1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án sản xuất tấm gạch ốp lát Composite – Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1

133 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Dự Án Sản Xuất Tấm Gạch Ốp Lát Composite – Phân Kỳ Đầu Tư Giai Đoạn 1
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 3,62 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tên chủ Dự án đầu tư (9)
  • 1.2. Tên dự án đầu tư (9)
    • 1.2.1. Tên dự án và địa điểm thực hiện dự án đầu tư (9)
    • 1.2.2. Phạm vi của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (12)
    • 1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (12)
    • 1.2.4. Quy mô của dự án đầu tư (12)
  • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (13)
    • 1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư (13)
    • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (14)
    • 1.3.3. Sản phẩm của Dự án đầu tư (18)
  • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng (19)
    • 1.4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng của dự án (19)
    • 1.4.2. Nhu cầu điện, nước sử dụng của dự án (22)
  • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (24)
    • 1.5.1. Các hạng mục công trình của dự án đầu tư (24)
    • 1.5.2. Danh mục máy móc (28)
    • 1.5.3. Biện pháp thi công các hạng mục công trình (30)
    • 1.5.4. Tiến độ thực hiện dự án (32)
  • CHƯƠNG 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (33)
    • 2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (0)
    • 2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (0)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (36)
    • 3.1. Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật (36)
    • 3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án (36)
    • 3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án (36)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (39)
    • 4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong (39)
      • 4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động (39)
        • 4.1.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động của các nguồn liên quan đến chất thải ........... 37 4.1.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải 55 (39)
      • 4.1.2. Đề xuất các biện pháp, phương án bảo vệ môi trường (63)
      • 4.1.3. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong (75)
    • 4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong (79)
      • 4.2.1. Đánh giá dự báo các tác động (79)
      • 4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động (99)
    • 4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (121)
    • 4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo (123)
  • CHƯƠNG 5: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (125)
    • 5.1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với nước thải (125)
    • 5.2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với khí thải (125)
    • 5.3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với tiếng ồn, độ rung (126)
    • 5.4. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với Chất thải rắn (127)
      • 5.4.1. Khối lượng, chung loại chất thải phát sinh (127)
      • 5.4.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải (127)
  • CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (129)
    • 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (129)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật (130)
  • Phụ lục (133)

Nội dung

Phạm vi của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Phạm vi của báo cáo: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 của dự án gồm: - Xây dựng các hạng mục c

Tên chủ Dự án đầu tư

- Tên chủ dự án: Công ty CP gốm Á Mỹ Hoa Sơn

- Địa chỉ trụ sở chính: Lô 1, KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

- Người đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Sơn

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2500586548, cấp lần đầu ngày 17/7/2017, đăng ký thay đổi lần thứ 2, ngày 07 tháng 01 năm 2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp

- Giấy chứng nhận đầu tư số 6100865188 chứng nhận lần đầu ngày 06/12/2021, Đăng ký thay đổi lần 3 ngày 29/01/2024 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cấp cho Công ty Cổ phần gốm Á Mỹ Hoa Sơn.

Tên dự án đầu tư

Tên dự án và địa điểm thực hiện dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: Dự án sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết và tấm gạch ốp lát Composite – Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Căn cứ theo hợp đồng thuê đất ngày 15 tháng 11 năm 2017 giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Công ty cổ phần Gốm Á Mỹ Hoa Sơn, “Dự án sản xuất tấm gạch ốp lát Composite – Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1” được thực hiện tại Lô 1, KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích 41.039,9m 2

Các vị trí tiếp giáp của dự án như sau

- Phía Tây Nam giáp với Công ty CP công nghiệp Á Mỹ

- Phía Tây giáp với đất của Công ty CP công nghiệp Á Mỹ

- Phía Nam giáp với đất của Công ty CP công nghiệp Á Mỹ

- Phía Đông giáp với đất của Công ty CP công nghiệp Á Mỹ và hạ tầng giao thông thuộc KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa

Tọa độ các điểm mốc giới chính của khu đất Dự án như sau:

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Bảng 1.1: Toạ độ vị trí địa lý khu vực dự án

(Trích lục bản đồ địa chính khu vực dự án)

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Hình 1.1: Bản đồ vị trí dự án

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Phạm vi của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Phạm vi của báo cáo: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 của dự án gồm:

- Xây dựng các hạng mục công trình phục vụ sản xuất giai đoạn 1 của dự án

- Lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất phục vụ cho sản xuất giai đoạn 1 của dự án theo chứng nhận đầu tư gồm: Sản xuất gạch ốp lát Composite công suất 10.000.000 m 2 sản phẩm/năm

- Xây dựng Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường phục vụ cho hoạt động của phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 của dự án gồm: Hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 30m 3 /ngày.đêm.

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư

+ Cơ quan thẩm duyệt thiết kế về phương án PCCC: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Vĩnh Phúc

+ Cơ quan thẩm định báo cáo đề xuất dự án đầu tư và cấp giấy phép xây dựng:

Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc

+ Cơ quan cấp Giấy phép môi trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:

- Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường số 1235/GXN-UBND ngày 17/6/2021 dự án “Sản xuất ngói ép ướt và gạch xây không trát” tại KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

- Giấy phép môi trường “ Dự án sản xuất gạch không trát, ngói ép ướt, gạch ốp lát” số 985/GPMT-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2023 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp

- Giấy phép môi trường (cấp điều chỉnh lần thứ nhất) “ Dự án sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết” số 1872/GPMT-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2023 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp.

Quy mô của dự án đầu tư

* Quy mô của dự án (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): 652.512.000.000 đồng (Bằng chữ: sáu trăm năm mươi hai tỷ đồng, năm trăm mười hai triệu đồng chẵn.) Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

11 được phân loại thuộc nhóm B: Dự án thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng (theo khoản 2, Điều 9 Luật Đầu tư công)

Trong đó, vốn đầu tư cho phân kỳ đầu từ giai đoạn 1 theo chứng nhận đầu tư là: 432.512.000.000 đồng ( Bằng chữ: bốn trăm ba mươi hai tỷ đồng, năm trăm mười hai triệu đồng chẵn.)

* Tình hình hoạt động và hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Công ty:

- Công ty cổ phần Gốm Á Mỹ Hoa Sơn hoạt động từ năm 2021, và được UBND huyện Lập Thạch cấp GXN đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường số 1235/GXN-UBND ngày 17/6/2021 tại KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích 41.039,9m 2 và quy mô sản xuất : Sản xuất ngói ép ướt, gạch xây không trát, quy mô sản xuất: 42 triệu viên sản phẩm/năm;

- Năm 2023 công ty được UBND tỉnh cấp Giấy phép môi trường cho “ Dự án sản xuất gạch không trát, ngói ép ướt, gạch ốp lát” số 985/GPMT-UBND ngày 09 tháng

5 năm 2023 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp với quy mô công suất

+ Sản xuất ngói ép ướt, gạch xây không trát: 42 Triệu viên/năm

+ Sản xuất gạch ốp lát: 4,8 triệu m 2 sản phẩm/năm tương đương với 240.000 tấn sản phẩm/năm

- Tháng 8 năm 2023 công ty điều chỉnh dự án về tên dự án, tên sản phẩm và đã được UBND tỉnh cấp điều chỉnh giấy phép môi trường số số 1872/GPMT-UBND ngày

23 tháng 8 năm 2023 với Quy mô chỉ sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết công suất 2,5 triệu m 2 sản phẩm/năm và dừng không hoạt động dây chuyền sản xuất ngói ép ướt và gạch xây không trát nữa Tuy nhiên, do tình hình chung của nhu cầu thị trường và việc góp vốn của dự án nên dự án bị chậm tiến độ Hiện nay, dự án chưa đi vào lắp đặt và sản xuất dây chuyền sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết Đến nay, nắm bắt thị trường nhu cầu về vật liệu xây dựng, đặc biệt đối với gạch ốp lát, công ty tiến hành điều chỉnh chứng nhận đầu tư với quy mô Dự án:

+ Giai đoạn 1: Sản xuất tấm gạch ốp lát Composite: 10.000.000 m 2 /năm

+ Giai đoạn 2: Sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết: 2.500.000 m 2 /năm

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

Công suất hoạt động của dự án đầu tư

Công suất của dự án cho phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 gồm:

Sản xuất tấm gạch ốp lát Composite: 10.000.000 m 2 /năm trong đó gồm;‘

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

+ Sản xuất tấm sàn LVT: 5.000.000m 2 /năm

+ Sản xuất tấm sàn Hybrid: 2.500.000 m 2 /năm

+ Sản xuất tấm ốp tường: 2.000.000 m 2 /năm

+ Phụ kiện PVC, SPC: 500.000 m 2 /năm

Hình 1.2 Hình ảnh minh họa cấu tạo sản phẩm

Sàn nhựa PVC gồm 05 lớp cơ bản như sau:

+ Lớp UV: có tác dụng ngăn chặn tác động trực tiếp lớp bề mặt của tia UV (tia cực tím), bảo vệ bề mặt luôn được bóng đẹp, bền màu

+ Lớp áo bảo vệ: chống trầy xước, trơn trượt trên bề mặt sàn Đây là một trong những điểm khác biệt so với các loại vật liệu ốp lát cùng loại khác

+ Lớp film : đây là lớp tạo ra họa tiết vân và màu sắc cho sản phẩm Giúp tăng tính thẩm mỹ, đậm nét hài hòa và hiện đại

+ Lớp lõi: còn được gọi là cốt nhựa, cốt PVC Đối với sàn nhựa SPC thì lớp này được làm từ nhựa nguyên sinh PVC kết hợp bột đá CaCO3 và chất ổn định nhiệt Ca-

Zn giúp tấm sàn chịu lực tốt, đem lại độ bền cao và chỉ số an toàn vượt trội

+ Lớp đế: được làm từ vật liệu nhựa tổng hợp có chức năng giúp sàn cân bằng, chắc chắn, chống cong vênh, co ngót Ngoài ra nó còn có khả năng cách âm, chống ẩm mốc và bảo vệ sàn trước những tác nhân gây hại.

Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Ở giai đoạn hiện tại, Dây chuyền sản xuất ngói ép ướt và gạch xây không trát công ty đã xin dừng sản xuất đã được chấp thuận tại giấy phép môi trường điều chỉnh số 1872/GPMT-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2023 Đối với dây chuyền Sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết đã được chấp thuận tại giấy chứng nhận đầu tư cho dự án

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

13 chứng nhận thay đổi lần 02 ngày 04/7/2023 Tuy nhiên dự án chưa đi vào triển khai và sẽ được thực hiện ở giai đoạn sau Do vậy, hiện tại Dự án đang dừng sản xuất

Quy trình sản xuất của dự án cho phân kỳ đầu từ giai đoạn 1 khi dự án đi vào hoạt động gồm quy trình sản xuất tấm gạch ốp lát Composite gồm các bước cơ bản sau

Công nghệ sản xuất gạch ốp lát composite có quy trình sản xuất không qua quá trình nung nên hạn chế được phát thải sinh bụi, khí thải từ quá trình nung ra môi trường so với công nghệ sản xuất gạch thông thường Quy trình công nghệ sản xuất chung của dự án như sau:

Hình 1.3 Quy trình sản xuất tấm gạch ốp lát composite

Trộn nguyên liệu Đùn ép tấm

Tạo hèm khóa và dán đế Đóng gói

Cán màng CTR thông thường Màng film PVC

Nhiệt độ, tiếng ồn Nguyên liệu

Bụi CTR Bụi, CTR CTNH

Sơn cạnh (nếu có) CTNH

Dán đế Bụi CTR, bavia đế thải

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Bước 1: Công đoạn trộn nguyên liệu

Nguyên vật liệu được cân và nạp theo tỷ lệ (70-85% bột đá, 15-30% nhựa PVC, hoặc LVT) (Nguyên liệu nhựa là bột nhựa nguyên sinh PVC, LVT (Luxury Vinyl

Tile)…) và các chất phụ gia được đưa vào xylo máy trộn kín theo đường ống kín vào trong buồng máy trộn

Quá trình trộn được thực hiện thông qua 2 bước là trộn nóng sau đó chuyển sang trộn lạnh, quá trình hoạt động của máy hoàn toàn khép kín và tự động bằng phòng máy điều khiển Cụ thể như sau:

+ Trộn nóng: Gồm máy trộn nóng gia nhiệt bằng điện ở nhiệt độ từ 120°C đến 150°C trong thời gian 8 - 12 phút Quá trình trộn nóng cũng trong buồng máy thiết bị kín, không gây phát sinh bụi khí thải từ quá trình trộn

+ Trộn lạnh: sau khi trộn nóng, nguyên liệu chưa được sử dụng ngay nên được đưa sang bồn trộn lạnh có khuấy trộn để ủ ở nhiệt độ 50 0 C để tránh nhựa và phụ gia bị lão hóa nhiệt gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, thời gian trộn từ 15-20 phút Sau khi nguyên liệu đạt nhiệt độ trộn tại thiết bị trộn nóng thì thiết bị trộn sẽ tự động xả nguyên liệu xuống bồn làm mát bằng đường ống công nghệ kín Vỏ của bồn làm mát có cấu tạo 2 lớp, giữa hai lớp vỏ là nước được bơm tuần hoàn để làm mát nguyên liệu đến nhiệt độ khoảng 50°C một cách nhanh chóng Nước làm mát chỉ tiếp xúc với vỏ bồn mà không tiếp xúc với nguyên liệu nên không lẫn tạp chất (nguyên liệu có dính nước sẽ bị hỏng) Nhiệt độ nước đầu vào để làm mát khoảng 32 0 C, nước sau khi làm mát có nhiệt độ khoảng 37 0 C được dẫn vào tháp giải nhiệt (Colling tower) để giải nhiệt thu về bể chứa (tận dụng ngăn 2, ngăn 3 của bể chứa) và tuần hoàn tái sử dụng Nước hao hụt do bay hơi được bổ sung hàng ngày Định kỳ 1 tuần/lần sẽ hút cặn của bể nước

Bước 2: Công đoạn đùn tấm

Nguyên liệu sau đó được bơm đưa vào hệ thống máy đùn ép với công suất cực lớn ở nhiệt độ 170°C đến 200°C bằng nhiệt điện để đùn ép tạo ra được các hình dạng sản phẩm Khi đi vào trục vít, hỗn hợp nguyên liệu sẽ được gia nhiệt để ép đùn nguyên liệu Việc kiểm soát nhiệt độ là khâu phức tạp và quan trọng nhất Tại quá trình này, nhiệt độ được chia thành năm vùng nhiệt độ khác nhau, với nhiệt độ vùng đầu tiên từ

170 o C tăng dần lên 200 o C, sau đó giảm dần về phía đầu đùn Máy đùn sản phẩm ở trong buồng kín của máy Nhờ vậy mà vừa đỡ thất thoát nhiệt, vừa không gây phát sinh khí thải ra ngoài môi trường

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Bước 3: Công đoạn cán màng

Sau khi ra khỏi máy đùn, bán thành phẩm được qua hệ thống cán màng gồm 3 quả lô (con lăn), quả lô đầu tiên có tác dụng tạo độ nhám, tạo gân cho bề mặt tấm sản phẩm, quả lô thứ 2 phủ lớp film vân gỗ (hoặc màng PET tùy dòng sản phẩm) lên bề mặt bán thành phẩm, quả lô thứ 3 định hình sản phẩm Sau khi hoàn thành quá trình gia công bề mặt, và ra ngoài nhờ hệ thống con lăn, tiếp tục qua bể nước làm mát với thể tích nước làm việc 5,5m 3 Sau khi tạo hình sản phẩm được cắt thành từng tấm lớn qua hệ thống xếp dỡ cuối dây chuyền để đưa sản phẩm vào bảo quản tạm thời, lưu kho trong khoảng 24-48 tiếng trước khi sang công đoạn UV Đối với sản phẩm Phụ kiện sau khi cán màng, dán film sẽ không qua công đoạn UV mà chuyển qua bước cắt sản phẩm

- Các bán thành phẩm được đưa qua công đoạn phủ UV để phủ lớp kháng khuẩn, chống xước làm tăng cứng bề mặt sản phẩm, điều chỉnh độ phản chiếu ảnh sáng để có màu tự nhiên Tấm sản phẩm được đưa vào máy tráng phủ lớp chống tia UV, chất chống tia UV dạng lỏng nên tại máy tráng phủ UV có lắp đặt đồng bộ đèn sấy để làm khô lớp phủ Sau khi phủ UV sẽ được đưa chạy qua giàn hơi kín để ủ UV bằng hơi nước, nước đươc làm nóng ở khoảng nhiệt độ 100 0 C, sản phẩm chạy qua giàn, hơi nước bốc lên sẽ ủ nóng sản phẩm bằng hơi nước

- Sau ủ nóng, sản phẩm tiếp tục chạy qua bể nước làm mát có thể tích 6,5m 3 để ủ nguội sản phẩm Sản phẩm kết thúc công đoạn UV để sang công đoạn tiếp theo

Sản phẩm được đưa vào hệ thống máy cắt sấn chính xác theo kích thước đơn hàng

+ Đối với sàn LVT, phụ kiện: Tấm to sẽ được cắt sấn thành nhiều tầm nhỏ có kích thước cài đặt sẵn theo tiêu chuẩn kích thước sản phẩm của thị trường tiêu thụ Sau đó kiểm tra tự động trên dây chuyền và chuyển sang máy đóng hộp hoàn chỉnh và nhập kho chờ xuất hàng Tương tự đối với sản phẩm phụ kiện cũng sẽ tiến hành cắt theo kích thước sản phẩm và đóng hộp, nhập kho

+ Đối với sản phẩm tấm sàn Hybrid và tấm ốp tường: 1 tấm to sẽ được cắt thành nhiều tấm nhỏ tại máy cắt pha tấm sau đó được chuyển vào máy tạo hèm khóa tự động Bước 6: Công đoạn tạo hèm khóa

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

- Các thành phẩm sẽ chuyển qua công đoạn tạo hèm khóa nhằm tạo hình dạng hèm khóa Sản phẩm được cắt rãnh tạo hèm khóa ngang, dọc tạo thuận tiện cho quá trình thi công và lắp đặt để ghép nối liên kết các sản phẩm Hèm khóa ở tấm sàn Hybrid sẽ cho 4 cạnh và rãnh hèm khác với hèm khóa tấm ốp tường chỉ có 2 cạnh Đối với sản phẩm tấm ốp tường, sau khi tạo hèm khóa sẽ kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, chuyển qua dầy chuyền kiểm tra tự động và đóng hộp và nhập kho

Sản phẩm của Dự án đầu tư

Sản phẩm của dự án ở giai đoạn hoạt động là: Tấm gạch ốp lát Composite: 10.000.000 m 2 /năm

Hình ảnh minh họa sản phẩm Dự án dự kiến sản xuất

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng

Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng của dự án

a Giai đoạn thi công xây dựng

Dự kiến nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu chính cho hoạt động xây dựng các hạng mục công trình trong giai đoạn nâng công suất của Dự án như sau:

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Bảng 1.2 Danh mục nguyên, vật liệu sử dụng cho hoạt động thi công

TT Nguyên vật liệu Đơn vị Số lượng Hệ số quy đổi (tấn/m 3 )

Quy đổi đơn vị (tấn)

4 Gạch viên 30 vạn 2,2kg/viên 6.600

8 Các vật liệu khác (kính, cốp pha, …) Tấn 400 - 400

(Nguồn: Hồ sơ thiết kế của Dự án)

- Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu:

+ Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng (gạch xây, gạch men, gạch ốp) sẽ sử dụng nguồn sẵn có gạch xây của dự án sản xuất giai đoạn trước Đối với gạch ốp lát sẽ cung cấp bởi Công ty Cổ phần công nghiệp Á Mỹ giáp dự án

+ Đối với các nguyên vật liệu xây dựng khác (xi măng, cát, sỏi, sắt, thép ) dự kiến được cung cấp bởi các công ty liên doanh, các cơ sở, nhà máy sản xuất trên địa bàn huyện Sông Lô, huyện Lập Thạch và các vùng lân cận nhằm hạn chế quãng đường vận chuyển đồng thời đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư cho công trình, cự ly vận chuyển trung bình khoảng 10 km

+ Bê tông thương phẩm mua tại các cơ sở sản xuất có đủ năng lực, giấy phép kinh doanh và được vận chuyển đến công trường bằng xe chuyên dụng (dự kiến khoảng cách vận chuyển là 10 km)

- Tuyến đường vận chuyển các nguyên, vật liệu phục vụ thi công được lựa chọn đều có kết cấu tốt Trong đó, cung đường chịu tác động nhiều nhất là đường ĐT.307 và các đường nội bộ quanh khu vực dự án b Giai đoạn hoạt động của dự án

 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu

Khối lượng nguyên liệu sử dụng để sản xuất từng dây chuyền được thống kê trong Bảng sau:

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên vật liệu của dự án

TT Nguyên liệu Khối lượng

4 Sơn nước (sơn cạnh, viền) 9,26

(Nguồn: Đề xuất dự án đầu tư điều chỉnh )

Hình 1.5 Hình ảnh nguyên liệu phục vụ sản xuất tại dự án

- Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án được mua từ các đơn vị được cấp

Bột đá Bột nhựa PVC nguyên sinh

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

20 phép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận.

Nhu cầu điện, nước sử dụng của dự án

Nguồn nước sử dụng cho dự án được lấy từ nguồn nước sạch do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Phúc cấp b Nhu cầu sử dụng nước

 Nhu cầu sử dụng nước cho giai đoạn thi công xây dựng

+ Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt:

Trong giai đoạn thi công xây dựng dự kiến có khoảng 20 công nhân thường xuyên lao động trên công trường Áp dụng định mức lượng nước cấp cho sinh hoạt theo

TCVN 13606:2023 - Tiêu chuẩn cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình – Yêu cầu thiết kế, lượng nước cấp trung bình là 80lít/người/ngày.đêm như vậy tổng lượng nước sử dụng là:

20 (người) x 80 (lít/người/ngày.đêm) = 1.600 (lít/ngày.đêm), tương đương 1,6 m 3 /ngày.đêm

+ Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích thi công xây dựng và tưới ẩm dập bụi công trường:

Theo dự toán xây dựng công trình, nước sử dụng cho các công đoạn như: trộn vữa, trộn bê tông, dưỡng hộ bê tông, vệ sinh máy móc, thiết bị,

Các hoạt động cần sử dụng nước phục vụ xây dựng cho Dự án khoảng 2,2m 3 /ngày, bao gồm:

+ Nước cấp cho hoạt động xây dựng như trộn vữa: trung bình khoảng 0,5m 3 /ngày đêm;

+ Nước cấp cho hoạt động dưỡng hộ bê tông: trung bình khoảng 0,2m 3 /ngày; + Nước cấp cho hoạt động vệ sinh dụng cụ, máy móc, vệ sinh xe trên công trường trước khi ra khỏi dự án: Lượng nước này sử dụng khoảng 0,5m 3 /ngày Nước này sẽ được thu gom vào hố lắng và tuần hoàn lại cho dưỡng hộ bê tông, rửa bánh xe

+ Nước cấp cho hoạt động dập bụi do các phương tiện giao thông: Khối lượng sử dụng khoảng 1m 3 /ngày

 Nhu cầu về nước sử dụng giai đoạn hoạt động của dự án

 Mục đích và khối lượng sử dụng: Nhu cầu sử dụng nước giai đoạn ổn định:

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

* Nhu cầu cho sản xuất:

- Nước sản xuất cấp cho quá trình làm mát sản phẩm trong dây chuyền sản xuất tại công đoạn sau đùn ép: thể tích 5,5m 3 cho bể ở lần cấp đầu tiên, sau đó nước được bơm về tháp giải nhiệt làm nguội rồi quay lại tuần hoàn vĩnh viễn cho quá trình làm mát sản phẩm, không thải ra ngoài môi trường Lượng nước bổ sung cho hao hụt hàng ngày tại bể này khoảng: 0,5m/ngày.đêm

- Nước cấp cho giàn ủ nóng sau phủ UV với lượng khoảng 1m 3 /ngày.đêm

- Nước cấp cho bể nước ủ nguội công đoạn UV thể tích 5,5m 3 cho lần cấp đầu tiên, nước được bổ sung hàng ngày lượng hao hụt khoảng: 0,5m/ngày.đêm Nước tại bể này sau sử dụng được bơm về tháp giải nhiệt làm nguội rồi tuần hoàn lại vĩnh viễn cho công đoạn ủ nguội

* Nhu cầu nước cho sinh hoạt:

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, số lượng cán bộ, công nhân viên làm việc tại công ty là 500 người Dự án không thực hiện nấu ăn tại công ty Dựa theo quá trình hoạt động của Dự án ở giai đoạn năm 2023 lượng nước dùng trung bình là 41lít/người/ngày Nhu cầu về nước cấp sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động của dự án là:

500 (người) x 41 (lít/người/ngày) = 20500 (lít/ngày)

(Tương đương khoảng 20,5 m 3 /ngày.đêm)

Bảng 1.4 Bảng tổng hợp nhu cầu sủ dụng nước của dự án

STT Hoạt động sử dụng nước Lượng nước sử dụng Ghi chú

1 Nước cấp cho sinh hoạt 20,5 m 3 /ngày.đêm Thải hàng ngày

2 Nước cấp cho sản xuất 2,0m 3 /ngày.đêm

2.1 Nước cấp cho bể làm mát công đoạn ép đùn 0,5m 3 /ngày.đêm

Tuần hoàn vĩnh viễn, chỉ bổ sung lượng hao hụt hàng ngày sử dụng

2.2 Nước cấp cho giàn ủ nóng sau phủ UV 1,0m 3 /ngày.đêm

Tuần hoàn vĩnh viễn, chỉ bổ sung lượng hao

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

22 hụt hàng ngày sử dụng

2.3 Nước cấp cho bể ủ nguội 0,5m 3 /ngày.đêm

Tuần hoàn vĩnh viễn, chỉ bổ sung lượng hao hụt hàng ngày sử dụng

Ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước của dự án còn phục vụ cho hoạt động PCCC và tưới sân đường Tuy nhiên, nguồn nước cho hoạt động PCCC chỉ sử dụng khi có sự cố xảy ra

* Nhu cầu điện sử dụng của dự án

- Nguồn cung cấp điện: Điện năng sử dụng cho xây dựng và sinh hoạt của công nhân được lấy từ điện lưới của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc – Chi nhánh điện lực huyện Lập Thạch

- Nhu cầu sử dụng điện cho các hoạt động sản xuất của Dự án dự kiến khoảng 1.135.000 KWh/tháng.

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

Các hạng mục công trình của dự án đầu tư

Căn cứ theo hợp đồng thuê đất số 3108 ngày 15 tháng 11 năm 2017 giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Công ty CP gốm Á mỹ Hoa Sơn và chứng nhận quyền sử dụng đất số CI 198399 do Sở Tài nguyên và môi trường cấp ngày 25/12/2017 với tổng diện tích là 41039,9 m 2 tại Khu công nghiệp Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Khi triển khai dự án, tại phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động của dự án được đầu tư xây dựng như sau

Bảng 1.5: Các hạng mục công trình của dự án

TT Hạng mục công trình Số tầng

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

1 Nhà xưởng sản xuất + kho số 1 02 10.519,8 Xây dựng mới

2 Nhà xưởng + kho số 2 02 5.878,7 Xây dựng mới

3 Nhà xưởng + kho số 3 02 5.285,3 Xây dựng mới

4 Nhà xưởng + kho số 4 02 2.045,3 Xây dựng mới

1 Nhà bơm PCCC 01 41,9 Xây dựng mới

2 Nhà trạm biến áp 01 156,2 Xây dựng mới

3 Nhà để máy phát điện 01 146,4 Xây dựng mới

4 Nhà để máy nén khí 01 82,9 Xây dựng mới

5 Nhà vệ sinh 01 22,4 Xây dựng mới

Sân bãi, cây xanh 8.451,5 20,59 - Đất giao thông nội bộ 8.409,5 20,49 -

III Công trình bảo vệ môi trường

1 Khu lưu giữ CTR thông thường 01 72 Xây dựng mới, nằm bên trong nhà xưởng số 3

2 Kho chứa chất thải nguy hại 01 111,6

3 Bể tự hoại xây ngầm 03 - Xây dựng ngầm 03 bể với thể tích 56,04m 3 /bể

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

4 Hệ thống xử lý nước thải tập trung 01 30m 3 /ng.đ Xây dựng ngầm

(Nguồn: Công ty Cổ phần Gốm Á Mỹ Hoa Sơn) a Các hạng mục công trình chính

- Nhà xưởng sản xuất + kho số 1,2,3,4

+ Chiều cao công trình: nhà số 1 cao 21,2m; nhà số 2 cao 23,2m; nhà số 3,4 cao 19,24m;

+ Kết cấu: Nền móng: Kết cấu móng cọc bê tông cốt thép (BTCT) M300#, nền đổ BTCT M250# dày 20cm; nền láng vữa xi măng M75 xoa nhám;

+ Kết cấu phần thân: Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép cột + dầm + sàn: bê tông tông cốt thép dự ứng lực; kèo thép H400x220x6x8 và H(800-550)x220x6x12, sàn đổ bê tông cốt thép M300#; kết cấu mái gồm hệ giằng mái, kết hợp xà gồ thép Z250x68x78x2,5; tường thưng tôn thường 11 sóng dày 0,4

+ Mái: xà gồ thép, hệ vì kèo thép, mái lợp tôn mạ màu dày 0,45ly xen kẽ tôn nhựa màu trắng lấy sáng; Đỉnh mái: lắp đặt cửa trời và kim thu sét 16; Thoát nước mái: thu gom nước mái bằng máng xối tôn màu dày 0,53ly, thu gom nước thoát mái sử dụng ống PVC D110;hệ thống mái có pin năng lượng mặt trời;

Khu vệ sinh ốp, lát Ceramic chống trơn; hệ thống cửa gồm: cửa chống cháy, cửa kính cường lực; thiết kế hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, phòng chống cháy, chống sét đồng bộ b Các hạng mục công trình phụ trợ:

- Các hạng mục kho chứa: nhà bơm PCCC, nhà để máy phát điện, nhà để máy nén khí,: Xây gạch tường 20, kèo, mái lợp tôn, nền đổ bê tông, chiều cao khoảng 3,7m

- Sân đường nội bộ: Kết cấu đường trải thảm bê tông mác 250#, dày 15cm độ dốc đạt tiêu chuẩn thoát nước tốt Dưới lớp bê tông là lớp đá dăm đạt tiêu chuẩn xây dựng Mạng lưới giao thông sân bãi được thiết kế liên hoàn, đồng bộ, khép kín hoàn chỉnh, thuận tiện cho nhu cầu đi lại cũng như an toàn phòng cháy chữa cháy

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) (Tiến hành lắp đặt cho nhà xưởng và các hạng mục công trình mới trong giai đoạn lắp đặt máy móc)

+ Thiết bị phòng cháy: Hệ thống bình chữa cháy CO2 tại chỗ, tank chứa nước, biển bảng nội quy, tiêu lệnh,…

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

25 c Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường:

Tiến hành xây mới 3 bể trong giai đoạn mở rộng, thể tích là 56,04 m 3 /bể (3,74 x 6,66 x 2,25) Thành bể được xây gạch đặc 220 vữa xi măng mác 75, đáy bể đổ bê tông cốt thép mác 200 dày 150mm, nắp bể đổ bê tông cốt thép mác 200 dày 100mm; lòng bể trát vữa mác 100 dày 25mm Thành bể trát làm hai lần, lần 1 trát vữa xi mang mác

75 dày 15mm, lần 2 trát vữa xi măng mác 75dày 10mm, bên trong bể đánh lớp xi măng và sơn chống ăn mòn Bể được xây dựng ngầm dưới khu vực nhà vệ sinh

 Hệ thống thu gom và thoát nước

- Hệ thống thu gom và thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước thải Bao gồm: hệ thống thu gom, thoát nước mái và hệ thống thu gom, thoát nước chảy tràn bề mặt

- Cống thoát nước mưa được bố trí dưới lòng đường sát mép bó vỉa được thu gom nước mưa dọc đường và từ mái nhà các xưởng Cống thoát nước được sử dụng BTCT chịu lực B400, B600, B800, các tuyến cống được thiết kế theo chế độ tự chảy với độ dốc i = 0,3% Bề dày lớp đất trên cống tính từ cao độ mặt nền tới đỉnh cống nhỏ nhất là 0,7m dưới đường và 0,5m dưới hè Cao độ đặt cống được chọn trên cơ sở hệ thống cống thoát nước tự chảy Thu gom nước mưa từ mái nhà bằng các ống PVC D110 – 140mm

- Hệ thống thu gom nước thải được thiết kế riêng biệt: Nước thải từ các nhà vệ sinh sẽ kết nối tới bể tự hoại 3 ngăn bằng ống UPVC D160 Nước thải sau bể tự hoại sẽ kết nối bằng hệ thống cống đường ống uPVC D200 m về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 30m 3 /ngày.đêm theo nguyên tắc tự chảy với độ dốc theo tiêu chuẩn

 Khu vực lưu giữ chất thải:

- Khu vực chứa chất thải rắn thông thường diện tích 72m 2 , tường xây bằng gạch, mái lợp tôn, nền đổ bê tông, có cửa ra vào

- Kho chứa chất thải nguy hại diện tích 111,6 m 2 có kết cấu bằng tường gạch trát VXM, sàn BTXM kín khít cao 0,2m so với mặt sân, không bị thẩm thấu, tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải; Trong kho xây dựng tường gạch ngăn chia từng ô để đối với từng loại chất thải Trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định

 Hệ thống xử lý nước thải:

Hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 30m 3 /ngày.đêm bằng công nghệ

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

26 vi sinh xây dựng ngầm Kết cấu xây dựng bằng gạch VXM, nắp BTCT d Hệ thống cây xanh, mặt nước

- Cây xanh quanh khu vực dự án nhằm cải thiện môi trường và tạo cảnh quan sinh thái, đồng thời cải thiện điều kiện vi khí hậu cho dự án

Danh mục máy móc

1.5.2.1 Danh mục máy móc phục vụ giai đoạn thi công xây dựng

Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến sử dụng cho hoạt động thi công xây dựng

Bảng 1.6 Danh mục máy móc, thiết bị chính dự kiến phục vụ thi công xây dựng

1.5.2.2 Danh mục máy móc phục vụ giai đoạn thi công xây dựng

Danh mục các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 của dự án được liệt kê trong bảng sau:

TT Tên máy móc, thiết bị Đơn vị Số lượng Tình trạng Xuất xứ

1 Máy cắt uốn thép 5kW Cái 02 Còn tốt

Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản

2 Máy đầm đất cầm tay

3 Máy đầm dùi 1,5kW Cái 02 Còn tốt

4 Máy đầm 25T Cái 01 Còn tốt

5 Máy đào 1,25m 3 Cái 02 Còn tốt

6 Máy khoan 4,5kW Chiếc 01 Còn tốt

7 Máy hàn điện 23kW Cái 01 Còn tốt

8 Máy lu rung 25T Cái 01 Còn tốt

9 Máy san 108CV Cái 01 Còn tốt

10 Máy lu bánh thép 16 tấn Cái 01 Còn tốt

11 Máy trộn bê tông 250 lít Cái 02 Còn tốt

12 Máy ủi 110CV Cái 02 Còn tốt

13 Ô tô tự đổ 10T Xe 04 Còn tốt

14 Ô tô tưới nước 5m 3 Xe 01 Còn tốt

15 Máy ép cọc Cái 01 Còn tốt

16 Máy cẩu 50 tấn/ 100 tấn Cái 02 Còn tốt

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Bảng 1.7 Nhu cầu máy móc sản xuất của dự án

STT Tên máy móc, thiết bị Số lượng

Tình trạng máy móc Xuất xứ

1 Nạp liệu + trộn 60t 2 100% Trung Quốc

2 Dây chuyền Đùn 110 1 100% Trung Quốc

3 Máy cắt LVT 1 100% Trung Quốc

4 Dây chuyền đùn 110/92 1 100% Trung Quốc

5 Dây chuyền UV 1 100% Trung Quốc

7 Nạp/dỡ UV 1 100% Trung Quốc

8 Nạp liệu + trộn 60t 1 100% Trung Quốc

9 Nghiền thô + tinh 1 100% Trung Quốc

10 Máy sửa mép sau sấn 1 100% Trung Quốc

11 Máy đùn thường 92 (Foam) 1 100% Trung Quốc

12 Máy đùn ABA (Foam) 1 100% Trung Quốc

13 Hèm Full - Homag 1 100% Trung Quốc

14 Dây chuyền dán (LVT + ixPE) 1 100% Trung Quốc

15 Nạp/dỡ hèm + dán 1 100% Trung Quốc

16 Hot press/Cold Press 1 100% Trung Quốc

17 Nạp liệu + trộn 25t 1 100% Trung Quốc

18 Nạp liệu + trộn 60t (dùng chung 3 máy)

19 Dây chuyền sơn mép 1 100% Trung Quốc

21 Nạp/dỡ hèm 1 100% Trung Quốc

22 Dây chuyền dán film 1400 1 100% Việt Nam

23 Dây chuyền dán PET 1 100% Trung Quốc

24 Máy in KTS multipass (4 -6 màu) rộng 3000mm 1 100% Việt Nam

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

(Nguồn: Công ty cổ phần gốm Á Mỹ Hoa Sơn)

Ngoài các loại máy móc phục vụ cho hoạt động của dây chuyền sản xuất còn có các máy móc, thiết bị văn phòng như: máy vi tính, máy in, máy photocopy, vv để phục vụ cho hoạt động hành chính văn phòng, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Biện pháp thi công các hạng mục công trình

a Công tác chuẩn bị mặt bằng

Trước khi tiến hành thi công xây dựng, Chủ dự án sẽ thực hiện các công tác sau:

- Lựa chọn các biện pháp, phương án thi công

- Xin cấp phép thi công theo quy định b Công tác thi công móng: Để đẩy nhanh tiến độ, Chủ dự án sẽ sử dụng biện pháp thi công cơ giới và hạn chế thấp nhất các công việc phải thi công bằng thủ công Cụ thể như sau:

- Đối với hạng mục nhà xưởng sẽ không thi công đào mong thông thường, tiến hành khoan và chôn ép cọc

- Công tác đào đất đối với các hạng mục công trình phụ trợ: Đào móng bằng máy đào dung tích gàu ≥ 0,5m 3 Bố trí máy bơm để phun nước tưới ẩm vào những ngày nắng nóng, tránh phát tán bụi vào môi trường không khí Về phần thi công chọn giải pháp ép cọc, sử dụng máy nén thủy lực

- Công tác xây tường, móng bằng gạch:

+ Xác định tim cốt khối xây, truyền tim, cốt vào mặt móng

+ Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, máy móc và dụng cụ thi công

25 Dây chuyền UV bóng 3 100% Trung Quốc

26 Máy sản xuất phào + khuôn 1 100% Trung Quốc

27 Máy sản xuất tấm tường + khuôn 1 100% Trung Quốc

28 Máy dán màng khổ 1400 1 100% Trung Quốc

29 Máy dán màng khổ 600 1 100% Trung Quốc

30 Máy dán màng khổ 300 1 100% Trung Quốc

31 Đóng gói tự động 2 100% Trung Quốc

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

+ Tiến hành xây móng, tường bằng thủ công

- Công tác lấp đất lại hố móng, tôn nền: Dùng đất đào móng để đắp lại hố móng, đất đắp phải đảm bảo đủ độ ẩm theo quy định, nền đất khô Đầm đất đảm bảo độ chặt thiết kế bằng đầm cóc, những diện tích nhỏ hẹp không đầm được bằng máy thì đầm thủ công c Công tác bê tông:

Sử dụng bê tông thương phẩm từ nhà cung cấp tới công trường và đổ bằng bơm tự vận hành Dùng máy đầm bàn và máy đầm dùi để đảm bảo độ bền chặt của bê tông Thực hiện tưới nước và bảo dưỡng bê tông theo đúng quy chuẩn xây dựng d Công tác cốt thép:

Biện pháp thi công cốt thép được gia công tại hiện trường, phần thép Cốt thép được gia công bằng máy cắt, máy uốn, máy nắn thẳng Thép xây dựng được che chắn để hạn chế tiếp xúc với mưa, nắng e Công tác cốt pha:

Sử dụng cốt pha định hình, hạn chế sử dụng cốt pha gỗ Khi thi công cốt pha bảo đảm bề mặt bê tông phẳng, không vênh, không rỗ Cốt pha móng và cốt pha cột được kiểm tra tim tuyến bằng máy trắc địa, đảm bảo đúng tim như bản vẽ thiết kế f Công tác xây trát:

Công tác xây lát được tiến hành thủ công bởi công nhân xây dựng Riêng khâu trộn vữa, để giảm nhẹ lao động thủ công và đảm bảo chất lượng khối xây, sẽ được trộn bằng máy công suất 80 lít g Công tác ốp, lát gạch:

Dùng phương pháp thủ công, khi gia công cắt gọt dùng phương pháp cắt ướt để tránh phát tán bụi ra môi trường h Công tác lắp đặt máy móc, thiết bị sản xuất:

Các máy móc, thiết bị mới sau khi nhập khẩu sẽ được tiến hành lắp đặt tại Dự án Máy móc, thiết bị lắp đặt tương ứng với từng dây chuyền sản xuất, các bước lắp đặt máy móc, thiết bị được tiến hành như sau:

- Tiến hành khảo sát khu vực nhà xưởng, vị trí lắp đặt dây chuyền;

- Xác định thời gian vận chuyển, lắp đặt và lên kế hoạch cụ thể;

- Vận chuyển và lắp đặt máy móc, thiết bị;

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

- Lắp đặt các máy móc, thiết bị của Dự án theo bản vẽ và trình tự kỹ thuật đã thiết kế;

- Thu dọn và vệ sinh hiện trường

Tiến độ thực hiện dự án

Theo kế hoạch của chủ đầu tư thì tiến độ thực hiện dự án như sau:

- Hoàn thiện các hồ sơ pháp lý của Dự án: Từ Quý I/2024 đến quý II/2024;

- Xây dựng nhà xưởng, lắp đặt các loại máy móc: Từ tháng II/2024 – quý IV/2024

- Hoạt động sản xuất: Từ quý I/2025

 Nhu cầu sử dụng lao động

- Dự kiến, trong giai đoạn vận hành ổn định, tổng số CBCNV tối đa làm việc khoảng 500 người

 Chế độ làm việc và chính sách lao động

- Cơ sở đã và đang tuân thủ các quy định hiện hành của Bộ luật lao động Việt Nam về các vấn đề liên quan đến lao động và hợp đồng lao động

- Chế độ làm việc: làm việc 2 ca/ngày và thời gian 1 ca làm việc là 8h/ca Số ngày làm việc là 26 ngày/tháng Nhân viên và người lao động được ký hợp đồng lao động theo quy định của Luật lao động và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật

Dự án đầu tư được thực hiện tại Lô 1 – KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, Thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Theo quy định tại “điểm c, khoản

2, Điều 28 (Mục 2 Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường), Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường” , Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án không phải trình bày nội dung dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật.

Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

Dự án đầu tư được thực hiện tại Lô 1 – KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, Thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Theo quy định tại “điểm c, khoản

2, Điều 28 (Mục 2 Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường), Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường” , Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án không phải trình bày nội dung mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải.

Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án

Để thực hiện công tác lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho Dự án

“Dự án sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết và tấm gạch ốp lát Composite – Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1” chủ dự án đã phối hợp với đơn vị tư vấn và đơn vị đo đạc quan trắc chất lượng môi trường là Công ty CP công nghệ và kỹ thuật Hatico Việt Nam – Vimcerts 269 tiến hành đo đạc, phân tích, khảo sát lấy mẫu tại hiện trường khu vực dự án

- Thời gian phân tích: Từ ngày 23/02/2024 – 05/3/2024

Vị trí lấy mẫu được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.1 Vị trí lấy mẫu

Kí hiệu Vị trí khảo sát Tọa độ điểm lấy mẫu

Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

KK1.1 Mẫu không khí lấy tại khu đất thực hiện dự án lúc 8h30 sáng

KK1.2 Mẫu không khí lấy tại khu đất thực hiện dự án lúc 11h trưa

KK1.3 Mẫu không khí lấy tại khu đất thực hiện dự án lúc 3h chiều

Vị trí lấy mẫu nước mặt

NM.1 Mẫu nước mặt lấy tại Hồ Rừng Anh lúc 9h sáng

NM.2 Mẫu nước mặt lấy tại Hồ Rừng Anh lúc 11h00

NM.3 Mẫu nước mặt lấy tại Hồ Rừng Anh lúc 15h00 chiều. a Chất lượng môi trường không khí

Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.2 Kết quả chất lượng môi trường không khí xung quanh

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 05

2 Tổng bụi lơ lửng (TSP) àg/m 3 115 112 117 300

+ QCVN 05: 2023/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí (trung bình 1giờ)

+ Tiếng ồn: Trích theo QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (Thời gian đo từ 6 giờ đến 21 giờ)

+ (-) Quy chuẩn không quy định cụ thể

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Từ kết quả phân tích nhận thấy: các chỉ tiêu môi trường không khí đều nằm dưới ngưỡng cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí và QCVN 26:2010/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Như vậy, chất lượng môi trường không khí nơi thực hiện dự án còn tương đối tốt, đảm bảo cho việc thực hiện dự án b Chất lượng môi trường nước mặt

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt được tổng hợp như sau:

Bảng 3.3 Kết quả chất lượng môi trường nước mặt

STT Thông số Đơn vị

2 Oxy hòa tan (DO) mg/l 3,92 3,88 3,96 ≥ 4,0

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 58,2 56,1 57,6 > 100 và không có rác nổi

Giá trị giới hạn trích theo QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Cột C - Chất lượng nước xấu Hệ sinh thái trong nước có lượng oxy hòa tan giảm mạnh do chứa một lượng các chất ô nhiễm Nước không gây mùi khó chịu, có thể được sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp sau khi áp dụng các biên pháp xử lý phù hợp

Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực thực hiện Dự án cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích của mẫu nước mặt phân tích đều nằm trong GHCP của QCVN 08:2023/BTNMT (Cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

4.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động

4.1.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động của các nguồn liên quan đến chất thải

Bảng 4.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng của dự án

STT Các hoạt động Nguồn gây tác động Đặc trưng của tác động

1 Xây dựng nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bị

- Bụi trong quá trình đào đắp móng, đắp nền, xây dựng

- Bụi từ quá trình tập kết nguyên vật liệu

- Bụi, khí thải của các phương tiện thi công, phương tiện vận tải

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình thi công có gia nhiệt như: cắt, hàn

- Bụi, khí thải SO2, NOx, CO,

- Nước thải phát sinh từ quá trình xây dựng

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng

- Nước thải xây dựng: cát, chất rắn lơ lửng

- Nước thải sinh hoạt: chất rắn lơ lửng, COD, BOD, vi khuẩn

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

- Chất thải phát sinh từ quá trình xây dựng

- Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động công nhân xây dựng

- CTR xây dựng: chất trơ, bao bì, cotpha

- CTR sinh hoạt: chất hữu cơ

 Nguồn phát sinh và thành phần:

- Bụi phát sinh từ quá trình đào móng, đắp và san nền;

- Muội khói và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng và bùn, đất thải của phương tiện giao thông;

- Bụi cuốn theo xe trong quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng;

- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động bốc dỡ, tập kết nguyên vật liệu xây dựng;

- Khí thải, muội khói từ hoạt động của các máy móc thi công;

Thành phần chủ yếu là bụi đất, bụi cát, bụi xi măng… mang tính chất bụi lơ lửng hoặc bụi lắng, muội khói và khí thải gây ô nhiễm như CO2, SO2, NOx, VOC ;

 Đánh giá tác động: a Bụi phát sinh từ hoạt động đào đất, san nền

Bụi phát sinh từ quá trình đào đắp san nền

Khu vực thực hiện xây dựng dự án đã có sẵn cos nền hiện trạng tương đối cao Theo dự toán công trình, khối lượng đất đào móng công trình và đào hệ thống xử lý nước thải của Dự án khoảng 475 m 3 và lượng đất san nền là khoảng 3.370,8m 3 ( San nền diện tích cao lên 20cm so với cos hiện trạng Lượng bụi phát sinh từ hoạt động đào móng và đắp đất san nền được tính toán theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng thế giới (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991) bằng công thức sau:

W: Lượng bụi phát sinh bình quân (kg);

E: Hệ số ô nhiễm (kg bụi/tấn đất);

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

39 d: Tỷ trọng vật liệu đào/đắp (lấy trung bình d = 1,45 tấn/m 3 )

Hệ số ô nhiễm E được tính bằng công thức:

K: Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,35;

U: Tốc độ gió lớn nhất tại khu vực 2,0 m/s;

M: Độ ẩm trung bình của vật liệu, khoảng 25%

Thay các thông số vào công thức tính toán, hệ số E = 0,0073 kg bụi/tấn

Lượng bụi phát sinh do hoạt động đào đắp được tính toán trong bảng sau:

Bảng 4.2 Tổng khối lượng bụi phát sinh do hoạt động đào/đắp

TT Hạng mục Khối lượng

Tải lượng bụi phát sinh lớn nhất (kg)

Tải lượng bụi phát sinh trung bình 1 giờ (kg)

- Thời gian tiến hành đào đắp khoảng 30 ngày;

- Thời gian lao động mỗi ngày 8 giờ

Với diện tích khu vực dự án là 41.039,9m 2 , với chiều cao tác động khoảng 10m Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào/đắp của dự án được tính toán trong bảng sau:

Bảng 4.3 Nồng độ bụi trong không khí phát sinh từ quá trình đào/đắp của Dự án

Nguồn gây ô nhiễm Nồng độ bụi C

Bụi từ quá trình đào đất 48,7 300

Bụi từ quá trình đắp đất 243,6 300

Nhận xét: Từ kết quả tính toán cho thấy: Lượng bụi phát sinh từ hoạt động đắp móng, tôn nền thấp hơn so với giới hạn cho phép so với QCVN 05:2023/BTNMT (1h)

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh (giới hạn cho phộp là 300àg/m 3 ) Bụi đào/đắp chủ yếu cú thành phần cấp hạt lớn nờn dễ sa

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

40 lắng, khó có khả năng phát tán đi xa nên tác động đến môi trường và sức khỏe con người là không lớn

- Đối tượng chịu tác động: Cán bộ, công nhân thi công trên công trường và cán bộ công nhân của công ty CP công nghiệp Á Mỹ làm việc gần khu vực dự án

- Mức độ tác động: Trung bình

- Thời gian tác động: Trong quá trình đào móng, tôn nền (khoảng 30 ngày) b Bụi và khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu

Theo tính toán thống kê khối lượng xây dựng tại Chương 1 ta có: Đối với phương tiện vận chuyển VLXD: Theo tính toán, tổng khối lượng nguyên vật liệu xây dựng (sắt thép, cát, xi măng,…) phục vụ cho công tác thi công xây dựng các hạng mục công trình khoảng 13.960 tấn (Bảng 1.5)(không bao gồm gạch); thời gian thi công xây dựng của Dự án khoảng 6 tháng (1 tháng làm việc 26 ngày), sử dụng xe vận chuyển trung bình 10T Khi đó, số chuyến xe cần vận chuyển thiết bị máy móc là: Mỗi ngày sẽ có khoảng 9 chuyến xe tương đương 18 lượt (2 lượt/ngày) xe trọng tải 10T ra vào Dự án

Với số lượng lượt vận chuyển trên, quãng đường vận chuyển khoảng 10 km thì tổng quãng đường vận chuyển sẽ là: L = 18x10 = 180km/ngày

Nồng độ chất ô nhiễm ở khoảng cách x so với nguồn đường về phía cuối gió được xác định theo phương pháp mô hình khuếch tán nguồn đường Sutton tính toán tải lượng khí thải giao thông:

Cx: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí đo tại vị trí x so với nguồn đường

E: Tải lượng chất ô nhiễm của nguồn thải (mg/m.s); z: Độ cao của điểm tính (m); lấy z = 1,5m δz: Hệ số khuếch tán ô nhiễm khí thải giao thông, ta sử dụng mô hình dự báo về ô nhiễm nguồn đường: theo phương z (m); u: Tốc độ gió trung bình (m/s); lấy u = 2,0 m/s (Gió mùa Đông Nam) [2]

[1] Giáo trình: Đánh giá tác động môi trường - Trần Đông Phong và Nguyễn Thị Quỳnh Hương

[2] QCVN 02:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Số liệu - Điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

41 h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m) Lấy h = 0,5 m

Tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào dự án được tính lớn nhất khi tất cả các phương tiện cùng hoạt động tại một thời điểm Để ước tính tải lượng chất ô nhiễm có thể sử dụng phương pháp hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập như sau:

Bảng 4.4 Hệ số phát thải của các phương tiện tham gia giao thông

TT Loại phương tiện Hệ số chất ô nhiễm (g/km)

Bụi SO 2 NO 2 CO VOC

(Nguồn: WHO) Ghi chú: S là tỉ lệ % của lưu huỳnh có trong nhiên liệu, lấy bằng 0,05%

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ số phát thải khí gây ô nhiễm được tổng hợp tại Bảng 4.3 Ta có tải lượng khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn thi công xây dựng như sau:

Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.5 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh do đốt cháy nhiên liệu do hoạt động giao thông – giai đoạn thi công xây dựng Dự án

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

42 Để đánh giá chính xác tác động của các chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động vận chuyển của phương tiện giao thông, nồng độ chất ô nhiễm được tính toán trong mối quan hệ cộng gộp với hiện trạng môi trường nền khu vực Theo đó, nồng độ chất ô nhiễm thực tế được tính toán theo công thức sau:

C: Nồng độ của chất ụ nhiễm tớnh trung bỡnh 1 giờ (àg/m 3 )

Cgt: Nồng độ chất ụ nhiễm tớnh toỏn theo mụ hỡnh lan truyền của Sutton(àg/m 3 )

C0: Nồng độ chất ô nhiễm từ kết quả phân tích hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án (thể hiện tại Chương 3 báo cáo)

Nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí khu vực vận tải được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.6 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh do đốt cháy nhiên nhiệu do hoạt động giao thông - giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị x(m) C (x,z) (μg/m 3 )

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Từ kết quả tính toán cho thấy: Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí Mức độ tác động do khí thải từ phương tiện vận chuyển đến môi trường được đánh giá là nhỏ

- Đối tượng tác động: Môi trường không khí, khu dân cư 2 bên tuyến đường vận chuyển, các Nhà máy sản xuất trong khu vực gần dự án (công ty CP công nghiệp Á Mỹ), công nhân thi công tại khu vực xây dựng

- Mức độ tác động: Không lớn

- Thời gian tác động: Ngắn

 Bụi cuốn từ mặt đường trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng và máy móc, thiết bị

Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

4.2.1 Đánh giá dự báo các tác động

Khi Dự án đi vào hoạt động, Chủ đầu tư lựa chọn dây chuyền công nghệ sản xuất khép kín, công nghệ hiện đại hạn chế tối đã mức phát thải tác động ra ngoài môi trường

4.2.1.1 Đánh giá dự báo các tác động của các nguồn liên quan đến chất thải a Tác động của bụi và khí thải

 Hoạt động giao thông đi lại của các cán bộ, công nhân viên làm việc tại dự án, xe chở nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào dự án Thành phần phát sinh gồm bụi đất, cát và các khí: NOx, SO2, NO2, CO…;

+ Khí thải từ lò nung:

- Đánh giá, dự báo tác động do bụi và khí thải

Bụi và khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông

Khi Dự án đi vào hoạt động ổn định, nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu và sản phẩm sẽ tăng lên làm gia tăng lưu lượng xe vận chuyển Từ khối lượng nguyên vật liệu và sản phẩm của dự án trong 1 năm khoảng 150 tấn, với thời gian làm việc một năm

312 ngày, sử dụng xe vận tải 8 -10 tấn

Ngoài ra, còn có phương tiện đi lại của cán bộ, công nhân viên với khoảng 500 chuyến/ngày (giả định toàn bộ cán bộ, nhân viên đều di chuyển bằng xe máy)

Dự kiến trong giai đoạn vận hành ổn định, hoạt động của các phương tiện giao thông như sau:

- Xe vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu: 2 chuyến/ ngày Quãng đường trung bình khoảng 15km

- Xe ô tô 4-7 chỗ của cán bộ lãnh đạo công ty: 4 chuyến/ngày Quãng đường trung bình khoảng 10km

- Xe mô tô của cán bộ nhân viên ra vào nhà máy: giai đoạn vận hành của dự án

Tải lượng chất ô nhiễm do phương tiện giao thông sinh ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất lượng động cơ, mặt phẳng đường, vận tốc xe, tải trọng xe Việc đánh giá chính xác và chi tiết tải lượng chất ô nhiễm là rất khó Tuy nhiên, ở đây chúng tôi kết hợp hài hòa giữa các yếu tố nên coi vận tốc xe trung bình là 25 km/h và chạy đường

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với loại xe tải sử dụng nhiên liệu DO có tải trọng chở < 3,5 tấn vận chuyển ngoài thành phố thì tải lượng ô nhiễm Bụi, CO, SO2,

NO2, VOCs do thải ra là:

Bảng 4.21 Hệ số phát thải của các phương tiện tham gia giao thông

Hệ số chất ô nhiễm (g/km)

Bụi SO 2 NO x CO VOC

(Nguồn: Cơ quan BVMT Hoa Kỳ (USEPA) và Tổ chức Y tế thế giới WHO) Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO, S = 0,05%

Các phương tiện ra vào nhà máy chỉ tập trung vào thời gian bắt đầu giờ làm việc và thời gian tan ca Tải lượng khí thải phát sinh lớn nhất tại khu vực nhà máy khi tất cả các phương tiện cùng hoạt động trong khoảng thời gian 1 giờ

Tải lượng ô nhiễm không khí của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy được tính theo công thức sau:

Tải lượng ô nhiễm = Hệ số phát thải x số lượt xe/ngày x Quãng đường chịu tác động

Kết quả tải lượng các chất ô nhiễm không khí từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4.22 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

Quãng đường chịu tác động lớn nhất (km)

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Quy đổi Tải lượng mg/m.s

0,000061 1,4 x 10 -8 0.000079 0,00039 Để tính toán nồng độ khí thải giao thông phát sinh ra môi trường do hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải ra vào nhà máy, ta sử dụng mô hình tính toán Sutton dựa trên lý thuyết Gauss áp dụng cho nguồn đường:

Trong đó:C - Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m 3 );

E - Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m/s), E được tính toán ở phần trên cho mỗi loại tác nhân ô nhiễm; z - Độ cao của điểm tính (m); h - Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m) - Chọn h = 0,5m; u - Tốc độ gió trung bình tính tại khu vực (m/s) - Tốc độ gió trung bình tại khu vực là 0,4 m/s;

z: Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm tính theo phương z (m) - Là hàm số của x theo phương gió thổi z được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực) có dạng sau đây:

z = 0,53.x 0,73 x: Khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi (m)

Bỏ qua ảnh hưởng của địa hình, dựa trên tải lượng ô nhiễm tính toán, thay các giá trị vào công thức tính toán, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải (tim đường) được thể hiện ở bảng sau

Bảng 4.23 Dự báo mức độ gia tăng ô nhiễm của bụi và khí thải từ hoạt động giao thông

Thông số tính toán u(m/s) 0,4 QCVN

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Kết hợp với hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh đã phân tích tại Chương 3, từ đó, dự báo được chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án trong giai đoạn hoạt động như sau:

Bảng 4.24 Dự báo chất lượng môi trường không khí khu vực dự án trong giai đoạn hoạt động dự án

Nhận xét : Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy Bụi và khí thải từ hoạt động giao thông nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT ở tất cả các khoảng cách lan truyền tính toán (từ 5÷100m) Tuy nhiên, hoạt động của dự án, cũng sẽ góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm các chất ô nhiễm trong khí thải giao thông vào môi trường không khí khu vực, với mức độ là nhỏ Khi dự án đi vào hoạt động, chủ

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

81 dự án vẫn sẽ phối hợp với các dự án thứ phát thực hiện các biện pháp giảm thiểu phù hợp

Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất

- Bụi, khí thải sản xuất phát sinh từ quá trình cắt nguyên liệu, tạo hèm khóa, quá trình đóng gói sản phẩm, chủ yếu bụi vô cơ từ nhà xưởng, bám dính trên sản phẩm tuy nhiên lượng bụi này phát sinh không lớn, tác động đến môi trường xung quanh không nhiều, chủ yếu là tác động đến công nhân trực tiếp lao động

+ Bụi từ công đoạn nhập nguyên liệu vào máy

Bột đá và bột nhựa PVC được nhập về dưới dạng bao Jumbo 1 tấn bằng các xe container Sau khi nhập về nhà máy, nguyên liệu này được đưa vào phễu tiếp liệu của thùng chứa trung gian Trước khi tháo vỏ bao, đầu phía dưới của bao Jumbo được buộc chặt vào phễu tiếp liệu của thùng chứa trung gian để tạo thành đường ống kín nhằm tránh phát tán bụi ra môi trường Nguyên liệu trong thùng chứa trung gian được hút vào silo chứa nguyên liệu (5m 3 /silo) bằng đường ống công nghệ kín, tại mỗi silo chứa đều có thiết bị túi vải đi kèm để thu bụi, nguyên liệu phân tán khi đổ liệu từ bao vào silo để tuần hoàn sản xuất, vậy nên, hoạt động này không làm phát tán bụi ra ngoài môi trường

+ Khí thải từ quá trình gia nhiệt ép đùn tấm cốt sản phẩm;’

Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

4.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Nhà máy được tổng hợp trong bảng dưới đây

Bảng 4.31 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

TT Các thiết bị/công trình bảo vệ môi trường Đơn vị Số lượng

1 Bể tự hoại (56,04 m 3 /bể) Bể 03

2 Thùng chứa chất thải sinh hoạt, thông thường Thùng 24

3 Thùng chứa chất thải nguy hại Thùng 14

4 Kho lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại Kho 03

5 Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

6 Hệ thống thu gom và thoát nước thải

7 Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 30m 3 /ng.đ

8 Tháp giải nhiệt tuần hoàn nước thải sản xuất tháp

9 Hệ thống phòng cháy chữa cháy Hệ thống -

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

TT Các thiết bị/công trình bảo vệ môi trường Đơn vị Số lượng

4.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục

- Dự kiến thời gian và kinh phí xây dựng, lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường:

Bảng 4.32 Danh mục, kế hoạc xây lắp các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

TT Các thiết bị/công trình bảo vệ môi trường Thời gian Kinh phí (triệu đồng)

2 Thùng chứa chất thải sinh hoạt, thông thường, chất thải nguy hại

3 Kho lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại

4 Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

5 Hệ thống thu gom và thoát nước thải

6 Tháp giải nhiệt tuần hoàn nước thải sản xuất

7 Hệ thống xử lý nước thải tập trung Tháng 10/2024

8 Hệ thống phòng cháy chữa cháy Tháng 12/2024

4.3.4 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường

Hiện tại, công ty đã thành lập bộ phận HSE (sức khỏe - an toàn - môi trường)

Bộ phận HSE có chức năng nhiệm vụ như sau:

- Vận hành các công trình bảo vệ môi trường của nhà máy

- Tập huấn, hướng dẫn công nhân phân loại, thu gom chất thải sản xuất, nguy hại đúng theo quy định;

- Phổ biến các biện pháp an toàn lao động cho toàn nhà máy

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

- Chỉ đạo và phối hợp thực hiện các bộ phận khác thực hiện các biện pháp PCCC

- Thực hiện giám sát công việc về vệ sinh công nghiệp, cây xanh

- Phối hợp với đơn vị có chức năng quan trắc, giám sát môi trường định kỳ Định kỳ báo cáo với quản lý nhà máy và giám đốc về các vấn đề môi trường tại nhà máy, tham mưu, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho nhà máy

Bộ máy quản lý, vận hành các công trình môi trường tại nhà máy trong giai đoạn

3 được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 4.6 Mô hình quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường

Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép của “Dự án sản xuất gạch không trát, ngói ép ướt, gạch ốp lát” được thực hiện trên cơ sở các phương pháp đang được sử dụng phổ biến để đánh giá đầy đủ các tác động môi trường và các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra

* Về mức độ chi tiết của các đánh giá:

Các đánh giá tác động tới môi trường của Dự án được thực hiện chi tiết, tuân thủ theo trình tự:

- Xác định và định lượng nguồn gây tác động theo từng hoạt động

- Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động

Quản lý chất thải rắn, CTNH

Vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí

Giám sát vệ sinh công nghiệp

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

- Đánh giá tác động dựa trên quy mô nguồn gây tác động, quy mô không gian, thời gian và tính nhạy cảm của các đối tượng chịu tác động

*Về độ tin cậy của các đánh giá:

Quy trình đánh giá được thực hiện bằng các phương pháp đã trình bày trong Chương Mở đầu là đảm bảo độ tin cậy, cụ thể:

- Để đánh giá hiện trạng môi trường nền phục vụ cho dự báo tác động, đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát thực tế, lấy mẫu, phân tích và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành do đó có mức độ tin cậy cao

- Một số tính toán lượng bụi, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải… phát sinh phụ thuộc dự án đi vào hoạt động Vì vậy, trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng các hệ số, công thức tính toán mang tính chất tương đối và so sánh với các quy chuẩn quy phạm kỹ thuật hiện hành

- Các sự cố và rủi ro môi trường đưa ra trong báo cáo có độ tin cậy vì dựa vào hoạt động thực tế các cơ sở hoạt động có loại hình sản xuất tương tự

- Quá trình dự báo các tác động đến môi trường giúp chủ đầu tư có cơ sở đề xuất các biện pháp giảm thiểu và khống chế ô nhiễm môi trường tại Chương 4 của báo cáo

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với nước thải

Căn cứ theo tại khoản 1 Điều 39, điểm a khoản 1 điều 53; điểm a khoản 3 điều 86 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc hội Dự án không thuộc đối tượng phải đề nghị cấp phép nước thải (do toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ Dự án sau khi được xử lý được thu gom, đấu nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, không xả thải ra môi trường; Công ty đã ký Biên bản thỏa thuận các điểm đấu nối hạ tầng kỹ thuật với Công ty CP đầu tư Amane – Biên bản đính kèm phụ lục Báo cáo)

* yêu cầu BVMT đối với thu gom xử lý nước thải

- Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải để đưa về hệ thống xử lý nước thải:

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh của cán bộ, công nhân làm việc trong công ty được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, sau đó tiếp tục về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 30 m 3 /ngày đêm

Nước thải sau xử lý được thải ra hệ thống thu gom nước thải của KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa qua 01 cửa xả

- Công trình, thiết bị xử lý nước thải:

Quy trình xử lý như sau: Nước thải sinh hoạt (sau xử lý sơ bộ)  bể điều hòa  bể thiếu khí  bể hiếu khí  bể lắng  bể khử trùng  hệ thống thoát nước thải của KCN

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT, cột B và thỏa thuận với Công ty

- Công nghệ xử lý: Phương pháp sinh học

- Hóa chất sử dụng: Javen.

Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với khí thải

Hoạt động sản xuất của dự án phát sinh bụi, khí thải theo đánh giá là nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành Do đó, chủ dự án sẽ chỉ thực hiện các biện pháp giảm thiểu bên trong nhà xưởng, không lắp đặt công trình xử lý, không có ống xả khí thải Ngoài ra, chủ dự án lắp đặt 02 hệ thống hút thu bụi túi vải từ công đoạn tạo hèm khóa của dây chuyền sản xuất sàn Hybrid và tấm ốp tường sau đó tuần hoàn cho sản xuất, không bố trí ống thoát khí Do đó, dự án không xin cấp phép đối với khí thải

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với tiếng ồn, độ rung

Trong quá trình vận hành dự án, tiếng ồn và độ rung chủ yếu phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận chuyển và máy móc, thiết bị sản xuất b Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

- Vị trí đo tiếng ồn , độ rung: Tại khu vực nhà xưởng sản xuất và chuồng nuôi

STT Vị trí phát sinh tiếng ồn Tọa độ

Vị trí số 1 Vị trí máy đùn X: 2370431.627; Y: 552441.982

Vị trí số 2 Vị trí máy cắt X: 2370357.624; Y: 552619.364

Vị trí số 3 Vị trí máy tạo hèm khóa X: 2370424.274; Y: 552499.592

Vị trí số 4 Vị trí máy trộn X: 2370356.355; Y: 552552.598

Vị trí số 5 Vị trí máy hút bụi túi vải X: 2370383.416; Y: 552635.100

- Giá trị giới hạn: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ dự án được xử lý đạt giới hạn cho phép theo QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc), cụ thể như sau:

Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

1 55 45 01 lần/năm Khu vực đặc biệt

2 70 55 01 lần/năm Khu vực thông thường

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB

Tần suất quan trắc định kỳ

1 60 55 01 lần/năm Khu vực đặc biệt

2 70 60 01 lần/năm Khu vực thông thường

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với Chất thải rắn

5.4.1 Khối lượng, chung loại chất thải phát sinh a Khối lượng, chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đề nghị cấp phép tại dự án: 17.160kg/năm b Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh

- Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh đề nghị cấp phép tại dự án tổng khối lượng phát sinh khoảng: 2.597,78 kg/tháng với các thành phần gồm: giấy loại, bìa cat tông, bao bì nilon, palet; dây buộc; bao bì thải; c Khối lượng, chung loại chất thải nguy hại

TT Tên chất thải nguy hại Trạng thái tồn tại

Khối lượng (kg/tháng) (kg/năm)

1 Thủy tinh, nhựa và gỗ thải nhiễm thành phần nguy hại Rắn 11 02 01 10 120

2 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 16 01 06 0,8 10

3 Các loại dầu thủy lực thải Lỏng 17 01 06 29 350

4 Các loại dầu động cơ, hộp số, bôi trơn tổng hợp thải

6 Bao bì mềm thải Rắn 18 01 01 4 48

7 Bao bì cứng thải bằng kim loại Rắn 18 01 02 15 180

8 Giẻ lau, găng tay dính dầu Rắn 18 02 01 14 168

9 Ắc quy, pin thải Rắn 19 06 01 5 60

10 Bao bì cứng thải bằng nhựa Rắn 18 01 03 25 300

11 Bùn thải từ quá trình tuần hoàn nước làm mát

5.4.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải a Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải thải sinh hoạt

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

- Thiết bị lưu chứa: Thùng nhựa cứng dung tích 10 - 60 lit tại các khu vực nhà văn phòng, nhà điều hành, khu công cộng của công ty b Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường

- Thiết bị lưu chứa: Thùng chứa chuyên dụng có dung tích 100 - 200 lít;

- Khu vực lưu chứa chất thải rắn thông thường:

+ Diện tích khu vực lưu chứa: 01 kho chứa diện tích 72 m 2

+ Thiết kế, cấu tạo của khu vực lưu chứa: móng BTCT, nền láng xi măng, tường xây gạch 10cm trát VXM, kèo thép, xà gồ thép, mái lợp tôn sóng Sau đó chuyển giao cho đơn vị có chức năng với tần suất 2 tuần/lần hoặc tùy theo tình hình thực tế c Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:

- Thiết bị lưu chứa: Thùng chứa kín bằng composite, có khả năng chống được sự ăn mòn, không phản ứng hoá học với CTNH Dung tích các thùng từ 120L - 250L

- Khu vực lưu chứa CTNH:

+ CTNH được lưu giữ trong kho chứa trong nhà có diện tích: 111,6 m 2

+ Thiết kế, cấu tạo của khu vực lưu chứa trong nhà: Kho chứa chất thải nguy hại có kết cấu bằng tường gạch trát VXM, sàn BTXM kín khít cao 0,2m so với mặt sân, không bị thẩm thấu, tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải; Bên trong khu vực lưu giữ CTNH của công ty xây ngăn các ô kín có diện tích trung bình 4,8 m 2 , cao 1,3m được ốp và lát bằng gạch tráng men để đảm bảo không thẩm thấu; có dán nhãn, biển báo và biển cảnh báo theo đúng quy định để phân biệt các CTNH khác nhau; Khu vực này được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

- Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án được thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (dự kiến thực hiện từ 3-6 tháng sau khi dự án xây dựng hoàn thành công trình xử lý chất thải và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường) Thời gian vận hành thử nghiệm sẽ được thực hiện từ sau khi có Giấp phép môi trường và có văn bản thông báo cụ thể sẽ được trình bày trong thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư

Danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của Dự án như sau:

Bảng 6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của dự án

STT Hạng mục công trình Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc

Công suất dự kiến đạt được

Công trình xử lý nước thải sinh hoạt

Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy theo môi trường và gửi công văn thông báo vận hành thử nghiệm lên cơ quan nhà nước

3-6 tháng sau khi bắt đầu vận hành thử nghiệm

6.1.2 Kế hoạch quan chắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý cụ thể như sau:

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Bảng 6.2: Kế hoạch quan trắc đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

STT Vị trí lấy mẫu Tần suất lấy mẫu Thời gian lấy mẫu Chỉ tiêu quan trắc Tiêu chuẩn so sánh

Nước thải trước và sau hệ thống xử lý

01 mẫu trước hệ thống xử lý Sau khi kết thúc giai đoạn điều chỉnh

Lưu lượng, pH, TSS, BOD5, COD, Sunfua, Tổng N, Tổng P, Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform

03 mẫu sau hệ thống xử lý trong 3 ngày liên tiếp

Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật

Bảng tổng hợp chương trình giám sát môi trường định kỳ của công ty như sau:

Vị trí giám sát Thông số Tần suất Quy chuẩn so sánh

II – Giám sát nước thải

Theo quy định tại mục 2 điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-

CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và phụ lục XXVIII phụ lục kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 thì Dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc, giám sát nước thải định kỳ

III - Giám sát chất lượng CTR

Khu vực lưu giữ chất thải rắn thông thường

Thực hiện quản lý CTNH theo đúng quy định pháp luật về quản lý chất thải và bảo vệ môi trường và các hướng dẫn quy định tại phụ lục Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

IV - Giám sát chất thải nguy hại

Khu vực lưu giữ chất thải Thành phần, khối Thực hiện quản lý CTNH theo

Chủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

129 nguy hại lượng đúng quy định pháp luật về quản lý chất thải và bảo vệ môi trường và các hướng dẫn quy định tại phụ lục Thông tư 02/2022/TT-

C hủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

CHƯƠNG 7 CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Công ty CP gốm Á Mỹ Hoa Sơn cam kết rằng những thông tin, số của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường là hoàn toàn chính xác và trung thực

2 Công ty CP gốm Á Mỹ Hoa Sơn cam kết xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu bảo vệ môi trường khác có liên quan như sau:

+ Giảm thiểu ô nhiễm không khí, bụi, tiếng ồn, độ rung, đảm bảo chất lượng không khí trong khu vực đạt các quy chuẩn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

+ Nước thải phát sinh từ dự án được xử lý đảm bảo đạt giới hạn cho phép của QCVN 40:20011/BTNMT, cột B - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi ra hệ thống thoát nước thải chung của KCN

- Chất thải rắn, CTNH: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, CTRCNTT, chất thải nguy hại đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường (Nghị định số 08/2022/NĐ-

CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TTBTNMT ngày

10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

3 Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy, an toàn điện và phòng chống sét

4 Trong quá trình triển khai dự án nếu có xảy ra sự cố, rủi ro môi trường chủ đầu tư cam kết sẽ đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường gây ra

5 Trong quá trình hoạt động của dự án nếu có xảy ra sự cố, rủi ro môi trường chủ đầu tư cam kết sẽ đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường gây ra

C hủ đầu tư: Công ty CP Gốm Á Mỹ Hoa Sơn

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:41