1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xuất phát từ những lí do trên, trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu và xem xét ca dao, dân ca vùng biển Hạ Long từ góc độ mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và văn học để thực hiệ

Trang 1

Nguyễn Thị Nhạn

CA DAO, DÂN CA LÀNG CHÀI VỊNH HẠ LONG DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2022

Trang 2

Nguyễn Thị Nhạn

CA DAO, DÂN CA LÀNG CHÀI VỊNH HẠ LONG DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Hà Xuân Hương

Thái Nguyên - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn Thạc sĩ Ca dao, dân ca làng chài Vịnh Hạ Long dưới góc nhìn phê bình sinh thái là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi Những số liệu, kết quả trong luận văn là trung

thực, không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và chưa được công bố Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 11 năm 2022

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Nhạn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo - TS Hà Xuân Hương đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa ngôn ngữ và văn hoá, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới gia đình, đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 11 năm 2022

Học viên

Nguyễn Thị Nhạn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của đề tài 10

7 Cấu trúc của đề tài 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN - THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12

1.1 Cơ sở lí luận 12

1.1.1 Lí thuyết phê bình sinh thái 12

1.1.2 Ca dao, dân ca 20

1.2 Cơ sở thực tiễn 21

1.2.1 Khái quát về môi trường sinh thái trong văn hóa Hạ Long 21

1.2.2 Kho tàng ca dao, dân ca Hạ Long 32

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM 38

NỘI DUNG CA DAO, DÂN CA HẠ LONG 38

2.1 Bức tranh muôn màu về môi trường sinh thái trong ca dao, dân ca Hạ Long 38

2.1.1 Bức tranh về môi trường sinh thái tự nhiên 38

2.1.2 Bức tranh về môi trường sinh thái văn hóa, xã hội 42

2.2 Quan niệm về thiên nhiên của con người 50

2.2.1 Thiên nhiên - nguồn gốc của sự sống 50

2.2.2 Thiên nhiên có nhịp sống tự nhiên 53

2.2.3 Thiên nhiên tiềm tàng nhiều bí ẩn 56

2.3 Mối quan hệ đa chiều của con người với môi trường sinh thái 58

2.3.1 Mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên 58

2.3.2 Mối quan hệ sinh tồn giữa con người và tự nhiên 60

2.4 Ứng xử của con người đối với môi trường sinh thái 63

2.4.1 Ứng xử theo truyền thống dân gian 63

Trang 6

2.4.2 Ứng xử dưới góc nhìn sinh thái 64

2.5 Sự thức tỉnh của đạo đức sinh thái 65

CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM 69

NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO, DÂN CA HẠ LONG 69

3.1 Môi trường sinh thái với các biểu tượng 69

3.3 Môi trường sinh thái với hệ thống ngôn ngữ 84

3.4 Môi trường sinh thái với không gian, thời gian nghệ thuật 89

3.4.1 Không gian nghệ thuật 89

3.4.2 Thời gian nghệ thuật 92

3.5 Thể hứng trong ca dao và môi trường sinh thái Hạ Long 95

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn học dân gian là tấm gương phản ánh rõ nét môi trường sống của con người cùng thiên nhiên trong lịch sử Thiên nhiên bao chứa sự sống của con người Nói về thiên nhiên cũng là để nói về con người, đó là đặc tính của văn học và nghệ thuật Con người và thiên nhiên là sự hợp sinh trong cảm hứng của sáng tác dân gian

Môi trường sinh thái muôn màu muôn vẻ Mỗi vùng miền với những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu đã tạo nên hệ thống quần cư của con người, nơi con người dựng xây nền văn hóa riêng của mình Mối quan hệ sinh động của con người với thế giới tự nhiên, với môi trường sinh thái ở từng vùng miền đã để lại dấu ấn trong văn học dân gian Qua văn học dân gian, chúng ta tìm thấy mối quan hệ qua lại giữa con người với thiên nhiên, văn hóa, xã hội trong lịch sử Con người càng có nhiều mối quan hệ với môi trường sinh thái càng để lại những dấu ấn sâu sắc về tâm hồn, tư tưởng của mình trong văn học nghệ thuật

1.2 Phê bình sinh thái là một khuynh hướng nghiên cứu mới ra đời ở Mỹ từ ba thập niên cuối của thế kỉ XX, nhằm khám phá mối quan hệ giữa văn học với môi trường sống (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa, xã hội) Đối tượng nghiên cứu ở đây là tất cả các loại hình văn học có quan hệ với môi trường sinh thái Trong đó, văn học dân gian có thể xem là nguồn tài liệu phong phú, dồi dào nhất, khởi đầu cho nhận thức của người xưa về các điều kiện sinh thái

1.3 Mỗi loại văn học nghệ thuật có khả năng phản ánh và biểu đạt theo phương thức riêng của nhu cầu đời sống Ca dao, dân ca là những thể loại thuộc loại hình trữ tình dân gian, do đó, việc phản ánh hiện thực và diễn xướng có đặc điểm riêng Vấn đề mối quan hệ giữa con người và môi trường sinh thái được biểu hiện trong ca dao, dân ca khá phong phú, cần được soi sáng dưới ánh sáng của lí luận hiện đại

1.4 Ở nước ta theo dọc bờ biển từ Sa Vĩ (Móng Cái, Quảng Ninh) cho

Trang 8

đến Hà Tiên (Kiên Giang) có nhiều cộng đồng ngư dân sinh sống Một trong những nhóm đó là cộng đồng vạn chài trên Vịnh Hạ Long Họ sống rải rác trong các chòm, vụng kín thành các làng nổi trên Vịnh Hàng ngàn đảo đá dọc ngang xen kẽ nhau tạo thành bức tường thành che chắn cho họ rất an toàn, tránh khỏi bão giông và cả tao loạn chinh chiến trên bờ Những ngư dân trên Vịnh Hạ long biết sống hoà mình với thiên nhiên, ngày đêm gắn bó với sông nước bằng nghề đánh bắt và khai thác hải sản như: buông câu, quăng chài, thả lưới, cào ngao, cuốc ngán, đánh hà Suốt cuộc đời, họ gắn bó và sinh sống trên biển, trên thuyền nay đây mai đó Có thể thấy thuyền không chỉ là phương tiện đánh bắt mà còn là nhà của họ, là nơi ăn nghỉ, sinh hoạt và thờ cúng tổ tiên của cả một đời người Họ gắn cuộc đời của mình với con thuyền, với Hạ Long, từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành lấy vợ gả chồng, chỉ khi chết mới gửi xương trên đảo Trong điều kiện sinh tồn của cuộc sống, những ngư dân luôn khao khát được thể hiện tình cảm, những niềm vui cũng như nỗi buồn của mình qua những câu hát dân ca mang phong vị miền biển đầy yêu thương và sâu lắng Đó chính là nguồn gốc đưa đến sự ra đời của những lời ca, tiếng hát ngọt ngào, đằm thắm mang hơi thở mặn mòi của biển cả quê hương

1.5 Trong những năm gần đây, công tác bảo tồn và phát huy văn hoá dân gian của làng chài Vịnh Hạ Long được các nhà nghiên cứu và các thầy cô giáo của tỉnh Quảng Ninh quan tâm Một trong số những nhà nghiên cứu tiêu biểu là Tống Khắc Hài Tác giả là người đi đầu trong công tác tìm kiếm, sưu tầm và

phát hiện nguồn tài nguyên quý giá ấy Trong cuốn sách Ca dao, dân ca của làng chài trên Vịnh Hạ Long (Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2016), Ông đã từng khẳng định: “Nó (ca dao, dân ca) trần trụi, bạo liệt, sống động, tình tứ và thênh thang như chính cuộc sống của những con người sinh ra trong trời nước”

[19; tr 9] Tuy nhiên, Tống Khắc Hài và những người cộng sự chưa đi sâu vào vấn đề nghiên cứu mà mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm, thu thập tài liệu và bước đầu giới thiệu, quảng bá về các bài dân ca Việc nghiên cứu về loại hình này mới chỉ được đặt ra dưới góc nhìn văn hóa

Trang 9

Xuất phát từ những lí do trên, trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu và xem xét ca dao, dân ca vùng biển Hạ Long từ góc độ mối quan hệ giữa môi

trường sinh thái và văn học để thực hiện đề tài Ca dao, dân ca làng chài Vịnh Hạ Long dưới góc nhìn phê bình sinh thái, nhằm làm nổi rõ ý nghĩa về sinh thái

học của bộ phận văn học dân gian này Đề tài này sẽ góp phần xoá bỏ mảng trống trong việc nghiên cứu ca dao, dân ca Hạ Long theo hướng phê bình sinh thái trong văn học dân gian Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Tình hình sưu tầm ca dao, dân ca Hạ Long

Hiện nay, ca dao, dân ca Hạ Long đã được quan tâm sưu tầm khá đầy đủ và phong phú Cụ thể như sau:

Sớm nhất phải kể đến công trình Ca dao - Dân ca vùng biển Quảng Ninh

(Sở văn hoá thông tin Quảng Ninh, năm 2007) do tác giả Vũ Thị Gái sưu tầm và

biên soạn Công trình gồm 220 tác phẩm, được tác giả phân chia theo 7 chủ đề khác nhau đó là: Cảnh đánh bắt cá, địa danh, ngư trường; Tình yêu vùng biển; Phong tục nghi lễ đám cưới; hát đối đáp khách đến chơi; Thi tài hiểu biết (hát đố vui); Tâm tình đôi lứa; Phê phán chê trách Việc phân chia tác phẩm công phu và khoa học theo các chủ đề giúp cho người đọc dễ tiếp nhận Bên cạnh công tác sưu tầm và biên soạn hệ thống các bài ca dao, dân ca của ngư dân vạn chài Hạ Long, Vũ Thị Gái còn tái hiện hành trình bản thân và các đồng nghiệp đi thu thập, sưu tầm văn học dân gian Quảng Ninh Bởi vậy khi PGS.TS Nguyễn Thị Huế đọc tác phẩm, bà đã nhận định rằng: “Đây là kết quả của sự đầu tư công sức và thời gian rất lớn, tuy nhiên số lượng bài ca và các chủ đề phản ánh thu lượm được, chưa hẳn đã bao quát hết kho tàng ca dao vùng biển Quảng Ninh” Nhưng chúng ta vẫn có thể khẳng định cuốn sách của tác giả Vũ Thị Gái chính là nguồn tư liệu quý báu về ca dao, dân ca của vùng biển nói chung cũng như của ca dao, dân ca Quảng ninh nói riêng Đồng thời cuốn sách còn góp phần không nhỏ vào việc bổ sung tư liệu, làm cho kho tàng ca dao, dân ca Quảng Ninh và ca dao dân ca Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn

Trang 10

Đến năm 2010, được sự hỗ trợ và kết hợp từ Tập đoàn than khoáng sản Việt

Nam, Hội văn nghệ dân gian Quảng Ninh đã sưu tầm và giới thiệu công trình Ca

dao vùng mỏ Tác phẩm được phân chia thành 2 giai đoạn chính, đó là các bài ca

trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và giai đoạn sau năm 1945 Những trang sách trong công trình này đã tập hợp và chứa đựng những hình ảnh khái quát nhất về cuộc sống bần cùng của người thợ mỏ, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp Ca dao vùng mỏ là tiếng nói tâm tình của người thợ mỏ sống trong cảnh nước mất nhà tan Tập ca dao này đã bổ sung thêm một mảng đề tài mới, góp phần làm phong phú kho tàng ca dao dân ca Việt Nam

Cũng trong năm 2010, công trình Di sản văn hóa làng chài Vịnh Hạ Long (Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Ninh) do thạc sĩ Cao Đức Bình và thạc sĩ

Hoàng Quốc Thái chủ biên được công bố Cuốn sách là một chuyên khảo khá công phu và phong phú khi các tác giả không chỉ dừng lại ở việc khái lược những đặc điểm văn hoá của cộng đồng dân chài mà còn giới thiệu một số làn điệu dân ca giao duyên ngọt ngào và đặc sắc của vùng biển Hạ Long Các tác giả đã phân chia những câu hát giao duyên thành bảy loại hình: Hát đúm; hò đối đáp; những bài hát đố, giảng; những bài hát họa; những điệu hát ví giầu; những bài hát trong lễ đón dâu trên thuyền; những bài hát ra về

Tiếp theo phải kể đến công trình Văn hóa dân gian vùng biển Quảng Ninh

của tác giả Nguyễn Quang Vinh, được xuất bản năm 2011 Trong đó, đã giới thiệu 41 bài thơ ca, hò vùng biển Quảng Ninh mà tác giả đã sưu tầm được

Năm 2016, tác giả Tống Khắc Hài đã sưu tầm và công bố cuốn Ca dao, dân ca của dân chài trên vịnh Hạ Long (Nhà xuất bản Hội nhà văn) Đây là một công

trình sưu tầm có giá trị và quy mô lớn, được đầu tư bài bản và công phu Bên cạnh việc giới thiệu những nét khái quát về địa lý, lịch sử và quá trình hình thành của cộng đồng ngư dân trên vịnh Hạ Long; tác giả còn sưu tầm và giới thiệu được khoảng 500 bài ca dao, dân ca, được sắp xếp thành 3 thể loại, đó là ca dao, hát đối và hát cưới trên thuyền Việc phân chia như vậy giúp người đọc có sự hiểu biết về đời sống văn hoá của những người dân vạn chài đồng thời có sự hình dung dễ dàng

Trang 11

về không gian diễn xướng của các bài ca dao, dân ca Để làm được điều đó, có lẽ xuất phát từ tình yêu đối với những làn điệu dân ca ngọt ngào của những người dân chài, từ sự gắn bó với vùng biển đảo quê hương và khát khao mong muốn được giới thiệu loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian đầy thú vị và đặc sắc của những ngư dân miền biển đến với công chúng

Ngày 12 tháng 02 năm 2016 trên báo điện tử Quảng Ninh có bài viết Người đi gom những câu ca trên Vịnh Hạ Long của nhà báo Hoàng Long Nội dung của

bài viết xoay quanh cuộc trò chuyện giữa tác giả với nhà nghiên, sưu tầm Tống

Khắc Hài khi ông biết công trình nghiên cứu của mình (Ca dao, dân ca của dân chài trên Vịnh Hạ Long) được trao giải thưởng văn nghệ dân gian năm 2015 Nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài đã bảy tỏ cảm xúc và những suy nghĩ của mình: “Kho tàng ca dao, dân ca làng chài trên vịnh hạ Long rất lớn, rất đồ sộ Những gì đã in thành sách còn quá ít, quá nhỏ nhoi Vậy mà trong xu thế đô thị hóa hiện nay, nếu không tổ chức sưu tầm, gom nhặt nhanh thì chẳng còn cơ hội nào nữa Những câu ca dao, dân ca của người dân ở các làng chài tích lũy từ bao đời, nay sẽ theo người già về với cội nguồn mất thôi” [37; tr 1]

Năm 2016, công trình Một số loại hình ca dao dân ca ở Quảng Ninh của

tác giả Phạm Văn Học được xuất bản và giới thiệu tới công chúng Tác phẩm đã giới thiệu một số loại hình ca dao dân ca ở Quảng Ninh đó là: Hát Soóng cọ, hát then, hát nhà tơ, hát Đúm và hát giao duyên của làng chài trên Vịnh Hạ Long Tác phẩm không chỉ là một công trình sưu tầm các bài dân ca mà còn thể hiện sự đánh giá và nhìn nhận khái quát về các loại hình nghệ thuật dân gian của các cộng đồng dân tộc trên vùng đất Quảng Ninh

Qua điểm lại tình hình sưu tầm như trên, tôi nhận thấy rằng kho tàng ca dao dân ca Hạ Long rất phong phú, dồi dào và đã được sưu tầm, công bố với số lượng khá lớn

2.2 Tình hình nghiên cứu ca dao, dân ca Hạ Long nói chung

Trong những năm gần đây, ca dao dân ca của dân chài Hạ Long được Sở Giáo dục Quảng Ninh hết sức quan tâm và đưa vào chương trình giáo dục địa

Trang 12

phương Bởi vậy vấn đề nghiên cứu về chủ đề này dưới nhiều góc độ khác nhau đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả, điển hình là các thầy cô giáo đang công tác trên địa bàn thành phố Hạ Long

Sớm nhất là tác giả Nguyễn Bích Ngọc với luận văn thạc sĩ Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (2017) Công trình này đã nghiên cứu và

đánh giá có hệ thống và tương đối toàn diện về hai hình tượng nghệ thuật đặc trưng của ca dao Quảng Ninh là nhân vật và đối tượng trữ tình Thông qua việc sưu tầm,

nghiên cứu, luận văn đã góp phần “làm sống lại hiện thực khách quan về cuộc sống và tâm tư tình cảm của ông cha ta ngày trước gửi gắm qua các bài ca dao Từ đó, góp phần kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp cho con người thời nay không quên lịch sử, nguồn cội của quê hương mình, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nói chung và và văn học dân gian nói riêng” [40; tr 1]

Gần đây là luận văn thạc sỹ Ca dao, dân ca ở làng chài vịnh Hạ Long từ góc

nhìn văn hóa (2018) của Bùi Thị Ngọc Anh Với việc nghiên cứu dưới góc nhìn văn hoá, công trình đã “khái quát những nét cơ bản về vịnh Hạ Long và cộng đồng ngư dân sinh sống ở nơi đây, đồng thời làm sáng tỏ các cơ sở lý luận nhằm đi sâu nghiên cứu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của hệ thống các bài ca dao, dân ca ở làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa” [1; tr 7]

Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy có thể phân loại tài liệu nghiên cứu về dân ca Hạ Long thành hai dạng Dạng thứ nhất là các công trình công bố tư liệu dân ca trữ tình sinh hoạt Hạ Long, trong đó nội dung nghiên cứu thường nằm ở các bài giới thiệu ở đầu sách Dạng công trình thứ hai là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh nào đó của ca dao, dân ca Hạ Long Ở các công trình thuộc hai dạng tài liệu này, các vấn đề của ca dao, dân ca Hạ Long ít nhiều được nghiên cứu ở các phương diện khác nhau Chúng tôi lược thuật kết quả nghiên cứu ở hai dạng công trình đó như sau:

Thứ nhất, nhóm các chỉ dẫn sơ bộ, khái quát trong các bài giới thiệu ở các sách công bố tư liệu ca dao, dân ca Hạ Long: Trong các bộ sưu tập tài liệu ca dao,

dân ca, trước khi công bố với độc giả kết quả sưu tầm, biên dịch của mình về ca

Trang 13

dao, dân ca Hạ Long, các soạn giả thường có một bài giới thiệu mang tính giới thiệu, chỉ dẫn về đặc điểm của các bài hát được công bố Nội dung chính của hệ thống bài giới thiệu này là cái nhìn tổng thể về các bài hát đó như tên gọi, sự phân loại và sơ bộ đặc điểm nội dung, nghệ thuật lời ca, phương thức diễn xướng của từng nhóm bài hát

Thứ hai là nhóm các nghiên cứu sâu hơn về một vấn đề hoặc một bộ phận cụ thể của ca dao, dân ca Hạ Long trong các sách chuyên khảo, luận văn

Qua điểm lại tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Ở dạng tài liệu thứ nhất, do tính chất là những công trình công bố tư liệu dân ca nên hầu hết sự nghiên cứu ở các bài giới thiệu mới dừng lại ở mức độ chỉ dẫn sơ bộ, chung chung trong một vài trang Ở dạng tài liệu thứ hai, ca dao, dân ca Hạ Long đã được tìm hiểu ở các phương diện là nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao hay nổi bật nhất là luận văn Thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Ngọc Anh khi tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của ca dao, dân ca dưới góc nhìn văn hóa

2.3 Tình hình nghiên cứu ca dao, dân ca Hạ Long dưới góc nhìn phê bình sinh thái

Trên cơ sở điểm lại tình hình nghiên cứu như trên, chúng tôi nhận thấy, cho đến thời điểm này, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, một chuyên luận nào nghiên cứu hay xem xét về ca dao, dân ca Hạ Long dưới góc nhìn của lí thuyết phê bình sinh thái Đây vẫn còn là một khoảng trống để ngỏ Trong khi, trên thực tế, hướng khai thác này lại rất có ý nghĩa đối với việc làm rõ những đặc sắc của bộ phận ca dao, dân ca này

Kế thừa thành quả của các công trình sưu tầm và nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ca dao, dân ca Hạ Long dưới góc nhìn phê bình sinh thái Các công trình công bố tư liệu dân ca đã cung cấp tư liệu đáng tin cậy để chúng tôi lựa chọn cho sự nghiên cứu, khảo sát Các công trình nghiên cứu về ca dao, dân ca Hạ Long đã cung cấp cho chúng tôi những gợi ý, những ý tưởng khoa học quý báu, dù nhiều khi mới ở dạng phác thảo Đóng góp của chúng tôi chủ yếu là ở chỗ chúng tôi đã cố gắng làm sáng rõ những gợi ý đó và hệ thống hóa

Trang 14

chúng, soi chiếu chúng dưới một góc nhìn mới là phê bình sinh thái để làm bật lên được cái đặc sắc của ca dao, dân ca Hạ Long Chúng tôi hi vọng qua đề tài này sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với việc nghiên cứu bộ phận ca dao, dân ca này nhằm tương xứng với thực tế kho tàng phong phú và giá trị của văn học dân gian Hạ Long

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu là khám phá mối quan hệ giữa con người và môi trường sinh thái được thể hiện trong ca dao, dân ca Hạ Long

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập hợp, hệ thống các tư liệu ca dao, dân ca Hạ Long dựa trên các nguồn tư liệu sưu tầm, công bố tư liệu dân ca tính đến thời điểm hiện tại

- Tìm hiểu các vấn đề về lí thuyết phê bình sinh thái nói chung và phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học dân gian nói riêng; hệ thống hóa lí luận về ca dao, dân ca

- Khái quát về môi trường sinh thái trong văn hóa Hạ Long

- Khảo sát, phân tích các yếu tố thể hiện đặc điểm dấu ấn sinh thái trong ca dao, dân ca Hạ Long, trên các phương diện là đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của lời ca

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu ca dao, dân ca lưu truyền trong không gian làng

chài Vịnh Hạ Long và môi trường sinh thái của không gian ấy

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu ở ca dao, dân ca Hạ Long Số lượng bài cụ thể được lựa chọn như sau:

Trang 15

Bảng 1: Tài liệu khảo sát

Sử dụng phương pháp này, chúng tôi thống kê thông tin về các tài liệu công bố ca dao, dân ca Hạ Long theo năm phục vụ cho việc lược thuật tình hình sưu tầm, nghiên cứu, thống kê số lượng các bài ca dao, dân ca Hạ Long để làm đối tượng khảo sát, thống kê các thông tin cụ thể của quá trình khảo sát nguồn tư liệu Các kết quả thống kê mang tính định lượng như thế sẽ là căn cứ để chúng tôi đưa ra các suy luận, nhận định khoa học Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương pháp thống kê cũng giúp tăng thêm sức thuyết phục, độ chính xác và tin cậy cho những nhận định khoa học của chúng tôi

5.2 Phương pháp phê bình sinh thái

Chúng tôi coi ca dao, dân ca vùng biển Hạ Long là các diễn ngôn, phê bình sinh thái chỉ ra ảnh hưởng của tư tưởng nhân trung luận tới sáng tác văn chương

5.3 Phương pháp của thi pháp học

Luận văn sử dụng các khái niệm công cụ của thi pháp học như nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật, biểu tượng để làm rõ ảnh hưởng của thi pháp ca dao đã phản ánh cái nhìn sinh thái khác nhau trong ca dao, dân ca vùng biển Hạ Long

5.4 Phương pháp liên ngành

Chúng tôi sử dụng các kiến thức về dân tộc học, lịch sử, địa lí… trong đề tài này một để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu về nguyên nhân và ý nghĩa của

Trang 16

những đặc điểm của ca dao, dân ca Hạ Long khi xem xét đối tượng này từ góc nhìn phê bình sinh thái, bởi trên thực tế mối quan hệ giữa văn học và phê bình sinh thái được thể hiện qua sự liên hệ mật thiết giữa văn hóa, dân tộc học, chính trị học với tự nhiên và sinh học Vì vậy, các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp liên ngành khi xem xét một hiện tượng văn học từ góc nhìn phê bình sinh thái, qua việc phân tích tác phẩm sẽ rút ra được những cảnh báo về môi trường

6 Đóng góp của đề tài

6.1 Về mặt lí luận

Từ sau năm 1986 đến nay, văn học dân gian Việt nam không ngừng giao lưu, hội nhập và tiếp nhận những lí thuyết phê bình mới mẻ và nhân văn, mang tính ứng dụng cao như: tự sự học, thi pháp học, type và motif… Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn chưa quan tâm nhiều đến lí thuyết phê bình sinh thái Đề tài này là công trình nghiên cứu đầu tiên đặt ca dao, dân ca Hạ Long dưới góc nhìn phê bình sinh thái Việc triển khai đề tài, chỉ ra và lí giải những đặc điểm nội dung, nghệ thuật của ca dao, dân ca Hạ Long từ góc nhìn phê bình sinh thái sẽ đưa ra những minh chứng thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa môi trường sinh thái với văn học và vai trò quan trọng của văn học đối với sự thức tỉnh của con người trong việc hành xử với tự nhiên…

Đồng thời, đề tài cũng khẳng định vai trò quan trọng của văn học với tư cách là một nhân tố góp phần hình thành nên sự sinh tồn và phát triển của nhân loại

Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định hướng nghiên cứu từ góc nhìn phê bình sinh thái đối với ca dao, dân ca Hạ Long nói riêng, văn học dân gian nói chung là hướng nghiên cứu có tính khả thi, mang lại kết quả là sự nhận thức sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa văn học với môi trường tự nhiên, văn hóa, lịch sử… của dân tộc, và quan trọng nhất, là làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc trong sự hài hòa với văn hóa cộng đồng mang tính vùng miền, khu vực, cao hơn là quốc gia, nhân loại

Trang 17

6.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thực tiễn Với mục đích hướng tới việc tìm hiểu sâu sắc về những đặc điểm của ca dao, dân ca Hạ Long dưới góc nhìn phê bình sinh thái, hi vọng các kết quả của đề tài có thể là cơ sở cho việc thực thi bảo tồn và phát triển các giá trị văn học dân gian đặc sắc của Hạ Long

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài còn có giá trị đối với việc nghiên cứu, giảng dạy ca dao, dân ca Hạ Long nói riêng, văn học dân gian nói chung

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của đề tài được triển khai với ba chương Cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận - thực tiễn của đề tài

Chương 2: Môi trường sinh thái với các đặc điểm nội dung của ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long

Chương 3: Môi trường sinh thái với các đặc điểm nghệ thuật của ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long

Trang 18

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN - THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Lí thuyết phê bình sinh thái

1.1.1.1 Giới thiệu lí thuyết phê bình sinh thái

Phê bình sinh thái là một khái niệm ra đời muộn vào ba thập niên cuối của

thế kỉ XX, được phát triển từ khái niệm sinh thái học của nhà sinh học nổi tiếng

người Đức E Haecker đề xướng vào năm 1869 Từ khi ra đời đến nay, đã có rất nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu luận bàn về lí thuyết của phê bình sinh thái và việc ứng dụng phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học Nhiều công trình được dịch thuật sang Tiếng Việt và được đăng tải trên các tạp chí, bài viết, sách giới thiệu, nghiên cứu phê bình ở Việt Nam Những tài liệu này thực sự có giá trị, giúp các nhà nghiên cứu có cách tiếp cận với những đường hướng của phê bình sinh thái

Tháng 3 năm 2001, trong chuyến trao đổi học thuật giữa Viện Havard Yenching với các nhà nghiên cứu của Việt Nam tại Viện Văn học, Karen

Thornber đã có một bài giảng về lý thuyết phê bình sinh thái là Ecocriticism

[36] và được các dịch giả chuyển sang tiếng Việt Đây được xem là tài liệu đầu tiên có ý nghĩa dẫn nhập về phê bình sinh thái và chính thống hoá nhánh nghiên cứu văn học theo một định hướng mới, khác với những định hướng truyền thống trước đó

Trong phần đầu của bài viết của mình, Karen Thornber đã nêu ra những vấn đề cơ bản về bản chất, ý nghĩa cũng như tiến trình nghiên cứu văn chương đặt trong mối quan hệ với môi trường, điều đó càng khẳng định tính cấp thiết về sự hình thành và phát triển của phê bình sinh thái Trong bối cảnh khủng hoảng

toàn cầu, chứng kiến sự thay đổi của môi trường, tác giả đã khẳng định: “Văn chương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hiểu biết về biến đổi môi trường trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa; đồng thời, ảnh hưởng đến những công trình đi về sau như triết học môi trường, chính trị, thể loại, nơi chốn, khu vực và quốc gia” [36] Từ những nội dung trong bài giảng của Karen Thornber có thể

Trang 19

thấy trong thời kỳ đầu, phê bình sinh thái chủ yếu tập trung vào những biểu đạt của văn chương về thế giới tự nhiên Nhưng đến thời kỳ thứ hai phê bình sinh thái lại chủ yếu hướng đến những trải nghiệm của mỗi cá thể, đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề công bằng môi trường Như vậy, có thể nói những nội dung học thuyết mà Karen Thornber đang thực hiện thực sự trở thành một trong những hướng đi hứa hẹn của phê bình sinh thái, đó là quan tâm đến vấn đề phê bình môi trường đặt trong nhiều mối quan hệ đa dạng và nhiều chiều, đồng thời cần mở rộng tới phạm vi nền văn học ngoài phương Tây như ở châu Á, châu Phi

và Mĩ La tinh

Tiếp đến là bản dịch Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học được in trong cuốn East Asia Ecocriticisms A Critical Reader (Literautures, Cultures and the Environment) (Hải Ngọc dịch, 2003) [37] Đây cũng là một tác

phẩm của nhà nghiên cứu Karen Thornber Với mong muốn đưa ra được giải pháp phù hợp đối với vấn đề môi trường nghiêm trọng hiện nay, thông qua việc

phân tích các diễn ngôn, tác giả cho rằng “việc con người bị ảnh hưởng như thế nào bởi môi trường xung quanh mình và cả việc con người đã biến đổi môi trường ở mọi nơi và như thế nào” [37] đã trở thành mối quan tâm trên toàn thế

giới từ hàng ngàn năm nay Vấn đề đó thu hút sự chú từ các văn bản văn chương đến văn bản truyền miệng và văn bản viết

Mối quan hệ giữa văn học và môi trường chỉ thực sự trở thành một trào lưu chính thống trong nghiên cứu văn học từ sau năm 1990 Đây là thời điểm đánh dấu bước ngoặt quan trọng của hướng phê bình này Khuynh hướng nghiên cứu đã chuyển từ quan điểm lấy sinh học làm trung tâm luận sang những vấn đề công bằng hoặc bất công bằng của môi trường cùng các vấn đề xã hội có liên quan Đây thực sự là dấu mốc đáng chú ý mà Karen Thornber đã chỉ ra khi xác định sự ra đời của phê bình sinh thái

Khi bàn luận về văn học châu Á, tác giả Karen Thornber cho rằng văn học châu Á cũng khai thác mạng lưới chủ đề có tính toàn cầu, đó là nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, ô nhiễm và tàn phá môi trường… Hay nói cách khác, môi

Trang 20

trường là một mối quan tâm có liên hệ với văn hoá Tác giả còn đề cao “tinh thần chủ nghĩa thế giới sinh thái” và “ý thức hành tinh” trong nghiên cứu văn học Nói tóm lại, những gợi dẫn của Karen Thornber đã nêu lên sự cấp thiết trong việc xây dựng nhận thức tốt hơn về mối quan hệ giữa con người với văn học và môi trường tự nhiên xung quanh

Tác giả Đỗ Văn Hiểu với công trình Phê bình sinh thái - cội nguồn và sự phát triển (2012), tác giả vừa dịch thuật vừa giới thiệu bao quát các tác gia và

tác phẩm tiêu biểu ở phương Tây khi bàn về phê bình sinh thái; xác định biên giới khái niệm của phê bình sinh thái trong tương quan với các phạm trù sinh thái học khác Theo tài liệu này, phê bình sinh thái là “Phê bình toàn bộ quan hệ

giữa văn hóa và tự nhiên”, “thông qua văn học để thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán nghiên cứu tư tưởng, văn hóa, mô hình phát triển xã hội của loài người đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và hành vi nhân loại đối với tự nhiên đã dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường và nguy cơ sinh thái” [21] Những dẫn nhập của tác giả là đóng góp kịp thời về phương diện

truyền tải lý thuyết vào trong nước cho hoạt động nghiên cứu được mở rộng

Cũng trong năm 2012, Đỗ Văn Hiểu tiếp tục có bài viết Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân (2012) [20] Tác giả đã có

những đánh giá tổng thể về các vấn đề mang tính đột phá và đổi mới trong nghiên cứu văn học Bởi vậy, phê bình sinh thái đã có một bước ngoặt lớn, nhanh chóng trở thành một hướng nghiên cứu đầy mới mẻ và sáng tạo, dần khẳng định được dấu ấn và vị trí của mình so với nhiều lý thuyết văn học và các trào lưu nghiên cứu trước đó Trong bối cảnh toàn cầu hoá, vấn đề môi trường ngày càng có những ảnh hưởng xấu, phê bình sinh thái đã mang đến một cuộc cách tân về mặt tư tưởng từ “nhân loại trung tâm luận” sang “sinh thái trung tâm luận” Điều đó làm cho văn học mang trong mình một sứ mệnh mới, vừa thuộc về văn hoá nhưng đồng thời cũng nhìn nhận lại văn hoá của nhân loại…

Đồng thời với hoạt động dịch thuật và giới thiệu lý thuyết là các bài viết và các công trình nghiên cứu trong nước và phê bình sinh thái ở các cấp độ khác nhau:

Trang 21

Công trình Văn hoá sinh thái nhân văn của các tác giả Trần Lê Bảo chủ

biên, Nguyễn Xuân Kính, Vũ Minh Tâm, Phạm Thị Ngọc Trầm, nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, 2001, đã đưa ra một cái nhìn chung nhất về sinh thái và văn hoá sinh thái nhân văn; mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và những hoạt động sống của con người trong môi trường văn hoá đó Đặc biệt là vai trò chủ động tích cực của con người trong việc kiến tạo môi trường văn hoá nhân văn

Năm 2013, Báo người Lao động có bài viết Mùa xuân sinh thái và văn chương của tác giả Huỳnh Như Phương, đã nêu lên vấn đề: “Sự suy thoái hệ

sinh thái của một quốc gia không chỉ quy trách nhiệm cho những người quản lý đất nước mà cho cả sự thờ ơ của từng công dân, trong đó có những nhà văn” Tác giả đã lên tiếng cảnh báo về nạn tàn phá môi trường sống trên đất nước ta và nêu lên trách nhiệm của nhà văn trước thiên nhiên và cuộc sống, thiên chức của văn chương với môi trường sinh thái

1.1.1.2 Lí thuyết phê bình sinh thái trên thế giới * Chặng một từ 1972 đến 1991: Thời kì manh nha

Trong thời kì manh nha và mới xuất hiện, phê bình sinh thái chưa thu hút được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu Trong giai đoạn này, lý thuyết phê bình sinh thái chưa có nhiều tài liệu và chưa có hệ thống rõ ràng Phần lớn các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và phát triển lí thuyết này bằng phương pháp liên ngành Tuy nhiên, các nghiên cứu của họ xuất hiện đơn lẻ, được coi là “những nghiên cứu trước tác về tự nhiên” với nhiều tên gọi khác nhau, đó là: sinh thái học con người, chủ nghĩa đồng quê, chủ nghĩa địa phương, phong cảnh trong văn học… Bởi vậy, có thể khẳng định rằng đây chính là giai đoạn manh nha hình thành của phê bình sinh thái

* Chặng hai từ 1992 đến 2004: Bùng nổ lí thuyết phê bình sinh thái

Sau thời kì manh nha chậm chạp với những nghiên cứu đơn lẻ, phê bình sinh thái trong giai đoạn tiếp sau đã phát triển sâu rộng, nhanh chóng trở thành hiện tượng lí luận phê bình văn học mang tính toàn cầu Liên tiếp các hội thảo diễn ra với sự bàn luận sôi nổi đến từ các nhà nghiên cứu, tất cả đều tập trung

Trang 22

vào vấn đề phân tích mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên Có thể thấy, các chuyên luận về phê bình sinh thái không những được xây dựng thành hệ thống rõ ràng mà còn mang tính học thuật sâu sắc Đó là công trình của

Laurence Coupe: Tuyển tập Nghiên cứu Xanh: từ Chủ nghĩa lãng mạn đến Phê bình sinh thái (The Green Studies Reader: From Romanticism to Ecocriticism, Routledge, 2000) Đó là công trình Vì một Thế giới lâm nguy: Văn học, Văn hóa, Môi trường nước Mĩ và các quốc gia khác (Writing for an Endangered

World: Literature, Culture, and Environment in the United States and Beyond,

2001) của Lawrence Buell, là Cuốn Phê bình sinh thái (Ecocriticism, 2004) của

Greg Garrard

* Chặng ba từ 2005 đến nay: Hoàn thiện và mở rộng phê bình sinh thái

Phê bình sinh thái đã hình thành và phát triển ở các nước Âu - Mĩ, do vậy trong những công trình nghiên cứu đầu tiên, các nhà phê bình sinh thái đều tập trung vào việc tìm hiểu các văn bản tại đất nước mà họ sinh sống, chủ yếu ở khu vực châu Âu Khi phát triển đến giai đoạn cao hơn, phê bình sinh thái đã mở rộng ngoài phạm vi Tây phương, hướng tới các nước châu Á Do đó khi nghiên cứu về các văn bản ở khu vực Đông Á, các nhà phê bình sinh thái, đặc biệt là Karen Thornber đã phát hiện ra “sự mơ hồ” trong chính tình cảm và thái độ của những người phương Đông trong mối quan hệ và cách ứng xử với thiên nhiên Các tác giả có sự định hướng và bắt nhịp về với khu vực này Phê bình sinh thái thái với nguồn gốc Âu - Mĩ đã có sự kết nối với các tư tưởng văn hoá và triết học phương Đông trong mối quan hệ với môi trường sinh thái hiện đại Từ đó đề xuất cách ứng xử mới, thân thiện và gần gũi với tự nhiên Như vậy, có thể thấy rằng việc áp dụng lí thuyết phê bình sinh thái vào nghiên cứu văn học của châu Á và văn học Việt Nam thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay

1.1.1.3 Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái ở Việt Nam

Phê bình sinh thái ở Việt Nam hiện nay là khuynh hướng nghiên cứu khá mới mẻ Nếu như phê bình sinh thái trên thế giới phát triển mạnh vào những thập niên cuối của thế kỉ XX thì phê bình sinh thái ở Việt Nam mới được hình

Trang 23

thành và phát triển gần 20 năm trở lại đây, do nước ta đang trong thời kì đầu của công nghiệp hoá và kinh tế thị trường Những hậu quả của môi trường sống do chiến tranh để lại rất nặng nề; kinh tế khó khăn, thêm vào đó là trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế và lạc hậu, con người đã khai thác thiên nhiên quá mức, nhiều khu rừng nguyên sinh bị phá huỷ, nhiều loài muôn thú bị tận diệt, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, bệnh tật xã hội tăng cao, cuộc sống xung quanh ta đang mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên

Mặc dù là hướng nghiên cứu mới, song ở Việt Nam cũng đã có những công trình khác nhau để nhìn nhận và tiếp cận về vấn đề sinh thái trong mối quan hệ với văn học

Năm 2010 ghi dấu ấn với luận án tiến sĩ Ngữ văn của Đỗ Thị Hoà: Thế giới động vật trong ca dao cổ truyền người Việt [22] Công trình hướng tới mục

tiêu là xem xét văn học trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bình diện: “Môi trường tự nhiên - con người - giá trị văn hóa” Luận văn đã trình bày chi tiết về thế giới động thực vật trong ca dao cũng như cách ứng xử của người Việt với môi trường tự nhiên và xã hội Thế nhưng luận văn lại chủ yếu phân tích “sự mã hoá văn hoá” thế giới vật chất trong văn học Thế giới động vật được xem xét, nhìn nhận qua các biểu tượng mang ý nghĩa tượng trưng và thường bị bỏ qua như một thực thể thuộc về môi trường tự nhiên

Tiếp đến phải kể đến công trình nghiên cứu: Thơ mới từ góc nhìn phê bình sinh thái học văn hóa (2014) của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp Công trình

đã vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để phân tích biểu tượng “vườn” trong phong trào thơ mới ở Việt Nam

Năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy đã công bố chuyên luận trên 500

trang: Rừng khô, suối cạn, biển độc và văn chương Chuyên luận được chia

thành 4 chương, gồm các khảo cứu công phu và bài bản về những lí thuyết làm cơ sở lý luận cho văn học phê bình sinh thái ở Việt Nam và trên thế giới

Luận văn Con người và tự nhiên trong văn xuôi sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái (2018) [42] của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt đã trình bày

Trang 24

những khuynh hướng văn xuôi sinh thái và cảm hứng phê phán từ góc nhìn phê bình sáng tác, bên cạnh đó còn kiến lập cảm quan đạo đức sinh thái trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 Có thể thấy rằng, công trình đã định hướng cách tiếp cận văn học Việt Nam sau năm 1975 bằng những con đường khám phá mới, để từ đó làm rõ mối quan hệ giữa văn học với những vấn đề cấp thiết mà nhân loại quan tâm, đặc biệt là trách nhiệm của con người trong bối cảnh khủng hoảng môi sinh ngày nay

Do quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, môi trường toàn cầu đứng trước nhiều vấn nạn khủng hoảng Vì thế, phê bình sinh thái sẽ là khuynh hướng nghiên cứu liên ngành cần thiết và giàu tiềm năng Sự phát triển của lí thuyết nghiên cứu này là một biểu hiện của sự gia tăng tăng tương tác giữa nghiên cứu hàn lâm với các vấn đề thực tiễn của xã hội, giữa nghiên cứu văn học với các khoa học xã hội và nhân văn khác

Ngày 14/12/2017, Viện Văn học tổ chức hội thảo khoa học quốc tế đầu

tiên về phê bình sinh thái tại Hà Nội với chủ đề: Phê bình sinh thái: Tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu Viện trưởng Viện Văn học - PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp đã phát biểu trong bài đề dẫn và cho rằng: “Phê bình sinh thái xuất hiện như một thức tỉnh với sự tham dự của văn học nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng môi trường sinh thái và các vấn nạn môi trường từ cuối thế kỉ XX” Hội

thảo có ý nghĩa quan trọng, những vấn đề được mang ra trao đổi và bàn luận đã góp phần giải đáp phần nào sự cần thiết và vai trò quan trọng của chuyên ngành phê bình mới này Bên cạnh đó, hội thảo còn cung cấp các thông tin cơ bản cho các nhà nghiên cứu và các độc giả về thực trạng phê bình văn học hiện nay tại Việt Nam Rất nhiều công trình nghiên cứu về phê bình sinh thái được tập hợp

trong cuốn kỉ yếu của hội thảo, đáng chú ý là các bài viết: Thời đại khủng hoảng môi trường và vai trò, vị thế của phê bình sinh thái (Nguyễn Đăng Điệp), Bàn về sinh thái văn hóa văn chương (Trần Lê Bảo), Phê bình sinh thái - một hướng nghiên cứu liên ngành (Nguyễn Văn Dân), Sinh thái học tinh thần và những gợi dẫn cho nghiên cứu văn chương (Nguyễn Thị Tịnh Thy)… Các bài nghiên cứu

Trang 25

trên đã nêu ra cơ sở lí luận, phân tích những hạn chế và tương lai của phê bình sinh thái, đồng thời đưa ra cái nhìn toàn cảnh về vấn đề khủng hoảng môi trường trong thời đại ngày nay

Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi thấy rằng phê bình sinh thái đang dần đón nhận được sự quan tâm đầu tư nghiên cứu và tìm hiểu từ các học giả khác nhau Tuy nhiên các bài viết hay công trình nghiên cứu tại Việt Nam mới chỉ tập trung vào lĩnh vực văn học viết Trong văn học dân gian, các công trình nghiên phê bình sinh thái còn hạn chế Tuy vậy, với những công trình chuyên sâu và đúng hướng về phê bình sinh thái đã gợi mở cho chúng tôi nhiều điều thú vị, nhưng vẫn chưa có những chuyên luận hay bài viết về ca dao, dân ca nói chung và ca dao, dân ca của làng chài Hạ Long nói riêng

1.1.1.4 Phê bình sinh thái - một lối tiếp cận mới vào văn học dân gian

Văn học dân gian ra đời và xuất hiện từ khi con người chưa có chữ viết, từ khi nhân loại còn chưa bước vào thời đại văn học sinh thái Do đó, sẽ có những khiên cưỡng nhất định khi vận dụng lý thuyết phê bình sinh thái mới mẻ này vào nghiên cứu văn học dân gian

Trong văn học dân gian, dù chưa thấy tác giả dân gian nhắc đến hai chữ “sinh thái”, những có thể thấy ý thức về môi trường sinh thái được xuất phát từ thực tiễn đã sớm hình thành trong lịch sử và được phản ánh trong văn học dân gian Phê bình sinh thái khám phá sâu sắc mối quan hệ văn học với thế giới tự nhiên nhằm thức tỉnh nhân tâm hướng con người tới hành động cho mội môi trường sống bền vững và tốt đẹp

Dựa trên tinh thần của phê bình sinh thái, chúng tôi xin trình bày một vài luận điểm về vấn đề sinh thái và lấy đó làm định hướng để nghiên cứu văn học dân gian nói chung và trường hợp ca dao, dân ca Hạ Long nói riêng

Môi trường sinh thái được hiểu là môi trường mà ở đó các sinh vật được sống như là chính nó: Loài cá nước mặn sống ở biển, loài cá nước ngọt ở sông hồ; các loại động vật sống trong rừng nguyên sinh; các loại cây thân gỗ sống trong rừng nhiệt đới; môi trường sống đô thị, môi trường sống nông thôn, miền

Trang 26

núi, hải đảo Đó là phạm vi không gian chứa đựng sự sống của các sinh vật bao gồm đất đai, khí hậu và điều kiện sống để các sinh vật tồn tại và phát triển, đồng thời với những tác động của các sinh vật đến môi trường sống đó Bởi vậy, môi trường sinh thái để con người sống cho ra con người không chỉ bao gồm những điều kiện tự nhiên, mà còn cả các điều kiện xã hội, văn hóa, tinh thần

1.1.2 Ca dao, dân ca

1.1.2.1 Khái niệm

Để chỉ lĩnh vực ca hát dân gian, các nhà nghiên cứu thường dùng hai thuật ngữ là ca dao và dân ca So với thuật ngữ ca dao, thuật ngữ dân ca xuất hiện muộn hơn và có sức bao quát lĩnh vực ca hát dân gian rộng lớn hơn Công trình đánh dấu sự xuất hiện của thuật ngữ này trong khoa nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam

là Tục ngữ và dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan biên soạn, in lần đầu năm 1956,

đến 1971 in lại và đổi tên là Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam [46] Nếu như thuật

ngữ ca dao dùng để chỉ bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ dân gian, là loại thơ dân gian truyền thống có phong cách riêng, được hình thành và phát triển trên cơ sở phần lời trong các loại dân ca ngắn và tương đối ngắn; thì dân ca là toàn

bộ các hình thức ca hát trữ tình dân gian, “bao gồm phần lời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi trường, khung cảnh ca hát” [31; tr 78] Chúng tôi đồng tình với cách hiểu này về dân ca và coi đây

là cơ sở sự nghiên cứu trong luận văn này Cụ thể, chúng tôi nghiên cứu ca dao, dân ca của làng chài trên Vịnh Hạ Longtrên các phương diện là nội dung phản ánh, thi pháp lời thơ nghệ thuật

1.2.2.2 Phân loại

Về phân loại, nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên có đưa ra quan điểm phân loại dân ca dựa trên mức độ gắn bó của chúng với các lĩnh vực sinh hoạt chính của đời sống nhân dân là sinh hoạt lao động, sinh hoạt nghi lễ, sinh hoạt gia đình và xã hội

[11; tr 324 - 356] Các bộ phận nhỏ như hát ru, hát vui chơi, hát đối đáp, bài hát

khẩn nguyện, dân ca tế thần, hò lao động… sẽ được sắp xếp vào các tiểu loại kia

Theo đó, dân ca có thể phân ra làm ba tiểu loại: dân ca lao động, dân ca nghi lễ, dân

Trang 27

ca sinh hoạt Sự phân chia này là chung cho dân ca của người Kinh và cả dân ca của

các dân tộc thiểu số Việt Nam Các nhà nghiên cứu gọi dân ca sinh hoạt bằng nhiều

tên gọi khác nhau: Chu Xuân Diên gọi là dân ca trữ tình [31; tr 367], Lê Chí Quế gọi là dân ca trữ tình sinh hoạt [49; tr 217], dân ca trữ tình, sinh hoạt [49; tr 231], dân ca trữ tình [49; tr 234], dân ca trữ tình - sinh hoạt [51; tr 836], Võ Quang Nhơn [39; tr

212] gọi là dân ca sinh hoạt Các tên gọi tuy có khác nhau đôi chút song về cơ bản, nội hàm các khái niệm này là tương đối trùng nhau, đều chỉ tiểu loại dân ca gắn với lao động, tình yêu, đời sống gia đình và xã hội, có nội dung “thể hiện quan hệ giao lưu tình cảm giữa các thành viên trong cộng đồng (cộng đồng gia đình và cộng đồng

xã hội) [39; tr 217] Chúng tôi đồng tình với cách gọi của các nhà nghiên cứu Võ

Quang Nhơn , tức gọi tiểu loại ấy là dân ca sinh hoạt

Ở người Kinh, hai tiểu loại dân ca lao động và dân ca sinh hoạt rất phát triển Dân ca nghi lễ chủ yếu còn tồn tại ở các hình thức hát hội đầu xuân, trong các sinh hoạt tế thần Điều đó có liên quan tới chính sách phát huy ảnh hưởng của thần quyền của các triều đình phong kiến Việt Nam Các tài liệu sưu tầm cho thấy hệ thống các bài hát khẩn nguyện, hát cầu chúc dịp đầu xuân và những bài hát nghi lễ dùng trong sinh hoạt gia đình như hát mừng nhà mới, hát trong các nghi lễ vòng đời của con người đều khá nghèo nàn so với dân ca các dân tộc thiểu số

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát về môi trường sinh thái trong văn hóa Hạ Long

1.2.1.1 Môi trường sinh thái Hạ Long

- Về đất đai, địa hình và khí hậu:

Vịnh Hạ Long là một bộ phận của tỉnh Quảng Ninh, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165 km Đây là một vùng biển đảo rộng lớn với diện tích 1.553 km2 gồm 1.969 hòn đảo Phía Tây Bắc và phía Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và đến hết giới hạn của huyện Vân Đồn Phía Nam và Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, còn phía Tây Nam giáo đảo Cát Bà của Hải Phòng

Trang 28

Phần lớn các đảo đá và đảo phiến thạch trên Vịnh Hạ Long tập trung ở vùng Tây Nam (thuộc vùng Vịnh Hạ Long) và Đông Nam (thuộc Vịnh Bái Tử Long) Tại hai khu vực này có hàng nghìn đảo đá với phong cảnh ngoạn mục và

tuyệt đẹp Nổi tiếng nhất là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, bao gồm Vịnh Hạ Long và một phần Bái Tử Long “Vùng di sản thiên

nhiên được công nhận có diện tích 434 km2

bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gồ (phần phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam), đảo Cống Tây (phía Đông), vùng kề bên (vùng phụ cận) là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch xếp hạng từ năm 1962” [4; tr 7]

Bờ biển ở đây có nhiều bãi bằng và núi đá, các bãi bằng phủ đầy cây sú, vẹt Dọc theo các bãi bằng và các lạch sông suối Có nhiều dãy núi đá vôi cao trung bình trên 80 mét, dốc xuống phía biển từ 10° - 20° Do quá trình chuyển đổi của các chất CO2 (Các bon đioxit) trong thời kì đồ đá, các đảo ở phía Đông Nam Vịnh Hạ Long đã được hình thành, từ đó tạo nên các cảnh quan ngoạn mục với những kiến trúc đặc sắc và hiếm có trên thế giới

Bờ biển khúc khuỷu, ăn sâu vào đất liền là đặc điểm địa hình chính của Vịnh Hạ Long Đặc biệt, nơi đây có sự xen kẽ giữa địa hình đảo, núi đá vôi với các trũng biển là vùng bằng cát mặn có sú, vẹt mọc Dưới tác động của điều kiện thời tiết như mưa, nắng và sự tác động của nước biển, hầu như các đảo nhỏ bị phong hoá và bào mòn, tạo nên các hang động, đảo đá, các hườm đá làm nơi trú ngụ an toàn cho các thuyền nhỏ

Hàng trăm đảo đá lớn nhỏ với hình dáng khác nhau hết sức sinh động Đó là đảo Ti Tốp, đảo Tuần Châu, đảo Ngọc Vừng, hòn Đầu Người, hòn Lã Vọng, hòn Trống Mái, hòn Rồng, hòn Lư Hương, hòn Cánh Buồm… Ẩn chứa bên trong lòng các đảo đá ấy là các hang động tuyệt đẹp gắn liền với nhiều truyền thuyết kì ảo, đó là: Hang Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ (Giấu Gỗ), hang Trinh Nữ, động Thiên Cung, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài mà tạo hoá đã ban tặng cho con người giữa chốn trần gian

Trang 29

Vịnh Hạ Long có khí hậu cơ bản là nhiệt đới, nóng ẩm, gồm 4 mùa: Mùa xuân vào tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu vào tháng 10, mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trung bình năm 18 - 19℃ Lượng mưa trung bình năm từ 2.000 - 2.200 mm Có thể thấy khu vực Vịnh Hạ Long có khí hậu tương đối ôn hoà, điều đó khiến cho Hạ Long trở thành những ao chuôm khổng lồ, là nơi sinh sống cho hàng ngàn loài tôm cá Mặt khác, phù du từ các cửa sông đổ ra vịnh là nguồn thức ăn phong phú cho các loài tôm, cá, các loài hải sản

Vịnh bị ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều, ngày và đêm mức chênh lệch là 4.6 mét Các luồng chảy của Hạ Long được hình thành từ các dòng chảy của sông, luồng gió thuỷ triều và các đảo ngầm, nhưng yếu tố thời tiết chính là thuỷ triều Khi thuỷ triều lên, các dòng chảy chính theo hướng Bắc sang Tây Bắc Khi thuỷ triều xuống theo hướng Nam sang Tây Nam Phía trong Cửa Lục dòng chảy của thuỷ triều đổi hướng 45° đổ vào hướng Nam sang hướng Đông Bắc khi thuỷ triều lên, đổ vào hướng Nam sang Tây Nam khi thuỷ triều xuống Tốc độ thuỷ triều xuống gắp 1.5 - 2 lần tốc độ thuỷ triều lên

Vịnh Hạ Long không có sóng lớn do được bao bọc bởi nhiều đảo đá xung quanh Nước trong vùng vịnh có nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất là 22 - 23℃, cao nhất 29 - 32℃ Dưới tác động của thuỷ triều, nhiệt độ nước của vùng vịnh bị ảnh hưởng rất lớn

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và địa hình độc đáo với hàng ngàn đảo đá che chắn hình thành nên những vùng vịnh kín gió, đã tạo điều kiện cho sự tồn tại của một cộng đồng dân chài cư trú hoàn toàn trên biển - cộng đồng dân chài thuỷ cơ trên vịnh Hạ Long

Trong những năm gần đây, Quảng Ninh là một trong những titnh có sự phát triển kinh tế nhanh chóng Năm 2006, Quảng Ninh nằm trong số 10 tỉnh, thành có mức thu ngân sách lớn nhất cả nước Thành tựu này có sự đóng góp rất lớn từ các hoạt động kinh tế - du lịch tại khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long Tuy nhiên, phát triển kinh tế lại đặt ra vấn đề lớn về chất lượng môi trường Kinh tế phát triển

Trang 30

làm gia tăng mâu thuẫn với bảo tồn tự nhiên, bảo vệ tài nguyên - môi trường và cảnh quan thiên nhiên của khu vực Sự suy giảm chất lượng môi trường nước, tăng quá trình bồi lắng gây nông hoá đáy vịnh, suy giảm tài nguyên sinh vật, biến dạng cảnh quan đang là những vấn đề môi trường nổi cộm ở khu vực này Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long gắn với phát triển kinh tế bền vững, hiệu quả trở thành yêu cầu cơ bản trong chính sách, chiến lược của tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển bền vững

- Về thế giới động vật, thực vật: Vịnh Hạ Long là môi trường lý tưởng hình thành, phát triển đa dạng sinh học vô cùng phong phú và hấp dẫn

Đa dạng sinh học Hạ Long có thể chia thành các hệ sinh thái lớn, đó là: Hệ sinh thái biển và ven bờ; Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới, đặc biệt là hệ sinh thái tùng, áng

Hệ sinh thái biển và ven bờ của vịnh Hạ Long là cảnh quan đặc sắc, hấp dẫn ở vùng triều các cửa sông, ven bờ vịnh Trong đó rừng ngập mặn là loại hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất, cũng đồng thời là nơi tập trung nhiều loài đặc sản được ưa chuộng, nổi tiếng như: sò huyết, sò lông, sá sùng, tôm he, cua biển Trong rừng ngập mặn còn là nơi cư trú của trên 37 loài chim thuộc 4 nhóm: chim biển, chim trên các đảo, chim ven bờ và chim di cư sinh sống

Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới ở vịnh Hạ Long rất phong phú, đa dạng, mang tính đặc trưng, số lượng tương đối lớn, khoảng trên 1.000 loài thực vật

Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có được, đó là: Hài vệ nữ hoa vàng, Thiên Tuế Hạ Long, Khổ cử đại tím, Khổ cử đại nhung, Cọ Hạ Long, Móng tai Hạ Long, Ngũ gia bì Hạ Long

Vùng vịnh Hạ Long có đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu trên biển của vùng biển nhiệt đới như: rừng ngập mặn, rạn san hô, đặc biệt là hệ sinh thái

Trang 31

tùng, áng ven biển Đây là hệ sinh thái đặc sắc chỉ có ở khu vực Hạ Long - Cát Bà mà không có ở các vùng biển khác Các áng đều nằm giữa núi nên nước rất trong Trong các áng, khu hệ sinh vật khá đa dạng, gồm nhiều loại động, thực vật, trong đó có một số loài quý hiếm như: rong guột, trai ngọc, vẹm xanh, con sút Ngoài ra còn có nhiều loài cá, tôm, sao biển, thân mềm, giáp xác, loài hai mảnh vỏ… Bên cạnh các áng thì tùng cũng là khu vực sinh thái có nguồn gen phong phú với khoảng 200 loài sinh vật phát triển, trong đó có hầu hết các loài đặc sản của Hạ Long như: tu hài, sò huyết, san hô, rong biển, trai ngọc

Mỗi hệ sinh thái có chứa hàng ngàn loài sinh vật biển, ngoài những loài có ý nghĩa thực phẩm và mỹ phẩm, một số loài có ý nghĩa khoa học và dược học như cá ngựa, san hô mềm và san hô sừng, hải miên và nhiều loài cá nổi tiếng như chim thu, nhụ đé, cá voi…

Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi về địa hình, khí hậu, môi trường và đặc biệt là nguồn hải sản phong phú… vùng biển Hạ Long đã hội tụ đủ những yếu tố cần thiết tạo tiền đề cho phát triển nghề khai thác biển

- Về hệ thống quần cư của con người:

Vùng biển đảo tỉnh Quảng Ninh đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh nơi đây đã từng là một trong những cái nôi của người Việt cổ Qua các di chỉ khảo cổ được phát hiện, người ta đã thấy sự tồn tài, phát triển liên tục kế tiếp nhau của 3 nền văn hoá thời tiền sử đó là: Văn hoá Soi Nhụ (18000 - 7000 năm cách ngày nay), văn hoá Cái Bèo (Khoảng 7000 năm cách ngày nay) và đỉnh cao là văn hoá Hạ Long (7000 đến 3500 năm cách ngày nay) Sinh sống tại địa hình biển đảo, người Hạ Long thời tiền sử kia đã biết cư trú trong hang, hốc trên các đảo đá vôi, khai thác biển là hình thức kiếm sống chính Cùng với các nghiên cứu về thời tiền sử, các dị vật thời sơ sử và các giai đoạn lịch sử sau này được phát hiện tại Quảng Ninh cũng chứng minh sự tồn tại liên tục của cư dân người Việt cổ tại khu vực biển đảo này với môi trường sống, đời sống kinh tế và những giá trị văn hoá gắn liền với biển

Ngày nay, trên Vịnh Hạ Long vẫn tồn tại một cộng đồng cư dân định cư

Trang 32

hoàn toàn trên biển, cuộc sống của họ gắn liền với biển từ khi sinh ra cho đến lúc chết Họ - những ngư dân đời đời bám biển này chính là hậu duệ của lớp người Hạ Long cổ xưa kia

Ngư dân sống tại các làng chài nổi trên Vịnh Hạ Long hiện nay có nguồn gốc từ hai làng chài Giang Võng, Trúc Võng định cư tại vùng Cửa Lục Xưa kia, Giang Võng là phường thuỷ cư thuộc tổng An Khoái, Trúc Võng thuộc tổng Vạn Yên, huyện Hoành Bồ, phủ Hải Đông, trấn An Quảng

Năm 1946, kháng chiến xảy ra, dân chài hai làng Trúc Võng và Giang Võng đã dạt ra các vùng đảo xa Họ vẫn sinh sống thuỷ cư, dựa vào những vùng vịnh kín gió Năm 1953, giữa thời kì kháng chiến chống Pháp, chính quyền lập ra huyện đảo Cẩm Phả (tách khỏi thị xã Cẩm Phả) Các xã mới gồm dân chài phiêu bạt được thành lập và mang những cái tên đầy không khí cách mạng: Độc Lập, Hùng Thắng, Thành Công, Thắng Lợi

Sau ngày giải phóng vùng mỏ (ngày 25/4/1955), bà con lại tản mạn khắp nơi, phần lớn tụ cư trên Vịnh Hạ Long Năm 1959 - 1960 trong cao trào hợp tác hóa để nâng cao tổ chức sản xuất và đời sống văn hóa xã hội, các làng chài được vận động lên định cư trên đất liền

Được nhà nước vận động lên bờ vào hợp tác xã, họ làm nhà trên bờ nhưng vẫn xuống thuyền sống và khi hợp tác xã giải tán thì họ đã chuyển xuống thuyền sống thuỷ cư

Bốn khu dân cư thuỷ cư trên Vịnh Hạ Long gồm Vông Viêng, Cống Tàu, Ba Hang, Cửa Vạn với gần 300 hộ dân và khoảng 1300 nhân khẩu trực thuộc phường Hùng Thắng Trong đó của Vạn là làng chài lớn nhất

Từ thuở lớp cư dân đầu tiên xây làng, lập ấp, khai mở cơ nghiệp, những người dân chài trên Vịnh Hạ Long đã nhiều đời gắn bó thuỷ chung với biển cả, lăn lộn cùng biển cả Hơn ai hết họ hiểu rằng thiên nhiên là người bạn vừa hào phóng, ưu ái ban tặng tất cả những sản vật quý gia nhưng cũng không kém phần thách thức, nghiệt ngã đe doạ đến tính mạng của họ

Trang 33

1.2.1.2 Văn hóa sinh thái Hạ Long

Không ở đâu như ở nơi này, ngư dân suốt đời lênh đênh trên biển, trên thuyền Họ sinh đẻ, cưới xin, lễ tết đều diễn ra trên thuyền, chỉ khi chết mới gửi xương trên đảo Quê hương của những người dân chài không có xã, ở huyện nào rõ rệt mà cứ theo con nước, theo sóng, nay đây mai đó, đương nhiên họ cũng thường quần tụ theo dòng họ, Hàng ngàn đảo đá lớn nhỏ với nhiều hang hườm, nhiều vụng, áng khuất nẻo làm mái nhà làm tường luỹ che chắn cho họ rất an toàn, không sợ bão tố, không sợ tao loạn chinh chiến trên bờ

Không gian sinh sống của dân chài là vùng biển nước mênh mông với hàng nghìn hòn đảo, phụ thuộc vào mùa vụ tôm cá Môi trường sống đó đã tạo ra cho họ một bản sắc văn hoá riêng - văn hoá biển với các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, văn hoá sinh thái khác biệt và độc đáo

Dân chài nơi đây cộng cư theo mối quan hệ huyết thống và cùng nghề Những người trong họ thường có nơi đậu thuyền nhất định Nơi được lựa chọn để neo đậu thường có mực nước nông, kín gió, an toàn Những vị trí này không cố định và có thể thay đổi vì nhiều lý do như tìm kiếm ngư trường mới, quan niệm về tín ngưỡng (khu vực cũ bị động, hà bá quấy nhiễu mà không làm ăn được…) Sau giờ đánh bắt, các thuyền tập trung về thôn, các thuyền đỗ sát vào nhau, chỉ cần một thuyền thả neo còn các thuyền khác buộc dây vào Các hộ gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ, cảm thông và cùng nhau vượt qua cuộc sống khó khăn Sau bữa cơm chiều, họ thường tập trung lại, đàn ông tập trung bên ấm chè và chiếc điều cày trao đổi kinh nghiệm đánh bắt, đàn bà tâm sự với nhau những câu chuyện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Việc lớn việc nhỏ đều có người thân giúp đỡ, chuyện cưới hỏi, tang ma đều trở thành việc của làng

Khác với những người trên bờ, quan hệ láng giềng của dân chài nơi đây rất mờ nhạt Đối với dân trên bờ, ngôi nhà là vật đảm bảo mang tính ổn định cao nên họ có thể trông chờ vào sự giúp đỡ của láng giềng từ tinh thần đến vật chất Nhưng với cuộc sống sông nước nay đây mai đó, phụ thuộc vào con tôm, con cá nên việc giúp đỡ nhau về vật chất rất khó Họ cần ở nhau sự quan tâm, cảm thông

Trang 34

chia sẻ những vui buồn… Nhưng chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ về tình cảm Mỗi tương trợ về kinh tế giữa họ rất hạn chế Sự giúp đỡ này chỉ có thể trông chờ vào anh em họ hàng, chính vì vậy, mối quan hệ gia tộc ngày càng thắt chặt hơn

Mặc dù có cùng quan hệ huyết thống hay cùng ngư cụ và đối tượng đánh bắt song họ không tổ chức đánh bắt cùng nhau Mỗi hộ gia đình có đời sống kinh tế, phạm vi đánh bắt riêng Dân chài hoàn toàn tự do ngoài biển khơi, có khi họ đi theo đàn cá vượt địa phận nhiều tỉnh để đánh bắt chứ không chỉ bó buộc trong địa phận của tỉnh mình Nếu phạm vi này có người đánh bắt rồi thì thuyền sau sẽ phải cách xa ít nhất là 4 - 5 km

Để có hiệu quả đánh bắt cao trong ngư nghiệp cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm tìm và đánh bắt cá Vì vậy, mỗi người đều có bí quyết nghề nghiệp riêng Nếu phát hiện nơi nào có nhiều cá thì họ không dễ gì tiết lộ cho người ngoài vì mỗi gia đình có đời sống kinh tế riêng Tính độc lập trong kinh tế của mỗi gia đình rất cao nhưng bị thay đổi theo mỗi trường đánh bắt Nếu đánh ở gần thì tính riêng lẻ cao hơn nhưng khi đánh ở xa khơi thì họ lại cần nhiều sự tương trợ của nhau, các thuyền không đánh bắt quá xa nhau, thường rủ nhau cùng đi và về đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra

Quan hệ của dân chài với người trên bờ cũng rất mờ nhạt Trước đây, do cuộc sống lênh đênh không được học hành, mà sự giao tiếp, kiến thức của họ về nhiều mặt trong cuộc sống có nhiều hạn chế Đối với người trên bờ họ bị coi như là “người thiểu số” và họ luôn mặc cảm về sự hèn kém của mình với người trên bờ Họ bị coi là kẻ “sống vô gia cư”, “chết vô địa táng” hay thường được gọi là “dân chã” với ý nghĩa miệt thị Chính từ những mặc cảm hèn kém của họ và sự miệt thị của cư dân trên bờ đã dần dần làm cho mỗi quan hệ giữa những người trên bờ và người trên sông nước cách xa nhau Vì vậy, việc kết hôn giữa những người trên bờ và dưới thuyền quả là rất hiếm Tuy nhiên, với sự quan tâm của chính quyền địa phương, hiện nay trên Vịnh Hạ Long đã hình thành nên trung tâm văn hoá Cửa Vạn, là nơi bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá của các làng chài Là nơi giao lưu văn hoá giữa các ngư dân làng chài trong khu vực,

Trang 35

với cộng đồng dân cư và du khách Từ đó mỗi quan hệ giữa những con người sinh ra và lớn lên trên biển, quen “ăn sóng nói gió” đã có sự hoà nhập với người dân trên đất liền

Dấu ấn biển còn thể hiện đậm nét trong văn hoá đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là văn hoá ở Xưa, thường mỗi con thuyền là một gia đình Thuyền không chỉ là công cụ sản xuất, phương tiện đi lại mà còn là nhà ở Sinh sống trong không gian hẹp, người dân chài đã có cách bố trí và sử dụng con thuyền theo nhiều mục đích khác nhau Ngày trước khi chưa có nhà bè, thường có 2 đến 3 thế hệ sinh sống trên con thuyền với tất cả các hoạt động đánh bắt và sinh hoạt hàng ngày Số ít gia đình có một hai chiếc mủng nhỏ để làm nghề phụ Khi con trai lập gia đình sẽ được ra ở riêng trên một chiếc thuyền khác Sống trong một không gian chật hẹp như vậy nên người dân chài phải sắp xếp cuộc sống của mình sao cho thật gọn gàng, ngăn nắp

Đối với người dân chài Hạ Long, Thuyền dù to hay nhỏ đều có ba khoang: khoang mũi (nơi để ngư cụ, thả lưới, kéo lưới, giăng câu), khoang giữa (khoang chính, có mui chắc chắn, cố định) và khoang sau (khoang lái, thường có mui di động) Khoang sau có thể đẩy ra đẩy lại tuỳ theo thời tiết, là nơi ngủ của con cái lớn chưa lập gia đình Người dân chài Hạ Long quần tụ với nhau theo dòng họ, thành những vạn chài trôi nổi trên mặt Vịnh Hạ Long qua các đời

Quần cư trên môi trường sông nước, hàng ngày phải đối mặt với biết bao hiểm nguy, người dân vạn chài nơi đây đã tạo nên những giá trị niềm tin bền vững đó là văn hoá tâm linh Đời sống tâm linh của ngư dân nơi đây được thể hiện ở niềm tin thiêng liêng trong thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thuỷ thần, phong tục tập quán, những kiêng kị…

Cũng giống nhiều dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, người dân chài Hạ Long quan niệm cúng tổ tiên là tín ngưỡng thiêng liêng Trên con thuyền chật hẹp, ban thờ của gia đình vẫn được bố trí trang trọng, thành kính ở khoang giữa Đặc biệt đối với người dân chài, vào các ngày 30, mùng một, 14 và 15 âm lịch, nhà nào cũng làm lễ cúng gia tiên, cầu cho gia đình khoẻ mạnh và đánh bắt

Trang 36

được nhiều cá tôm Nếu gia đình nào còn bố mẹ già thì anh em, con cháu phải tập trung cúng lễ ở nhà bố mẹ Nếu bố mẹ đã mất thì tập trung cúng lễ gia tiên tại nhà con trưởng

Trong cuộc sống mưu sinh đầy may rủi, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều hiện tượng thiên nhiên bất thường Vì thế, mỗi khi ra khơi đánh bắt hay gia đình có việc quan trọng, ngư dân đều làm lễ cúng thuỷ thần (vị thần nắm giữ sức mạnh của biển cả) để cầu mong sóng yên bể lặng

Những người dân chài cũng tiến hành thờ phụng các nhân thần (là những anh hùng trong lịch sử hay theo các truyền thuyết dân gian như các vị tướng lĩnh nhà Trần, ông Hoàng Ba, Hoàng Bảy…) tại các bãi đất ven chân đảo, núi đá và ven bờ biển Đối với người dân chài trên Vịnh Hạ Long, họ thường thờ thần theo hai hình thức: Một là thờ tại các đền, miếu được xây dựng trên Vịnh hoặc là lấy chân nhang những vị “quan ngài” nổi tiếng linh thiêng mang về đặt vào bát hương thờ tổ tiên tại gia đình

Vào những dịp lễ, tết hay rằm, mồng một, những người dân chài thường sắm lễ tới ba ngồi đến nổi tiếng linh thiêng tại khu vực Cửa Vạn, đó là: đền Bà Men (hồ Ba Hầm), đền Bụt Đày, đền Cậu Vàng hoặc vào các đền, chùa trong đất liền như chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn (Hạ Long), đền Cửa Ông (Cẩm Phả) để cầu tài lộc, sức khoẻ và bình an, mong một năm đi viển gặp nhiều may mắn

Đặc biệt, vạn chài nơi đây còn có tín ngưỡng liên quan tới không gian sinh hoạt và ngư cụ sản xuất đó là con thuyền Để hoàn thành con thuyền thì phải thực hiện 2 nghi lễ chính: lễ phát mộc và lễ hạ thuỷ Để tiến hành các lễ này thì người ta phải chọn ngày tốt, giờ tốt như các ngày đầu con nước và khi xuất hành thì phải chọn nước thuỷ triều lên cho dù là nửa đêm Vì họ cho rằng, ra khơi vào lúc triều cường thì sẽ mang lại nhiều may mắn

Cũng như nhiều ngư dân ven biển Bắc Bộ, những người dân chài trên Vịnh Hạ Long cũng có những phong tục chung, song do điều kiện sống ở biển với nghề đánh cá nay đây mai đó nên các tập tục đã có nhiều thay đổi

Trang 37

Đối với thời điểm trước Tết, thường là vào các ngày 23 tháng chạp, khi các gia đình quần tụ đông đủ, sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa khang trang để đón tết thì những ngư dân thường trồng cây Nêu Không giống như những vùng miền khác với ý nghĩa để xua đuổi tà ma quấy nhiễu, cây nêu của ngư dân được làm từ chính cây Giếng Nguộc - một trong những loại cây phổ biến trên các đảo núi của Vịnh Hạ Long “Cây nêu được trồng trước mũi thuyền, treo trên cột buồm hoặc trước cửa nhà bè tuỳ theo mỗi hộ với ý nghĩa là dấu hiệu, đặc điểm riêng của từng dòng họ, gia đình để linh hồn tổ tiên nhận biết mà theo về sum họp ăn

tết cùng con cháu” [4; tr 56]

Đối với Tết Nguyên Đán: Nhiều gia đình không có tục cúng Ông Táo Chiều 30 Tết, các gia đình thường làm những chiếc thuyền nhỏ không có mũi bằng bẹ chuối (thường từ 2 - 4 chiếc) Trên mỗi thuyền cắm 6 lá cờ đuôi nheo bằng giấy xanh đỏ Trên mặt thuyền còn trải một tờ giấy đỏ, đặt một dúm gạo, cắm 3 nén hương Khi cúng gia tiên tiễn biệt năm cũ xong, chủ nhà đứng ở đằng lái thả thuyền xuống biển và đốt vàng mã, kết thúc năm cũ

Sáng mùng một, những người dân chài thường tập trung anh em họ hàng, cùng quây quần tại một khu vực để ăn Tết và chèo thuyền đi chúc Tết Sau 3 ngày ăn Tết, tuỳ theo dòng họ chọn ngày, thông thường đều lấy ngày mùng 6 hoặc mùng 8 Tết, làm lễ “ra binh” hay còn gọi là lễ giở mũi thuyền Ngư dân thường sắm lễ cúng tổ tiên, cầu xin thần thánh phù hộ độ trì cho việc đi làm ăn năm mới gặp may mán “thuận buồm xuôi gió”, “xuôi chèo mát mái” Sau đó họ cho thuyền nhổ neo xuất hành dọc theo một hướng nhất định Hướng xuất hành phải là hướng đẹp đã được chọn trước, hợp với tuổi của chủ nhà, không có vật nào hay thuyền khác chắn trớc thuyền của mình (theo quan niệm của ngư dân nếu có vật nào, hay thuyền chắn trước thuyền mình sẽ báo hiệu cả năm làm ăn không thuận lợi và gặp nhiều trở ngại

Vào các ngày cuối của tháng 3, 6, 9, 12, dân chài làm lễ mùa theo quy mô cả họ hay ngành Lễ này còn gọi là lễ sông, có thể do từng gia đình làm Mục đích của lễ này là xin lộc của thần sông “Các gia đình hay cả ngành, họ bơi

Trang 38

thuyền ra giữa sông (hoặc ngoài khơi xa) làm lễ Ngoài xôi gà còn phải có các loại cá tráp, cá ngừ, cá nục (không lấy con màu đen) rửa sạch và để nguyên cả con (không mổ) đem nướng hoặc để sống, đặt ngoài khoang thuyền, thắp hương cúng thần sông cho được nhiều cá” [4; tr 56]

Càng đi sâu tìm hiểu về văn hoá của ngư dân nơi đây càng thấy rõ cách ứng xử của họ trong việc tận dụng và ứng phó với môi trường tự nhiên nhằm dung hoà và thích nghi với môi trường đó Những giá trị văn hoá mang đậm yếu tố biển đó chính là mảng màu sống động tô vẽ và tạo ra sức hút kỳ lạ cho bức tranh trên Vịnh Hạ Long

1.2.2 Kho tàng ca dao, dân ca Hạ Long

1.2.2.1 Số lƣợng lời ca

Cuốn Ca dao dân ca vùng biển Quảng Ninh [16] do tác giả Vũ Thị Gái

sưu tầm và biên soạn, xuất bản năm 2007 gồm có 220 câu thơ, bài thơ và được chia thành 7 phần, tương ứng với 7 nội dung khác nhau

Phần I là nội dung vịnh cảnh đánh cá; địa danh; làng nghề (21 bài) Phần II nói về tình yêu biển và tình yêu nghề (36 bài)

Phần III phản ánh lễ nghi, phong tục và đám cưới (49 bài)

Phần IV là các câu thơ đối đáp khách đến chơi và duyên kỳ ngộ (24 bài) Phần V là các câu đố vui và thi tài hiểu biết (27 bài)

Phần VI nói về tâm tình đôi lứa (55 bài)

Phần VII phản ánh nội dung bội bạc và phê phán (8 bài)

Cuốn Ca dao, dân ca của dân chài trên Vịnh Hạ Long [19] do Tống Khắc

Hài sưu tầm, xuất bản năm 2016 gồm 500 câu thơ, bài thơ Tác phẩm được chia theo thể loại với các nội dung đa dạng, trong đó ca dao gồm 226 bài, hát đối gồm 204 bài, hát cưới trên thuyền gồm 70 bài

Như vậy, qua việc lựa chọn và khảo sát 2 tác phẩm trên, có thể thấy rằng ca dao, dân ca của làng chài trên Vịnh Hạ Long có số lượng lớn, rất đa dạng và phong phú với nhiều nội dung và thể loại khác nhau

Trang 39

1.2.2.2 Phân loại

Qua việc khảo sát 720 bài ca ở hai tác phẩm (Ca dao vùng biển Quảng Ninh và ca dao dân của làng chài trên Vịnh Hạ Long) và một số bài ca còn lưu truyền trong dân gian, qua quá trình điền dã tại vịnh Hạ Long, chúng tôi thấy rằng, ca dao, dân ca của dân chài trên Vịnh Hạ Long về cơ bản được chia làm 3 loại, gắn với các lĩnh vực trong đời sống của con người như cách phân loại ca dao, dân ca nói chung: nghi lễ, lao động, sinh hoạt

Ở từng bộ phận này, lại có thể căn cứ vào nội dung để tiếp tục phân chia thành ca dao trào lộng; ca dao có yếu tố tục; ca dao trữ tình; ca dao thân thân, tình nghĩa…; hoặc có thể căn cứ vào hình thức diễn xướng để phân ca dao, dân ca nghi lễ thành các hình thức hát cưới (hát ngõ khách, hát ngõ cheo, hát ngõ hoa; hát đối, hát đố), hay phân ca dao, dân ca sinh hoạt thành các hình thức hát giao duyên, hát đối…

Có thể thấy việc phân loại ca dao dân ca làng chài Vịnh Hạ Long có thể dựa nhiều khác khác nhau, tuy nhiên có thể gom lại thành ba loại chủ yếu Đó là

ca dao mà dân chài gọi là những câu ví vặt Loại hình thứ hai là những câu hát đối đáp được dân chài gọi là hát chèo đường, hát ví, hát véo, hát gái, hát gẹo, hát đố, hát giảng và loại hình thứ ba là hát đám cưới

Sống giữa cảnh núi non xanh biếc, lung linh và kì ảo, người dân chài có hàng loạt câu ca dao ngợi ca vẻ đẹp của biển đảo quê hương Bên cạnh những bài hoạ đồ là các bài hát kể về các địa danh Những ngư dân miền biển có nhiều

cách gọi tên khác nhau như: vè các lái, vè hành trình, hát dặm đò…

Các bài ca dao của người dân chài cũng giàu tính hiện thực, mang tính trào lộng, phản ánh cuộc sống nghèo khổ, khó khăn hay bày tỏ sự khinh ghét cường quyền, áp bức bất công trong xã hội

Tuy nhiên, ca dao của người dân chài vẫn nổi bật ở tính trữ tình Trước hết là tình yêu đôi lứa Các cô gái, chàng trai miền biển với cuộc sống “Ăn sóng nói gió” nên cách bày tỏ tình yêu hết sức mạnh bạo nhưng cũng không kém phần trong sáng và hồn nhiên Các câu ca dao chào hỏi, làm quen thường rất tự nhiên và gần gũi

Trang 40

Ngoài ra, người dân chài cũng có hát ru con, hát ru em rất đằm thắm Có một loạt bài hát rất đặc biệt dưới dạng những bức thư, dân chài gọi là hát gửi thư Đó là những nỗi niềm thương nhớ gửi người đi xa, chủ yếu là gửi bạn tình Cũng những bài hát dài và chân thành như hát gửi thư nhưng có chủ đề riêng, đó là hát đi lính Ở vùng biển đảo, mỗi con thuyền là một gia đình nhỏ, người

chồng là chủ lực, người cầm lái và là nhân lực chính để hành nghề, kiếm sống Bất ngờ người chồng ấy bị gọi đi lính thì số phận của cả hộ gia đình sang một bước ngoặt thê thảm Phần lớn vợ con không đủ sức hành nghề, người vợ đưa con sang thuyền bố mẹ chồng hoặc sang thuyền nhà ngoại, không ít gia đình tan tác, tha phương cầu thực… Chính vì vậy, đi lính trở thành một sự xáo động, một sự kiện bi đát ở vùng biển Một loạt bài ca dao - bài kể về những bi kịch… Cùng

với tâm trạng buồn thương, vùng biển còn có một loạt bài hát đi tìm kể về hành

trình những người thất lạc, tìm nửa yêu thương của mình, tìm bạn tình…

Sống giữa sóng nước mênh mông, tách biệt với người dân trên đất liền, do vậy những ngư dân miền biển rất cần giao lưu, kết bạn Giao lưu kết bạn để nên vợ nên chồng Ngoài yêu cầu của sự sinh tồn và phát triển đó, người dân chài luôn sống trong cảnh cô đơn vắng vẻ nên rất cần giải toả, rất cần thông tin nên hễ có dịp là họ tìm đến nhau và cất tiếng hát Thuyền nay hát gọi, thuyền kia trả lời Có khi chỉ cùng một luồng lạch khi đi hành nghề, vừa chèo vừa hát (phải

chăng vì thế mà có tên là hát chèo đường) Hết đoạn đường gần gũi nhau, cuộc

hát đối đáp đánh phải ngưng lại Nhưng không phải chỉ có vậy, những khi động biển động trời, từng cụm thuyền nép vào bóng núi tránh giông tránh gió, những khi triều xuống trăng lên, nhất là những đêm trăng sáng, cá ăn tãi, đánh lưới không được, thuyền đành neo lại chờ nước, chờ cái Rồi những ngày con nước kém, những khi vào chợ mua hàng, những ngày giỗ tết sum họp họ hàng, bạn bè, thuyền bên thuyền, neo lại gần nhau Thuyền này xin lửa thuyền kia mời trầu và tiếng hát lại cất lên Cuộc hát tự phát lúc đầu chỉ là từ hai con thuyền, sau xúm lại thành từng nhóm thuyền, bên nam bên nữ hát hỏi thăm, ngỏ lời trao duyên, rồi thử tài thử tình, cuộc hát càng về khuya càng tha thiết say đắm Hát

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w