III.Đặc điểm của động vật lưỡng cư: +Đặc điểm: +Cấu tạo loài ếch +Qúa trình hình thành của loài ếch +Vai trò của động vật lưỡng cư PHẦN 2:Động vật bò sát I.Động vật bò sát là gì?. II
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG/ BỘ MÔN ĐTĐGĐDSH
(Chữ inhoađậmcỡchữ 14)
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU (Tên đề tài:Điều tra và đánh giá đa dạng sinh học nhóm lưỡng cư và loài bò sát)
Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 8
Lớp: DH11QM3
Giảng viên hướng dẫn: PHẠM HỒNG TÍNH
HÀ NỘI – 27/09/2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1:Động vật lưỡng cư
I.Động vật lưỡng cư là gì?
II.Lớp lưỡng cư được chia làm mấy bộ?
III.Đặc điểm của động vật lưỡng cư:
+Đặc điểm:
+Cấu tạo loài ếch
+Qúa trình hình thành của loài ếch
+Vai trò của động vật lưỡng cư
PHẦN 2:Động vật bò sát
I.Động vật bò sát là gì?
II.Lớp bò sát được chia làm mấy bộ?
III.Đặc điểm của động vật bò sát
+Đặc điểm
+Cấu tạo trong của thằn lằn
PHẦN 3:Quy trình và kỹ thuật điều tra đánh giá đa dạng sinh học
1,Lập kế hoạch
2,Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
3,Mục đích và nội dung của việc điều tra đánh giá đa dạng sinh học nhóm loài lưỡng cư và bò sát
Trang 3Phần 1:Động vật lưỡng cư
I.Động vật lưỡng cư là gì?
-Động vật lưỡng cư là “một lớp động vật có xương sống máu lạnh” chúng không thể duy trì thân nhiệt qua các quá trình nội sinh lý
-Động vật lưỡng cư đều phải trải qua quá trình biến thái từ ấu trùng sống dưới nước tới dạng trưởng thành có phổi thở không khí, mặc dù vài loài đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau để bảo vệ hoặc bỏ qua giai đoạn ấu trùng ở trong nước dễ gặp nguy hiểm
II.Lớp lưỡng cư được chia làm mấy bộ?
Lớp lưỡng cư được phân làm 3 bộ:
-Bộ Lưỡng cư có đuôi: Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước có độ dài tương đương nhau Hoạt động chủ yếu về ban ngày
-Bộ Lưỡng cư không đuôi: Có số lượng loài lớn nhất trong lớp Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước Những loài phổ biến trong bộ
là ếch cây, ễnh ương, cóc nhà Đa số loài thuộc bộ này hoạt động về ban đêm
-Bộ Lưỡng cư không chân: Đại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun Chúng có tập tính chui luồn trong hang và hoạt động vao cả ban ngày lẫn ban đêm
III.Đặc điểm của động vật lưỡng cư:
1.Đặc điểm:
Động vật lưỡng cư là những loài động vật có xương sống và có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn
-Đặc điểm của động vật lưỡng cư là:
Trang 4– Động vật lương cư có lớp da trần và ẩm ướt và khi di chuyển động vật lưỡng cư
di chuyển bằng bốn chi
– Động vật lưỡng cư hô hấp bằng phổi và da
– Động vật lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn, tim có 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha
– Động vật lưỡng cư là động vật biến nhiệt
– Động vật lưỡng cư sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
2.Cấu tạo của loài ếch:
Trang 5+Đặc điểm cấu tạo trong của loài ếch:
Tiêu hóa Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi
Có dạ dày lớn, ruột ngắn, gan-mật lớn, có tuyến tụy
Hô hấp Xuất hiện phổi Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng
Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp Tuần hoàn Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn với
tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ và 1 tâm thất) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha
Bài tiết Thận vẫn là thận giữa giống cá, có ống dẫn nước tiểu xuống bóng
đái lớn trước khi thải ra ngoài qua lỗ huyệt
Trang 6Thần kinh Não trước(1), thủy thị giác(2) phát triển
Tiểu não kém phát triển(3)
Hành tủy(4)
Tủy sống(5)
Sinh dục ếch đực không có cơ quan giao phối
ếch cái đẻ trứng, thụ tinh ngoài
3.Qúa trình hình thành phát triển của loài ếch:
Chu kỳ vòng đời của ếch:
-Tổng cộng có 5 giai đoạn là: trứng-nòng nọc-nòng nọc có chân-ếch con-ếch trưởng thành
A,Trứng: Ếch cái sẽ đẻ trứng trong những vũng nước nhẹ, sau đó bỏ đi Các quả trứng này sẽ nở trong khoảng thời gian trung bình từ 6 đến 21 ngày
Trang 7B,Nòng nọc: Sau khi trứng nở, các con nòng nọc sẽ bám vào các cây rong trong nước, sau đó bơi xung quanh ăn tảo để phát triển Khoảng thời gian chúng có thể bơi được là từ 7 đến 10 ngày
C,Nòng nọc có chân: Sau khoảng 6 đến 9 tuần, chúng sẽ mọc những cái chân tí xíu Thức ăn của chúng bây giờ là côn trùng chết và thực vật
D, Êchs con: Đến tuần thứ 12, chúng đã phát triển thành những chú ếch nhỏ và sẽ rời khỏi mặt nước, di chuyển lên trên cạn
Trang 8E,Êchs trưởng thành: Lúc này ếch đã phát triển toàn diện và đầy đủ nhất Chúng sẽ
di chuyển đến các môi trường phù hợp ở trên cạn để sinh sống
4.Vai trò của động vật lưỡng cư:
Động vật lưỡng cư đóng vai trò rất quan trọng trong giới hệ thống sinh vật học hiện nay, cụ thể:
- Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp
+ Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm
+ Lưỡng cư còn tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh như ruồi muỗi…
Trang 9Lưỡng cư bắt rất nhiều động vật có hại cho nông nghiệp
- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, làm thuốc, là động vật thí nghiệm
+ Thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản
+ Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em
+ Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật
+ Ếch đồng là vật thí nghiệm trong lí sinh học
- Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế +1 số loài lưỡng cư điển hình ở Việt Nam:
Tên Đặc điểm nơi sống Thời gian hoạt động Tập tính tự vệ
Cá cóc tam
đảo Sống chủ yếu trongnước Chủ yếu hoạt động vàoban đêm Trốn chạy, ẩn nấu ễnh ương lớn Ưa sống trong
Cóc nhà Ưa sống trên cạn Chiều và ban đêm Tiết nhựa độc ếch cây Chủ yếu sống trên
cây, bụi cây Chủ yếu hoạt động về ban đêm Trốn chạy, ẩn nấp ếch giun Sống chui luồn
trong hang đất xốp Cả ngày và đêm Trốn chạy, ẩn nấp
Trang 10Phần 2:Động vật bò sát:
I.Bò sát là gì?
Bò sát là một nhóm đa dạng của động vật có xương sống (chúng có xương sống) bao gồm rắn, thằn lằn, cá sấu, rùa và thằn lằn giun Chúng sống ở sa mạc, rừng, đầm lầy nước ngọt và đại dương rộng mở Vì bò sát là loài máu lạnh và cần ít thức
ăn hơn chim và động vật có vú nên chúng là động vật thống trị trong môi trường sa mạc
+Đa dạng của loài bò sát:
-Trên thế giới có khoảng 6500 loài bò sát
- Việt Nam đã phát hiện 271 loài
- Các loài bò sát đều có đặc điểm là: da khô, có vảy sừng bao bọc và sinh sản trên cạn
- Bò sát hiện nay, được chia thành 4 bộ: bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy, bộ Cá sấu, bộ Rùa II.Động vật bò sát được chia làm mấy bộ?
-Động vật bò sát được chia làm 4 bộ
* Đặc điểm của từng bộ:
-Bộ đầu mỏ: Hiện nay, chỉ còn 1 loài sống trên vài hòn đảo nhỏ ở Tân Tây Lan được gọi là Nhông Tân Tây Lan
Trang 11-Bộ có vảy:
+Chủ yếu gồm những loài sống trên cạn
+ Không có mai và yếm
+ Hàm có răng: hàm ngắn, răng nhỏ, mọc trên hàm
+ Trứng có vỏ dai bao bọc
- Đại diện:
+ Thằn lằn bóng: có chi màng nhĩ rõ
+Rắn ráo: không có chi, không có màng nhĩ
Trang 12+Thạch sùng:
-Bộ cá sấu:
- Môi trường sống: vừa sống ở dưới nước, vừa sống ở trên cạn
- Không có mai và yếm
- Hàm có răng: hàm rất dài, có nhiều răng lớn, nhọn sắc, mọc trong lỗ chân răng
- Trứng có vỏ đá vôi bao bọc
- Đại diện: cá sấu xiêm, cá sấu hoa cà
-Bộ rùa:
- Vừa ở nước vừa ở cạn
- Có mai và yếm
Trang 13- Hàm không có răng.
- Trứng có vỏ đá vôi bao bọc
+Đại diện:
-Rùa là loài có lối sống và môi trường sống phong phú
III.Đặc điểm chung của các loài bò sát:
+ Da khô, có vảy sừng
+ Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai
+ Chi yếu, có vuốt sắc
+ Thở hoàn toàn bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn
+ Có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách ngăn hụt, tạm thời chia tâm thất thành 2, máu nuôi cơ thể ít pha hơn
+ Là động vật biến nhiệt
Trang 14+ Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong
+ Trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
-Cấu tạo của thằn lằn:
i.Bộ xương:
1-xương đầu,2-cột sống,3-xương sườn,4-đai chi trước,5-các xương chi,6-đai chi sau,7-các xương chi sau,8-đốt sống cổ
ii.Các cơ quan dinh dưỡng
Trang 151 Tiêu hoá
Các cơ quan trong hệ tiêu hoá của thằn lằn có những thay đổi so với ếch :
Ông tiêu hoá đã phân hoá rõ hơn, ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thu lại nước
2 Tuân hoàn - Hô hấp
Thằn lằn cũng có 2 vòng tuần hoàn, song tâm thất có 1 vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nữa nên máu ít bị pha hơn (hình 39.3)
Sống hoàn toàn trên cạn nên phổi là cơ quan hô hấp duy nhất của thằn lằn So với phổi ếch, phổi thằn lằn có cấu tạo phức tạp hơn, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh
Sự thông khí ở phổi (hít, thở) là nhờ sự xuất hiện của các cơ liên sườn Khi các cơ này co đã làm thay đổi thể tích cùa lồng ngực
Trang 16Cấu tạo của hệ tuần hoàn và hô hấp như vây phù hợp hơn với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn, nhưng còn chưa hoàn thiện nên thằn lằn vẫn là động vật biến nhiệt
3 Bài tiết
Thằn lằn có thận sau (hậu thận) tiến bộ hơn thận giữa của ếch, có khả năng hấp thu lại nước Nước tiểu đặc
iii.Thần kinh và giác quan:
Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với của ếch, có não trước và tiểu não phát triển liên quan với đời sống và hoạt động phức tạp hơn
Tai có màng nhĩ nằm sâu trong một hốc nhỏ tương tự ống tai ngoài nhưng chưa có vành tai
Mắt cử động rất linh hoạt, có thể quan sát dề dàng con mồi ngay khi đầu giữ bất động Mắt có mi mắt và tuyến lệ đặc trưng cho các động vật sống ở cạn Ngoài 2
Trang 17mi trên dưới, mắt thằn lằn còn có mi thứ ba mỏng rất linh hoạt, đảm bảo cho mắt khỏi khô mà vẫn nhìn thấy được
IV.Vai trò của các loài bò sát:
- Đa số là có lợi:
+ Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ như thằn lằn, tiêu diệt chuột như rắn
+ Có giá trị thực phẩm: ba ba, dược phẩm (rượu rắn, mật trăn, yếm rùa …)
+ Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da rắn, cá sấu …
-Bên cạnh những mặt lợi thì loài bò sát cũng có những mặt hại như:
Nguy cơ ăn thịt người: Một số loài bò sát có kích thước lớn và có khả năng tấn công con người, gây nguy hiểm đến tính mạng và an toàn của con người
Ví dụ: cá sấu và rắn độc
- Độc hại đến tính mạng của nhiều loài động vật: Một số loài bò sát có nọc độc hoặc chất độc khác có thể gây hại đến tính mạng của nhiều loài động vật khác
Ví dụ: rắn độc có thể tấn công và giết chết các loài động vật khác để làm thức ăn
- Vật chủ trung gian truyền bệnh: Một số loài bò sát, như muỗi và kí sinh trùng trên da của bò sát, có thể là vật chủ trung gian trong việc truyền bệnh cho con người và động vật khác
Ví dụ, muỗi có thể truyền bệnh sốt rét và bệnh sốt xuất huyết
Trang 18-Tuy loài bò sát mang lại nhiều tác hại, nhưng điều quan trọng là hiểu và tôn trọng
sự tồn tại và vai trò của chúng trong môi trường tự nhiên Sự cân bằng và bảo vệ môi trường tự nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu những tác hại có thể gây ra bởi loài bò sát
PHẦN 3: Quy trình, kỹ thuật điều tra đánh giá đa dạng sinh học loài lưỡng cư và
bò sát
I.Lập kế hoạch:
-Xác định địa điểm điều tra phù hợp
-Xác định đối tượng cần điều tra
-Xây dựng phương pháp điều tra phù hợp
-Xây dựng phiếu điều tra để thu nhập dữ liệu hiện trường
-Dự kiến các rủi ro(chủ quan và khách quan)có khả năng xảy ra
-Lập dự trù kinh phí và bố trí nhân lực tham gia phù hợp
II.Chuẩn bị dụng cần thiết:
-Sổ ghi chép, bút chì, bút đánh dấu, giấy trắng
-Các loại hóa chất cần thiết
- ống nhòm, máy ảnh, đồng hồ
- ảnh tư liệu( ảnh nhận dạng động vật,ảnh vệ tinh về thảm thực vật)
-Bản đồ, la bàn, máy định vị vệ tinh GPS
III.Mục đích và nội dung của điều tra và đánh giá đa dạng sinh học nhóm loài lưỡng cư và bò sát
-Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học lưỡng cư và bò sát ở khu vực điều tra -Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài lưỡng cư và bò sát theo không gian và thời gian
-Đánh giá các nhân tố tác động đến sinh cảnh sống và quần thể của các loài lưỡng
cư và bò sát
-Đáp ứng các yêu cầu khác của các cơ quan quản lý
Trang 19TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, https://loigiaihay.com/ly-thuyet-da-dang-va-dac-diem-chung-cua-lop-luong-cu-c66a17916.html
2, https://hoc247.net/sinh-hoc-7/bai-39-cau-tao-trong-cua-than-lan-l1416.html
3, https://123docz.net/document/10079329-tai-lieu-huong-dan-dieu-tra-da-dang-sinh-hoc-luong-cu-va-bo-sat.htm