KẾT QUẢ HỒN THÀNH CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ .... KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CƠNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8
1 Tên chủ dự án đầu tư 8
2 Tên dự án đầu tư 8
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 9
3.1 Công suất của dự án đầu tư 9
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 9
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 15
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 15
4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng 15
4.2 Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện 15
4.3 Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước 15
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 16
5.1 Thông tin chung về dự án 16
5.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án đầu tư 17
5.3 Các hạng mục công trình của dự án đầu tư 18
5.3.1 Các công trình chính của dự án 18
5.3.2 Các công trình phụ trợ của dự án 23
5.3.3 Các công trình bảo vệ môi trường của dự án 24
CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 26
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 26
2 Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường 30
CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 34
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 34
1.1 Thu gom, thoát nước mưa 34
Trang 41.2.1 Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt 35
1.2.2 Công trình thu gom, thoát nước thải sản xuất 38
1.3 Xử lý nước thải 40
1.3.1 Công trình xử lý nước thải sinh hoạt 40
1.3.2 Công trình xử lý nước thải sản xuất 45
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 47
3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 47
4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 48
5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 50
6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 51
6.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố công trình, thiết bị xử lý nước thải 51 6.2 Phương án phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ 52
6.3 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố mất an toàn hồ chứa, đập 54
6.4 Biện pháp giảm thiểu xói lở bờ bãi, bảo vệ lòng hồ, bồi lắng hồ chứa 59
7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 59
7.1 Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường, hệ sinh thái 59
7.2 Biện pháp giảm thiểu xói lở hạ lưu 59
7.3 Biện pháp giảm thiểu do bồi lắng lòng hồ 60
7.4 Công trình, biện pháp duy trì dòng chảy tối thiểu 60
8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 62
CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 64 1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 64
1.1 Nguồn phát sinh nước thải 64
1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa 64
1.3 Dòng nước thải 64
1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 64
1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 65
1.5.1 Nước thải sinh hoạt 65
1.5.2 Nước thải sản xuất 66
2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 66
3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 66
Trang 54 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 67
5 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 67
CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ
LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 68
1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 68 1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 68 1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết
bị xử lý chất thải 68
2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 69 2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ và chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải của dự án 70 2.2 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự
án 70 2.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 71
CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 72
1 Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường 72
2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan 72
PHỤ LỤC BÁO CÁO 74
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ANCT : An ninh chính trị
BPGT : Biện pháp giảm thiểu
BVMT : Bảo vệ môi trường
BTNMT : Bộ Tài nguyên môi trường
BTCT : Bê tông cốt thép
CTNH : Chất thải nguy hại
CTSH : Chất thải sinh hoạt
ĐCCT : Địa chất công trình
GHCP : Giới hạn cho phép
MNDBT : Mực nước dâng bình thường
MNHL min : Mực nước hạ lưu nhà máy nhỏ nhất
NTSH : Nước thải sinh hoạt
QLDA : Quản lý dự án
QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TTATXH : Trật tự an toàn xã hội
NCKT : Nghiên cứu khả thi
TKCS : Thiết kế cơ sở
UBND : Ủy ban nhân dân
W tb : Dung tích toàn bộ
W hi : Dung tích hữu ích
W ch : Dung tích tại mực nước chết
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
PCTT&TKCN : Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Lưu lượng phát điện trung bình tháng trong năm 12
Bảng 1.2 Bảng tính toán nhu cầu cấp nước cho dự án 16
Bảng 1.3 Tọa độ các công trình chính của dự án 16
Bảng 1.4 Bảng tổng hợp sản lượng điện của nhà máy từ tháng 9/2022 đến tháng 11/2023 17
Bảng 1.5 Bảng thông số kỹ thuật các hạng mục công trình chính của dự án 19
Bảng 1.6 Bảng tổng hợp các công trình phụ trợ của dự án 24
Bảng 2.1 Đặc trưng hình thái lưu vực 31
Bảng 3.1 Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án 35
Bảng 3.2 Thống kê khối lượng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt 37
Bảng 3.3 Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau xử lý của dự án 44
Bảng 3.4 Kết quả phân tích nước thải sản xuất sau xử lý của dự án 46
Bảng 3.5 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh của dự án 49
Bảng 3.6 Sự cố phát sinh và biện pháp giảm thiêu, ứng phó đối với nước thải trong quá trình vận hành của dự án 51
Bảng 3.7 Các nội dung thay đổi so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt 62
Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm 65
Bảng 4.2 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm 65
Bảng 4.3 Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (theo mức âm tương đương), dBA 67
Bảng 4.4 Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ 67
Bảng 5.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án 68
Bảng 5.2 Kế hoạch đo đạc, lấy mẫu đánh giá hiệu quả xử lý các công trình xử lý nước thải 68
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình vận hành sản xuất nhà máy 10
Hình 1.2 Sơ đồ khai thác công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3 11
Hình 1.3 Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình chính của dự án 22
Hình 1.4 Một số hình ảnh công trình chính của Dự án 23
Hình 1.5 Hình ảnh công trình phụ trợ của Dự án 24
Hình 2.1 Sơ đồ mạng lưới sông suối khu vực dự án 32
Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước mưa khu vực dự án 34
Hình 3.2 Hệ thống mương thu nước mưa mặt bằng và thu nước mái 35
Hình 3.3 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sinh hoạt của dự án 36
Hình 3.4 Hệ thống xử lý nước thải của dự án 37
Hình 3.5 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sản xuất của dự án 38
Hình 3.6 Cấu tạo bể Bastaf 05 ngăn 41
Hình 3.7 Cấu tạo hộp tách mỡ 41
Hình 3.8 Hộp tách mỡ được lắp đặt tại nhà bếp 42
Hình 3.9 Cấu tạo bể Bastaf tăng cường 03 ngăn 43
Hình 3.10 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải nhiễm dầu của dự án 46
Hình 3.11 Mô hình ủ phân compost 48
Hình 3.12 Kho lưu giữ chất thải nguy hại của dự án 50
Hình 3.13 Máy phát điện dự phòng đặt trong khu vực trạm biến áp 50
Hình 3.14 Hệ thống PCCC được lắp đặt tại dự án 54
Trang 9MỞ ĐẦU
Công ty Cổ phần Toàn Thắng Đạt được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Đa Nhim Thượng 3 tại Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 15/3/2016
Dự án “Nhà máy Thủy điện Đa Nhim Thượng 3” (Công suất lắp máy 8MW) tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được Công ty đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo các công nghệ với chế độ vận hành an toàn Công suất lắp máy là 8MW và cung cấp nguồn điện lượng hằng năm khoảng 25,04 triệu kWh cho khu vực lân cận thông qua hệ thống lưới điện Quốc gia Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại
số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Công ty phối hợp với đơn vị Tư vấn hoàn thiện các thủ tục hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án để đưa dự án vào hoạt động theo quy định
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường Căn cứ theo khoản 1, Điều 41 Luật Bảo vệ
môi trường, dự án thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Mẫu báo cáo tuân thủ theo Phụ lục 08 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều
của Luật bảo vệ môi trường (Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của
dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm)
Trang 10CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Tên chủ dự án đầu tư
- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Toàn Thắng Đạt
- Địa chỉ trụ sở chính: số 39 đường Nguyễn Công Trứ, phường 8, thành
- Quyết định chủ trương đầu tư số 584/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- Quyết định chủ trương đầu tư số 720/QĐ-UBND ngày 02/4/2019 (điều chỉnh lần 1) của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- Quyết định chủ trương đầu tư số 1148/QĐ-UBND ngày 23/06/2022 (điều chỉnh lần 2) của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
2 Tên dự án đầu tư
- Tên dự án: “Nhà máy Thủy điện Đa Nhim Thượng 3”
- Địa điểm thực hiện: tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng
+ Văn bản 27/SCT-QLNL ngày 06/12/2017 của Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án thủy điện Đa Nhim Thượng 3, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
+ Văn bản số 2692/SCT-QLNL ngày 03/12/2018 của Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3
+ Văn bản số 577/SCT-QLNL ngày 16/04/2021 của Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng về việc thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh thiết kế kỹ thuật công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của Dự án:
Quyết định số 2617/QĐ-BTNMT ngày 21/08/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
Trang 11và Môi trường về việc duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án
“Nhà máy Thủy điện Đa Nhim Thượng 3” (Công suất lắp máy 8MW) tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
- Các Quyết định, giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án:
+ Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày 04/06/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc Ban hành quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Đa Nhim Thượng 3
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 218/GP-BTNMT ngày 19/09/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt phương án ứng phó tình huống khẩn cấp cho năm 2022 cho công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3
+ Quyết định số 332/QĐ-UBND ngày 01/3/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng
về việc phê duyệt Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Đa Nhim Thượng 3
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
+ Dự án có tổng vốn đầu tư: 271.020.592.000 đồng, là Dự án nhóm B có
cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư
công, xây dựng (dự án Nhà máy thủy điện từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng)
theo quy định tại mục I Phần B Phụ lục I kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công
+ Tiêu chí về môi trường của dự án: tổng diện tích sử dụng đất của dự án
là 64,6 ha, trong đó có 18,48ha đất rừng phòng hộ (7,35ha đất có rừng; 11,13ha đất không có rừng) Đối chiếu số thứ tự 6, mục II, Phụ lục IV của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì dự án Nhà máy thủy điện Đa Nhim Thượng 3 sử dụng dưới 50ha đối với rừng phòng hộ Do đó dự án Nhà máy
thủy điện Đa Nhim Thượng 3 thuộc danh mục dự án đầu tư Nhóm II, quy định
tại điểm c và điểm đ khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án đầu tư
❖ Quy mô công suất:
Nhà máy Thủy điện Đa Nhim Thượng 3 phát điện với công suất 8,0 MW, tương ứng sản lượng điện bình quân hàng năm 26,69 triệu KWh
❖ Quy mô về diện tích: 64,60 ha
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Sơ đồ minh họa quy trình vận hành:
Trang 12Hình 1.1 Sơ đồ quy trình vận hành sản xuất nhà máy
a Phương thức khai thác, sử dụng nước:
Công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3 xây dựng đập dâng chặn dòng chính sông Đồng Nai (tên gọi thượng nguồn là sông Đa Nhim), dâng nước hình thành hồ chứa điều tiết ngày đêm để phát điện Đặc điểm khai thác, sử dụng nước của công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3 thuộc loại công trình thủy điện kiểu tập trung cột nước bằng đập dâng và đường ống dẫn nước bằng thép Nước được dẫn qua cửa lấy nước có cao trình ngưỡng là 1.098,5 m, kích thước thông thuỷ là (4,0×4,0) m, vào ống dẫn nước có đường kính là 4,0 m, chiều dày ống từ 12÷14
mm và dẫn vào nhà máy thuỷ điện Tổng chiều dài tuyến năng lượng từ cống lấy nước đến nhà máy thủy điện khoảng 226,7 m Cuối cùng nước được xả trả lại sông Đồng Nai qua kênh xả hạ lưu và không gây chuyển nước sang các lưu vực sông khác Đoạn sông bị ảnh hưởng do tác động của công trình từ đập đến điểm nhập lưu của kênh xả sau nhà máy dài khoảng 300,0m
- Rác thải (cây cối, chai nhựa,…) trôi từ thượng nguồn
Nước sông Đồng Nai
Đường đi của nước
Đường đi của điện
Phát sinh chất thải
- Phát sinh CTNH, chất thải rắn sinh hoạt;
- Phát sinh tiếng ồn, độ rung, điện và từ trường;
Trang 13Hình 1.2 Sơ đồ khai thác công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3
b Chế độ và lượng nước khai thác, sử dụng:
Hồ chứa công trình thuỷ điện Đa Nhim Thượng 3 có dung tích hữu ích nhỏ (0,87×106m3), nhà máy vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm, phát điện theo phương thức vận hành của phòng điều độ - Công ty điện lực Lâm Đồng thuộc Tổng công ty điện lực Miền Nam Vào mùa lũ, nhằm tận dụng nguồn thủy năng trên sông Đồng Nai, nhà máy phát điện với công suất tối đa, thời gian phát điện 24h/ ngày Vào mùa cạn, do lưu lượng dòng chảy về hồ nhỏ, nhà máy ưu tiên phát
Trang 14điện vào các khung giờ cao điểm trong ngày (buổi sáng từ 9h30 đến 11h30; buổi chiều từ 17h00 đến 20h00), còn thừa sẽ phát tiếp vào các khung giờ bình thường
Dự kiến thời gian phát điện cụ thể như sau:
+ Mùa lũ: (từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 11 hàng năm) Nhà máy phát điện với công suất tối đa, thời gian phát điện liên tục 24h/ ngày, tháng cuối mùa lũ, nước về hồ ít hơn, thời gian phát điện trong ngày có thể ít hơn
+ Mùa cạn: (từ ngày 01 tháng 12 đến 30 tháng 6 năm sau) Do nhà máy thủy điện Đa Nhim Thượng 3 có quy mô công suất nhỏ nên vào mùa cạn nước về hồ
ít, nhà máy tích nước để ưu tiên phát điện vào hai khung giờ cao điểm trong ngày, còn thừa sẽ phát tiếp vào giờ bình thường, đồng thời tuân thủ phương thức huy động của cơ quan
Lượng nước khai thác, sử dụng của công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3 là lượng nước sử dụng cho mục đích phát điện với các thông số chính của nhà máy: Công suất lắp máy Nlm = 8,0 MW, công suất đảm bảo (P=85%) là 1,2 MW, lưu lượng thiết
đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt tại Giấy phép số 218/GP-BTNMT ngày 19/9/2022
Ước tính lưu lượng phát điện trung bình từng tháng trong năm:
Bảng 1.1 Lưu lượng phát điện trung bình tháng trong năm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Q pđ max 8,52 7,60 13,13 28,37 37,42 42,48 42,51 42,86 42,55 44,26 30,56 20,46
c Phương án vận hành hồ chứa:
Công ty Cổ phần Toàn Thắng Đạt vận hành hồ chứa theo đúng Quyết định
số 1216/QĐ-UBND ngày 04/06/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc Ban hành quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Đa Nhim Thượng 3, đảm bảo yêu cầu về nhiệm vụ vận hành công trình, cụ thể như sau:
- Đảm bảo an toàn công trình, chủ động đề phòng mọi bất trắc, với mọi trận
lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bẳng 200 năm; không để mực nước hồ Đa Nhim Thượng 3 vượt mực nước lũ kiểm tra ở cao trình 1116,69m
- Cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia
- Đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông Đa Nhim phía hạ lưu sau đập
➢ Vận hành hồ chứa trong thời kỳ mùa lũ:
- Nguyên tắc cơ bản: Duy trì mực nước hồ tối đa ở cao trình mực nước dâng bình thường 1112m bằng chế độ xả nước qua các tổ máy phát điện, tự tràn qua tràn tự do khi mực nước hồ lớn hơn cao trình 1112m
Trang 15- Lưu lượng lũ vào hồ được ưu tiên sử dụng để phát công suất tối đa có thể
có được của nhà máy thủy điện, phần lưu lượng còn lại tự xả qua đập tràn tự do khi mực nước hồ vượt quá mực nước dâng bình thưởng ở cao trình 1112m
- Khi mực nước hồ đạt đến mực nước lũ thiết kế ở cao trình 1116,16m mà
dự báo lưu lượng đến hồ tiếp tục lên, mực nước hồ có thể vượt cao trình mực nước
lũ kiểm tra ở cao trình 1116,69m Công ty cổ phần Toàn Thắng Đạt sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, đồng thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban nhân dân huyện Đơn Dương, thành phố Đà Lạt để kịp thời chỉ đạo và thông báo cho chính quyền địa phương, phổ biến đến nhân dân vùng hạ du của công trình có biện pháp chống lũ đảm bảo an toàn cho người và tài sản
- Khi mực nước hồ chứa đạt đến cao trình 1112m, Công ty cổ phần Toàn Thắng Đạt sẽ thông báo qua hệ thống cảnh báo được lắp đặt phía hạ du công trình quy định tại khoản 9, Điều 13 của Quy trình vận hành ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày 04/06/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng
- Trước ngày 15 tháng 4 hàng năm, Công ty có báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa gửi Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng để tổng hợp, báo cáo Bộ Công thương, UBND tỉnh Lâm Đồng theo quy định
➢ Vận hành công trình trong mùa cạn, điều tiết nước phát điện và đảm
bảo dòng chảy tối thiệu cho hạ du
- Vận hành công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu và duy trì dòng chảy hạ
du sau đập:
+ Việc vận hành, khai thác Công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3 phải đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu ở khu vực hạ du đập, hồ chứa theo quy định của Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012 với lưu lượng được xác định trong Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt do Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Giấy phép số 218/GP-BTNMT ngày 19/9/2022
+ Nguyên tắc vận hành: khi nhà máy ngừng hoạt động phát điện hoặc dùng phát điện thì việc duy trì dòng chảy môi trường ở khu vực hạ du sau đập, hồ chứa được xả qua cống xả môi trường với lưu lượng được quy định trong Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt do Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Giấy phép số 218/GP-BTNMT ngày 19/9/2022
- Vận hành công trình xả bùn, cát
+ Việc xả bùn cát được thực hiện khi lưu lượng về hồ nhỏ hơn hoặc bằng 130m/s và phải mở hoàn toàn cửa van cống xả Trong thời gian xả bùn cát, cho phép tổng lưu lượng xả qua nhà máy thủy điện và cống xả lớn hơn hoặc bằng lưu lượng
Trang 16+ Trước khi vận hành mở cửa van chống xả bùn cát theo quy định tại khoản 1, điều 10 của Quy trình vận hành ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày 04/06/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng Công ty sẽ thông báo trước 04 giờ đến các địa phương phía hạ lưu công trình: UBND thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương + Trước khi vận hành mở cửa van cống xả cát để xả bù cát 30 phút, kéo 3 hồi còi, mỗi hồi còi kéo dài 20 giây và cách nhau 10 giây
+ Khi lưu lượng về hồ nhỏ hơn lưu lượng thiết kế nhà máy, hồ chứa thực hiện tích nước điều tiết giờ (ngày đêm), ưu tiên phát điện các giờ cao điểm, bình thường và thấp điểm nhưng trong thời gian tích nước phải đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường theo quy định tại Điều 9 của Quy trình vận hành hồ chứa ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày 04/06/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng
[Điều 9]: Vận hành công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu và duy trì dòng chảy tối thiểu sau đập
• Việc vận hành, khai thác Công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3
phải đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu ở khu vực hạ du đập, hồ chưa theo quy định của Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012 với lưu lượng được xác định trong Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
• Nguyên tắc vận hành: khi nhà máy ngừng hoạt động phát điện hoặc
dừng phát điện thì việc duy trì dòng chảy tối thiểu ở khu vực hạ du sau đập, hồ chứa được xả qua cống xả dòng chảy tối thiểu với lưu lượng được quy định tại khoản 1 Điều này
+ Trước khi vận hành xả nước phát điện tổ máy đầu tiên và các tổ máy tiếp theo, Công ty cổ phần Toàn Thắng Đạt phải thông báo qua hệ thống cảnh báo được lắp đặt phía hạ du công trình quy định tại khoản 14 Điều 13 của Quy trình vận hành hồ chứa ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày
Trang 1704/06/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng
[Khoản 14 Điều 13]: Chủ trì, phối hợp với BCH PCTT và TKCN tỉnh Lâm Đồng, UBND thành phố Đà Lạt, UBND các xã Xuân Thọ - thành phố Đà Lạt: khảo sát, lập phương án và thực hiện lắp đặt hệ thống cảnh báo điều tiết lũ và phát điện phía hạ du công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3 để thông báo đến người dân trong quá trình vận hành; phương thức, hình thức cảnh báo phải được quy định trong Quy chế phối hợp
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm của dự án là điện năng với công suất 8MW và sản lượng điện điện bình quân hàng năm 26,69 triệu KWh Nguồn điện này được đấu nối vào lưới điện quốc gia để phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và hoạt động của người dân trong và ngoài khu vực
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng
Đối với nhà máy thủy điện, nguồn năng lượng chính cho sản xuất là thủy năng vì vậy, nguyên liệu chính vận hành nhà máy thủy điện là nguồn nước từ hồ chứa thủy điện, biến thủy năng thành điện năng trước khi hoàn trả lại nước vào sông Đồng Nai (địa phương gọi là sông Đa Nhim)
Ngoài ra, sử dụng các loại dầu nhớt, dầu DO, dầu bôi trơn, để phục vụ cho các hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy
+ Nguyên liệu: Nước từ hồ chứa thủy điện Đa Nhim Thượng 3 được cấp từ sông Đồng Nai với dung tích hữu ích nhỏ (0,87×106m3) phục vụ phát điện Lưu lượng nước lớn nhất qua tuabin là 13,78m3/s
+ Nhiên liệu: dầu động cơ hộp số và bôi trơn 120kg/năm
+ Vi sinh: bổ sung chế phẩm vi sinh vào các bể Bastaf với liều lượng 200g men vi sinh Biophot/1,0 m3 nước thải
4.2 Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện
- Nguồn cung cấp: nhà máy thủy điện Đa Nhim Thượng 3
- Điện năng sử dụng trung bình cho dự án khoảng 5.000 kWh/tháng, được dùng cho hoạt động của cán bộ công nhân trong nhà máy, thiết bị chiếu sáng, hệ thống thiết bị phụ, thiết bị nâng, hạ cửa van,
4.3 Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước
- Nguồn nước: sử dụng nước từ khe núi và mua nước sạch của các đơn vị cung cấp tại huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt
Trang 18Theo thông tin Chủ dự án cung cấp, khi nhà máy đi vào hoạt động số lượng cán bộ công nhân tối đa làm việc tại nhà máy là 10 người Nhu cầu cấp nước sinh hoạt như sau:
Bảng 1.2 Bảng tính toán nhu cầu cấp nước cho dự án Stt Mục đích dùng nước Định mức sử dụng Đối tượng sử dụng Lưu lượng
(m 3 /ngày)
1 Nước sinh hoạt của công nhân
viên làm việc tại nhà máy
80 lít/người/ngày (QCVN 01:2021/BXD)
10 người 0,8
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1 Thông tin chung về dự án
Dự án thuỷ điện Đa Nhim Thượng 3 được xây dựng trên sông Đồng Nai, tên gọi thượng nguồn là sông Đa Nhim Vị trí xây dựng công trình thuộc địa phận
xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12 km về phía Đông Nam Công trình do Công ty cổ phần Toàn Thắng Đạt làm chủ đầu tư
Dự án thủy điện Đa Nhim Thượng 3 được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 2019 Hiện tại dự án đã hoàn thành 100% khối lượng công việc và đi vào vận hành khai thác từ quý III năm 2022 Dự án hoàn thành sẽ đáp ứng được mục tiêu cung cấp cho tỉnh nguồn năng lượng sạch, cũng như phù hợp với việc khuyến khích các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo chủ trương của Nhà nước
Toạ độ địa lý các hạng mục công trình chính của dự án như sau:
Bảng 1.3 Tọa độ các công trình chính của dự án
(Nguồn: Công ty CP Toàn Thắng Đạt, 2023)
Công ty Cổ phần Toàn Thắng Đạt đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê đất để thực hiện dự án tại Quyết định số 1866/QĐ-UBND ngày 17/9/2018 (đợt 1)
và Quyết định 2665/QĐ-UBND ngày 20/11/2020 (đợt 2) và được Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn
Trang 19bộ diện tích của dự án
Dự án “Nhà máy Thủy điện Đa Nhim Thượng 3” của Công ty Cổ phần Toàn Thắng Đạt đã được Cục điều tiết điện lực – Bộ công thương cấp giấy phép hoạt động điện lực tại các Giấy phép số 99/GP-ĐTĐL ngày 09/09/2022 và Giấy phép số 82/GP-ĐTĐL ngày 12/07/2023 Công ty đã tiến hành đấu nối điện từ tháng 9/2022 đến nay vào lưới điện 22kV thuộc xuất tuyến 473 TBA 110/22kV
Đà Lạt tại vị trí 473/109 Sản lượng điện của Nhà máy đã đấu nối vào hệ thống điện được tổng hợp như sau:
Bảng 1.4 Bảng tổng hợp sản lượng điện của nhà máy từ tháng 9/2022 đến
tháng 11/2023 Tháng Sản lượng điện (MWh) Tổng (MWh) Ghi chú
(Nguồn: Công ty CP Toàn Thắng Đạt, 2023)
5.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án đầu tư
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số: 5801205223; Cấp đăng ký lần đầu ngày 19/08/2013, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 07/06/2022 tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng
- Quyết định số 13632/QĐ-BCT ngày 11/12/2015 của Bộ Công Thương về
Trang 20- Quyết định chủ trương đầu tư số 584/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- Quyết định số 2617/QĐ-BTNMT ngày 21/8/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy thủy điện Đa Nhim Thượng 3
- Quyết định chủ trương đầu tư số 720/QĐ-UBND ngày 02/4/2019 (điều chỉnh lần 1) của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng Ban hành Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Đa Nhim Thượng 3
- Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng Ban hành Phương án ứng phó tình huống khẩn cấp năm 2022
- Quyết định số 332/QĐ-UBND ngày 01/3/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Đa Nhim Thượng 3
- Quyết định chủ trương đầu tư số 1148/QĐ-UBND ngày 23/06/2022 (điều chỉnh lần 2) của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- Văn bản số 89/NT-PCCC ngày 18/8/2022 của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thông báo kết quả nghiệm thu về PCCC của công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3
- Quyết định số 377/QĐ-STNMT ngày 22/8/2022 (điều chỉnh lần 2) của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hồ thủy điện Đa Nhim Thượng 3
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 218/GP-BTNMT ngày 19/9/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Văn bản liên quan đến nộp tiền trồng rừng thay thế
- Hợp đồng thu gom, xử lý chất thải nguy hại
- Các giấy tờ về đất đai, quyết định cho thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án
5.3 Các hạng mục công trình của dự án đầu tư
Trang 21Bảng 1.5 Bảng thông số kỹ thuật các hạng mục công trình chính của dự án
TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú
I Các đặc trưng lưu vực
4 Lượng mưa trung bình nhiều
5 Lưu lượng trung bình nhiều năm Q 0 m 3 /s 16,00
6 Mođun dòng chảy năm M 0 l/s.km2 33,77
7 Tổng lượng phù sa bồi lắng W BL 106 m3 0,056 Hàng năm
Trang 22TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú
IV Đập tràn
8 Lưu lượng qua tràn max:
+ Ứng với lũ kiểm tra P=0,5% m³/s 1.880,65
VII Cống lấy nước
7 Kích thước cửa van (B x H) mxm 4,0x4,0
VIII Đường ống áp lực
Trang 23TT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú
IX Nhà máy thủy điện
3 Lưu lượng lớn nhất Q max m3/s 44,56
4 Lưu lượng nhỏ nhất Q min m 3 /s 7,43
13 Điện lượng trung bình năm E 0 106kWh 26,69
14 Số giờ sử dụng công suất lắp máy h sdlm Giờ 3337
X Kênh xả hạ lưu
(Nguồn: Văn bản số 577/SCT-QLNL ngày 16/04/2021 của Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng về việc thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh thiết kế kỹ thuật công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3)
Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình chính của dự án thể hiện ở hình sau:
Trang 24Hình 1.3 Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình chính của dự án
Dưới đây là hình ảnh 1 số hạng mục công trình chính của dự án:
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐNT3 NHÀ
QLVH
Trang 25Tuyến đập đầu mối và đường ống áp lực
Đường ống áp lực và nhà máy thủy điện
Hình 1.4 Một số hình ảnh công trình chính của Dự án
5.3.2 Các công trình phụ trợ của dự án
Các hạng mục công trình phụ trợ gồm: khu nhà quản lý vận hành nằm ngay cạnh nhà máy thủy điện (gồm các phòng: phòng làm việc, phòng ngủ, bếp ăn, phòng tắm, nhà vệ sinh); đường nội bộ, kho xưởng, bãi đỗ xe
ĐẬP ĐẦU MỐI
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐNT3
Trang 26Tổng hợp các hạng mục công trình phụ trợ của Dự án được thể hiện ở bảng sau:
Quy mô, thông số kỹ thuật của các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: chi tiết được mô tả tại Chương III - Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư
Theo đó, Chủ Dự án đã xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình bảo vệ môi trường cho dự án như sau:
Trang 27- Xây dựng 01 Bastaf 05 ngăn (đáp ứng nhu cầu xử lý cho 25 người theo ĐTM đã được phê duyệt) tại khu vực nhà máy-nhà quản lý vận hành
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2,0 m3/ ngày đêm
- Xây dựng hệ thống bể thu gom, xử lý nước thải nhiễm dầu
- Xây dựng 01 Kho chứa chất thải nguy hại đặt tại khu vực nhà máy
Trang 28CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
1.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
- Dự án phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg, ngày 13/4/2022; phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường và Thông
tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Tất cả các nguồn thải của dự án đều được xử lý đạt các quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường, phù hợp với mục tiêu của Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường;
giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước
- Dự án phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18/02/2020 Theo đó, yêu cầu về mục tiêu lập
quy hoạch như sau: Về mục tiêu tổng quát và tầm nhìn: phải xác định được các
mục tiêu cơ bản, có tính chất chủ đạo, xuyên suốt nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải, quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cacbon thấp và phát triển bền vững đất nước
- Dự án phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 946/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 cũng như theo quy định của Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan Theo quy định tại điểm c, Khoản 1,
Điều 59 Luật Quy hoạch thì “các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp
Quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được thực hiện cho đến khi quy hoạch cấp Quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết định hoặc được phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch” Do đó các quy hoạch như: Quy hoạch
Trang 29tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng tiếp tục được thực hiện cho đến khi Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng được phê duyệt
- Dự án phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23/8/2011, trong đó nêu rõ quan điểm phát triển như sau:
“Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế” Cụ thể đối với lĩnh vực năng lượng
phương hướng phát triển được nêu rõ như sau: “đẩy nhanh tiến độ xây dựng các
công trình thủy điện trên sông Đồng Nai, phát triển hệ thống thủy điện vừa và nhỏ theo quy hoạch; khai thác năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời,…)”
+ Mặt khác, Nhà máy Thủy điện Đa Nhim Thượng 3 thực hiện trên sông Đồng Nai (thượng nguồn gọi là sông Đa Nhim) Nguồn nước sau khi khai thác để phát điện được xả trở lại sông thông qua kênh xả của nhà máy, sau các tuyến đập đều duy trì xả dòng chảy tối thiểu theo quy định Do đó có thể thấy địa điểm và việc thực hiện dự án là phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết
định số 274/QĐ-TTg ngày 18/02/2020: “…sử dụng hợp lý tài nguyên, kiểm soát
nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải, quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cacbon thấp và phát triển bền vững đất nước”
+ Lạc Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng
có hầu hết các xã đều thuộc diện khó khăn, hệ thống hạ tầng cơ sở nghèo nàn, giao thông chưa phát triển toàn diện Hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt chưa phủ hết các thôn, xã trong huyện Trong khi đó nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao trong những năm gần đây nhằm phục vụ việc trồng rau, trồng hoa công nghệ cao, phát triển du lịch và kinh tế, xã hội Nhà máy Thủy điện
Đa Nhim Thượng 3 sau khi đi vào vận hành làm tăng thêm nguồn điện tại chỗ cho huyện Lạc Dương nói riêng, góp phần cải thiện hệ thống điện lưới của địa phương, kích thích sự tăng trưởng kinh tế của một trong những huyện khó khăn của tỉnh Lâm Đồng
Do đó Nhà máy Thủy điện Đa Nhim Thượng 3 hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương cũng như phù hợp với quan điểm và phương hướng về phát triển kinh tế - xã hội nêu tại Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày Ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính Phủ
Trang 30hoạch phát triển điện năng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (trích dẫn từ đề án
khai thác, sử dụng nước mặt của dự án)
Trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đòi hỏi yêu cầu phát triển ngành năng lượng tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp khác phát triển dẫn tới nhu cầu năng lượng tăng lên do đó nhu cầu sử dụng điện rất cao Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống phải đạt 96.000 MW Do đó, Đảng và Chính phủ đã tập trung đầu tư để xây dựng các nhà máy thủy điện lớn nhỏ, nhiệt điện, điện khí, điện mặt trời, điện gió và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án nhà máy điện độc lập nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển điện năng trong giai đoạn tới
Năng lượng được sản xuất từ nhà máy thủy điện là một nguồn năng lượng sạch và tái tạo Với tiềm năng khá lớn, nước ta đã khai thác và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hộ của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Những dự án thủy điện nhỏ được xây dựng phân tán rải rác sẽ đóng vai trò quan trọng trong chương trình điện khí hóa nông thôn tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, nơi hệ thống điện lưới quốc gia không vươn tới được Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt bởi khả năng điều chỉnh công suất Do đó, dự án thủy điện Đa Nhim Thượng 3 đã sớm được UBND tỉnh Lâm Đồng đưa vào quy hoạch thủy điện nhỏ của tỉnh Lâm Đồng đợt 1 Tại Quyết định số 3476/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng, công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3 thuộc địa phận xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt Công trình có các thông số chính như sau: Nlm = 6MW; Flv = 601 km2; MNDBT = 1.100,0 m; MNHL = 1.075,0 m;
Htt = 25,0 m; Fmặt hồ = 82,3 ha
Tại Phụ lục 4, công văn số 8567/BCT-TCNL ngày 24 tháng 4 năm 2013 của
Bộ Công thương báo cáo gửi Thủ tướng Chính Phủ thì Công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3 - Tỉnh Lâm Đồng là dự án thủy điện nhỏ cần tiếp tục rà soát báo cáo Bộ Công thương xem xét đánh giá Theo đó, Bộ Công thương có đề nghị điều chỉnh dự
án để giảm thiểu diện tích chiếm đất Nguyên nhân chủ yếu do chưa thỏa mãn tiêu chí được quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày
27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công thương (không chiếm dụng quá 10 ha đất các loại hoặc không di dời quá 01 hộ dân với 01 MW công suất lắp máy)
Trên cơ sở vị trí và các thông số của dự án đã có trong Quy hoạch đơn vị Chủ dự án là công ty CP Toàn Thắng Đạt đã phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát nghiên cứu và tính toán lại Công trình Thuỷ điện Đa Nhim Thượng 3 Kết quả rà soát vị trí tuyến công trình và lựa chọn mực nước dâng hợp lý tại khu vực quy hoạch, kết quả nghiên cứu là dịch vị trí tuyến đập về thượng lưu 2,7 km
so với quy hoạch có vùng tuyến lộ đá gốc thuận lợi cho bố trí công trình đập dâng
Trang 31và tràn xả lũ; Điều chỉnh mực nước phù hợp để giảm diện tích ngập lòng hồ và giảm diện tích chiếm đất Công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3 nằm gần ranh giới huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 12
km về phía Đông Nam Công trình nằm phía dưới công trình thủy điện Đạ Sar khoảng 11,8 km và nằm phía trên công trình thủy điện Đa Nhim khoảng 16,8 km theo đường sông Do đó, Bộ công thương đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án thủy điện Đa Nhim Thượng 3 vào quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Lâm Đồng tại quyết định số 13632/QĐ-BTC ngày 11/12/2015 Nội dung điều chỉnh như sau
Nội dung điều
chỉnh
Quyết định số UBND ngày 24/12/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng
3476/QĐ-Quyết định số 13632/QÐ-BCT ngày 11/12/2015 của Bộ Công
+ Quyết định số 13632/QĐ-BCT ngày 11/12/2015 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Lâm Đồng
+ Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về Quyết định chủ trương đầu tư
+ Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 02/4/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về Quyết định chủ trương đầu tư (Điều chỉnh lần 1)
1.3 Sự phù hợp khai thác sử dụng nước theo Điều 19 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước (trích dẫn từ đề án khai thác,
sử dụng nước mặt của dự án)
+ Việc khai thác thủy điện Đa Nhim Thượng 3 với mục tiêu phát điện hòa vào
hệ thống lưới điện quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phương
+ Việc khai thác sử dụng nguồn nước mặt trên Đồng Nai với nhà máy thủy điện đường dẫn ngắn, đoạn sông bị ảnh hưởng do tác động của công trình từ đập đến điểm nhập lưu của kênh xả sau nhà máy dài khoảng 300,0 m và không gây chuyển nước sang lưu vực sông khác nên đảm bảo không gây tác động suy thoái cạn kiệt nguồn nước; Ngoài ra với chế độ vận hành thủy điện ngày đêm, bên cạnh
đó công trình luôn luôn đảm bảo việc duy trì dòng chảy tối thiểu liên tục sau công
Trang 32Như vậy, với việc đi vào vận hành khai thác công trình đảm bảo được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn không làm suy thoái cạn kiệt nguồn nước cũng như đảm bảo các nhu cầu cấp nước các ngành nghề
2 Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường
(Không thay đổi so với đánh giá tác động môi trường)
* Đặc điểm thủy văn của nguồn tiếp nhận:
Sông Đồng Nai, phía thượng nguồn gọi là sông Đa Nhim là một con sông lớn ở khu vực Tây Nguyên Sông bắt nguồn từ dãy núi Langbiang (cao khoảng 2.287 m) ở phía bắc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, gần ranh giới với 2 tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận Sông chảy qua phía đông thành phố Đà Lạt và đi sát thượng nguồn các sông ven biển, chảy qua các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và
đổ vào sông Da Dâng gần thác Pongour
Thượng nguồn công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3, vùng lòng hồ nhánh chính là sông Đồng Nai (hay còn gọi là Đa Nhim) và nhập lưu là sông Da Lang Bian Sông Da Lang Bian có diện tích lưu vực chiếm 154 km2 với chiều dài sông chính là 28 km Sông bắt nguồn từ đỉnh La Biang và chảy qua địa phận huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Đặc trưng lưu vực dạng hình cành cây, có nhiều thác lớn nhỏ, lòng sông uốn lượn Phía thượng lưu là rừng thông Trong lưu vực xuất hiện một số hoạt động khai hoang nhưng chưa nhiều
Dọc theo đoạn sông từ sau đập thủy điện Đa Nhim thượng 3 đến thủy điện
Đa Nhim có chiều dài khoảng 16,8 km chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp và diện tích đất ngoài 3 loại rừng Trên đoạn sông này có một số nhánh suối đổ vào trong
đó có 3 nhánh suối lớn là Thác Hang Cọp, suối ông Chấn và suối Chi Ly Lưu
lượng trung bình 3 tháng mùa kiệt nhất (tháng 2, 3 và 4) là 5,16 m 3 /s
Trên dòng chính sông Đồng Nai, phía thượng nguồn là sông Đa Nhim có 2
vị trí chuyển nước sang lưu vực sông khác thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận:
- Đoạn thượng lưu đến công trình thủy điện Đa Nhim: Phát nguyên từ khu vực Đông - Nam của dãy núi phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng từ độ cao trên 2.000 m chảy xuống hồ thủy điện Đa Nhim (Đơn Dương) ở độ cao 1.042 m Tại đây nước
từ hồ Đơn Dương chuyển về tỉnh Ninh Thuận Dòng chảy được tiếp tục từ sau cửa xả đập thủy điện Đa Nhim chảy qua huyện Đơn Dương và hợp lưu với suối
Đa Tam và Đa Quyeon tại hồ thủy điện Đại Ninh huyện Đức Trọng
- Đoạn sông Đồng Nai từ đập tràn thủy điện Đa Nhim đến hồ thủy điện Đại Ninh có tổng chiều dài 64 km, có rất nhiều nhánh sông, suối lớn, nhỏ gia nhập
và rất nhiều phụ lưu nhỏ phân bố đều dọc hai bên sông Khi đến hồ thủy điện Đại Ninh nguồn nước được chuyển về Bình Thuận theo đường hầm dẫn nước của thủy điện Đại Ninh Dòng chảy sông Đồng Nai lại tiếp tục bắt đầu từ sau cửa xả của đập thủy điện Đại Ninh chảy đến nhập lưu vào sông Da Dâng tại gần thác Ponguor (ranh giới Đức Trọng và Lâm Hà)
Trang 33Chiều dài sông chính sông Đồng Nai tính tới hợp lưu với sông Da Dâng là
130 km với diện tích lưu vực 2.010 km2
Hình dạng lưu vực tương đối tròn, mạng lưới sông suối khá dày đặc, có dạng hình lông chim Phía thượng lưu sông chính chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, sau đó lệch dần theo hướng Bắc - Nam, và giữ nguyên hướng chảy về đến hợp lưu với nhanh Klong Klet tạo thành hồ Đơn Dương của công trình thủy điện Đa Nhim
Độ dốc lòng sông chính của sông Đồng Nai khá thoải (16 ‰), dọc lòng sông có nhiều thác nước cao, hai bờ thường một bên dốc đứng còn bên kia khá thoải, lòng sông khá rộng Tại vị trí khu vực xây dựng công trình, địa hình có độ dốc tương đối lớn, gồm 1 số ghềnh nhỏ nối tiếp nhau trước khi đổ vào hồ Đa Nhim Thượng 3, thuận lợi cho việc xây dựng công trình để khai thác nguồn thủy năng
Các đặc trưng thủy văn cơ bản tính đến tuyến công trình thủy điện Đa Nhim Thượng 3 được đo trên bản đồ 1/50.000 và thống kê như bảng dưới đây
Bảng 2.1 Đặc trưng hình thái lưu vực
I Thủy điện Đa Khai
I.2 Tuyến nhà máy thủy điện Đa Khai 245 22,35 8,6
II Thủy điện Đạ Sar
III Thủy điện Đa Nhim Thượng 3
III.1 Tuyến đập thủy điện Đa Nhim Thượng 3 474 41,35 9,8
IV Thủy điện Đa Nhim
V Thủy điện Đại Ninh
V.1 Tuyến đập thủy điện Đại Ninh 1.933 118,40 10,2
Trang 34Hình 2.1 Sơ đồ mạng lưới sông suối khu vực dự án
* Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận:
Trong quá trình hoạt động nhà máy hầu như không phát sinh bụi, khí thải
ra ngoài môi trường Bụi, khí thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động giao thông ra vào khuôn viên nhà máy của cán bộ, công nhân và từ ống xả của máy phát điện
dự phòng trong trường hợp nhà máy gặp sự cố Đối với nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất (nước rò rỉ từ nắp tuabin, đường ống, ổ trục, máy phát có lẫn
Trang 35một lượng dầu nhỏ) được thu gom và xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận (sông Đa Nhim) như sau: Nước thải sinh hoạt xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột B; Nước thải sản xuất xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B
Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nên Chủ
Dự án chưa có đủ căn cứ để đánh giá khả năng chịu tải của môi trường đối với nguồn nước tiếp nhận là sông Đa Nhim
Trang 36CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Do đặc thù dự án, nhà máy và nhà quản lý vận hành được bố trí nằm ngay sát nhau, liền một khối Hệ thống thu gom, thoát nước mưa xung quanh khu vực này được thu gom theo đường thoát riêng với hệ thống thu gom, thoát nước thải
Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa như sau:
Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước mưa khu vực dự án
Nước mưa mái nhà được thu qua đường ống đứng PVC (D=114mm) cùng với nước mưa chảy tràn chảy xuống sân, mương thoát nước mưa và hố ga bố trí xung quanh khu nhà máy-nhà quản lý vận hành sau đó chảy ra nguồn tiếp nhận là sông Đồng Nai
- Ống thoát nước mưa: vật liệu PVC; số lượng 14 cái; đường kính D=114 mm; chiều dài mỗi ống 9,0 m
- Mương thoát nước mưa: kết cấu BTXM; kích thước BxH=0,6 m x 0,5 m; tổng chiều dài 300 m
- Hố ga lắng cặn: kết cấu BTXM; kích thước DxRxC=(2x1x1)m; tổng chiều dài 300 m
Nước mưa trên mái Nước mưa chảy tràn
Mương thoát nước mưa, hố ga
Sông Đồng Nai
PVC D114
Trang 37Hình 3.2 Hệ thống mương thu nước mưa mặt bằng và thu nước mái
Bảng 3.1 Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án
1.2 Thu gom, thoát nước thải
Các nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động của dự án bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt từ nhà quản lý vận hành gồm: Nước thải từ hoạt động tắm, giặt, lavabo; Nước thải từ nhà ăn; Nước thải từ nhà vệ sinh (bồn cầu)
- Nước thải sản xuất của nhà máy thủy điện: nước thải từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, nước rò rỉ… có thể nhiễm một lượng dầu nhỏ
1.2.1 Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
- Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà máy-nhà quản
Trang 38Hình 3.3 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sinh hoạt của dự án
a Công trình thu gom nước thải sinh hoạt:
- Nước thải từ nhà vệ sinh (bồn cầu) được thu gom bằng đường ống PVC D100 dẫn về bể Bastaf 05 ngăn để xử lý sơ bộ, sau đó dẫn vào đường ống PVC D114 đưa về bể Bastaf tăng cường 03 ngăn và bể lọc sinh học để xử lý
- Nước thải từ nhà ăn được xử lý sơ bộ bằng cách đưa theo đường ống PVC D40 qua hộp tách mỡ thể tích 36 lít (bằng inox) và qua ống PVC D114 dẫn về bể Bastaf tăng cường 03 ngăn và bể lọc sinh học để xử lý
- Nước thải từ hoạt động tắm giặt, lavabo được thu gom bằng bằng đường ống PVC D114 (có song chắn rác) dẫn về bể Bastaf tăng cường 03 ngăn và bể lọc sinh học để xử lý
- Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt sau khi qua hệ thống xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B, K=1,2) sau đó xả ra sông Đồng Nai thông qua ống PVC tại 01 điểm xả
- Định kỳ thực hiện việc nạo vét, hút bùn trong các ngăn lắng của các bể Bastaf và định kỳ (6 tháng/lần) bổ sung chế phẩm vi sinh vào các bể Bastaf với liều lượng 200g men vi sinh Biophot/1,0 m3 nước thải
b Công trình thoát nước thải sinh hoạt:
Nước thải từ khu nhà ăn
Trang 39- Nước thải sinh hoạt sau xử lý tại hệ thống xử lý nước thải có công suất 2,0
m3/ngày (24 giờ) sẽ được dẫn vào đường ống PVC D114 dài khoảng 1,0 m tự chảy ra sông Đồng Nai qua 01 điểm xả
+ Tọa độ điểm xả (hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o): X=1323602,615; Y =589501,766
Bảng 3.2 Thống kê khối lượng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt
3 Bể lọc sinh học - Xây bằng bê tông, bên trong bể lọc theo thứ tự
từ dưới lên trên gồm các lớp: đá; sỏi; cát mịn; đất trồng cây; cây thủy sinh
BỂ BASTAF TĂNG CƯỜNG
Trang 401.2.2 Công trình thu gom, thoát nước thải sản xuất
- Quá trình hoạt động sản xuất điện năng của nhà máy sẽ phát sinh các loại nước thải sau: nước làm mát; nước thải sục rửa của bộ lưới lọc hệ thống làm mát; nước thải rò rỉ từ gian máy; nước tháo khô
* Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sản xuất của dự án như sau:
Hình 3.5 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải sản xuất của dự án
* Thuyết minh các loại nước thải trong quá trình sản xuất:
1 Nước làm mát:
Nước được lấy từ đường ống áp lực, sau đó đưa qua Bộ lọc của hệ thống nước làm mát Hệ thống lọc gồm 03 bộ lọc thô (01 bộ lọc 1500µm và 02 bộ lọc
Nước từ đường ống áp lực
Váng dầu, tấm lọc dầu
Thu gom lưu trữ tại Kho CTNH, sau đó được đem đi xử lý theo qui định
Nước sau khi được lọc dầu
Bơm ra hạ lưu nhà máy
2 Nước tháo khô buồng tuabine trong quá trình sửa chữa
Bể tách nước nhiễm dầu 03 ngăn