BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-o0o -BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
HỌC VIÊN: NGUYỄN HẢI ĐĂNGGiảng Viên Khoa Công Nghệ Thông Tin
0
Trang 22.5 Dự kiến về cách thức đánh giá kết quả… …… …… …… …… …… 12 2.6 Khả năng về tính bền vững và khả năng nhân rộng của dự án… ……… 12 2.7 Tính khả thi của đề án……… … 13
Phần 3 Kế hoạch thực hiện đề án ……….……… … 13
Kết luận……… … ….… 16
Trang 3Phần 1 Phần mở đầu
Thành công của một tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của nguồn nhân lực trong tổ chức đó Chất lượng nguồn nhân lực lại được xây dựng trên cơ sở hiệu quả của công tác phát triển nguồn nhân lực thông qua các hoạt động như huấn luyện, đào tạo, phát triển nghề nghiệp
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”, “Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong” Vì vậy, giáo dục, đào tạo được coi là quốc sách, một trong những động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, góp phần phát triển đất nước một cách bền vững Đội ngũ giảng viên luôn được xem là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Đội ngũ giảng viên là chủ thể, nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, dịch vụ và sự phát triển nhà trường Đội ngũ giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học là “lực lượng sản xuất đặc biệt tạo ra sản phẩm là nguồn nhân lực”, đồng thời là chủ thể định hướng kiến tạo sự phát triển bền vững của xã hội
Trường Đại học Hùng Vương được thành lập theo Quyết định số 81/CP-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở ban đầu là Trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ, có bề dày truyền thống 60 năm; là đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non là một trong những khoa thuộc khối sư phạm của Trường Đại học Hùng Vương Khoa được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên ngành sư phạm Tiểu học, sư phạm Mầm non có đủ phẩm chất tài và đức phục vụ tỉnh nhà, đất nước Bên cạnh đó, Khoa đặc biệt chú trọng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng, chất lượng cơ cấu Số lượng giảng viên đã đáp ứng đủ cho giảng dạy, chất lượng
2
Trang 4đội ngũ giảng viên cao - 100% là Thạc sỹ, đáp ứng được kịp thời việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho sinh viên.
Tuy nhiên, năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và trình độ tin học của đội ngũ giảng viên còn hạn chế Mặc dù 100% giảng viên của khoa có trình độ Thạc sỹ, nhưng có học vị Tiến sĩ mới có 03 giảng viên.
Vì vậy, “Phát triển đội ngũ giảng viên tại khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non - Trường Đại học Hùng Vương” là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Phát triển đội ngũ giảng viên về chuyên môn, nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết giúp Nhà trường khẳng định chất lượng đào tạo với xã hội, thích ứng kịp thời trước những biến động của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra như vũ bão đã làm thay đổi nhiều công đoạn và nội dung trong quá trình đào tạo và yêu cầu phát triển trong tình hình mới của Ngành Giáo dục nước ta
Trang 5Phần 2 Nội dung Đề án
2.1 Điều kiện của đơn vị - nơi thực hiện Đề án
Trường Đại học Hùng Vương được thành lập năm 2003, là trường đại học công lập đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng ứng dụng; là trung tâm nghiên cứu khoa học hiện đại và chuyển giao công nghệ tiên tiến, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh Phú Thọ và cả nước Hiện nay, Trường có 02 cơ sở, trụ sở chính tại Phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, có diện tích là 59,12 ha, nằm ở vị trí giáp danh của 3 phường Vân Phú, phường Nông Trang và phường Dữu Lâu; cơ sở Thị xã Phú Thọ tại phường Hùng Vương, có diện tích 6,84 ha Nhà trường hiện có 09 khoa đào tạo, 06 phòng chức năng, 06 Trung tâm, 01 Viện nghiên cứu và 01 Trạm Y tế Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên toàn trường: 429 người (trong đó: cán bộ giảng dạy là 314 người; 14 GS, PGS (quy đổi); 62 Tiến sĩ; 264 Thạc sĩ; 70 người có trình độ Đại học) Đảng bộ Trường có 19 chi bộ, 370 đảng viên sinh hoạt và trực thuộc Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh Tính đến 31/12/2020, số sinh viên có mặt tại Trường trên 8.000 sinh viên, học viên (Cụ thể: hệ đại học chính quy 2.293 sinh viên, cao học 374 học viên, Liên thông-Văn bằng 2 có 2.570 sinh viên và các hệ đào tạo, bồi dưỡng khác)
Khoa GDTH & MN được thành lập theo Quyết định số 189/QĐ -TCCB, ngày 15 tháng 12 năm 2003 của Hiệu trưởng Trường Đại Học Hùng Vương trên cơ sở khoa Cao đẳng Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ, đóng trên địa bàn quê hương Đất Tổ vua Hùng Gắn liền với sứ mệnh vẻ vang của nhà trường, khoa là trung tâm nghiên cứu về Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non đã có những vượt bậc cả về lượng và chất Hiện Khoa có 20 giảng
4
Trang 6viên, đội ngũ giảng viên luôn chú trọng đến việc nâng cao năng lực trình độ từ nhận thức đến phương pháp kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn.
Số lượng giảng viên ngày một tăng lên, tỷ lệ thuận với đội ngũ giảng viên có chất lượng, có trình độ cao cũng được tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ tăng bình quân hàng năm vẫn chưa thực sự đáp ứng so với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường Hiện tại chỉ có tổng số 03 trên 20 giảng viên là có học vị Tiến sỹ, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Hiện nay, số lượng giảng viên trẻ có thâm niên công tác dưới 05 năm chiếm tỷ lệ cao hơn 50% Hạn chế của nhóm giảng viên này là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường Họ chưa được rèn luyện thử thách nhiều nên dễ nóng vội, chủ quan Điều này có thể khắc phục được nếu các cấp quản lý trong trường quan tâm, tạo điều kiện và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn giúp họ nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức.
Về trình độ ngoại ngữ, đa số giảng viên có trình độ B1 ngoại ngữ Tiếng Anh Tuy nhiên trình độ đạt được và khả năng sử dụng ngoại ngữ còn nhiều bất cập Việc giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ không thường xuyên nên hiện nay phần lớn giảng viên hàng ngày không sử dụng được ngoại ngữ trong hoạt động và giao tiếp Điều này ảnh hưởng đến con đường học tập nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, đặc biệt là đào tạo ở trình độ Tiến sỹ Chính việc hạn chế về khả năng ngoại ngữ đã làm cho một số giảng viên có tâm lý e ngại, an phận và tự đánh mất cơ hội, chỉ tiêu đào tạo hàng năm Đồng thời còn ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan, bất kỳ quốc gia nào cũng đều bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối đó.
Định hướng phát triển đội ngũ giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học vàMầm non:
Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển đội ngũ giảng viên không chỉ đơn thuần đảm bảo yếu tố về số lượng, mà còn cần đảm bảo cả yếu tố chất lượng nhằm đáp ứng mục tiêu dạy và học một cách hiệu quả Trường Đại học
Trang 7Hùng Vương đã xác định định hướng phát triển đội ngũ giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non cụ thể như sau:
Một là, nâng cao nhận thức đối với công tác phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường nói chung và Khoa GDTH&MN nói riêng, nhằm giúp đội ngũ giảng viên thấy được tầm quan trọng, mục tiêu của việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của viên chức trong nhà trường Từ đó, nâng cao ý thức nhận thức về nhiệm vụ và quyền hạn của người giảng viên, giúp giảng viên tự phát triển bản thân trong quá trình công tác.
Hai là, đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao trình độ chung cho đội ngũ giảng viên, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học Đảm bảo sự tương xứng giữa số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, là cơ sở để khẳng định với xã hội, làm tăng niềm tin trong nhân dân vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trường; đồng thời, khắc phục những hạn chế về chất lượng đội ngũ, nâng cao năng lực cạnh tranh với các cơ sở giáo dục trong nước
Ba là, xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí để thu hút đội ngũ giảng viên giỏi cho Nhà trường nói chung và Khoa GDTH&MN nói riêng nhằm xây dựng các tiêu chí để tuyển chọn giảng viên bổ sung lực lượng giảng viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhiệm vụ và định hướng phát triển của nhà trường; tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2025 có 50% giảng viên Khoa có trình độ Tiến sỹ.
2.2 Mục tiêu của đề án
2.2.1 Mục đich xây dựng Đề án: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển đội ngũ giảng viên giảng dạy của khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non -Trường Đại học Hùng Vương.
2.2.2 Mục tiêu cụ thể của Đề án:
1 Nâng cao nhận thức về công tác phát triển đội ngũ giảng viên tại khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non.
2 Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
3 Đề xuất xây dựng và hoàn thiện các chỉ tiêu thu hút đội ngũ giảng viên giỏi.
6
Trang 84 Sử dụng đội ngũ giảng viên hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng chuyên môn nghiệp vụ
5 Xây dựng quy trình và tiến hành đánh giá đội ngũ giảng viên
2.2.3 Triển khai các nội dung Đề án
1 Nâng cao nhận thức về công tác phát triển đội ngũ giảng viên tại khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong đội ngũ giảng viên khoa nắm được chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, của Ngành, của tỉnh, của Trường về giáo dục và đào tạo Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước; thực hiện đầy đủ các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế tổ chức hoạt động của Trường và các quy định khác do Hiệu trưởng ban hành có liên quan đến đội ngũ giảng viên.
- Quán triệt việc thực hiện nghiêm công tác giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường quy định Viết giáo trình, phát triển tài liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, học tập theo sự phân công của nhà trường, khoa, bộ môn.
- Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ theo sự phân công của nhà trường, khoa, bộ môn.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín,danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học,bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học, hướng dẫn người học trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống
- Không ngừng tự bồi dưỡng nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo
- Được bố trí giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo, xác định nội dung các giáo trình giảng dạy phù hợp với quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lựa chọn phương pháp giảng dạy và phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo.
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất và tinh thần theo các chế độ chính sách cho nhà giáo, được hưởng các chế độ ngày nghỉ các ngày lễ, nghỉ các ngày tết, nghỉ hè theo quy định của Bộ.
Trang 9- Được ký các hợp đồng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học ngoài trường theo quy định của Bộ luật Lao động và quy chế thỉnh giảng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
2 Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
- Bồi dưỡng về chuyên môn: Tập trung nâng cao kiến thức chuyên môn
theo yêu cầu chuẩn hóa; cập nhật những kiến thức lien quan đến chuyên môn như: ngoại ngữ, tin học… Đối với một số giảng viên mới phải được tập huấn, kèm cặp bởi các giảng viên có kinh nghiệm của khoa, đảm bảo trong một thời gian phải nâng cao trình độ của mình
- Bồi dưỡng nghiệp vụ: Bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học hiện đại; kỹ năng tổ chức quản lý, công tác giáo viên chủ nhiệm, giáo dục đạo đức cho sinh viên
- Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học: Bồi dưỡng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, tổ chức tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học
- Nâng cao năng lực tổ chức hội thảo, thảo luận các chuyên đề Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể Gắn việc nghiên cứu khoa học cho giảng viên và sinh viên cùng làm, giảng viên là người chỉ dẫn giúp đỡ sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
- Trình độ tin học, ngoại ngữ: Mở các lớp học về tin học và ngoại ngữ ngay trong nhà trường để giảng dạy cho đội ngũ cán bộ và giảng viên nhà trường Điều này khá mới mẻ và đem lại sự hứng thú học tập nâng cao trình độ ngoại ngũ cho đội ngũ giảng viên Đồng thời nhà trường tạo điều kiện để giảng viên được đi học những chứng chỉ ngắn hạn về ngoại ngữ và tin học trong nước
Để có thể thực hiện được nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ, cần tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, đồng thời với việc tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân để cập nhật kiến thức nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ giảng viên Và một điều quan trọng là Nhà trường tạo mọi điều kiện để giảng viên có thể tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đó là con đưởng cơ bản nhất của công tác đào tạo bồi dưỡng, là nội lực cần được phát huy mạnh mẽ trong nhà trường.
8
Trang 103 Đề xuất xây dựng và hoàn thiện các chỉ tiêu thu hút đội ngũ giảng viên giỏi
Thu hút chính là tạo ra sự hấp dẫn để có nhiều giảng viên giỏi, chất lượng về trường công tác, giảng dạy Thu hút nguồn nhân lực giảng viên chất lượng không chỉ đơn thuần là tuyển dụng mà còn là chủ trương, chính sách lâu dài của cơ sở giáo dục đại học Để thu hút có hiệu quả nguồn nhân lực giảng viên hiện nay, Nhà trường cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp về xây dựng, quảng bá các chính sách thu hút nguồn nhân lực, hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ, công tác cán bộ… ;trong đó, chú trọng đến giải pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với giảng viên.
- Tuyển chọn giảng viên có thể từ nhiều nguồn khác nhau:
Một là: Chọn những giảng viên đạt tiêu chuẩn từ nơi khác có nhu cầu chuyển về trường hoặc nhận làm giảng viên thỉnh giảng
Hai là: Tuyển những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường Đại học trong nước phù hợp với ngành nghề đào tạo của Trường để tiếp tục đào tạo bồi dưỡng thành giảng viên hoặc có thể tuyển ngay những sinh viên xuất sắc của Nhà trường để đào tạo bồi dưởng thành lớp giảng viên trẻ
Ba là: Tuyển những sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài, có những chính sách ưu tiên để thu hút và gắn bó với nhà trường Đây là bộ phận sẽ mạng lại nguồn sinh khí mới cho hoạt động giảng dạy của nhà trường
Trong tuyển chọn giảng viên, cần phải tuân theo những quy định về chế độ tuyển dụng, đồng thời cũng công khai những tiêu chuẩn tuyển dụng một cách rộng rãi Khi thành lập Hội đồng tuyển dụng phải dựa vào hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Phú Thọ…Khi giảng viên được tuyển vào cần phải qua thử việc và hợp đồng có thời hạn trước khi tuyển dụng chính thức.
4 Sử dụng đội ngũ giảng viên hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng chuyên môn nghiệp vụ
Phân công giảng dạy cho giảng viên ở khoacần chọn những người đủ chuẩn về trình độ và năng lực chuyên môn theo quy định; ưu tiên chọn giảng