1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động đãi ngộ nhân lực tại công ty vietravel ngành du lịch và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đãi ngộ nhân lực tại công ty

18 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Quản trị nhân lựcQuản trị nhân lực được hiểu là tổng hợp các hoạt động quản trị liên quan đến việc hoạch định nhân lực, tổ chức quản trị nhân lực, tạo động lực cho người lao động và kiểm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGBỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦNHỌC KỲ III NĂM HỌC 2021

Đề tài bài tập lớn: Thực trạng hoạt động đãi ngộ nhân lực tại công tyVietravel ngành du lịch và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạtđộng đãi ngộ nhân lực tại công ty.

Họ và tên sinh viên:

Mã sinh viên:

Giáo viên hướng dẫn:

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

1.2.4.2 Triển khai thực hiện đãi ngộ nhân lực 7 1.2.4.3 Đánh giá hoạt động đãi ngộ nhân lực 8

II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ TẠI CÔNG TY DU LỊCH

2.5.1.4 Phân tích thực trạng trợ cấp và qua phúc lợi 14

2.6 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác đãi ngộ nhân lực tại công ty 14 2.7 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực tại công ty 15

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Tổ chức công tác đãi ngộ nhân lực ở tổ chức/doanh nghiệp 6

Hình 2.2 Doanh thu của công ty Vietravel trong từng giai đoạn 9

Trang 4

MỞ ĐẦU

Đứng trước thời đại kinh tế hội nhập, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để phát triển và nâng tầm nền kinh tế Tuy nhiên đây cũng là một thách thức lớn với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nước ta nói riêng.

Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều cần có các nguồn nhân lực, trong các nguồn lực của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có hệ thống đãi ngộ người lao động hợp lý thì sẽ khuyến khích người lao động luôn cố gắng nỗ lực trong công việc, giữ chân họ làm việc lâu dài với doanh nghiệp, thu hút được lao động có trình độ, tay nghề nếu doanh nghiệp không chú trọng đến vấn đề này sẽ làm người lao động ỷ lại, không quan tâm đến công việc, không có ý thức gắn nó với doanh nghiệp Từ đó ảnh hưởng không tốt đến năng suất lao động, kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đã đề ra Có thể coi đãi ngộ người lao động là công cụ hữu hiệu để tạo động lực cho người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Vietravel là một công ty du lịch lớn ở nước ta Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của công ty là việc tổ chức công tác đãi ngộ nhân lực hiệu quả Tuy nhiên những chính sách đãi ngộ nhân lực của công ty vẫn còn tồn tại những khuyết điểm Cụ thể hơn, chúng ta sẽ tiến tới bài báo cáo “Thực trạng hoạt động đãi ngộ nhân lực tại công ty Vietravel ngành du lịch và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đãi ngộ nhân lực tại công ty.”

Trang 5

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC

1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Nhân lực

Nhân lực bao gồm tất các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.

1.1.2 Quản trị nhân lực

Quản trị nhân lực được hiểu là tổng hợp các hoạt động quản trị liên quan đến việc hoạch định nhân lực, tổ chức quản trị nhân lực, tạo động lực cho người lao động và kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu và chiến lược đã xác định.

Từ khái niệm này có thể thấy:

Một là, quản trị nhân lực là một hoạt động quản trị đặc thù, cũng bao gồm đầy

đủ bốn chức năng của hoạt động quản trị là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.

Hai là, mục tiêu của quản trị nhân lực là hướng tới thực hiện mục tiêu và chiến

lược đã xác định của tổ chức/doanh nghiệp thông qua việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức/doanh nghiệp.

Ba là, quản trị nhân lực được thực hiện thông qua các hoạt động chủ yếu như

tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhân lực, tổ chức và định mức lao động,

Bốn là, trách nhiệm quản trị nhân lực là trách nhiệm của mọi nhà quản trị trong

tổ chức theo phạm vi chức trách và quyền hạn được giao.

Năm là, đối tượng của quản trị nhân lực là con người trong quá trình làm việc

tại tổ chức Bên cạnh tính khoa học, quản trị nhân lực đòi hỏi tính nghệ thuật cao vì đối tượng của quản trị nhân lực là con người vốn rất đa dạng và phức tạp về tính cách, năng lực, quan điểm

Trang 6

1.2 Đãi ngộ nhân sự 1.2.1 Khái niệm

Đãi ngộ nhân lực là những đối đãi, đối xử thực tế của tổ chức/doanh nghiệp đối với người lao động trong quá trình họ làm việc tại doanh nghiệp.

Mọi nhà quản trị đều có trách nhiệm về đãi ngộ nhân lực và đãi ngộ nhân lực phải hướng tới việc thỏa mãn như cầu vật chất và tinh thần của người lao động Qua đó giúp đạt được mục tiêu của doanh nghiệp thông qua lao động có hiệu quả của đội ngũ nhân sự.

1.2.2 Vai trò của đãi ngộ nhân lực

Đãi ngộ nhân lực được sử dụng làm đòn bẩy đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỷ luật và mức độ cam kết tốt Đãi ngộ nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp công bằng và hợp lý sẽ tạo ra không khí cởi mở giữa những người lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển của tổ chức và vì lợi ích của bản thân họ.

1.2.3 Các hình thức đãi ngộ nhân lực - Đãi ngộ tài chính:

+ Đãi ngộ tài chính trực tiếp như tiền lương, tiền thưởng, + Đãi ngộ tài chính gián tiếp như bảo hiểm, trợ cấp, - Đãi ngộ phi tài chính:

+ Qua công việc như công việc có hấp dẫn người lao động không, cơ hội thăng tiến trong công việc, .

+ Qua môi trường làm việc như chính sách làm việc hợp lý, giờ làm việc linh hoạt, .

Trang 7

1.2.4 Quy trình tổ chức đãi ngộ nhân lực

Hình 1.1: Tổ chức công tác đãi ngộ nhân lực ở tổ chức/doanh nghiệp

Nội dung cụ thể của các bước trong quy trình đãi ngộ nhân lực được mô tả như sau:

1.2.4.1 Xây dựng kế hoạch đãi ngộ nhân lực

Để đảm bảo thu hút, duy trì và sử dụng có hiệu quả nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp, tổ chức/doanh nghiệp cần phải xây dựng (thiết kế) các

kế hoạch, chính sách, quy chế và chương trình đãi ngộ nhân lực cụ thể.

Với giai đoạn triển khai thực hiện, dựa trên các chính sách đãi ngộ nhân lực đã có, tổ chức/doanh nghiệp sẽ cụ thể hóa thành các chương trình và kế hoạch đãi ngộ nhân lực chi tiết.

Việc xây dựng kế hoạch đãi ngộ nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng 02 hình thức đãi ngộ nhân lực cơ bản là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính Trong đó, đãi ngộ tài chính là hình thức đãi ngộ được thực hiện thông qua các công cụ tài chính như: tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi, cổ phần Còn đãi ngộ phi tài chính là hình thức đãi ngộ được thực hiện thông qua các công cụ phi tài chính như: công việc, cơ hội thăng tiến, cơ hội được đào tạo, môi trường làm việc, điều kiện làm việc, bầu không khí làm việc,

Việc xây dựng kế hoạch đãi ngộ nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo một số nguyên tắc và yêu cầu nhất định Một số nguyên tắc được kể đến như: tập trung dân chủ, khoa học thực tiễn, hài hòa Một số yêu cầu như: công bằng, công khai, kịp thời, có lý có tình, rõ ràng dễ hiểu.

Một số căn cứ khi xây dựng kế hoạch đãi ngộ nhân lực tổ chức/ doanh nghiệp cần chú ý: quy định của Nhà nước; chiến lược phát triển của tố chức/doanh nghiệp; văn hóa của tổ chức/doanh nghiệp; kết quả và hiệu quả kinh doanh; thị trường lao

Trang 8

Một số chương trình và kế hoạch đãi ngộ nhân lực có thể kể đến như: chương trình thi đua khen thưởng, chương trình dã ngoại, chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên, kế hoạch trả lương, kế hoạch trả thưởng,

Nội dung trình tự xây dựng thang bảng lương: Thiết kế hệ thống thang bảng

lương là công việc hết sức phức tạp bởi tiền lương phụ thuộc quá nhiều các yếu tố mà trong thực tế chúng ta rất khó định lượng các ảnh hưởng đó.

Trình tự xây dựng bao gồm: - Phân tích công việc - Xác định giá trị công việc

- Nhóm các công việc tương tự vào một ngạch lương - Xác định bậc lương và ấn định mức lương 1.2.4.2 Triển khai thực hiện đãi ngộ nhân lực

Việc triển khai thực hiện đãi ngộ nhân lực là tiến trình tổ chức/doanh nghiệp áp dụng các chính sách, kế hoạch, chương trình và quy chế đãi ngộ đã xây dựng trong thực tế để tác động đến người lao động nhằm tạo động lực làm việc cho họ.

Việc triển khai thực hiện đãi ngộ nhân lực là khác nhau đối với các chính sách, quy chế, kế hoạch và chương trình đãi ngộ nhân lực khác nhau.

Chẳng hạn đối với chính sách, quy chế, chương trình và kế hoạch liên quan đến các công cụ đãi ngộ tài chính việc triển khai thực hiện đãi ngộ nhân lực cần thiết phải thực hiện một số công việc như:

- Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc.

- Thiết lập các quy định, thủ tục hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện - Thực hiện theo kế hoạch và chương trình đã xây dựng.

Còn đối với các chính sách, quy chế, kế hoạch và chương trình liên quan đến các công cụ đãi ngộ phi tài chính thì tùy kế hoạch triển khai cụ thể bộ phận chuyên trách về quản trị nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp sẽ có sự phân công và thực hiện

Trang 9

đảm bảo đúng kế hoạch đã xây dựng.

1.2.4.3 Đánh giá hoạt động đãi ngộ nhân lực

Trong và sau quá trình triển khai thực hiện hoạt động đãi ngộ nhân lực cần thiết đánh giá kết quả thực hiện nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đãi ngộ nhân lực được áp dụng, đánh giá sự công bằng, hợp lý, đánh giá mức độ phù hợp giữa nhu cầu của người lao động với kế hoạch, chính sách đãi ngộ hiện đang được sử dụng Từ đó, có các điều chính phù hợp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc triển khai thực hiện các kế hoạch và chính sách này.

II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ TẠI CÔNG TY DU LỊCHVIETRAVEL

2.1 Giới thiệu về công ty

Vietravel là một trong những công ty lữ hành đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ tour trọn gói và chuyên nghiệp nhất hiện nay, có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh trong nước tại thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Cần Thơ, Lào Cai, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Gia Lai, Phú Quốc, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang và các văn phòng đại diện tại Mỹ, Pháp, Úc, Campuchia, Thái Lan, Singapore.

Ngày 20 tháng 12 năm 1995 công ty Vietravel được thành lập với tên Công ty Du lịch & Tiếp thị Giao thông Vận tải trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Thành lập và phát triển từ năm 1995, công ty Vietravel không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị trí thương hiệu của mình không chỉ ở phạm vi trong nước mà công mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới Ngày 31/08/2010 chuyển đổi loại hình công ty thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với tên mới Công ty TNHH một thành viên Du lịch & Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam, tên tiếng Anh Vietravel (Vietnam Travel and Marketing transports Company) Ngày 01/01/2014 Vietravel chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel)

Địa chỉ: 190 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại: Fax: + 84 (8) 8299142

Email: vietravel@fmail.vnn.vn

Trang 10

Website: http://www.vietravel-vn.com

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh dịch vụ lữ hành 2.2 Tổ chức bộ máy

Hình 2.2 Tổ chức bộ máy của công ty Vietravel

2.3 Đặc điểm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Đặc điểm: Công ty cung cấp cho thị trường gồm: Tour du lịch xuyên việt, các tour du lịch trong nước phù hợp với yêu cầu của khách hàng, dịch vụ vé máy bay khi đi tour Vietravel với hãng hàng không Vietravel Airlines, dịch vụ vé máy bay; xe đưa đón + khách sạn, dịch vụ khách sạn trên mạng đặt tour trực tuyến của doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 11

-Giải thưởng của nhà nước

● Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng (hai lần trong các năm 2005, 2006), Tổng Giám đốc nhận Huân chương Lao động hạng ba (hai

-Giải thưởng của báo chí và người tiêu dùng

● Thương hiệu Quốc gia 2013, 2014

● Top 100 thương hiệu nổi tiếng nhất VN 2008 - 2009 của VCCI và Nielsen bình chọn

● "Một trong 10 công ty du lịch hàng đầu Việt Nam" - Tổng cục Du lịch Việt Nam bình chọn năm 2006

● “Thương hiệu mạnh 2008” – Thời báo kinh tế VN bầu chọn năm 2008

-Giải thưởng quốc tế

● "Những người bạn của Thái Lan" do Tổng cục Du lịch Thái Lan trao tặng năm 2004

● TTG travel Awards 2011, 2012, 2013, 2014, 2016 ● Công ty Lữ hành hàng đầu châu Á 2014

● Giải thưởng du lịch thế giới WTA: Asia’s Leading Travel Agency” và “Vietnam’s Leading Travel Agency - 2013, 2014, 2015, 2016 , 2017, 2018, 2019 -]

World’s Leading Group Tour Operator 2019 2.4 Thực trạng lập kế hoạch đãi ngộ

Nhiều chính sách đãi ngộ đã được ông ty Vietravel lập ra như:

- Các khoản thưởng liên tục: Nhiều mức thưởng khác nhau luôn được ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra để động viên tinh thần các cán bộ nhân viên gồm:

Trang 12

thưởng tháng thứ 13, thưởng lễ tết theo quy định pháp luật, thưởng vượt chỉ tiêu kinh doanh, thưởng vượt kế hoạch KPI.

- Được công ty hỗ trợ du lịch: Do đặc thù là một doanh nghiệp chuyên về mảng du lịch Vì thế công ty luôn có những chính sách hỗ trợ cho nhân sự rất kịp thời nếu các cán bộ, nhân viên có nhu cầu như: hỗ trợ cho nhân sự trong công ty đặt tour du lịch cho gia đình, người thân 1 năm 1 lần và tặng thưởng coupon du lịch cho các nhân viên trong những dịp đặc biệt của Vietravel.

- Hỗ trợ trong công việc: Những khoản hỗ trợ trong công việc của công ty du lịch Vietravel dành cho nhân viên có thể kể tới: Hỗ trợ kinh phí may đồng phục, hỗ trợ các vật dụng, trang thiết bị phục vụ công việc, các khoản công tác phí, hỗ trợ về đồ trang điểm, xi đánh giày cho nhân viên.

- Cơ hội được đào tạo, phát triển: Tại Viettravel, ban lãnh đạo doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các buổi workshop, talkshow để giúp nhân sự có thể nâng cao bản thân của mình Cụ thể: Các khóa đào tạo kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ cho từng nhóm gồm: nhân viên mới, nhân viên lâu năm, các cấp quản lý và cuộc thi xếp sao được tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao chuyên môn cho khối hướng dẫn viên, nhân viên kinh doanh.

2.5 Thực trạng tổ chức công tác đãi ngộ nhân lực tại công ty 2.5.1 Thực trạng đãi ngộ tài chính

2.5.1.1 Phân tích thực trạng tiền lương

Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động Hiện công ty chủ yếu áp dụng hình thức hình thức tiền lương trả theo thời gian.

Tiền lương mà người lao động nhận được sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc và đơn giá lương trong một đơn vị thời gian: giờ, ngày, tuần, tháng, năm.

Trang 13

T: Tổng thời gian.

- Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian:

Trả lương theo thời gian rất dễ tính toán và bảo đảm cho nhân viên một khoản tiền thu nhập nhất định trong thời gian làm việc.

Ngày nay tiền lương trả theo thời gian được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới vì yếu tố chất lượng và độ chính xác ngày càng được chú trọng cũng như mức độ cơ giới hóa và tự động hóa ngày càng cao.

- Hạn chế của hình thức trả lương theo thời gian:

Tiền lương trả theo thời gian chưa thực sự gắn chặt giữa thu nhập với kết quả lao động Nó làm nảy sinh các yếu tố bình quân chủ nghĩa trong trả lương.

Để khắc phục hạn chế trên người ta áp dụng hình thức tiền lương có thưởng Tiền thưởng đóng vai trò khuyến khích người nhân viên nâng cao hiệu năng làm việc.

L = ĐTG× T(1+k)

Trong đó: k là hệ số thưởng (thưởng chuyên cần, thưởng năng suất, thưởng hiệu quả làm việc…)

Bên cạnh đó cần tăng cường công tác quản lý thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công việc của nhân viên.

2.5.1.2 Phân tích thực trạng tiền thưởng

Tiền thưởng là khoản bổ sung cho tiền lương nhằm khuyến khích người lao động khi họ hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Hiện nay mức tiền thưởng mà công ty đang áp dụng được tính như sau: TT = NC x TTBQ x TLT

Trong đó:

TT: Tiền thưởng được hưởng.

NC: Ngày công làm việc thực tế trong kỳ TTBQ: Tiền thưởng bình quân trong kỳ.

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:37

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w