Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam Do đó việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp logistics dễ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TY
Trang 2" BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TY
Trang 3TÓM TẮT Tóm tắt:
Ngày nay, chuyển đổi số dần trở nên phổ biến và trên đà phát triển, song song với đà tăng trưởng đó thì dịch vụ logistics được xem là dịch vụ tiềm năng nhất trong thời đại này Với việc phát triển nhanh chóng đó đã góp phần giúp các doanh nghiệp chuyển đổi phương thức kinh doanh, nhằm đẩy gia tăng doanh thu, mở rộng thị trường Việt Nam dần chuyển mình theo sự phát triển thời đại, trở thành một trong những thị trường vô cùng tiềm năng trong những năm gần đây
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh Trên cơ sở đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng hiệu quả chuyển đổi số
Các phương pháp được sử dụng nhằm phân tích nghiên cứu bao gồm: phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach‟s Alpha và phân tích hồi quy tuyến tính Dữ liệu khảo sát được dùng cho phân tích là 320 mẫu đạt yêu cầu từ nhân viên đang làm việc tại công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh
Kết quả từ phân tích cho thấy có bốn nhóm yếu tố tác động đến chuyển đổi số trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh là "Người quản lý”, "Hạ tầng CNTT", " Nhân viên có trình độ kỹ thuật” và “ Chi phí đầu tư”
Từ khóa: Logistics, chuyển đổi số, công ty TNHH vận tải và logistics Hưng
Thịnh
Trang 4ABSTRACT Abstract:
Today, digital transformation is gradually becoming popular and on the rise Along with that growth momentum, logistics services are considered the most potential services in this era That rapid development has contributed to helping businesses transform business methods to increase revenue and expand markets Vietnam is gradually transforming according to the development of the times, becoming one of the extremely potential markets in recent years
The objective of the study is to evaluate the factors affecting digital transformation in Hung Thinh Transport and Logistics Company Limited On that basis, propose management implications to increase the efficiency of digital transformation
Methods used to analyze the research include: descriptive statistics, Cronbach's Alpha reliability test and linear regression analysis The survey data used for analysis are 320 qualified samples from employees working at Hung Thinh Transport and Logistics Company Limited
Results from the analysis show that there are four groups of factors affecting digital transformation in Hung Thinh Transport and Logistics Company Limited:
"Manager", "IT infrastructure", " Technically qualified staff" and "Investment costs"
Keywords: Logistics, digital transformation, Hung Thinh transport and
logistics limited liability company
Trang 5" LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận với đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong công
ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh.” là công trình nghiên cứu riêng của tác
giả dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Phúc Quý Thạnh Các dữ liệu và kết quả thu được hoàn toàn trung thực Bên cạnh đó, tác giả có tham khảo và kế thừa các tài liệu có sẵn liên quan để hoàn thành nên bài khóa luận này Mọi thông tin sử dụng từ các nguồn đã được tác giả trích dẫn đầy đủ
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023 Người thực hiện khóa luận
Nguyễn Cao Trung Nguyên
Trang 6" LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc đến Ban Lãnh đạo Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Trong suốt thời gian theo học tại trường, nhờ vào sự giảng dạy tận tình và hỗ trợ chu đáo của toàn thể Quý thầy cô, đặc biệt là các thầy cô thuộc khoa Quản trị mà em đã xây dựng được cho mình những hành trang quý báu - những kiến thức bổ ích và sâu rộng giúp ích công việc trong tương lai
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Phúc Quý Thạnh đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ, góp ý và hướng dẫn trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Do thời gian thực hiện nghiên cứu có hạn và còn hạn chế về mặt kiến thức, cho nên bài khóa luận tốt nghiêp không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được góp ý từ Quý thầy cô để nội dung bài luận được hoàn thiện hơn
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe, luôn thành công trong cuộc sống và công việc
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023 Người thực hiện khóa luận
Nguyễn Cao Trung Nguyên "
Trang 7" MỤC LỤC
TÓM TẮT i
ABSTRACT ii
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC HÌNH ẢNH iii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1.Lý do chọn đề tài 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Các câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2.Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1 Dữ liệu dùng trong nghiên cứu 3
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Nội dung nghiên cứu 4
1.7 Những đóng góp của đề tài 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7
2.1 Cở sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu 7
2.1.1 Tổng quan về Logistics 7
Trang 82.1.2 Tổng quan về chuyển đổi số 8
2.1.3 Thông tin về công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh 10
2.1.4 Thực trạng chuyển đổi số trong logistics 11
2.2 Cơ sở lý thuyết 12
2.2.1 Lý thuyết New Information Technologies (NIT) 12
2.2.3.Thuyết hành động hợp lý ( Theory of Reasond Action- TRA) 15
2.2.4 Mô hình thay đổi trường lực của Lewin (Lewin's Force Field Model) 16
2.2.5 Mô hình thay đổi của Kurt Lewin 18
2.3 Các nghiên cứu trước đây 21
2.3.1.Nghiên cứu nước ngoài 21
2.3.2.Nghiên cứu trong nước 22
2.4 Đề xuất các yếu tố tác động, giả thuyết và mô hình 24
2.4.1 Đề xuất các yếu tố tác động 24
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu 25
2.4.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Giới thiệu quy trình nghiên cứu 29
3.2 Thiết kế nghiên cứu 29
3.3.Xây dựng thang đo 30
3.4 Phương pháp nghiên cứu sơ bộ ( định tính) 33
3.4.1 Thực hiện nghiên cứu sơ bộ ( định tính) 33
3.4.2 Kết quả hiệu chỉnh thang đo trong nghiên cứu định tính 34
3.5 Phương pháp nghiên cứu chính thức ( nghiên cứu định lượng) 3
Trang 9TÓM TẮT CHƯƠNG 3 10
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 11
4.1.1 Các biến định tính 11
4.1.2 Các biến định lượng 12
4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 15
4.3.1 Kiểm định nhân tố khám phá với biến độc lập 17
4.3.2 Kiểm định nhân tố khám phá với biến phụ thuộc 20
4.4 Phân tích tương quan 21
4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính 22
4.5.1 Đánh giá và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 23
4.5.6 Dò tìm các vi phạm của giả thuyết cần thiết 28
4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 73
5.1 Kết luận 73
5.2 Hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả 74
5.2.1 Nhóm yếu tố Cơ sở hạ tầng 75
5.2.2 Nhóm yếu tố Chi phí đầu tư 75
5.2.3 Nhóm yếu tố Trình độ kỹ thuật 75
5.2.4 Nhóm yếu tố Người quản lý 76
5.3 Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 76
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 79
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 80
PHỤ LỤC 1 83
PHỤ LỤC 2 87
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ 91
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA 94
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 98
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN PEARSON 102
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TICH HỒI QUY 103
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ĐỘC LẬP INDEPENDENT SAMPLES T-TEST 107
Trang 11" DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
Y Quyết định chuyển đổi số
Technology
EFA Phân tích yếu tố khám phá Exploratory Factor
Analysis
Social Science
Action
Trang 12ANOVA Phân tích phương sai Analysis of Variance VIF Hệ số phóng đại phương sai Variance Inflation Factor
"
Trang 13DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1quá trình chuyển đổi số 14 Hình 2.2 Mô hình thuyết hành động hợp lý 15 Hình 2.3 Mô hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT 20 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất của nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh 28 Hình 4.2 Biểu đồ phân tán Scatter Plot 68
Trang 14
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Đề xuất các yếu tố tác động 24
Bảng 3.2 Thang đo nhân viên có trình độ kỹ thuật 34
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha 15
Bảng 4.4 Kiểm định nhân tố khám phá (EFA) 17
Bảng 4.5 Hệ số Eigen values và tổng % giải thích 18
Bảng 4.6 Bảng ma trận thành phần xoay vòng của các biến độc lập 18
Bảng 4.7 Kiểm định KMO và Bartlett‟s của các biến phụ thuộc 20
Bảng 4.8 Kết quả phân tích tương quan Pearson 21
Bảng 4.9 Hệ số xác định mô hình 23
Bảng 4.10 Kiểm định ANOVA 23
Bảng 4.12 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến biến phụ thuộc 27
Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả kiểm định và lập mô hình hoàn chỉnh 27
Trang 15CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài
Xu hướng dịch vụ chuỗi cung ứng ngày nay là chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số
Dưới sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên các hoạt động logistics bị đảo lộn ( chuỗi cung ứng bị đứt gãy và đảo lộn) Nhưng cũng nhờ đó, thương mại điện tử của nước ta đã phát triển mạnh mẽ, kéo theo hoạt động logistics Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam ý thức rằng, logistics là ngành dịch vụ trọng yếu, có giá trị gia tăng cao, là nền tảng cho thương mại hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
Có 42,11% doanh nghiệp chia sẻ nguyên nhân của việc chậm chuyển đổi số là
do chi phí đầu tư hạn hẹp và nhân lực hạn chế, cũng như chưa tìm được công nghệ chuyển đổi phù hợp Trong khi đó 28,95% doanh nghiệp băn khoăn không biết nên dành chi phí đầu tư như thế nào cho phù hợp và nên khởi đầu như thế nào trong quá trình chuyển đổi số (Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam)
Do đó việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp logistics dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi số nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi Khi thị trường ngày càng cạnh tranh và khách hàng trở nên khó tính hơn, chuyển đổi số thành công là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào
Theo dòng xu hướng, đã có nhiều bài nghiên cứu phân tích chuyển đổi số trong doanh nghiệp logistics, (Lê Việt Hà, 2023) có đề tài khoa học “The Factors Affecting Digital Transformation in Vietnam Logistics Enterprises”, (Pham Quang Hai et al, 2023) với đề tài “Digital Transformation in Vietnamese Logistics
Trang 16Businesses” (Nguyen Van Hoa et al, 2023) có đề tài nghiên cứu “Impact of digital transformation on the decision-making process in logistics and construction enterprises in Vietnam” đã cho thấy được sự quan tâm đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp logistics ở Việt Nam Song, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đó chưa phân tích sâu đến các yếu tố tác động đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp logistics ở Việt Nam
Vì vậy, luận văn “các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh” là một đề tài có tính cấp thiết cao và đáng được nghiên cứu để giúp công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh nói riêng
và các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam nói chung nâng cao hiệu quả kinh doanh
của mình, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh, từ đó đưa ra các khuyến nghị
1.3 Các câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh?
Mức độ tác động của các nhân tố đó như thế nào đến chuyển đổi số trong công ty ?
Trang 17 Những hàm ý quản trị nào gia tăng sự hiệu quả chuyển đổi số trong công ty?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh
1.4.2.Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng được khảo sát: nhân viên đang làm việc trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh
Về không gian: Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ
trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Dữ liệu dùng trong nghiên cứu
Dữ liệu dùng trong nghiên cứu
Dữ liệu sơ cấp: khảo sát nhân viên đang làm việc trong công ty TNHH vận tải
và logistics Hưng Thịnh
Dữ liệu thứ cấp: Tìm kiếm thông tin dữ liệu thứ cấp về mặt lý thuyết và thực
trạng của chuyển đổi số trong các doanh nghiệp logistics Việt Tìm thông tin qua các dữ liệu thống kê, trên các nghiên cứu khoa học, khóa luận- luận văn, sách, Internet…
Sử dụng phương pháp tổng hợp- so sánh, sau đó tổng hợp các dữ liệu bằng mô hình SPSS Sau đó đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy chuyển đổi số
Trang 181.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cự thể như sau:
Nghiên cứu định tính: đưa ra kết luận từ các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu định lượng: thu thập thông tin từ khảo sát nhân viên đang làm việc
trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh Sau đó lấy kết quả thu thập
để phân tích nhờ vào độ tin cậy Cronbach‟s Alpha, hồi quy tuyến tính Các dữ liệu
được phân tích thông qua phần mềm SPSS
1.6 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu bao gồm có 5 chương:
Chương 1 – Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu, bao gồm các nội dung như tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số của công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh Ngoài ra, chương 1 còn đề cập đến mục tiêu đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trình bày tổng quan chuyển đổi số, logistics, thực trạng chuyển đổi số hiện nay, các cơ sở lý thuyết tác động đến chuyển đổi số, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước làm cơ sở cho đề tài cũng như ưu điểm và hạn chế của các mô hình ấy
Chương 3 – Phương pháp thực hiện nghiên cứu
Trình bày về các phương pháp được sử dụng để thực hiện nghiên cứu Đồng thời, chương này cũng nêu ra các kết quả sau khi nghiên cứu định tính cũng như phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện: nội dung các phương pháp, quy trình nghiên cứu, cách thức chọn mẫu và thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp kiểm định mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo và quá trình thực hiện nghiên
Trang 19cứu định lượng thông qua quy trình thu thập dữ liệu và đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu định lượng với mục đích kiểm định thang đo, gồm các nội dung:
(i) Thống kê mẫu nghiên cứu chính thức, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích độ tin cậy thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu, phân tích hồi quy tuyến tính
(ii) Thảo luận các kết quả nghiên cứu và mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu
Chương 5 – Kết luận và khuyến nghị
Tóm tắt kết quả nghiên cứu, đưa ra ý kiến đóng góp và thảo luận về kết quả nghiên cứu Đề xuất một số khuyến nghị và những hạn chế của đề tài cũng được nêu tại chương này
1.7 Những đóng góp của đề tài
Nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sau có đề tài liên quan đến
“các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp logistics ở Việt Nam” Từ đó mở rộng hướng nghiên cứu đến các đối tượng doanh nghiệp khác đang trên đường chuyển đổi số Đồng thời bài viết cũng cho doanh nghiệp biết các yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, từ đó tạo thêm động lực và xác định chiến lược phát triển tốt hơn
Trang 20TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 bao gồm giới thiệu tổng quan lý do chọn đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn khoa học Dựa vào đó xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả còn nêu ra những đóng góp dự kiến của đề tài Ở chương 1 cũng nêu tổng quát nội dung kết cấu của đề tài để người đọc có thể nắm được khái quái nội dung trong đề
tài nghiên cứu
Trang 21CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cở sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về Logistics
2.1.1.1 Khái niệm về Logistics
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Logistics trên thế giới được xây dựng căn
cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ Logistics Tuy nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau:
Theo ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistic, có rất nhiều quan điểm về dịch vụ trên toàn cầu Mặt khác, một số khái niệm chính có thể được liệt kê như sau:
Theo Liên Hợp Quốc: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng
Theo Ủy ban Quản lý Logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện quản lý, kiểm soát việc di chuyển, bảo quản để có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Theo Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ - 1988 (CLM - Council of Logistic Management): Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng
Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ Logistics được pháp điển hóa Luật quy định “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
Trang 22làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
2.1.1.2 Chức năng và vai trò của Logistics
Logistics đóng vai trò liên kết hoạt động kinh tế quốc tế, tối ưu hóa chu trình lưu chuyển hàng hóa từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đến khâu phân phối thành phẩm đến tay khách hàng
1 Logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề như nguồn nguyên liệu cung ứng, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi nào bán thành phẩm, để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh
2 Dịch vụ logistic góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nên mối liên kết trong quá trình sản xuất, lưu thông cũng như phân phối hàng hóa
2.1.2 Tổng quan về chuyển đổi số
2.1.2.1 Khái niệm chuyển đổi số
Theo (Thomas M Siebel, 2019) chuyển đổi số là sự hội tụ của 4 công nghệ đột phá: điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) Sự hội tụ này khiến cho phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của chuyển đổi số hết sức rộng lớn
Tuy nhiên, có thể hiểu chuyển đổi số (tiếng Anh là Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số
Tại Việt Nam, chuyển đổi số được đề cập nhiều trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp
Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật
Trang 23sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ,
cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số
Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có
ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia
Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít
đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển
2.1.2.2 Phân biệt chuyển đổi số và số hóa
Số hóa và chuyển đổi số không phải là 2 tên gọi khác của 1 khái niệm Đây là
2 khái niệm độc lập và có những điểm giống và khác nhau như sau:
Điểm giống nhau:
Ứng dụng công nghệ vào việc phát triển các quy trình vận hành của tổ chức, tăng hiệu suất và chất lượng cho các công việc
Mối liên quan giữa số hóa, số hóa quy trình và chuyển đổi số
Điểm khác nhau:
Yếu tố con người
Cần nhân sự giỏi về công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống lưu trữ trên môi trường Internet cho
Cần nhân sự sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để nhập thông tin lên hệ thống và quản
Trang 24doanh nghiệp lý
Cần sự tham gia của toàn
bộ nhân sự trong doanh nghiệp, không phải chỉ cấp quản lý mới tham gia vào quá trình này
Thời gian thực hiện
Một vài tháng phụ thuộc vào lưu lượng thông tin,
hạ tầng và năng lực nhân
sự
Tối thiểu từ 3 - 5 năm vì cần thay đổi mô hình kinh doanh, vận hành và tư duy làm việc của toàn bộ nhân
sự
Chuyển đổi số cần nghiên cứu kỹ lưỡng vào có kế hoạch chi tiết trước khi
thực thi
Như vậy, sự khác biệt giữa số hóa và chuyển đổi số thể hiện rõ nhất ở điểm: số hóa là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số, nhằm đưa các thông tin lưu trữ ở dạng vật lý sang kỹ thuật số Chuyển đổi số việc thay đổi tư duy và mô hình kinh doanh để ứng dụng những lợi ích mà số hóa và số hóa quy trình mang lại, để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất công việc Từ đó có thể tạo ra nhiều giá trình mới cho doanh nghiệp
2.1.3 Thông tin về công ty TNHH vận tải và logistics Hƣng Thịnh
Công Ty TNHH Vận Tải Và Logistics Hưng Thịnh có mã số thuế
0312880039, do ông/bà Trần Văn Thừa làm đại diện pháp luật, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 04/08/2014
Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là "Vận tải hàng hóa bằng đường bộ", do Chi cục Thuế thành phố Thủ Đức quản lý
Trang 25Địa chỉ trụ sở: Phòng 504, tòa nhà ST.MORITZ, 1014 Phạm Văn Đồng, Phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
2.1.4 Thực trạng chuyển đổi số trong logistics
Hiện nay khi chuyển đổi số ngành logistic trở thành nhu cầu tất yếu, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tiếp cận ứng dụng nhiều những công nghệ hiện đại trong quá trình vận hành Dưới đây là những công nghệ phổ biến nhất được các doanh nghiệp ngành logistic ứng dụng
Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (Vietnam Logistics Business Association - VLA), tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam những năm gần đây đã đạt tỷ suất tăng trưởng ấn tượng, với tốc độ phát triển khoảng 14% - 16% trong những năm gần đây Quy mô của ngành đạt khoảng 40 - 42 tỷ USD mỗi năm
Đặc biệt, dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những thay đổi lớn trong tiêu dùng, phương thức hoạt động và thương mại, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của hình thức hậu cần trực tuyến (e-Logistics) Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, quá trình chuyển đổi số trước đây có thể mất khoảng
5 năm để được áp dụng vào doanh nghiệp và người tiêu dùng Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịch, quá trình này đã được thực hiện trong chỉ 8 tuần
Thị trường logistics tại Việt Nam hiện đang có sự tham gia của hơn 3.000 doanh nghiệp, với sự phân bổ vốn và quy mô khác nhau Trong số này, 89% là các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, với số vốn dưới 10 tỷ đồng Khoảng 5% có vốn từ 10 đến 20 tỷ đồng, 10% là các doanh nghiệp liên doanh và chỉ 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (khoảng 30 doanh nghiệp) chuyên cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia Các thương hiệu lớn phải kể đến như DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics,
Trang 26Tuy nhiên, chỉ có một nhóm nhỏ các công ty lớn có thể đáp ứng các yêu cầu
và điều kiện của quá trình chuyển đổi số Chẳng hạn như DHL, FedEx cùng với các thương hiệu hàng đầu của Việt Nam như Viettel Post và Vietnam Post
Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử tăng trưởng 35%/năm; doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2014-2020 ước tính tăng 20%/năm và tổng doanh số bán lẻ thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 Những thay đổi trong thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam đã thúc đẩy ngành logistics đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ theo hướng ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn
Ví dụ điển hình của đại cuộc chuyển đổi số ngành Logistics phải kể đến Cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép, trong năm 2021, bất chấp khó khăn trong đại dịch Covid 19, cảng đã ghi nhận một kỷ lục mới với sản lượng xếp dỡ container từ 14.235 TEU gia tăng lên 15.615 TEU và công suất xếp dỡ đạt 238,08 container/giờ Ngoài ra, tàu One Columba cũng đã vượt qua mốc 2 triệu TEU về lượng hàng hóa Tàu này cũng đóng góp hơn 55% thị phần trong việc vận chuyển container xuất nhập khẩu thông qua các cảng biển trên toàn quốc
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết New Information Technologies (NIT)
Khung lý thuyết của nghiên cứu này dựa trên lý thuyết New Information Technologies (NIT) Bằng cách triển khai các công nghệ mới phù hợp với văn hóa
và môi trường của doanh nghiệp, NIT hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi quy trình công nghệ, sản xuất và vận hành NIT đề cập đến nhiều nguồn lực, yếu tố, rào cản ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số cũng như những thuận lợi, khó khăn khi triển khai chuyển đổi số tại doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu đề xuất một cách tiếp cận để hiểu các hoạt động thay đổi và đổi mới trong doanh nghiệp, trong đó nhấn
Trang 27mạnh tầm quan trọng của các yếu tố môi trường và văn hóa doanh nghiệp Cách tiếp cận nêu bật mối quan hệ giữa những thay đổi và các khía cạnh không thay đổi của doanh nghiệp Hơn nữa, họ đã phân tích các hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp, bao gồm nhiều cấp độ khác nhau như các khía cạnh xã hội, nghề nghiệp, tổ chức và liên quan đến nhân viên Phân tích bao gồm việc lập kế hoạch, số hóa cơ cấu và tin học hóa các hoạt động kinh doanh Các nhà nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng quy trình kỹ thuật số mới trong doanh nghiệp, trong đó tính bền vững và tăng trưởng thị phần, môi trường doanh nghiệp, vốn đầu
tư cho công nghệ và lĩnh vực hoạt động ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng quy trình kỹ thuật số mới Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến các lý thuyết hướng dẫn quá trình chuyển đổi số và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp, bao gồm lý thuyết Hệ thống thông tin (IS), lý thuyết Khuếch tán đổi mới sáng tạo (DOI), khuôn khổ Môi trường Tổ chức Công nghệ (TOE) và Lý thuyết Thể chế Họ tin rằng Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) là lý thuyết giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến Chuyển đổi số ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.2.2 Khái niệm chuyển đổi số trong doanh nghiệp Logistics
Theo (Ha Le Viet, 2023), khái niệm chuyển đổi trong doanh nghiệp liên quan đến việc chuyển từ mô hình kinh doanh thông thường sang mô hình kỹ thuật số Chuyển đổi số là việc xem xét lại cách các tổ chức thu thập con người, dữ liệu và quy trình để tạo ra các giá trị mới Chuyển đổi số đang thiết lập lại tư duy về dữ liệu, quy trình và con người để tạo ra các giá trị mới
Swen, Reinhard (2020) cho rằng Chuyển đổi số sẽ tích hợp công nghệ kỹ thuật
số vào hoạt động kinh doanh để thay đổi cách thức vận hành cơ bản của các mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng Đó là sự thay đổi trong quy trình, thủ tục, văn hóa quản lý dựa trên nền tảng kỹ thuật số và mục tiêu kinh doanh hiệu quả Ngành kinh doanh hiện nay đang phải đối mặt với thách thức không nhỏ từ quá trình hội nhập của quá trình chuyển đổi số và thách thức từ đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu Chuyển đổi là giải pháp thiết yếu giúp
Trang 28doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động, giúp doanh
nghiệp phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Điều đó có thể
được hiểu là sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tạo hoặc sửa đổi quy trình kinh
doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện tại nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi
của thị trường và hoạt động kinh doanh Sau đây là 5 bước trong quy trình chuyển
đổi số
Hình 2.1quá trình chuyển đổi số
Muhammad và Anton (2021) định nghĩa Chuyển đổi số trong ngành logistics
là việc xác định và tích hợp công nghệ kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả kinh doanh,
năng lực quản lý và quy trình quản trị doanh nghiệp Điều này liên quan đến việc
kết hợp công nghệ kỹ thuật số vào các quy trình hiện có và sửa đổi tư duy tổng thể,
chiến lược và cách tiếp cận quản trị doanh nghiệp Nhu cầu quản lý hoạt động nội
bộ của doanh nghiệp logistics bao gồm quản lý cơ sở dữ liệu bán hàng và khách
hàng, giám sát và quản lý quy trình làm việc nội bộ, lưu trữ, phân tích dữ liệu và
báo cáo Các hoạt động liên quan đến quản lý chuỗi bao gồm: thực hiện và xử lý các
đơn hàng trực tiếp trong hệ thống, quản lý và giám sát hệ thống, trao đổi và kết nối
dữ liệu, cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu riêng của từng khách hàng và
tích hợp toàn bộ phần mềm vào chuỗi dịch vụ
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics, chuyển đổi lĩnh vực số là quá trình
ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa quá trình sản xuất, cung ứng và vận chuyển sản
phẩm, tăng giá trị dữ liệu và giảm chi phí cho khách hàng Bằng việc áp dụng các
công cụ quản lý phần mềm để quản lý phần mềm, phần mềm quản lý đơn hàng,
quản lý kho hàng, hoạt động dịch vụ logistics có thể được tối ưu hóa chi phí đồng
Trang 29thời nâng cao hiệu quả quản lý dữ liệu Doanh nghiệp logistics tham gia vào quá
trình chuyển đổi khi làm những việc sau: đầu tư vào cơ sở hạ tầng của họ; sử dụng
công nghệ mới và mạng xã hội; triển khai phần mềm hỗ trợ phần mềm; lưu trữ dữ
liệu, công nghệ và các hoạt động xử lý dữ liệu để trao đổi thông tin trên các kênh
điện tử
2.2.3.Thuyết hành động hợp lý ( Theory of Reasond Action- TRA)
Hình 2.2 Mô hình thuyết hành động hợp lý
Nguồn: (Fishbein & Ajzen, 1975)
Vào năm 1975 và 1980, mô hình lý thuyết được phát triển bởi Fishbein và
Ajzen Mô hình này là tiền đề của “thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991)”
Thuyết nhận định rằng ý định hành vi dẫn đến hành động Đồng thời ý đinh được
quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan
xung quanh việc thực hiện các hành vi đó Trong đó, Thái độ và Chuẩn mực chủ
quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi
Mô hình còn dự đoán và lý giải xu hướng để thực hiện hành vi bởi thái độ
hướng đến hành vi của người tiêu dùng được đánh giá tốt hơn là thái độ của người
tiêu dùng hướng đến sản phẩm hay dịch vụ
Các thành phần trong mô hình TRA bao gồm:
Trang 30- Hành vi được hiểu là những hành động được quan sát từ người tiêu dùng và được quyết định bởi ý định hành vi
- Ý định hành vi (Behavioral intention) được dùng để đo lường khả năng chủ quan của đối với người tiêu dùng thực hiện một hành vi và đây có thể được xem là một trường hợp đặc biệt của niềm tin Được quyết định bởi thái độ của một cá nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ quan
- Thái độ (Attitudes) là thái độ đối với một hành vi hoặc một hành động, thái
độ còn thể hiện hai mặt nhận thức tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng về việc thực hiện một hành vi Ngoài ra, thái độ còn được đo lường bằng tổng hợp của sức mạnh niềm tin và đánh giá niềm tin này
- Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được hiểu là nhận thức của người tiêu dùng, với những ý kiến đưa ra tham khảo từ những người quan trọng của người tiêu dùng đó cho rằng hành vi có nên thực hiện hay không
2.2.4 Mô hình thay đổi trường lực của Lewin (Lewin’s Force Field Model)
Vào năm 1947, Lewin đã đưa ra một lý thuyết về sự tác động của các yếu tố đến sự thay đổi, gọi là mô hình trường lực.( Lewin, 1947)
Mô hình trường lực là gì?
Mô hình trường lực là một công cụ đơn giản và thiết thực được sử dụng để quản lý thay đổi của tổ chức Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo nhằm quản trị sự thay đổi là lập bản đồ và phân tích các yếu tố khác nhau đang ảnh hưởng đến sáng kiến thay đổi
Có nhiều áp lực đang dẫn dắt sự thay đổi và đối kháng sự thay đổi Những áp lực và lực lượng này không phải là vật chất mà thực chất là những ảnh hưởng và hoàn cảnh đang thúc đẩy hoặc bác bỏ sáng kiến thay đổi
Trang 31Nếu một tổ chức duy trì trạng thái cân bằng bằng cách cân bằng cả hai lực lượng thì sẽ không có thay đổi nào xảy ra Sự thay đổi chỉ xảy ra khi trạng thái cân bằng bị phá vỡ Điều đó có nghĩa là một tổ chức cần phải vượt qua các lực lượng đối lập bằng cách tăng cường các động lực
Sợ tương lai không chắc chắn
Thất bại trước đó của các sáng kiến thay đổi
Thói quen cũ của nhân viên
Sống trong vùng thoải mái
Trang 32 Sự thù địch giữa các nhân viên
Cơ cấu quan liêu chặt chẽ
Văn hóa tổ chức
2.2.5 Mô hình thay đổi của Kurt Lewin
Vào những năm 1951, Kurt Lewin đã đưa ra mô hình về quá trình thay đổi một điều gì đó
Đối với Lewin, quá trình thay đổi đòi hỏi phải tạo ra nhận thức rằng cần phải thay đổi, sau đó chuyển sang cấp độ hành vi mới, và cuối cùng, củng cố hành vi mới đó thành chuẩn mực
Ngày nay, mô hình thay đổi của Kurt Lewin vẫn được sử dụng rộng rãi và làm
cơ sở cho nhiều mô hình thay đổi hiện đại
Các bước trong mô hình thay đổi của Kurt Lewin
Trang 33Giao tiếp đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này, để nhân viên được thông báo về sự thay đổi sắp xảy ra, lí do của sự thay đổi và những lợi ích chúng sẽ mang lại cho mỗi nhân viên Lí do là vì là càng biết nhiều về một thay đổi, con người sẽ càng cảm thấy sự cần thiết và cấp bách của nó, và càng có động lực để chấp nhận thay đổi
2 Thay đổi (Change)
Lewin nhận ra rằng thay đổi là một quá trình trong đó tổ chức phải chuyển đổi hoặc chuyển sang trạng thái mới Đây là lúc sự thay đổi trở thành hiện thực Do đó, đây cũng là thời gian mà hầu hết mọi người đấu tranh với thực tế mới Đây là khoảng thời gian đầy những sự không chắc chắn và sợ hãi, và do đó là bước khó thực hiện nhất
Trong bước thay đổi, mọi người bắt đầu tìm hiểu các hành vi, qui trình và cách suy nghĩ mới Trong suốt quá trình này, nhân viên nên được nhắc nhở về các lí do cho sự thay đổi và cách chúng sẽ đem đến lợi ích cho họ sau khi thực hiện đầy đủ
3 Đóng băng ( Freeze)
Lewin gọi giai đoạn cuối của mô hình thay đổi của mình là đóng băng, nhưng nhiều người gọi nó là tái đông cứng để tượng trưng cho việc củng cố và ổn định trạng thái mới sau khi thay đổi
Lewin nhận thấy bước này là đặc biệt quan trọng để đảm bảo rằng mọi người không quay trở lại lối suy nghĩ cũ hoặc cách làm cũ trước khi thực hiện thay đổi
Tổ chức phải nỗ lực để đảm bảo sự thay đổi không bị biến mất; thay vào đó,
nó cần phải được gắn kết vào văn hóa của tổ chức và được duy trì như là cách suy nghĩ hoặc hành vi được chấp nhận
Tổ chức thường sử dụng phần thưởng để khen thưởng cho những nỗ lực cá nhân để củng cố trạng thái mới; vì tin rằng mọi người có xu hướng lặp lại những hành vi nhận được phản hồi tích cực
Trang 342.2.6.Mô hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)
Mô hình lý thuyết UTAUT được xây dựng bởi Viswanath Venkatesh (2003) và các cộng sự dựa trên tám mô hình/lý thuyết thành phần, đó là: Thuyết hành động hợp lý (TRA), Thuyết hành vi dự định (TPB), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM, TAM2), Mô hình động cơ thúc đẩy (MM), Mô hình kết hợp (TAM&TPB), Mô hình
sử dụng máy tính cá nhân (MPCU), Thuyết lan truyền sự đổi mới (IDT) và Thuyết nhận thức xã hội (SCT) nhằm để hiểu về việc áp dụng công nghệ thông tin UTAUT bao gồm bốn yếu tố quyết định cốt lõi của ý định hành vi và sử dụng hành vi: (1) hiệu quả mong đợi, (2) nỗ lực mong đợi, (3) ảnh hưởng xã hội, và (4) các điều kiện thuận tiện Mô hình này cũng chỉ ra rằng: giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và sự tự nguyện sử dụng của người dùng có tác động tích cực đến việc chấp nhận và sử dụng công nghệ nghệ UTAUT giúp các học giả đánh giá xem liệu rằng công nghệ mới
có thành công hay không và giúp họ hiểu được những nhân tố nào ảnh hưởng đến
sự chấp nhận của người sử dụng, từ đó thiết kế các biện pháp cải thiện hiệu quả cho những người ít sử dụng các công nghệ mới
Hình 2.3 Mô hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT
Nguồn: Venkatesh, Morris and Davis, 2003
Trang 35Venkatesh và cộng sự (2012) đã mở rộng lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT2) bằng cách đề xuất sự kết hợp thêm ba yếu tố vào UTAUT bao gồm: (1) động lực hưởng thụ, (2) giá trị và (3) thói quen Venkatesh và cộng sự (2012) cũng cho rằng, các nhóm cá nhân khác nhau về tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm cũng được giả thuyết có tác động của các cấu trúc về ý định sử dụng
và chấp nhận công nghệ
2.3 Các nghiên cứu trước đây
2.3.1.Nghiên cứu nước ngoài
(Marzenna Cichosz et al., 2020) với nghiên cứu “Digital transformation at logistics service providers: barriers, success factors and leading practices” nhằm khám phá các rào cản và xác định các yếu tố cũng như các phương pháp có liên quan để mang lại thành công cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận hai giai đoạn Giai đoạn 1 được dành cho việc xem xét tài liệu Giai đoạn 2, dựa trên nhiều nghiên cứu điển hình, phân tích thông tin được thu thập trên 9 doanh nghiệp logistics quốc tế và toàn cầu Nghiên cứu này
đã xác định được 5 rào cản, 8 yếu tố thành công Những trở ngại chính mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực này gặp phải là sự phức tạp của mạng lưới chuỗi cung ứng và thiếu nguồn lực, trong khi yếu tố thành công chính là người lãnh đạo với tầm nhìn xa, đồng thời tạo ra văn hóa tổ chức tốt
Nikolay Didenko và các cộng sự với nghiên cứu “The Impact of Digital Transformation on the Micrologistic System, and the Open Innovation in Logistics” Bài viết nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyển đổi số đến sự phát triển của các loại
hệ thống logistic Điểm mới của nghiên cứu nằm ở phương pháp khá toàn diện để đánh giá tác động của chuyển đổi số đối doanh nghiệp logistics Phương pháp đề xuất trong bài nghiên đã được thử nghiệm tại công ty Salesforce
Muhammad Taufani and A W Widjaja (2021) với nghiên cứu “Digital transformation for enhancing LSP (Logistic Service Provider) performance” đã
Trang 36khám phá tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của các công ty logistics và trả lời đâu là yếu tố hỗ trợ chuyển đổi số từ đổi mới, điều phối nguồn lực của công ty và năng lực đổi mới Hầu hết các nghiên cứu, bài viết hiện có đã chỉ
ra cách áp dụng Chuyển đổi số hỗ trợ hiệu quả hoạt động của các công ty logistics
và những lợi ích nào thu được thông qua số hóa Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics vẫn chưa đạt đến mức cao nhất vì nó vẫn đang ở giai đoạn đầu và còn nhiều biến số và cấu trúc cần khám phá
(Swen, N.; Reinhard, 2020) Bài viết đánh giá một cách có hệ thống 58 nghiên cứu đã được được công bố từ năm 2001 đến năm 2019, đề cập đến các khía cạnh khác nhau của chuyển đổi số Sau đó để nghiên cứu kĩ càng hơn và đưa các khuyến nghị tốt hơn, họ đã bổ sung kết quả Chuyển đổi số tiên tiến nhất bằng cách tích hợp các đóng góp liên ngành từ việc xem xét 28 bài báo về đột phá công nghệ và 32 bài báo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bài viết cho thấy ở một số khía cạnh nhất định, chẳng hạn như tốc độ chuyển đổi, văn hóa và môi trường làm việc hoặc quan điểm quản lý còn kém phát triển và chưa được đề cập nhiều
2.3.2.Nghiên cứu trong nước
Tác giả Lê Việt Hà và Đặng Quốc Hữu với nghiên cứu “The Factors Affecting Digital Transformation in Vietnam Logistics Enterprises.” Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số và thực trạng tại các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam Bằng các phương pháp phân tích định tính và định lượng trên 258 phiếu khảo sát doanh nghiệp logistics cho kết quả có năm yếu tố ảnh hưởng đó là vai trò người quản lý, nguồn nhân lực, hạ tầng CNTT, chi phí đầu tư và dịch vụ chuyển đổi số Nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động này tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam, góp phần thực hiện các nhiệm vụ quan trọng
về chuyển đổi số của Chính phủ
Pham Quang Hai , Phung Quang Phat, Do Hong Quan với nghiên cứu “Digital Transformation in Vietnamese Logistics Businesses” đã làm rõ vai trò của chuyển
Trang 37đổi số đối với doanh nghiệp logistics Việt Nam, chỉ ra những thành tựu và hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp này Nguyen Van Hoa và cộng sự với nghiên cứu “Impact of digital transformation
on the decision-making process in logistics and construction enterprises in Vietnam” Bài viết nghiên cứu được thực hiện nhằm nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam về tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với hoạt động quản trị trong quá trình ra quyết định Trên cơ sở đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát để phân tích, đánh giá hiện trạng, hiệu quả
Các bản báo cáo chuyển đổi số trong 2 năm 2020 và 2021 là một nguồn tin đáng tin cậy để thu thập các dữ liệu và thông tin cơ bản về chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics trong 2 năm đó Báo cáo được xây dựng với sự tham gia của Ban Biên tập gồm các chuyên gia đến từ các Bộ, ngành, Hiệp hội, các tổ chức đào tạo và nghiên cứu trên cơ sở hệ thống thông tin và dữ liệu đáng tin cậy, cập nhật từ các nguồn thông tin chính thống và kết quả khảo sát thực tế do Bộ Công Thương tiến hành
2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu
Từ kết quả tổng hợp khung lý thuyết liên quan đến quản trị sự thay đổi và lược khảo các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp logistics Việt Tác giả nhận thấy các khoảng trống nghiên cứu sau: Thứ nhất, ở các nghiên cứu trong và ngoài nước mà tác giả đề cập đã phân tích các yếu tố tác động chuyển đổi số trong doanh nghiệp logistics Việt Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước chưa phân tích rõ mô hình lực lượng thay đổi của Lewin ( lực thúc đẩy, lực kháng cự) trong chuyển đổi số Vì vậy, đây là khoảng trống nghiên cứu thứ nhất được xác định
Thứ hai, “Độ tuổi người lao động” là một trong những yếu tố quan trọng trong
sự thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam là một trong các quốc gia
có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25% Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già
Trang 38hóa” sang xã hội “già” Khi dân số già, lực lượng lao động sẽ giảm xuống Do đó đây cũng được xem là một yếu tố trọng yếu tác động đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp logistics Tuy nhiên các nghiên cứu mà tác giả đề cập trước đó không nhắc đến hoặc chưa phân tích sâu về yếu tố này Do đó, đây là khoảng trống nghiên cứu thứ hai mà tác giả đưa ra
2.4 Đề xuất các yếu tố tác động, giả thuyết và mô hình
2.4.1 Đề xuất các yếu tố tác động
Trong đề tài này, tác giả sẽ kiểm định nhằm phân tích các nhân tố tác động đến chuyển đổi số trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh; đối tượng nghiên cứu là nhân viên đã và đang làm việc tại công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh Các nghiên cứu trước đây chủ yếu phân tích các yếu tố tác động từ bên trong như trình độ kỹ thuật và các yếu tố bên ngoài như cơ sở hạ tầng CNTT, chi phí mà chưa phân tích đến độ tuổi của nhân viên Chính vì vậy ở nghiên cứu này, yếu tố liên quan đến độ tuổi nhân viên sẽ được thêm vào Dưới đây là các nhân tố tác động đến chuyển đổi số trong công ty TNHH vận tải và logistics Hưng Thịnh
Độ tuổi nhân viên Douglas, Stephanie; Roberts, Robin (2020)
Cơ sở hạ tầng CNTT Swen, Reinhard (2020), M.Cichosz và cộng sự
(2020), Ha Le Viet (2023)
Chi phí đầu tư Swen, Reinhard (2020), Muhammad và Anton
(2021, M.Cichosz và cộng sự (2020), Ha Le Viet
(2023)
Trang 39Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu
2.4.2.1 Nhân viên có trình độ kỹ thuật
Kane và cộng sự chứng minh rằng khi nhân viên tự tin, chủ động, có khả năng chủ động đưa ra quyết định thì họ dễ dàng hơn trong công việc Các kĩ năng và năng lực của nhân viên là điều rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi số Với chuyên môn phù hợp, nhân viên có thể lập kế hoạch và thực hiện các quy trình một cách trơn tru và hiệu quả, dẫn đến sẵn sàng thay đổi phương thức vận hành và áp dụng công nghệ mới
Giả thuyết H1: “Nhân viên có trình độ kỹ thuật” có tác động thuận
chiều (+) đến chuyển đổi số trong công ty Hưng Thịnh
2.4.2.2 Người quản lý
Người quản lý là nhân tố quan trọng trong chuyển đổi số Swen và Reinhard nhận thấy rằng khả năng lãnh đạo và văn hóa tổ chức là rất cần thiết trong việc thực hiện chuyển đổi số Yếu tố người quản lý (tuổi tác, kinh nghiệm quản lý, nhận thức thực tế về quản trị sự thay đổi) ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển đổi
số ngày càng tăng Bader và cộng sự.chứng minh rằng năng lực doanh nghiệp được đánh giá nhiều nhất thông qua chiến lược của người quản lý trong kiểm soát kho bãi, vận chuyển nguyên vật liệu hàng hóa, quản lý quy trình đặt hàng và chuyển đổi
số, được coi là cuộc cách mạng cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động logistics này dựa trên nền tảng mới
Giả thuyết H2: "Người quản lý " có tác động thuận chiều (+) đến
chuyển đổi số trong công ty Hưng Thịnh
2.4.2.3 Độ tuổi nhân viên
“Độ tuổi người nhân viên” là một trong những yếu tố quan trọng trong sự thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc
Trang 40độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25% Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang
xã hội “già” Khi dân số già, lực lượng lao động sẽ giảm xuống Do đó đây cũng được xem là một yếu tố trọng yếu tác động đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp logistics
Giả thuyết H3: " Độ tuổi người nhân viên " có tác động ngược chiều
(-) đến chuyển đổi số trong công ty Hưng Thịnh
lý hiệu quả cơ sở hạ tầng của họ Theo nghiên cứu của Bader et al: hạ tầng công nghệ thông tin là tiền đề, nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế Ngoài ra, so với các hình thức vận tải truyền thống, chuyển đổi số cần ứng dụng nhiều công nghệ, lưu trữ, phân tích dữ liệu Do đó sẽ dẫn đến nhu cầu đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu cho hệ thống Hiện nay, công nghệ số đã trở thành nền tảng cho những đổi mới gần đây trên toàn thế giới, với các công nghệ mới như AI, điện toán đám mây, IoT, nhanh chóng phá vỡ các rào cản kỹ thuật số, là trụ cột để thúc đẩy chuyển đổi số
Giả thuyết H4: " Cơ sở hạ tầng CNTT" có tác động thuận chiều (+)
đến chuyển đổi số trong công ty Hưng Thịnh
2.4.2.5 Chi phí đầu tư
Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 68,3% doanh nghiệp cho rằng chi phí đầu tư và ứng dụng công nghệ cao là rào cản đáng kể nhất khi áp dụng công