 1 2 Thông số kỹ thuật chủ yếu 54

Bảng 1 3 Bảng tổng hợp yếu tố bình đồ 55

Bảng 1 4 Bảng tổng hợp yếu tố trắc dọc 56

Bảng 1 5 Vị trí cống ngang khẩu độ nhỏ hơn 2m 70

Bảng 1 6 Vị trí cống ngang KĐ ≥2 72

Bảng 1 7 Các nguyên vật liệu phục vụ quá trình thi công Dự án 78

Bảng 1 8 Máy móc thi công và lượng nhiện liệu sử dụng được ước tính 80

Bảng 1 9 Máy móc thiết bị thi công 83

Bảng 1 10 Khối lượng đào đắp thi công nền đường 87

Bảng 1 11 Khối lượng thi công mặt đường dự án 89

Bảng 1 12 Khối lượng thi công cầu Thủy lợi 92

Bảng 1 13 Tiến độ thực hiện dự án 101

Bảng 2 1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm 135

Bảng 2 2 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 136

Bảng 2 3 Tốc độ gió trung bình tháng và cả năm 136

Bảng 2 4 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 136

Bảng 2 5 Tọa độ các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường không khí 140

Bảng 2.6 Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực 142

Bảng 2.7 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt khu vực dự án 145

Bảng 3 1 Đối tượng và quy mô bị tác động trong quá trình thi công dự án 150

Bảng 3 2 Lượng phát thải các khí độc hại do đốt nhiên liệu đối với động cơ diezen (kg/tấn nhiên liệu) 154

Bảng 3 3 Tải lượng bụi và khí thải phát sinh do máy móc thi công trong quá trình GPMB dự án 154

Bảng 3 4 Hệ số ô nhiễm của phương tiện giao thông 155

Bảng 3 5 Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải từ hoạt động vận chuyển đổ thải trong quá trình GPMB dự án (áp dụng với xe chạy ngoài thành phố) 155 Hình 2 Mô hình các yếu tố tính toán phát thải do giao thông (Nguồn đường) 156

Trang 8

Bảng 3 6 Dự báo nồng độ chất ô nhiễm gia tăng do hoạt động vận chuyển đổ

thải trong quá trình GPMB dự án 157

Bảng 3 7 Lưu lượng xe cần thiết để vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng 159

Bảng 3 8 Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng 159

Bảng 3 9 Dự báo nồng độ chất ô nhiễm gia tăng do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu của xe tải 159

Bảng 3 10 Tải lượng phát sinh do quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng 163

Bảng 3 11 Nồng độ bụi phát tán trong không khí do quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu thi công xây dựng 164

Bảng 3 12 Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp, san gạt thi công dự án 165

Bảng 3 13 Nồng độ khí thải phát sinh từ hoạt động của máy móc thi công 167

Bảng 3 14 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công 171

Bảng 3 15 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 172

Bảng 3 16 Dự báo khối lượng CTNH phát sinh 176

Bảng 3 17 Độ ồn phát sinh của máy móc trong giai đoạn xây dựng 177

Bảng 3 18 Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công theo khoảng cách 178

Bảng 3 19 Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người 179

Bảng 3 20 Nguồn phát sinh và mức độ ảnh hưởng của độ rung theo khoảng cách 180

Bảng 3 21 Hệ số ô nhiễm môi trường không khí do giao thông của WHO 200

Bảng 3 22 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 208

Bảng 4 1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 214

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1 Vị trí tuyến dự án 45

Hình 2 Sơ họa tuyến dự án trên bản đồ vệ tinh 45

Hình 3 Một số hình ảnh vị trí tuyến đi qua 49

Hình 11 Sơ đồ trình tự thi công dự án và các yếu tố môi trường phát sinh 84

Hình 12 Biện pháp thi công nền đường 86

Hình 13 Thi công lớp móng cấp phối đá dăm 88

Hình 14 Thi công mặt đường nhựa hạt trung (BTNT 19) 89

Hình 15 Sơ họa vị trí các điểm lấy mẫu môi trường không khí 142

Hình 16 Mô hình phát tán không khí nguồn mặt 163

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Với nguồn lực sẵn có, Hạ Long đang triển khai đầu tư hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Bắc thành phố như: nâng cấp ĐT.326 đoạn từ cầu Bang đến khu công nghiệp Việt Hưng, nâng cấp QL.279 đoạn từ ngã tư Vạn Yên đến chân cầu vượt cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, nâng cấp đường Đồng Cao - Đò Bang xã Thống Nhất, xây dựng tuyến đường kết nối QL.279 đến ĐT.342, nâng cấp ĐT.337 đoạn từ Cầu Bang đến nút giao cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, đường nối QL.279 đến ĐT.326 qua sân golf An Biên, tuyến đường từ QL.279 vào trung tâm xã Vũ Oai và đường lên đỉnh Thiên Sơn xã Hòa Bình và nhiều dự án khác

Tuyến Đường nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long là một trong những dự án giao thông quan trọng, có nhiệm vụ kết nối 3 xã của thành phố Hạ Long gồm Thống Nhất, Sơn Dương, Dân Chủ, kết nối ĐT 342 với QL 279 Hiện tại, việc di chuyển từ điểm đầu Tỉnh lộ 342 thôn Trại Me đi trung tâm xã Sơn Dương phải đi vòng theo đường tỉnh 326 về cầu Ba Tấn, chiều dài di chuyển khoảng 13 km, đoạn từ cầu Ba Tấn về QL279 mặt đường còn nhỏ hẹp, một số vị trí vẫn còn nguy cơ bị chia cắt do lũ lịch sử

Do đó, việc đầu tư Đường nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long là rất cần thiết, sẽ rút ngắn được quãng đường kết nối 3 xã Thống Nhất, Sơn Dương, Dân Chủ còn 10,9km, với vai trò quan trọng là tỉnh lộ 342 kéo dài, liên kết với QL279 Tuyến đường được hình thành sẽ đồng bộ hóa hệ thống giao thông khu vực, đồng thời sẽ tạo tiền đề để thu hút đầu tư và đẩy nhanh việc triển khai phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn và phòng chống thiên tai theo mục tiêu đã đề ra của tỉnh Quảng Ninh

Dự án Đường nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long được UBND thành phố Hạ Long phê duyệt tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2481/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 và được hội đồng nhân dân thành phố Hạ Long phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 20/7/2022

Theo đó dự án được đầu tư với tổng chiều dài tuyến khoảng 10,9km, có điểm đầu tuyến đấu nối với đường nối Quốc lộ 279 đến Tỉnh lộ 342 tại thôn Trại Me xã Sơn Dương và điểm cuối tuyến đấu nối với Quốc lộ 279 tại ngã 3 Đồng Đặng (Km38+780) xã Sơn Dương Quá trình thực hiện dự án sẽ thu hồi diện tích đất khoảng 71,64ha, trong đó có khoảng 23,52ha diện tích đất trồng lúa cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt

Trang 11

Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM trình Bộ Tài nguyên môi trường thẩm định theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 30, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và đối chiếu theo mục số 7, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH MTV Môi trường QC lập báo cáo ĐTM cho dự án và trình Bộ Tài nguyên Môi trường xem xét và thẩm định

- Loại hình dự án: Dự án mới

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

- Cấp quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long

- Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long - Đơn vị quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp QLDA

- Đơn vị lập Thiết kế bản vẽ thi công: Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Miền Bắc, công ty cổ phần tư vấn - đầu tư Thái Bình Dương, công ty cổ phần tư vấn giao thông Quảng Ninh

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch, với các dự án khác; các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Dự án được thực hiện là phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung cụ thể như sau:

* Quy hoạch chung xây dựng khu vực phía Nam huyện Hoành Bồ đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết

Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định số 2738/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

* Quy hoạch sử dụng đất 2021-2030

Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất 2021 của thành phố Hạ Long được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định 819/QĐ-UBND ngày 17/03/2021

Trang 12

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Các văn bản pháp luật

2.1.1.1 Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường

2.1.1.2 Các văn bản pháp luật liên quan khác

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;

- Luật Sửa đổi, bổ sung luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; - Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; - Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22/12/2021 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Trang 13

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính Phủ về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

- Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp

- Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 05/04/2017 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng

- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 6/2/2018 của Bộ xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy

- Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

- Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng

- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

2.1.1.3 Các văn bản pháp lý của địa phương

- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

- Quyết định số 4818/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận

Trang 14

tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 01/4/2016 của UBND về việc ban hành quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định số 4057/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của môi trường nước sông, hồ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

* Quy chuẩn chất lượng không khí:

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

- QCĐP 4:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng không khí xung quanh tỉnh Quảng Ninh

* Quy chuẩn chất lượng nước:

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- QCĐP 1:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước mặt tỉnh Quảng Ninh

- QCĐP 3:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

* Quy chuẩn tiếng ồn - độ rung

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- QCVN 24:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

- QCVN 27:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc

* Tiêu chuẩn, quy chuẩn khác:

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BYT về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị

Trang 15

cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2016/BYT về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc

- QCXDVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Theo quy mô được duyệt của dự án giai đoạn trước mắt đầu tư hoàn chỉnh 02 làn xe (làn số 01 và làn số 06) Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn giao thông, nâng cao năng lực thông hành, phát huy hiệu quả đầu tư khi đưa vào sử dụng cần bổ sung hoàn thiện thêm 02 làn xe Nội dung này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hạ Long thông qua tại Nghị quyết số 130/NQ-HĐND ngày 23/9/2023 “Về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đường nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long” - Theo báo cáo kết quả khảo sát địa chất bước thiết kế bản vẽ thi công tại các vị trí cầu chiều sâu gặp đá thay đổi lớn (có chiều hướng sâu hơn) và xuất hiện hang kasrt so với thiết kế cơ sở được duyệt Do đó điều chỉnh lại phương án cầu sang dầm Super T để đảm bảo an toàn cho công trình và tiết kiệm chi phí đầu tư

- Quyết định số 587/QĐ-UBND, ngày 08/3/2023 của Uỷ ban nhân dân về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Đường nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long, trong đó điều chỉnh tăng diện tích nghiên cứu quy hoạch từ 636.960,01m2 (theo Quyết định số 2481/QĐ-UBND ngày 30/6/2022) lên 716.418,277m2 (tăng 79.458,267 m2) để thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, tránh di tích lịch sử và đất quân sự, bổ sung các khu vực tập kết vật liệu, cải tạo cảnh quan khu vực hai bên tuyến đường, khớp nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật Quy mô mặt cắt ngang giữ nguyên theo quy mô Tổng mặt bằng được phê duyệt tại Quyết định số 2481/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của 2481/QĐ-UBND thành phố Hạ Long Quy mô đầu tư dự án điều chỉnh nội dung đầu tư hoàn thiện mặt đường 04 làn xe (quy mô ban đầu hoàn thiện mặt đường 02 làn xe).

- Văn bản số 2614/UBND, ngày 01/4/2021 của UBND thành phố Hạ Long về việc giao chức năng Chủ đầu tư cho Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long

- Quyết định số 2481/QĐ-UBND, ngày 30/6/2022 của UBND thành phố

Trang 16

Hạ Long về việc phê duyệt tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Cải tạo, nâng cấp đường nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Nghị quyết số 70/NQ-HĐND, ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Hạ Long về việc phê duyệt chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công vốn ngân sách thành phố Hạ Long

- Nghị quyết số 121/NQ-HĐND, ngày 04/11/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đợt 3/2022; Điều chỉnh tên, diện tích thu hồi đất, các loại đất thu hồi, diện tích chuyển mục đích sử đụng đất, diện tích quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với một số dự án, công trình đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua

- Văn bản số 9033/UBND-DVCI, ngày 16/11/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long về việc bãi chôn lấp phế thải vật liệu xây dựng tại Khu vực phía Tây Nam nghĩa trang Đèo Sen, phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long

- Biên bản về việc thống nhất phương án di chuyển đường dây trung áp, hạ áp thuộc dự án: Đường đấu nối từ tỉnh lộ 342 đến quộc lộ 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long đã được thông qua giữa Công ty điện lực Quảng Ninh, điện lực thành phố Hạ Long, ngày 01/02/2023

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình

- Các số liệu đo đạc, khảo sát, quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước của khu vực Dự án

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1 Tổ chức thực hiện ĐTM

Báo cáo ĐTM Dự án Đường nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long do Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long làm chủ đầu tư và phối hợp chặt chẽ với một số chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên có kinh nghiệm về môi trường của Công ty TNHH MTV Môi trường QC thực hiện

Các bước thực hiện chính bao gồm:

1- Thành lập tổ công tác và phân công nhiệm vụ lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

2- Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng và quan trắc môi trường tại khu vực Dự án và các khu vực lân cận; khảo sát các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội địa phương nơi có Dự án triển khai

Trang 17

3- Xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo nhiệm vụ 4- Lập báo cáo tổng hợp đánh giá tác động môi trường

5- Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương

6- Hoàn thiện báo cáo ĐTM theo ý kiến góp ý của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương

7- Trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo

8- Chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và trình Bộ TNMT phê duyệt

3.2 Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM

* Cơ quan chủ trì thực hiện ĐTM: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long

- Đại diện: Ông Trần Quốc Hùng Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ liên hệ: Số 369 đường Trần Quốc Nghiễn, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Điện thoại: 02033.825.340

* Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Môi trường QC

- Đại diện: Ông Đoàn Quốc Hùng Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: Tổ 15, khu 2, phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Đơn vị có giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc môi trường VIMCERTS 225

Báo cáo được hoàn thành với sự tham gia của các thành viên sau đây:

Danh sách các cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM

I Chủ dự án: Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long

- Kiểm tra, rà soát nội dung báo cáo -Tổ chức tham vấn cộng đồng

II Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH MTV Môi trường QC

Trang 18

4 Vũ Thị Hoài Thương CBP.ĐTM KS Môi trường

Hoàn thiện báo cáo trước và sau

6 Nguyễn Thị Lan Trinh CBP.ĐTM CN Môi

trường Khảo sát, lấy ý

- Liệt kê kèm theo mô tả nội dung, khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án được triển khai trong từng giai đoạn: Triển khai xây dựng dự án, vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

- Liệt kê các đối tượng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường liên quan trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án - Liệt kê các tác động môi trường, liệt kê các đối tượng bị tác động và các vấn đề môi trường liên quan đến từng hoạt động của dự án

- Chương 1: Liệt kê, mô tả các hạng mục của dự án và các vấn đề liên quan

- Chương 2: Liệt kê, thống kê số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường liên

+ Đánh giá các hoạt động, dự báo về thải lượng, nồng độ ô nhiễm đối với các nguồn thải hoặc tiếng ồn, rung

- Chương 2: Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường, sức chịu tải môi

Trang 19

TT Tên phương

pháp Mục đích, nội dung áp dụng Vị trí áp dụng

động

+ Đánh giá dự báo về mức độ, phạm vi, quy mô bị tác động dựa trên cơ sở định lượng theo hệ số ô nhiễm từ các tài liệu Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan môi trường Mỹ (USEPA)

trường nền

- Chương 3: Đánh giá, so sánh các kết quả tính toán dự báo ô nhiễm môi trường so với các quy chuẩn, tiêu luận về ảnh hưởng trong quá trình thực hiện Dự án đến môi trường, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường Đánh giá mức độ ảnh hưởng dựa vào

Căn cứ trên các số liệu của các tài liệu liên quan ĐTM để nhận dạng các loại chất thải phát sinh Từ đó có thể ước lượng và dự đoán tải lượng, tổng lượng phát thải từ Dự án trong suốt quá trình thực hiện Dự án

Dựa trên các loại chất thải phát sinh được nhận dạng để đưa ra các phương

Để dự báo tải lượng và phạm vi lan truyền chất ô nhiễm tại Chương 3 nhằm đánh giá phạm vi, mức độ tác động đến các đối tượng bị tác đông trong từng hoạt động của dự án Các mô hình được áp dụng bao gồm: Mô hình tính toán dự báo các tác động do bụi, khí thải: Mô hình “hộp cố định”; Mô hình cải biên Sutton tính toán phát thải do giao thông Áp dụng tại chương 3 của báo cáo

Trang 20

điều tra, khảo sát

+ Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của dự án

+ Điều tra về đối tượng chịu tác động từ dự án

- Chương 2: Mô tả về điều kiện tự nhiên và kinh tế -

+ Thu thập số liệu về kinh tế - xã hội tại địa phương nơi thực hiện Dự án + Thu thập số liệu về hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản, đa dạng sinh học tại khu vực Dự án, các báo cáo và quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh

- Chương 2: Mô tả về điều kiện tự nhiên và kinh tế - phương pháp hết sức cần thiết trong quá trình lập báo cáo ĐTM Các văn bản tham vấn ý kiến cộng đồng đã gửi cho các UBND, Ủy Ban mặt trận tổ quốc các địa phương nơi tuyến dự án đi qua

Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án cũng được thực hiện thông qua hình thức đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định

Dự trên ý kiến đóng góp, tham vấn ý kiến để hiệu chỉnh và hoàn thiện các kết quả ĐTM và đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động phù hợp

Chương 1, 2, 3, 4: Dựa trên các kết quả tham vấn để hiệu chỉnh và hoàn thiện các nội dung của báo cáo phù hợp với điều kiện của

+ Chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH MTV Môi trường QC tiến hành quan trắc môi trường không khí, môi trường nước khu vực tuyến dự án đi qua, theo nguyên tắc là những vị trí điển hình của Dự án giúp đánh giá chất lượng môi trường hiện trạng

+ Chương 2: Mục hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

Trang 21

TT Tên phương

pháp Mục đích, nội dung áp dụng Vị trí áp dụng

+ Phương pháp lấy mẫu và đo đạc hiện trường được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam về lấy mẫu hiện trường Số liệu thu được là đáng tin cậy

5

Phương pháp so sánh, tổng hợp

Dùng trong tổng hợp các số liệu thu thập khi quan trắc, khảo sát hiện trạng môi trường tại các vị trí điển hình, thể hiện đặc trưng môi trường tại khu vực

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án: Đường nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long

- Địa điểm thực hiện: Xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Chủ dự án: Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất 5.1.2.1 Phạm vi

Tuyến đường đấu nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua Trung tâm xã Sơn Dương có phạm vi tuyến đường như sau:

- Điểm đầu tuyến đấu nối với đường nối Quốc lộ 279 đến Tỉnh lộ 342 tại thôn Trại Me xã Sơn Dương

- Điểm cuối tuyến đấu nối với Quốc lộ 279 tại ngã 3 Đồng Đặng (Km38+780) xã Sơn Dương

- Tổng chiều dài tuyến khoảng 10,9km; Bnền = 36,0m

- Quy mô đầu tư dự án điều chỉnh nội dung đầu tư hoàn thiện mặt đường 04 làn xe (quy mô ban đầu hoàn thiện mặt đường 02 làn xe)

Trang 22

- Trên tuyến xây dựng các hạng mục: Hệ thống thoát nước ngang bao gồm cầu và các tuyến cống hộp; hệ thống thoát nước dọc dường (tại các đoạn có dân cư) và các rãnh kỹ thuật,… với Bmặt = 2x4,0m; Bdải phân cách giữa = 17,5m (dải đất); Blề đất = 2x5,25m; các công trình đảm bảo an toàn giao thông

5.1.2.1 Quy mô dự án

- Dự án có tổng diện tích khoảng 71,64ha Trong đó:

- Đất trồng cây lâu năm thu hồi vĩnh viễn m2 22.000

- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm thu hồi vĩnh viễn m2 521.479

- Đất nông nghiệp trồng rừng sản xuất thu hồi vĩnh viễn m2 73.000 5 Đất giao thông, đất bằng chưa sử dụng, đất suối, đất có

1 Nhà 1 tầng, lợp mái ngói đỏ 22v/m2, tường xây gạch đỏ D110, sơn bả, chiều cao thu hồi >3,3m m

xd 2.600,0

3 Bán mái lợp mái tôn múi mạ màu, cột thép, hoành thép

1 Keo (tạm tính cây keo Fi thân TB=12cm, cao 13m) m3 2.500 2 Vải (tạm tính cây có đk tán >4-6m) Cây 300

- Quy mô xây dựng tuyến đường: Xây dựng tuyến đường nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua Trung tâm xã Sơn Dương theo tiêu chuẩn đường cấp II Đô thị, kết cấu áo đường mềm; tốc độ thiết kế 50km/h, mặt đường tính toán với tải trọng trục 10 tấn, module đàn hồi tối thiểu Eyc ≥ 155 Mpa

- Quy mô phần cầu: Cầu BTCT và BTCT DƯL, thiết kế theo tiêu chuẩn

Trang 23

TCVN11823:2017; Hoạt tải thiết kế HL93, người đi bộ 3kN/m2; Tần suất thiết

- Hướng tuyến theo Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Cải tạo, nâng cấp đường nối từ Tỉnh lộ 342 đến Quốc lộ 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long phê duyệt tại Quyết định số 2481/QĐ-UBND ngày 30/6/2022

- Chiều dài tuyến: L=10,9km; Chiều dài phần cầu L cầu = 0,2016 km - Điểm đầu tuyến: Đấu nối với dự án “Đường nối Quốc lộ 279 đến Tỉnh lộ 342, thành phố Hạ Long” tại thôn Trại Me, xã Sơn Dương

- Điểm cuối tuyến: Đấu nối Quốc lộ 279 tại ngã ba Đồng Đặng (Km 38+780m), xã Sơn Dương

- Quy mô đầu tư dự án điều chỉnh nội dung đầu tư hoàn thiện mặt đường 04 làn xe (quy mô ban đầu hoàn thiện mặt đường 02 làn xe), hoàn thiện nền đường theo quy hoạch, cụ thể:

+ Bề rộng nền đường Bn = 36,0m

+ Bề rộng mặt đường Bmặt = 2x4,0 = 8,0m

+ Bề rộng dải phân cách giữa B = 17,5m (bao gồm lề đường, rãnh thoát nước và dải đất dự trữ) Dải phân cách giữa bố trí dốc về tim tuyến, độ dốc tối thiểu = 10%, bố trí rãnh thu nước hình thang kích thước 40x40x40cm để thu nước dải phân cách

+ Bề rộng lề đất hai bên Blề đất = 2x5,25 = 10,50m, độ dốc lề đất I lề = 4% - Nền đường: Đắp từng lớp lu lèn đạt độ chặt K ≥ 95; Lớp giáp móng dày 30cm phải được lu lèn đạt độ chặt K≥ 98 Đất đắp nền đường được tận dụng toàn bộ đất C3, đá C4 đào nền trên tuyến Những vị trí đắp đất trên nền đất ruộng canh tác thì trước khi đắp nền cần đào vét lớp đất không thích hợp

- Mặt đường sử dụng là kết cấu bê tông nhựa chặt rải nóng (BTNC), với mô đun đàn hồi yêu cầu Ey/c ≥ 155 Mpa, tải trọng trục tính toán tiêu chuẩn 10T

* Nút giao, đảo giao thông, vuốt nối dân sinh - Nút giao:

+ Nút giao đầu tuyến bố trí theo dạng nút giao bằng, hình tam giác, bố trí

Trang 24

các làn tách, nhập, rẽ trái, rẽ phải riêng biệt

+ Phạm vi nút giao đầu tuyến thiết kế hoàn chỉnh bề rộng mặt đường theo Quy hoạch Tốc độ thiết kế của đường rẽ trái Vtk = 20Km/h, tốc độ thiết kế của đường rẽ phải Vtk = 30Km/h

- Đảo giao thông: Bố trí các đảo giao thông, dải phân cách để kênh hóa các dòng phương tiện Viên bó vỉa đảo giao thông, dải phân cách cứng cao hơn cao độ mặt đường 30cm Bó vỉa bằng đá xẻ xanh kích thước 0,8x0,25x0,40m, trên đoạn cong chiều dài viên bó vỉa L=0,4m Kết cấu móng viên vỉa dải phân cách dùng BTXM M150 đá 2x4 dày 10cm, lót viên vỉa bằng lớp VXM M75 dày 2,5cm

- Vuốt nối dân sinh:

+ Tuyến đi qua khu vực có lưu lượng phương tiện ít, vận tốc thiết kế thấp, ít giao cắt đường nhánh Chủ yếu vuốt nối với các đường cấp thấp hơn, ngõ dân sinh, nhà dân

+ Thiết kế nút giao đường nhánh dạng giao bằng kiểu đơn giản Vuốt nối với đường nhánh, đường dân sinh đảm bảo giao thông êm thuận, an toàn Chiều dài đoạn vuốt nối tối thiểu là 5.0m, trường hợp chênh cốt thì phải thiết kế đoạn vuốt nối dài đảm bảo dốc dọc tối đa <6% Vị trí tiếp giáp vai đường tuyến chính và tiếp giáp đường cũ phải được cắm cong đứng

+ Kết cấu mặt đường vuốt nối BTNC 12,5 dày 5cm trên lớp CPĐD loại 1 dày 15cm, tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1,0kg/m2

trước khi thảm bê tông nhựa

(2) Hạng mục cầu

- Dự án gồm 4 cầu: Xây dựng 4 cầu: Cầu Thủy Lợi (Km4+300), cầu Đồng Giang 1(Km7+780), cầu Đồng Giang 2 (Km8+774) và cầu Đồng Giang 3 (Km9+424)

- Điều chỉnh giải pháp thiết kế 3 cầu (Đồng Giang 1, Đồng Giang 2 và Đồng Giang 3) phù hợp với số liệu khảo sát địa chất bước Thiết kế BVTC

- Bề rộng cầu theo bề rộng nền đường hoàn thiện, chia làm 02 module cầu riêng biệt, mỗi phần đường là 01 cầu, phạm vi dải phân cách giữa không bố trí cầu

- Khổ cầu: Bcầu = 17,00m (không bố trí vỉa hè trên cầu)

- Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT dự ứng lực hoạt tải thiết kế HL93, người 3kN/m2; tải trọng động đất thiết kế theo TCVN 9386:2012; các tải trọng khác theo quy định TCVN 11823:2017; tần suất lũ thiết kế P = 1%; độ dốc dọc cầu: i=0%

Trang 25

5.1.3.2 Quy mô các hạng mục công trình phụ trợ (1) Giai đoạn thi công xây dựng

- Bố trí 04 vị trí mặt bằng thi công tại 4 vị trí các đầu cầu để thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, phối trộn bê tông, vận chuyển các dầm trong quá trình thi công cầu và đường Tổng diện tích 4 mặt bằng thi công: 6.000m2/mặt bằng x 4 mặt bằng = 24.000m2 Mặt bằng thi công nằm trong diện tích giải phóng mặt bằng phục vụ thi công của tuyến đường Trên mỗi mặt bằng thi công bố trí: Bãi chứa dầm, bãi chứa vật liệu, bãi gia công cốt thép, nhà lán trại công nhân, nhà điều hành công trường, khu vệ sinh, sân đường nội bộ

- Thiết kế lắp đặt công trình tạm là trạm trộn bê tông và trạm trộn bê tông nhựa nóng để phục vụ thi công các hạng mục của dự án, với quy mô và vị trí tính toán như sau:

+ Trạm trộn bê tông xi măng: Vị trí lắp đặt tại lý trình Km8+800 trái tuyến (tọa độ X=2330817,35, Y=417530,47) với diện tích lắp đặt S=960m2, công suất thiết kế 90T/h

+ Trạm trộn bê tông nhựa: Vị trí lắp đặt tại Km3+900 trái tuyến (tọa độ X=2330063,99, Y=422357,23) với diện tích S=4030m2, công suất vận hành thiết kế 120T/h

- Lán trại công nhân, nhà vệ sinh công trường sử dụng nhà lắp ghép, kết cấu: Khung cột, dầm, kèo, xà gồ bằng thép CT3, tấm lợp mái và tấm bao che cấu tạo tôn chống nóng dày 50mm Tại khu vực lán trại lắp đặt các nhà vệ sinh lưu động có dung tích bồn chứa 2,0m3

để thu gom và xử lý nước thải xí tiểu Xây hố lắng 2 ngăn để thu gom và xử lý nước thải tắm giặt và nấu ăn

Sau khi kết thúc thi công, tháo dỡ và hoàn trả mặt bằng khu vực

- Hệ thống cấp điện: Cấp điện cho máy thi công có thể dùng điện lưới hoặc máy phát điện công trường Tổng lượng điện sử dụng cho thi công dự án khoảng 633,4 kW

- Hệ thống cấp nước: Nước cấp từ các đơn vị cấp nước sạch vận chuyển đến vị trí các téc chứa nước công trình Tổng nhu cầu sử dụng nước khoảng 36,4 m3/ngày

(2) Giai đoạn vận hành

* Hệ thống đảm bảo an toàn giao thông

Thiết kế đồng bộ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT và các văn bản hướng dẫn có liên quan:

- Dải phân cách mềm, sơn phân chia làn đường bằng sơn nhựa dẻo dày

Trang 26

- Biển báo đường bộ, chất liệu phản quang theo tiêu chuẩn TCVN 7887:2008 Màng phản quang dùng cho biển báo đường bộ

* Gia cố mái taluy đắp, hoàn trả mương thuỷ lợi - Hoàn trả mương thuỷ lợi:

+ Những vị trí tuyến cắt ngang qua mương thủy lợi phục vụ tưới tiêu, thiết kế hoàn trả mương thủy lợi Mương thủy lợi KĐ 60cm, kết cấu đáy mương BTXM 15Mpa đá 2x4 dày 15cm, tường mương xây gạch VXM 10Mpa dày 22cm

+ Chiều dài tuyến mương hoàn trả L=195,3m

- Gia cố mái taluy đắp: Một số vị trí tuyến chiếm dụng vào dòng chảy, khe suối hiện trạng, dự án thực hiện gia cố mái taluy đảm bảo duy trì dòng chảy, cụ thể:

+ Tại các vị trí nền đắp qua ao ngập nước, thiết kế gia cố ốp mái Cao độ đỉnh gia cố cao hơn mực nước trong ao 1 khoảng tối thiểu 50cm

+ Kết cấu ốp mái BTXM 15Mpa đá 2x4 dày 20cm trên lớp lót bạt dứa, chân khay BTXM 15 Mpa đá 2x4 dày 100cm trên lớp đá mạt đệm

* Cây xanh

- Trên đảo giao thông, dải phân cách trồng cây xanh Trồng cây tùng tháp (cao 2,2÷2,5m) đan xen cây cọ (cao 3,5÷7m) Bờ viền trồng cây chuỗi ngọc (cao 0,2m), trong lòng dải phân cách trồng đan xen thảm cây mẫu đơn,

5.1.3.3 Các hoạt động của dự án

- Giai đoạn chuẩn bị: Giải phóng thu dọn mặt bằng; hoạt động hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thi công lắp đặt lán trại và các công trình phụ trợ phục vụ thi công

- Giai đoạn thi công xây dựng: Xử lý nền đất yếu, đào đắp nền đường, thi công các hạng mục công trình trên tuyến, thi công cống, rãnh thu thoát nước, kè taluy, vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển đổ thải

- Giai đoạn vận hành: Hoạt động của các phương tiện giao thông trên tuyến; hoạt động vận hành, nạo vét hệ thống đường ống, cống thoát nước mưa

Trang 27

5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, các yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án bao gồm:

- Dự án chiếm dụng khoảng 17,26 ha diện tích đất chuyên trồng lúa (LUC) - Dự án có yêu cầu di dân tái định cư cho 15 hộ dân

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

5.2.1 Giai đoạn chuẩn bị và thi công

- Hạng mục công trình có khả năng tác động xấu đến môi trường: Lán trại công nhân; hệ thống thu và thoát nước mưa; nhà vệ sinh di động; kho chứa chất thải nguy hại, trạm trộn bê tông

- Hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường: + Hoạt động giải phóng mặt bằng:

+ Hoạt động thi công lắp đặt và sử dụng lán trại, vận hành các công trình phụ trợ phục vụ thi công làm phát sinh bụi, khí thải, chất thải rắn thông thường, sinh khối thực bì thải, nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt và nguy cơ có thể xảy ra sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông đường bộ

- Hoạt động phá dỡ các công trình trên tuyến, xử lý nền đất yếu, đào đắp nền đường, thi công các hạng mục công trình trên tuyến, thi công cống, rãnh… (bao gồm cả hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển đổ thải) gây phát sinh tiếng ồn, rung chấn, bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường (đất thải, phế thải thi công), chất thải nguy hại, gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, chất lượng nước mặt, hệ thống giao thông, cảnh quan môi trường khu vực dự án và tiềm ẩn nguy cơ sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố cháy nổ

5.2.2 Giai đoạn hoạt động

- Hạng mục công trình có khả năng tác động xấu đến môi trường: Do tính chất của dự án là tuyến đường giao thông nên khi dự án đi vào hoạt động không có công trình tác động xấu đến môi trường

- Hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:

+ Hoạt động của các phương tiện giao thông trên tuyến làm phát sinh bụi, khí thải

+ Hoạt động nạo vét hệ thống thoát nước mưa định kỳ làm phát sinh bụi, khí thải, rác thải, nước thải

Trang 28

- Nguy cơ xảy ra sự cố tai nạn giao thông, sụt lún, xuất hiện các khe co giãn, khe dọc do nứt đường, sự cố sạt lở

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư

5.3.1 Nước thải

1/ Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

- Nước thải sinh hoạt từ các khu vực lán trại công nhân với lưu lượng khoảng 8m3/ngày.đêm Thành phần gồm chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn hòa tan, các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (sunfua, amoni, nitrat, phosphat), các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ động thực vật và coliform)

- Nước mưa chảy tràn trên diện tích dự án với lưu lượng khoảng 22.716 m3/ng.đêm hay 0,263 m3/s Thành phần gồm pH, chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (COD, BOD), một số kim loại nặng…

- Nước thải thi công với lưu lượng khoảng 1 m3/ngày đêm Thành phần gồm pH, chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (COD, BOD), một số kim loại nặng…

- Vùng có thể bị tác động: Các khe suối hiện trạng dọc tuyến, diện tích đất trồng lúa nằm dọc theo tuyến dự án

2/ Giai đoạn hoạt động

- Nước mưa chảy trên bề mặt đường rửa trôi, cuốn theo các chất bẩn như đất, bụi cát, dầu mỡ bám trên mặt đường, rác (vật liệu rơi, lá cây…), đưa vào đường thoát nước của công trình gây tắc nghẽn hệ thống cống, rãnh và gây ô nhiễm môi trường nước nguồn tiếp nhận

5.3.2 Khí thải

1/ Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng * Giai đoạn chuẩn bị:

- Bụi, khí thải phát sinh do các hoạt động phát quang thảm thực vật, lắp đặt lán trại, lắp đặt các công trình phụ trợ phục vụ thi công và hoạt động vận chuyển chất thải thực bì đi đổ thải với thành phần chủ yếu gồm: Bụi, NO2, SO2, CO, CO2

* Giai đoạn thi công xây dựng:

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng Dự báo tải lượng bụi phát sinh khoảng 0,502 mg/s; CO 0,616 mg/s; SO2 0,116 mg/s; NO2 0,803 mg/s

- Bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ và tập kết vật liệu xây dựng Dự báo tải

Trang 29

lượng bụi phát sinh khoảng 11,520 mg/s

- Bụi từ quá trình đào đắp, san gạt trong quá trình thi công nền đường Dự báo tải lượng bụi phát sinh khoảng 0,939 mg/s

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển đổ thải Dự báo tải lượng bụi phát sinh khoảng 0,945 mg/s; CO 3,044 mg/s; SO2 0,022 mg/s; NO2 1,511 mg/s

- Bụi từ hoạt động thi công xây dựng Dự báo tải lượng bụi phát sinh khoảng 0,0075 mg/m2

.s

- Bụi từ quá trình từ hoạt động làm sạch mặt đường, từ quá trình trải nhựa đường Thành phần chủ yếu gồm: Bụi, NO2, SO2, CO, CO2

- Vùng có thể bị tác động: Môi trường không khí xung quanh, sức khỏe người lao động và hoạt động giao thông trên dọc theo tuyến di chuyển

2/ Giai đoạn hoạt động

- Bụi khí thải từ hoạt động các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến - Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động nạo vét định kỳ hệ thống rãnh thoát nước, sửa chữa, bảo dưỡng công trình

5.3.3 Chất thải rắn

1/ Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

- Giai đoạn chuẩn bị: Khối lượng chất thải phát sinh khoảng 6.308 tấn bao gồm thực bì, chất thải rắn từ quá trình phá dỡ các hạng mục công trình;

- Giai đoạn thi công xây dựng:

+ Đất đá dư thừa từ quá trình thi công nền đường khoảng 561.019,36 m3

tương đương khoảng 813.478,07 tấn

+ Chất thải rắn xây dựng: Vật liệu rơi vãi (bê tông chết, đầu mẩu sắt thép thừa ), bùn, cặn lắng phát sinh trong suốt quá trình thi công với khối lượng khoảng 2.070,23 tấn tương đương khoảng 5 tấn/ngày

+ Bùn đất và đất lẫn bentonite từ quá trình thi công hạng mục cầu khoảng 1.500m3

+ Bùn, đất nạo vét từ các hệ thống cống rãnh, hố ga, ước tính khối lượng khoảng 1-2 tấn/1 lần nạo vét

+ Chất thải rắn sinh hoạt: 50 kg/ngày Thành phần chủ yếu là rác thải hữu cơ, thức ăn dư thừa dễ phân hủy, túi nilon, giấy ăn,

2/ Giai đoạn vận hành:

Phát sinh bùn, cát từ công tác nạo vét, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hệ

Trang 30

thống rãnh thoát nước: 8 - 10 tấn/2 lần/năm

5.3.4 Chất thải nguy hại:

a Giai đoạn thi công xây dựng

- Khối lượng CTNH phát sinh khoảng 86,26kg/ngày Thành phần chủ yếu: pin, ắc quy chì thải; vỏ thùng sơn, giẻ lau dính dầu, chất thải có thành phần nguy hại khác…

- Vùng có thể bị tác động: Môi trường không khí, đất, nước khu vực dự án và khu vực xung quanh

b Giai đoạn hoạt động: Không phát sinh

5.3.5 Tiếng ồn, độ rung

- Giai đoạn thi công xây dựng: Tiếng ồn và độ rung phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công Độ ồn dao động trong khoảng từ 54 - 64 dBA, độ rung dao động từ 48 - 65dB

- Giai đoạn vận hành: Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến

5.3.6 Các tác động khác

1/ Tác động đến môi trường sinh thái cảnh quan, đa dạng sinh học

Việc chặt bỏ cây cối, bóc đi lớp phủ thực vật và thay vào đó là mặt đường thảm nhựa, bê tông… sẽ làm mất đi môi trường sống của hệ sinh thái thực vật trên toàn bộ diện tích sử dụng làm đường và tác động tới hệ động vật trên phạm vi rộng về hai bên đường trong khoảng cách 200m, do tiếng ồn, bụi phát sinh quá trình xây dựng và trong suốt thời gian sử dụng đường

2/ Đánh giá tác động đến hoạt động giao thông của người dân

- Quá trình thi công Dự án sẽ có những tác động nhất định tới hoạt động giao thông tại khu vực Hoạt động vận chuyển là nguyên nhân gây cản trở giao thông trên tuyến đường hiện trạng cũng như gây ra hư hỏng các tuyến đường này

3/ Tác động tới môi trường kinh tế - xã hội khu vực

- Tích cực: Gia tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trong khu vực như vật liệu xây dựng, thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt tạo cơ hội cho các ngành dịch vụ phát triển; Tạo việc làm cho lao động địa phương

- Tiêu cực

+ Tăng khả năng xung đột cộng đồng và phát sinh tệ nạn xã hội

+ Gián đoạn giao thông, gây hư hỏng cục bộ, giảm chất lượng đường giao

Trang 31

thông của địa phương do các hoạt động thi công và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng trên tuyến đường vận chuyển

4/ Đánh giá tác động do các rủi ro, sự cố a Giai đoạn thi công dự án

- Sự cố cháy rừng: Khu vực thi công dự án thuộc khu vực các sườn đồi, có mật độ cây trồng lớn do đó khả năng xảy ra cháy rừng cao nếu không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống cháy rừng

- Sự cố sạt lở taluy, ngập úng cục bộ: Vào những ngày mưa lớn có khả năng xảy ra hiện tượng sạt lở mái taluy Khi xảy ra sự cố có thể gây hư hại bề mặt tuyến đường đang thi công, bồi lấp rãnh thoát nước và các khoảnh ruộng người dân ở khu vực xung quanh gây ngập úng cục bộ

- Tai nạn lao động: Có thể xảy ra do công nhân bất cẩn trong quá trình thi công tuy nhiên do các biện pháp thi công của Dự án tương đối đơn giản đồng thời nếu công nhân tuân thủ các nội quy về an toàn lao động thì xác suất xảy ra tai nạn là rất nhỏ

- Tai nạn giao thông: Xảy ra do va chạm giữa các xe chở đất, nguyên vật liệu với các phương tiện lưu thông trên đường Khi xảy ra tai nạn có thể gây ảnh hưởng về người, tài sản và môi trường khu vực Vì vậy chủ dự án cần có phương án phòng chống để ngăn ngừa các tai nạn giao thông có thể xảy ra

b Giai đoạn hoạt động dự án * Sự cố về tai nạn giao thông

Các tai nạn có thể xảy ra là: Va quệt giữa các phương tiện tham gia giao thông, va quệt giữa phương tiện với người, súc vật, với các công trình ở hai bên đường; đổ xe chở hàng hóa, chở người, vỡ bình chứa xăng, gây cháy nổ… Mức thiệt hai do tai nạn gây ra tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các tai nạn này

Nguyên nhân chính gây tai nạn là do những bất cẩn, thiếu trách nhiệm của những người tham gia giao thông Trong một số trường hợp có thể do tác động từ hệ thống giao thông: mặt đường xấu, đèn hiệu, biển báo, dải phân cách, … không tốt hoặc do thiên tai (mưa bão, lũ lụt)…

* Các sự cố khác

- Sự cố do tắc nghẽn hệ thống thoát nước khu vực của dự án

- Sự cố do hư hỏng kết cấu, sụt lún nền đường, do đánh giá địa chất công trình chưa sát

- Sự cố mưa lớn gây trượt sạt lở bờ kè mái taluy do khu vực dự án có sự

Trang 32

chênh cos lớn giữa 2 bên tuyến

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

1 Giai đoạn thi công

a Hạng mục công trình thu gom, thoát nước chảy tràn bề mặt

- Sau khi san gạt mặt bằng ưu tiên thi công hệ thống rãnh đào kích thước BxH= (0,5x0,5m) tại các vị trí bố trí rãnh dọc theo tuyến thi công để thu bùn cát - Đào rãnh hình thang thu gom nước mưa dưới chân taluy tuyến đường công vụ, kích thước rãnh: Bề rộng miệng rãnh 0,8m, đáy 0,4m, sâu 0,4m

- Trên tuyến rãnh cách 30 - 50m đào 1 hố ga kích thước dài x rộng x sâu = 1,2 x 1,2 x 1,2m để thu gom và lắng đọng chất rắn lơ lửng trước khi chảy ra ngoài môi trường

b Hạng mục công trình thu gom, thoát nước thải thi công:

- Nước vệ sinh dụng cụ thi công: Sử dụng thùng dung tích 200l, số lượng 3 thùng/mặt bằng thi công để thu gom và lắng đọng chất rắn lơ lửng Nước sau khi lắng đọng chất rắn lơ lửng được sử dụng cho phối trộn nguyên vật liệu xây dựng

- Nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh cọc khoan nhồi: Tạo hố lắng 2 ngăn để lắng đọng chất rắn lơ lửng: Vị trí: Khu đất cách mố cầu khoảng 50m; Thể tích: 20m3 Sử dụng bơm công suất 100m3/h để bơm hút toàn bộ lượng nước phát sinh trong quá trình vệ sinh lỗ khoan lên ngăn thứ nhất của hố lắng Bùn cặn lắng xuống đáy, nước trong phía trên tự chảy sang ngăn thứ 2 để tiếp tục lắng và chảy ra ngoài

- Nạo vét hệ thống thoát nước rãnh thoát nước, hố ga, hố lắng định kỳ 1 tháng/lần và đột xuất ngay sau các trận mưa để đảm bảo hiệu quả xử lý Bùn, chất thải từ hoạt động nạo vét hố ga, rãnh, hố lắng được vận chuyển đi đổ thải tại Bãi thải khu vực phía Tây Nam Đèo Sen, phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long

c Hạng mục công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt:

- Xử lý nước thải tắm giặt, nấu nướng: Dẫn nước thải theo rãnh đào kích thước 0,3x0,5m, dài rãnh khoảng 10m về hố lắng kích thước 1x1,5x1m/hố tại gần vị trí bố trí gần vị trí khu tắm gặt, nấu nướng tại khu làn trại công nhân Hố lắng được xây gạch chỉ, đáy láng vữa xi măng; Số lượng hố lắng: 04 hố lắng (01 hố lắng/1 mặt bằng lán trại) Nước thải tắm giặt sau khi được lắng lọc, được sử dụng lại để tưới đường giảm thiểu bụi tại khu vực thi công, không thải ra môi trường

Trang 33

- Đặt 01 nhà vệ sinh lưu động/01 khu lán trại có dung tích bể chứa chất thải 2,0m3/bể để thu gom và xử lý nước thải xí tiểu của công nhân tại công trường Tổng số bố trí 4 nhà vệ sinh di động

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ hút, vận chuyển, xử lý với tần suất 1 tuần/lần, hút đột xuất khi đầy bể, không xả thải ra môi trường

2/ Giai đoạn hoạt động

Đầu tư, xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, cụ thể như sau: a Thoát nước ngang: Trên tuyến bố trí các cống lưu vực, cống cấu tạo, cống dẫn nước thuỷ lợi

- Tải trọng thiết kế: HL-93

* Cống ngang đường khẩu độ < 2m:

- Trên tuyến thiết kế 35 cống thoát nước ngang đường, với tổng chiều dài

+ Ống cống bằng BTCT 20Mpa đá 1x2 đúc sẵn thi công lắp ghép; Tường cánh, đầu cống, sân cống bằng BTXM 15Mpa đá 2x4 đổ tại chỗ; khối móng cống, bản quá độ bằng BTCT 20Mpa đá 1x2 đúc sẵn, lót móng đá mạt đệm dày 10cm

+ Chân taluy cống tròn (trên đỉnh tường đầu cống) được gia cố BTXM 15Mpa đá 2x4 dày 20cm, cao tối thiểu 50cm trên đỉnh tường đầu và lớn hơn mực nước dâng (với tần suất 4%)

+ Sân gia cố kết cấu BTXM 15Mpa trên nền đá mạt đệm dày 10cm * Cống ngang đường khẩu độ ≥2m:

- Trên tuyến thiết kế 07 cống hộp lớn - Tổng chiều dài: L=276,1m

- Kết cấu cống:

+ Thân cống bằng BTCT 30Mpa đá 1x2 đổ tại chỗ, đáy móng cống gồm lớp bê tông lót 15Mpa đá 2x4 dày 10cm trên lớp đá mạt đệm dày 20cm Xung quanh thân cống và lưng tường cánh (phần tiếp giáp với đất đắp) được quét bi

Trang 34

tum 2 lớp bảo vệ

+ Tường cánh, sân cống, bản giảm tải, gờ chắn bánh bê tông cốt thép 25Mpa đá 1x2

+ Sân gia cố bằng BTXM trên lớp đá mạt đệm

+ Móng cống trên nền thiên nhiên Cao độ đáy móng cống là dự kiến khi thi công cần căn cứ vào điều kiện địa chất thực tế sẽ xác định cao độ chính thức

+ Sử dụng đà giáo thép ống làm kết cấu phụ trợ thi công cống hộp + Đê quai thi công cống hộp được đắp đất

* Thoát nước dọc

- Thoát nước dải phân cách:

+ Dải phân cách giữa bố trí dốc về tim tuyến, độ dốc lề đất tối thiểu = 10%, bố trí rãnh thu nước hình thang kích thước 40x40x40cm để thu nước dải phân cách, điểm cuối thoát vào cống ngang đường qua hố thu nước

+ Các vị trí thoát nước qua điểm mở dải phân cách bố trí ống cống tròn D75cm, kết cấu ống cống và móng cống đổ lắp ghép BTCT 20Mpa đá 1x2, tường đầu cống BTXM 15Mpa đá 2x4 Khối lượng cống tròn D75: 22 cống, tổng chiều dài cống 217m

- Thoát nước nền đường, mái taluy:

+ Bố trí rãnh đào hình thang tại các vị trí nền đường đào có độ dốc dọc <4%: đảm bảo thoát nước mặt đường và nước từ các sườn có lưu vực nhỏ, kích thước 40cmx40cmx40cm (tiết diện 0,32m2

)

+ Đối với các vị trí độ dốc dọc i≥4%, vị trí mái chân mái taluy đào sâu có lượng nước đổ về lớn, thiết kế rãnh gia cố BTXM Kết cấu: Thành rãnh bằng tấm BTXM 20Mpa đá 1x2 đúc sẵn dày 8cm; Đáy rãnh BTXM 15Mpa đá 1x2 đổ tại chỗ dày 8cm; Móng rãnh lót VXM 10Mpa dày 2cm

+ Chiều dài rãnh gia cố ta luy: 939,05m

- Phạm vi cuối tuyến từ Km10+682,61  Km10+817,11 thiết kế rãnh dọc bên phải tuyến sát lề đường, khẩu độ B1000mm Kết cấu móng, tường rãnh BTCT 20Mpa đá 1x2 đổ tại chỗ, bản đậy BTCT 20Mpa đá 1x2 lắp ghép Chiều dài rãnh 135m

- Rãnh hộ đạo, bậc nước: Tại các vị trí đào từ hai cơ trở lên gia cố rãnh hộ đạo B=2,0m, kết cấu: bằng BTXM 15Mpa đá 1x2 dày 8cm, đổ tại chỗ; Thiết kế bậc nước thu gom nước từ mái taluy, khẩu độ B = 1.0m, kết cấu bằng đá hộc xây vữa XM 10Mpa dày 30cm, trát mặt lộ vữa XM 10Mpa dày 2cm

Trang 35

5.4.2 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý khí thải

1/ Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

a Giảm thiểu bụi trong quá trình giải phóng mặt bằng

- Triển khai nhanh gọn, trong thời gian ngắn để hạn chế tác động tới môi trường xung quanh

- Chất thải được vận chuyển đi đổ thải ngay khi phát sinh tại các vị trí theo quy định

- Phun nước dập bụi trên tuyến đường vận chuyển với tần suất 2 – 4 lần/ngày Sử dụng số lượng máy móc và thiết bị vừa đủ, sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ

- Phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải, đúng tốc độ, không cơi nới thùng hàng, có phủ bạt che, vận chuyển đúng tuyến đường đã đăng ký với địa phương

b Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải phát sinh đối với hoạt động vận chuyển đất đá thải, nguyên vật liệu xây dựng

- Các xe chuyên chở vật liệu xây dựng được phủ bạt kín, không để rơi xuống đường và không chở quá trọng tải cho phép, không cơi nới thùng hàng

- Phân bố mật độ xe ra vào chuyên chở nguyên vật liệu phù hợp, có bố trí người cảnh giới và chỉ đường tại các vị trí giao cắt cới các tuyến đường để tránh ùn tắc giao thông gây ô nhiễm cho khu vực

- Các phương tiện vận chuyển hợp lý, không lưu thông vào những giờ cao điểm để tránh làm ùn tắc giao thông, ảnh hưởng tới người tham gia giao thông và dân cư lân cận

- Đảm bảo định kỳ bảo dưỡng và đánh giá chất lượng khí thải của xe, không sử dụng xe đã quá niên hạn sử dụng Tất cả các xe vận tải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng Kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động

- Phun nước tưới ẩm tại khu vực tuyến đường vận chuyển, tần suất phun nước 2 lần/ngày (trừ những ngày mưa) nhằm hạn chế bụi phát tán trong quá trình vận chuyển

- Chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu, đơn vị quản lý tuyến đường và chính quyền địa phương để sửa chữa những đoạn tuyến đường hư hỏng kịp thời nhằm giảm rơi vãi nguyên liệu, hạn chế bụi mặt đường cuốn vào trong không khí

- Bố trí nhân lực dọn vệ sinh tuyến đường vận chuyển khi có hiện tượng đất đá, nguyên vật rơi vãi tại các vị trí giao cắt trên tuyến đường vận chuyển trong

Trang 36

bán kính 500m xung quanh khu vực dự án

- Các phương tiện vận chuyển cần tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông

- Lắp đặt các biển báo giảm tốc độ, cử công nhân làm nhiệm vụ cảnh giới giao thông tại các vị trí giao cắt với các tuyến đường trong khu vực

c Biện pháp giảm thiểu bụi trong quá trình xây dựng công trình

- Lập kế hoạch thi công và nhân lực chính để tránh chồng chéo giữa các quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp thi công hiện đại, các hoạt động cơ giới hóa và tối ưu hóa quá trình thi công

- Tổ chức thi công theo phương pháp cuốn chiếu, đào đắp đến đâu, san gạt và đầm lèn chặt đến đó Bố trí kế hoạch vận tải, đào đất, đổ thải và xây dựng liên hoàn, hợp lý

- Bố trí lịch thi công hợp lý, tránh thi công vào các giờ cao điểm và ban đêm để hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động lưu thông của các phương tiện giao thông trên tuyến đường và ảnh hưởng tới người dân sống xung quanh

- Sử dụng các phương tiện thi công đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường, kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và đánh giá chất lượng khí thải để hạn chế việc xả thải các loại khí độc hại ra môi trường bên ngoài

- Khi tiến hành thi công, bố trí hợp lý mật độ hoạt động của các phương tiện, máy móc, thiết bị thi công, các phương tiện hoạt động đúng công suất thiết kế, sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ

- Tiến hành phun nước dập bụi trên tuyến đường thi công vào các ngày không mưa với tần suất tối thiểu 2 lần/ngày

- Các nguyên vật liệu xây dựng không tập trung quá nhiều trên mặt bằng công trường, sẽ tạo ra nguồn phát sinh bụi cho khu vực

- Nguyên vật liệu được tập kết theo tiến độ thi công, không tập trung quá nhiều trên mặt bằng công trường, sẽ tạo ra nguồn phát sinh bụi Vị trí tập kết được bố trí phù hợp theo từng đoạn thi công và từng giai đoạn thi công sao cho phù hợp nhất với kế hoạch và tiến độ thi công, đảm bảo không gây ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông và người dân và môi trường khu vực xung quanh dự án

- Dùng máy hút bụi để vệ sinh lớp móng đường cấp phối đá dăm Làm sạch vào giờ có ít hoạt động giao thông qua khu vực

2/ Giai đoạn hoạt động

- Duy trì hệ thống cây trồng hai bên đường để làm sạch môi trường

Trang 37

- Phối hợp đối với các cơ quan quản lý môi trường địa phương nhằm quản lý và giám sát chất lượng môi trường không khí thông qua chương trình kiểm soát ô nhiễm toàn vùng

* Chất lượng bụi, khí thải sau xử lý: Bụi, khí thải phát sinh từ các hoạt động của dự án được thu gom, xử lý đảm bảo các yêu cầu của các quy chuẩn, quy định hiện hành: QCĐP 4:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về không khí xung quanh; QCĐP 5:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ tỉnh Quảng Ninh

5.4.3 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn

1 Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng: a Đối với rác thải sinh hoạt:

- Không thải chất thải rắn sinh hoạt xuống hệ thống thoát nước, lưu vực sông suối trong ngoài khu vực Dự án Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, phân loại xử lý theo đúng quy định

- Các nguồn chất thải rắn sinh hoạt được thu gom triệt để tăng cường nâng cao nhận thức công nhân viên về thói quen vứt rác vào thùng tránh gây ô nhiễm nước mặt khu vực Tuyên truyền nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, không phóng uế bừa bãi

- Tổ chức thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng Hạn chế các phế thải sinh hoạt trong thi công

- Bố trí 02 thùng rác dung tích 120 lít /mặt bằng lán trại để thu gom rác thải phát sinh Tổng số 08 thùng (tương ứng với 4 vị trí lán trại) Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đi xử lý, tần suất 01 ngày/lần

b Đối với chất thải rắn xây dựng:

- Đất đào hữu cơ nền đường được đổ thải vào vị trí dải cây xanh ngăn cách và vùng đảo của các nút giao thông tại dự án để sử dụng trồng cây xanh

- Bê tông chết từ các trạm trộn phải được dọn dẹp hàng ngày và thu gom đúng nơi quy định, không đổ thải vào hệ thống thoát nước của công trình

- Đối với phế thải phát sinh từ hoạt động xây dựng: Thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:

+ Sử dụng vật liệu đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn tránh thừa gây lãng phí và hạn chế lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công

+ Vỏ bao xi măng, mẩu sắt, nhựa thừa được tận dụng bán phế liệu cho các cơ sở trên địa bàn

+ Đối với các chất thải rắn không tận dụng được, đất đá, chất thải thi công,

Trang 38

chất thải từ hoạt động nạo vét rãnh thoát nước, các hố lắng vận chuyển đưa đi đổ thải tại Bãi thải Khu vực phía Tây Nam nghĩa trang Đèo Sen, phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, cự ly vận chuyển từ đầu tuyến là 17,9km, từ cuối tuyến là 29,6km Đổ thải theo phương pháp đổ lấn dần từ trong ra ngoài, đổ thành các lớp, các lớp được lu lèn ngay sau khi tiếp nhận vật liệu đổ thải

2/ Giai đoạn hoạt động

- Có phương án vệ sinh mặt đường để hạn chế nước mưa rửa trôi cuốn theo đất đá gây bồi lấp dòng chảy

- Thu gom nước thải từ quá trình nạo vét cống, rãnh thoát nước và vận chuyển chất thải sau nạo vét đi đổ thải đúng nơi quy định

* Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, phân loại, lưu chứa tạm thời và chuyển giao cho các đơn vị để xử lý các loại chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

5.4.4 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải nguy hại

1/ Giai đoạn thi công

- Thu gom và phân loại chất thải nguy hại phát sinh vào từng thùng riêng biệt có dấu hiệu nhận biết bao gồm: 03 thùng phuy 200l có nắp đậy và 01 téc chứa dầu thải 1m3

- Lưu các thùng chứa CTNH trong kho CTNH riêng, các kho có diện tích 10m2 đặt bên trong nhà kho của Dự án, kho CTNH được ngăn cách với các khu vực khác bằng vách ngăn chống cháy

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định

- Thực hiện công tác báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định - Sau khi kết thúc hoạt động thi công, thực hiện vận chuyển, xử lý toàn bộ CTNH, không để tồn đọng CTNH trong khu vực dự án, tháo dỡ kho chứa CTNH bằng phương pháp thủ công

- Có phương án vệ sinh mặt đường để hạn chế nước mưa rửa trôi cuốn theo đất đá gây bồi lấp dòng chảy

- Thu gom nước thải từ quá trình nạo vét cống, rãnh thoát nước và vận chuyển chất thải sau nạo vét đi đổ thải đúng nơi quy định

Trang 39

* Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, phân loại, lưu chứa tạm thời và chuyển giao cho các đơn vị để xử lý các loại chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

2/ Giai đoạn hoạt động: Không phát sinh

5.4.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

1 Giai đoạn thi công

* Giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung:

- Sử dụng các loại xe chuyên dụng và bảo dưỡng định kỳ Thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra các loại phương tiện vận chuyển, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định Tránh sử dụng các loại phương tiện, máy móc quá cũ tạo tiếng ồn lớn

- Kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng từ đó đặt ra lịch thi công phù hợp đảm bảo tiếng ồn trong giới hạn cho phép Hạn chế sử dụng cùng một lúc trên công trường nhiều máy móc thiết bị thi công gây độ ồn lớn vào cùng một thời điểm để tránh tác động cộng hưởng tiếng ồn

- Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công và khu dân cư

- Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, kiểm tra độ ồn chi tiết, và thường kỳ cho dầu bôi trơn vào các máy móc Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị máy móc, đảm bảo luôn ở tình trạng hoạt động tốt

* Biện pháp đảm bảo đa dạng sinh học trong quá trình thi công:

+ Thiết kế thi công đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất diện tích đất lúa phải chuyển đổi mục đích sử dụng và phá bỏ để thi công tuyến đường Tổ chức thi công theo đúng thiết kế được duyệt Không phát quang thảm thực vật vượt quá ranh giới thi công Dự án

+ Lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Cam kết chỉ thi công xây dựng trong diện tích rừng sau khi được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng

+ Lập phương án trồng rừng thay thế theo hướng dẫn tại Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Trang 40

nông thôn trình UBND Tỉnh phê duyệt

+ Thực hiện nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa theo Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 09/03/2018 của UBND tỉnh khi chuyển mục đích từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2 Giai đoạn hoạt động

Lắp đặt đầy đủ hệ thống biển báo, biển hướng dẫn theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ

5.4.6 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

1/ Giai đoạn thi công xây dựng * Sự cố cháy nổ:

+ Không bố trí lán trại tại khu vực gần rừng

+ Ban hành quy định, nội quy về phòng cháy, chữa cháy Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy và phổ biến cho cán bộ công nhân

+ Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa chát như bình chữa cháy, xô, xẻng, cát,… tại khu vực lán trại tạm

+ Cắm biển cảnh báo nguy cơ cháy rừng

+Toàn bộ chất thải thực bì trong giai đoạn giải phóng mặt bằng sẽ được thu dọn và đưa đi xử lý ngay khi phát sinh, không để tồn đọng trong công trường và các khu rừng lân cận

+ Tận thu, sử dụng các sản phẩm rừng theo quy định của pháp luật

+ Thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ rừng, không chặt phá cây rừng ngoài ranh giới của dự án cũng như giữ nguyên thảm thực vật tại các vị trí không phải giải phóng mặt bằng

+ Không thực hiện việc đốt cành lá cây, chất thải sinh hoạt, nấu ăn tại khu vực ngoài khu bếp nấu của lán trại và nghiêm cấm cán bộ, công nhân xây dựng có hành vi đốt lửa sưởi ấm hoặc sử dụng lửa vào các mục đích khác tại khu vực công trường và khu vực đất rừng

+ Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi đốt rừng (do người dân trong vùng gây nên) và kịp thời dập đám cháy khi có sự cố xảy ra vượt tầm kiểm soát của Đơn vị

- Phương án ứng phó:

Khi có cháy nổ xảy ra (kể cả cháy rừng) người phát hiện nhanh chóng thông báo cho người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của dự án, huy động

Ngày đăng: 06/04/2024, 21:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN