2.1 Phân loại tội phạm: - Tội phạm được chia thành 4 loại: + Tội phạm ít nghiêm trọng: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÀI TẬP CÁ NHÂN
HỌC PHẦN:
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1
Họ và tên: ĐỖ MẠNH HÙNG
Ngày sinh: 17/12/2003
Mã sinh viên: 21A510100096
Lớp: 2696
Hà Nội, 22/3/2022
Trang 21 Nội dung vụ án:
- Khoảng 22 giờ 20 phút, ngày 20/12/2020, tại khu vực đoạn đường Tôn Thất T1 thuộc tổ xx, khu xx, phường H12, thành phố H13, tỉnh Quảng Ninh, là khu vực đông dân cư, do mâu thuẫn trong sinh hoạt, nhóm H1 Đạo L1, Đỗ Thành C1, Nguyễn Vũ G1, Nguyễn Thành V1, Nguyễn Công V2, Vũ ThA1h T1, Vũ Tiến N1,
Lư Tiến H1, H1 N1 L2, Nguyễn Văn Đ1, Quảng Văn M1 và nhóm Nguyễn A1h D1, Nguyễn Thị T2, Vũ Văn A1 đã có hành vi sử dụng hung khí và tay chân đánh nhau gây náo loạn khu dân cư, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị A1, A1 toàn xã hội nơi công cộng Trong đó: Nguyễn Vũ G1, Vũ ThA1h T1, H1 N1 L2, Quàng Văn M1, Nguyễn Thị T2, Vũ Văn A1 và Nguyễn Alh D1 sử dụng gậy 3 khúc, muôi kim loại, cán chổi bằng gỗ, các V2
đá, dao, điều cày, ghế nhựa; H1 Đạo L1, Đỗ Thành C1, Nguyễn Thành V1, Nguyễn Công V2, Vũ Tiến N1, Lư Tiến H1 và Nguyễn Văn Đ1 sử dụng tay chân Nguyễn A1h D1 đã có hành vi dùng dao đâm, chém H1 Đạo L1 gây thương tích, tổn hại 17% sức khỏe; dùng dao đâm, chém Đỗ Thành C1 gây thương tích, tổn hại 10% sức khỏe
2
2.1 Phân loại tội phạm:
- Tội phạm được chia thành 4 loại:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng:
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
+ Tội phạm nghiêm trọng:
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
+ Tội phạm rất nghiêm trọng:
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình
Trang 3phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên
15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
2.2 Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự của Nhà nước ta rất đa dạng, phức tạp, xâm phạm, đến các lĩnh vực khác nhau Phân loại tội phạm là sự cần thiết vì:
- Để sắp xếp, hệ thống hóa các tội phạm trong Bộ luật Hình sự theo từng chương, bảo đảm tính khoa học, thuận lợi cho công tác nghiên cứu và áp dụng
- Để xác định tội phạm theo tính chất và mức độ nguy hiểm, từ
đó quy định hình phạt và áp dụng hình phạt
- Để áp dụng biện pháp ngăn chặn do Bộ luật Tố tụng hình
sự quy định cho phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của tội phạm
- Để xác định thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn xóa án tích cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của các tội phạm cụ thể v v
2.3 Trong vụ án trên thì:
- H1 Đạo L1, Đỗ Thành C1, Nguyễn Thành V1, Nguyễn Công V2,
Vũ Tiến N1, Lư Tiến H1, Nguyễn Văn Đ1, thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng vì những người này chỉ xô xát dẫn đến tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại khoản 2 Điều 318 của Bộ Luật Hình Sự
- Nguyễn Vũ G1, Vũ ThA1h T1, H1 N1 L2, Nguyễn Thị T2, Vũ Văn A1 và Quàng Văn M1 thuộc loại tội phạm nghiêm trọng vì
đã có hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 318 của Bộ Luật Hình Sự
3
- Chủ thể của tội phạm: H1 Đạo L1, Đỗ Thành C1, Nguyễn Vũ G1, Nguyễn Thành V1, Nguyễn Công V2, Vũ ThA1h T1, Vũ Tiến N1, Lư Tiến H1, H1 N1 L2, Nguyễn Văn Đ1, Quảng Văn M1 và nhóm Nguyễn A1h D1, Nguyễn Thị T2, Vũ Văn A1
Trang 4- Khách thể của tội phạm: Xâm phạm trật tự công cộng, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác
- Mặt chủ quan của tội phạm: H1 Đạo L1, Đỗ Thành C1, Nguyễn
Vũ G1, Nguyễn Thành V1, Nguyễn Công V2, Vũ ThA1h T1, Vũ Tiến N1, Lư Tiến H1, H1 N1 L2, Nguyễn Văn Đ1, Quảng Văn M1
và nhóm Nguyễn A1h D1, Nguyễn Thị T2, Vũ Văn A1 phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp vì những Người phạm tội này nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra và mong muốn hậu quả xảy ra
- Mặt khách quan của tội phạm: do mâu thuẫn trong sinh hoạt dẫn đến nhóm người H1 Đạo L1, Đỗ Thành C1, Nguyễn Vũ G1, Nguyễn Thành V1, Nguyễn Công V2, Vũ ThA1h T1, Vũ Tiến N1,
Lư Tiến H1, H1 N1 L2, Nguyễn Văn Đ1, Quảng Văn M1 và nhóm Nguyễn A1h D1, Nguyễn Thị T2, Vũ Văn A1 xô xát đánh nhau gây mất trật tự công cộng tại tại khu vực đoạn đường Tôn Thất T1 thuộc tổ xx, khu xx, phường H12, thành phố H13, tỉnh Quảng Ninh
4
* Phân tích các loại cấu thành tội phạm:
- Thứ nhất, về yếu tố mặt khách quan: đây là những dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài của hành vi phạm tội mang tính chất khách quan, phương tiện cũng như công cụ sử dụng để gây án, phương pháp gây án, thời điểm mà tội phạm thực hiện hành vi, hậu quả của hành vi xác định là hành vi nguy hiểm cho xã hội
và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả
+ Hành vi phạm tội mang tính chất khách quan có tính chất nguy hiểm cho xã hội đó là một trong những dấu hiệu mang tính chất tiên quyết, bắt buộc Nếu hành vi của người đó thực hiện có tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, không gây nguy hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì không coi đó là hành vi phạm tội Hành vi nguy hiểm cho xã hội đó là những hành vi mà người phạm tội thực hiện các việc
mà Bộ Luật Hình sự 2015 cấm hay không thực hiện những việc
mà Bộ Luật Hình sự 2015 điều chỉnh
+ Hậu quả thể hiện ở mặt khách quan đó là hậu quả thực tế về mặt vật chất cũng như tinh thần của người bị hại Thiệt hại về vật chất có thể xác định đó là những thiệt hại bao gồm đó là về tài sản bị mất, tài sản bị hư hỏng, tài sản bị hủy hoại, mức độ phần trăm tổn thương cơ thể, chết người… Thiệt hại về tinh
Trang 5thần có thể xác định đó là những thiệt hại đến danh dự, đến nhân phẩm của người bị hại, xâm phạm đến tư tưởng, chính sách của Nhà nước Việc xác định được hậu quả của tội phạm chính là căn cứ quyết định đến mức độ nguy hiểm của tội
phạm
- Thứ hai, về yếu tố mặt chủ quan: được xác định đó là những thứ thuộc về bên trong biểu hiện của tội phạm đó Những dấu hiệu này xác định đó là tư tưởng cũng như tâm lý của tội phạm khi thực hiện hành vi đó là dấu hiệu về lỗi cố ý, lỗi vô ý, động
cơ và mục đích
+ Về lỗi cố ý có hai loại đó là lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp Lỗi vô ý có hai loại đó là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả Lưu ý trong trường hợp này đó là về lỗi vô ý do cẩu thả vì lỗi vô ý do cẩu thả có thể bị nhầm lẫn với sự kiện bất ngờ do nếu xác định được là sự kiện bất ngờ thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Sự kiện bất ngờ đó là người có hành vi nguy hiểm cho xã hội họ không thể thấy trước được hậu quả hoặc tại thời điểm đó họ không buộc phải thấy trước hậu quả Còn về lỗi vô ý do cẩu thả thì chủ yếu do người đó chủ quan nghĩ rằng hậu quả không thể xảy ra dẫn đến gây ra hậu quả nghiêm trọng
- Thứ ba, về yếu tố chủ thể: chủ thể của tội phạm được Bộ luật hình sự 2015 xác định đó là gồm cá nhân và pháp nhân thương mại
+ Cá nhân: là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi phạm tội mình gây ra, trừ một số trường hợp được điều chỉnh cụ thể Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ chịu trách nhiệm đối với những hành vi phạm tội được xác định đó là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Năng lực trách nhiệm hình sự đặt ra với mọi cá nhân đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp đó
là trong quá trình xác định là thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội người đó đang bị mắc bệnh tâm thần có xác nhận của cơ
sở giám định hoặc bệnh khác nhưng xác định rằng mất khả năng điều khiển hành vi của mình cũng như khả năng nhận thức về những gì họ đã làm
+ Pháp nhân thương mại đó là các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác khi có tư cách pháp nhân và đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự Cần phân biệt rõ rằng việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với việc
cá nhân trong đó không phải chịu trách nhiệm đối với những
Trang 6hành vi mà họ đã làm.
- Thứ tư, về yếu tố khách thể: đây là những mối quan hệ xã hội
mà trong Bộ Luật hình sự điều chỉnh, bảo vệ, đã bị người có hành vi phạm tội gây ra thiệt hại hoặc trực tiếp đe dọa
+ Những mối quan hệ này được xác định đó là: chế độ chính trị, độc lập, thống nhật, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, an toàn xã hội, quyền con người … mà Bộ luật hình sự quy định đó
là tội phạm
- Trong vụ án trên thì:
+ Cấu thành tội phạm cơ bản: : H1 Đạo L1, Đỗ Thành C1,
Nguyễn Vũ G1, Nguyễn Thành V1, Nguyễn Công V2, Vũ ThA1h T1, Vũ Tiến N1, Lư Tiến H1, H1 N1 L2, Nguyễn Văn Đ1, Quảng Văn M1 và nhóm Nguyễn A1h D1, Nguyễn Thị T2, Vũ Văn A1 + Cấu thành tội phạm tăng nặng: Vũ ThA1h T1
+ Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: L1, V1, C1, V2, H1, N1, Đ1
5
* Phân tích các giai đoạn thực hiện tội phạm:
5.1 Chuẩn bị phạm tội:
– Căn cứ theo Bộ luật hình sự 2015, chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định
– Đặc điểm:
+ Người phạm tội chưa bắt tay vào thực hiện hành vi phạm tội
mà chỉ tạo tiền đề cần thiết để thực hiện hành vi đó
+ Chuẩn bị phạm tội không được đặt ra đối với tội phạm có cấu thành hình thức
– Trách nhiệm hình sự:
+ Người có hành vi chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi của họ đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội chưa hoàn thành
+ Trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với người có hành vi chuẩn
bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng
Trang 7+ Chưa trực tiếp xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ mà mới chỉ đặt khách thể đó trong tình trạng nguy hiểm
5.2 Phạm tội chưa đạt:
– Là hành vi cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý
muốn
– Đặc điểm:
Người phạm tội đã thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng Hành vi của họ chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm
+ Người phạm tội thực hiện hành vi liền trước hành vi được mô
tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm
+ Mới chỉ thực hiện được một hành vi trong những hành vi quy định trong cấu thành tội phạm
+ Thực hiện hết hành vi, hậu quả xảy ra cho xã hội rồi nhưng hậu quả đó chưa phù hợp với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm
Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra hoặc người phạm tội đã gây
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa phù hợp với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm
– Trách nhiệm hình sự:
+ Họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của họ chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm
+ Người có hành vi phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự cao hơn
với tội chuẩn bị phạm tội
5.3 Tội phạm hoàn thành:
– Tội phạm hoàn thành là hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm
– Xuất phát từ tình chất nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm, luật hình sự xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm
Trang 8thông qua việc mô tả những dấu hiệu trong cấu thành tội
phạm
+ Cấu thành tội phạm vật chất: thời điểm hoàn thành của loại tội này phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm: hành vi nguy hiểm, hậu quả xảy ra, mối quan
hệ giữa hành vi và hậu quả
+ Cấu thành tội phạm hình thức: thời điểm hoàn thành của loại tội này chỉ cần đáp ứng dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội + Cấu thành tội phạm cắt xén: chỉ cần có hành động biểu hiện
ý định phạm tội thì tội phạm đã hoàn thành
– Tội phạm hoàn thành được coi là trường hợp phạm tội thông thường mà hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế hoàn toàn phù hợp hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm
* Trong vụ án trên, tội phạm thực hiện đến giai đoạn Tội phạm hoàn thành vì nhóm người này đã xô xát gây mất trật tự công cộng, sử dụng và tàng trữ các vũ khí vật liệu cấm và đã gây tổn hại hơn 11% đến sức khỏe người khác
6
*Các hình phạt theo quy định của luật hình sự hiện nay
6.1 Cảnh cáo:
- Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội về tội phạm mà họ đã thực hiện ((Điều 34 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
- Trong 7 hình phạt chính đối với người phạm tội thì cảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất Cảnh cáo thể hiện sự lên án công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện khi hội đồng xét xử tuyên án đối với tội phạm mà họ đã thực hiện Cảnh cáo tuy không có khả năng gây thiệt hại về vật chất cũng như hạn chế nhất định về thể chất cho người phạm tội nhưng với tính chất là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, cảnh cáo vẫn có tác động nhất định đến tinh thần của người bị kết án để qua đó giáo dục họ Hình phạt cảnh cáo được quy định, áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng
và có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (được quy
Trang 9định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) nhưng chưa đến mức được miễn hình phạt Ở đây có ranh giới giữa miễn hình phạt và áp dụng hình phạt cảnh cáo Việc xác định ranh giới này trong thực tế không phải dễ dàng mặc dù Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định các điều kiện được miễn hình phạt
6.2 Phạt tiền:
- Phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước (Điều 35 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
- Phạt tiền tước đi lợi ích vật chất của người phạm tội, tác động đến tình trạng tài sản của họ và thông qua đó tác động đến ý thức, thái độ của người phạm tội Phạt tiền cũng có tính răn đe, giáo dục đối với người khác và qua đó có khả năng phòng ngừa chung
- Phạt tiền có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung
- Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng được BLHS quy định như tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 Bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017); tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017); tội tổ chức tảo hôn (Điều 183 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) hoặc có thể đổi với tội phạm rất nghiêm trọng nếu là tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, tội phạm về môi trường, tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng hoặc tội phạm khác được BLHS quy định như tội buôn lậu (Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017); tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 189 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017); tội sản xuất, buôn bán hàng cẩm (Điều 190 Bộ luật hình
sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) V.V
- Phạt tiền là hình phạt bổ sung được quy định và áp dụng đối với các tội phạm về tham nhũng, ma tuý hoặc một số tội phạm khác như: Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, các tội phạm về chức vụ V.V
Trang 10- Mức phạt tiền được quy định tại các điều luật về các tội phạm
cụ thể nhưng phải đảm bảo tối thiểu không được thấp hơn 1.000.000 đồng
6.3 Cải tạo không giam giữ:
- Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cải tạo, giáo dục tại nơi làm việc, học tập, cư trú dưới
sự giám sát của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập hoặc của chính quyền địa phương, nơi họ cư trú (Điều 36 Bộ luật hình
sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
- Trong hệ thống hình phạt, cải tạo không giam giữ được coi là nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn nhưng nặng hơn phạt tiền và cảnh cáo Cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng và thấy không cần thiết phải cách
ly khỏi xã hội Như vậy, hai điều kiện cần của cải tạo không giam giữ là điều kiện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và điều kiện bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng hình phạt Ngoài ra còn đòi hỏi, việc cách ly người phạm tội khỏi xã hội là không cần thiết
- Thời hạn của hình phạt cải tạo không giam giữ là từ 06 tháng đến 03 năm
- Việc giám sát người bị áp dụng hình phạt này được giao cho
cơ quan hoặc tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc được giao cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú
- Trong thời gian chấp hành hình phạt này, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ hàng tháng một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước Toà án có thể miễn khấu trừ thu nhập trong trường hợp có lí do đặc biệt Nếu người chấp hành án đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thì không khấu trừ thu nhập của họ
- Trong trường hợp không có hoặc bị mất việc làm, người bị kết
án phải lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong một tuần Việc buộc lao động này không được áp dụng đối với phụ nữ có thai, phụ nữ