Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đã tạo điều kiện cho em có cơ hội đi học tập, thăm quan v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP LƯU NGỌC PHƯƠNG LINH
Hà Nội – Năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Lưu Ngọc Phương Linh
Lớp: ĐH11KTTN
Ngành đào tạo: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Đơn vị thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ngô Quyền thành
phố Hải Phòng
Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Thị Huê, Ths Mai Hương Lam.
Hà Nội – Năm 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới cô giáo Hoàng Thị Huê và cô Mai Hương Lam 2 người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo kiến tập này
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đã tạo điều kiện cho em có cơ hội đi học tập, thăm quan và trải nghiệm thực tế tại Khu công nghiệp Deep C II và Viện Tài nguyên và Môi trường biển
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô chú và các anh chị tại UBND quận Ngô Quyền, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ngô Quyền đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình kiến tập
Cuối cùng, em cũng cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp em trong suốt quá trình học và hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 25 tháng 06 năm 2023 Sinh viên
Lưu Ngọc Phương Linh
Trang 4CHƯƠNG 1 KHU CÔNG NGHIỆP DEEP C HẢI PHÒNG II 2
1.1 Giới thiệu về khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng II 2
1.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng KCN Deep C II Hải Phòng 4
1.3.6 Hệ thống quan trắc và xả nước thải 11
1.3.7 Bùn nguy hại và bùn vi sinh 12
1.4 Cầu cảng hàng lỏng & khu hóa dầu 13
CHƯƠNG 2 VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN 15
2.1 Giới thiệu về viện Tài nguyên và Môi trường biển 15
2.2.1 Địa chỉ liên hệ 15
2.2.2 Cơ cấu tổ chức viện Tài nguyên và Môi trường biển 15
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ 16
2.2 Viện Tài nguyên và Môi trường biển 17
2.2.1 Phòng tư liệu và viễn thám biển 17
Trang 52.2.2 Phòng vật lý biển 18
2.2.3 Phòng sinh vật phù du 18
2.2.4 Phòng thí nghiệm vi sinh vật biển 19
2.2.5 Phòng thí nghiệm trọng điểm – Đa dạng sinh học và môi trường biển 20
PHẦN II KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP 22
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ KIẾN TẬP 22
1.1 Quận Ngô Quyền 22
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
1.1.2 Các nguồn tài nguyên 23
1.1.3 Khí hậu 24
1.2 Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hồng Bàng 25
1.2.1 Vị trí và chức năng 25
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 25
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế 29
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 30
2.1 Hộ trợ triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Ngày Đại dương thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường” tại Quận Ngô Quyền năm 2023 30
2.1.1 Bàn giao tài liệu tuyên truyền cho 12 phường tại quận Ngô Quyền 30
2.1.2 Hộ trợ chuẩn bị “Ra quân triển khai Ngày Đại dương thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường tại Quận Ngô Quyền năm 2023” 31
2.2 Nhập số liệu “Bảng tổng hợp rà soát, thống kê các nguồn thải năm 2022 trên địa bàn Quận Ngô Quyền” 32
2.3 Hộ trợ cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện mô hình điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn 32
2.3.1 Hộ trợ triển khai thực hiện Hội nghị Triển khai mô hình điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn 32
2.3.2 Bàn giao tài liệu phân loại rác thải cho 12 phường tại quận Ngô Quyền 33
2.4 Quản lý con dấu 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 Kết quả cụ thể những công việc đã làm được 34
3.2 Những mặt còn hạn chế 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TN & MT Tài nguyên và Môi trường
DSLAM Digital subscriber line access multiplexer
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊPHẦN 1 THAM QUAN THỤC
Hình 1 1 Sơ đồ khu công nghiệp Deep C 6
Hình 1 2 Sơ đồ đơn giản hệ thống cấp nước và xử lý xả thải khu công nghiệp Deep
Hình 1 7 Bể khử trùng loại bỏ nước thải 12
Hình 1 8 Hình ảnh hệ thống quan trắc và kênh xả thải 14
Hình 1 9 Thành phẩm bùn nguy hại sau khi được sấy khô 15
Hình 1 10 Cầu cảng hàng lỏng & khu hóa dầu 16
Y Hình 2 1 Cơ cấu tổ chức viện Tài nguyên và Môi trường biển 18
Hình 2 2 Một số máy móc tại phòng sinh vật phù du 20
Hình 2 3 Một số máy móc phục vụ cho việc thí nghiệm vi sinh vật biển 21
Hình 2 4 Hình ảnh một số máy móc phục vụ cho công việc nghiên cứu 22
PHẦN 2 KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP Hình 2 5 Phường Đông Khê dán poster tuyên truyền tại UBND phường 31
Hình 2 6 Các doanh nghiệp môi trường và đông đảo CBCC, viên chức quận; 12 phường và các tổ dân phố; đoàn viên thanh niên tham dự lễ ra quân 32
Hình 2 7 Các mục cần nhập trong bảng 33
Hình 2 8 Người dân đến dự nhận được tài liệu về việc phân loại rác thải 34
Trang 9MỞ ĐẦU
Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sau 1 tháng kiến tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường và 2 ngày thăm quan, học hỏi thực tế tại khu công nghiệp Deep C II và viện Tài nguyên và Môi trường biển em đã được hiểu thêm về môi trường và những tác dộng đến môi trường, từ đó rút ra bài học về hoạt động bảo vệ môi trường cũng như kinh nghiệm cho những lần kiến tập, thực tập tiếp theo
Trang 10PHẦN I: THAM QUAN THỰC TẾ
CHƯƠNG 1 KHU CÔNG NGHIỆP DEEP C HẢI PHÒNG II1.1 Giới thiệu về khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng II
Deep C Hải Phòng II nằm ở bán đảo Nam Đình Vũ về phía Đông Bắc của Deep C Hải Phòng I Bên cạnh lợi thế về vị trí địa lý nổi bật và những ưu đãi đầu tư như khu công nghiệp anh em của mình, Deep C Hải Phòng II được thiết kế tỉ mỉ để trở thành một khu công nghiệp xanh, đi theo định hướng khu công nghiệp sinh thái của toàn tổ hợp Deep C Tại đây còn có con đường được làm từ nhựa tái chế đầu tiên tại Việt Nam [4]
Dù chỉ mới khởi động từ tháng 5/2018, tại Deep C Hải Phòng II đã xuất hiện những cụm sản xuất quy mô lớn trong lĩnh vực điện tử và sản xuất ô tô do các công ty sản xuất hàng đầu thế giới dẫn đầu
Khu công nghiệp Deep C II Hải Phòng có tổng diện tích 646,1 ha là tổ hợp bao gồm 02 khu công nghiệp:
- Khu công nghiệp Deep C2A (được đổi tên từ khu công nghiệp Nam Đình Vũ
khu 2).
+ Được thành lập năm 2009, có chủ đầu tư là Công ty cổ phần công nghiệp Hồng Đức (Hợp tác giữa nhà đầu tư Công ty Rent-A-Port của Bỉ và UBND thành phố Hải Phòng) với tổng số vốn đầu tư hơn 2.468 tỷ đồng
+ Có diện tích quy hoạch là 513,4 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 397,55 ha (chiếm tỷ lệ 77,43% diện tích)
+ Vị trí: Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng + Thời hạn hoạt động: Từ năm 2009-2059
- Khu công nghiệp Deep C2B (được đổi tên từ Khu công nghiệp dịch vụ và hàng
hải)
Trang 11+ Được thành lập năm 2011, có chủ đầu tư là Công ty cổ phần khu công nghiệp Hải Phòng với tổng số vốn đầu tư là 505 tỷ đồng.
+ Có diện tích quy hoạch là 132,7 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 102,4 ha (chiếm tỷ lệ 77,16% diện tích)
+ Vị trí quy hoạch: Phường Đông Hải 2 và Phường Tràng Cát, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng
+ Thời hạn hoạt động: Từ năm 2011-2061
Hình 1 1 Sơ đồ khu công nghiệp Deep C
1) Về tính chất
Khu công nghiệp Deep C II Hải Phòng là khu công nghiệp hiện đại đa ngành bao gồm Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ tổng hợp (bao gồm cả dệt may và các sản phẩm đầu vào cho ngành dệt may), công nghiệp dược phẩm và các ngành công nghiệp khác theo quy định; dịch vụ logistic và hậu cần cảng thuộc ranh giới Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải.[4]
2) Về vị trí liên kết vùng
Trang 12Khu công nghiệp Deep C II tọa lạc tại vị trí chiến lược của bán đảo Nam Đình Vũ, kết nối thuận tiện với hệ thống cảng biển, sân bay và các tuyến giao thông quan trọng, cụ thể:
+ Cách cảng Đình Vũ 9,4 km, cách cảng Lạch Huyện 15,6 km
+ Cách trung tâm thành phố Hải Phòng 15 km, cách sân bay Cát Bi 12,8 km + Cách nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 5 km
+ Cách trung tâm thành phố Hà Nội 120 km, cách sân bay Nội Bài 137 km
1.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Deep C II Hải Phòng1.2.1 Hệ thống cấp điện
Nguồn điện phục vụ sản xuất tại KCN Deep C II được cung cấp từ hai nguồn Trong ngắn hạn, việc cấp điện được lấy từ nguồn trạm biến áp 110kV/22kV Khu công nghiệp Đình Vũ Trong dài hạn, nguồn điện được cung cấp thông qua trạm biến áp 110kV/22kV có công suất 63 MVA được xây dựng nội khu công nghiệp Các tuyến dây 22kV được đi ngầm và đấu nối đến từng lô đất trong khu công nghiệp Đồng thời khu công nghiệp còn được xây dựng trạm biến áp 22/0,4kV có công suất 250kVA/630kVA để phục vụ cho các công trình công cộng và hệ thống chiếu sáng [4]
1.2.2 Hệ thống cấp nước
Ngắn hạn việc cấp nước cho KCN Deep C II được lấy từ nguồn cấp nước nhà máy nước An Dương hiện có, trong tương lai việc cấp nước được bổ sung từ Nhà máy nước Hưng Đạo, quận Dương Kinh Khu công nghiệp được đầu tư xây dựng trạm bơm tăng áp nằm tại phía Tây của khu công nghiệp với công suất dự kiến khoảng 20.000 m3/ngày đêm Mạng lưới cấp nước được bố trí theo dạng mạch vòng kết hợp nhánh với các đường ống HDPE có đường kính từ D100-D500 [4]
Trang 131.2.3 Hệ thống xử lý nước thải
Toàn bộ nước thải sản xuất trong KCN Deep C II Hải Phòng được xử lý thông qua trạm xử lý nước thải tập trung có công suất xử lý 16.000 m3/ngày đêm ra tới chuẩn A trước khi xả thải ra môi trường [4]
1.2.4 Hệ thống đường giao thông nội khu
Đường trục chính trong khu công nghiệp có chiều rộng từ 50m-56m, trong đó chiều rộng mặt đường từ 18m-30 với 08 làn xe và dải phân cách và mương nước ở giữa Các đường nhánh trong khu công nghiệp có chiều rộng mặt cắt từ 21m-45m, trong đó chiều rộng mặt đường từ 10m-16m Đồng thời, toàn bộ hệ thống đường giao thông trong khu công nghiệp còn được bố trí hệ thống cây xanh, chiếu sáng hai bên
1.2.5 Hệ thống PCCC
Hệ thống cấp nước chữa cháy được bố trí độc lập riêng rẽ với hệ thống cấp nước sạch sản xuất Các họng cứu hỏa được bố trí với khoảng cách 150m/trụ đảm bảo việc khắc phục các sự cố hỏa hoạn xảy ra trong khu công nghiệp.
1.2.6 Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc của khu công nghiệp được ghép nối vào mạng viễn thông của quận Hải An với tổng đài dung lượng dự kiến 4.000 lines Thiết bị truy nhập DSLAM dược lắp đặt tại khu công nghiệp đảm bảo nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet băng thông rộng và tốc độ cao cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp [4]
1.2.7 Hệ thống bảo an và dịch vụ an ninh
Đội ngũ camera giám sát và nhân viên an ninh vòng ngoài hoạt động thường xuyên 24/7 luôn đảm bảo tối đa sự an toàn cho các nhà đầu tư hoạt động trong khu công nghiệp[4]
Trang 141.2.8 Tiện ích hạ tầng khác
Các lô đất trong khu công nghiệp được san lấp với cao độ thấp nhất từ +3,1m trước khi được bàn giao cho nhà đầu tư; Hệ thống thoát nước mưa được tách riêng biệt với hệ thống thoát nước thải [4]
1.3 Hệ thống cấp nước và xử lý xả thải khu công nghiệp Deep C II
Hình 1 2 Sơ đồ đơn giản hệ thống cấp nước và xử lý xả thải khu công nghiệpDeep C II
1.3.1 Bể thu gom
Một hệ thống muốn xử lý hết lưu lượng nước thải phát sinh thì bắt buộc phải được đưa về bể thu gom Bể thu gom có chức năng tập trung toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt thường ngày của công nhân viên làm việc tại nhà máy cũng như nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, nước thải từ khu vực rửa thiết bị, làm sạch nhà xưởng, Nước thải từ bể thu gom sẽ được đưa tới bể điều
Trang 15Hình 1 3 Bể thu gom nước thải
1.3.2 Bể điều hòa
Đây là nơi chứa lượng nước thải phát sinh tại nhà máy trong 24 giờ, bể điều hòa có chức năng đảm bảo nồng độ và lưu lượng nước thải ở mức ổn định, ở đây, pH cũng được giữ ở mức ổn định Để tránh xảy ra hiện tượng lắng cặn, máy thổi khí được lắp đặt, máy sục khí được khuấy đảo liên tục, tách mùi hôi cho các bể xử lý phía sau
Trang 16Hình 1 4 Bể điều hòa
1.3.3 Bể xử lý hóa lý và bể xử lý vi sinh
- Bể xử lý hóa lý
Xử lý hóa lý cần áp dụng như: sàng lọc; tách cơ học: trộn, khuấy, lắng, lọc hay hóa lỏng khí nhằm loại bỏ một phần cặn ra khỏi nước thái, tạo điều kiện cho quá trình xử lý hóa học và sinh học tiếp theo được thực hiện tốt hơn Phương pháp vật lý thường được kết hợp với các phương pháp sinh học hay hóa học để tăng hiệu quả của các quá trình chuyển hóa và tách các chất cặn, chất kết tủa hay sau tuyển nổi
- Bể xử lý vi sinh
Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của VSV để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải Các VSV sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng tạo năng lượng Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ VSV gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa
Trang 17Nước thái có thể xử lý sinh học sẽ được đặc trưng bởi chỉ tiêu BOD hoặc COD Để có thể xử lý bằng phương pháp sinh học nước thải cần không chứa các chất độc và tạp chất, các muối kim loại nặng hoặc nồng độ của chúng không vượt quá nồng độ cực đại cho phép và có tỷ số BOD/COD = 0,5
Xử lý vi sinh có thể chia thành 2 loại là xử lý kỵ khí và xử lý hiểu khi
Hình 1 5 Một số hình ảnh bể xử lý hóa lý và bể xử lý vi sinh
1.3.4 Bể lắng
Bể lắng đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lý nước thải Với khả năng lắng bớt bùn đất, các chất lơ lửng trong nước thải hiệu quả mà loại bể này được ứng dụng rất phổ biến Không những vậy, bể lắng có rất nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm riêng biệt, do đó tùy theo nhu cầu sử dụng để lựa chọn được bể lắng thích hợp
Trang 18Hình 1 6 Bể lắng phân tách bùn và nước
1.3.5 Bể khử trùng
Bể khử trùng là một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình xử lý nước thải Mục đích của giai đoạn này chính là tập trung nước thải sau xử lý lắng cặn, lọc, cân bằng pH lại để diệt các mầm vi khuẩn gây bệnh trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.
Có thể nói, khử trùng là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình xử lý nước thải Giai đoạn này cần tập trung nước thải sau các quá trình xử lý trước đó để tiếp tục diệt mầm vi khuẩn gây bệnh trước khi xả ra môi trường bên ngoài.
Trang 19Hình 1 7 Bể khử trùng loại bỏ nước thải
1.3.6 Hệ thống quan trắc và xả nước thải
- Hệ thống quan trắc
Quan trắc nước thải là hệ thống được lắp đặt tại nơi nước thải đã qua xử lý các yếu tố ô nhiễm Hệ thống sẽ theo dõi lưu lượng và đo lường chất lượng nước thông qua các chỉ số đo được tại các điểm lắp đặt.
Nhờ vào trạm quan trắc nước thải, các nhà máy có thể kiểm soát được chất lượng nước đã qua xử lý (nhưng chưa đạt chuẩn) ra môi trường sinh thái, từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Các thiết bị quan trắc sẽ được đặt trong tủ kín riêng biệt (trạm cơ sở) Định kỳ theo thời gian quy định, phần nước thải sau khi xử lý sẽ được bơm vào trạm cơ sở Bên trong trạm cơ sở, các thiết bị đo (sensor) sẽ đo đạc chất lượng nước và chuyển dữ liệu vào bộ thu tín hiệu Các dữ liệu này được truyền về trạm điều khiển (Trạm
Trang 20Trung tâm) đặt tại trung tâm quan trắc và đồng thời được truyền về sở Tài Nguyên – Môi trường.
Phần mẫu nước thải sau khi đo được sẽ được bơm tuần hoàn về hố gas xả thải Trong những tình huống cần thiết, người quản lý hệ thống quan trắc có thể điều khiển trạm cơ sở lấy mẫu tự động và lưu mẫu.
- Kênh xả thải:
Sauk hi quan trắc nước đã đạt yêu cầu nước thải sau được xử lý sẽ đi qua dduongf dẫn này và xả thải ra ngoài môi trường
Hình 1 8 Hình ảnh hệ thống quan trắc và kênh xả thải
1.3.7 Bùn nguy hại và bùn vi sinh
` - Đối với bùn nguy hại: bùn được ép tương đối khô như đất sét Sau đó sẽ được gửi đến cho đơn vị chức năng xử lý Công ty sẽ phải bỏ tiền ra để các đơn vị chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
Trang 21Hình 1 9 Thành phẩm bùn nguy hại sau khi được sấy khô
- Bùn vi sinh sẽ được đem đi tái sử dụng lại
1.4 Cầu cảng hàng lỏng & khu hóa dầu
Khu hóa dầu và Cầu cảng hàng lỏng là đặc điểm riêng biệt của DEEP C Hải Phòng Nhà đầu tư trong Khu hóa dầu có thể trực tiếp sử dụng hệ thống cầu cảng hàng lỏng và giá đỡ đường ống phục vụ việc kinh doanh hoá chất, hoá dầu Ý tưởng độc đáo về một hệ thống cầu cảng hàng lỏng dùng chung không chỉ làm nên sự khác biệt giữa DEEP C và các khu công nghiệp khác, mà còn giúp các Nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí, tài nguyên so với việc phải tự mình đầu tư xây dựng hệ thống.
Hiện nay DEEP C đã có hơn 30 nhà đầu tư tại Khu hoá dầu, vận hành trong các lĩnh vực khác nhau như kho chứa hoá chất, dầu nhờn, kho chứa LPG, v.v…, tạo thành trung tâm nhiên liệu phục vụ các nhà đầu tư khác trong KCN DEEP C
Trang 22Hình 1 10 Cầu cảng hàng lỏng & khu hóa dầu
Trang 23CHƯƠNG 2 VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN2.1 Giới thiệu về viện Tài nguyên và Môi trường biển
Viện Tài nguyên và Môi trường biển là Viện nghiên cứu cấp quốc gia trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được thành lập theo Nghị định số 62/2008/NĐ-CP ngày 12/5/2008 của Chính Phủ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Tài nguyên và Môi trường biển được quy định tại Quyết định số 200/QĐ-VHL ngày 25/02/2013 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam [5]
Website: http://www.imer.vast.vn / http://www.imer.ac.vn
2.2.2 Cơ cấu tổ chức viện Tài nguyên và Môi trường biển
Viện trưởng: PGS TS NCVCC Nguyễn Văn Quân Phó Viện trưởng: TS NCVC Nguyễn Văn Thao
TS NCVC Nguyễn Đăng Ngải TS NCVC Đỗ Mạnh Hào