Báo cáo đề suất cấp Giấy phép môi trường của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân

61 0 0
Báo cáo đề suất cấp Giấy phép môi trường của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong giai đoạn thi công xây dựng, nhu cầu sử dụng nước của dự án bao gồm nước cấp cho sinh hoạt của nhân viên làm việc tại toà nhà, nước cấp cho sinh hoạt của công nhân thi công và nước

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6

I.1 Tên chủ dự án đầu tư 6

I.2 Tên dự án đầu tư 6

I.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 6

I.3.1 Công suất của dự án đầu tư 8

I.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 9

I.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 9

I.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 9

I.4.1 Giai đoạn thi công xây dựng 10

I.4.2 Giai đoạn vận hành 12

I.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có) 16

CHƯƠNG II 17

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 17

2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 17

2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 17

CHƯƠNG III 19

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 19

3.1 Dữ liệu về môi trường và tài nguyên sinh vật 19

3.1.1 Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án 19

3.1.2 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có) 19

3.2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 19

3.3 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 19

Trang 3

4.1.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải 22

4.1.2 Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại 24

4.1.3 Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 26

4.1.4 Về công trình, biện pháp giảm tiếng ồn, độ rung 27

4.1.5 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác 28

4.2 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 29

4.2.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải 29

4.2.2 Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 41

4.2.3 Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn 41

4.2.4 Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 44

4.2.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 46

4.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 47

4.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư 49

4.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và tóm tắt dự toán kinh phí với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 49

4.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 50

4.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 51

Chương V 53

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 53

CHƯƠNG VI 54

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 54

6.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 54

6.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 55

Trang 4

6.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 55

CHƯƠNG VII 57

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 57

7.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 57

7.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 57

7.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải lý chất thải 57

7.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 58

7.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 58

7.2.2 Chương trình quan trắc môi trường tự động, liên tục chất thải 58

CHƯƠNG VIII 60

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 60

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CTNH Chất thải nguy hại

HĐND – UBND Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

TSS Tổng chất rắn lơ lửng TDS Tổng chất rắn hoà tan

TNMT Tài nguyên môi trường

VOCs Các hợp chất hữu cơ bay hơi WHO Tổ chức y tế thế giới

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

Bảng 1.1 Quy mô các hạng mục công trình 9

Bảng 1.2 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công xây dựng 10

Bảng 1.3 Dự kiến nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thi công 10

Bảng 1.4 Tổng hợp khối lượng đất đào, đắp của dự án 11

Bảng 1 3 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở trong giai đoạn xây dựng 13

Bảng 1.5 Danh mục máy móc, thiết bị lắp đặt tại dự án giai đoạn vận hành 14

Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng nước của dự án 15

Bảng 3.1 Vị trí lấy mẫu 20

Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh các đợt quan trắc 20

Bảng 3 13 Các nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình hoạt động 41

Bảng 4 1 Nhu cầu xả nước thải thi công 22

Bảng 4.2 Hàm lượng các thành phần ô nhiễm điển hình trong nước thải thi công 22

Bảng 4.3 Dự báo khối lượng CTNH từ quá trình thi công xây dựng 25

Bảng 4.4 Khối lượng hóa chất vận hành trạm xử lý nước thải 36

Bảng 4.5 Các thông số cơ bản của hệ thống xử lý nước thải 36

Bảng 4.6 Danh mục máy móc, thiết bị của hệ thống xử lý nước thải 36

Bảng 4 7 Thành phần CTNH trong giai đoạn vận hành của dự án 45

Bảng 4.8 Kế hoạch xây lắp và kinh phí thưc hiện công trình bảo vệ môi trường 49

Bảng 4.9 Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp sử dụng 52

Bảng 6.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm của cơ sở 57

Hình 1.1 Vị trí dự án 6

Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 20m3/ngày đêm 32

Hình 4.2 Các giai đoạn xử lý yếm khí 34

Hình 4.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT 50

Trang 7

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Tên chủ dự án đầu tư

- Tên chủ dự án đầu tư: Ban quản lý dự án dầu tư xây dựng Quận Thanh Xuân - Địa chỉ văn phòng: Số 01 ngõ 8 đường Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân

- Người đại diện: Ông Đinh Văn Hải - Chức vụ: Giám đốc - Điện thoại: 0243.5544838

Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Quận Thanh Xuân được thành lập theo Quyết định số 7052/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc chấp thuận thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã

1.2 Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: đường Bùi Xương Trạch, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

+ Phía Đông giáp đường Bùi Xương Trạch, khu dân cư + Phía Tây, Nam giáp trường THPT Khương Đình + Phía Bắc giáp trường tiểu học Khương Đình

Hình 1.1 Vị trí dự án

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân được thành lập năm 2016 trên cơ sở sáp nhập Trung tâm dạy nghề quận Thanh Xuân và Trung tâm giáo dục thường xuyên Thanh Xuân (do Sở Giáo dục và đào tạo quản lý)

Vị trí dự án

Trang 8

theo Quyết định số 5399/QĐ-UBND ngày 28 tháng 09 năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội

Trung tâm hoạt động trên khu dất có diện tích 6.433 m2 trực thuộc UBND quận Thanh Xuân quản lý quy mô bao gồm các hạng mục công trình hiện tại như sau:

+ Nhà lớp học 3 tầng (nhà A) diện tích xây dựng 720 m2, diện tích sàn 2.170 m2

+ Nhà lớp học 3 tầng (nhà B) diện tích xây dựng 460 m2, diện tích sàn 1.304 m2 + Nhà đa năng 1 tầng diện tích 605 m2

+ Nhà bảo vệ diện tích 14 m2 + Bãi để xe ô tô diện tích 557 m2 + Bãi để xe máy diện tích 319 m2

+ Phòng học nấu ăn 1 tầng diện tích 204 m2 + Diện tích sân đường, cây xanh: 3.373 m2

+ Tổng vốn đầu tư giai đoạn I của dự án là 20.239.210.000 đồng theo Quyết định số 3797/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2018 của UBND quận Thanh Xuân

- Trong thời gian tới, dự án sẽ triển khai giai đoạn 2 với các nội dung như sau:

+ Phá bỏ nhà học nấu ăn và xây dựng nhà xưởng quy mô 4,5 tầng, diện tích xây dựng là 414 m2, tổng diện tích sàn là 1.786 m2 Chức năng là nhà thực hành dạy nghề (nấu ăn, tin học, điện dân dụng….)

+ Chống thấm, thay mới gạch lát nền các phòng học tầng 2, 3 hành lang, cầu thang nhà A, B hiện trạng

+ Cải tạo hệ thống rãnh thoát nước sân đường

+ Cài tạo đường nội bộ và sân đường

+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung

+ Tổng vốn đầu tư giai đoạn II của dự án là 17.158.220.000 đồng theo quyết định số 114/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2023 của UBND quận Thanh Xuân

➔ Tổng vốn đầu tư của dự án Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân cả 2 giai đoạn là 37.397.430.000 đồng Phạm vi của hồ sơ Giấy

Trang 9

phép môi trường là đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân (gồm giai đoạn I và giai đoạn II) Căn cứ theo khoản 3 điều 10 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 thì cơ sở thuộc nhóm C (Dự án đầu tư lĩnh vực giáo dục với tổng vốn đầu tư <45 tỉ đồng)

- Dự án đi vào hoạt động từ năm 2018; Các thay đổi của dự án trong giai đoạn II sẽ làm tăng tác động xấu đến môi trường do đó căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 4, điều 37 của Luật BVMT số 72/2020/QH14 dự án phải lập lại hồ sơ môi trường

- Dự án không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo phụ lục II của Nghị định 08:2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Dự án có tiêu chí về môi trường tương đương với đối tượng thuộc mục số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường do đó Cơ sở thuộc nhóm III

- Căn cứ khoản 4, điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, dự án thuộc đối tượng lập Giấy phép môi trường trình UBND quận Thanh Xuân thẩm định và phê duyệt

Do đó hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ (Phụ lục XI- Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III)

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư

- Loại hình dự án: Lĩnh vực giáo dục

- Trung tâm có nhiệm vụ dạy văn hoá các lớp 9, 10, 11, 12 và dạy nghề cho học sinh trên địa bàn quận Thanh Xuân, với quy mô:

+ Số lượng học sinh học văn hoá (lớp 9, 10, 11, 12) hiện tại và khi ổn định là: 550 học sinh

+ Số lượng học sinh học nghề hiện tại khoảng 100 học sinh/ngày Khi hoạt

Trang 10

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình vận hành khi dự án đi vào hoạt động như sau:

Học sinh có nhu cầu học nghề và học văn hoá tại Trung tâm sẽ nộp hồ sơ vào phòng đào tạo trung tâm để xét duyệt hồ sơ theo nguyện vọng Học sinh trúng tuyển sẽ tham gia học tập và đào tạo, học nghề tại trung tâm theo chương trình đào tạo tuỳ theo cấp bậc và ngành nghề lựa chọn

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

+ Số lượng học sinh học văn hoá (lớp 9, 10, 11, 12): 550 học sinh

Trang 11

+ Số lượng học sinh thực hành nghề: 200 học sinh/ngày

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1 Giai đoạn thi công xây dựng

1.4.1.1 Máy móc, nguyên, vật liệu

- Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công xây dựng của dự án được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 1.2 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công xây dựng

trạng

7 Máy nén khí diezen 360m3/h 1 Trung Quốc 90%

(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)

- Nguyên vật liệu dự kiến sử dụng cho quá trình thi công xây dựng dự án ước tính như sau:

Bảng 1.3 Dự kiến nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thi công TT Nguyên, vật liệu Đơn vị Khối lượng Quy đổi

Trang 12

- Để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ, công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng từ các nguồn cung cấp là các công ty liên doanh, các cơ sở dự án sản xuất sẵn có tại khu vực Hà Nội và các vùng lân cận như sau:

+ Cát xây dựng: cát vàng, cát đen do các nhà thầu cung cấp đến chân công trình

+ Gạch xây, gạch lát ốp do cơ sở sản xuất có thương hiệu cung cấp

+ Xi măng: sử dụng xi măng của các dự án xi măng trong khu vực Bắc Bộ

❖ Phương án vận chuyển chất thải xây dựng

+ Phế thải từ quá trình xây dựng:

Theo hệ số tiêu hao vật tư được quy định tại tài liệu “Định mức vật tư trong xây dựng cơ bản ban hành kèm theo văn bản số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng”, ước tính hệ số phát thải bằng 2% tổng nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ thi công Vậy lượng phế thải xây dựng phát sinh là:

2% × 5.101 ≈ 102,02 tấn

+ Bên cạnh đó, tại dự án còn có hoạt động đào móng công trình hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải Tổng khối lượng đất đào được tận dụng làm đất đắp tại chỗ Cụ thể như sau:

Bảng 1.4 Tổng hợp khối lượng đất đào, đắp của dự án

I Đất đào

1 Đất đào móng toà nhà (diện tích x sâu: 414 x 1,3m) m3 538,2 2 Hệ thống xử lý nước thải (diện tích x chiều sâu: 22 x

(Nguồn: Dự toán kinh phí thực hiện dự án)

+ Khối lượng chất thải rắn xây dựng từ quá trình phá dỡ toà nhà dạy nấu ăn hiện trạng diện tích 204 m2 quy mô 1 tầng ước tính khoảng 15 tấn

Chất thải rắn xây dựng sẽ được chủ đầu tư ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định Dự kiến đổ thải tại Khu tiếp nhận 6,5ha - Nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ, phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

❖ Nhu cầu sử dụng nhiên liệu:

Các phương tiện sử dụng trong giai đoạn xây dựng chủ yếu sử dụng điện để vận hành Một số phương tiện sử dụng nhiên liệu là dầu DO Khối lượng nhiên liệu sử

Trang 13

dụng trong 1 ca làm việc trong giai đoạn thi công xây dựng như sau:

STT Máy thi công Số lượng máy móc

Định mức tiêu hao nhiên liệu (lít dầu dezel/ca làm việc)

Khối lượng nhiên liệu tiêu hao tương

1.4.1.2 Nhu cầu sử dụng điện, nước giai đoạn thi công xây dựng

a Nhu cầu sử dụng điện

Điện trong giai đoạn thi công xây dựng phục vụ cho nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị thi công, chiếu sáng tại dự án Nhu cầu sử dụng điện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023 tại dự án như sau:

d Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn nước sử dụng trong giai đoạn thi công của dự án được lấy từ hệ thống cung cấp nước sạch của thành phố do Công ty Cổ phần VIWACO cung cấp

Nhu cầu sử dụng nước 6 tháng từ tháng 1 đến tháng 6 của Trung tâm trung bình khoảng 7,78 m3/ngày.đêm Nhu cầu sử dụng nước cao nhất là vào tháng 2 gần 18 m3/ngày.đêm Thời gian này sau kỳ nghỉ tết nên phải dọn dẹp vệ sinh nhiều do đó nhu cầu sử dụng nước tăng cao hơn bình thường Cụ thể như sau:

Trang 14

Trong giai đoạn thi công xây dựng, nhu cầu sử dụng nước của dự án bao gồm nước cấp cho sinh hoạt của nhân viên làm việc tại toà nhà, nước cấp cho sinh hoạt của công nhân thi công và nước cấp cho hoạt động thi công xây dựng Với số lượng công nhân thi công dự kiến là 30 người, số lượng giáo viên và học sinh học tập làm việc tại nhà trường khoảng 600 người Tổng số người làm việc tại dự án khoảng 630 người Tại dự án không có khu vực căng tin, nhà ăn nhà bếp Khi triển khai xây dựng dự án không cần rửa xe do toàn bộ khu đất khu vực dự án đã được bê tông hoá, máy xúc và xe tải có thể đỗ trên sân đường và múc đất đổ vào thùng xe tải không cần đi vào dự án nên nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động thi công xây dựng của dự án như sau:

Bảng 1 5 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở trong giai đoạn xây dựng I Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt của

công nhân thi công và giáo viên học sinh 11,1 13,2

Trang 15

e Nhu cầu xả nước thải

Căn cứ theo Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ban hành ngày 6/12/2017 quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội thì nhu cầu xả thải = 100% nước cấp Vậy nhu cầu xả nước thải của dự án trong giai đoạn thi

công xây dựng như sau:

1.4.2.1 Máy móc, nguyên, vật liệu

- Toàn bộ máy móc, thiết bị sẽ lắp đặt cho dự án đảm bảo chất lượng mới 100% Chủ Dự án cam kết các thiết bị máy móc được sử dụng không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam Một số máy móc chính phục vụ hoạt động của dự án như sau:

Bảng 1.6 Danh mục máy móc, thiết bị lắp đặt tại dự án giai đoạn vận hành

Trang 16

1.4.2.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nước sử dụng cho dự án khi đi vào vận hành được cấp từ Công ty Cổ phần Viwaco Khi giai đoạn II đi vào hoạt động ổn định, số lượng học sinh giáo viên học tập tại trung tâm khoảng 800 người Tại trung tâm không có khu vực căng tin, nhu cầu sử dụng nước cho dự án khi đi vào vận hành dự kiến như sau:

Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng nước của dự án

➢ Nhu cầu xả nước thải

Theo tính toán nhu cầu sử dụng nước lớn nhất khi dự án đi vào hoạt động là 18 m3/ngày.đêm Căn cứ Quyết định 41/2017/QĐ-UBND quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội thi nhu cầu xả nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% nước cấp Như vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất khi dự án đi vào hoạt động ổn định khoảng 18 m3/ngày,đêm

1.4.2.3 Nhu cầu sử dụng điện khi dự án đi vào vận hành

- Nguồn cung cấp điện: Dự kiến sử dụng đường điện trung hiện có, kết nối từ đường dây 22kV hiện có trước khi hạ cấp xuống đường dây 0,4kV

Trang 17

- Nhu cầu sử dụng: Điện trong giai đoạn vận hành phục vụ cho nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị chiếu sáng và vận hành dự án Lượng điện tiêu thụ trong giai đoạn thi công dự kiến khoảng 762,67 kW/tháng

1.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1 Biện pháp tổ chức thi công

Để không ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh và giáo viên trung tâm tại các khối nhà hiện trạng, biện pháp tổ chức thi công dự án giai đoạn II như sau:

➢ Mô tả biện pháp thi công

Phương án tập kết nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu được vận chuyển ngoài giờ hành chính, chủ yếu từ sau 21h – 5h sáng hôm sau để tránh ảnh hưởng đến học tập và làm việc của học sinh, giáo viên nhà trường

Nguyên vật liệu được tập kết theo phương án thi công đến đâu tập kết nguyên vật liệu đến đó Khu vực tập kết nguyên vật liệu là khoảng sân phía Tây Nam dự án có diện tích khoảng 30 m2

Quá trình thi công chủ dự án sẽ quây kín khu vực thi công bằng tôn với chiều cao khoảng 2m để tách riêng khu vực thi công với các công trình hiện trạng

➢ Mô tả biện pháp hoàn thiện công trình:

- Trong quá trình lắp đặt các vật liệu, trang thiết bị bên ngoài nhà sử dụng hệ giáo liên kết, đảm bảo an toàn

- Sơn lót và sơn trang trí, sử dụng hệ giáo kết hợp dây chằng đảm bảo an toàn trong quá trình sơn từ trên đỉnh xuống

- Đảm bảo an toàn: luôn có cán bộ kỹ thuật giám sát đảm bảo an toàn cho công trình, công nhân và tài sản phía dưới khi thi công trên cao

- Toàn bộ lượng chất thải rắn dư thừa, được thu gom và tập kết đến nơi lưu trữ tạm thời, sau đó được đơn vị chức năng thu gom xử lý theo quy định của thành phố

- Đối với các vật liệu còn khả năng sử dụng có thể được thu gom và bán cho các cơ sở thu mua

5.2 Tiến độ đầu tư:

- Hoàn thiện thủ tục hành chính: Tháng 7-8/2023

- Giai đoạn thi công xây dựng: Tháng 10 - tháng 4/2024 - Giai đoạn hoạt động: Tháng 5/2024

Trang 18

CHƯƠNG II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011;

Dự án phù hợp với Quyết định số 5399/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã

Dự án phù hợp với Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Nước thải sau xử lý tại cơ sở được chảy ra nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung của khu vực với 01 cửa xả Lưu lượng xả lớn nhất theo tính toán là 18 m3/ngày.đêm, do đặc thù là trung tâm dạy nghề, giáo dục nên tập trung sinh hoạt nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 8h - 18h, tương ứng với khoảng 10h Vậy lưu lượng xả nước thải lớn nhất tại dự án khoảng 0,0005 m3/s

Nguồn tiếp nhận nước thải của cơ sở là cống thoát nước bằng BTCT D600 Tính toán khả năng tiêu thoát nước của cống thoát nước của khu vực như sau:

Lưu lượng nước mà cống thoát được xác định bằng công thức (Nguồn: Giáo trình Cấp thoát nước – PSG.TS Nguyễn Thống – Đại học bách khoa Hà Nội):

Q = v.ω Trong đó:

+ Q: là lưu lượng cống có thể thoát được (m3/s) + ω: Tiết diện ướt của cống (m2)

Trang 19

Lưu lượng nước thải lớn nhất của cơ sở là 0,0005 m3/s, nhỏ hơn rất nhiều lưu lượng mà cống thoát nước của khu vực có thể thoát được Do đó, lưu lượng nước thải của cơ sở tác động đến khả năng tiêu thoát nước thải của nguồn tiếp nhận là không đáng kể Nước thải của cơ sở được xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận do vậy không có khả năng gây tắc nghẽn dòng chảy cũng như không gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn dòng chảy của hệ thống thoát nước chung của khu vực

Nước thải phát sinh tại cơ sở bao gồm nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của của khu vực Nước thải của cơ sở sau xử lý có các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B, K = 1,2 áp dụng với trường học <10.000 m2) Vì vậy, việc xả nước thải sinh hoạt của cơ sở sẽ không làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm có trong nguồn tiếp nhận, không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận

Vào mùa khô, công thoát nước chỉ tiếp nhận nước thải của cơ sở với lưu lượng không lớn nên tác động không đáng kể đến khả năng tiêu thoát nước của nguồn tiếp nhận

Vào mùa mưa, ngoài nước thải phát sinh tại cơ sở còn có một lượng lớn nước mưa xả ra hệ thống thoát nước của khu vực Theo như thông tin khảo sát, khi trời mưa lớn và kéo dài khu vực cơ sở có hiện tượng ngập úng nhẹ, tuy nhiên nước rút nhanh sau khi trời tạnh mưa

Trang 20

CHƯƠNG III

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.1 Dữ liệu về môi trường và tài nguyên sinh vật

3.1.1 Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Việc thực hiện dự án đầu tư sẽ tác động trực tiếp đến các thành phần môi trường tại khu vực thực hiện dự án và môi trường xung quanh dự án, cụ thể là môi trường không khí

3.1.2 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án

- Hiện trạng tài nguyên sinh vật:

Theo kết quả khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện dự án nhận thấy:

+ Thực vật: khu vực dự án đã hoàn thiện các hạng mục công trình phục vụ hoạt

động dạy học, dạy nghề nên thực vật chủ yếu là các cây trồng cảnh quan nhu cây Phượng, cây xà cừ…

- Động vật: Đông vật tại khu vực dự án không phong phú chủ yếu là cá động

vật, côn trùng nhỏ như chim, chuột, dán…

 Đánh giá về tính nhạy cảm và khả năng chịu tải của môi trường

Qua các đợt khảo sát thực địa tại khu vực triển khai dự án cho thấy xung quanh dự án là khu dân cư, hệ sinh thái tương đối nghèo nàn, không có các loài động thực vật quý hiếm, các loài có nguy cơ tuyệt chủng Như vậy, có thể nói tính nhạy cảm về sự thay đổi các thành phần môi trường tại khu vực không cao Tuy nhiên, sự thay đổi mang tính tức thời tại thời điểm nào đó vẫn ít nhiều gây ra những tác động đến môi trường khu vực Do vậy, vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường vẫn cần được quan tâm trong giai đoạn triển khai xây dựng các hạng mục và trong suốt giai đoạn vận hành dự án

3.2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là hệ thống thoát nước thải chung của khu vực Hiện trạng hệ thống cống thoát nước thải đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh là hệ thống cống thoát nước thải bằng bê tông cốt thép

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là hệ thống thoát nước chung của khu vực do đó chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào lưu lượng của các nguồn thải Qua khảo sát hệ thống thoát nước chung của khu vực có màu đen, không suất hiện các loài động vật thuỷ sinh

3.3 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án

Để đánh giá hiện trạng thành phần môi trường khu vực dự án, Ban quản lý dự án dầu tư xây dựng Quận Thanh Xuân đã phối hợp với đơn vị đơn vị tư vấn Công ty

Trang 21

TNHH Tư vấn và Ứng dụng công nghệ môi trường HM, đơn vị quan trắc và phân tích môi trường tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng không khí xung

1 KX01 Mẫu không khí khu vực dự án 20.98861oN, 105.81681oE.

- Kết quả phân tích môi trường:

Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh các

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình trong một giờ)

- (1): QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - (2): QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung - (-): Không quy định

- KPH: Không phát hiện Kết quả phân tích mẫu nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp MDL là giới hạn phát hiện của phương pháp

Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh tại bảng 3.2,

Trang 22

các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình trong một giờ) và QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Như vậy hiện trạng khu vực dự án vẫn chưa bị ô nhiễm không khí, vẫn đảm bảo sức chịu tải khi dự án đi vào hoạt động xây dựng cũng như vận hành

Trang 23

4.1.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải

Nước thải từ quá trình thi công: nước thải sinh hoạt của công nhân; nước rửa xe, rửa dụng cụ

❖ Nước thải thi công

Căn cứ theo Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ban hành ngày 6/12/2017 quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội thì nhu cầu xả thải = 100% nước cấp Vậy nhu cầu xả nước thải của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng như sau:

Bảng 4 1 Nhu cầu xả nước thải thi công

Theo kinh nghiệm nghiên cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường - Đại học Xây dựng Hà Nội thì lưu lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải từ các thiêt bị máy móc với đặc trưng nước thải từ công trường xây dựng là chứa hàm lượng chất rắn

tổng số cao, được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.2 Hàm lượng các thành phần ô nhiễm điển hình trong nước thải thi công Loại nước thải Nồng độ các chất gây ô nhiễm

COD (mg/l) Dầu (mg/l) SS (mg/l)

(Nguồn: Viện khoa học và kỹ thuật môi trường – Đại học xây dựng Hà Nội)

Nước thải xây dựng phát sinh không lớn và có thể lắng đọng ngay trên các rãnh thoát nước Ngoài ra, nước thải thi công sẽ được xử lý bằng hố ga để lắng cặn, vải lọc dầu để loại bỏ dầu mỡ khoáng có trong nước thải nên không gây tác động đáng kể

❖ Nước thải sinh hoạt của công nhân và học sinh, giáo viên học tập làm việc tại dự án

Theo tính toán tại chương 1, thì lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân và nước sinh hoạt của học sinh, giao viên trong giai đoạn thi công tại công trường 14

Trang 24

m3/ngày Căn cứ theo mục a khoản 5 điều 11 Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội Quyết định ban hành quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội thì lượng nước thải sinh hoạt tính bằng 100% lượng nước sử dụng do đó, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này 14 m3/ngày

Nước thải sinh hoạt mang theo một lượng lớn các chất hữu cơ, các loại vi khuẩn (E.Coli, virut, trứng giun sán,…) Ngoài ra, trong nước thải còn có chứa các chất dinh dưỡng khác như NH4+, PO43-, là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận nước thải

Công trình, biện pháp xử lý nước thải:

❖ Đối với nước thải sinh hoạt:

- Công nhân làm việc trong giai đoạn này sử dụng nhà vệ sinh có sẵn của trung tâm Nước thải phát sinh được thu gom về bể tự hoại 3 ngăn thể tích khoảng 10 m3 xây dựng ngầm dưới khu vực nhà vệ sinh để xử lý sau đó theo đường thoát nước mưa chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực

❖ Đối với nước thải thi công:

+ Toàn bộ khu đất dự án đều đã được bê tông hoá, khối nhà xây dựng không có tầng hầm nên xe vào công trường không cần rửa xe Nước thải thi công chủ yếu từ quá trình rửa dụng cụ thi công, lượng nước thải này được thu gom vào 02 thùng chứa bằng nhựa dụng tích 500 lít để lưu giữ và tuần hoàn tái sử dụng cho quá trình trộn vữa, không xả ra ngoài môi trường

❖ Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn

- Khu vực xung quanh dự án đã hoàn thiện hạ tầng thoát nước mưa Hệ thống thoát Nước mưa chảy tràn được thiết kế xung quanh dự án và khu vực thi công nhà xưởng thực hành với kích thước chiều rộng 50cm, chiều sâu 50cm Trên rãnh thoát nước có bố trí các hố ga kích thước 1 x 1 x 1m để lắng cặn lơ lửng trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung trên đường Bùi Xương Trạch qua 01 điểm xả

- Rãnh thoát nước và hố ga thu nước mưa thường xuyên được nạo vét, thu dọn để tránh bị ứ đọng lại gây mất vệ sinh, ngập, lụt cục bộ Tần suất 03 tháng/lần

- Thu gom triệt để rác thải sinh hoạt, không đổ rác vào hệ thống thoát nước tại khu vực dự án

- Không tập trung các loại nguyên nhiên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát thải

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn (1tuần/lần)

- Bùn từ các hố ga lắng cặn trên hệ thống thoát nước mưa và nước thải được thu gom và thuê đơn vị có chức năng mang đi đổ thải theo quy định tần suất 1 tháng/lần

Trang 25

4.1.2 Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại

a Chất thải rắn sinh hoạt

❖ Thành phần và khối lượng phát sinh

- Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động của công nhân và học sinh, giáo viên học tập tại nhà trường: Căn cứ theo QCVN 01:2019/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 01 người/ngày là 1,3 kg Tuy nhiên, tại dự án không phát sinh hoạt động ăn uống, do vậy, lấy định mức chất thải rắn phát sinh của 01 công nhân làm việc tại dự án là 0,5 kg/ngày

Với khối lượng 30 công nhân trên công trường và 600 giáo viên, học sinh học tập tại nhà trường trong giai đoạn thi công xây dựng, lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 630 x 0,5 = 315 kg/ngày với thành phần chủ yếu gồm các chất hữu cơ, giấy vụn các loại Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom và xử lý là môi trường thuận lợi phát tán, lây lan dịch bệnh, gây mất mỹ quan khu vực, có mùi hôi gây ô nhiễm môi trường

❖ Biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

Đối với rác thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp lưu giữ hiện trạng Tại khu vực văn phòng, sảnh hành lang đã bố trí các thùng rác dung tích 20 lít để lưu giữ rác thải sinh hoạt

Tại khu vực thi công, chủ dự án sẽ bố trí 01 thùng rác dung tích 120 lít để thu gom rác thải của công nhân Cuối ngày sẽ có nhân viên vệ sinh đi thu gom rác thải vào 01 xe rác dung tích 1 m3 đặt tại khu vực nhà để xe của nhà trường để lưu giữ

+ Chủ dự án sẽ tiếp tục thuê ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến vận chuyển CTR mang đi xử lý theo quy định, tần suất ít nhất 1 ngày/lần

b Chất thải rắn thông thường, chất thải xây dựng

❖ Thành phần và khối lượng phát sinh

Chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng bao gồm chất thải rắn thông thường từ quá trình sinh hoạt học tập của giáo viên, học sinh tại các công trình hiện hữu như giấy vụn, vỏ lon, vỏ chai nhựa, túi nilon với khối lượng khoảng 30 kg/tháng

Ngoài ra còn có chất thải rắn xây dựng bao gồm thành phần chủ yếu các mẫu sắt, gạch vụn, Hiện nay chưa có các nghiên cứu thống nhất về hệ số phát sinh chất thải rắn xây dựng trong thi công xây dựng cơ bản làm căn cứ tính toán Nhằm đưa ra kết quả dự báo khối lượng chất thải rắn xây dựng, báo cáo này sử dụng hệ số phát thải bằng 2% tổng nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ thi công (theo hệ số tiêu hao vật tư được quy định tại tài liệu “Định mức vật tư trong xây dựng cơ bản ban hành kèm theo văn bản số 178/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng”), ước tính khối lượng

Trang 26

chất thải rắn phát sinh là 2% × 5.101 = 102,02 tấn Thời gian thi công là 8 tháng (khoảng 240 ngày) nên lượng phát sinh trung bình là 0,42 tấn/ngày

+ Bùn đất từ quá trình đào móng công trình hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải Tổng khối lượng đất thải từ quá trình đào của dự án ước tính khoảng 844,48 tấn Toàn bộ đất đào được tận dụng làm đất đắp nên không đổ thải ra ngoài

+ Khối lượng chất thải rắn xây dựng từ quá trình phá dỡ toà nhà dạy nấu ăn hiện trạng diện tích 204 m2 quy mô 1 tầng ước tính khoảng 15 tấn

❖ Biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường

- Đối với rác thải thông thường từ quá trình sinh hoạt, học tập của giáo viên, học sinh, chủ dự án tiếp tục áp dụng các biện pháp đang thực hiện, toàn bộ rác thải thông thường được lưu giữ tại 01 thùng rác bằng nhựa, dung tích 120 lít có nắp đậy hiện trạng của trung tâm Thùng rác để tại khu vực nhà để xe gần cổng ra vào của trung tâm để tiện cho việc thu gom vận chuyển đi xử lý

- Phân loại CTR, đối với CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng (coffa, sắt, thép, tôn ) có thể lưu trữ lại để tái sử dụng hoặc bán lại cho đơn vị tái chế

- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng sẽ được thu gom thùng ben dung tích 5m3/thùng và thuê đơn vị có chức năng thực hiện đổ thải khi đầy, đúng quy định Bố trí 01 tổ công nhân vệ sinh thu gom, phân loại chất thải rắn

- Giám sát thường xuyên để đảm bảo không có bất kỳ cát gạch vữa đổ nát, bùn đổ thải bừa bãi bị đẩy, rửa trôi rơi xuống cống rãnh khu vực

- Đối với bùn cặn nạo vét từ hệ thống thoát nước mưa, nước thải: Bố trí công nhân nạo vét thường xuyên Tần suất nạo vét 1 tuần/lần vào mùa mưa và 1 tháng/lần vào mùa khô Toàn bộ lượng bùn cặn này được ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo quy định

- Dự kiến đổ thải tại Khu tiếp nhận 6,5ha - Nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội

c Chất thải nguy hại ❖ Thành phần, khối lượng

- Chất thải nguy hại: Do trong quá trình thi công, đơn vị thi công không tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị tại công trường nên tại công trường không phát sinh dầu thải Như vậy, lượng CTNH phát sinh từ hoạt động thi công ước

tính:

Bảng 4.3 Dự báo khối lượng CTNH từ quá trình thi công xây dựng

(kg/tháng)

1 Găng tay, giẻ lau dính dầu mỡ, vải 18 02 01 15

Trang 27

STT Loại chất thải Mã CTNH Khối lượng (kg/tháng)

lọc dính dầu

4

Bao bì cứng bằng kim loại thải (vỏ hộp đựng sơn, chổi quét sơn bả trong quá trình hoàn thiện công trình)

Với thời gian thi công dự kiến khoảng 8 tháng, thì khối lượng CTNH phát sinh từ quá trình thi công xây dựng là 248 kg

- Biện pháp thu gom, xử lý chất thải nguy hại:

Các loại CTNH trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ được thu gom và xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại

+ Tại công trình, trang bị 4 thùng chứa chất thải nguy hại có dung tích 120 lít Thùng chứa này có nắp đậy kín, dán nhãn kí hiệu riêng được đặt tại kho chứa CTNH riêng biệt, diện tích 6m2 bố trí cạnh khu nhà điều hành (có mái che kín, sàn bê tông có khả năng chống thấm, không phát tán, rò rỉ)

Chủ dự án đầu tư chịu trách nhiệm thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Điều 35 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; ký hợp đồng, chuyển giao chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 71 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

+ Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại Đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom và xử lý chất thải nguy hại sẽ có đầy đủ năng lực và sẽ được cơ quan QLNN cấp phép vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại

4.1.3 Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

Để giảm thiểu tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án, Chủ dự án sẽ phối hợp với các nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động dưới đây và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của nhà thầu Tất cả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường sẽ đưa vào điều khoản trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng Cụ thể:

- Đối với phương tiện vận chuyển nguyên liệu, phế thải xây dựng: Trang bị bạt phủ kín khi lưu thông trên các tuyến giao thông ra vào khu vực thi công;

Trang 28

- Thực hiện quây tôn, hoặc bạt cao 2 - 3 m xung quanh khu vực thực hiện dự án để giảm phát tán bụi

- Sử dụng lưới hoặc tấm chắn bằng vật liệu mềm bao phủ bên ngoài công trình trong giai đoạn thi công tầng cao để ngăn ngừa phát tán bụi và rơi dụng cụ, vật liệu xây dựng vào khu vực xung quanh

- Lập kế hoạch xây dựng và nhân lực hợp lý để tránh trồng chéo giữa các quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại, các phương tiện thi công tiên tiến, cơ giới hoá và tối ưu hoá quy trình xâỵ dựng

- Các tài liệu về máy móc thiết bị xây dựng được cung cấp đầy đủ, các thông số kỹ thuật được kiểm tra thường xuyên, lắp đặt các đèn báo cháy, đèn tín hiệu và các biển báo cần thiết khác

- Lập kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp, hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm

- Khi bốc xếp VLXD, công nhân sẽ được trang bị bảo hộ lao động cá nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi tới sức khoẻ

- Giáo dục ý thức BVMT cho công nhân và người quản lý lao động, trên công trường Cho họ thấy được lợi ích trong việc BVMT, lao động trong sạch gắn liền với bảo vệ sức khoẻ của chính mình và cộng đồng

- Xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm qui định

- Yêu cầu về chất lượng xe vận chuyển VLXD:

+ Xe vận chuyển và thiết bị thi công xây dựng phải đáp ứng các quy định có liên quan về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

+ Các xe vận chuyển và thiểt bị thi công phải được kiểm định định kỳ theo đúng quy định

+ Các xe vận chuyển phải có nắp thùng kín và được sử dụng trong quá trình hoạt động

+ Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực dự án, trên các đoạn đường chạy qua các khu dân cư tập trung, các khu công cộng, trường học không quá 10 Km/h

- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cho công nhân như: khẩu trang, găng tay, mũ, kính, quần áo, giày,

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động theo danh mục nghề Danh mục các thiết bị bảo hộ lao động được ban hành theo Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

4.1.4 Về công trình, biện pháp giảm tiếng ồn, độ rung

Trang 29

- Kiểm tra mức ồn của phương tiện giao thông vận tải, thiết bị và máy móc thi công, nếu mức ồn lớn hơn giới hạn cho phép thì lắp các thiết bị giảm âm

- Sử dụng các máy móc, thiết bị vận chuyển đạt tiêu chuẩn về môi trường, thường xuyên, định kì bảo dưỡng máy móc thiết bị, không sử dụng các thiết bị quá cũ kĩ phát sinh tiếng ồn lớn

- Không sử dụng các máy móc có mức ồn lớn hơn 85 dBA (đo tại điểm cách máy 2m) trong thời gian học tập, giảng dạy để không ảnh hưởng đến học sinh và giáo viên Nếu bắt buộc phải sử dụng thì không được sử dụng liên tục trong thời gian 30 phút

- Quy định tốc độ xe (<30Km/h), máy móc hoạt động trong dự án, quy định thời gian thi công, tránh thi công vào giờ nghỉ ngơi của người dân địa phương

- Bố trí số lượng các phương tiện thi công và phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thích hợp để giảm thiểu tiếng ồn và độ rung phát ra đồng thời

- Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn như đã trình bày tại phần trên vừa tuân thủ các quy định về BVMT hiện hành, vừa đáp ứng yêu cầu của chính quyền địa phương cũng như khu dân cư lân cận

- Trang bị các thiết bị hạn chế hoặc chống ồn như mũ bảo hiểm, chụp tai cho công nhân thi công tại công trường

- Hạn chế vận hành đồng thời các thiết bị gây ra tiếng ồn và độ rung

4.1.5 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác ❖ Các biện pháp đảm bảo an ninh

- Người ra vào công trường phải được kiểm soát chặt chẽ

- Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công quản lý chặt chẽ lao động

- Thực hiện khai báo tạm trú tạm vắng với chính quyền địa phương để thực hiện quản lý tốt nhân khẩu (cho lực lượng bảo vệ hoặc đối tượng khác nếu ở qua đêm)

- Xây dựng và ban hành nội quy trên công trường

- Phổ biến quán triệt công nhân lao động nghiêm túc thực hiện an ninh trật tự không gây mất đoàn kết với người dân xung quanh

- Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cờ bạc, nghiện hút và các tệ nạn xã hội khác trong đội ngũ công nhân

- Tận dụng tối đa nguồn lao động tại chỗ: các lao động tại địa phương có đầy đủ năng lực theo yêu cầu của các nhà thầu và có mong muốn được tuyển dụng sẽ được các nhà thầu tuyển dụng tối đa

+ Giới thiệu với lao động nhập cư về phong tục/tập quán của người dân địa phương để tránh những trường hợp hiểu lầm đáng tiếc giữa người lao động nhập cư và người dân địa phương

+ Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý địa phương có liên quan thực hiện công tác quản lý công nhân xây dựng lưu trú tại địa bàn

❖ An toàn về cháy nổ

Trang 30

- Tổng thầu hoặc chủ đầu tư sẽ thành lập ban chỉ huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể;

- Phương án phòng chống cháy, nổ sẽ được thẩm định, phê duyệt theo quy định Nhà thầu sẽ tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân cấp và kèm theo quy chế hoạt động;

- Trên công trường sẽ bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ Tại các vị trí dễ xảy ra cháy sẽ có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó

❖ Biện pháp giảm thiểu tác động đến giao thông khu vực

Để hạn chế ảnh hưởng của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đến hoạt động xe cộ trên tuyến đường đi qua Các biện pháp cụ thể sẽ được áp dụng là:

+ Các xe tải vận chuyển sẽ bảo dưỡng theo định kỳ; không sử dụng xe quá cũ vận chuyển nguyên vật liệu Không chuyên chở vật tư, vật liệu quá trọng tải, độ dài cho phép

+ Không vận chuyển trong giờ cao điểm từ 7h-8h và từ 17h-18h hàng ngày

+ Chủ đầu tư sẽ phối hợp với đơn vị thi công ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương Đối với lao động từ nơi khác, Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm khai báo tạm trú tạm vắng cho công nhân;

+ Bất kỳ vấn đề và khiếu nại nào của người dân cũng được Chủ đầu tư ghi nhận và giải quyết tức thời và cách giải quyết cũng được ghi lại;

+ Công nhân sẽ được trang bị các kiến thức để ứng xử với cộng đồng địa phương và các kiến thức về rủi ro lan truyền dịch bệnh

4.2 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

4.2.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải a Nguồn phát sinh, thành phần

- Nguồn phát sinh nước thải khi dự án đi vào hoạt động bao gồm

+ Nước thải sinh hoạt của giáo viên, học sinh tại trung tâm

+ Nước thải nhà bếp tại khu vực thực hành nấu ăn

- Theo tính toán tại chương 1 thì nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt lớn nhất là 18 m3/ngày đêm Căn cứ theo mục a khoản 5 điều 11 Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2017 của 41/2017/QĐ-UBND thành phố Hà Nội Quyết định ban hành quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội thì 100% lượng nước sử dụng sẽ được thải ra môi trường Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất là 18 m3/ngày đêm

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan