1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận khai thác hộp số tự động trên ô tô toyota camry

97 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

- Hộp số tự động có cấp AT: Khác với hộp số vô cấp, hộp số tự động có cấp cho phép thay đổi tỷ số truyền theo các cấp số nhờ các bộ truyền bánh răng.Cấu tạo hộp số tự động 6 cấp của xe t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHKHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHKHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

Bộ môn Chuyên Đề 1

NHIỆM VỤ BÀI TIỂU LUẬN

Sinh viên thực hiện:

Hoàn thiện báo cáo Thuyết trình báo cáo.

Hiểu được nguyên lý, cấu tạo, bảo dưỡng, sửa chữa hộp số tự động 4.Ngày giao tiểu luận: 15/10/2022 Ngày nộp tiểu luận: 20/11/2022 5.Kết luận: Nội dung và yêu cầu của tiểu luận đã được thông qua bởi: Họ và tên người hướng dẫn Ký tên

TP Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm…… TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN CHÍNH

Trang 5

TÓM TẮT

Ngày nay, ô tô là phương tiện vận tải được sử dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới Một trong những bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu trên ô tô đó là hộp số Hiện nay trên thị trường, hộp số tự động rất được ưa chuộng Nhiều người sử dụng vì nó có những tính năng và ưu điểm vượt trội so với loại hộp số thường như giúp người sử dụng cảm thấy dễ lái, không tốn nhiều sức, thoải mái khi xe hoạt động trong đô thị thường xuyên xảy ra kẹt xe, tắc đường Bên cạnh những ưu điểm thì hộp số tự động cũng có những nhược điểm như thiết kế cầu kỳ, phức tạp, khi xe có vấn đề liên quan đến hộp số thì rất khó sửa chữa kèm theo đó là chi phí cũng tốn kém hơn Với đề tài “khai thác hộp số tự động trên ô tô TOYOTA CAMRY” sẽ trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, tháo lắp nhằm tăng độ tin cậy và tuổi thọ của hộp số.

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang 13

Lực li tâm sinh ra trên các bánh răng hành tinh lớn do tốc độ góc lớn Nếu dùng nhiều li hợp và phanh có thể làm tăng tổn hao công suất khi chuyển số, hiệu suất sẽ giảm

2.1.2 Phân loại

a Theo cách thức điều khiển

Hộp số tự động phân loại theo cách thức điều khiển có thể chia thành hai loại, chúng khác nhau về hệ thống sử dụng để điều khiển chuyển số và thời điểm khóa biến mô.

- Loại điều khiển thuần thủy lực: Loại này điều khiển hoàn toàn bằng thuỷ lực nó chỉ sử dụng hệ thống thủy lực để điều khiển

- Loại điều khiển bằng điện tử: ECU sẽ lưu trữ dữ liệu chế độ chuyển số và khóa biến mô để điều khiển chuyển số Loại điều khiển điện bao gồm cả chức năng chẩn đoán và dự phòng ngoài chức năng điều khiển chuyển số và thời điểm khóa biến mô

Trang 15

- Dẫn động FR: động cơ phía trước và dẫn động cầu sau.

Dẫn động FR (động cơ phía trước và dẫn động cầu sau): Đối với hộp số tự động dành cho xe loại FR thì sẽ được bố trí nằm dọc và thường được gọi với tên “Hộp số dọc” Loại hộp số này có có bộ dẫn động cuối cùng lắp rời ở bên ngoài hộp số Bộ truyền động cuối cùng gồm một cặp bánh răng giảm tốc (bánh răng dẫn và bánh răng bị dẫn, và các bánh răng visai).

- Dẫn động 2WD, 4WD/AWD: động cơ phía trước và dẫn động 2 cầu: + Dẫn động 2WD:

Trang 16

- Hộp số tự động vô cấp (CVT): Là loại hộp số có khả năng thay đổi tự động liên tục tỉ số truyền nhờ sự thay đổi bán kính quay của các puly.

Cấu tạo hộp số vô cấp CVT

Trang 17

- Hộp số tự động có cấp (AT): Khác với hộp số vô cấp, hộp số tự động có cấp cho phép thay đổi tỷ số truyền theo các cấp số nhờ các bộ truyền bánh răng.

Cấu tạo hộp số tự động 6 cấp của xe tô d Theo cấp số truyền

Hộp phân tự động theo cấp số truyền được dùng rất phổ biến Có nhiều loại hộp số tự động, hiện nay thông dụng nhất là toại 4.5.6 cấp số có một số loại xe còn được trang bị hộp số tự động 8 hoặc 10 cấp.

2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 2.2.1 Cấu tạo

Trang 22

Đĩa ma sát ly hợp

Hệ thống thuỷ lực để điều khiển các ly hợp và phanh đai (hay còn gọi là phanh dải).

Một bộ bơm thủy lực để luân chuyển dầu truyền động trong hộp số Bộ điều khiển bơm và hệ thống các đường thủy lực.

2.2.2 Nguyên lý hoạt động:

Nguyên lý hoạt động hộp số tự động như sau: mô men xoắn từ trục khuỷu của động cơ truyền qua biến mô và từ biến mô truyền vào trục vào của hộp số Bộ điều khiển điện tử thông qua tín hiệu từ cảm biến sẽ tiến hành cho đóng mở đường dầu dẫn đến các ly hợp Để mô men xoắn truyền đến trục ra của hộp số thì phải có 2 ly hợp đóng lại.

Nếu xe di chuyển về phía trước: ly hợp tiến và ly hợp số (số 1 hoặc số 2…) tương ứng với tốc độ xe sẽ được đóng.

Nếu xe ở số N trung gian: chỉ có 1 ly hợp số 2 đóng lại Ly hợp tiến không được đóng lại Đây chính là lý do mô men xoắn không thể truyền đến trục ra của hộp số.

Nếu xe di chuyển lùi: ly hợp số 2 và ly hợp số 5 được đóng lại (với loại hộp số tự động có 5 số tiến và 1 số lùi).

Số 1: Quá trình vào số 1 được thực hiện bằng cách đóng ly hợp số tiền và ly hợp số 1 Ly hợp số tiến cho phép mô men xoắn truyền từ biến mô đến trục vào của hộp số Đây được xem là “cửa ngõ” đầu vào của hộp số Ly hợp số 1 được đóng, mô men xoắn truyền qua bộ bánh răng hành tinh số 1 và 2… rồi chuyển đến trục ra của hộp số.

Số 2: Quá trình sang số 2 cũng tương tự Ly hợp tiến đóng cho phép mô men xoắn truyền từ trục biến mô vào hộp số Ly hợp số 2 đóng giúp truyền động cho bộ bánh răng hành tinh số 2 và 3, rồi chuyển đến trục ra của hộp số.

Số lùi: Với số lùi, ly hợp số 5 đóng cho phép mô men xoắn truyền từ trục biến mô sang trục bánh răng mặt trời Ly hợp số 2 đóng, giữ cố định vành đai ngoài của bộ

Trang 24

- Cấu tạo:

+ Bộ bánh bơm: Được gắn trực tiếp lên vỏ biến mô, qua đó vỏ biến mô kết nối với trục động cơ và chi tiết là các cánh quạt cong có góc cạnh Bộ bánh bơm gồm dầu hộp số quay và tốc độ động cơ Trong đó, các cánh của bánh bơm được thiết kế theo hướng môi chất lỏng về phía các cánh tuabin Theo đó, bộ bánh bơm hoạt động giống như một máy bơm ly tâm khi hút chất lỏng từ hộp số tự động và đưa đến tuabin

+ Stator nằm giữa tuabin và bánh bơm, được cố định trên vỏ của hộp số Chức năng chính của stator là cung cấp hướng cho chất lỏng quay trở lại từ tuabin, từ đó chất lỏng đi vào bánh công tác theo hướng quay của bánh bơm Do đó, khi chất lỏng đi theo hướng của bánh công tác, stator sẽ làm tăng mô-men xoắn lên nhiều lần.

+ Tuabin: Bộ phận này được kết nối với trục đầu vào của hộp số tự động, bao gồm các lưỡi cong và góc cạnh Tuabin còn có một ly hợp khóa ở phía sau, khi biến mô đạt điểm kết nối của hộp số thì bộ ly hợp khóa sẽ hoạt động

Trang 28

Cơ cấu bơm dầu trong hộp số:

+ Có hai loại bơm dầu hộp số, bơm dung tích (dịch chuyển) cố định và dung tích (dịch chuyển) biến thiên Dung tích bơm là thể tích chất lỏng được bơm dịch chuyển trong mỗi lần bơm Bơm dịch chuyển cố định di chuyển cùng một lượng chất lỏng với mỗi chu kỳ và tốc độ này phụ thuộc vào tốc độ động cơ Khi tốc độ của động cơ tăng, tốc độ dòng chảy của bơm tăng lên.

- Bơm bánh răng:

+ Loại phổ biến nhất của máy bơm bánh răng dịch chuyển cố định là máy bơm lưỡi liềm (bán nguyệt) Loại máy bơm này có hai bánh răng giống như các máy bơm bánh răng khác, nhưng chúng được thiết kế với một bánh răng bên ngoài có răng bên trong và bánh răng bên trong nhỏ hơn có răng bên ngoài.

+ Khi những răng này ăn khớp nhau, chúng mang theo và ép chất lỏng từ cổng vào đến cổng ra Khoảng cách thu hẹp khi nó gần đến cổng ra Sau đó, các bánh răng sẽ di chuyển chất lỏng qua cổng ra để tạo ra áp suất đường truyền Loại máy bơm này có dung sai nghiêm ngặt giữa bánh răng và vỏ Việc mòn quá mức làm giảm đáng kể công suất và hiệu quả của máy bơm này.

Trang 34

- “R” : Lùi xe.

2.4.2 Hệ thống điều khiển điện tử

Hiện nay, ECU (Engine Control Unit) động cơ & ECT (Electronic Control Transmission ) điều khiển thời điểm chuyển số và khoá biến mô bằng cách điều khiển

Trang 60

Nếu thời gian trễ khi chuyển từ “N” sang “D” dài hơn giá trị tiêu chuẩn thì có thể do một trong các nguyên nhân sau: áp suất chuẩn quá thấp, ly hợp số tiến bị mòn quá nhiều, khớp một chiều OD hoạt động không hoàn hảo.

Nếu thời gian trễ khi chuyển từ “N” sang “R” lớn hơn giá trị tiêu chuẩn có thể do một trong các nguyên nhân sau: áp suất chuẩn thấp, ly hợp số truyền thẳng bị mòn, phanh số 1 và phanh số lùi có thể bị mòn, khớp một chiều OD hoạt động không hoàn hảo.

3.2.7 Thử hệ thống thủy lực

Phép thử này thực hiện trên băng thử, xác định áp suất ly tâm tại một tốc độ xe nhất định, áp suất chuẩn tại một tốc độ động cơ nhất định Kết quả có được có thể dùng để đánh giá từng van trong hệ thống điều khiển thủy lực cũng như kiểm tra rò rỉ dầu.

Các chú ý khi thực hiện phép thử:

- Tiến hành phép thử ứng với nhiệt độ hoạt động bình thường của dầu (50 C ÷0

80 C);0

- Thử áp suất chuẩn phải luôn được thực hiện bởi hai kỹ thuật viên làm việc cùng với nhau Một người quan sát các bánh xe cũng như các khối chèn các bánh xe từ bên ngoài để có những thông báo kịp thời cho kỹ thuật viên còn lại đang tiến hành phép thử;

- Thử nghiệm này phải được tiến hành sau khi kiểm tra, điều chỉnh động cơ; - Thử nghiệm này phải được tiến hành khi chạy không tải.

a Các bước tiến hành phép thử đo áp suất chuẩn - Kéo nhả hết phanh tay và chèn xe lại.

- Khởi động động cơ và kiểm tra tốc độ không tải.

- Nhấn mạnh bàn đạp ga bằng chân trái và chuyển cần số lên vị trí “D”.

Trang 61

- Đo áp suất chuẩn khi động cơ đang chạy không tải.

- Nhấn hết bàn đạp ga xuống, đọc nhanh giá trị áp suất chuẩn cao nhất khi động cơ đạt đến tốc độ chết máy.

- Thực hiện thử ở dãy “R” theo cách trên b Các giá trị tiêu chuẩn

Vị trí “D” có giá trị áp suất chuẩn (không tải) từ (3,7 ÷ 4,3) at và áp suất chuẩn (tốc độ chết máy) từ (9,2 ÷ 10,7) at.

Vị trí “R” có giá trị áp suất chuẩn (không tải) từ (5,4 ÷ 7,2) at và áp suất chuẩn (tốc độ chết máy) từ (14,4 ÷ 16,8) at.

Nếu áp suất chuẩn đo được sai trong khoảng tiêu chuẩn thì kiểm tra lại việc điều chỉnh cáp dây ga và tiến hành lại phép thử.

c Đánh giá

Nếu áp suất ly tâm không đúng thì có thể do một trong các nguyên nhân sau: áp suất chuẩn không đúng, có hiện tượng rò rỉ dầu trong mạch áp suất ly tâm, van ly tâm

Chuyển cần số sang vị trí “D” và nhấn bàn đạp ga xuống sát sàn, kiểm tra các yếu tố sau: các điểm chuyển số từ 1 sang 2, 2 sang 3 và 3 sang OD có phù hợp với các điểm trong sơ đồ chuyển số tự động không, các quá trình sang số có gì bất bình thường không Các khả năng có thể xảy ra:

- Không diễn ra việc chuyển số 1 sang 2 Nguyên nhân có thể do van ly tâm bị hỏng hay van chuyển số 1 sang 2 có thể bị kẹt.

Trang 68

7 Tháo solenoid.

8 Dùng tua vít dẹp nậy để lấy dây ga ra khỏi hộp số

9 Tháo 2 bu lông và tháo nắp lò xo hãm van điều khiển và lò xo hãm van điều khiển.

10 Tháo van điều khiển số.

11 Tháo thân van.

Trang 70

13 Tháo gioăng trống phanh a Tháo gioăng trống phanh ra

Trang 71

- Thổi khí nén (4.0 kgf/cm2) vào lỗ dầu và tháo píttông bộ tích áp.

- Lò xo bộ tích năng sau khi tháo ra lấy bì bóng bỏ vào, tại vì mỗi

Trang 73

- Tháo bánh răng hành tinh - Chú ý: Sắp xếp bạc đạn và vòng đệm theo thứ tự để trách nhầm lẫn lúc lắp vào.

21 Tháo bánh răng mặt trời.

- Tháo vòng hãm quay 1 chiều.

22 Tháo vòng chặn

23 Tháo bộ ly hợp số 2.

- Tháo lò xo bộ ly hợp.

Trang 75

- Gõ xung quanh chu vi của nắp sau hộp số bằng búa nhựa để tháo nắp sau hộp số ra khỏi vỏ hộp số.

27 Tháo bộ ly hợp số 4

Trang 88

Trong rất nhiều trường hợp, có thể giải quyết hư hỏng một cách đơn giản qua việc kiểm tra và tiến hành các công việc điều chỉnh cần thiết Do đó cần phải thực hiện kiểm tra và điều chỉnh sơ bộ trước khi chuyển sang các bước tiếp theo Việc kiểm tra và điều chỉnh sơ bộ giúp ta khắc phục những sự cố nhỏ và chẩn đoán các hư hỏng trước khi chuyển sang bước thử Do đó rút ngắn được thời gian sửa chữa và tạo điều kiện cho các phép thử được chính xác.

Ví dụ:

• Nếu tốc độ không tải của xe cao hơn nhiều so với giá trị tiêu chuẩn sẽ làm cho sự va đập khi vào số sẽ lớn hơn rất nhiều khi chuyển số từ dãy số “N” hoặc “P” sang các dãy số khác.

• Nếu cáp dây ga được điều chỉnh không chính xác (quá dài), bướm ga trong chế hoà khí sẽ không mở hoàn toàn, thậm chí khi đạp hết chân ga xuống, làm cho hiện tượng chuyển số không thể xảy ra tức là không chuyển lên được số truyền tăng đối với một số kiểu xe.

• Nếu mức dầu hộp số quá thấp, không khí sẽ lọt vào bơm dầu làm giảm áp suất chuẩn và kết quả là làm cho li hợp và phanh bị trượt, các rung động và tiếng ồn không bình thường cũng như các trục trặc khác sẽ xảy ra Trong trường hợp nghiêm trọng, hộp số có thể bị kẹt cứng…

Do đó, ta phải hiểu rõ được tầm quan trọng của việc kiểm tra và điều chỉnh sơ bộ và lý do tại sao chúng phải luôn được thực hiện trước khi tiến hành thực hiện các phép thử khác.

Các phép thử khác:

Có bốn phép thử có thể tiến hành trong trường hợp hộp số tự động có trục trặc Mỗi một phép thử đều có một mục đích khác nhau Để giúp việc phát hiện và khắc phục hư hỏng một cách chắc chắn và nhanh chóng cần phải hiểu rõ mục đích của mỗi phép thử.

Thử khi dừng xe:

Phép thử này dùng để kiểm tra tính năng toàn bộ của động cơ và hộp số (các li hợp, phanh và bộ truyền bánh răng hành tinh) Phép thử này được thực hiện bằng cách

Trang 90

trong xe nếu xe bắt đầu chạy hay các khối chèn bánh bắt đầu trượt ra Thử dãy “D” (chế độ chạy bình thường)

Chuyển cần số sang vị trí “D” và đạp bàn đạp ga hết hành trình Kiểm tra các yếu tố sau:

Chuyển số từ số 1 sang 2, 2 sang 3 và các điểm chuyển số phải phù hợp với các điểm trong sơ đồ chuyển số tự động.

Nếu không diễn ra việc chuyển số 1 sang 2 thì: + Van li tâm có thể bị hỏng.

+ Van chuyển số 1-2 có thể bị kẹt.

Nếu không diễn ra việc chuyển số 2 sang 3: Van chuyển số 2 – 3 có thể bị kẹt Nếu các điểm chuyển số không

+ Cáp dây ga có thể không được điều chỉnh.

+ Van bướm ga và các van chuyển số có thể bị hỏng Kiểm tra chấn động và sự trượt khi chuyển số.

Nếu chấn động quá mạnh: Áp suất chuẩn có thể quá cao Bộ tích năng có thể bị hỏng Bi van 1 chiều có thể bị kẹt.

Lái xe ở dãy “D” (li hợp khoá biến mô bật), kiểm tra tiếng ồn và rung động không bình thường Việc kiểm tra nguyên nhân của tiếng ồn và rung động không bình thường phải được thực hiện đặc biệt cẩn thận do nó cũng có thể là do mất cân bằng của bán trục, lốp và bộ biến mô men…

Trong khi đang lái xe ở dãy “D”, số 2, 3 và số truyền tăng (OD), kiểm tra xem có thể chuyển từ số 2 về 1, 3 về 2 và từ số OD về 3 có phù hợp với sơ đồ chuyển động hay không.

Kiểm tra chấn động không bình thường và trượt khi giảm số Kiểm tra động cơ khóa biến mô.

Lái xe với cần số ở vị trí “D” tại một tốc độ không đổi (khoảng 70km/h) Nhấn nhẹ bàn đạp ga và kiểm tra rằng tốc độ động cơ không thay đổi đột ngột Nếu tốc độ động cơ thay đổi đột ngột thì có nghĩa là không có khoá biến mô.

Trang 92

thích hợp Nếu thêm quá nhiều dầu vào hộp số sẽ gây hiện tượng nổi bọt làm cho phanh và li hợp bị trượt dẫn đến hư hỏng hộp số.

Lúc bình thường, dung dịch hộp số tự động có màu đỏ Nếu dung dịch bị đổi màu báo hiệu có sự cố xảy ra bên trong hộp số:

Dung dịch màu hồng báo hiệu bộ phận làm mát dung dịch trong bộ tản nhiệt bị rò rỉ Dung dịch có thể biến thành màu nâu trong điều kiện sử dụng bình thường nhưng cũng có thể do bị nhiễm bẩn.

Có thể kiểm tra mùi và màu của dung dịch để xác định tình trạng của dung dịch nếu dung dịch có màu nâu hoặc đen và có mùi cháy khét thì có thể do phanh và li hợp bị trượt, quá nhiệt và cháy Các hạt vật liệu ma sát từ các đĩa ma sát có thể làm cho các van bị tắc Hậu quả là làm cho hộp số gây tiếng ồn, sang số ngập ngừng hoặc không đúng.

b Kiểm tra, điều chỉnh dây ga, dây số và công tắc khởi động trung gian.

1 Kiểm tra và điều chỉnh cáp dây ga

- Nhấn hết bàn đạp ga xuống và kiểm tra xem bướm ga mở hoàn toàn chưa Nếu bướm ga không mở hoàn toàn ta phải điều chỉnh cơ cấu dẫn động bướm ga

- Tiếp tục giữ chân ga xuống, nới lỏng ốc điều chỉnh.

- Điều chỉnh cáp bên ngoài sao cho khoảng cách giữa đầu vỏ cao su với cữ chặn trên dây ga bằng giá trị tiêu chuẩn (0 – 1 mm)

- Siết chặt đai ốc điều chỉnh.

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w