1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ tại thành phố hà nội

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tại một số doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa tuân thủ các quy định về vận tải và chưa thực sự đầu tư cho hoạt động xanh hóa vận tải trong doanh nghiệp.Xuất ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

THỰC TRẠNG XANH HOÁ VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN

CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN :

Họ và tên: Tạ Thị Yên Sinh ngày: 16 tháng 06 năm 2002

Nơi sinh: Bá Hiến – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc Lớp: LQ5 Khóa: DH10 Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường Địa chỉ liên hệ: Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

Điện thoại: 0326166997 Email: tayen.bk16@gmail.com

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

- Ngành học: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - Khoa: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

* Năm thứ 1:

- Kết quả xếp loại học tập: Giỏi

- Sơ lược thành tích: + Sinh viên giỏi năm học 2020 – 2021 + Top 50 cuộc thi tài năng trẻ logistics 2021

* Năm thứ 2:

- Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc

- Sơ lược thành tích: + Sinh viên xuất sắc năm học 2021 – 2022

+ Giải nhất nghiên cứu khoa học cấp trường 2021 + Giải nhì cuộc thi video sức hút và lực đẩy NCKH 2021

* Năm thứ 3:

- Sơ lược thành tích: + Giải khuyến khích sinh viên NCKH eure’ka lần thứ 24

Trang 3

+ Giải video clip bình chọn nhiều nhất eure’ka lần thứ 24 Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Xác nhận của trường đại học

Trang 4

1 Đặt vấn đề

Logistics là một mắt xích quan trọng giúp kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm Tham gia thị trường logistics gồm khoảng 3.000 doanh nghiệp trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, ngành logistics Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế khi mà chi phí dịch vụ logistics ở nước ta còn khá cao, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói riêng, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung Một xu hướng đang được khuyến khích phát triển những năm gần đây và được các doanh nghiệp dần hướng đến nhằm cải thiện những hạn chế nói trên, đó là logistics xanh.

Cũng như các nước trên thế giới, tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm Chính phủ luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường song song với phát triển kinh tế xã hội: “Không đánh đổi môi trường, văn hóa, văn minh xã hội để lấy kinh tế”- theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Thực tiễn cho thấy hoạt động logistics cũng gây ra không ít những vấn đề về môi trường như: lượng khí thải carbon ra môi trường là vô cùng lớn bởi sự phát triển của các hoạt động vận tải, cùng với đó là ô nhiễm tiếng ồn và các hậu quả liên quan khác Chính vì vậy, logistics xanh là một giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề về môi trường trong chuỗi cung ứng toàn cầu Không những thế, logistics xanh còn mang lại rất nhiều lợi ích ngoài vấn đề bảo vệ môi trường (giảm thiểu khí thải CO2, giảm tiêu thụ nguyên vật liệu từ đó điều chỉnh lại nguồn tài nguyên thiên nhiên, ) thì nó còn giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa được chuỗi cung ứng dẫn đến sự thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh Để làm được điều đó, xanh hóa hoạt động vận tải là một giải pháp vô cùng hữu hiệu; bởi hoạt động vận tải là một trong những hoạt động quan trọng của logistics, nó ảnh hưởng lớn tới các yếu tố như chi phí, thời gian vận chuyển,

Hà Nội là một trung tâm logistics của cả nước; chính vì vậy, hoạt động vận tải tải diễn ra tại đây cũng vô cùng náo nhiệt Với vị trí địa lí và địa hình của Thủ đô Hà

1

Trang 5

Nội thì hàng hóa được vận tải chủ yếu bằng đường bộ Chính phủ cũng như thành ủy thành phố Hà Nội rất quan tâm đến xanh hóa các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế trong đó có hoạt động logistics Điều này được thể hiện qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như: Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể là Điều 65 quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/3/2019 quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu; Quyết định số: 876/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải; Kế hoạch số: 149/KH-UBND hành động tăng trưởng xanh của Thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang phải đối mặt với một bất cập, đó là sự ùn tắc giao thông trên các tuyến phố trọng điểm và ô nhiễm môi trường nặng nề bởi hoạt động vận tải trong đó có vận tải hàng hóa Nguyên nhân của tình trạng trên được Sở GTVT Hà Nội nhận định là phương tiện giao thông tăng quá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp Thành phố Hà Nội cần có những giải pháp tốt hơn nữa để khắc phục được những hạn chế này Tại một số doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa tuân thủ các quy định về vận tải và chưa thực sự đầu tư cho hoạt động xanh hóa vận tải trong doanh nghiệp.

Xuất phát từ những lý do trên chúng em chọn đề tài “Thực trạng xanh hoá vậntải hàng hoá đường bộ tại thành phố Hà Nội” để làm rõ những vấn đề tồn đọng nói

trên và qua đó đề xuất giải pháp để đẩy mạnh xanh hoá hoạt động vận tải hàng hoá đường bộ trong vận tải hàng hóa nhằm giảm chi phí cũng như bảo vệ môi trường.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2.1 Nghiên cứu trong nước

Đoàn Thị Hồng Anh (2021), “Phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, luận án tiến sĩ Viện Nghiên cứu Chiến lược Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định tính kết hợp cả hình thức nghiên cứu tại bàn để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu Về lý luận: Nghiên cứu đã hình thành khái niệm phát triển logistics xanh, vai trò của nó đối với phát triển bền vững; hình thành khung khổ lý thuyết phát triển logisitcs xanh; phân tích việc phát triển logistics xanh thông qua hệ thống chỉ tiêu xanh

2

Trang 6

hóa các hoạt động logisitcs cơ bản Làm rõ nội dung đánh giá phát triển logistics xanh và những nhân tố tác động tới sự phát triển logistics xanh trên Về thực tiễn: Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển logisitcs xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội

Lê Thị Bắc (2015), “Phát triển logistics xanh tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn Thạc sĩ kinh tế quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Trên cơ sở phân tích tác động và vai trò của Logistics xanh đối với sự phát triển kinh tế bền vững mà một số công ty Logistics quốc tế đang triển khai, đồng thời với việc phân tích những đặc điểm tình hình Logistics xanh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Mục đích của đề tài là thông qua việc phân tích, đánh giá các nhân tố tác động và thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để góp phần vào việc tăng trưởng nhanh và bền vững Kết quả hệ thống hóa các lý thuyết và nghiên cứu về lĩnh vực Logistics xanh, làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về phát triển Logistics xanh Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguyễn Thị Phương Liên (2022), “Phát triển Logistics xanh tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Đại học Công nghiệp Hà Nội Nghiên cứu với mục đích tối ưu hóa mối liên hệ giữa việc vận hành kho, phân phối hàng hóa và môi trường tự nhiên, phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm giảm tính sẵn có và chất lượng tài nguyên Cốt lõi của xu hướng này là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn đảm bảo nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống Đây cũng là một mắt xích quan trọng góp phần giảm lượng khí thải CO2, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh và gia tăng giá trị thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam cả trong nước và trên thế giới.

Phạm Hùng Tiến (2015) “Xây dựng hệ thống logistics xanh trong vận tải hàng hóa đô thị tại CHLB Đức Trường hợp khu trung tâm thành phố Nürnberg”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 4 Nghiên cứu với mục đích

3

Trang 7

xây dựng mạng lưới logistics xanh trong vận tải hàng hoá đô thị dựa trên mô hình mạng lưới giao nhận nhằm tối ưu hoá các nguồn lực sẵn có, đồng thời cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường thông qua việc hạn chế lượng khí thải nhờ việc ứng dụng phương thức kho đa năng và sử dụng xe điện chở hàng Nghiên cứu của tác giả tập trung vào việc phân tích và đánh giá “Dự án thí điểm nhằm giảm lưu lượng giao thông và khí phát thải – logistics xanh” của thành phố Nürnberg – CHLB Đức Qua đó tác giả đúc kết được 4 yếu tố tác động chính tới việc xây dựng hệ thống logistics xanh trong vận tải hàng hoá và đồng thời đưa ra một số giải pháp về xây dựng hệ thống logistics xanh.

Đoàn Thị Hồng Anh (2020), “Xanh hóa hoạt động kho bãi trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Tạp chí công thương số 27 tháng 11/2020 Nghiên cứu đã trình bày thực trạng xanh hóa hoạt động kho bãi trên địa bàn Thành phố Hà Nội và nhận định “Kho bãi là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định xanh hóa logistics” Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra các hạn chế của dịch vụ kho bãi trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Các doanh nghiệp logistics vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp; cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo; các vấn đề về chi phí còn nhiều bất cập; Việc quản lý kho bãi chưa thực sự khoa học, chưa áp dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại,…Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp thực hiện xanh hóa hoạt động kho bãi trên địa bàn Thành phố.

Vương Thu Giang (2017), “Một số tiêu chí cơ bản đánh giá phát triển logistics xanh tại các công ty logistics ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải số 51 tháng 8/2017 Nghiên cứu đã đưa ra và phân tích một số tiêu chí cơ bản đánh giá phát triển logistics xanh tại các công ty logistics ở Việt Nam gồm:

- Phát triển đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả - Phát triển đảm bảo quy mô và chất lượng - Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường

2.2 Nghiên cứu nước ngoài

Aidas Vasilis Vasiliauskas và cộng sự (2013), “The use of IT applications for implementation of green logistics concept” nhằm tạo ra một hệ thống giao thông thông minh trong Logistics xanh Giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải CO2 ra môi trường.

Wijittra Srisorn (2013), “The Benefit of Green Logistics to Organization” Nghiên cứu chỉ ra lợi ích dự kiến tổ chức nhận được khi thích nghi với Logistics xanh

4

Trang 8

về các hoạt động quan trọng trong Logistics Lợi ích của Logistics xanh mà tổ chức nhận được bằng hoạt động quản lý Logistics đó là quá trình làm tăng hiệu suất quản lý các sản phẩm từ người sản xuất đến khách hàng, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng và ngăn chặn tác hại đến môi trường Bao gồm quá trình thu mua tạo thuận lợi cho việc nâng cao thương mại như kết nối của công nghệ thông tin trong quá trình kinh doanh để kinh doanh, quá trình sản xuất cải thiện bằng cách cải tiến kinh doanh Logistics và quản lý quá trình kho như bao bì tái chế, vận chuyển hàng hóa và tiếp nhận bên trong kho, kế hoạch phân phối hàng hoá.

Guoyi Xiu, Xiaohua Chen (2012), “Reseach on Green logistics development at home and abroad”, Journal of Computers, 7(11), 2765-2772 Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích và tóm tắt tài liệu để thu thập và đối chiếu một số nghiên cứu thành công và kinh nghiệm thực tiễn của các nước khác như: Đức, Hoa Kỳ và Nhật Từ đó, tác giả hệ thống hoá các khái niệm liên quan đến logistics xanh; đưa ra các mô hình về hệ thống logistics xanh; phân biệt logistics xanh và logistics truyền thống Để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của logistics xanh ở Trung Quốc và cải thiện chất lượng của nó, tác giả đã chỉ ra các vấn đề cần phải cải thiện và phát triển như: nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phát triển vận tải đa phương thức, thiết lập hệ thống mạng lưới tái chế logistics xanh, phát triển công nghệ cao

Li Xue (2015), “Countermeasure research of green logistics development in Shandong province”, 15th International Conference on Control, Automation and System (ICCAS) Retrieved from: https://doi.org/10.1109/ICCAS.2015.7364625 Bài nghiên cứu đã xác định chức năng của logistics xanh, giải thích sự phát triển của logistics xanh ở các nước phát triển, phân tích lỗ hổng quan sát lớn của logistics xanh ở Trung Quốc, đồng thời chỉ ra tám biện pháp đối phó và chiến lược phát triển phát triển logistics xanh dựa trên Kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12 của ngành công nghiệp hậu cần hiện đại ở tỉnh Sơn Đông Tác giả cũng đã thiết lập khái niệm hoạt động logistics xanh, thúc đẩy tốc độ xây dựng hệ thống pháp luật về logistics, tối đa hóa việc thực hiện hoạt động vận tải đa phương thức, …

Như vậy, sau khi tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu nhận thấy các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung vào vấn đề phát triển logistics xanh, hướng tới phát triển bền vững, và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển logistiscs xanh tại Việt Nam và Hà Nội nói chung, nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu

5

Trang 9

phát triển logistics xanh trong vận tải hàng hóa đường bộ tại thành phố Hà Nội

3 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung:

Phân tích thực trạng xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ tại thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ tại thành phố Hà Nội.

* Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa hoá cơ sở lý luận về xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ - Phân tích thực trạng xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ tại thành phố Hà Nội.

- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ tại thành phố Hà Nội.

4 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: thành phố Hà Nội - Thời gian nghiên cứu: 11/2022 – 5/2023

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ tại thành phố Hà Nội.

5 Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: Cơ sở lý luận về xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ.

+ Lý luận về vận tải hàng hóa đường bộ

+ Lý luận về xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ: khái niệm, nội dung, vai trò, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ

- Nội dung 2: Thực trạng xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ tại thành phố Hà

+ Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

+ Thực trạng xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ tại thành phố Hà Nội + Các nhân tố ảnh hưởng đến xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

+ Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ tại thành phố Hà Nội

- Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xanh hoá vận tải hàng

hoá đường bộ tại thành phố Hà Nội 6

Trang 10

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp:

Thu thập dữ liệu cơ sở lý luận về xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ như: Khái niệm về xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ, nội dung của phát triển logistics,… từ những nguồn dữ liệu liệu có sẵn tài liệu từ các hội thảo, báo cáo khoa học chuyên ngành, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

Thu thập về thực trạng xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ tại thành phố Hà Nội tại Hà Nội như thống kê về số lượng phương tiện vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại Hà Nội, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận tải hàng hóa đường bộ tại thành phố Hà Nội; các văn bản, quy định liên quan đến xanh hoá hoạt động vận tải hàng hoá đường bộ trong vận tải hàng hóa đường bộ tại Hà Nội,…thu thập từ những nguồn dữ liệu số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, báo cáo thống kê, các bài báo, tạp chí khoa học, báo cáo của Chính phủ, các Bô “ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hô “i

Một số các dữ liệu được lấy từ nguồn thứ cấp: Số lượng các công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong và liên quan đến vận tải hàng hoá đường bộ, số lượng các doanh nghiệp đã sử dụng logistics xanh trong vận tải hàng hoá bằng đường bộ… trong 5 năm trở lại đây

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

+ Thu thập dữ liệu về thực trạng xanh hoá vận tải hàng hoá đường bộ tại các doanh nghiệp logistics như: về phương tiện sử dụng, đào tạo lái xe, các nhân tố ảnh hưởng đến xanh hoá hoạt động vận tải hàng hoá đường bộ ….thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp và online,…

+ Thu thập dữ liệu từ các cán bộ quản lý liên quan đến quản lý hoạt động logistics nói chung và quản lý vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng

6.2 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê, mô tả:

Thống kê về số lượng phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ tại thành phố Hà Nội, nguồn nhân lực làm trong lĩnh vực vận tải, nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics xanh, quy mô và thị phần doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố, ý kiến đánh giá của doanh nghiệp logistics về cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội

7

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w