Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án: .... 124ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CƠNG TRÌNH BẢO VỆ
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 9
1 Xuất xứ của dự án 9
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 13 3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 16
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 17
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 19
5.1 Thông tin về dự án: 19
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường: 22
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án: 24
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 26
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 30
CHƯƠNG 1: 34
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 34
1.1 Thông tin về dự án 34
1.1.1 Tên Dự án 34
1.1.2 Chủ Dự án 34
1.1.3 Vị trí địa lý của Dự án 34
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án 35
1.1.5 Các đối tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án 36
1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô công suất và công nghệ sản xuất của dự án 41
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 44
1.2.1 Nhu cầu và cơ cấu sử dụng đất của Nhà máy hiện tại và Dự án 44
1.2.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của Nhà máy hiện tại 50
1.2.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án (sau khi nâng công suất) 59
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 61
1.3.1 Nguyên, vật liệu và hóa chất sử dụng 61
1.3.2 Nhu cầu nhiên liệu, điện, nước và nguồn cung cấp 64
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 66
1.4.1 Quy trình sản xuất 66
1.4.2 Danh mục máy móc, thiết bị 85
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 94
Trang 31.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 94
1.6.1 Tiến độ thực hiện Dự án 94
1.6.2 Vốn đầu tư 95
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 95
Chương 2 97
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 97
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 97
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 97
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 97
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 116
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 116
2.3.1 Nhận dạng các đối tượng bị tác động 116
2.3.2 Nhận dạng yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 118
2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 118
2.4.1 Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện Dự án với hiện trạng cơ sở hạ tầng của KCN Amata 118
2.4.2 Đánh giá sự phù hợp của dự án với điều kiện kinh tế - xã hội khu vực 123
Chương 3 124
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 124
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 124
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 124
3.1.2 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị 136
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 140
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 140
3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 179
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 210
3.3.1 Phương án tổ chức thực hiện 210
3.3.2 Bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT 211
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự
Trang 4báo 212
3.4.1 Mức độ chi tiết của các đánh giá 213
3.4.2 Độ tin cậy của các đánh giá 213
Chương 4 216
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN 216
BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 216
Chương 5 217
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 217
5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 217
5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 221
Chương 6 227
KẾT QUẢ THAM VẤN 227
I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 227
6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 227
6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 228
II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) 234
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 239
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 242
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CCN : Cụm công nghiệp
CTR : Chất thải rắn
CTNH : Chất thải nguy hại
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
GHCP : Giới hạn cho phép
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
HTXLKT : Hệ thống xử lý khí thải
KCN : Khu công nghiệp
MSDS : Phiếu an toàn hóa chất
NTSH : Nước thải sinh hoạt
NTSX : Nước thải sản xuất
MI : Sản xuất bản mạch bằng linh kiện có chân
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
PCB : (Printed Circuit Board): là bảng mạch in gồm nhiều lớp và không có khả năng dẫn điện
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SMT : Công nghệ hàn dán linh kiện không chân
TBA : Trạm biến áp
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
VLXD : Vật liệu xây dựng
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1 Quy mô công suất sản xuất của Nhà máy 10
Bảng 0.2 Quy mô công suất sản xuất của Nhà máy 19
Bảng 0.3 Các hạng mục công trình trong nhà xưởng của Dự án 21
Bảng 0.4 Các nguồn gây ô nhiễm, loại chất thải và đối tượng chịu tác động 23
Bảng 0.5 Đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng và vận hành Dự án 24
Bảng 0.6 Chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm dự án 31
Bảng 0.7 Chương trình quan trắc môi trường giai đoạn vận hành Dự án 32
Bảng 1.1 Tọa độ khép góc của Dự án 35
Bảng 1.2 Nhu cầu sử dụng đất của Nhà máy hiện tại 36
Bảng 1.3 Quy mô công suất sản xuất của Nhà máy 42
Bảng 1.4 Cơ cấu sử dụng đất của Dự án 44
Bảng 1.5 Danh mục các công trình phụ trợ của nhà máy hiện tại và sau khi nâng công suất 45 Bảng 1.6 Danh mục các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của nhà máy hiện tại và sau khi nâng công suất 45
Bảng 1.7 Nhu cầu nguyên liệu đầu vào và hóa chất của Nhà máy hiện tại và sau khi nâng công suất trong năm sản xuất ổn định 61
Bảng 1.8 Thành phần và tính chất của một số hoá chất sử dụng 63
Bảng 1.9 Nhu cầu điện nước phục vụ cho nhà máy hiện tại và sau khi nâng công suất 64
Bảng 1.10 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của nhà máy hiện tại và Dự án sau khi nâng công suất 86
Bảng 1.11 Danh mục máy móc thiết bị khi thi công lắp đặt MMTB 94
Bảng 1.12 Biểu đồ thể hiện tiến độ của Dự án 95
Bảng 2.1 Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh của KCN Amata ngày 10/3/2022 và ngày 18/5/2022 97
Bảng 2.2 Kết quả quan trắc mẫu nước thải của KCN Amata 98
Bảng 2.3 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt tại Suối Chùa thượng nguồn và Suối Chùa cách điểm xả 100m về phía hạ nguồn 103
Bảng 2.4 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt tại Suối Linh 107
Bảng 2.5 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt tại hợp lưu Suối Chùa và Suối Bà Lúa 108
Bảng 2.6 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt sông Đồng Nai tại điểm hợp lưu Suối Bà Lúa và sông Đồng Nai 108
Bảng 2.7 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt sông Đồng Nai tại điểm hợp lưu Suối Bà Lúa và sông Đồng Nai 109
Trang 7Bảng 2.8 Danh mục thiết bị quan trắc 111
Bảng 2.9 Phương pháp thử nghiệm 111
Bảng 2.10 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực thực hiện dự án 112
Bảng 2.11 Kết quả quan trắc mẫu khí thải sau HTXL khí hàn 115
Bảng 2.12 Kết quả quan trắc mẫu nước thải tại hố ga đấu nối nước thải với hệ thống thu gom của KCN 115
Bảng 2.13 Các nguồn gây ô nhiễm, loại chất thải và đối tượng chịu tác động 116
Bảng 2.14 Yêu cầu nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải tập trung KCN Amata 121
Bảng 3.1 Các nguồn gây ô nhiễm, loại chất thải và đối tượng chịu tác động 124
Bảng 3.2 Hệ số ô nhiễm trung bình của ô tô có tải trọng trên 16 tấn 126
Bảng 3.3 Nồng độ bụi - khí thải phát sinh do hoạt động chuyên chở máy móc thiết bị 127
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị 131
Bảng 3.5 Bảng tổng hợp khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị 132
Bảng 3.6 Nguồn phát sinh và mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn tại điểm cách nguồn gây ồn 1,5m 133
Bảng 3.7 Nguồn gây tác động trong quá trình vận hành dự án 140
Bảng 3.8 Hệ số ô nhiễm không khí đối với các loại xe 142
Bảng 3.9 Tải lượng phát thải ô nhiễm của các phương tiện giao thông 142
Bảng 3.10 Nồng độ khí - bụi do hoạt động giao thông của Nhà máy 143
Bảng 3.11 Khí ô nhiễm và hệ số phát thải đối với 1 số loại hình công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa 155
Bảng 3.12 Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 160
Bảng 3.13 Dự báo nồng độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt từ quá trình vận hành 161
Bảng 3.14 Thành phần nước thải sinh hoạt tại hố ga cuối của dự án và đi vào HTXLNTTT của KCN Amata 161
Bảng 3.15 Bảng tổng hợp khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình vận hành 165
Bảng 3.16 Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại của Nhà máy hiện tại 166
Bảng 3.17 Khối lượng bao bì thải nhiễm thành phần nguy hại 167
Bảng 3.18 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong 01 năm 168
Bảng 3.19 Kết quả đo tiếng ồn tại một số khu vực 170
Bảng 3.20 Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người 171
Trang 8Bảng 3.21 Tổng hợp các thông số thiết kế và vận hành của hệ thống thu gom, thoát nước
mưa, nước thải 183
Bảng 3.22 Tổng hợp các thông số thiết kế và vận hành của hệ thống thu gom và xử lý khí thải của 02 dây chuyền lắp ráp hiện tại 186
Bảng 3.23 Tổng hợp các thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom và xử lý khí thải dây chuyền sản xuất bán thành phẩm PCB Led và bán thành phẩm Driver 189
Bảng 3.24 Tổng hợp các thông số thiết kế và vận hành của hệ thống thu gom và xử lý khí thải của HTXL khí thải dây chuyền lắp ráp 195
Bảng 3.25 Dự toán kinh phí đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường 210
Bảng 3.26 Chi phí vận hành công trình xử lý môi trường và xử lý chất thải hàng năm cho toàn Dự án 211
Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường 218
Bảng 5.2 Chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm dự án 221 Bảng 5.3 Chương trình quan trắc môi trường giai đoạn vận hành Dự án 224
Bảng 5.4 Chương trình giám sát môi trường do Dự án tự thực hiện 225
Bảng 6.1 Nội dung tham vấn cộng đồng của Dự án 229
Bảng 6.2 Nội dung tham vấn chuyên gia của Dự án 235
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ tọa độ khép góc khu vực Dự án 35
Hình 1.2 Một số hình ảnh hiện trạng của Công ty 36
Hình 1.2A Sơ đồ vị trí khu vực thực hiện Dự án 39
Hình 1.2B Sơ đồ vị trí Dự án so với các đối tượng xung quanh 40
Hình 1.3 Sơ đồ tổng mặt bằng Dự án 49
Hình 1.4 Quy trình sản xuất bán thành phẩm PCB Led 67
Hình 1.5 Quy trình sản xuất bán thành phẩm Driver 70
Hình 1.6 Quy trình lắp ráp đèn Led 74
Hình 1.7 Quy trình sản xuất đèn Led dây AC (ngoài trời) 78
Hình 1.8 Quy trình sản xuất đèn Led dây DC (trong nhà) 82
Hình 1.9 Sơ đồ bố trí máy móc thiết bị của Dự án 93
Hình 1.10 Sơ đồ bộ máy quản lý Dự án 96
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường nền 114
Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn 179
Trang 9Hình 3.2 Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt của Nhà máy hiện tại 180
Hình 3.3 Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt của Nhà máy hiện tại 180
Hình 3.4 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 181
Hình 3.5 Mô hình thông gió cho nhà xưởng sản xuất 184
Hình 3.6 Sơ đồ thu gom khí thải của 02 dây chuyền lắp ráp hiện tại 185
Hình 3.7 Sơ đồ thu gom khí thải của 01 dây chuyền sản xuất bán thành phẩm PCB Led và bán thành phẩm Driver hiện tại 187
Hình 3.8 Sơ đồ cấu tạo thiết bị lọc bụi Catridges 188
Hình 3.9 Sơ đồ thu gom khí thải dây chuyền lắp ráp 1, 2, 3 193
Hình 3.10 Sơ đồ thu gom khí thải dây chuyền lắp ráp 4, 5, 6 194
Hình 3.11 Sơ đồ thu gom khí thải hệ thống xử lý khí thải cho 01 dây chuyền sản xuất BTP PCB Led, BTP Driver hiện có và khu vực sản xuất đèn Led dây 196
Hình 3.12 Sơ đồ thu gom khí thải các khu vực sản xuất bán thành phẩm Led PCB và bán thành phẩm Driver (hiện tại chưa lắp đặt) 198
Hình 3.13 Sơ đồ tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị 212
Hình 3.14 Sơ đồ tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành 212
Hình 5.1 Sơ đồ giám sát môi trường giai đoạn vận hành thử nghiệm 223
Hình 5.2 Sơ đồ giám sát môi trường giai đoạn vận hành 226
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của dự án
1.1 Thông tin chung về dự án
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước và được quy hoạch theo Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình
Dương - Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai
Khu công nghiệp Amata là một trong ba khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước Sau hơn 25 năm ra đời, phát triển KCN luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế công nghiệp của thành phố Biên Hòa nói riêng và của cả nước nói chung Khu công nghiệp Amata có vị trí chiến lược nằm trên Quốc lộ 1A, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Nhờ việc nằm ngay đầu mối giao thông quan trọng của khu kinh tế trọng điểm phía Nam nên KCN có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không Từ KCN Amata, các doanh nghiệp, công nhân viên có thể dễ dàng kết nối với các khu vực trọng điểm như: trung tâm thành phố HCM, ga Sài Gòn với khoảng 30km; Cảng Đồng Nai với 4km; Tân Cảng, cảng Phú Mỹ với 26 – 40km; Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất với 32km
Nhận thấy các tiềm năng phát triển của KCN Amata và tỉnh Đồng Nai nói riêng
và nắm bắt được xu thế sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, nhu cầu sử dụng đèn LED chiếu sáng ngày càng tăng cao nên Công ty cổ phần thiết bị điện Phước Thạch đã thực hiện Dự án sản xuất, lắp ráp đèn LED chiếu sáng tại đây Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
- Ngày 01/6/2021, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đã cấp Quyết định số 236/QĐ-KCNĐN Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho
Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp C với công suất 3.357.000 sản phẩm/năm, tương đương 800 tấn sản phẩm/năm” Dự án này đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp Giấy phép môi trường số 167/GPMT-UBND ngày 01/8/2022
- Ngày 30/12/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Quyết định số 3991/QĐ-BTNMT Phê duyệt kết quả thẩm định báo cóa đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp đèn LED chiếu sáng – Dự án nâng công suất” Theo đó, Dự án sẽ bổ sung thêm 03 dây chuyền sản xuất bán thành phẩm là PCB Led
Trang 11và bán thành phẩm Driver phục vụ cho quá trình lắp ráp đèn Led tại Nhà máy, đồng thời bổ sung thêm 04 dây chuyền lắp ráp đèn Led (nâng tổng số dây chuyền sản xuất đèn Led thành 6 dây chuyền) để nâng công suất sản xuất của nhà máy thành 21.700.000 sản phẩm/năm, tương đương với 5.397 tấn/năm Các hạng mục bảo vệ môi trường đăng ký thực hiện tại Dự án này gồm:
+ Hệ thống thu gom, thoát nước thải tách riêng với hệ thống thu gom, thoát nước mưa; + 03 bể tự hoại với tổng thể tích 49,5 m3 để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
+ 01 hệ thống xử lý khí thải công suất 10.000 m3/h cho 03 dây chuyền lắp ráp 1, 2 và 3 + 01 hệ thống xử lý khí thải công suất 8.000 m3/h cho 03 dây chuyền lắp ráp 4, 5 và 6 + 03 hệ thống xử lý khí thải công suất mỗi hệ thống 14.000 m3/h tương ứng với 3 dây chuyền sản xuất bán thành phẩm PCB Led và bán thành phẩm Driver (mỗi dây chuyền gồm các công đoạn hàn đối lưu, hàn sóng và hàn thủ công)
+ 01 kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường diện tích 17,5 m2
+ 01 kho lưu giữ chất thải nguy hại diện tích 9,0 m2
Hiện tại, Nhà máy đã lắp đặt xong 01 dây chuyền sản xuất bán thành phẩm PCB Led và bán thành phẩm Driver và 02 dây chuyền lắp ráp đèn Led để sản xuất sản phẩm đèn chiếu sáng trong nhà (in door): bulb, tube, celling, recessed, linear với công suất
770 tấn/năm
Đến thời điểm hiện tại, do yêu cầu về phát triển thị trường, Công ty cổ phần thiết bị điện Phước Thạch quyết định bổ sung thêm dây chuyền sản xuất sản phẩm đèn Led dây AC với công suất 115.200 sản phẩm/năm, tương đương với 864 tấn/năm và sản phẩm đèn Led dây DC với công suất 1.152.000 sản phẩm/năm, tương đương với 1.152 tấn/năm
Cụ thể quy mô công suất của Nhà máy hiện tại và nhà máy sau khi nâng công suất như sau:
Bảng 0.1 Quy mô công suất sản xuất của Nhà máy
TT Tên sản phẩm Đơn vị
Công suất theo
QĐ số
BTNMT
3991/QĐ-Công suất hiện tại
Công suất sau khi nâng công suất
đã được phê duyệt
Trang 12Giữ nguyên so với ĐTM
đã được phê duyệt
ĐTM đã được phê duyệt
Khi đi vào hoạt động, ngoài việc đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của thị trường còn có thể tạo công ăn việc làm cho công nhân lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách thành phố thông qua các khoản thuế theo quy định của Pháp luật và thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất Bên cạnh những mặt tích cực thì trong quá trình thực hiện Dự án sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường đòi hỏi chủ đầu tư cần phải
có những biện pháp giảm thiểu
Dự án thuộc cột 3, mục 17, phụ lục II ban hành kèm Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, Công ty cổ phần thiết bị điện Phước
Thạch tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp đèn LED chiếu sáng – Dự án nâng công suất” tại lô 243, đường số 12,
khu công nghiệp Amata, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nhằm phân tích đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án, đánh giá tác động của các nguồn thải tới môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu, phòng ngừa và ứng phó các sự cố về môi trường
Báo cáo ĐTM sẽ là tài liệu để Công ty nhận thức được các vấn đề về môi trường liên quan đến dự án và chủ động nguồn lực thực hiện trách nhiệm của mình Báo cáo
Trang 13cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường theo dõi, giám sát, đôn đốc Chủ đầu tư trong suốt quá trình hoạt động của dự án
1.2 Cơ quan, tổ chức có có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Cơ quan phê duyệt Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp đèn LED chiếu sáng – Dự
án nâng công suất” là Công ty cổ phần thiết bị điện Phước Thạch
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với các Quy hoạch chung
Dự án có ngành nghề đầu tư là sản xuất đèn Led và linh kiện đèn Led Dự án này phù hợp với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt, thể hiện tại các văn bản sau:
- Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Theo đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang) là vùng kinh tế phát triển năng động,
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước; là địa bàn có vai trò cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên; đi đầu trong hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới
- Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công ngiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến 2020, định hướng đến 2025 Theo đó định hướng ngành nghề thu hút đầu tư là “Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm
có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao như ngành công nghiệp điện - điện tử; cơ khí, đặc biệt là cơ khí chế tạo; hoá chất – cao su – plastic – công nghệ sinh học
và ngành công nghiệp hỗ trợ (gọi chung là nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn)” Như vậy, việc triển khai thực hiện dự án là phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai
1.4 Sự phù hợp dự án đầu tư với Khu công nghiệp Amata
Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp đèn LED chiếu sáng – Dự án nâng công suất”
được triển khai tại lô 243, đường số 12, khu công nghiệp Amata, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Việc triển khai Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển khu công nghiệp thể hiện ở các văn bản sau:
- KCN Amata đã được các ban ngành cấp các hồ sơ sau:
Trang 14+ Phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1744/MTg ngày 29/7/1995 do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp; Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đã được phê duyệt, các ngành nghề thu hút đầu tư của KCN chủ yếu là nhóm ngành: điện, điện tử; cơ khí; thực phẩm; dược phẩm; mỹ phẩm; nông dược; thuốc diệt côn trùng; hóa chất; keo dán công nghiệp; sơn cao cấp; hạt nhựa; bột màu công nghiệp; dệt (không nhuộm); may mặc, giầy dép, da (không thuộc da); sợi PE; nữ trang; hàng mỹ nghệ; dụng cụ y tế; sản phẩm công nghiệp (cao su, nhựa, gốm, sứ, thuỷ tinh; thép xây dựng, ); gốm sứ vệ sinh cao cấp; bình chứa gas; bao bì; giấy vệ sinh; các cấu kiện bê tông đúc sẵn; bê tông tươi
+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 62/GXN-TCMT
ngày 08/6/2017 của Dự án “Công ty liên doanh phát triển khu công nghiệp hiện đại Long Bình (Amata) Đồng Nai”
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (cấp lại lần 1) số 2256/GP-BTNMT ngày 04/9/2019 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Thời hạn giấy phép đến ngày 03/11/2025
(Phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và Giấy phép xả thải của KCN Amata được sao đính kèm phụ lục của
báo cáo)
Theo Quyết định số 1956/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Amata tại Phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, lô đất thực hiện Dự án là Lô 234 thuộc đất công nghiệp
Do vậy, việc triển khai Dự án tại vị trí lựa chọn phù hợp với quy hoạch phát triển của KCN
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
Trang 15- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được thông qua ngày 13/6/2019 và có hiệu
lực từ ngày 01/01/2022;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật số 68/2006/QH11 được thông qua ngày
29/06/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007;
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật đầu tư công
- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản
lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
- Nghị định 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
b, Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường
➢ Môi trường không khí:
- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi amiăng, bụi chứa silic,
bụi không chứa silic, bụi bông và bụi than - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc
- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho
phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về
việc áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động
- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ
Trang 16- QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ
➢ Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn:
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 24:2016/TT-BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc
➢ Môi trường nước:
- Tiêu chuẩn nước thải đầu ra của các doanh nghiệp được phép đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của KCN Amata
➢ Chất thải:
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
2.2 Các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số 1100793386 do Sở
Kế hoạch và đầu tư – Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Long An cấp lần đầu ngày 05/09/2007, đăng ký thay đổi lần 23 ngày 05/02/2021
- Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh số 1100793386-011 do Sở Kế hoạch và đầu tư – Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Đồng Nai cấp đăng ký lần đầu ngày 27/08/2019;
- Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh số 16161/21 ngày 06/04/2021 của Chi nhánh Công ty Cổ phần Thiết Bị Điện Phước Thạnh – Kho chứa hàng;
- Hợp đồng thuê bất động sản giữa Công ty Cổ Phần Đô Thị Amata Biên Hòa và Công ty Cổ phần Thiết Bị Điện Phước Thạnh ngày 14/10/2019
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phước Thạnh tại Phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai số CT409316 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp ngày 22/11/2019
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số KCNĐN ngày 01/6/2021 do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai cấp cho
236/QĐ-Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp đèn Led chiếu sáng, công suất 3.357.000 sản phẩm/năm”
Trang 17- Giấy phép môi trường số 167/QĐ-UNBD so Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cấp ngày 01/8/2022 cho Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp đèn Led chiếu sáng, công suất 3.357.000 sản phẩm/năm”
- Quyết định số 3991/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 30/12/2022 Phê duyệt kết quả thẩm định báo cóa đánh giá tác động môi trường của Dự
án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp đèn LED chiếu sáng – Dự án nâng công suất”
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số PCCC do Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Đồng Nai cấp ngày 05/4/2017
181/TD Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của Phòng cảnh sát PCCC
và CNCH – Công an tỉnh Đồng Nai ngày 29/7/2022
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp đèn Led chiếu sáng – Dự án nâng công suất”
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy, bản vẽ mặt bằng thoát nước mưa, thoát nước thải, mặt bằng cấp nước của dự án
- Bản vẽ thiết kế các công trình bảo vệ môi trường của dự án
- Kết quả đo đạc, phân tích môi trường khu vực triển khai dự án;
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1 Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp đèn Led chiếu sáng – Dự án nâng công suất” do Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phước
Thạnh chủ trì thực hiện, cơ quan tư vấn lập báo cáo là Công ty TNHH tư vấn và dịch
vụ Nhân Hòa
Chủ Dự án: Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phước Thạnh
Đại diện: Bà HỒNG UYỂN TRÂN Chức vụ: Tổng giám đốc
Địa chỉ trụ sở chính: Lô D05, KCN Đức Hòa 1- Hạnh Phúc, Ấp 5, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Cơ quan tư vấn: Công ty TNHH tư vấn và dịch vụ Nhân Hòa
Đại diện: Ông HỨA VĂN HƯNG Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 8b/67/97, Khúc Thừa Dụ, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
3.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
Trang 18- Chịu trách nhiệm chính: Bà Hồng Uyển Trân
Cơ quan công tác: Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phước Thạnh
Chức vụ: Tổng giám đốc
- Chủ biên: Bà Bùi Thị Đào
Cơ quan công tác: Công ty TNHH tư vấn và dịch vụ Nhân Hòa
I Các thành viên của chủ đầu tư
1 Hồng Uyển
Quản trị kinh doanh
- Cung cấp các văn bản pháp lý và các tài liệu liên quan đến dự án;
- Cung cấp thông tin về số lượng nguyên vật liệu, hóa chất, sản phẩm đầu ra…;
- Cung cấp thông tin về các công trình xây dựng của dự án;
II Các thành viên của cơ quan tư vấn
1 Bùi Thị Đào Kỹ sư Kỹ thuật môi trường Chủ biên
2 Nguyễn Thị
Kỹ thuật môi trường
Tổng hợp các thông tin, tài liệu, biên tập và hoàn thiện báo cáo tại các chương 1,2,3,4,5,6 của báo cáo
3 Vương Diệu
Kỹ thuật môi trường
Khảo sát, quan trắc hiện trường tại chương 2 của báo cáo
4 Đặng Thị Kim
Kỹ thuật môi trường
Tổng hợp các bản vẽ, tài liệu liên quan đến Dự án tại chương 1, 5 và phụ lục báo cáo
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.1 Các phương pháp ĐTM
Trang 19- Phương pháp đánh giá nhanh: Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải
lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các
hệ số ô nhiễm Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập Để thực hiện phương pháp này trước hết phải
có những mô tả cần thiết về các hoạt động và trình tự diễn biến của các hoạt động phát triển Tiếp theo là tạo dựng các mối liên hệ định hướng giữa các hoạt động đó với các nhân tố môi trường Trên cơ sở đó xác định các mô hình toán học chung cho toàn bộ các hoạt động, phản ánh cấu trúc và mối quan hệ trong mô hình Mô hình toán học cho phép dự báo các tác động về môi trường có thể xảy ra, trên cơ sở đó lựa chọn và đưa ra các giải pháp hợp lí nhằm duy trì được chất lượng môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển Phương pháp này được áp dụng tại chương 3 của báo cáo
- Phương pháp mô hình toán học: Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô
phỏng diễn biến quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế
về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian Đây là một phương pháp có mức độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm Báo cáo sử dụng các mô hình nguồn đường, mô hình hộp cố định để tính toán phát thải từ các nguồn ô nhiễm chính của dự án (sử dụng trong chương 3 của báo cáo)
4.2 Các phương pháp khác
- Phương pháp khảo sát, lấy mẫu: Phương pháp khảo sát lấy mẫu ngoài hiện
trường và phân tích trong phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường để xác định hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án Các phương pháp này được tiến hành theo đúng quy định hiện hành của các QCVN tương ứng (sử dụng trong chương 2 của báo cáo)
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng các tài liệu đã có của khu vực nghiên cứu, các
tài liệu được công bố và xuất bản, báo cáo đánh giá tác động môi trường và Giấy phép môi trường của Nhà máy hiện tại… liên quan tới đánh giá tác động môi trường của Dự
án, làm cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu và đánh giá (sử dụng trong chương 1; 2; 3 của báo cáo)
- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá hiện trạng và tác động trên cơ sở so
sánh số liệu đo đạc hoặc kết quả tính toán với các giới hạn cho phép ghi trong các TCVN, QCVN hoặc của tổ chức Quốc tế Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong nội dung chương 2 và chương 3 trong báo cáo ĐTM
Trang 20- Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp thường sử dụng trong quá trình
quyết định là phương pháp dựa trên các ý kiến chuyên gia để thực hiện các bước của
quá trình quyết định Phương pháp này dựa trên hoạt động sáng tạo của các chuyên gia
hay của các nhà phân tích Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong nội dung
chương 6 trong báo cáo ĐTM
- Phương pháp danh mục liệt kê môi trường: căn cứ theo loại hình sản xuất,
thành phần nguyên liệu, hóa chất đầu vào, đối chiếu với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện
hành để xác định thành phần ô nhiễm phát sinh, phù hợp với dự án Phương pháp này
áp dụng tại Chương 3, đặc biệt là phần đánh giá nước thải sinh hoạt, bụi và khí thải;
5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1 Thông tin về dự án:
- Thông tin chung:
+ Tên dự án: “Nhà máy sản xuất, lắp ráp đèn Led chiếu sáng – Dự án nâng
công suất”
+ Địa điểm thực hiện: Lô 243, đường 12, KCN Amata, P Long Bình, TP Biên
Hòa, Đồng Nai
+ Chủ dự án: Công ty Cổ phần thiết bị điện Phước Thạnh
- Phạm vi, quy mô, công suất
+ Quy mô, công suất:
Bảng 0.2 Quy mô công suất sản xuất của Nhà máy
TT Tên sản phẩm Đơn vị
Công suất theo
QĐ số BTNMT
3991/QĐ-Công suất hiện tại
Công suất sau khi nâng công suất
Trang 21+ Phạm vi của báo cáo:
• Đánh giá các tác động tiêu cực và đề xuất biện pháp giảm thiểu trong quá
trình lắp đặt máy móc thiết bị;
• Đánh giá các tác động tiêu cực và đề xuất biện pháp giảm thiểu trong quá
trình vận hành Dự án;
- Công nghệ sản xuất:
+ Quy trình công nghệ sản xuất bán thành phẩm PCB Led:
Tấm nhôm/tấm PCB → Quét cao hàn → Gắn hạt đèn → Hàn đối lưu → Kiểm tra
→ Sửa chữa sản phẩm lỗi → Bán thành phẩm PCB Led
+ Quy trình công nghệ sản xuất bán thành phẩm Driver:
PCB → Quét keo đỏ → Gắn linh kiện → Hàn đối lưu → Kiểm tra và sửa chữa
→ Gắn linh kiện → Hàn sóng → Kiểm tra ngoại quan → Sửa chữa → Bán thành
phẩm Driver
+ Quy trình công nghệ sản xuất đèn Led:
++/ Quy trình sản xuất bán thành phẩm Led Bulb: Nguyên liệu bán thành phẩm
PCB Led → Gắn bán thành phẩm Driver → Gắn tản nhiệt → Hàn dây điện → Gắn
chụp → Gắn đầu đèn → Bán thành phẩm Led Bulb
++/ Quy trình sản xuất bán thành phẩm Led Tube: Nguyên liệu bán thành phẩm
PCB Led → Hàn dây điện → Gắn bán thành phẩm Driver → Khắc lazer vào đầu đèn
và gắn đầu đèn → Bán thành phẩm Led Tube
++/ Quy trình sản xuất bán thành phẩm outdoor, celling, recessed, linear: Nguyên
liệu bán thành phẩm PCB Led → Hàn dây điện → Gắn bán thành phẩm Driver →
Khắc lazer vào bộ vỏ và gắn bộ vỏ → Bán thành phẩm Led Tube
++/ Quy trình lắp ráp đèn Led: Bán thành phẩm Led Bulb hoặc bán thành phẩm
Led Tube hoặc bán thành phẩm outdoor, celling, recessed, linear → Luyện nghiệm →
Thử sáng → Sản phẩm
Trang 22+ Quy trình công nghệ sản xuất Led dây AC:
Nguyên liệu (tấm PCB dẻo có chip Led) → Hàn kết nối dây điện vào tấm PCB dẻo → Tách và đặt PCB vào vỏ bọc 1 → Ép đùn nhựa tạo vỏ bọc 1 → Nối dây PCB vào dây của vỏ bọc 1 → Kiểm tra thử sáng → Ép đùn lần 2 → Gắn connector → Kiểm tra thử sáng và đóng gói
+ Quy trình công nghệ sản xuất Led dây DC:
++/ Quy trình sản xuất đèn Led DC chống nước một phần:
Tấm PCB dẻo có chip Led → Cắt và tách PCB dẻo → Dán phim mỏng lên PCB dẻo → Phủ Silicon lên PCB dẻo → Phơi Led dây → Hàn kết nối dây và Led dây Kiểm tra thử sáng → Dán băng keo → Đóng gói
++/ Quy trình sản xuất đèn Led DC không chống nước:
Tấm PCB dẻo có chip Led → Hàn kết nối dây và Led dây → Tách và cắt Led dây → Kiểm tra thử sáng → Dán băng keo → Đóng gói
- Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
Dự án được thực hiện tại nhà xưởng xây dựng sẵn của Nhà máy hiện tại với diện tích là 15.295,70m2 Các hạng mục công trình đã được xây dựng sẵn và được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 0.3 Các hạng mục công trình trong nhà xưởng của Dự án
11 Diện tích sân đường nội bộ m2 2.186,68 14,30
Trang 23+ Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật:
• Thoát nước mưa mái: đường ống thoát nước uPVC D114 và D168
• Thoát nước mưa sân, đường: hệ thống cống BTCT D300-800
• Thoát nước thải: Đường ống thoát nước PVC D300
• Hệ thống PCCC: gồm: hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy cấp nước vách tường, 03 bể nước PCCC kết hợp bể chứa nước thể tích 380m3/bể
+ Hoạt động của dự án:
Mục tiêu hoạt động của dự án như sau:
• Góp phần cụ thể hóa quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến năm 2050, đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản đóng thuế
• Tạo nguồn thu ngân sách tỉnh Đồng Nai thông qua các khoản thuế phải nộp và tạo công ăn việc làm cho nhân dân xung quanh dự án
• Mục tiêu sản xuất: Sản xuất và gia công các loại đèn Led bao gồm đèn chiếu sáng ngoài trời (out door); đèn chiếu sáng trong nhà (indoor): bulb, tube, celling, Recessed, Linear; đèn LED dây AC (ngoài trời) và đèn LED dây DC (trong nhà)
- Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:
+ Dự án có vị trí tại Lô 243, đường 12, KCN Amata, P Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai Dự án thuộc phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP và nằm trong khu vực nội thành nên là yếu tố nhạy cảm
+ Dự án nằm trong KCN Amata đã hoàn thiện mặt bằng nên không có hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa; không sử dụng đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; không di dân tái định cư Trên khu đất thực hiện dự án không có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
+ Nước thải từ hoạt động của Dự án được xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Amata
Như vậy, khu vực thực hiện Dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường là Dự án thuộc phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP và nằm trong khu vực nội thành
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:
Trang 24Các đối tượng bị tác động bởi dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 0.4 Các nguồn gây ô nhiễm, loại chất thải và đối tượng chịu tác động
I Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị
- CTNH từ quá trình tra dầu mỡ cho máy móc
- Tiếng ồn, độ rung do vận chuyển máy móc thiết bị
• Khí thải từ công đoạn khắc lazer
• Khí thải từ hoạt động sử dụng keo
• Khí thải từ quá trình sử dụng keo silicone
• Khí thải từ quá trình đúc ép nhựa tạo vỏ led dây
AC
• Khí thải từ quá trình hàn để sản xuất đèn Led dây
• Khí thải từ quá trình phủ Silicone
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường:
• Bao bì carton, dây buộc hàng, panet hỏng, nhãn mác hỏng từ quá trình đóng gói sản phẩm
• Bao bì đóng gói nguyên liệu đầu vào của Nhà máy
• Chất thải rắn sản xuất không lẫn thành phần nguy hại từ quá trình sản xuất
- Chất thải nguy hại: Giẻ lau nhiễm các thành phần nguy hại; Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải; Bao bì cứng thải bằng nhựa nhiễm các thành phần nguy hại; Bao bì cứng thải bằng kim loại nhiễm thành phần nguy hại; linh kiện điện tử thải; than hoạt tính và
Trang 25tấm lọc than hoạt tính từ hệ thống xử lý khí thải
- Nước thải sinh hoạt (từ khu nhà vệ sinh, nước rửa tay chân)
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:
Các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành Dự án như sau:
Bảng 0.5 Đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng và vận hành Dự án
I Giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị
3 Chất thải rắn - Chất thải rắn từ lắp đặt máy móc thiết bị: 500kg
- Chất thải rắn sinh hoạt: 8,6kg/ngày
4 Chất thải nguy hại - 25 kg (giẻ lau dính dầu, vỏ hộp đựng dầu….)
có hệ thống thu gom (tương ứng với hệ số trao đổi không khí là 161,5 lần/h), nồng độ các chất ô nhiễm nằm trong
Trang 26giới hạn cho phép
- Khí thải từ quá trình hàn đối lưu sử dụng kem hàn trong quá trình sản xuất PCB Led: chủ yếu phát sinh hơi thiếc, hơi đồng Nồng độ tính toán vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần trong điều kiện không có hệ thống thu gom (tương ứng với hệ số trao đổi không khí là 1 lần/h) Khi
có hệ thống thu gom (tương ứng với hệ số trao đổi không khí là 161,5 lần/h), nồng độ các chất ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép
- Khí thải từ quá trình hàn (hàn thủ công, hàn trong quá trình lắp ráp đèn): chủ yếu phát sinh hơi thiếc, hơi đồng Khi không áp dụng các biện pháp giảm thiểu và có biện pháp thông gió nhà xưởng thì nồng độ hơi thiếc, hơi đồng thấp hơn giới hạn cho phép nhiều lần Khi không
áp dụng các biện pháp giảm thiểu và không có biện pháp thông gió nhà xưởng thì nồng độ hơi thiếc cao hơi giới hạn cho phép nhiều lần, hơi đồng thấp hơn giới hạn cho phép nhiều lần
- Khí thải từ quá trình làm sạch bề mặt: phát sinh hơi Propanol Nồng độ khí thải thấp hơn tiêu chuẩn nhiều lần trong cả trường hợp có thông gió và không có thông gió
- Khí thải từ quá trình hàn lazer: chủ yếu phát sinh Bisphenol A
- Khí thải từ quá trình sử dụng keo silicone: trơ, không độc hại, không bay hơi nên không tác động đến hệ hô hấp; không có độc tính, không có tác dụng mẫn cảm nên gây tác động trong mức độ chấp nhận được
- Khí thải từ quá trình đúc ép nhựa tạo vỏ led dây AC: phát sinh vinyl clorua Nồng độ khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần trong cả trường hợp có thông gió và không có thông gió
- Khí thải từ quá trình phủ Silicone: phát sinh Bisphenol
A Nồng độ khí thải trong mức độ chấp nhận được
- Khí thải từ quá trình hàn để sản xuất đèn Led dây: phát sinh hơi thiếc, hơi chì Nồng độ khí thải vượt tiêu chuẩn trong cả trường hợp có thông gió và không có thông gió
- Bụi khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông với hàm lượng bụi, CO, NOx, SO2, Hydrocacbon
- Nước làm mát từ quá trình đúc ép nhựa: 0,5 m3/lần
3 Chất thải rắn thông - Bao bì carton, dây buộc hàng, panet hỏng, nhãn mác
Trang 27thường hỏng từ quá trình đóng gói sản phẩm: 36,11 tấn/năm
- Bao bì đóng gói nguyên liệu đầu vào của Nhà máy: 37,19tấn/năm
- Chất thải rắn sản xuất không lẫn thành phần nguy hại từ quá trình sản xuất: 12,68 tấn/năm
- Chất thải sinh hoạt: 55,2kg/ngày
- Bùn từ quá trình nạo vét hệ thống thoát nước mưa: 2,2tấn/năm
- Bùn từ quá trình hút bể phốt: 8,4m3/năm
4 Chất thải nguy hại
- 18.656,5kg/năm (Giẻ lau nhiễm các thành phần nguy hại; Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hơp thải; Bao
bì cứng thải bằng nhựa nhiễm các thành phần nguy hại; Bao bì cứng thải bằng kim loại nhiễm thành phần nguy hại; linh kiện điện tử thải; Than hoạt tính thải và tấm lọc than hoạt tính thải từ hệ thống xử lý khí thải)
5 Tiếng ồn Tiếng ồn từ thiết bị sản xuất từ 60,4-70,2dBA, phát sinh
trong xưởng sản xuất
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
- Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải:
a Bụi và khí thải
Giảm thiểu bụi, khí thải do hoạt động của các phương tiện giao thông: + Trên đường giao thông nội bộ, quy định giảm tốc độ của các phương tiện vận tải, thường xuyên quét sân, đường, tưới nước xung quanh tạo độ ẩm để giảm lượng bụi vào không khí trong những ngày nắng to, gió nhiều
+ Các xe chuyên chở cần phải bảo dưỡng định kỳ Bố trí các xe chuyên chở vào các thời điểm thích hợp, tránh những giờ cao điểm gây ùn tắc giao thông
+ Thiết kế trồng cây xanh xen kẽ và bao quanh khu vực vừa tạo cảnh quan bóng mát, vừa góp phần giảm lượng bụi do các phương tiện giao thông
Giảm thiểu bụi, khí thải do hoạt động sản xuất:
- Đối với khu vực xưởng sản xuất:
+ Sử dụng 4 quạt thông gió để thông gió nhà xưởng (gồm khu vực MI, khu vực lắp ráp, kho nguyên liệu), công suất 42.000m3/h quạt
+ Sử dụng 02 hệ thống AHU điều hòa để thông gió cho xưởng SMT, công suất 320.000BTU/hệ thống, tương đương với 640.000BTU
Trang 28+ 01 hệ thống xử lý khí thải công suất 10.000 m3/h cho 03 dây chuyền lắp ráp 1,
2 và 3 Quy trình thu gom, xử lý như sau: Khí thải từ các khu vực phát sinh → Đường ống thu gom → Tấm lọc than hoạt tính → Quạt hút công suất 10.000m3/h → Ống thoát khí
+ 01 hệ thống xử lý khí thải công suất 8.000 m3/h cho 03 dây chuyền lắp ráp 4, 5
và 6 Quy trình thu gom, xử lý như sau: Khí thải từ các khu vực phát sinh → Đường ống thu gom → Tấm lọc than hoạt tính → Quạt hút công suất 8.000m3/h → Ống thoát khí
+ 02 hệ thống xử lý khí thải công suất mỗi hệ thống 14.000 m3/h tương ứng với 2 dây chuyền sản xuất bán thành phẩm PCB Led và bán thành phẩm Driver (mỗi dây chuyền gồm các công đoạn hàn đối lưu, hàn sóng và hàn thủ công) Quy trình thu gom,
xử lý như sau: Khí thải từ các khu vực phát sinh → Đường ống thu gom → Thiết bị lọc bụi Cartridge → Tháp hấp phụ bằng than hoạt tính → Quạt hút công suất 14.000m3/h → Ống thoát khí
+ 01 hệ thống xử lý khí thải công suất 14.000 m3/h tương ứng với 1 dây chuyền sản xuất bán thành phẩm PCB Led, bán thành phẩm Driver (mỗi dây chuyền gồm các công đoạn hàn đối lưu, hàn sóng và hàn thủ công) và sản xuất đèn Led dây Quy trình thu gom, xử lý như sau: Khí thải từ các khu vực phát sinh → Đường ống thu gom → Thiết bị lọc bụi Cartridge → Tháp hấp phụ bằng than hoạt tính → Quạt hút công suất 14.000m3/h → Ống thoát khí
+ Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động chuyên dụng (mũ, găng tay, bịt tai .) cho công nhân
+ Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị, máy móc để giảm thiểu đáng kể phát thải bụi vào môi trường
b Nước thải và nước mưa chảy tràn
* Nước mưa chảy tràn:
Hệ thống nước mưa được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước thải;
Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt đường giao thông nội bộ, sân, … được lọc rác có kích thước lớn bằng các tấm lưới thép hoặc các song chắn rác tại các hố ga trước khi chảy vào hệ thống cống thoát nước mưa Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét, bùn thải thu gom sẽ thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý;
Nước mưa từ mái tôn công trình sẽ được thu gom vào các ống đứng bằng nhựa uPVC đường kính D114, D168 sau đó sẽ được xả vào hệ thống thoát nước mưa của nhà máy bằng hệ thống cống bê tông ly tâm với đường kính D300, D500, D600, D800,
Trang 29i=0,5% với tổng chiều dài đường thoát nước mưa khoảng 544 m rồi tự chảy ra hệ thống thoát nước mưa chung của KCN tại 01 vị trí hố ga đấu nối nước mưa trên đường
số 12 (tọa độ X(m) = 1211307.06; Y(m) = 405936.60)
* Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của dự án bao gồm nước từ nhà vệ sinh được xử lý bằng 03 bể tự hoại (tổng thể tích 49,5m3) và nước thải từ quá trình rửa tay chân theo các cống bê tông ly tâm đường kính D300, i=0,3%, sau đó chảy ra theo hệ thống ống uPVC D168 với tổng chiều dài đường ống thoát nước thải là 104 m rồi chảy ra hệ thống thoát nước thải chung của KCN tại 01 vị trí hố ga (GaT-01) trên đường số 12 Vị trí hố ga thu nước thải của KCN thiết kế với cao độ đáy cống -5,23m, cao độ đáy cống tại điểm đấu nối của công ty là -2,55m, kích thước cống thoát nước thải KCN là D300, với các thiết kế này đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm đấu nối nước thải KCN Amata
- Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Chất thải rắn sinh hoạt:
Thực hiện quản lý rác thải sinh hoạt theo đúng hướng dẫn tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường Cụ thể như sau:
• Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Công ty sẽ được phân loại ngay tại nguồn và được thu gom vào các thùng chứa Công ty sẽ bố trí công nhân vận chuyển rác sinh hoạt từ các khu vực phát sinh về khu vực chứa rác thải sinh hoạt để đảm bảo tính mỹ quan
• Thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt định kỳ hằng ngày
+ Chất thải rắn sản xuất:
• Các chất thải rắn sản xuất sẽ được phân loại tại nguồn và đựng vào các thùng, bao chứa rác thải tại các vị trí phát sinh Cuối ngày, các chất thải này
sẽ được thu gom về khu vực lưu trữ chất thải diện tích 17,5m2 của Nhà máy
• Các chất thải của Nhà máy là những chất thải có khả năng tái sử dụng: giấy bìa, bao nilong, các chi tiết không lẫn thành phần nguy hại… sẽ được thu gom và chứa có dung tích phù hợp, sau đó tập kết về thùng lưu giữ chất thải, định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo đúng quy định pháp luật
• Chất thải không còn giá trị thương mại: tem, nhãn hỏng, panet hỏng,… thuê đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý
Trang 30+ Chất thải nguy hại: Các công trình, biện pháp thu gom, quản lý và xử lý chất thải nguy hại của Nhà máy như sau:
• Phân loại ngay tại nguồn phát sinh, lượng chất thải nguy hại phát sinh được chuyển về kho chứa chất thải nguy hại với diện tích 9m2 Thiết kế kho chứa rác đảm bảo yêu cầu
• Các loại chất thải nguy hại sẽ được thu gom vào các thùng chứa riêng biệt, tuyệt đối tránh để lẫn các chất thải nguy hại với nhau, có biển hiệu cảnh báo nguy hiểm tại các thùng chứa và kho chứa CTNH
• Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng
• Định kỳ 01 năm/lần gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của Nhà máy lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo để theo dõi và quản
lý
• Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Công ty
- Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung:
+ Kiểm tra thường xuyên độ cân bằng của máy móc, thiết bị (khi lắp đặt và định
kỳ trong quá trình hoạt động); kiểm tra độ mòn chi tiết và định kỳ bảo dưỡng
+ Cán bộ nhân viên làm việc ở các vị trí có mức ồn và độ rung lớn đều được cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động chuyên dùng: quần áo bảo hộ, nút tai chống ồn + Tuyên truyền giáo dục và có biện pháp bắt buộc người lao động sử dụng nút tai chống ồn, khẩu trang phòng bụi khi làm việc tại những nới có độ ồn cao Sắp xếp, bố trí những khoảng nghỉ ngắn xen kẽ trong ca làm việc để giảm thiểu tác hại của tiếng ồn đối với người lao động
+ Duy trì khám sức khỏe định kỳ cho người lao động để phát hiện kịp thời các bệnh nghề nghiệp cho người lao động
+ Thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong những điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013
+ Thực hiện trồng cây xanh xung quanh tường rào Công ty để tạo bóng mát và cảnh quan môi trường, giảm tác động của bụi, nhiệt độ và tiếng ồn
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Trang 31+ Các biện pháp ứng phó sự cố cháy nổ: Thiết kế kiến trúc nhà xưởng theo quy phạm về thiết kế PCCC và an toàn về điện; Bố trí hệ thống báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy vách tường; đào tạo, hướng dẫn và tập huấn cho toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty;…
+ Các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp: Tổ chức cho các cán
bộ nhân viên học tập về an toàn lao động và bảo vệ môi trường, tập huấn nâng cao tay nghề cho cán bộ nhân viên chuyên vận hành thiết bị; Trang bị đủ bảo hộ lao động, thiết bị và công cụ lao động phù hợp cho cán bộ nhân viên
+ Phòng chống thiên tai: Khi thiết kế xây dựng phải tính toán để đảm bảo các công trình bền vững đối với cấp gió cao nhất của khu vực; Đề ra kế hoạch chủ động bảo vệ các công trình trước mùa mưa bão, lũ; Định kỳ kiểm tra và đảm bảo hệ thống chống sét vẫn hoạt động hiệu quả và an toàn trong toàn nhà máy
+ Phòng ngừa sự cố hóa chất: Thiết kế kho hóa chất đúng quy định; Trong trường hợp làm việc liên tục với hóa chất công nhân phải được trang bị bảo hộ lao động; Trong trường hợp xảy ra các sự cố ngộ độc hóa chất phải sơ cứu công nhân theo hướng dẫn tại phiếu an toàn hóa chất trước khi chuyển tới các cơ sở y tế
+ Phòng ngừa sự cố hệ thống xử lý khí thải: Tuân thủ quy trình vận hành của từng công đoạn và các yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị sản xuất, thiết bị xử lý khí thải sản xuất, kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng mà nhà cung cấp thiết bị khuyến cáo; Xây dựng quy trình định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng của các thiết bị xử lý; Khi xảy ra sự cố, nhà máy sẽ ngừng hoạt động tại một số bộ phận có phát sinh khí thải như tại các lò hàn hồi lưu, hàn đối lưu, khu vực hàn tay,…(các bộ phận khác không phát sinh khí thải vẫn hoạt động bình thường) để chờ sửa chữa hệ thống
+ Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm: Phải hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp có đầy đủ chức năng và có chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ
+ Phòng ngừa sự cố máy nén khí: Tổ chức thực hiện kiểm tra vận hành, kiểm định an toàn thiết bị theo quy định của pháp luật; cấm sử dụng thiết bị đã quá thời hạn kiểm định; Lập sổ theo dõi quản lý thiết bị, trong đó bắt buộc có các nội dung quản lý như: lịch bảo dưỡng, tu sửa, kiểm tra, kiểm định;…
+ Phòng ngừa sự cố do dịch bệnh: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động; Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về việc phòng chống dịch bệnh; Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về thời gian làm việc, các chế độ bồi dưỡng để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho người lao động từ đó hạn chế được việc nhiễm các dịch bệnh;…
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
Trang 32Chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành chính thức dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 0.6 Chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn vận hành thử
nghiệm dự án
Stt Vị trí giám sát Chỉ tiêu giám sát Tần suất
quan trắc
Quy chuẩn/tiêu chuẩn áp dụng
I Thời gian điều chỉnh hiệu suất các công trình xử lý chất thải
1 Môi trường nước (01vị trí)
Mẫu nước tại cống thải cuối
của Nhà máy
Lưu lượng, pH, TSS, BOD5, COD, Tổng N, Tổng P, Amoni
Tần xuất: 15 ngày/lần;
(Tối thiểu 5 lần trong cả quá trình)
Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của KCN Amata
QCVN 19:2009/BTNMT (Cmax) QCVN 20:2009/BTNMT
01 mẫu khí thải đầu ra của hệ
phẩm Driver và đèn Led dây
Bụi, lưu lượng, Sn,
Cu, vinyl clorua, Bisphenol A
Tần xuất: 15 ngày/lần; (Tối thiểu 5 lần trong cả quá trình)
QCVN 19:2009/BTNMT (Cmax) QCVN 20:2009/BTNMT
II Thời gian đánh giá hiệu quả của các công trình xử lý chất thải
1 Môi trường nước (01 vị trí)
Mẫu nước tại cống thải cuối
QCVN 19:2009/BTNMT (Cmax) QCVN 20:2009/BTNMT
01 mẫu khí thải đầu ra của hệ
thống xử lý khí thải dây
chuyền lắp ráp số 4, 5, 6
Trang 3302 mẫu khí thải đầu ra tại 02
phẩm Driver và đèn Led dây
Bụi, lưu lượng, Sn,
Cu, vinyl clorua, Bisphenol A
Tần xuất: 15 ngày/lần; (Tối thiểu 5 lần trong cả quá trình)
QCVN 19:2009/BTNMT (Cmax) QCVN 20:2009/BTNMT
Bảng 0.7 Chương trình quan trắc môi trường giai đoạn vận hành Dự án
quan trắc
Quy chuẩn/tiêu chuẩn
áp dụng
I Không khí khu vực làm việc
1 Khu vực sản xuất đèn Led chiếu sáng
Khu vực hàn sóng
Độ ồn, bụi, hơi thiếc, hơi đồng và 2-propanol
6 tháng/lần
QCVN 02:2019/BYT QCVN 03:2019/BYT QCVN 24:2016/BYT Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT
Khu vực hàn đối lưu
Khu vực phủ Silicone Độ ồn, bụi,
Trang 34công trình, thiết bị cùng loại dưới 50.000 m3/h; do vậy không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ bụi, khí thải công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 98 và Phụ lục XXIX Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
IV Giám sát thu gom chất thải rắn
Khu vực lưu trữ chất
thải rắn của Nhà máy
Số lượng, thành phần chất thải rắn Hàng ngày
Nghị định 08/2022/NĐ-CP
V Giám sát thu gom CTNH
Khu vực lưu trữ chất
thải nguy hại của Nhà
máy
Số lượng, thành phần chất thải nguy hại
Hàng ngày
Nghị định 08/2022/NĐ-CP Thông tư 02/2022/TT-
BTNMT
*Ghi chú: Đối với các thông số chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh theo luật pháp hiện hành và các thông số mà chưa có đơn vị quan trắc môi trường nào được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Vimcerts thì tạm thời Công ty chưa thực hiện Sau khi có đơn vị có năng lực quan trắc
và tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh thì Công ty sẽ thực hiện giám sát theo quy định
Trang 35
CHƯƠNG 1:
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về dự án
1.1.1 Tên Dự án
Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp đèn Led chiếu sáng – Dự án nâng công suất”
1.1.2 Chủ Dự án
- Chủ Dự án: Công ty Cổ phần thiết bị điện Phước Thạnh
- Địa chỉ liên hệ: Lô D05, KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, Ấp 5, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
- Địa chỉ thực hiện Dự án: Lô 243, đường 12, KCN Amata, P Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai
- Đại diện: Bà Hồng Uyển Trân Chức vụ: Tổng giám đốc
Các vị trí tiếp giáp như sau:
Phía Đông Bắc : giáp công ty TNHH Tirol Choco Việt Nam;
Phía Tây Nam : giáp Công ty Cổ phần Đồng Tiến;
Phía Tây Bắc : giáp tường rào KCN;
Trang 36Phía Đông Nam: giáp Công ty TNHH Unicity Labs Việt Nam và Công ty TNHH Dubuit Inks Việt Nam
Bảng 1.1 Tọa độ khép góc của Dự án
Điểm
Tọa độ VN2000 (kinh tuyến trung
tâm 107 0 45’, múi chiếu 3) Điểm
Tọa độ VN2000 (kinh tuyến trung tâm 105 0 47’, múi chiếu 3)
Hình 1.1 Sơ đồ tọa độ khép góc khu vực Dự án
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án
Khu đất thực hiện dự án có tổng diện tích là 15.295,7m2 đã được xây dựng sẵn nhà xưởng và các công trình phụ trợ Hiện tại, trong nhà xưởng đã lắp đặt 02 dây chuyền lắp ráp đèn Led; 01 dây chuyền STM và 01 dây chuyền MI để sản xuất bán thành phẩm PCB Led và bán thành phẩm Driver phục vụ cho hoạt động sản xuất đèn Led tại Nhà máy
Trang 37Khi triển khai Dự án nâng công suất, Nhà máy sẽ sắp xếp lại nhà xưởng để lắp đặt thêm máy móc thiết bị vào các khu vực trống của nhà xưởng hiện tại mà không cần xây dựng hoặc cải tạo lại công trình
Nhu cầu sử dụng đất hiện tại của Nhà máy như sau:
Bảng 1.2 Nhu cầu sử dụng đất của Nhà máy hiện tại
11 Diện tích sân đường nội bộ m2 2.186,68 14,30
Một số hình ảnh về nhà máy hiện tại:
Hình 1.2 Một số hình ảnh hiện trạng của Công ty
1.1.5 Các đối tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án
Các đối tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án như sau:
Các đối tượng tự nhiên:
Trang 38- Sông ngòi:
+ Suối Chùa: cách Dự án 260m về phía Đông Nam Suối Chùa chảy dọc qua 2/3 đường chu vi của KCN Amata và chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đây được xem là mương dẫn tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuất của một số KCN (KCN Amata, KCN Loteco, KCN Agtex Long Bình), từ hoạt động nông nghiệp và nước thải sinh hoạt từ các cụm dân cư ven suối Suối Chùa dài khoảng 20 km là hệ thống thoát nước tự nhiên và tiêu lũ cho hàng ngàn hộ dân và các KCN trải dài từ huyện Trảng Bom qua thành phố Biên Hoà, nối với suối Bà Lúa rồi đổ ra sông Đồng Nai
+ Suối Bà Lúa: Suối Bà Lúa và suối Chùa chảy qua 2 địa phận phường Long Bình và Long Bình Tân của Tp Biên Hòa là hệ thống thoát nước chính cho khu vực Đoạn suối Chùa từ vị trí cống xả nước thải của nhà máy XLNT tập trung KCN Amata đến hợp lưu giữa suối Chùa và suối Bà Lúa có chiều dài khoảng 5,56 km Đoạn suối này là nguồn tiếp nhận nước thải của các KCN Amata, Loteco, Agtex Long Bình và một số khu dân cư sinh sống trong khu vực Sau đó, nước từ suối Bà Lúa sẽ chảy cắt ngang qua đường Bùi Văn Hòa (quốc lộ 15 cũ), Quốc lộ 51 và Hương lộ 10 (tại cầu Long Bình Tân) và ra sông Đồng Nai Đoạn này dài khoảng 4,53km, là khu vực tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các hộ dân và các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ thuộc phường Long Bình Tân, Tp Biên Hòa Vị trí hợp lưu giữa suối Bà Lúa và sông Đồng Nai nằm tại cù lao Ba Xê thuộc ấp Thái Hòa, phường Long Bình Tân, Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- Các đối tượng sản xuất kinh doanh xung quanh dự án: Lân cận Dự án có các
doanh nghiệp như sau:
+ Công ty TNHH Tirol Choco Việt Nam tiếp giáp với Dự án về phía Đông Bắc Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo + Công ty Cổ phần Đồng Tiến tiếp giáp với Dự án về phía Tây Nam Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất hàng may mặc (sản phẩm quần áo thời trang, bộ thể thao, bộ bảo hộ lao động, jacket, sơ-mi, quần Âu…)
+ Công ty TNHH Unicity Labs Việt Nam tiếp giáp với Dự án về phía Đông
Nam Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất bột cà phê sữa uống liền
+ Công ty TNHH Dubuit Inks Việt Nam tiếp giáp với Dự án về phía Đông Nam
Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn,
quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít
- Các đối tượng khác:
Trang 39+ Khu dân cư: Dự án cách khu dân cư tập trung của Khu phố 7 thuộc phường Long Bình khoảng 230m về phía Tây
+ Các đối tượng khác: Tại khu vực dự án và xung quanh khu vực dự án trong khoảng bán kính 1 – 2km không có các đối tượng nhạy cảm cần bảo vệ như khu rừng
bảo hộ, khu rừng sinh quyển hoặc các khu vực bảo tồn thiên nhiên Quốc gia,
Các đối tượng kinh tế - xã hội:
- Giao thông:
+ Quốc lộ 1A cách dự án khoảng 1,35km về phía Tây Bắc Tuyến đường bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và kết thúc tại thị trấn Năm Căn thuộc huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2.482 km Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ Nằm rất gần với quốc lộ 1 huyết mạch là đường cao tốc Bắc – Nam, cũng nối thông suốt giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam
+ Quốc lộ 15 cách dự án khoảng 2,8km về phía Tây Nam Quốc lộ 15 thuộc thành phố Biên Hòa là tuyến đường từ ngã ba Vườn Mít, giao với quốc lộ 1K (nay là đường Nguyễn Ái Quốc) đến ngã ba cầu Suối Quan (Cổng 11), giao với quốc lộ 51 Quốc lộ 15 giao với Quốc lộ 1 tại ngã tư Tam Hiệp
- Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Trong khu vực thực hiện dự
án không có các công trình văn hóa, tôn giáo và di tích lịch sử, đền chùa, hoặc các khu vực cần được bảo tồn
Như vậy tiếp giáp với khu vực Dự án có Công ty TNHH Tirol Choco Việt Nam sản xuất ca cao, sôcôla, bánh kẹo và Công ty TNHH Unicity Labs Việt Nam sản xuất bột cà phê sữa uống liền là các đối tượng khá nhạy cảm Do đó, Nhà máy sẽ có biện pháp thu gom, xử lý các chất thải phát sinh tại Nhà máy để tránh ảnh hưởng đến 2 doanh nghiệp trên
Sơ đồ vị trí thực hiện dự án được thể hiện trên hình sau:
Trang 40Hình 1.2A Sơ đồ vị trí khu vực thực hiện Dự án
VỊ TRÍ DỰ ÁN