Đề Bài Tập Lớn Thực Trạng Điều Hành Chính Sách Tài Khoá Của Chính Phủ Việt Nam Trong Giai Đoạn 2011-2020.Pdf

19 4 1
Đề Bài Tập Lớn Thực Trạng Điều Hành Chính Sách Tài Khoá Của Chính Phủ Việt Nam Trong Giai Đoạn 2011-2020.Pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ: II - NĂM HỌC: 2020 - 2021

Đề bài tập lớn: Thực trạng điều hành chính sách tài khoá của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020

Họ và tên học viên/ sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm Mã học viên/sinh viên: 20111144262

Lớp: DH10QTDL9 Tên học phần: Kinh tế vĩ mô Giảng viên hướng dẫn: Trần Tuấn Anh

Hà Nội, Ngày 02 Tháng 10 Năm 2021

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Tuấn Anh đã hướng dẫn em thực hiện bài luận này Bài luận sau đây là thành quả sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu cũng như tiếp thu những kiến thức giảng dạy của giáo viên bộ môn về chính sách tài khoá của Chính phủ Việt Nam Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài luận, vẫn còn nhiều thiếu sót bởi kinh nghiệm của một sinh viên năm nhất như em còn nhiều hạn chế.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

4 Cơ chế hoạt động của chính sách tài khoá 4 II Thực trạng điều hành chính sách tài khoá của Chính phủ 8

III Đánh giá và đề xuất một số giải pháp về điều hành chính sách

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách tài khoá là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh tế của Nhà nước, có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và tác động trực tiếp đến phương châm hoạt động của hệ thống ngân sách cũng như hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Trong thời gian qua, chính sách tài khóa đã đóng góp không nhỏ được nhận định là “điểm tựa” tốt cho tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro, bất ổn do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ với một số nền kinh tế lớn, nhiều quốc gia chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế, từ đó tác động đến tài chính toàn cầu và sự luân chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế… Trong nước, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đầu tư công còn chậm và chưa rõ nét; giải ngân vốn đầu tư công chậm; tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh diễn biến phức tạp… tác động không nhỏ đến việc thực hiện chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững Bài luận dưới đây tổng hợp các lý thuyết về chính sách tài khóa với tăng trưởng kinh tế từ đó đánh giá thực trạng chính sách tài khóa của Việt Nam và đưa ra các gợi ý tăng cường hiệu quả của chính sách tài khóa nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.

B PHẦN LÝ LUẬN

I Cơ sở lý luận về chính sách tài khoá 1 Khái niệm

Chính sách tài khoá (CSTK) là những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện thành tựu kinh tế vĩ mô thông qua việc thay đổi chi tiêu chính phủ và thuế Chính sách tài khóa chủ yếu ảnh hưởng đến tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ.

Trang 5

2 Công cụ

Chính phủ có thể lựa chọn thay đổi chi tiêu chính phủ hoặc thuế hoặc đồng thời cả chi tiêu chính phủ và thuế để mở rộng hay cắt giảm tổng cầu nhằm bình ổn nền kinh tế.

3 Mục tiêu

- Ổn định nền kinh tế, hạn chế dao động của chu kỳ kinh tế - Duy trì nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng.

4 Cơ chế hoạt động của chính sách tài khoá 4.1 Cơ chế hoạt động

Trong điều kiện bình thường CSTK sử dụng để tác động đến tăng trưởng kinh tế Kinh tế có dấu hiệu bất ổn, chính sách tài khoá được sử dụng để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng khi suy thoái hoặc phát triển quá mức Khắc phục những thất bại của thị trường thông qua việc phân bố lại các nguồn lực kinh tế nhờ vào CSTK chi tiêu công và thu thuế Phân bố và tái phân bố tổng sản phẩm quốc dân điều chỉnh phân phối tài sản, cơ hội, thu nhập hay rủi ro từ thị trường.

4.2 Chính sách tài khóa chủ động * Chính sách tài khoá mở rộng

- Khái niệm: Chính sách tài khoá mở rộng hay chính sách tài khoá nới lỏng là chính sách tài khoá nhằm kích thích tổng cầu (AD) và tăng sản lượng cân bằng thông qua việc tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế hoặc vừa tăng chi tiêu chính phủ vừa tăng thuế.

- Trường hợp áp dụng: Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tức là mức sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng (sản lượng tự nhiên là mức sản lượng mà tại đó các nguồn lực của nền kinh tế được sử dụng hết và sử dụng có hiệu quả) (Y<Y*)

Trang 6

- Cách thực hiện:

+ Tăng chi tiêu chính phủ, (dịch chuyển của đường AE0 lên AE1) + Giảm thuế

+ Đồng thời vừa tăng thuế vừa tăng chi tiêu chính phủ.

Hình 4.6: Tác động của chính sách tài khoá mở rộng * Chính sách tài khoá thắt chặt

- Khái niệm: Chính sách tài khoá thắt chặt là chính sách nhằm cắt giảm AD để kiềm chế lạm phát bằng cách giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng thuế hoặc vừa giảm chi tiêu chính phủ vừa giảm thuế.

- Trường hợp áp dụng: Khi Y>Y* nền kinh tế có tổng tiêu vượt quá năng lực sản xuất hiện có Sự hạn chế về phía cung ngăn cản nền kinh tế mở rộng và giá cả sẽ tăng tốc Nền kinh tế nằm ở phần đường cung rất dốc gọi là nền kinh tế phát triển quá nóng.

- Cách thực hiện: + Cắt giảm chi tiêu + Tăng thuế

Trang 7

Hình 4.7: Tác động của chính sách tài khoá thắt chặt 4.3 Cơ chế tự ổn định

- Cơ chế tự ổn định là những thay đổi trong CSTK có tác dụng kích thích AD khi nền kinh tế lâm vào suy thoái và cắt giảm AD khi nền kinh tế phát triển quá nóng mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của các nhà hoạch định chính sách.

- Cơ chế tự ổn định quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường hiện đại là hệ thống thuế Khi nền kinh tế suy thoái, doanh thu từ thuế của chính phủ giảm, kích thích tổng cầu và thu hẹp biên độ chu kỳ kinh doanh.

- Sự gia tăng tự động trong chi tiêu của chính phủ sẽ kích thích AD vào thời điểm AD không đủ mạnh để duy trì mức sản lượng tiềm năng Cơ chế tự ổn định không thể điều tiết hoàn toàn biến động nền kinh tế trong ngắn hạn nhưng làm giảm biên độ sản lượng.

4.4 Ảnh hưởng lấn át

Ảnh hưởng lấn át là một trạng thái mà ở đó việc tăng chi tiêu quá mức của chính phủ làm lấn át đầu tư tư nhân.

Trang 8

4.5 Chính sách tài khóa và ngân sách Chính phủ

- Cán cân ngân sách thực tế thường được coi là chỉ báo của chính sách tài khoá Nó được tính bằng tổng thu nhập mà chính phủ nhận được trừ đi tất cả các khoản mục chi tiêu của chính phủ

BB = Tx – G – Tr = (Tx – Tr) – G Hay BB = T – G = T + tY – G0

Trong đó:

BB: Cán cân ngân sách Tx: Tổng thu từ thuế G: Chi tiêu của chính phủ T: Thuế ròng T0: Thuế cố định t: Thuế suất Tr: Trợ cấp

- Khi thu nhập lớn hơn chi tiêu, chính phủ có thặng dư ngân sách, ngược lại chính phủ có thâm hụt ngân sách, nếu thu nhập bằng chi tiêu, chính phủ có cân bằng ngân sách.

- Khi chính phủ giảm thuế để kích cầu, ngân sách bị thâm hụt.

- Khi chính phủ cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để kiềm chế lạm phát làm giảm thâm hụt ngân sách Tuy nhiên cán cân ngân sách có thể thay đổi mà không liên quan đến chính sách tài khoá.

- Một thước đo toàn diện hơn là tính toán ngân sách ở mức toàn dụng nhân công hay còn gọi là ngân sách cơ cấu, ký hiệu BB*.

BB* = T + tY* - G0

- Sự khác nhau giữa cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu: BB – BB* = (T – tY – G) – (T + tY* - G) = t(Y – Y*)00

Trang 9

=> Sự khác nhau giữa cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu phản ánh thành tố chu kỳ trong ngân sách, thường gọi là cán cân ngân sách chu kỳ.

II Thực trạng điều hành chính sách tài khoá của Chính phủ giai đoạn 2011-2020

1 Giai đoạn 2011-2015

- Kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008), Việt Nam đã xây dựng được các mục tiêu phối hợp tương đối đồng bộ và đúng hướng, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội từng thời kỳ: sử dụng chính sách tài khoá thắt chặt và để chống lạm phát; sử dụng chính sách tài khoá mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế Dựa vào những diễn biến của nền kinh tế, quá trình sử dụng CSTK 2011-2015 có thể chia thành 2 giai đoạn: + Giai đoạn 2011-2012: Kiềm chế lạm phát

+ Giai đoạn 2012-2015: Ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp * Kiềm chế lạm phát năm 2011-2012

- Trong bối cảnh tăng trưởng phục hồi nhưng lại đi kèm với lạm phát ở mức cao, đồng tiền mất giá, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách được xác định tại Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/2/2011 (Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội) CSTK giai đoạn này được thực hiện theo hướng thắt chặt thông qua các biện pháp: tăng lãi suất cơ bản, quy định trần lãi suất huy động, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn; tăng tỷ giá; hạn chế tăng trưởng tín dụng và cung tiền; cắt giảm đầu tư, tiết kiệm 10% chi tiêu.

- Để kiềm chế lạm phát, CSTK đã đã được điều chỉnh theo hướng cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước Các giải pháp cụ thể đó là:

Trang 10

Tăng thu ngân sách nhà nước từ 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011; Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; Giảm bội chi Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2011 xuống dưới 5% GDP; Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ năm 2012 cho các dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách; Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ kế hoạch năm 2011…

- Mặc dù CSTK được tăng cường nhằm ứng phó với lạm phát, tuy nhiên, trong giai đoạn này, tốc độ lạm phát vẫn ở mức khá cao, đồng thời tác động của CSTK nới lỏng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Kết quả, tốc độ tăng GDP đã giảm từ mức 6,24% của năm 2011 xuống còn 5,25% vào năm 2012 trong khi một số lĩnh vực sản xuất có dấu hiệu suy giảm, tăng chậm lại và có nguy cơ nền kinh tế rơi vào thiểu phát Thực tế này đã buộc CSTK chuyển sang hướng ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm tiếp theo.

* Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ sản xuất kinh doanh các năm 2012-2015

Trang 11

- Để tăng cường công tác phối hợp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký kết Quy chế phối hợp công tác và trao đổi thông tin (ngày 29/2/2012) với 5 nội dung chính gồm:

+ Phối hợp xây dựng và điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; Quản lý ngân quỹ của Chính phủ và phát triển hệ thống thanh toán; Quản lý nợ quốc gia và vốn ODA;

+ Phối hợp trong việc phát triển các thị trường tài chính an toàn, bền vững; + Phối hợp trong việc thực hiện công tác quản lý, giám sát liên quan đến thu thuế, hải quan qua hệ thống ngân hàng;

+ Phối hợp trong lĩnh vực hợp tác quốc tế thông qua việc chia sẻ thông tin; + Phối hợp trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đảm bảo phù hợp với nhu cầu của hai Bộ.

- Quyết định số 1317/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô đã được ban hành ngày 6/8/2013 và sau đó, ngày 2/12/2014, các cơ quan gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân Hàng Nhà Nước, Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã ban hành Quy chế Phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô Việc tăng cường phối hợp trong điều hành chính sách vĩ mô được chú trọng nhằm tăng cường tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế vĩ mô, ứng phó kịp thời hiệu quả với các biến động kinh tế - xã hội trong và ngoài nước trong từng thời kỳ, thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, hướng đến phát triển bền vững.

- Cùng với việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho cơ chế phối hợp vĩ mô, trên thực tế, CSTK cũng từng bước được triển khai trong giai đoạn 2012-2015 Theo đó, từ đầu năm 2012, trước tình hình tăng trưởng thấp, có dấu hiệu suy giảm kinh tế, hàng tồn kho cao, ngày 03/01/2012 Chính phủ đã ban hành

Trang 12

Nghị quyết 01/NQ-CP đưa ra các giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm 2012 Các giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 01 trong lĩnh vực kinh tế tài chính bao gồm: Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Cụ thể là phải thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, tổ chức tốt thị trường trong nước; khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.

- Việc thực hiện Nghị quyết 01/ NQ-CP đã giúp nền kinh tế nước ta đạt được những kết quả tích cực bước đầu (lạm phát kiềm chế ở mức thấp; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; an sinh xã hội được bảo đảm) Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; sức mua của thị trường giảm; nền kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 Vì vậy, ngày 10/5/2012, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 13 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường Theo đó, CSTK đã được thực hiện theo hướng thận trọng.

- Đồng thời, để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo định hướng của Nghị quyết 02/NQ-CP, NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo (2013-2015):

+ Tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm của lạm phát; + Có biện pháp hỗ trợ, đơn giản hóa thủ tục cho vay;

+ Tăng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

- Chính sách thu tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tăng cường tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp thông qua việc giảm bớt nghĩa vụ thuế cho doanh

Trang 13

nghiệp và người dân, tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh Cụ thể:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm mức thuế suất phổ thông từ mức 25% xuống 22% từ ngày 01/01/2014 và theo mức 20% từ ngày 01/01/2016, áp dụng mức thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ;

+ Thuế thu nhập cá nhân đã nâng mức khởi điểm chịu thuế cho bản thân từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng, nâng mức chiết trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ mức 1,6 triệu đồng/ tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng; + Thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, miễn thu thuỷ lợi phí,…

2 Giai đoạn 2016-2020

- Có thể thấy, việc sử dụng hiệu quả chính sách tài khoá trong nửa đầu giai đoạn (2011-2015) đã được chú trọng và đảm bảo hướng tới một mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế Tuy nhiên, hiệu quả CSTK vẫn chưa cao, khiến cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự bền vững Sang đến nửa sau của giai đoạn (2016-2020), hiệu quả sử dụng CSTK đã có sự cải thiện, hướng đến duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng và đẩy mạnh các cải cách để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 theo tinh thần Nghị quyết số 05-NQ/TW và Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 18/11/2016.

- Hệ thống chính sách thu NSNN tiếp tục được điều chỉnh nhằm hỗ trợ cho đầu tư và sản xuất kinh doanh như tiếp tục hạ thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 20% từ năm 2016; miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; điều chỉnh một số sắc thuế nhằm định hướng tiêu dùng và khai

Trang 14

thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thiên nhiên; giảm thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết hội nhập Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu (mở rộng thực hiện hóa đơn điện tử, khai thuế qua mạng cho các doanh nghiệp, triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử ), đơn giản thủ tục, vừa tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, vừa tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu vào ngân sách nhà nước Tỷ lệ huy động thu vào ngân sách nhà nước bình quân 2016-2018 đạt 24,9% GDP; tỷ lệ thu nội địa bình quân đạt 80% tổng thu ngân sách, cao hơn mức 67,7% của giai đoạn 2011-2015.

- Cơ cấu lại chi NSNN được cơ cấu lại theo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm; đổi mới kiểm soát chi, đơn giản hóa hồ sơ, rút ngắn thời gian xử lý, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt Cơ cấu chi ngân sách có bước chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển (đạt 27 - 28% tổng chi ngân sách), giảm tỷ trọng chi thường xuyên (62 - 63% tổng chi ngân sách).

- Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu vững chắc, ổn định cho NSNN, tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá; tập trung xử lý nợ đọng thuế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan Cơ cấu lại các khoản chi trên cơ sở rà soát tổng thể các chính sách an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Trong giai đoạn này, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh với những khó khăn pháp lý gặp phải trong quá trình xử lý nợ xấu dần được tháo gỡ Với Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng (TCTD) được Quốc hội ban hành, cơ sở pháp lý đối với xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của của các tổ chức tín dụng đã được tạo lập và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Ngày đăng: 04/04/2024, 17:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan