1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy Shinyang Metal Korea

84 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy Shinyang Metal Korea
Trường học Nhà máy Shinyang Metal Korea
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,87 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (10)
    • I.1. Tên chủ cơ sở (10)
    • I.2. Tên cơ sở (10)
    • I.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (12)
      • I.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở (12)
      • I.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (15)
        • I.3.2.1. Công nghệ sản xuất các cấu kiện kim loại, gia công cơ khí (15)
        • I.3.2.2. Công nghệ sản xuất gia công chế tạo khuôn đùn ép kim loại (17)
    • I. 3.2..3. Công nghệ sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe động cơ khác (19)
      • I.3.2.4. Công nghệ sản xuất luyện nhôm (20)
      • I.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (22)
        • I.4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu sản xuất (22)
        • I.4.3. Nhu cầu sử dụng điện (26)
        • I.4.4. Nhu cầu sử dụng nước (26)
        • I.4.5. Nhu cầu sử dụng lao động (28)
      • I.5. Điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu (29)
        • I.5.1. Điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu (29)
        • I.5.2. Hệ thống thiết bị tái chế (29)
        • I.5.3. Phương án xử lý tạp chất (30)
        • I.5.4. Phương án tái xuất phế liệu .......................... Error! Bookmark not defined. I.6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (0)
  • CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG ............................................................................... 32 2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch (33)
    • 2.1.1. Sự phù hợp của cơ sở với ngành nghề đầu tư của KCN (33)
    • 2.1.2. Sự phù hợp của cơ sở sản xuất với phân khu chức năng của KCN (33)
    • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải (34)
  • CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (36)
    • III.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (36)
      • III.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (36)
      • III.1.2. Thu gom, thoát nước thải (37)
      • III.1.3. Công trình xử lý nước thải (42)
    • III.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (46)
      • III.2.1. Các nguồn phát sinh khí thải (46)
      • III.2.2. Các công trình xử lý bụi, khí thải (47)
      • III.2.3. Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (53)
    • III.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (53)
      • III.3.1. Chất thải sinh hoạt (53)
      • III.3.2. Chất thải công nghiệp thông thường (54)
    • III.4. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại (54)
      • III.4.1. Chủng loại, khối lượng CTNH phát sinh (55)
      • III.4.2. Công trình thu gom, lưu giữ CTNH (56)
    • III.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (57)
    • III.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi cơ sở sản xuất đi vào vận hành (58)
      • III.6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với các công trình xử lý nước thải (58)
      • III.6.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý khí thải (60)
      • III.6.3. Phương án phòng ngừa cháy nổ (61)
      • III.6.4. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn đổ chất thải nguy hại dạng lỏng (63)
      • III.6.5. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (64)
    • III.7. Nội dung thay đổi của cơ sở sản xuất so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (68)
  • CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (69)
    • IV.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (69)
      • IV.1.1. Nguồn phát sinh nước thải tại cơ sở (69)
      • IV.1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải (69)
    • IV.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải của nhà máy (71)
      • IV.2.1. Nguồn phát sinh khí thải (71)
      • IV.2.2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải (71)
      • IV.2.3. Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường như sau (72)
    • IV.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (72)
      • IV.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (72)
      • IV.3.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (73)
      • IV.3.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (73)
      • IV.3.4. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường (73)
    • IV.4. Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (74)
      • IV.4.1. Quản lý chất thải (74)
      • IV.4.2. Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cô môi trường (76)
    • IV.5. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (76)
      • IV.5.2. Hạng mục công trình bảo vệ môi trường tiếp tục đầu tư (76)
  • CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (78)
  • CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 79 VI.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở (80)
    • VI.2. Chương trình quan trắc trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (80)
      • VI.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (80)
      • VI.2.2. Chương trình quan trắc môi trường tự động, liên tục (81)
    • VI.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (81)
  • CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (83)
    • 8.1. Cam kết thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường (83)
    • 8.2. Cam kết thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường (83)

Nội dung

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi cơ sở sản xuất đi vào vận hành .... 2 – Hình ảnh thực tế sản phẩm bảng mạch in mềm sản xuất và l

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Chủ cơ sở: Công ty TNHH ShinYang Metal Korea

- Địa chỉ văn phòng: Lô XN7-1, KCN Đại An mở rộng, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Chun MinSoo

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 3253219293 do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp, chứng nhận lần đầu ngày 21/02/2019, chứng nhận thay đổi lần thứ 5 ngày 29/9/2023

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 0801280743, đăng ký lần đầu ngày 27/02/2019, đăng ký thay đổi lần thứ

Tên cơ sở

Nhà máy Shinyang Metal Korea (Nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất))

- Địa điểm thực hiện cơ sở: Lô XN7-1, KCN Đại An mở rộng, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 3862/QĐ-BTNMT ngày 14/12/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường của “Dự án Shinyang Metal Korea”

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhóm B (Dự án Luyện kim có tổng mức đầu tư từ 80 - 1.500 tỷ đồng theo Luật Đầu tư công)

Bảng 1 1 – Các hạng mục công trình của dự án

TT Hiện trạng các hạng mục công trình của dự án

1 Các hạng mục công trình chính

Nhà văn phòng: Diện tích 400 m 2 , 02 tầng Chức năng sử dụng gồm: Khu vực văn phòng, khu vực trưng bày sản phẩm, phòng họp…

- Xưởng sản xuất số 01 (xưởng đùn ép), diện tích khoảng 6.480 m 2 , 01 tầng, gồm:

+ 02 dây chuyền đùn ép, 02 lò ủ để sản xuất cấu kiện kim loại, gia công cơ khí

+ Bàn thao tác, kệ để đồ cho khu vực đóng gói, xuất hàng

- Xưởng sản xuất số 02 (xưởng luyện đúc), diện tích khoảng 3.474 m2, 02 tầng, gồm:

+ 02 lò luyện nhôm, 01 giếng đúc, 03 lò đồng nhất, 01 hệ thống cắt nhôm billet để sản xuất nhôm

+ 01 khu vực lưu giữ nguyên liệu (các hợp kim của kim loại khác), diện tích khoảng 50 m2

+ 01 khu vực tập kết nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung diện tích khoảng 100 m2

- Xưởng sản xuất số 03 (xưởng MCT), diện tích khoảng 3.660 m 2 , 01 tầng, gồm:

+ Bàn thao tác cho công đoạn gia công sản phẩm, kệ để thành phẩm khoảng 300 m 2

+ 01 khu vực lưu giữ phế liệu nhôm (trong nước và nhập khẩu) diện tích khoảng 1.000 m 2 nằm trong xưởng sản xuất số 03, trong đó khu vực lưu giữ phế liệu nhôm trong nước có diện tích khoảng 250 m 2 và khu vực lưu giữ phế liệu nhôm nhập khẩu có diện tích khoảng 750 m 2 Khu lưu giữ phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có cấu trúc kiểu khung thép; mái làm bằng tôn và tường bằng gạch xây; nền bê tông cốt thép, cao hơn sân đường nội bộ; có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định

- Xưởng sản xuất số 04 (xưởng khuôn), diện tích khoảng 4.000 m 2 , 01 tầng, gồm các thiết bị sau: máy tiện, máy phay, máy mài bóng, máy cắt.

2 Các hạng mục công trình phụ trợ

- Nhà để xe máy, phòng bơm, tháp làm mát, nhà bảo vệ 01, nhà bảo vệ 02, nhà phụ trợ, nhà kho (chứa sản phẩm), kho hóa chất, bể ngâm khuôn trong quá trình đùn ép nhôm, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống giao thông, hệ thống cây xanh, hệ thống đường giao thông nội bộ và một số công trình phụ trợ khác

- 02 bãi lưu giữ nguyên liệu sản xuất (phôi nhôm), trong đó:

+ Bãi lưu giữ số 01, diện tích 250 m 2

+ Bãi lưu giữ số 02 diện tich 1.663 m 2

Bãi lưu giữ phôi nhôm ngoài trời có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng, có bố trí hố ga lắng cặn trước khi đấu nối về hệ thống thu gom nước mưa của Khu công nghiệp Đại An mở rộng.

3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

- Kho chứa chất thải sinh hoạt diện tích 25 m 2 ;

- Kho chứa chất thải công nghiệp thông thường số 1 diện tích 25 m 2 ;

- Kho chứa chất thải công nghiệp thông thường số 2 diện tích 25 m 2 ;

- Kho chứa chất thải nguy hại, diện tích 25 m 2

- Bể tự hoại khu văn phòng, dung tích 27,17 m 3 ;

- Bể tự hoại tại nhà xưởng 1 (xưởng đùn ép), dung tích 15 m 3 ;

- Bể tự hoại tại nhà xưởng 3 (xưởng MCT), dung tích 15 m 3 ;

- Bể tự hoại khu xưởng 4 (xưởng khuôn), dung tích 15 m 3

- Bể tự hoại khu vực nhà bảo vệ, dung tích 10 m 3

Trạm XLNT Sinh hoạt (xây ngầm) công suất 20 m 3 /ngày đêm, diện tích 28 m 2

- 02 hệ thống xử lý khí thải lò luyện nhôm, công suất mỗi hệ thống 45.000 m 3 /giờ

- Quy trình xử lý: Khí thải phát sinh từ lò luyện (khí thải đốt trong lò, chụp thu khói từ cửa lò) → Đường ống dẫn chính → Quạt hút → Thiết bị trao đổi nhiệt

→ Thiết bị lọc bụi → Thiết bị xử lý khí thải Scrubber → Ống thoát khí thải

- 05 hệ thống thu hồi bụi nhôm

- Quy trình thu hồi bụi: Bụi nhôm → Thiết bị thu bụi Cyclone kết hợp thu bụi túi

→ Thoát khí tại xưởng sản xuất qua lớp vải lọc

- 01 hệ thống xử lý bụi khu vực lọc xỉ, có công suất 9.000 m 3 /giờ

- Quy trình thu hồi bụi: Bụi, khí thải → Đường ống dẫn chính → Quạt hút → Thiết bị lọc bụi → Ống thoát khí thải

- 01 hệ thống xử lý khí thải khu vực ngâm khuôn, có công suất 10.800 m 3 /giờ

- Quy trình thu hồi bụi: Khí thải → Đường ống dẫn chính → Quạt hút → Thiết bị Scrubber → Ống thoát khí thải

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

I.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:

Dự án điều chỉnh bổ sung nguyên liệu đầu vào và bổ sung thêm nội dung về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (cụ thể nguyên liệu bổ sung gồm: bavia, đầu mẩu, thanh nhôm, phôi nhôm lỗi từ các công đoạn sản xuất được thu gom nội địa và phế liệu nhôm nhập khẩu) theo Giấy chứng nhận đầu tư lần thứ 5 của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp, không thay đổi quy mô công suất sản phẩm hiện hữu, cụ thể quy mô, công suất của Dự án đã được phê duyệt như sau:

+ Sản xuất các cấu kiện kim loại (rèn, dập, ép đùn, cán, cắt, hàn kim loại), gia công cơ khí công suất 36.000 tấn sản phẩm/năm

+ Sản xuất luyện nhôm từ thanh nhôm và phôi nhôm thành phẩm; bavia,

13 đầu mẩu, thanh nhôm, phôi nhôm lỗi từ các công đoạn sản xuất được thu gom nội địa và phế liệu nhôm nhập khẩu công suất 43.200 tấn sản phẩm/năm

+ Sản xuất gia công chế tạo khuôn đùn ép bằng kim loại công suất 3.600 set/năm (tương đương 3.600 sản phẩm/năm)

+ Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác công suất 12.000 tấn sản phẩm/năm.

Bảng 1 2 – Quy mô công suất sản xuất của cơ sở

Công suất phê duyệt tại Quyết định số 3862/QĐ- BTNMT

Công suất sản xuất hiện tại

Công suất sản xuất dự kiến tiếp tục bổ sung

Sản xuất các cấu kiện kim loại (rèn, dập, ép đùn, cán, cắt, hàn kim loại), gia công cơ khí

Sản xuất luyện nhôm từ thanh nhôm và phôi nhôm thành phẩm; bavia, đầu mẩu, thanh nhôm, phôi nhôm lỗi từ các công đoạn sản xuất được thu gom nội địa và phế liệu nhôm nhập khẩu

3 Sản xuất gia công chế tạo khuôn đùn ép bằng kim loại

3.600 set/năm (tương đương 3.600 sản phẩm/năm)

600 set/năm (tương đương 600 sản phẩm/năm)

3.000 set/năm (tương đương 600 sản phẩm/năm)

Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác

Nhôm billet Cấu kiện kim loại

Cấu kiện kim loại Phụ tùng ô tô (Tấm tản nhiệt)

Phụ tùng ô tô (Khay pin xe điện) Khuôn đùn ép bằng kim loại

Hình 1 1 Một số hình ảnh sản phẩm đầu ra của dự án

I.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:

I.3.2.1 Công nghệ sản xuất các cấu kiện kim loại, gia công cơ khí

Hình 1 2 – Sơ đồ công nghệ sản xuất cấu kiện kim loại, gia công cơ khí

- Phôi nhôm được cho vào máy làm sạch để loại bỏ bụi bẩn (máy làm sạch là các đĩa mài đánh bề mặt kim loại) Sau đó mang phôi nhôm đã được làm sạch chuyển vào trong lò nấu để ở nhiệt độ 500 o C trong 10 phút

- Phôi sau khi gia nhiệt được đem đi cắt bằng máy cắt thành các đoạn tiêu chuẩn có kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu kỹ thuật Tại công đoạn cắt có sử dụng loại dầu cắt kim loại Dầu cắt gọt kim loại là chất lỏng được sử dụng trong quá

16 trình gia công kim loại Được pha chế bởi dầu gốc đặc biệt, các chất nhũ hóa cao cấp và các tác nhân, tạo ra hệ nhũ bền vững giúp cho khả năng gia công hoàn hảo, tính năng tẩy rửa, dung lượng kiềm cao, ít tạo bọt, nhằm làm mát và bôi trơn vị trí kim loại được gia công Đồng thời có tác dụng làm sạch những mảnh vụn kim loại xuất hiện trong quá trình gia công khỏi bề mặt chi tiết

- Phôi sau khi cắt sẽ được chuyển qua chuyền đùn ép để tạo hình: Trong dây chuyền đùn ép (Nguyên tắc đùn ép của nhôm là hoàn toàn đơn giản: một thỏi hình trụ đã qua xử lý gia nhiệt trước khi được đặt ép trong máy đùn ép thủy lực và được ép ở áp suất cao qua một khuôn ép bằng thép để mà khi thỏi đùn ra khỏi máy ép sẽ có một hình dạng như ý muốn) Trong quá trình đùn ép phát sinh một lượng nhôm bám trên bề mặt khuôn đùn ép (đầu mẩu thừa) sẽ được thu gom để tái sử dụng cho quá trình luyện nhôm

Thanh nhôm sau khi ra khỏi khuôn đùn ép được đưa xuống băng chuyền để làm nguội bằng quạt gió Sau khi QC kiểm tra ngoại quan và kích thước đạt yêu cầu thì nhân viên vận hành tiến hành kéo căng và cắt sản phẩm Công đoạn này có tác dụng tăng độ thẳng và giúp sản phẩm không còn bị cong vênh như khi mới được kéo ra khỏi khuôn đùn Trong lúc này, quá trình đùn ép vẫn tiếp tục diễn ra Sau khi thanh nhôm được kéo căng đạt đến đúng tiêu chuẩn thì sẽ chuyển sang công đoạn cắt thành phẩm bằng máy cắt độ chính xác cao

- Sau khi tạo ra bán thành phẩm (sản phẩm thanh nhôm chưa được làm sạch), cho tiếp vào lò ủ ở nhiệt độ 200 o C trong 3÷5h

- Sau cùng, tùy theo đơn đặt hàng, một phần thành phẩm được đóng gói, chuyển vào kho chứa và xuất hàng Đối với những đơn hàng yêu cầu độ chính xác cao, tính tỉ mỉ tạo ra các sản phẩm thì được chuyển sang khu vực gia công cơ khí (đột, dập, cắt, hàn,…)

I.3.2.2 Công nghệ sản xuất gia công chế tạo khuôn đùn ép kim loại

Hình 1 3 – Sơ đồ quy trình sản xuất gia công chế tạo khuôn đùn ép kim loại

* Thuyết minh quy trình sản xuất:

- Nhận đơn đặt hàng: Nhà máy sẽ ký hợp đồng với các công ty về đơn đặt hàng sản xuất các loại khuôn khác nhau, 50% khuôn sản xuất sẽ được dùng cho các công đoạn khác tại công ty, 50% khuôn sẽ được bán cho các công ty đối tác

- Nhập nguyên liệu: Dựa trên đơn đặt hàng, Công ty sẽ nhập khẩu nguyên liệu cho phù hợp với các khuôn mẫu cần tạo ra (nguyên liệu thép)

- Thiết kế sản xuất: Bộ phận thiết kế sẽ thực hiện thiết kế sản phẩm, lập trình quy trình chế tạo trên máy tính Các kỹ sư của nhà máy sẽ tiến hành thiết kế các khuôn dạng mô hình trên máy tính theo yêu cầu cầu của từng loại sản phẩm khác nhau bằng phần mềm CAD/CAM Tại công đoạn này sản phẩm được hoàn thiện ở dạng mô hình hóa với các đặc tính thiết kế như độ dày, chiều dài, chiều rộng của khuôn

- Các bước sản xuất cơ bản:

+ Nguyên liệu nhà máy nhập về phục vụ cho quá trình sản xuất khuôn là thép sẽ được bộ phận IQC kiểm tra trước khi lưu kho và đưa vào quy trình sản xuất Nguyên liệu ban đầu sẽ được đưa vào máy cắt để cắt tạo kích thước ban đầu (dài, rộng, dày) cho sản phẩm Thao tác này rất quan trọng vì nó cho phép tạo ra các khuôn có kích thước chuẩn như thiết kế ban đầu với độ chính xác cao

+ Gia công chế tạo: Thực hiện các hoạt động như cắt gọt các chi tiết, đục lỗ, khoan lỗ, sửa chữa theo như bản thiết kế khuôn Sản phẩm hoàn thành sẽ được kiểm tra về kích thước, chi tiết, hình dạng, trước khi gửi cho khách hàng

++ Cắt dây: Tại đây sẽ thực hiện các công đoạn cắt dây theo kích thước yêu cầu của sản phẩm

++ CNC: Các bước gia công chế tạo được thực hiện trong máy CNC

++ Bắn điện: Gia công bằng tia lửa điện hay còn gọi là gia công EDM, hệ thống gia công EDM bao gồm có hai bộ phận chủ yếu: máy công cụ và nguồn cung cấp điện Máy công cụ gắn điện cực định hình (đóng vai trò là dao) và điện cực tiến tới bề mặt chi tiết gia công sinh ra một lỗ chép hình dạng của dụng cụ Nguồn năng lượng cung cấp sản sinh ra một tần số cao, tạo ra một loạt tia lửa điện giữa điện cực và bề mặt chi tiết và bóc đi một lớp kim loại bởi sự ăn mòn của nhiệt độ và sự hóa hơi

++ Thợ nguội: Sau khi qua công đoạn gia công chế tạo thì qua công đoạn thợ nguội, nhân viên phụ trách thực hiện các phương pháp gia công cơ khí cắt gọt bằng tay đòi hỏi độ chính xác cao mà máy móc không thực hiện được Bước qua công đoạn kiểm tra

3.2 3 Công nghệ sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe động cơ khác

Hình 1 4 – Sơ đồ công nghệ sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe động cơ khác

Cấu kiện nhôm kim loại từ quy trình sản xuất các cấu kiện kim loại, gia công cơ khí được đưa qua khu vực gia công Tại đây, các sản phẩm sẽ được gia công theo yêu cầu bằng các thiết bị đột, dập, cắt Công đoạn đột dập là công đoạn gia công sử dụng lực ép làm biến dạng cấu kiện nhôm thành sản phẩm có hình thù, kích thươc mong muốn Hình dạng kích thước của sản phẩm được định dạng sẵn nhờ các khuôn mẫu được lắp đặt trong máy đột dập Với mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ sử dụng các khuôn dập khác nhau Sản phẩm được định hình sẽ chuyển qua công đoạn lắp ráp các cấu kiện lại với nhau bằng hình thức vít ốc hoặc hàn tùy vào đặc thù yếu cầu của sản phẩm

Nhân viên kiểm tra chất lượng (KCS) tiến hành nhận hàng hóa sau khi gia công cơ khí và thực hiện công tác kiểm tra thông số và chất lượng sản phẩm Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đưa lại công đoạn gia công cơ khí để đảm bảo đạt các thông số theo đơn hàng

I.3.2.4 Công nghệ sản xuất luyện nhôm

Hình 1 5 Quy trình công nghệ sản xuất luyện nhôm

* Thuyết minh quy trình công nghệ:

Công nghệ đúc nhôm hợp kim sử dụng nguồn nguyên liệu là nhôm thô được nhập và sử dụng bavia phát sinh trong quá trình đúc phôi; các đầu mẩu, thanh nhôm, phôi nhôm lỗi từ quá trình đùn ép, gia công trong sản xuất của nhà máy chiếm tỷ lệ 30% tổng nguyên liệu đầu vào (các bavia, đầu mẩu, thanh nhôm, phôi nhôm cam kết không dính dầu, không dính sơn)

Nguyên liệu được cho vào lò nung chảy với nhiệt độ 750 o C - 850 o C trong khoảng

30 phút, nguyên liệu nhôm đầu vào được chuyển từ thể rắn sang thể lỏng Hoạt động của lò luyện thực hiện theo mẻ với thời gian trung bình từ 4h/mẻ và thời gian hoạt động liên tục 1 ngày là 12 giờ Mỗi mẻ lò hoạt động với công suất 25 tấn/lò Trong quá trình gia nhiệt có bổ sung thêm một số hợp kim Zn; Mg; Cu… theo tỷ lệ yêu cầu sản phẩm của khách hàng Nhiên liệu cấp cho hoạt động của lò luyện là LPG

Khi nhiệt độ của lò đạt theo yêu cầu của công nghệ thì ngừng cung cấp nhiên liệu và tiến hành lọc khử khí H2, loại bỏ xỉ và tạp chất Trong quá trình nấu chảy hỗn hợp nguyên liệu ban đầu sẽ có một lượng nhỏ khí hydro tạo ra bởi phản ứng giữa bề mặt của kim loại nóng chảy và khí quyển trong hợp kim nóng chảy làm cho bề mặt bán thành phẩm sau đúc sẽ bị rỗ Do vậy trước khi tiến hành đúc thỏi, hỗn hợp sẽ được lọc xỉ và khử khí H2 Quá trình khử khí H2 công ty sử dụng khí Ar và nitơ, khí được mua tại thị trường trong nước để phục vụ quá trình sản xuất Nguyên lý của quá trình khử như sau:

Khi thổi khí trơ (khí nitơ và argon) vào kim loại lỏng sẽ diễn ra sự hấp phụ và khuếch tán các khí khác đã hòa tan trong kim loại lỏng, đặc biệt là hấp phụ hyro và các tạp chất phi kim khác và nổi lên trên bề mặt

- Nếu hỗn hợp nhôm lỏng đạt tỷ lệ các chất yêu cầu sẽ được chảy vào đường ống dẫn và đổ vào hệ thống các ống tạo cây nhôm tròn đặc có kích thước đường kớnh: ỉ100mm – ỉ360 mm, chiều dài 5m – 6m Quỏ trỡnh này sẽ cho ra cỏc loại cõy nhôm tròn đặc có đường kính khác nhau theo yêu cầu Nước làm mát tuần hoàn chạy dọc theo các ống để hạ nhiệt độ, dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nhôm nóng chảy được đông kết

- Nếu hỗn hợp không đạt thành phần yêu cầu sẽ tiếp tục được điều chỉnh

Sau quá trình đúc, cây nhôm hợp kim tròn đặc sẽ được đưa vào lò đồng nhất nhằm đồng nhất cơ học trên toàn bộ cây nhôm hợp kim Đồng nhất cơ học trên toàn bộ cây nhôm hợp kim là quá trình đưa các nguyên tố trong cây nhôm hợp kim (phôi nhôm) về đúng vị trí, giảm sự phân chia và tạo cấu trúc vi mô Hoàn tất công đoạn sản xuất là những cây nhôm hợp kim tròn đặc

- Những cây nhôm hợp kim này được đưa lên dây chuyền cắt để cắt thành đoạn có kích thước yêu cầu, một phần phôi nhôm đưa sang quá trình đùn ép tiếp theo và một phần phôi nhôm được nhập kho, xuất bán cho khách hàng

- Nguyên liệu LPG được cấp cho hệ thống lò nấu chảy nhôm bằng đầu phun tự

22 động, khí được dẫn bằng đường ống chuyên dụng từ khu vực bồn chứa vào bên trong lò nấu chảy

- Quá trình làm mát bằng nước: Nước đầu vào có nhiệt độ khoảng 30ºC được chứa trong bể có thể tích 1.000m³ và được dẫn qua hệ thống đường ống dẫn nước để làm mát khu vực lò luyện, khu vực thiết bị đúc thanh nhôm Nước sau khi được trao đổi nhiệt sẽ theo đường ống dẫn vào thiết bị tản nhiệt và được bơm tuần hoàn sử dụng lại, không thải ra ngoài môi trường

- Quá trình phát sinh nhiệt, tiếng ồn, bụi, khí, xỉ nhôm

Quá trình tách tạp chất có lẫn trong nhôm phế liệu

Do nguyên liệu đầu vào có sử dụng nhôm phế liệu có nhiễm tạp chất nên để lọc các tạp chất này nhà máy dựa trên nguyên lý đặc tính vật lý (nhiệt độ nóng chảy) của từng loại tạp chất và nhôm phế liệu Cụ thể như sau:

Bước 1 Khi vật liệu ( nhôm) đưa vào lò , đốt cháy, gia nhiệt đến đạt khoảng

710 o C thì thiến hành tẩy xỉ (tạp chất có nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng thấp hơn nhôm sẽ nổi trên bền mặt lò luyện);

Bước 2 Dùng cào (gắn vào càng xe nâng) đánh khuấy nhôm lỏng, thêm chất tẩy xỉ, chất tinh luyện (tạo mầm để xỉ bám vào);

Bước 3 Sục khí ni-tơ, khuấy các hạt xỉ nhẹ hơn sẽ bị khí ni tơ kéo lên bề mặt bể nhôm lỏng;

Bước 4 Dùng cào bạt (gắn vào xe nâng) để cào hớt các mảng xỉ nổi trên bề mặt bể nhôm lỏng (vào các khay chứa hình bán cầu);

Bước 5 Chuyển mảng xỉ nổi sang máy xay, lọc xỉ ( tại đây xỉ sẽ được xay.lọc và phân loại theo kích cỡ (có 3 cỡ xỉ sẽ chảy xuống 3 khay dưới gầm máy lọc, xử lý xỉ) Các tạp chất tách khỏi nhôm phế liệu dưới dạng xỉ sẽ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý như chất thải công nghiệp thông thường

I.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

I.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu sản xuất

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nhiên liệu phục vụ sản xuất cho giai đoạn hiện tại và định hướng sản xuất cho các sản phẩm tiếp tục đầu tư để tính toán lượng nguyên liệu sử dụng phục vụ sản xuất như sau:

Hình 1 6 – Sơ đồ cân bằng vật chất trong quá trình sản xuất tại nhà máy

Căn cứ vào sơ đồ căn bằng vật chất nêu trên, lượng nhôm thô cần sử dụng cho quá trình sản xuất tại nhà máy là 42.544,15 tấn/năm Nhà máy dự kiến sẽ sử dụng 80% nhôm nguyên liệu đầu vào từ phế liệu (khoảng 36.755,98 tấn/năm), trong đó:

- Phế liệu nhôm từ các hoạt động sản xuất tại nhà máy và thu mua từ các đơn vị sản xuất, bán phế liệu trong nước là: 7.351,2 tấn/năm

- Phế liệu nhôm nhập khẩu là: 29.404,78 tấn/năm (gồm: phế liệu và mảnh vụn của nhôm, mã HS 7602 00 00)

Phế liệu nhôm nhập khẩu tại nhà máy chủ yếu từ các cơ sở sản xuất nhôm và các thành phẩm nhôm có cùng công nghệ sản xuất tại nhà máy nhưng ở các cơ sở nước ngoài Do đó, lượng tạp chất nhiễm trong nhôm đảm bảo dưới 5% tổng khối lượng nhập khẩu phế liệu theo quy định của pháp luật Phế liệu nhập khẩu chủ yếu là bavia, đầu mẩu, thanh nhôm, phôi nhôm lỗi Các tạp chất có lẫn trong phế liệu nhập khẩu chủ yếu là ni-long dán trên các thanh nhôm lỗi, hỏng; lớp sơn phủ trên bề mặt thanh nhôm, đầu mẩu thừa… Nhôm nhập khẩu được ép thành các khối với kích thước 1x1x1 (m) với trọng lượng riêng của khối nhôm ép vào khoảng 2,45 tấn/m 3 Lượng nhôm phế liệu nhập về làm nguyên liệu sản xuất được chia nhỏ nhập khẩu với tần xuất từ 2-3 tháng/lần, mỗi lần nhập khoảng 4.900,79 - 7.351,195 tấn/lần (tương đương với khoảng 2.000 – 3.000 khối ép)

Hình 1 7 – Hình ảnh thực tế các khối nhôm phế liệu được ép trước khi nhập khẩu

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 32 2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

Sự phù hợp của cơ sở với ngành nghề đầu tư của KCN

hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

(1) Phù hợp với quy định tại Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm

2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc Ban hành quy định về bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau:

- Hoạt động sản xuất có hệ thống xử lý chất thải (bao gồm chất thải rắn, nước, khí thải, bụi và tiếng ồn) đảm bảo tiêu chuẩn môi trường cho phép, thường xuyên thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường để có biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm

- Các loại rác thải, chất thải rắn của hoạt động sản xuất bao gồm chất thải không độc hại và độc hại được thu gom, phân loại và đưa đi xử lý theo quy định

(2) Dự án thuộc ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất kết cấu kim loại – Sản xuất gia công các sản phẩm từ nhôm dùng trong xây dựng và công nghiệp Theo quyết định số 880/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: tập trung phát triển một số ngành công nghiệp và xây dựng Như vậy, loại hình sản xuất của dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của Việt Nam.

Sự phù hợp của cơ sở sản xuất với phân khu chức năng của KCN

Dự án Shinyang Metal Korea nằm trong KCN Đại An mở rộng, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Việt Nam do TNHH MTV phát triển hạ tầng KCN Đại An quản lý hạ tầng Các ngành nghề thu hút đầu tư của KCN Đại An mở rộng theo Quyết định số 1290/QĐ-BTNMT ngày 19/05/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Đại An mở rộng” bao gồm:

- Sản xuất, lắp ráp linh kiện, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, viễn thông, các sản phẩm từ công nghệ mới, kỹ thuật cao

- Cơ khí chế tạo; sản xuất lắp ráp máy móc, thiết bị, mô tô, ô tô, sản phẩm từ kim loại, mạ, đúc sẵn, nấu luyện kim (có sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất)

- Sản xuất, chế biến nông, lâm sản, thực phấm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi (không bao gồm giết mổ gia súc, gia cầm)

- Nhóm dự án về chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh gốm sứ; sản xuất giấy, bìa, bao bì từ giấy và bìa, các sản phẩm từ plastic

- Nhóm dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng, sơn, bao bì, in, thêu, nhãn mác, vật liệu xây dựng mới (bê tông nhẹ, gạch ngói không nung, tấm 3D panel, tấm lợp cách âm, cách điện), gốm sứ, thủy tinh, thiết bị nội thất, nhà bếp, phụ gia bê tông, hóa chất môi trường, vật liệu phủ, sản xuất, phân phối nhiên liệu

- Nhóm các dự án khác: Các ngành sản xuất vật liệu mới công nghệ Nano; vận chuyển và các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất; dệt, may mặc (không nhuộm); sản xuất nhãn mác in trên mọi chất liệu; công nghiệp chế biến, chế tạo khác

- Dịch vụ Logistics, vận tải kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ khác; đầu tư xây dựng nhà xưởng xây sẵn và văn phòng để cho thuê

Dự án Shinyang Metal Korea hoạt động với mục tiêu sản xuất các cấu kiện kim loại, sản xuất luyện nhôm, thanh nhôm (có nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất) hoàn toàn phù hợp với ngành nghề thu hút đầu tư của KCN Đại An mở rộng.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải

Hiện nay, Công ty đã được Đơn vị quản lý vận hành Khu công nghiệp Đại An mở rộng cho phép đấu nối nước thải của nhà máy sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải của KCN vào hệ thống thu gom nước thải của KCN và sau đó được dẫn về nhà máy xử lý chất thải của KCN để xử lý tập trung theo các tiêu chuẩn của cơ quan về môi trường theo quy định (Biên bản đấu nối nước thải đính kèm phụ lục 1 của báo cáo)

Hiện tại, KCN Đại An mở rộng đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 2.500m 3 /ngày đêm và đang hoạt động ổn định với công suất 1.200- 1.500m 3 /ngày đêm (đạt khoảng 50% công suất thiết kế) Nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Đại An mở rộng đều phải tự xử lý sơ bộ đạt các mức cam kết với KCN, sau đó thoát ra hệ thống thu gom nước thải và được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Đại An mở rộng Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, mức A sau đó đổ vào kênh đò Cậy – Tiên Kiều Quy trình thu gom, xử lý nước thải của KCN được thiết kế theo đúng hồ sơ ĐTM đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

Các doanh nghiệp thứ cấp hoạt động trong Khu công nghiệp được yêu cầu xử lý nước thải đảm bảo cột B, QCVN 40:2011/BTNMT đối với các thông số đặc trưng theo ngành nghề sản xuất trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của khu công nghiệp Đối với các thông số có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn tiếp nhận sẽ được tính theo mức giá xử lý riêng và được ghi rõ trong hợp đồng thuê đất và biên bản đấu nối nước thải

Tiêu chuẩn chất lượng nước thải trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước

35 thải của KCN Đại An mở rộng như sau:

Bảng 2 1 - Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải khu công nghiệp KCN Đại An mở rộng

STT Thông số Đơn vị Giá trị

6 Chất rắn lơ lửng mg/l 400

21 Dầu mỡ động thực vật mg/l 16

24 Hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ mg/l 0,3

25 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ mg/l 0,05

31 Tổng phốt pho (Tính theo P) mg/l 5

33 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1

34 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

III.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa của nhà máy bao gồm:

- Hệ thống thoát nước mái: Nước mưa theo các ống dẫn inox từ trên mái các công trình chảy xuống hệ thống cống thoát nước mặt ở phía dưới Các ống dẫn inox có đường kính D150 từ trên mái đưa vào đường cống bê tông có đường kích D400, ống UPVE D200, ống HDPE D200, độ dốc I=0,5% Nước mưa qua các hố lắng cặn và thải vào hệ thống thoát nước thải của Khu công nghiệp Đại An mở rộng

- Hệ thống thoát nước mưa bề mặt mặt: Hệ thống thu gom và thoát nước mưa bề mặt tại nhà máy bao gồm các đường ống nhánh BTCT D400, ống UPVE D200, ống HDPE D200, độ dốc I=0,5%

Toàn bộ nước mưa chảy tràn trên bề mặt nhà máy được thu gom sau đó đấu nối vào hệ thống thu gom và thoát nước mưa chung của KCN Đại An mở rộng tại 02 điểm

Hình 3 1 – Hiện trạng hệ thống thu gom và thoát nước mưa

Bảng 3 1 – Thống kê khối lượng công trình thoát nước mưa

TT Chủng loại Đơn vị

4 Hố ga kích thước 1000x1000 Cái 16 55 71

5 Hố thu kích thước 500x500 Cái 27 97 124

Hình 3 2 – Sơ đồ thu gom nước mưa

Toạ độ các điểm đấu nối nước mưa của nhà máy vào hệ thống thu gom và thoát nước mưa chung của KCN Đại An mở rộng như sau:

- Điểm đấu nối nước mưa số 1, toạ độ: X = 2314874,82; Y= 578092,09;

- Điểm đấu nối nước mưa số 2, toạ độ: X = 2314875,44; Y= 578035,19;

Ghi chú: Công ty định kỳ (03 tháng/lần) kiểm tra, nạo vét hệ thống dẫn nước mưa, các hố ga lắng cặn kiểm tra phát hiện hỏng hóc để sửa chữa kịp thời Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho hệ thống thoát nước mưa Không để các loại rác thải, chất lỏng độc hại xâm nhập vào đường thoát nước Hiện tại công trình vẫn đáp ứng được nhu cầu thu gom, thoát nước bề mặt trên toàn bộ nhà máy

III.1.2 Thu gom, thoát nước thải

III.1.2.1 Các nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt tại khu văn phòng và xưởng sản xuất số 02 (xưởng đùn ép);

- Nguồn số 2: Nước thải sinh hoạt tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng luyện đúc);

- Nguồn số 3: Nước thải sinh hoạt tại xưởng sản xuất số 03 (xưởng MCT);

- Nguồn số 4: Nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà bảo vệ;

- Nguồn số 5: Nước thải phát sinh từ công đoạn xử lý khí thải;

III.1.2.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Phương án thu gom nước thải

- Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt:

+ Đối với nước thải sinh hoạt từ khu nhà vệ sinh công nhân tại khu văn phòng (nguồn số 01), nhà xưởng 01 (nguồn số 02) được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại đặt tại khu văn phòng (dung tích 27,17 m 3 ) và bể tự hoại tại nhà xưởng 01 (dung tích 15 m 3 ), sau đó theo đường ống uPVC D200, I=0,5% tự chảy về hố ga thu nước thải chung của nhà máy

+ Đối với nước thải sinh hoạt từ khu nhà vệ sinh nhà xưởng 03 (nguồn số 03) được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại dặt tại khu nhà xưởng 03 dung tích 15 m 3 sau đó được bơm công suất 1,5 kW bơm theo đường ống uPVC D200, dài 145m vào hố ga thu nước thải tại xưởng 01; cùng với nước thải sau bể tự hoại của nhà vệ sinh công nhân xưởng 01 theo đường ống uPVC D200, I=0,5% tự chảy về hố ga thu nước thải chung của nhà máy

+ Đối với nước thải sinh hoạt tại khu nhà vệ sinh tại khu vực nhà bảo vệ được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại (dung tích 10 m 3 ) sau đó theo đường ống uPVC D200, I=0,5% tự chảy về hố ga thu nước thải chung của nhà máy

+ Toàn bộ nước thải từ hố ga thu nước thải chung theo đường ống uPVC D200, I=0,3%, dài 27m tự chảy về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy Nước thải sau xử lý đấu nối vào hố ga thoát nước thải chung và đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN Đại An mở rộng tại 1 điểm xả tọa độ X(m): 2314870, Y(m):578000

- Hệ thống thu gom nước thải sản xuất:

+ Đối với nước thải phát sinh từ quá trình xử lý khí thải (nguồn số 04): Định kỳ 3 tháng/lần sẽ tiến hành thải bỏ toàn bộ nước tại tank chứa nước và thuê Công ty cổ phần môi trường An Sinh thu gom, xử lý Ngoài ra, tại mỗi hệ thống xử lý khí thải bố trí 01 bể xây ngầm thể tích 8 m 3 (2mx2mx2m) để chứa nước thải bỏ trong trường hợp xảy ra sự cố

Bảng 3 2 – Thống kê khối lượng công trình thu gom và thoát nước thải sinh hoạt

TT Chủng loại Đơn vị Số lượng/ khối lượng

2 Hố ga kích thước 1000x1000 Cái 2

3 Bể tự hoại dung tích 27,17 m 3 Bể 1

4 Bể tự hoại dung tích 15 m 3 Bể 2

5 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công suất 20 m 3 /ngày đêm Hệ thống 01

- Hiện tại, các công trình thu gom và thoát nước thải tại nhà máy vẫn đáp ứng được nhu cầu thu gom thoát nước thải trên toàn bộ nhà máy

Hình 3 3 – Hiện trạng hệ thống thu gom và thoát nước thải

Hình 3 4 – Sơ đồ thu gom và thoát nước thải tại nhà máy

III.1.3 Công trình xử lý nước thải

* Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung:

- Công nghệ xử lý: công nghệ xử lý sinh học AO

- Tổng lượng nước thải cần xử lý: 18,9 m 3 /ngày đêm

- Công suất của HTXL: 20m 3 /ngày đêm

- Vị trí xây dựng: Hệ thống xử lý đặt chìm tại góc tương rào phía Bắc

Hình 1 9 – Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt xử lý sơ bộ qua bể phốt được dẫn vào bể thu gom nước thải của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và từ bể thu gom nước thải được bơm đến bể điều hoà để tiếp tục quá trình xử lý

Bể điều hòa có hệ thống phân phối khí ở đáy bể, nhằm liên tục cung cấp oxy làm xáo trộn đồng nhất chất lượng nước thải và đẩy một số khí sinh ra từ quá trình phân giải yếm khí có trong hố thu gom, bể phốt trước khi vào các bể xử lý tiếp theo

Nước từ bể điều hòa sau đó được dẫn qua hệ thống bể xử lý sinh học Hệ thống này gồm có 1 bể sinh học thiếu khí và 1 bể sinh học hiếu khí được tuần hoàn liên tục trong quá trình xử lý Tại bể sinh học hiếu khí xảy ra các quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm hữu

43 cơ thành sinh khối của tế bào vi sinh vật vì vậy giai đoạn này cần cung cấp oxy liên tục Trong bể sinh học gồm có quá trình Nitrat, Nitrit hóa, khử N và quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ Để kết thúc quá trình phân giải Nito dạng hợp chất thành khí Nito bay lên cần có giai đoạn phản Nitrat hóa trong môi trường thiếu oxi Cụ thể các giai đoạn xử lý như sau:

- Đối với quá trình xử lý Nito:

+ Nitrat hóa: là quá trình xử lý sinh học để chuyển hóa Amonia NH4 thành Nitrit NO2 - sau đó thành Nitrat NO3 -

Tham gia vào quá trình này gồm có 4 giống vi sinh vật chủ yếu gồm có: Nitrosomonas, Ntrosolobus, Nitrocystic, Nitrosospira Đây là các giống vi khuẩn hình que hơi xoắn, đa phần là gram âm, có khả năng di động được, phát triển tốt nhất ở pH 7-7.5 và nhiệt độ từ 28-30 o C

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

III.2.1 Các nguồn phát sinh khí thải

- Nguồn số 1: Bụi, khí thải phát sinh từ lò luyện nhôm số 1 tại xưởng sản xuất số 02 (xưởng luyện đúc);

- Nguồn số 2: Bụi, khí thải phát sinh từ lò luyện nhôm số 2 tại xưởng sản xuất số 02 (xưởng luyện đúc);

- Nguồn số 3: Bụi phát sinh từ lò quay xỉ tại xưởng sản xuất số 02 (xưởng luyện đúc);

- Nguồn số 4: Bụi/mạt nhôm phát sinh từ công đoạn làm sạch phôi trước gia nhiệt của chuyền đùn ép số 01 tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng đùn ép);

- Nguồn số 5: Bụi/mạt nhôm phát sinh từ công đoạn làm sạch phôi trước gia nhiệt của chuyền đùn ép số 02 tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng đùn ép);

- Nguồn số 6: Bụi/mạt nhôm phát sinh từ công đoạn cắt phôi nhôm sau gia nhiệt của chuyền đùn ép số 01 tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng đùn ép);

- Nguồn số 7: Bụi/mạt nhôm phát sinh từ công đoạn cắt bán thành phẩm của chuyền đùn ép số 01 tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng đùn ép);

- Nguồn số 8: Bụi/mạt nhôm phát sinh từ công đoạn cắt bán thành phẩm của chuyền đùn ép số 02 tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng đùn ép);

III.2.2 Các công trình xử lý bụi, khí thải a Hệ thống xử lý bụi, khí thải từ quá trình luyện nhôm tại 02 lò luyện nhôm

Công ty đã lắp đặt 02 hệ thống xử lý bụi, khí thải từ quá trình luyện nhôm tại 02 lò luyện nhôm với công suất mỗi hệ thống là 45.000 m 3 /giờ

- Mạng lưới thu gom khí thải tại 02 lò luyện nhôm như sau:

+ Hệ thống thu gom khí thải vào hệ thống xử lý của lò luyện nhôm số 1: Khí thải tại vị trí cấp, bổ sung nguyên vật liệu được thu gom theo đường ống SS400-3T 850, dài 30m và tại vị trí cửa hút lò luyện được thu gom theo đường ống SS400-3T 1.150, dài 50m được quạt hút công suất

750 m 3 /phút (45.000 m 3 /h) hút khí thải đẩy vào hệ thống xử lý Toàn bộ khí thải được dẫn vào thiết bị trao đổi nhiệt 750CMM để làm giảm nhiệt độ khí thải, sau đó theo đường ống dẫn SS400- 3T 1.260, dài 10m dẫn vào thiết bị lọc bụi 750CMM để thu các hạt bụi trong khí thải Khí thải sau khi lọc bụi tiếp tục theo đường ống SS400-3T 1.150, dài 8m dẫn vào thiết bị xử lý khí thải scrubber 750CMM

+ Hệ thống thu gom khí thải vào hệ thống xử lý của lò luyện nhôm số 2: Khí thải tại vị trí cấp, bổ sung nguyên vật liệu được thu gom theo đường ống SS400-3T 850, dài 30m và tại vị trí cửa hút lò luyện được thu gom theo đường ống SS400-3T 1.150, dài 50m được quạt hút công suất

750 m 3 /phút (45.000 m 3 /h) hút khí thải đẩy vào hệ thống xử lý Toàn bộ khí thải được dẫn vào thiết bị trao đổi nhiệt 750CMM để làm giảm nhiệt độ khí thải, sau đó theo đường ống dẫn SS400- 3T 1.260, dài 10m dẫn vào thiết bị lọc bụi 750CMM để thu các hạt bụi trong khí thải Khí thải sau khi lọc bụi tiếp tục theo đường ống SS400-3T 1.150, dài 8m dẫn vào thiết bị xử lý khí thải scrubber 750CMM

- Quy trình xử lý và thông số kỹ thuật của mỗi hệ thống xử lý như sau:

Hình 1 10 – Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi, khí thải từ quá trình luyện nhôm

Khí thải tại vị trí cấp, bổ sung nguyên vật liệu được thu gom theo đường ống SS400-3T

850, dài 30m và tại vị trí cửa hút lò nấu được thu gom theo đường ống SS400-3T 1.150, dài 50m được quạt hút công suất 45.000 m 3 /h hút thải đẩy vào hệ thống xử lý

Toàn bộ khí thải được dẫn vào thiết bị trao đổi nhiệt để làm giảm nhiệt độ khí thải, sau đó theo đường ống dẫn SS400-3T 1.260, dài 10m dẫn vào thiết bị lọc bụi để thu các hạt bụi trong khí thải Khí thải sau khi lọc bụi tiếp tục theo đường ống SS400-3T 1.150, dài 8m dẫn vào thiết bị xử lý khí thải Scrubber để xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) với Kp = 0,9 và Kv = 1,0 trước khi xả thải vào môi trường

Bảng 1 9 – Thông số kỹ thuật của mỗi hệ thống xử lý khí thải từ quá trình luyện nhôm

TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng thiết bị chính

Số lượng thiết bị dự phòng

1 Thiết bị trao đổi nhiệt

- Tháp trao đổi nhiệt: kích thước

WxLxH = 5.325x7.000x8.000 mm, vật liệu SS400-5T

- Quạt gió làm mát: công suất 9.000 m 3 /giờ Cái 02 02

- Quạt hút khí: công suất 45.000 m 3 /giờ Cái 01 01

Khoang lọc bụi: kích thước

WxLxH = 5.230x7.420x3.000 mm, vật liệu SS400-5T;

Túi lọc bụi: kích thước 150, chiều cao H=2.500 mm; Túi lọc 570 570

Cửa thu bụi: 1.500x2.500L mm, vật liệu SS400-3T

Cửa xả bụi 250x250 mm, vật liệu

Tháp sử lý: Đường kính 4.400 mm, chiều cao 6.500 mm, vật liệu

SUS304; quạt hút công suất 750 m 3 /phút, áp lực 400 mmAQ

Tank chứa nước dưới đấy tháp: Đường kính 4.400 mm, chiều cao

1.00 mm, vật liệu SUS304; bơm nước công suất 300 m3/phút; ống dẫn kẽm 80A

Vật liệu đêm lọc hình cầu: kích thước giàn lọc 4.400x400 mm, chất liệu PBT

Tấm đệm khử nước: Kích thước

4.400x200mm, chất liệu loại màng nhựa

Màng 01 01 Ống thoát khí thải: Đường kính

Hình 1 11 – Hệ thống xử lý khí thải từ quá trình luyện nhôm số 1

Hình 1 12 – Hệ thống xử lý khí thải từ quá trình luyện nhôm số 2 b Hệ thống xử lý bụi khu vực lọc xỉ

Công ty đã lắp đặt 01 hệ thống xử lý bụi khu vực lọc xỉ với công suất mỗi hệ thống là

- Hệ thống thu gom khí thải vào hệ thống xử lý khí thải khu vực lọc xỉ: Khí thải phát sinh từ khu vực lọc xỉ nhà xưởng 2 theo đường ống SS400-3T 850, dài 30m được quạt hút công suất 150 m 3 /phút (9.000 m 3 /h) hút vào tháp lọc bụi trước khi thải ra ngoài môi trường

- Quy trình xử lý và thông số kỹ thuật của mỗi hệ thống xử lý như sau:

Hình 1 13 – Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi khu vực lọc xỉ

Bụi phát sinh từ khu vực lọc xỉ nhà xưởng 2 theo đường ống SS400-3T 850, dài 30m được quạt hút công suất 9.000 m 3 /h hút vào cyclone lọc bụi sau đó dẫn qua hệ thống lọc bụi túi trước khi xả ra ngoài môi trường Chất lượng khí sau khi lọc bụi đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) với Kp = 0,9 và Kv = 1,0

Bảng 1 10 – Thông số kỹ thuật của mỗi hệ thống xử lý bụi khu vực lọc xỉ

TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng thiết bị chính

Số lượng thiết bị dự phòng

Thiết bị cuclone: DxH 1.800x5.500 mm, vật liệu SS400-

Quạt hút công suất 9.000 m3/h, áp lực 300 mm AQ Cái 01 01

Khoang lọc bụi: WxLxH 2.530x4.680x5.515 mm, vật liệu

Cửa xả bụi: kích thước 250x250 mm, vật liệu SS400-3T

Thiết bị 01 - Ống thoát khí thải: đường kính

850, vật liệu SS400-3T Ống thải 01 -

Hình 1 14 – Hệ thống xử lý bụi khu vực lọc xỉ c Thiết bị thu hồi bụi nhôm (thiết bị đồng bộ trong dây chuyền sản xuất)

Công ty đã lắp đặt 05 hệ thống thu hồi bụi/mạt nhôm tại công đoạn làm sạch phôi trước gia nhiệt, công đoạn cắt phôi nhôm sau gia nhiệt, công đoạn cắt bán thành phẩm

Hình 1 15 – Sơ đồ quy trình thu hồi bụi/mạt nhôm

Các hệ thống thu hồi bụi/mạt nhôm trực tiếp tại các công đoạn sản xuất bằng các thiết bị thu

52 hồi bụi/mạt nhôm Bụi/mạt nhôm sau khi được thu hồi sẽ được đóng thành các khối hình vuông sau đó chuyển qua lò nung để tuần hoàn nguyên liệu sản xuất

Hình 1 16 – Thiết bị thu hồi bụi nhôm

Hình 1 17 – Bụi/mạt nhôm thu hồi

III.2.3 Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục

Cơ sở không thuộc đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn được thu gom, lưu giữ và xử lý triệt để đúng theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Toàn bộ lượng chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại, thu gom vào các thùng chứa rác ngay tại các khu vực phát sinh Sau đó chúng được tập kết về nhà chứa chất thải trước khi thuê các đơn vị có chức năng mang đi xử lý Hiện tại, nhà máy có 01 khu vực tập kết rác sinh hoạt (trong ngày) diện tích

25 m 2 , 02 kho chứa chất thải công nghiệp thông thường diện tích 25 m 2

Chi tiết phương án thu gom, xử lý chất thải rắn như sau:

Hình 3 5 - Sơ đồ quy trình thu gom và lưu giữ chất thải rắn thông thường

III.3.1 Chất thải sinh hoạt

- Rác thải sinh hoạt bao gồm: các hộp đựng thức ăn, giấy ăn canteen, vỏ chai/lon nước ngọt, giấy toilet, thực phẩm thừa….và bùn thải từ hệ thống sinh hoạt Căn cứ theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022 lập ngày 05/01/2023, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ nhà máy vào khoảng 105 kg/ngày Các chất thải này được chứa trong các thùng nhựa (240L) có nắp đậy kín sau đó chuyển về khu trung chuyển (kho chứa chất thải sinh hoạt diện tích 25 m 2 ) và được Công ty thuê đơn vị có chức năng thu gom và xử lý

+ Những thành phần rác thải không có giá trị tái chế như các thực phẩm dư thừa, giấy ăn, giấy toilet… được Công ty Cổ phần môi trường Thuận Thành thu gom mỗi ngày tại nhà máy và vận chuyển xử lý theo đúng quy định của pháp luật

+ Đối với các thành phần rác thải có giá trị tái chế như vỏ chai, lon… được công ty phân loại và thu gom riêng để bán cho đơn vị thu mua phế liệu

III.3.2 Chất thải công nghiệp thông thường

Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022 lập ngày 05/01/2023, lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại nhà máy vào khoảng là 8.224.060 kg/năm

Các chất thải công nghiệp thông thường được thu gom, phân loại tại nguồn sau đó đưa về 02 kho lưu giữ chất thải thông thường (diện tích mỗi kho 25 m 2 ) sau đó công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng thu mua phế liệu và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường không có giá trị theo đúng quy định pháp luật Cụ thể như sau:

+ Những thành phần rác thải công nghiệp thông thường không có giá trị tái chế như băng dính, nhựa chết, giấy trơn… được Công ty thuê đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định

+ Đối với các thành phần rác thải công nghiệp thông thường có giá trị tái chế như Bavia, đầu mẩu, thanh nhôm, phôi nhôm lỗi từ quá trình sản xuất (gia công kim loại), mạt nhôm từ quá trình làm sạch nhôm (không nhiễm thành phần nguy hại), được công ty phân loại và thu gom riêng sau đó quay vòng sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình luyện nhôm

Bảng 3 3 – Chủng loại, khối lượng chất thải công nghiệp thông thường phát sinh tại cơ sở

Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại được thu gom, lưu giữ và xử lý triệt để đúng theo Nghị định

Xỉ nhôm từ quá trình đúc phôi nhôm, bụi/mạt nhôm, bavia nhôm,

5 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải Bùn 1.560 12 06 13

08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Toàn bộ lượng chất thải nguy hại được phân loại tại nguồn sau đó chúng được tập kết về nhà chứa chất thải nguy hại hoặc tập kết tại các bể chứa chất thải nguy hại dạng lỏng trước khi thuê các đơn vị có chức năng mang đi xử lý Hiện tại, nhà máy có

01 khu vực tập kết rác thải nguy hại với diện tích 25 m 2

Tại các kho lưu chứa chất thải nguy hại đã được dánh biển cảnh báo, mã chất thải nguy hại,

Chi tiết phương án thu gom, xử lý chất thải rắn như sau:

Hình 3 6 - Sơ đồ quy trình thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại

III.4.1 Chủng loại, khối lượng CTNH phát sinh

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của Nhà máy khoảng 57.817 kg/năm Thành phần chủ yếu: Dầu thải, chất hấp thụ, giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại, bao bì cứng bằng kim loại chứa thành phần nguy hại, pin, ắc quy thải, bóng đèn huỳnh quang thải, các thiết bị bộ phận, linh kiện điện tử thải (tắc te, bóng đèn LED…), bavia, phoi nhôm, mạt kim loại nhiễm dầu, que hàn thải có thành phần nguy hại, nước thải từ quá trình ngâm khuôn, nước thải từ hệ thống xử lý khí thải

Hiện nay, chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy đã được Công ty ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với Công ty có chức năng Thống kê lượng chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy như sau:

Bảng 3 4 – Chủng loại, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại

1 Pin, ắc quy thải Rắn 13 19 06 01

2 Bóng đèn huỳnh quang Rắn 20 16 01 06

Các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử thải (tắc te, bóng đèn led )

III.4.2 Công trình thu gom, lưu giữ CTNH

- Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là bùn thải sản xuất, giẻ lau dính dầu mỡ hoá chất, bóng đèn, hộp mực in, can/thùng rỗng hoá chất …

- Chất thải nguy hại được phân loại ra thành từng loại và thu gom về khu vực chứa rác thải nguy hại của công ty Kho lưu giữ chất thải nguy hại có các đặc điểm sau:

+ Tổng diện tích kho lưu giữ: 25 m 2

+ Thiết kế, cấu tạo của kho: Có nền bê tông chống thấm, mái che, tường bao quanh; có rãnh, hố thu dầu và chất thải lỏng phòng ngừa sự cố rò rỉ dầu và chất thải lỏng ra môi trường bên ngoài; có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (cát khô) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại dạng lỏng; có biển cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo quy định

• Cách thức xử lý: Tất cả các loại chất thải nguy hại phát sinh đều được phân

Dầu tổng hợp từ quá trình sản xuất khuôn Lỏng 4.000 07 03 05

4 Dầu thủy lực thải Lỏng 18.000 17 01 06

Bavia, phôi, mạt kim loại nhiễm dầu Rắn 2.130 07 03 11

Bao bì cứng thải bằng kim loại chứa thành phần nguy hại

Bao bì cứng thải bằng vật liệu khác (chai lọ thủy tinh từ hoạt động phòng thí nghiệm)

Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, găng tay dính nhiễm thành phân nguy hại

8 Que hàn thải có thành phần nguy hại Rắn 600 07 04 01

9 Nước thải xử lý khí thải Lỏng 32.000 12 01 02

57 loại và lưu trữ riêng biệt, công ty ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải nguy hại với các đơn vị có chức năng xử lý theo đúng yêu cầu của luật

Ngoài ra, để quản lý tốt nguồn chất thải rắn, công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:

• Trong mỗi khu vực phát sinh chất thải rắn, công ty thực hiện thu gom mỗi ngày không để chất thải rắn tràn lan hay bị phân hủy bởi các thành phần trong môi trường Các cống rãnh cũng có thể là nơi tích tụ chất thải được nạo vét thường xuyên;

• Xây dựng gờ chắn bao quanh khu vực chứa chất thải nhằm tránh tình trạng chất thải lỏng bên trong khu chứa rò rỉ ra ngoài hoặc nước mưa chảy vào bên trong;

• Phân công nhân viên thu gom rác thải ở mỗi khu vực phát sinh chất thải và ở kho chứa rác thải

• Trong quá trình giao nhận chất thải nguy hại với đơn vị thu gom, xử lý theo hợp đồng ký kết, công ty sẽ tuân thủ quy định giao nhận và lưu trữ chứng từ quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định;

- Để xử lý các loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt đông, Chủ cơ sở sản xuất đã hợp đồng thuê Công ty có chức năng thu gom và xử lý theo quy định.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn trong khu vực sản xuất của nhà máy ở một số công đoạn là khó tránh khỏi Tuy nhiên công ty nằm trong KCN nên tiếng ồn không gây ảnh hưởng đáng kể đến khu dân cư xung quanh Để giảm thiểu tiếng ồn nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân lao động và tránh làm tăng mức độ ồn trong khu vực, tiếng ồn trong nhà máy được khống chế bằng các phương pháp sau:

- Cân chỉnh và bảo dưỡng các chi tiết truyền động của máy móc thiết bị

- Phân bố các nguồn gây ồn ra các khu vực riêng biệt một cách hợp lý

- Khu vực sản xuất được thiết kế và xây dựng với tường cách âm, đặc biệt cô lập các công đoạn có khả năng phát sinh ồn cao

- Nền móng đặt máy phải được xây dựng bằng bê tông có chất lượng cao, lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su theo như thiết kế của máy để giảm rung hạn chế ồn, kiểm tra độ cân bằng của các trang thiết bị máy móc và hiệu chỉnh nếu cần thiết

- Trang bị nút tai cho công nhân phải làm việc ở khu vực thường xuyên tiếp xúc với độ ồn cao, đây là biện pháp vừa hiệu quả, vừa kinh tế, vừa dễ thực hiện

- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động của công nhân

- Bố trí luân phiên nhóm công nhân làm việc tại khu vực có mức ồn cao

- Cây xanh, thảm cỏ được trồng xung quanh nhà máy, xây tường bao xung quanh nhà máy để giảm tiếng ồn phát tán ra xung quanh

- Tiếng ồn và độ rung đạt QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN27:2010/BTNMT (tiếng ồn tại nơi làm việc đạt QCVN 24:2016/BYT)

❖ Đối với tiếng ồn, rung do các phương tiện giao thông Để hạn chế tiếng ồn, rung từ các phương tiện giao thông khi cơ sở sản xuất đi vào hoạt động được khống chế bằng các phương pháp sau:

- Đảm bảo diện tích cây xanh, thảm cỏ dùng chung cho cả nhà máy (chiếm ≥ 20% tổng diện tích mặt bằng) Cây xanh, thảm cỏ có tác dụng che nắng, hút bớt bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn Mặt khác, nó còn tạo thẩm mỹ cảnh quan, điều hòa vi khí hậu, tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường;

- Thường xuyên bảo dưỡng và sữa chữa kịp thời các phương tiện giao thông phục vụ cơ sở sản xuất;

Kiểm tra độ mòn chi tiết và định kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng cho các phương tiện giao thông.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi cơ sở sản xuất đi vào vận hành

III.6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với các công trình xử lý nước thải

III.6.1.1 Biện pháp phòng ngừa sự cố

- Vận hành Trạm xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật (có nhật ký theo dõi, giám sát vận hành)

- Thường xuyên bảo dưỡng và duy tu, thay thế các thiết bị hỏng hóc, đảm bảo thay thế và bảo dưỡng các thiết bị vật liệu lọc, thiết bị xử lý để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải

- Các hóa chất sử dụng phải tuân theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất; không sử dụng các chất trong danh mục cấm của Việt Nam

- Kiểm tra hệ thống thu gom và xử lý nước thải hàng ngày để có biện pháp phòng ngừa, bảo dưỡng định kỳ, kịp thời xử lý sự cố

- Đảm bảo quy trình vận hành Trạm xử lý nước thải theo đúng kỹ thuật, tuân thủ định mức hóa chất

- Luôn dự trữ và có phương án thay thế các thiết bị có nguy cơ hỏng cao như: Máy bơm, phao, van, thiết bị sục khí, cánh khuấy và các thiết bị chuyển động khác, để kịp thời thay thế khi hỏng hóc

- Quan trắc, giám sát định kỳ nước thải tại cửa xả và nước thải sau một số khâu xử lý như: Sau bể trung hòa, bể lắng, bể xả thải để kịp thời có giải pháp điều chỉnh vận hành đảm bảo chất lượng nước xử lý đạt quy chuẩn

III.6.1.2 Biện pháp ứng phó sự cố tại hệ thống xử lý nước thải

- Nhà máy hoạt động 02 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và 03 hệ thống xử lý nước thải sản xuất đồng thời Do đó, trong trường hợp 1 trong các hệ thống gặp sự cố, nhà máy sẽ tạm dừng sản xuất tại một số công đoạn phát sinh để khắc phục hệ thống xử lý nước thải Đối với nước thải tại hệ thống gặp sự cố sẽ được bơm qua các hệ thống còn lại để tiếp tục xử lý

- Trong trường hợp tất cả các hệ thống gặp sự cố đồng thời: Hiện nay nhà máy đã xây dựng 02 bể dự phòng với tổng dung tích 2.000 m 3 Khi sự cố xảy ra, nhà máy sẽ dừng hoạt động sản xuất toàn bộ ước thải tại các hệ thống xử lý sẽ được bơm về bể dự phòng để lưu chứa Sau khi hệ thống XLNT được khắc phục, nước thải sẽ được bơm tuần hoàn trở lại để tiếp tục xử lý

Tại các hệ thống xử lý nước thải được trang bị các thiết bị dự phòng, trong trường hợp hệ thống gặp sự cố, Nhà máy sẽ yêu cầu ngưng hoạt động sản xuất tại khu vực phát sinh nước thải để tiến hành kiểm tra khắc phục

Trong trường hợp, bộ phận vận hành trạm xử lý nước thải không thể khắc phục các sự số trong khoảng thời gian 1.736,45 phút (tương đương với khoảng 12,27h làm việc) thì sẽ thông báo lên ban quản lý các phân xưởng để tạm ngưng sản xuất và chỉ được sản xuất sau khi sự cố được khắc phục

Bảng 3 5 - Biện pháp khắc phục sự cố vận hành hệ thống xử lý nước thải

STT Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

- Do phao trong bể chứa nước ở mức cạn

- Đường ống đẩy của bơm bị chặn hoặc bị rò rỉ

- Kiểm tra lại nguồn điện cấp cho bơm

- Kiểm tra các van và đường ống đẩy, nếu van đóng thì phải mở van, ống rò rỉ thì dừng hệ thống sửa chữa

- Trường hợp khi kiểm tra tất cả các nguyên nhân trên mà vẫn không tìm được nguyên nhân thì ngắt bơm và đem sửa chữa

- Đường ống đẩy của máy thổi khí bị chặn hoặc bị rò rỉ

- Máy thổi khí bị hỏng

- Kiểm tra lại nguồn điện cấp cho máy thổi khí

- Tháo vệ sinh van 1 chiều , nếu không được mang đi thay thế

- Kiểm tra các van và đường ống đẩy, nếu van đóng thì phải mở van, ống rò rỉ thì dừng hệ thống sửa chữa

- Trường hợp khi kiểm tra tất cả các nguyên nhân trên mà vẫn

60 không tìm được nguyên nhân thì ngắt máy nén khí và đem sửa chữa

Lỗi đèn vàng trên tủ điện

- Do thiết bị bị kẹt ở cánh động cơ, đuôi nhiệt nhảy

- Kéo thiết bị lên kiểm tra, loại bỏ rác làm kẹt cánh động cơ

- Chỉnh lại đuôi nhiệt, xiết đầu nối dây điện

Lỗi đèn vàng rơ le nhiệt

- Do động cơ quá tải dòng điện

- B1: Tăng cường độ dòng điện bằng núm điều chỉnh

Lớp bùn phủ bị chảy ra ngoài theo dòng thải:

Do chất hữu cơ quá tải Giảm tải lượng hữu cơ

Do pH thấp Thêm độ kiềm

Do sự tăng trưởng của vi khuẩn sợi

Thêm dinh dưỡng, dùng Clo hay

H2O2 tạt lên lớp bùn nổi

Do thiếu hụt dinh dưỡng Thêm dinh dưỡng

Do độc tính Xác định nguồn, bổ sung tiền xử lý

Do sục khí quá nhiều Giảm sục khí

Một lượng lớn các hạt rắn nhỏ rời khỏi bể lắng:

Do bùn già Giảm tuổi bùn, gia tăng dòng thải

Do sự xác trộn quá mức Giảm sự xác trộn, kiểm soát lưu lượng thổi khí

Một lượng lớn các bông bùn li ti bị cuốn trôi khỏi bể lắng

Do tốc độ tăng trưởng của bùn Tăng tuổi bùn

Do bùn hoạt tính mới, yếu Giảm nước thải

Bùn lắng tốt, nhưng lại nổi lên bề mặt trong thời gian ngắn

Do sự khử nitrat hóa

Tăng tốc độ tuần hoàn, điểu chỉnh thời gian lưu bùn để hạn chế sự khử nitrat

Bùn nổi trên bề mặt bể lắng thứ cấp

Do vi sinh vật dạng sợi chiếm số lượng lớn trong bùn

- Tăng thời gian hồi lưu bùn và giảm hoặc dừng việc thải bùn

- Bổ sung thiếu hụt dinh dưỡng để đạt tỉ số BOD:N:P = 100:5:1

Do quá trình Denitrat hóa xảy ra trong bể lắng thứ cấp, các bóng khí Nito xâm nhập vào hạt bùn và kéo bùn nổi lên trên bề mặt nước

- Tăng tốc độ bùn hồi lưu (tăng tải trọng thủy lực của bể lắng và giảm thời gian lưu) Tăng thời gian lưu bùn

- Giảm lưu lượng nước thải nếu sự tăng tốc độ và thời gian hồi lưu bùn không có hiệu quả

III.6.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý khí thải a Biện pháp phòng ngừa sự cố

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đường ống dẫn nước, các van, đường ống dẫn khí, quạt hút, trong hệ thống xử lý khí thải, phát hiện sớm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố để khắc phục kịp thời

- Tiến hành các biện pháp làm thông thoáng nhà xưởng để tránh gây ảnh hưởng đến công nhân khi sự cố xảy ra

- Có nhật ký ghi chép lại các sự cố xảy ra, biện pháp khắc phục và trình báo với cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền tại địa phương

- Đào tạo, nâng cao chuyên môn của công nhân vận hành hệ thống các bể mạ cũng như hệ thống xử lý khí thải tại nhà máy, hạn chế những sai sót xảy ra có thể gây ra sự cố b Biện pháp ứng phó sự cố

- Khi phát hiện ra sự cố, lập tức báo cho nhân viên phụ trách an toàn tại nhà máy

- Dừng mọi hoạt động sản xuất cho đến khi sự cố được khắc phục

- Sơ tán công nhân ra khỏi khu vực sản xuất

- Nhân viên kỹ thuật mặc đồ bảo hộ lao động tiến hành kiểm tra, phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến sự cố để khắc phục Nếu sự cố mang tính phức tạp cần liên hệ với bên lắp đặt chịu trách nhiệm về hệ thống để tìm ra biện pháp khắc phục nhanh chóng

Bảng 3 6 – Biện pháp khắc phục kỹ thuật sự cố vận hành hệ thống xử lý khí thải

STT Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

Không thu gom được khí thải phát sinh

- Lỗi các máy hút khí hoạt động không ổn định hoặc ngừng hoạt động

- Do đường ống khí thải vào

- Thay bơm thút, thổi khí trong trường hợp các bơm hoạt động không ổn định

Sự cố nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn

- Vận tốc dòng khí trong túi vải quá lớn khiến cho lượng bụi trong khí thải không kịp lọc qua màng lọc

- Điều chỉnh van phun sương để đảm bảo một độ tiếp xúc dung dịch hấp thụ phù hợp, thường xuyên rũ bụi tại các màng lọc, túi lọc;

- Điều chỉnh tốc độ dòng khí thải đi vào các hệ thống xử lý

Sự cố các chỉ số CO, NOx,

SO2 vượt quá tiêu chuẩn

- Lỗi tắc nghẽn các đầu phun sương

- Lỗi mật độ sương bên trong tháp hấp thụ thấp

- Lỗi dung dịch hấp thụ không phù hợp hoặc không đạt tiêu chuẩn

- Lỗi vận tốc dòng khí trong khoang hấp phụ quá lớn

- Lỗi thiết kế màng hấp phụ (than hoạt tính) chưa đủ độ dày hấp phụ,

- Lỗi sử dụng màng hấp phụ lâu mà chưa thay thế

III.6.3 Phương án phòng ngừa cháy nổ

Lắp đặt và vận hành hệ thống phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp

62 luật về cháy và chữa cháy Hiện nay, Công ty đã lắp đặt và nghiệm thu Hệ thống Phòng cháy chữa cháy với Phòng CS PCCC&CNCH – Công an tỉnh Hải Dương ngày 06/11/2018 Các hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật gồm:

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC số 283/TD-PCCC ngày 97/2/2017 của Phòng cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Hải Dương;

- Bản vẽ hoàn công hạng mục PCCC;

- Giấy chứng nhận kiểm định các phương tiện PCCC, sơn chống cháy, cửa chống cháy, kính chống cháy, thạch cao không cháy

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ tại công ty như sau:

➢ Biện pháp giảm thiểu chung Để phòng ngừa khả năng gây cháy nổ trong quá trình hoạt động sản xuất, các biện pháp áp dụng bao gồm:

1 Các máy móc, thiết bị làm việc ở nhiệt độ, áp suất cao sẽ được quản lý thông qua các hồ sơ lý lịch được kiểm tra, đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng nhà nước Các thiết bị này sẽ được lắp đặt các đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất, mức dung dịch trong thiết bị, nhằm giám sát các thông số kỹ thuật;

2 Các công nhân vận hành máy móc sản xuất được huấn luyện cơ bản về quy trình kỹ thuật vận hành

3 Hệ thống cứu hoả được kết hợp giữa khoảng cách của các phân nhà máy lớn hơn 10m đủ điều kiện cho người và phương tiện di chuyển khi có cháy, giữ khoảng rộng cần thiết ngăn cách đám cháy lan rộng Các họng lấy nước cứu hoả bố trí đều khắp phạm vi các nhà máy, kết hợp các dụng cụ chữa cháy như bình CO2, bình bọt, trong từng bộ phận sản xuất và đặt ở những địa điểm thao tác thuận tiện Hệ thống phun nước chữa cháy tự động theo giới hạn nhiệt độ 70 0 C bố trí đều trên mái nhà máy kết hợp hệ thống bơm điều khiển bằng áp lực trong đường ống hoặc từ bể dự trữ nước trên cao;

Nội dung thay đổi của cơ sở sản xuất so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Các hạng mục về công trình xử lý nước thải, xử lý khí thải tại cơ sở nêu trong báo cáo để nghị cấp giấy phép môi trường lần này không sai khác so với nội dung báo cáo ĐTM đính kèm quyết định phê duyệt số 887/QĐ-BTNMT ngày 11/04/2023

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

Dự án không thuộc đối tượng cấp phép đối với nước thải do không xả thải trực tiếp vào môi trường Nước thải sau xử lý của Nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của Khu công nghiệp Đại An mở rộng sau đó đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp để tiếp tục xử lý

- Nước thải sau xử lý đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Đại An mở rộng để xử lý, không xả trực tiếp ra môi trường

- Đã có văn bản thoả thuận đấu nối ký ngày 14/08/2020 giữa Công ty TNHH MTV phát triển hạ tầng KCN Đại An (đơn vị quản lý KCN Đại An mở rộng) và Công ty TNHH Shinyang Metal Korea về việc đấu nối thoát nước thải vào hệ thống hạ tầng Khu công nghiệp Đại An mở rộng

Ghi chú: Hiện tại KCN Đại An mở rộng đang vận hành Trạm xử lý nước thải tập trung, công công suất 2.500 m 3 /ngày-đêm, lượng nước thải thực tế về trạm trong thời điểm hiện tại vào khoảng 1.200-1.500m3/ngày đêm (đạt khoảng 50% công suất thiết kế)

IV.1.1 Nguồn phát sinh nước thải tại cơ sở

- Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt tại khu văn phòng và xưởng sản xuất số 02 (xưởng đùn ép);

- Nguồn số 2: Nước thải sinh hoạt tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng luyện đúc);

- Nguồn số 3: Nước thải sinh hoạt tại xưởng sản xuất số 03 (xưởng MCT);

- Nguồn số 4: Nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà bảo vệ;

- Nguồn số 5: Nước thải phát sinh từ công đoạn xử lý khí thải;

IV.1.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải

IV.1.2.1 Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải để đưa về hệ thống xử lý nước thải:

Phương án thu gom nước thải

- Nước thải phát sinh từ các nguồn số 01, 02, 03, 04 được thu gom xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại với dung tích lần lượt là 27,17 m 3 , 15 m 3 và 10 m 3 sau đó đưa về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 20 m 3 /ngày đêm để xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của Khu công nghiệp Đại An mở rộng

Phương án xử lý và chuyển giao nước thải

- Nước thải phát sinh từ nguồn số 05 được lưu giữ tại các bể chứa dung dịch hấp

70 thụ sau đó chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định

IV.1.2.2 Công trình, thiết bị xử lý nước thải:

- Tóm tắt quy trình xử lý: Bể thu gom → Bể điều hòa → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể lắng → Bể khử trùng → Hố ga chung → Đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Đại An mở rộng

- Công suất thiết kế: 20 m 3 /ngày đêm

- Hóa chất sử dụng: Methanol, NaOCl (hoặc các hóa chất khác tương đương đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu và không phát sinh thêm chất ô nhiễm)

IV.1.2.3 Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục:

Không thuộc đối tượng phải lắp đặt

IV.1.2.4 Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố:

Biện pháp phòng ngừa sự cố nước thải:

- Thường xuyên kiểm tra đường ống công nghệ, thiết bị, kịp thời khắc phục các sự cố rò rỉ, tắc nghẽn

- Thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động của các công trình xử lý để có biện pháp kịp thời ứng phó sự cố

- Định kỳ hàng năm, thực hiện kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng thiết bị, máy móc, hệ thống thu gom và tiêu thoát nước thải

- Trang bị những thiết bị dự phòng để thay thế kịp thời

- Bố trí nhân viên kỹ thuật vận hành trạm xử lý nước thải theo đúng quy trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải

- Ghi chép sổ nhật ký vận hành, theo dõi, giám sát, kiểm tra thường xuyên chế độ vận hành của các hạng mục công trình để nhanh chóng phát hiện sự cố bất thường và có biện pháp khắc phục kịp thời

- Thường xuyên phối hợp với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Đại An mở rộng theo định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra chất lượng nước thải trước khi đấu nối theo quy định của Khu công nghiệp

Kịch bản và phương án ứng phó sự cố trạm xử lý nước thải:

- Sự cố hư hỏng thiết bị: Kiểm tra nguồn điện cấp cho các thiết bị, kiểm tra các van và đường ống dẫn máy thổi khí, máy bơm, thay thế bằng thiết bị dự phòng trong trường hợp không khắc phục được

- Sự cố bể vi sinh: Điều chỉnh độ pH trong nước thải đảm bảo trong khoảng phát triển của sinh vật; Điều chỉnh lượng khí sục tại các bể vi sinh; Điều chỉnh lưu lượng nước thải tại các bể vi sinh; Điều chỉnh tỷ lệ dinh dưỡng đảm bảo môi trường phát triển của vi sinh vật được ổn định; Điều chỉnh độ xáo trộn bùn trong bể vi sinh

- Khi hệ thống xử lý nước thải tập trung gặp sự cố hoặc chất lượng nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu: Ngừng việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Đại An mở rộng để thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý

Tính chất nước thải sau xử lý

Nước thải sau xử lý tại các trạm XLNT của dự án đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN Đại An mở rộng được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Đại An mở rộng Cụ thể như sau:

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải của nhà máy

IV.2.1 Nguồn phát sinh khí thải:

- Nguồn số 1: Bụi, khí thải phát sinh từ lò luyện nhôm số 1 tại xưởng sản xuất số

- Nguồn số 2: Bụi, khí thải phát sinh từ lò luyện nhôm số 2 tại xưởng sản xuất số

- Nguồn số 3: Bụi phát sinh từ lò quay xỉ tại xưởng sản xuất số 02 (xưởng luyện đúc);

- Nguồn số 4: Bụi/mạt nhôm phát sinh từ công đoạn làm sạch phôi trước gia nhiệt của chuyền đùn ép số 01 tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng đùn ép);

- Nguồn số 5: Bụi/mạt nhôm phát sinh từ công đoạn làm sạch phôi trước gia nhiệt của chuyền đùn ép số 02 tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng đùn ép);

- Nguồn số 6: Bụi/mạt nhôm phát sinh từ công đoạn cắt phôi nhôm sau gia nhiệt của chuyền đùn ép số 01 tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng đùn ép);

- Nguồn số 7: Bụi/mạt nhôm phát sinh từ công đoạn cắt bán thành phẩm của chuyền đùn ép số 01 tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng đùn ép);

- Nguồn số 8: Bụi/mạt nhôm phát sinh từ công đoạn cắt bán thành phẩm của chuyền đùn ép số 02 tại xưởng sản xuất số 01 (xưởng đùn ép);

IV.2.2 Dòng khí thải, vị trí xả khí thải:

- Vị trí xả khí thải nằm trong khuôn viên của Công ty TNHH Shinyang Metal Korea tại Lô XN7-1, KCN Đại An mở rộng, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

- Phương thức xả khí thải: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống khói, xả liên tục khi hoạt động sản xuất

Dòng Ống khói tương ứng Tọa độ vị trí xả khí Lưu lượng xả

72 khí thải thải (Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục

105 o 45’, múi chiếu 3 o ) lớn nhất (m 3 /giờ)

Dòng số 1 Ống khói thải của hệ thống xử lý khí thải lò luyện nhôm số 01 2314789 578064 45.000 Dòng số 2 Ống khói thải của hệ thống xử lý khí thải lò luyện nhôm số 02 2314816 578062 45.000 Dòng số 3 Ống khói thải của hệ thống xử lý bụi lò tách xỉ 2314744 578065 9.000

IV.2.3 Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường như sau:

Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ cột B với các hệ số Kp = 0,8; Kv =1,0 và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ Cụ thể như sau:

Bảng 4 1 - Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

I Dòng khí thải số 1, số 2

03 tháng/lần (các thông số kim loại giám sát

II Dòng khí thải số 03

1 Lưu lượng m 3 /giờ - 3 tháng/lần

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

IV.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:

- Nguồn số 1: Hệ thống thiết bị sản xuất khu vực nhà xưởng sản xuất 01 (Toạ

- Nguồn số 2: Hệ thống thiết bị sản xuất khu vực nhà xưởng sản xuất 02 (Toạ độ X= 2314784; Y= 578080)

- Nguồn số 3: Hệ thống thiết bị sản xuất khu vực nhà xưởng sản xuất 03 (Toạ độ X= 2314647; Y= 578009)

IV.3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:

+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

Bảng 4 2 – Giới hạn về tiếng ồn

TT Từ 6 giờ đến 21 giờ

(dBA) Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA) Ghi chú

1 70 55 Khu vực thông thường Bảng 4 3 – Giới hạn về độ rung

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB) Ghi chú

Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

IV.3.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:

- Thường xuyên kiểm tra máy móc (độ mài mòn các chi tiết máy, tra dầu mỡ, bôi trơn các máy và thay thế các chi tiết mài mòn) đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và hạn chế phát sinh tiếng ồn

- Nền bệ máy thiết bị xây bằng phẳng, chắc chắn, lắp đặt các tấm đệm, lò xo giảm chấn, long đen vênh tại các chân bệ máy nhằm tránh gây ra hiện tượng cộng hưởng rung động, giảm thiểu rung lắc

- Bố trí các máy móc một cách hợp lý, tránh để các máy gây ồn cùng hoạt động một lúc gây cộng hưởng tiếng ồn

IV.3.4 Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

- Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép quy định

- Định kỳ kiểm tra độ mài mòn của chi tiết động cơ, thay dầu bôi trơn

Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

IV.4.1 Quản lý chất thải

IV.4.1.1 Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh: a Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát phát sinh thường xuyên:

Bảng 4 4 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại

1 Pin, ắc quy thải Rắn 13 19 06 01

2 Bóng đèn huỳnh quang Rắn 20 16 01 06

Các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử thải (tắc te, bóng đèn led )

Dầu tổng hợp từ quá trình sản xuất khuôn Lỏng 4.000 07 03 05

4 Dầu thủy lực thải Lỏng 18.000 17 01 06

Bavia, phôi, mạt kim loại nhiễm dầu Rắn 2.130 07 03 11

Bao bì cứng thải bằng kim loại chứa thành phần nguy hại

Bao bì cứng thải bằng vật liệu khác (chai lọ thủy tinh từ hoạt động phòng thí nghiệm)

Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, găng tay dính nhiễm thành phân nguy hại

8 Que hàn thải có thành phần nguy hại Rắn 600 07 04 01

9 Nước thải xử lý khí thải Lỏng 32.000 12 01 02

75 b Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh (không bao gồm các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường có ký hiệu phân loại là TT-R được quản lý như hàng hóa)

Bảng 4 5 Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh c Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: 27,72 tấn/năm

IV.4.1.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại: a Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:

- Thiết bị lưu chứa: Bao bì, thùng, phuy, can có nắp đậy, dung tích từ 100 lít đến 1.000 lít

+ Tổng diện tích kho lưu giữ: 25 m 2

+ Thiết kế, cấu tạo của kho: Có nền bê tông chống thấm, mái che, tường bao quanh; có rãnh, hố thu dầu và chất thải lỏng phòng ngừa sự cố rò rỉ dầu và chất thải lỏng ra môi trường bên ngoài; có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (cát khô) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại dạng lỏng; có biển cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo quy định b Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:

- Tổng diện tích khu vực lưu chứa: 50 m 2 (gồm 02 kho lưu giữ, diện tích mỗi kho là 25 m 2 )

- Thiết kế, cấu tạo của khu vực lưu chứa: Có mái che, nền bê tông, tường bao

Xỉ nhôm từ quá trình đúc phôi nhôm, bụi/mạt nhôm, bavia nhôm,

5 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải Bùn 1.560 12 06 13

76 quanh c Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:

- Thiết bị lưu chứa: Thùng chứa có nắp đậy

+ Thiết kế, cấu tạo: Nền bê tông, quây thép xung quanh, mái tôn, có biển báo loại chất thải

IV.4.2 Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cô môi trường

- Xây dựng, thực hiện phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố rò rỉ hóa chất, tràn dầu và các sự cố khác theo quy định của pháp luật

- Thực hiện trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường, chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường theo quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 125 và Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường

- Thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong Giấy phép này Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường

Các hạng mục, công trình sản xuất, bảo vệ môi trường cần tiếp tục đầu tư để phục vụ sản xuất theo nội dung Quyết định số 887/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 4 năm

2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở, bao gồm các nội dung như sau:

IV.5.2 Hạng mục công trình bảo vệ môi trường tiếp tục đầu tư:

IV.5.2.1 Hệ thống xử lý khí thải

- Tháp hấp thụ hơi kiềm

- Tóm tắt quy trình công nghệ: Bụi, khí thải → đường ống dẫn chính → quạt hút → thiết bị xử lý khí thải Scrubber → ống thoát khí thải cao 10 m

- Công suất thiết kế: 10.800 m 3 /giờ

- Dung dịch hấp thụ: nước

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Hiện nay, nhà máy đang vận hành 03 hệ thống xử lý khí thải bắt buộc phải kiểm soát theo Giấy phép môi trường số 2421/GPMT-UBND ngày 12/9/2022 bao gồm:

- Hệ thống xử lý khí thải lò luyện nhôm số 1:

+ Lưu lượng xả thải lớn nhất: 45.000 m 3 /h

+ Phương thức xả thải: Xả thải liên tục 24/24

+ Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí: QCVN 19:2009/BTNMT mức B (Giá trị Cmax với Kp=0,9; Kv=1,0)

+ Thông số ô nhiễm cần kiểm soát: Nhiệt độ, lưu lượng, bụi, CO, SO2, NO2,

Cu, Pb, Cd, As, Zn

- Hệ thống xử lý khí thải lò luyện nhôm số 2:

+ Lưu lượng xả thải lớn nhất: 45.000 m 3 /h

+ Phương thức xả thải: Xả thải liên tục 24/24

+ Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí: QCVN 19:2009/BTNMT mức B (Giá trị Cmax với Kp=0,9; Kv=1,0)

+ Thông số ô nhiễm cần kiểm soát: Nhiệt độ, lưu lượng, bụi, CO, SO2, NO2,

Cu, Pb, Cd, As, Zn

- Hệ thống xử lý khí thải khu vực lọc xỉ:

+ Lưu lượng xả thải lớn nhất: 9.000 m 3 /h

+ Phương thức xả thải: Xả thải liên tục 24/24

+ Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí: QCVN 19:2009/BTNMT mức B (Giá trị Cmax với Kp=0,9; Kv=1,0)

+ Thông số ô nhiễm cần kiểm soát: Nhiệt độ, lưu lượng, bụi, CO, SO2, NO2,

Cu, Pb, Cd, As, Zn

Theo thống kê tại kết quả quan trắc môi trường định kỳ tại nhà máy vào các thời điểm 27/09/2022, 09/3/2023 chất lượng khí thải xả thải vào môi trường như sau:

Bảng 2 2 – Kết quả quan trắc khí thải định kỳ tại nhà máy

TT Thông số Đơn vị

Kết quả phân tích ngày 27/9/2022

Kết quả phân tích ngày 09/3/2023

QCVN 19:2009/BTNMT, cột B (Giá trị

K v =1,0) KT01 KT02 KT03 KT01 KT02 KT03

2 Bụi tổng mg/Nm 3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 180

Asen và các hợp chất, tính theo

As mg/Nm 3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 9

Cadimi và hợp chất, tính theo

Cd mg/Nm 3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 4,5

8 Chì và hợp chất, tính theo Pb mg/Nm 3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 4,5

9 Đồng và hợp chất, tính theo

Cu mg/Nm 3 KPH KPH KPH KPH KPH

Ngày đăng: 13/03/2024, 21:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN