1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sản xuất điện nlmt tại việt nam

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sản xuất điện NLMT tại Việt Nam
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Các trạm điện mặt trời nối lưới này có công suất trung bình khoảng 50 kWp và thuộc sở hữu của một số tổ chức và doanh nghiệp lớn, như Intel Corporation, Big C Hà Nội… Năm 2018, điện mặt

Trang 1

II Sản xuất điện NLMT tại Việt Nam

1 Thực trạng sản xuất

- Tính đến cuối năm 2014, đầu năm 2015, tổng công suấtlắp đặt điện mặt trời trong cả nước đạt xấp xỉ 4,5 MWp,trong đó khoảng 20% tổng công suất (tương đương với

900 kWp) được đấu nối vào lưới điện Các trạm điện mặttrời nối lưới này có công suất trung bình khoảng 50 kWp

và thuộc sở hữu của một số tổ chức và doanh nghiệp lớn,như Intel Corporation, Big C (Hà Nội)… Năm 2018, điệnmặt trời của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể,nhưng con số này vẫn còn quá nhỏ so với một số quốc gia

có tiềm năng tương tự, như Mỹ, Ý, Philippines, thậm chícòn thấp hơn Malaysia, Thái Lan Cụ thể, tổng công suấtđiện mặt trời Việt Nam năm 2018 chỉ là 106 MWp, chưabằng 1% so với Ý và chỉ bằng khoảng 4% của Thái Lan

- Năm 2019, tổng công suất điện mặt trời đã tăng lênkhoảng 5 GWp, trong đó 4,5 GWp là của các nhà máy điệnmặt trời nối lưới và gần 0,4 GWp của hệ thống điện mặttrời áp mái Sự phát triển mạnh mẽ này là do các nhà đầu

tư đã tăng tốc độ triển khai dự án để tận dụng các ưu đãicủa Chính phủ theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự ánđiện mặt trời tại Việt Nam

- Tính đến hết năm 2020, nguồn điện mặt trời nối lưới đãđược đưa vào vận hành lên tới 9 GW (trong đó, 2 tỉnh NinhThuận và Bình Thuận gần 3,5 GW) Quy mô công suất củacác dự án điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch là trên

13 GW (tổng quy mô đăng ký xây dựng các dự án điện mặt

Trang 2

trời nhưng chưa được bổ sung vào quy hoạch là khoảng 50GW) Theo Dự thảo quy hoạch điện VIII, dự kiến công suấtlắp đặt điện mặt trời sẽ tăng từ 17 GW (giai đoạn 2020-2025) lên khoảng 20 GW (năm 2030) Tỷ trọng điện mặttrời được kỳ vọng sẽ chiếm 17% (năm 2025), 14% (năm2030) trong cơ cấu các nguồn điện.

- Hiện tại, Việt Nam mới chỉ có 9 nhà máy sản xuất tấm môđun quang điện (PV), trong đó chỉ có hai công ty do ViệtNam làm chủ, đó là: IREX Solar (Vũng Tàu) và Công ty CPNăng lượng Mặt Trời Đỏ (TP Hồ Chí Minh) Các tấm pinnăng lượng mặt trời nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, HànQuốc, Canada, Na Uy, Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc và docác doanh nghiệp FDI sản xuất chiếm ưu thế gần nhưtuyệt đối trên thị trường Việt Nam

- Tại Việt Nam, công nghệ, kỹ thuật và khả năng phát triển

dự án điện mặt trời còn đang phụ thuộc rất nhiều vào nướcngoài, dẫn đến việc triển khai điện mặt trời với quy mô lớncòn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về giá thành Điều nàykhiến điện mặt trời khó có khả năng cạnh tranh với nhữngnguồn điện truyền thống khác Ứng dụng quan trọng nhấtcủa năng lượng mặt trời hiện nay và trong tương lai vẫn làsản xuất điện năng Hai loại công nghệ sản xuất điện mặttrời được phát triển rộng rãi là: công nghệ quang điện (SPV

- Solar photovoltaic) và công nghệ điện mặt trời hội tụ(CSP - Concentrated solar power) Công nghệ SPV phổ biếnnhất hiện nay bao gồm: pin mặt trời tinh thể (chiếmkhoảng 90% thị phần), còn lại là pin mặt trời màng mỏng(thị phần khoảng 10%) Theo đánh giá của các nhà nghiên

Trang 3

cứu quốc tế, giá thành của công nghệ CSP sẽ còn caotrong tương lai, nên không có dự kiến đưa vào hoạt độngnhà máy quy mô lớn.

- Công nghệ điện mặt trời đang phát triển nhanh, bên cạnhviệc nghiên cứu, tự mình làm chủ công nghệ, có một lựachọn khác ít tốn kém hơn là chuyển giao công nghệ và từ

đó tự sản xuất nhờ vào sự đa dạng của các nhà cung cấpcông nghệ Một vấn đề công nghệ khác mà chúng ta cầnquan tâm, đó là công nghệ điện mặt trời nổi trên mặt nướcvới nhiều ưu điểm vượt trội Tuy nhiên, nhược điểm lớnnhất của công nghệ này là suất đầu tư lớn hơn nhiều sovới điện mặt trời trên mặt đất

- Tại sao lại nhận định sử dụng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam đem lại lợi ích to lớn Các tấm pin năng lượng mặt trời chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện

Trang 4

- Dựa theo bản đồ bức xạ mặt trời, Miền Trung và Miền Nam

có tổng bức xạ là 5kW/h/m / ngày Tương đương từ 2000 –2

2600 giờ nắng một năm Miền Bắc tầm 4kW/h/m tương2đương với 1500 – 1700 giờ nắng mỗi năm Do đó xét riêng ởViệt Nam, các hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ hoạtđộng hiệu quả nhất ở các tỉnh miền Nam Các tỉnh miền Bắctuy thưa số giờ nắng nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với mặtbằng chung các nước Châu Âu Đây là lợi ích đầu tiên khikhai thác điện năng lượng mặt trời

- Các tấm pin năng lượng mặt trời chuyển hóa trực tiếpnăng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành nănglượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện

- Sử dụng điện mặt trời giúp tiết kiệm tối đa chi phí tiền điệncho các hộ gia đình, doanh nghiệp, các mô hình thương mạidịch vụ Không những vậy, người tiêu dùng còn có thể bánđiện mặt trời cho EVN tạo ra thu nhập tự động khi lắp songsong với lưới điện quốc gia

- Mỗi hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể hoạt độngđến 20 năm, tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư Bên cạnh đó hệthống tận dụng không gian chết là mái nhà của bạn để lắpđặt Không tốn nhân sự vận hành, chi phí bảo dưỡng thấp,lắp đặt, thay thế di chuyển dễ dàng

- Không những thế, việc sử dụng hệ thống điện mặttrời còn góp phần bảo vệ môi trường, không gây tác động

Trang 5

đến môi trường bên ngoài – thiên nhiên, giúp làm giảm áplực lên mạng lưới điện quốc gia

Chính vì vậy, sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam nhưmột nguồn năng lượng thay thế tại chỗ cho sản xuất điệnnăng truyền thống đáp ứng nhu cầu của dân cư đảm bảokinh tế an ninh quốc phòng

- Tiềm năng có thể khai thác cho sản xuất điện năng từnăng lượng mặt trời tại Việt Nam ước tính khoảng 13.000

MW

Năng lượng mặt trời phù hợp với điều kiện Việt Nam

Như đã trình bày ở trên tiềm năng khai thác năng lượng mặttrời ở Việt Nam khá lớn Cụ thể khu vực có bức xạ mặt trời trongnăm tương đối ổn định là Cao nguyên Miền Trung, duyên hảimiền Trung và Miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long với nănglượng bức xạ mặt trời là 4-5kWh/m mỗi ngày.2

Theo đánh giá của thế giới thì khu vực có có số giờ nắng từ

1800 giờ/năm trở lên thì được coi là có tiềm năng để khai thác

Trang 6

tốt Tiêu chí này hoàn toàn phù hợp nhất với các tỉnh NamTrung Bộ và Tây Nguyên

Tiềm năng năng lượng mặt trời dưới dạng pin năng lượng mặt trời

- Hiện nay, thế giới sử dụng 3 dạng pin mặt trời là pin mặttrời tinh thể, đa tinh thể và màng mỏng vô định hình.Trong đó với điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam mây mùnhiều ngày mùa đông thì Pin a-Si vẫn làm việc tốt cho hiệusuất cao Nếu khai thác sử dụng Pin a-Si thì nếu cho 1ngày nắng 10h thì khả năng chiếu sáng 6 -7 ngày tiếptheo Tính ưu việt cao đối với khí hậu Việt Nam

Hơn nữa Pin a-Si đều hoạt động tốt từ môi trường nhiệt độ caođến mưa tuyết vùng núi xa xôi, trong vùng bức xạ mặt trời lớnhay ngay cả thời tiết mưa ẩm

Do vậy so với hai loại pin mono và polycrysta sử dụng phổ biếntại Việt Nam thì hiệu quả hơn Đồng thời giá thành đầu tư thấpcông nghệ đơn giản phù hợp với điều kiện chi phí tại Việt Nam

Tiềm năng năng lượng mặt trời về mặt lợi ích

- Thứ nhất là nguồn năng lượng sạch, không phát thải khínhà kính và các chất thải khác Đặc điểm này ưu thế đặcbiệt, nhờ đó có thể góp phần giải quyết vấn đề đang rấtthời sự hiện nay trên phạm vi toàn cầu là vấn đề biến đổikhí hậu, vấn đề đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại

- Thứ hai là lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng đơn giản

và chi phí thấp Vì không có công nghệ nguồn điện nàoxây dựng đơn giản, nhanh chóng như công nghệ nguồnđiện mặt trời Thời gian xây dựng chỉ tính theo tháng

Trang 7

- Thứ ba là giá điện mặt trời đã giảm thấp và vẫn còn tiếptục giảm sâu hơn nữa Dự báo đến năm 2035, giá điện mặttrời thương mại sẽ vào khoảng 5,4 cent/kWh, còn giá ĐMT

áp mái chỉ còn khoảng 3 cent/kWh

Các vấn đề về chính sách: Rào cản lớn nhất trong chính

sách là thiếu quy hoạch quốc gia về năng lượng điện mặttrời Hiện tại, Việt Nam mới có quy hoạch phát triển điệnmặt trời ở cấp tỉnh, đặc biệt tập trung ở một số tỉnh, thànhphố có tiềm năng Ngoài ra, các quy hoạch này của tỉnhmới chỉ áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời nối lưới,không áp dụng cho các dự án điện mặt trời áp mái Bêncạnh đó, sự chậm trễ trong việc ban hành các chính sách

hỗ trợ năng lượng điện mặt trời, hạn chế trong công tácquản lý từ trung ương đến địa phương về phát triển điệnmặt trời đã cho thấy sự lúng túng trong quy hoạch vànăng lực quản trị của các cơ quan hữu quan Những hạnchế này đã làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư và tácđộng tiêu cực đến định hướng kết nối các dự án điện mặt

Trang 8

trời vào hệ thống điện quốc gia trong ngắn hạn cũng nhưkhả năng phát triển bền vững và đồng bộ trên cả nướctrong dài hạn.

Vấn đề công nghệ : Cơ sở hạ tầng ngành điện hiện naychưa phát triển tương xứng với tiềm năng của điện mặttrời Sự bùng nổ của điện mặt trời trong năm 2019 đã gây

áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng hiện có, đòi hỏi nhu cầu củng

cố và thiết lập các kết nối mới với lưới điện trong thời gianngắn Ngoài ra, còn thiếu các quy định về tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quátrình thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các dự ánđiện mặt trời Năng lực hấp thụ công nghệ của Việt Namcòn thấp nên các dịch vụ kỹ thuật và bảo trì cơ bản, vậnhành và quản lý sau khi lắp đặt các nhà máy điện mặt trờivẫn cần sự tham gia của chuyên gia nước ngoài Nhữngđiểm yếu này có tác động rõ rệt đến khả năng vận hànhđộc lập nói riêng và những gì liên quan đến bản thân dự

án cũng như hệ thống điện nói chung, gia tăng áp lực lên

hệ thống điện tiềm ẩn nhiều rủi ro của Việt Nam

Các vấn đề kinh tế và tài chính: Vướng mắc lớn nhất

trong các vấn đề về kinh tế, tài chính là trách nhiệm chia

sẻ rủi ro tài chính không rõ ràng giữa các bên trong hợpđồng mua bán điện theo thông lệ quốc tế Cụ thể nhưnhững thay đổi về chính sách thuế, phí, giá cả, quy hoạch,

kế hoạch phát triển; rủi ro trong huy động vốn vay, lãisuất, tỷ giá hối đoái; hoặc rủi ro bất khả kháng như lũ lụt,động đất… ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp Ngoài

ra, những hạn chế đối với quyền sử dụng đất thuộc nhà

Trang 9

máy điện mặt trời khiến cho doanh nghiệp khó có thểdùng quyền này để thế chấp cho những khoản vay phục

vụ hoạt động đầu tư dài hạn Những khó khăn này khiếncác nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà sản xuất điện độc lậpkhó tiếp cận nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Một số bất cập khác :

+ Đối với hệ thống điện mặt trời lưu trữ, hệ thống lưu trữ chi phí khá cao so với “túi tiền” của người dân Ngoài ra tình hình sử dụng điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam vẫn chưa ổn định

+ Vào những ngày mưa gió, nhiều mây, ánh sáng mặt trờikhông có Nên số giờ nắng giảm, không đồng đều, không thể chủ động kiểm soát được nguồn năng lượng Điều này đòi hỏi phải cập nhật các công nghệ hiện đại, giúp hệ thống duy trì công suất hoạt động đồng đều mỗi ngày trênđiều kiện các thời tiết khác nhau

+ Việc sử dụng dung môi tẩy rửa tấm pin cũng tác động đến môi trường hay nhưng vấn đề các tấm pin hỏng mà nhà máy điện thải ra vẫn chưa có phương pháp rõ ràng Chi phí bán điện:

+ Khi điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam phổ biến hơn, giá bán điện cũng là vấn đề nhiều người dùng quan tâm Theo dự thảo của Bộ Công Thương, giá mua bán điện nănglượng mặt trời sẽ được tính theo các vùng bức xạ và các loại hình đầu tư khác nhau của dự án Mặc dù hiện tại giá bán điện mặt trời áp mái đang được mua lại với giá 1.940 đ/ kWh, tuy nhiên khi kết thúc năm 2020, giá điện vẫn còn

là một ẩn số

Trang 10

Qua những phân tích nêu trên có thể thấy, điện mặt trời

tại Việt Nam đã bước đầu phát triển nhưng còn thiếu tính

bền vững Trong những rào cản tác động đến sự phát triển

điện mặt trời của Việt Nam, vấn đề tự chủ công nghệ rất

cần được quan tâm Để đảm bảo phát triển điện mặt trời

bền vững và hài hòa với các nguồn năng lượng khác, bên

cạnh việc tính toán phê duyệt tổng công suất lắp đặt và

phát điện phù hợp với mục tiêu từng giai đoạn, chúng ta

phải có chiến lược dài hạn về tự chủ công nghệ như: tăng

cường tài trợ cho các chương trình R&D, tạo kênh đầu tư

và xây dựng các chương trình đào tạo nhằm tạo ra nguồn

nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển ngành

công nghiệp điện mặt trời của đất nước Ngoài ra, Chính

phủ cần liên tục hoàn thiện các bất cập hiện hành để xây

dựng các chính sách một cách toàn diện hơn, đặc biệt là

cơ chế giá điện mặt trời Việc liên tục cập nhật chính sách

điện mặt trời sẽ tháo gỡ những khó khăn làm giảm nhịp độ

phát triển của điện mặt trời, đồng thời ứng phó với những

tình huống phát sinh bất ngờ trong tương lai

3 Ứng dụng và một số biện pháp điện mặt trời tại Việt Nam

3.1 Ứng dụng

Sản xuất điện năng hòa lưới

Trong giao thông như đèn năng lượng mặt trời cho các biển báo

Trong nuôi trồng thủy sản như chạy máy bơm, đèn bằng năng lượng mặt trời

Trang 11

Điện năng lượng mặt trời ứng dụng trong xây dựng như cho các tòa nhà hạn chế sử dụng điện.

Làm mát văn phòng, nhà xưởng: Bên cạnh “nhiệm vụchính” là sản xuất ra điện, giàn pin năng lượng mặt trờilắp trên mái nhà còn giúp làm mát cho công trình vănphòng, nhà xưởng… bên dưới, trở thành một giải phápchống nóng hiệu quả Đó là vì các tấm pin khi hấp thunăng lượng của ánh sáng mặt trời để tạo ra điện sẽ giữlại nhiệt năng ở trên bề mặt tấm pin Do đó, mái nhàđược giải nhiệt, công trình bên dưới sẽ mát mẻ hơnnhiều, nhất là với mái tôn – loại mái phổ biến nhất ở cácnhà xưởng sản xuất hiện nay.Nhiệt độ của văn phòng,nhà xưởng thấp hơn sẽ giúp tiết kiệm điện cho hệ thốnglàm mát như quạt, máy điều hòa… đồng thời làm tăng

độ bền và hiệu quả hoạt động của các máy móc, thiết bịbên trong công trình Đặc biệt, không gian mát mẻ còntốt cho sức khỏe của các công nhân viên, người laođộng, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn, từ đó nâng caonăng suất lao động và mức độ gắn bó với doanhnghiệp.Hệ thống điện mặt trời không chỉ giúp tiết kiệmchi phí điện mà còn chống nóng cho công trình

Tăng độ bền cho mái: Một lợi ích khác khi lắp đặt điệnmặt trời cho doanh nghiệp là giúp tăng độ bền cho mái.Những tấm pin năng lượng mặt trời sau khi lắp đặt trênmái nhà sẽ trở thành một “lá chắn” che nắng, che mưacho mái, giúp mái bền bỉ hơn qua thời gian Nhất là vớimái tôn, nếu tiếp xúc trực tiếp với thời tiết mưa nắngthời gian dài sẽ dễ dẫn đến rỉ sét, hư hỏng Mái nhà

Trang 12

xưởng, văn phòng có độ bền cao sẽ giúp doanh nghiệpyên tâm kinh doanh, sản xuất, giảm chi phí sửa chữacũng như tránh những nguy cơ như: mái dột khiến nướcmưa làm hư hại sản phẩm, làm gián đoạn công việc,phải tạm ngưng hoạt động để phục vụ cho việc sửachữa…

Xây dựng thương hiệu “xanh”: Đây không chỉ là một lợiích của điện năng lượng mặt trời mà còn được xem làđộng lực dài hạn để nhiều doanh nghiệp quyết định

“xuống tiền” lắp đặt hệ thống Bởi vì, xu hướng tiêudùng hiện nay ngày càng quan tâm, ủng hộ các sảnphẩm được sản xuất “xanh”, dùng nguyên liệu, nguồnnăng lượng sạch Thậm chí, một số tập đoàn lớn trên thếgiới còn đặt ra chỉ tiêu bắt buộc một lượng điện sử dụngnhất định là điện sạch Việc xây dựng thương hiệu

“xanh” sẽ giúp doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn,đồng thời mở rộng cơ hội để hợp tác với các đối tác nướcngoài Với những doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu

đi Âu Mỹ, chẳng hạn như ở các ngành dệt may, giày da…các đối tác thường có yêu cầu về phát triển bền vững,sản xuất song song với bảo vệ môi trường nên việc lắpđặt điện mặt trời trên mái nhà xưởng mang lại lợi ích rấtlớn.Xu hướng hiện nay là phát triển công nghiệp, kinhdoanh, sản xuất phải đi cùng tiết kiệm năng lượng, bảo

vệ môi trường nên phát triển điện mặt trời cho doanhnghiệp trở thành một xu thế tất yếu Nếu được tận dụngtốt, nó sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh, giúp doanhnghiệp bứt phá trên thị trường

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w