1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ “NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN BOT MÔNG DƯƠNG 2”

130 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Cơ Sở “Nhà Máy Nhiệt Điện BOT Mông Dương 2”
Tác giả Công Ty TNHH Điện Lực AES Mông Dương
Người hướng dẫn Joseph Frank Uddo III, Giám Đốc Điều Hành, Phạm Huy Đông
Trường học Trung Tâm Kỹ Thuật Môi Trường Và An Toàn Hóa Chất
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 3,71 MB

Nội dung

Trang 3 BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ “NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN BOT MƠNG DƯƠNG 2” Địa điểm: Khu 8, phường Mơng Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Trang 4 BÁO CÁO ĐỀ X

Trang 3

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

CƠ SỞ “NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN BOT MÔNG DƯƠNG 2” Địa điểm: Khu 8, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh – 2023

Trang 4

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN “NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN BOT MÔNG DƯƠNG 2” Địa điểm: Khu 8, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

CHỦ DỰ ÁN

CÔNG TY TNHH ĐIỆN LỰC

AES MÔNG DƯƠNG

Joseph Frank Uddo III

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG 8

DANH MỤC HÌNH 10

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 12

1 Thông tin về chủ dự án cơ sở 12

2 Thông tin về cơ sở 12

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 14

3.1 Công suất và sản phẩm của cơ sở 14

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 14

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 16

4.1 Nguyên vật liệu 16

4.2 Nhu cầu sử dụng nước 19

5 Thông tin khác liên quan đến cơ sở - Thông tin về Khu nhà ở chuyên gia 20

5.1 Thông tin chung về các căn cứ pháp lý của Khu nhà ở 20

5.2 Quy mô, hạng mục công trình Khu nhà ở 20

5.3 Các thủ tục pháp lý về môi trường của Khu nhà ở đã thực hiện 22

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 25

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 25

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 25

2.2.1 Đặc điểm nguồn nước tiếp nhận nước thải 25

2.2.2 Chất lượng nước nguồn nước tiếp nhận 26

2.2.3 Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải 27

2.2.4 Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải 27

2.2.5 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thuỷ văn của nguồn nước tiếp nhận 28

2.2.6 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 29

Trang 6

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 31

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 31

1.1 Thu gom, thoát nước mưa 36

1.2 Thu gom, thoát nước thải 38

1.3 Xử lý nước thải 47

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 69

2.1 Xử lý khí thải vận chuyển than 73

2.2 Xử lý khí thải 02 lò hơi cấp cho tuabin của 02 tổ máy 73

3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 78

3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 78

3.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường 79

4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 86

5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 88

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 90

6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với khí thải 90

6.1.2 Sự cố tại hệ thống lọc bụi tĩnh điện ESP 91

6.1.3 Sự cố tại hệ thống khử lưu huỳnh ướt FGD 91

6.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với nước thải 91

6.2 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố khác 92

7 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 95

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 98

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 98

1.1 Nguồn phát sinh 98

1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải 99

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 104

2.1 Nguồn phát sinh khí thải 104

2.2 Dòng khí thải, vị trí xả, lưu lượng và giới hạn các chất ô nhiễm trong khí thải 104

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 105

3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn 105

3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung: 106

3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 107

Trang 7

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 108

1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 108

1.1 Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt tại Khu nhà ở chuyên gia 109

1.2 Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt tại Khu nhà máy 110

1.3 Kết quả quan trắc nước thải công nghiệp sau xử lý 112

1.4 Kết quả quan trắc tại kênh nước thải làm mát trước khi xả ra kênh thải chung của Trung tâm Điện lực Mông Dương 114

2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 120

CHƯƠNG 6 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 122

1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 122

1.1 Quan trắc định kỳ nước thải 122

1.2 Quan trắc định kỳ khí thải 123

2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục 123

2.1 Quan trắc tự động, liên tục nước thải 123

2.2 Quan trắc tự động, liên tục khí thải 123

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 124

CHƯƠNG 7 KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 125

CHƯƠNG 8 CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 127

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATGT : An toàn giao thông

ATLĐ : An toàn lao động

BOT : Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa

BQL : Ban quản lý

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

COD : Nhu cầu oxy hóa học

GPMT : Giấy phép môi trường

GTVT : Giao thông vận tải

Trang 9

NTCN : Nước thải công nghiệp

NTSX : Nước thải sản xuất

NTSH : Nước thải sinh hoạt

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QLMT : Quản lý môi trường

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1 Công suất sản xuất của cơ sở 14

Bảng 1-2 Nhu cầu nguyên liệu của cơ sở 17

Bảng 1-3 Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn vận hành 19

Bảng 1-4 Các hạng mục công trình của Khu nhà ở 20

Bảng 2-1 Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải tháng 6/2022 26

Bảng 3-1 Thông tin hệ thống thu gom, thoát nước mưa Khu nhà ở 36

Bảng 3-2 Phân khu thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tại Nhà máy 40

Bảng 3-3 Mô tả công trình thu và số lượng bơm nước thải sinh hoạt được trang bị cho các khu vực phát sinh 41

Bảng 3-4 Tổng hợp lưu lượng nước thải sản xuất phát sinh tại Nhà máy 42

Bảng 3-5 Thông tin kỹ thuật bể tự hoại và bể tách mỡ Khu nhà ở 48

Bảng 3-6 Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống xử lý nước thải tập trung 51

Bảng 3-7 Danh mục các thiết bị đầu tư lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Khu nhà ở 51

Bảng 3-8 Thông số kỹ thuật hạng mục công trình, thiết bị chính của 03 hệ thống xử lý NTSH khu vực nhà máy 55

Bảng 3-9 Các hạng mục công trình, thiết bị của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp 61

Bảng 3-10 Bảng tóm tắt các công trình xử lý bụi, khí thải 69

Bảng 3-11 Tổng hợp các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh và khối lượng phát sinh 79

Bảng 3-12 Danh sách các đơn vị tiếp nhận tro, xỉ và thạch cao của Nhà máy 85

Bảng 3-13 Lượng tro xỉ, thạch cao (tấn/năm) đã chuyển giao cho các đơn vị tái sử dụng (từ tháng 1/2021 đến 4/2022) 85

Bảng 3-14 Tổng hợp các loại CTNH phát sinh và khối lượng phát sinh 86

Bảng 3-15 Kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực dân cư 88

Bảng 3-16 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 95

Bảng 4-1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải sinh hoạt của Khu nhà ở chuyên gia 100

Bảng 4-2 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt sau xử lý tại 03 trạm XLNTSH của Khu nhà máy 101

Bảng 4-3 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải công nghiệp 102

Trang 11

Bảng 4-4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước

làm mát 103

Bảng 4-5 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí thải số 01 và 02 104

Bảng 4-6 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn 107

Bảng 4-7 Giá trị giới hạn đối với độ rung 107

Bảng 5-1 Kết quả quan trắc môi trường nước thải sinh hoạt Khu nhà ở chuyên gia trước và sau xử lý 109

Bảng 5-2 Kết quả quan trắc định kỳ tại trạm XLNTSH khu tòa nhà văn phòng 110

Bảng 5-3 Kết quả quan trắc định kỳ tại trạm XLNTSH khu dự trữ hóa chất 111

Bảng 5-4 Kết quả quan trắc định kỳ tại trạm XLNTSH khu điều vận than 111

Bảng 5-5 Kết quả quan trắc định kỳ tại cửa xả nước thải công nghiệp sau xử lý từ tháng 4 – 8/2022 112

Bảng 5-6 Kết quả quan trắc tại kênh nước thải làm mát trước khi xả ra kênh thải chung của Trung tâm Điện lực Mông Dương năm 2020 114

Bảng 5-7 Kết quả quan trắc tại kênh nước thải làm mát trước khi xả ra kênh thải chung của Trung tâm Điện lực Mông Dương năm 2021 117

Bảng 5-8 Bảng tổng hợp kết quả quan trắc định kỳ khí thải lò hơi của các tổ máy năm 2020 120

Bảng 5-9 Bảng tổng hợp kết quả quan trắc định kỳ khí thải lò hơi của các tổ máy năm 2021 121

Bảng 6-1 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 124

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1 Vị trí cơ sở 12

Hình 1-2 Quy trình công nghệ sản xuất điện kèm dòng thải của cơ sở 15

Hình 3-1 Sơ đồ tổng quát chu trình nước mưa, nước thải của dự án 35

Hình 3-2 Sơ đồ mạng lưới thoát nước mưa, vị trí các cửa xả nước mưa và hình ảnh thực tế tại nhà máy 38

Hình 3-3 Sơ đồ quy trình thu gom, thoát NTSH Khu nhà ở chuyên gia 39

Hình 3-4 Vị trí xả nước thải sinh hoạt của Khu nhà ở chuyên gia ra ngoài môi trường 40

Hình 3-5 Vị trí điểm xả nước thải sinh hoạt sau xử lý trên kênh thoát nước làm mát 42

Hình 3-6 Kênh xả nước thải của MD2 và cửa xả ra kênh thải chung của Trung tâm Điện lực Mông Dương 46

Hình 3-7 Sơ đồ kênh nước xả chung của Trung tâm Điện lực Mông Dương 47

Hình 3-8 Sơ đồ nguyên lý công nghệ xử lý NTSH của trạm XLNTSH 78 m3/ngđ tại khu vực nhà ở chuyên gia 49

Hình 3-9 Sơ đồ nguyên lý công nghệ xử lý NTSH của 3 trạm XLNTSH tại khu vực nhà máy 53

Hình 3-10 Sơ đồ nguyên lý công nghệ trạm xử lý nước thải công nghiệp 57

Hình 3-11 Sơ đồ đơn giản hóa quy trình tách dầu đối với nước thải nhiễm dầu 58

Hình 3-12 Sơ đồ đơn giản hóa quy trình xử lý nước thải công nghiệp 59

Hình 3-13 Sơ đồ quy trình khử nước từ bùn thải 60

Hình 3-14 Ảnh mô tả công trình hệ thống xử lý nước thải công nghiệp của Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 66

Hình 3-15 Sơ đồ phân bố các hệ thống ống thoát khí thải của nhà máy 72

Hình 3-16 Hệ thống lọc bụi túi vải dây chuyền vận chuyển than 73

Hình 3-17 Sơ đồ quy trình khử NOx (SCR) tại cơ sở 74

Hình 3-18 Sơ đồ nguyên lý hoạt động và hình ảnh thực tế của hệ thống lọc bụi tĩnh điện ESP 75

Hình 3-19 Hệ thống FGD xử lý SO2 trước khi khí thải được thải ra ngoài môi trường theo các ống thoát khí 77

Hình 3-20 Sơ đồ vị trí đặt thùng rác tại khu vực nhà máy 78

Hình 3-21 Thu gom rác thải thông thường tại Khu nhà ở chuyên gia và Khu nhà máy 79

Hình 3-22 Kho chứa thạch cao từ hệ thống FGD 80

Hình 3-23 Các silo và đường ống bơm thải xỉ, tro bay 82

Trang 13

Hình 3-24 Một số hình ảnh của khu vực bãi thải xỉ 84

Hình 3-25 Một số hình ảnh thực tế tại kho CTNH của cơ sở 88

Hình 3-26 Kho chứa vật tư ứng phó sự cố tràn dầu tại khu vực cảng 92

Hình 3-27 Sơ đồ phối hợp hành động giữa các lực lượng UPSCHC 94

Trang 14

CHƯƠNG 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1 Thông tin về chủ dự án cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Điện lực AES Mông Dương (“Công ty BOT”)

- Trụ sở chính: phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Joseph Frank Uddo III Chức vụ: Giám đốc Điều hành

- Điện thoại: 0203 3962.585

- Giấy chứng nhận đầu tư số 22002200048 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp lần đầu ngày 08/4/2010; cấp thay đổi lần thứ 03 ngày 28/12/2011

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên,

mã số doanh nghiệp 5701384498, cấp thay đổi lần thứ tám ngày 07/7/2022

2 Thông tin về cơ sở

- Tên cơ sở: Nhà máy Nhiệt điện BOT Mông Dương 2

- Địa điểm: Khu 8, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Hình 1-1 Vị trí cơ sở

- Các hồ sơ pháp lý của công ty:

• Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Mông Dương 2 đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 803/QĐ-BTNMT, ngày 22 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Nhà máy BOT Mông Dương 2 Khu nhà ở

chuyên gia

Trang 15

• Công ty BOT đã có Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Duơng 2, số 42/GXN-TCMT ngày 21/4/2015 của Tổng cục môi trường, bao gồm: Công trình

xử lý nước thải, công trình xử lý bụi, khí thải; công trình xử lý, quản lý chất thải rắn, CTNH; các công trình bảo vệ môi trường khác)

• Giấy phép khai thác và sử dụng nước biển số 1185/GP-BTNMT ngày 20/6/2014 của Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường

• Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Nhà máy được phê duyệt theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh số 3144/QĐ-UBND ngày 18/12/2014

• Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của Nhà máy Nhiệt điện BOT Mông Dương 2 được phê duyệt theo Quyết định số 11403/QĐ-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2014 Năm 2022, đã được phê duyệt bổ xung theo Quyết định

số 1026/QĐ-BCT ngày 27 tháng 5 năm 2022

• Chất thải nguy hại (CTNH): Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mã số 22.000714.T ngày 10/12/2014 Cấp lại lần 2 ngày 27/07/2015 Cấp lại lần 3 ngày 20/11/2020

• Khu nhà ở chuyên gia được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép xả thải vào nguồn nước số 476/GP-TNMT ngày 21/7/2017

- Quy mô của nhà máy (tham chiếu việc phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư của dự án là 2.147.000.000 USD (~51.270

tỷ đồng) Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019

và Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, quy mô của dự án là dự án nhóm A (dự án công nghiệp điện có tổng mức đầu tư trên 2.300 tỷ đồng)

Trang 16

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất và sản phẩm của cơ sở

Cơ sở có công suất 1200 MW (2x600 MW) Công trình khởi công vào 15/9/2011

và đã phát điện thương mại vào tháng ngày 22/4/2015 Hiện nay, dự án đang vận hành

ổn định cả 02 tổ máy Hàng năm, Nhà máy tạo ra khoảng 8870 GWh điện và sẽ được chuyển giao cho phía Việt Nam sau 25 năm khai thác

Bảng 1-1 Công suất sản xuất của cơ sở

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Công nghệ sản xuất điện mà Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 sử dụng là công nghệ lò phun than (PC) Hiện nay, Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 sử dụng hai lò hơi PC cấp hơi cho hai tuabin hơi Lò hơi PC thiết kế buồng đốt sử dụng than antraxit gồm các thiết bị chính là các vòi đốt, tạo ngọn lửa W, sẽ làm giảm lượng không khí dư, kéo dài quá trình cháy, tăng hiệu suất lò hơi và giảm nồng độ phát thải NOx

Quy cách kỹ thuật của lò PC sử dụng tại nhà máy như sau:

- Kiểu lò: Lò phun than (PC) tuần hoàn tự nhiên, có bao hơi, hai cấp tái nhiệt

- Số lượng lò: 02 cho 02 tổ máy;

- Sản lượng hơi: 1.800 tấn/h cho một lò hơi

- Áp suất hơi: 17,3 MPaG

- Nhiệt độ hơi: 569 oC

- Áp suất hơi tái nhiệt trung gian: 4,0 MPaG

- Nhiệt độ nước cấp lò hơi: 250 oC

- Hiệu suất lò hơi: 86 – 87%

Công nghệ sản xuất của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 được thể hiện trong hình dưới đây:

Trang 17

Hình 1-2 Quy trình công nghệ sản xuất điện kèm dòng thải của cơ sở

Trang 18

Thuyết minh:

Nhiên liệu than được cấp bằng băng tải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn độ mịn yêu cầu được cấp vào buồng đốt qua 48 vòi phun vào buồng lửa, bột than và không khí tạo thành hỗn hợp cháy và được đốt cháy trong buồng lửa Các nhiên liệu khác cho quá trình đốt ở lò hơi là dầu và đá vôi cũng được cấp vào đồng thời theo tỉ lệ xác định Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu cháy truyền cho nước trong dàn ống sinh hơi và treo trên đường ra của khói thải Khói ra khỏi lò hơi được đưa qua Hệ thống SCR De-

NOx (khử NOx), hệ thống lọc bụi tĩnh điện ESP và hệ thống khử lưu huỳnh (FGD), sau

đó đi ra môi trường qua ống khói của nhà máy

Nước ngọt, được cấp từ sông Thác Thầy vào hồ chứa của nhà máy, sau khi được khử khoáng đạt tiêu chuẩn yêu cầu của nước cấp lò hơi sẽ được đưa vào bể nước cấp lò hơi, sau đó được cấp lên bao hơi của lò hơi rồi phân chia đến các đường ống sinh hơi Trong lò hơi nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu cháy truyền cho nước và nước nhận nhiệt

và chuyển pha thành hơi bão hòa, sau khi hơi bão hòa đi qua dàn ống trao đổi nhiệt biến thành hơi quá nhiệt với thông số nhiệt độ 569°C, áp suất 173 bar (g) Hơi quá nhiệt được đưa vào tua bin hơi, tại đây hơi giãn nở sinh công và khiến tuốc bin quay với tốc độ 3.000 vòng/phút Do roto của máy phát điện được liên kết với Tuabin hơi nên quá trình quay của tuốc bin hơi làm máy phát điện sinh ra dòng điện (từ Stator) Hơi nước sau khi

ra khỏi Tuabin có áp suất thấp được ngưng tụ bằng hệ thống nước tuần hoàn (làm mát bằng nước biển), sau đó được bơm qua các bình gia nhiệt hạ áp và cao áp sau đó lên bao hơi của lò hơi để tiếp tục sinh hơi

Điện sinh ra được truyền tới lưới điện 500 kV thông qua việc tạo điện áp 23 kV (từ máy phát) và nâng điện áp tới mạng 500 kV bằng cách sử dụng máy biến áp Các máy phát điện được điều khiển tự động bằng hệ thống kiểm soát kỹ thuật số do hệ thống máy tính hiện đại điều khiển

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nguyên vật liệu

Nhu cầu nhiên liệu, các chất đầu vào cơ bản và vật chất đầu ra của cơ sở được nêu tại Bảng sau:

Trang 19

Bảng 1-2 Nhu cầu nguyên liệu, sản phẩm và chất thải của cơ sở

Nguyên liệu sử dụng (tấn/năm 2022) Đầu ra (tấn/năm 2022)

và vận hành lò hơi trong điều kiện khởi động và ngừng lò Loại dầu sử dụng cho Nhà máy là dầu HFO TCVN 6239 – 2002 có nhiệt trị lớn hơn hoặc bằng 10.000Kcal/kg

Đá vôi: được đưa vào hệ thống FGD để khử SO2 trong khí thải lò hơi Đá vôi từ các mỏ khai thác, chế biến trong khu vực cách nhà máy khoảng 35 km được vận chuyển bằng xà lan, lưu chứa trong kho trước khi sử dụng Tiếp đó sẽ được vận chuyển bằng băng tải từ khu vực kho chứa đến hệ thống chuẩn bị huyền phù đá vôi cho hệ thống xử

lý SO2 tại FGD

Amoniac (NH3): Chất khử là NH3 khan được bơm vào khói thải Kiểm soát nồng

độ NH3 trong dòng khí vào khoảng 8% thể tích để khử NOx

Trang 20

Khử NO x

Lọc bụi tĩnh điện

NH 3

Khử lưu huỳnh 6.429.930 t/n

- CO 2 , SO 2 CO, H 2 O, N 2

- NO x không bị khử

- Bụi không bị lọc

- SO 2 không bị khử 5.850 t/n

Xỉ đáy 24.350 t/n

Tro bay 468.535 t/n

Thạch cao 33.637 t/n

Bãi thải xỉ

Đá vôi, nước 29.726 t/n

Ống thoát khí

Sản lượng điện năm 2022

NO x , CO, H 2 O

Khí thải

Hình 1-3 Sơ đồ tổng quát cân bằng chất

Trang 21

4.2 Nhu cầu sử dụng nước

- Hệ thống cấp nước biển:

Nước biển từ luồng Gạc được bơm vào hệ thống nước làm mát tuần hoàn đến các bình ngưng để ngưng tụ hơi nước thành nước cấp cho nồi hơi và do đó tạo ra chân không giúp cải thiện hiệu suất Một số nước được lấy từ hệ thống nước tuần hoàn và sử dụng làm nước làm mát và nước xử lý cho các thiết bị phụ trợ Nhà máy đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác sử dụng nước biển số 1185/GP-BTNMT, ngày 20 tháng 6 năm 2014

1 Nước cấp cho sinh hoạt 40 Sông Thác Thầy

2 Nước cấp cho công nghiệp 7.860 Sông Thác Thầy

5 Khác (Tưới cây, rửa đường) 20 Sông Thác Thầy

II Khu vực nhà ở chuyên gia 85

4 Nước cấp cho sinh hoạt 78 Công ty Cổ phần nước

sạch Quảng Ninh - Xí nghiệp cấp nước Cẩm Phả

5

Tổng nhu cầu sử dụng 4.439.885

Trang 22

Nhu cầu sử dụng nước chủ yếu (99,8%) sử dụng làm mát bằng nước biển được lấy

từ Luồng Gạc Nhu cầu nước ngọt cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động khác chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng nhu cầu sử dụng

5 Thông tin khác liên quan đến cơ sở - Thông tin về Khu nhà ở chuyên gia

5.1 Thông tin chung về các căn cứ pháp lý của Khu nhà ở

Khu nhà ở chuyên gia/Khu nhà ở cán bộ nhân viên cho Dự án Nhiệt điện BOT Mông Dương 2 (gọi tắt là “Khu nhà ở”) là một phần của Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Mông Dương 2 như được thể hiện tại mục 3, Điều 2 Giấy chứng nhận đầu tư số

22002200048 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 08/4/2010

Khu nhà ở đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 4003/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 và phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 3154/QĐ-UBND ngày 28/11/2012; được UBND thành phố Cẩm Phả phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 01/6/2022

Phạm vi ranh giới: Nằm trong ranh giới Dự án đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cho Công ty TNHH Điện lực AES – TKV Mông Dương (nay là Công ty TNHH Điện lực AES Mông Dương) thuê đất tại Quyết định số 3477/QĐ-UBND ngày 07/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh

5.2 Quy mô, hạng mục công trình Khu nhà ở

Theo quy hoạch tại Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 01/6/2022, tổng diện tích quy hoạch là 72.379,5m2 gồm Khu nhà ở 40.350 m2 và đất hạ tầng kỹ thuật 32.029,5 m2 Chi tiết từng hạng mục của Khu nhà ở như sau:

Bảng 1-4 Các hạng mục công trình của Khu nhà ở

Theo Quy hoạch đã duyệt tại QĐ 3154/QĐ- UBND ngày 28/11/2012

Theo Quy hoạch điều chỉnh

tại QĐ số UBND ngày 01/6/2022

2671/QĐ-Ghi chú Diện tích

(m2)

Tầng cao (Tầng)

Số lượng

Diện tích (m2)

Tầng cao (Tầng)

Số lượng

Trang 24

- Khu bể xử lý nước thải + trạm xử lý công suất 78 m3/ngđ: 77,8 m2 (xây dựng bổ xung năm 2017)

- Khu thu rác: 33 m2

(Chi tiết mặt bằng Khu nhà ở đính kèm Phụ lục)

5.3 Các thủ tục pháp lý về môi trường của Khu nhà ở đã thực hiện

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án được lập tháng 4 năm 2007, tại mục 1.4 xác định Khu nhà ở (nơi ở tạm thời và cố định cho công nhân – Báo cáo đánh giá tác động môi trường – trang 12) là một hạng mục đầu tư thuộc phạm vi Dự án:

Tại Chương IV Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường trong vận hành Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương

2 đã xác định các yêu cầu liên quan tới môi trường đối với Khu nhà ở (trang 190, 191, 192):

Trang 25

- Khu nhà ở được UBND tỉnh Quảng Ninh cho thuê đất xây dựng theo Quyết định số 3477/QĐ-UBND ngày 07/11/2011 và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ký hiệu BE 326861, vào sổ cấp GCN số CT00489 bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh ngày 28/11/2011; tại mục II, 1, đ) Mục đích sử dụng: Đầu tư xây dựng khu nhà ở cán bộ nhân viên cho Dự án Nhiệt điện BOT Mông Dương 2

Khu nhà ở được đưa vào sử dụng từ năm 2014, và toàn bộ các yêu cầu/biện pháp giảim thiểu các tác động về môi trường được đề cập trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường nói trên được Công ty BOT tuân thủ nghiêm ngặt

Năm 2017, Công ty BOT đầu tư hạng mục công trình xử lý nước thải cho Khu nhà

ở và được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 476/GP-TNMT ngày 21/7/2017, thời hạn 05 năm

Ngày 06/6/2022, Công ty BOT có văn bản số AES MD/DONRE/5133 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đề nghị hướng dẫn thủ tục liên quan tới việc gia hạn giấy phép nói trên trên cơ sở quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022

Ngày 01/7/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh có văn bản số 3557/TNMT-BVMT hướng dẫn Công ty BOT thực hiện lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

môi trường, theo đó: “ Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 476/GP-TNMT ngày 21 tháng 7 năm 2017 được gọi là Giấy phép môi trường thành phần

Theo quy định tại khoản 12 Điều 168 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ “Trường hợp một trong các giấy phép môi trường thành phần của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hết hạn, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này.” Theo đó, khi Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 476/GP-TNMT ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Công ty hết hạn,

Trang 26

Công ty phải thực hiện lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để được cấp giấy phép môi trường cho toàn bộ Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Mông Dương 2

Theo quy định điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đối với trường hợp của Công ty là thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường ” (toàn văn văn bản được đính kèm tại Phụ lục)

Theo hướng dẫn trên của Sở TNMT Quảng Ninh, Công ty BOT đã tiến hành lập

hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường này bao gồm cả hạng mục giấy phép xả nước thải của Khu nhà ở Đồng thời, trong quá trình lập thủ tục hồ sơ, để đảm bảo duy trì hoạt động bình thường, ổn định của Khu nhà ở, Công ty BOT đã gửi công văn số AESMD/DONRE/5217 cho Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh được tiếp tục vận hành hệ thống

xử lý nước thải sinh hoạt theo các yêu cầu của Giấy phép xả thải 476/GP-TNMT

Trang 27

CHƯƠNG 2

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ

NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Việc phát triển Dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 theo phương thức Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT) đã được nêu trong Quyết định số 5521/VPCP – QHQT ngày 27.9.2005 của Chính phủ Ngày 15.12.2005, Tập đoàn AES đã ký văn bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding – MOU) với Bộ Công nghiệp (BCN) – thay mặt Chính phủ Việt Nam và Vinacomin về độc quyền trong triển khai Dự án này Dự

án này nằm trong 14 Dự án năng lượng đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt theo Quyết định số 1195/QĐ-TTg ngày 9.11.2005

Dự án tọa lạc tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả theo như quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh tầm nhìn đến năm 2030, thuộc khu vực môi trường được coi là khu phát triển thân thiện với môi trường Trong quá trình hoạt động của dự án, nước thải phát sinh bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp được xử lý theo quy chuẩn của tỉnh Quảng Ninh và Quy chuẩn quốc gia về nước thải sau xử lý Chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại được thu gom và xử lý bởi các đơn vị có đầy

đủ năng lực

Vì vậy, dự án là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch vùng và phân vùng môi trường của tỉnh Quảng Ninh

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Nội dung đánh giá khả năng chịu tải của môi trường đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả thải và không có thay đổi,

do đó báo cáo chỉ nêu tóm tắt một số thông tin như sau:

2.2.1 Đặc điểm nguồn nước tiếp nhận nước thải

Nguồn tiếp nhận nước thải của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 là Luồng Gạc (vùng nước biển ven bờ) Luồng Gạc là ranh giới giữa thành phố Cẩm Phả và huyện Vân Đồn ở phía Đông Nước luồng mặn và chịu ảnh hưởng của nước chảy tràn và lưu lượng nước sông từ thành phố Cẩm Phả Trong mùa mưa, nước sông từ thượng lưu làm giảm độ mặn rõ rệt Độ đục kênh Luồng Gạc khá cao Chế độ dòng chảy của luồng chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ nhật triều của vịnh Bái Tử Long

Trang 28

Các sông suối có mặt tại khu vực tiếp nhận nước thải bao gồm hạ lưu sông Mông Dương, sông Dê Dách, sông Voi Lớn và sông Thác Thầy Trong đó, liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận nước thải là đoạn cửa sông Dê Dách

Chế độ thủy văn tại nguồn tiếp nhận nước thải chịu tác động mạnh mẽ của chế

độ thuỷ triều trong khu vực Theo số liệu quan trắc tại trạm hải văn Cửa Ông, mực nước triều có xu thế biến đổi theo mùa Từ tháng VI mực nước triều đã dâng cao và đạt đỉnh vào tháng XI, XII, sau đó mực nước triều giảm dần và xuống thấp vào tháng III, tháng

IV năm sau Đỉnh triều cao nhất năm phổ biến xuất hiện vào tháng XI, tháng XII, tháng

VI, cá biệt có năm xuất hiện vào tháng I Mực nước triều thấp nhất năm có thể xẩy ở tất

cả các tháng trong năm, nhưng nhiều nhất vẫn rơi vào các tháng XII, tháng I, tháng V Mực nước triều lớn nhất đã đo được là 505cm (VII/2004), thấp nhất đo được là 17cm (VII/1984) Biên độ triều lớn nhất đo được 473cm vào năm 2004 Mực nước triều trung bình đạt 227cm

2.2.2 Chất lượng nước nguồn nước tiếp nhận

Trong thời gian hoạt động, hằng năm Công ty vẫn thực hiện quan trắc chất lượng nước khu vực thượng lưu và hạ lưu Luồng Gạc Kết quả phân tích năm 2022 đối chiếu với cả 2 quy chuẩn gồm QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và QCĐP 02:2020/QN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 2-1 Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải

tháng 6/2022

TT Thông số Đơn vị Thượng

lưu Hạ lưu

QCVN 08- MT:2015 (Cột B1)

QCĐP 2:2020/QN

Vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn Thủy sinh

Trang 29

TT Thông số Đơn vị Thượng lưu Hạ lưu

QCVN 08- MT:2015 (Cột B1)

QCĐP 2:2020/QN

Vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn Thủy sinh

Xét các chỉ tiêu còn lại đối chiếu với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1) và

QCĐP 2:2020/QN thì chất lượng nước Khu vực Luồng Gạc còn tốt, chưa có hiện tượng

ô nhiễm

2.2.3 Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải

Hiện tại, nguồn nước biển ven bờ trong khu vực tiếp nhận nước thải đang được sử dụng cho hoạt động giao thông thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản

2.2.4 Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải

a Các nguồn thải lân cận vị trí xả thải của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2

Cùng xả vào hồ chứa rồi dẫn vào hệ thống kênh thải nước làm mát chung của Trung tâm Điện lực Mông Dương, ngoài nước thải của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 còn có nguồn thải chính là Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 (cùng nằm trong Trung tâm Điện lực Mông Dương) Cửa xả của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương

1 cách cửa xả của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 khoảng 420m về phía thượng lưu Tổng lưu lượng xả thải của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 khoảng 3.544.500

m3/ngày (trong đó lưu lượng nước thải làm mát là 3.542.400 m3/ngày đêm, lưu lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp khoảng 2.100 m3/ngày đêm) Tương tự Nhà máy

Trang 30

Nhiệt điện Mông Dương 2, cửa xả của Nhà máy Mông Dương 1 là cửa xả của kênh dẫn nước thải làm mát trong Nhà máy, có tiếp nhận thêm lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp sau xử lý; thành phần chất ô nhiễm đặc trưng là nhiệt độ, TSS, BOD5, COD,

NH4, TN, TP, Clo dư,…

Ngoài ra, hồ chứa còn tiếp nhận một lượng nhỏ nước thải sinh hoạt từ các tòa nhà ban quản lý dự án (trong khu vực dự án) và từ các hộ dân cư phường Mông Dương đang sinh sống ven đường Nước thải sinh hoạt từ các tòa nhà ban quản lý dự án có lưu lượng nước thải hiện tại ước tính khoảng 10-15 m3/ngày đêm, nước thải sinh hoạt từ khu vực dân cư ven đường có tổng lưu lượng nước thải ước tính khoảng 10-20 m3/ngày đêm Thành phần chất ô nhiễm đặc trưng của các nguồn thải này là TSS, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật Các nguồn thải này đều nằm về phía thượng lưu so với điểm

xả thải của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2

b.Các nguồn thải lân cận vị trí xả thải của Trung tâm Điện lực Mông Dương:

Trong phạm vi xung quanh bán kính 2 km tại vị trí xả thải của kênh thải Trung tâm Điện lực Mông Dương ra Luồng Gạc, nhìn chung chỉ có nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản của dân cư các thôn 1, 4, 5 xã Cẩm Hải và nước thải từ một số cảng than đang hoạt động trong khu vực

Khu vực dân cư xã Cẩm Hải nằm phía thượng lưu (cách hơn 250m) so với vị trí

xả thải của trung tâm điện lực Mông Dương Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt dân cư các thôn 1, 4, 5 xã Cẩm Hải không nhiều (ước tính khoảng 30-40 m3/ngày đêm), tuy nhiên gồm nhiều nguồn thải điểm riêng lẻ với thành phần ô nhiễm chủ yếu có trong nước thải là TSS, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật

Khu vực cảng than kéo dài từ khu vực cửa sông Dê Dách hiện tại đến cạnh khu vực lấy nước làm mát của trung tâm điện lực Mông Dương, cách hơn 1km so với vị trí

xả thải của Trung tâm về phía hạ lưu Ước tính lượng nước thải từ các cảng than khoảng hơn 2.000m3/ngày với đặc trưng nước thải có giá trị pH thấp, hàm lượng TSS, kim loại nặng, dầu mỡ cao

2.2.5 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thuỷ văn của nguồn nước tiếp nhận

Các nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 và Mông Dương 2 khai thác, sử dụng nước biển Luồng Gạc để làm mát cho hệ thống bình ngưng, các thiết phụ khác với lưu lượng khai thác tối đa của 2 nhà máy là 91,0m3/s (Mông Dương 1 là 44,22m3/s và Mông Dương 2 là 46,78 m3/s) Hơn nữa, nước sau khi làm mát lại được xả lại Luồng Gạc cách

vị trí trạm bơm lấy nước khoảng 3km Như vậy, xét trên toàn bộ đoạn Luồng Gạc khu vực công trình thì tổng lượng nước không thay đổi và hầu như không gây tác động lớn đến lượng nước của Luồng Gạc do công trình khai thác và sử dụng nước tuần hoàn liên

Trang 31

tục (lấy nước vào và xả nước ra) với vị trí khai thác nước và vị trí xả nước ra chỉ cách nhau khoảng 3.047 m nên lượng nước qua khai thác sử dụng nhanh chóng được bổ sung trở lại chứ không hoàn toàn mất đi

- Về thay đổi mực nước triều:

Khi chỉ có nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 đi vào hoạt động, dao động thủy triều tại vị trí cửa lấy nước có chân cao hơn khoảng 40cm so với mực nước chân triều trong điều kiện tự nhiên, tại cửa xả ra Luồng Gạc về cơ bản có dạng giống như Cửa Ông

và Mũi Chùa do chênh lệch mực nước triều chỉ nhỏ hơn vài cm so với tự nhiên Riêng tại vị trí cửa xả sau nhà máy trên kênh thải có chân cao hơn khoảng (2÷2.1)m do tiết diện kênh thải nhỏ và chịu ảnh hưởng bởi lưu lượng xả sau nhà máy

Khi có cả 2 nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 và Mông Dương 1 đi vào hoạt động thì dao động thủy triều tại cửa xả ra Luồng Gạc không có thay đổi nhiều so với trường hợp chỉ có Mông Dương 2 hoạt động bởi vì lưu lượng xả rất nhỏ so với tổng lượng nước triều tại khu vực này Đối với vị trí cửa lấy nước, biên độ dao động mực nước triều có tăng, chân triều cao hơn 50cm so với điều kiện tự nhiên và mực nước tại

vị trí cửa xả sau nhà máy trên kênh thải có chân triều cao hơn gần 2,5m do liên tục xả với lưu lượng 91,0m3/s

- Về thay đổi vận tốc dòng chảy:

Trong cả 2 trường hợp khi chỉ Mông Dương 2 hoạt động và khi cả 2 nhà máy cùng đi vào hoạt động, vận tốc dòng chảy gần như không có sự khác nhau giữa chế độ thủy triều mùa đông và chế độ thủy triều mùa hè Trường hợp triều lên, vận tốc dòng chảy tại cửa ra Luồng Gạc đạt 3,0m/s khi chỉ có Mông Dương 2 hoạt động và đạt đến 3,5m/s khi cả 2 nhà máy cùng hoạt động Trường hợp triều xuống, vận tốc dòng chảy tại cửa ra Luồng Gạc đạt 1,0m/s khi chỉ có Mông Dương 2 hoạt động và đạt đến 1,5m/s khi cả 2 nhà máy cùng hoạt động

2.2.6 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

Khu vực Luồng gạc nơi tiếp nhận nước thải của nhà máy là khu vực ven biển hợp lưu của các con sông: Sông Thác Thầy, sông Mông Dương, sông Voi Lớn và sông Dê Dách nên việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt là khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước nước vùng nước ven biển (Vùng nước biển ven bờ Luồng Gạc) và không thực hiện theo quy định tại Thông tư 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 và Quyết định số 4057/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh quy định về quy định

về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 Các

Trang 32

hiện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh chưa có quy định khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối nên nhà máy không thực hiện đánh giá

Mặc dù với lưu lượng xả thải lớn (trung bình khoảng 169.192 m3/h, 4.060.608

m3/ngày đêm) Tuy nhiên, do đặc trưng nguồn thải và hệ thống công trình xử lý, xả nước thải, tại Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2, trong đó, chiếm 99,8% trong tổng lượng nước thải của Nhà máy là nước làm mát lấy từ Luồng Gạc (khu vực phường Mông Dương) đã được dẫn giải nhiệt qua hệ thống kênh thải làm mát dài hơn 4km (hơn 0,6km chiều dài kênh thải chạy trong Nhà máy và 3,4 km kênh thải chung của Trung tâm Điện lực Mông Dương); nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt (với tỷ lệ chỉ chiếm tối đa 0,2% tổng lượng nước thải) đã được xử lý bằng các hệ thống công trình xử lý nước thải phù hợp, đồng bộ, bảo đảm đạt các giá trị giới hạn nghiêm ngặt theo quy chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp của quy chuẩn kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi xả ra kênh nước thải làm mát nên mức độ gây ảnh hưởng tiêu cực của việc xả nước thải của Nhà máy đến mục tiêu chất lượng nguồn nước của nguồn nước tiếp nhận là không đáng kể

Trang 33

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

Các công trình liên quan đến thu gom, thoát nước mưa, nước thải của Khu nhà máy

và Khu nhà ở chuyên gia của Công ty BOT được tóm tắt tại Bảng sau :

TT Nguồn

I Khu nhà ở chuyên gia

1 Nước mưa Là nước mưa sạch nên được thu gom rồi thoát ra hệ thống cống

chung của khu dân cư khu 8 phường Mông Dương

xử lý sơ bộ bằng hệ thống XLNT nước thải giặt → Bể điều hòa →

Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể lắng → Bể khử trùng → Bể nước thải sau xử lý → Cống thoát nước chung của khu dân cư Khu 8, phường Mông Dương

+ Hóa chất sử dụng: PAC, Javen

+ Thông số giám sát: pH, BOD, TSS, TDS, H2S, Amoni, Nitrat, dầu

mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, Phosphat, tổng Coliform

+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt, Cột B, K = 1,0

II Khu nhà máy

1 Nước mưa + Nước mưa sạch: không cần xử lý, được thu gom và xả qua 10 cửa

xả nước mưa gần nhất, bao gồm: 05 cửa xả vào kênh xả nước thải làm mát, 03 cửa xả hướng ra biển tiếp giáp Trung tâm Nhiệt điện Mông Dương, 02 cửa xả ra kênh thoát nước mưa chung của Trung tâm nhiệt điện Mông Dương

+ Nước mưa bẩn: gồm nước mưa chảy tràn nhiễm dầu, nước mưa nhiễm bùn than, nước mưa nhiễm hóa chất được bơm về bể chứa nước thải không thường xuyên của trạm xử lý nước thải công nghiệp 2640 m3/ngđ và xử lý như nước thải công nghiệp

Trang 34

2 Nước thải

sinh hoạt

+ Nguồn: nước thải sinh hoạt khu tòa nhà hành chính, nước thải sinh hoạt khu dự trữ hóa chất, nước thải sinh hoạt khu điều vận than

+ Công trình xử lý: gồm 3 trạm xử lý

• Trạm XLNTSH tại tòa nhà hành chính, công suất xử lý: 15

m3/ngđ

• Trạm XLNTSH tại Khu dự trữ hóa chất - xử lý nước sơ bộ

đầu vào, công suất xử lý: 15 m3/ngđ

• Trạm XLNTSH tại khu điều vận than, công suất xử lý: 10

m3/ngđ + Quy trình xử lý: Nước thải sinh hoạt → lưới lọc → Bể điều hòa

→ Bể lưu → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể lắng → Bể khử trùng → Bể nước thải sau xử lý → Kênh thải nước làm mát của MD2

+ Hóa chất sử dụng: NaHCO3, CH3OH, Clorine

+ Chế độ vận hành: tự động, liên tục

+ Thông số giám sát: pH, BOD, TSS, TDS, H2S, Amoni, Nitrat, dầu

mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, Phosphat, tổng Coliform

+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt, Cột B, K = 1,2

+ Công trình xử lý: 01 trạm xử lý nước thải công nghiệp + Công suất xử lý : 2640 m3/ngđ

+ Quy trình xử lý: Nước thải phát sinh thường xuyên, nước thải từ

bể chứa nước thải không thường xuyên và nước thải nhiễm dầu đã qua thiết bị tách dầu → Bể chứa nước thải thường xuyên → Bể điều chỉnh pH → Bể đông tụ → bể keo tụ → bể lắng → bể chứa nước sau lắng → bể lọc than cát → bể lọc than hoạt tính → bể chứa nước cuối cùng → Kênh thải nước làm mát của MD2

+ Hóa chất sử dụng: HCl, NaOH, chất đông tụ Al2(SO4)3.18H2O,

+ Thông số giám sát: nhiệt độ, pH, màu, BOD5, COD, TSS, As, Hg,

Pb, Cd, Cr VI, Cr III, Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, dầu mỡ khoáng, F-, S2-, tổng

Trang 35

Nito, tổng Photpho, Clo dư, Amoni, Coliform

+ Quy chuẩn áp dụng: QCĐP 3:2020/QN về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Kq = 1; Kf = 0,9 và KQN = 1

+ Quy trình xử lý: Nước thải làm mát của nhà máy cùng nước thải sinh hoạt sau xử lý của 3 trạm XLNTSH và nước thải công nghiệp sau xử lý bởi trạm XLNTCN 2640 m3/ngđ → Kênh thải nước làm mát của MD2 → Kênh thải chung của Trung tâm Điện lực Mông Dương → Luồng Gạc

+ Hóa chất sử dụng: không

+ Chế độ vận hành: liên tục

+ Thông số giám sát: nhiệt độ, pH, màu, BOD5, COD, TSS, As, Hg,

Pb, Cd, Cr VI, Cr III, Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, dầu mỡ khoáng, F-, S2-, tổng Nito, tổng Photpho, Clo dư, Amoni, Coliform

+ Quy chuẩn áp dụng: QCĐP 3:2020/QN về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Kq = 1; Kf = 0,8 và KQN = 1

Thiết bị quan trắc tự động, liên tục

- Kết nối, truyền số liệu: Công ty đã thực hiện việc kết nối và truyền

dữ liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh theo Biên bản làm việc ngày 18/9/2017

- Thông số lắp đặt: Nhiệt độ, pH, Clo dư, và Lưu lượng

- Thiết bị lấy mẫu tự động: Có (Model: CSF48( E+H)/M7005B05D00, M7005D05D00 nhà sản xuất: Endress and Hauser, xuất xứ: Mỹ)

Trang 36

- Camera theo dõi: Đã lắp đặt camera giám sát (Model: HFW1220S, nhãn hiệu: Dahua, xuất xứ: Trung Quốc và Model DH-IPC-HFW4431D-AS)

DH-IPC Kết nối, truyền số liệu: Công ty đã thực hiện việc kết nối và truyền

dữ liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh theo Biên bản làm việc ngày 18/9/2017

Sơ đồ chu trình chung về quy trình và khối lượng nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước làm mát của dự án được thể hiện tại Hình dưới đây:

Trang 37

Nước mưa

Nước công nghiệp

Nước làm mát

Nước sinh hoạt khu nhà máy

Nước mưa sạch Nước mưa bẩn

Tòa nhà hành chính Kho dự trữ hóa chất Nhà tiếp vận than

Nước xả lò hơi Nước lọc RO khử khoáng Nước trao đổi ion khử khoáng Nước HTXL nước cấp và nước thải Nước vệ sinh bình ngưng

NT thường xuyên khác

Nước nhiễm dầu

NT không thường xuyên khác

2340

Trạm XLNTSH 15m3/ngđ Trạm XLNTSH 15m 3 /ngđ Trạm XLNTSH 10m3/ngđ

Trạm XLNTCN 2640m3/ngđ

40

2640

4.344.000

Kênh làm mát chung của Trung tâm Điện lực Mông Dương

Nước ngọt từ sông Thác Thầy

Nước biển từ Luồng Gạc

86.880 5.520

NTSH khu nhà ở chuyên gia Trạm XLNTSH 78m3/ngđ

78

Hệ thống thải xỉ, bãi thải

Tuần hoàn 1000

2700

Nước mưa 11.624

Tưới cây, rửa đường

20

Hình 3-1 Sơ đồ tổng quát chu trình nước mưa, nước thải của dự án

Trang 38

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Việc thu gom nước mưa chảy tràn được tính toán cụ thể, chi tiết cho toàn nhà máy dựa trên số liệu diện tích phát sinh nước mưa chảy tràn từng khu vực (có tính đến các loại bề mặt phủ khác nhau của các khu vực như khu vực bê tông hóa, có mái che; khu vực đường nhựa; khu vực rải đá dăm; khu vực lát gạch; khu vực không bị bê tông hóa) với số liệu cường độ mưa tính toán được lấy bằng 170mm/h (ứng với lượng mưa ngày lớn nhất trong chuỗi số liệu quan trắc 50 năm = 471,5mm)

1.1.1 Thu gom, thoát nước mưa tại Khu nhà ở chuyên gia

Tại Khu nhà ở chuyên gia, nước mưa là nước mưa sạch nên được thu gom thoát

ra hệ thống cống chung của khu dân cư khu 8 phường Mông Dương, thông tin về hệ thống thu gom thoát nước mưa:

Bảng 3-1 Thông tin hệ thống thu gom, thoát nước mưa Khu nhà ở

1.1.2 Thu gom, thoát nước mưa tại Khu nhà máy

Tại khu vực nhà máy, hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn bề mặt của dự án phức tạp hơn, chia thành hai loại hoạt động theo các chế độ quản lý riêng bao gồm:

- Thu gom xử lý thoát nước mưa nhiễm bẩn

- Thu gom và thoát nước mưa sạch

Trang 39

1.1.2.1 Công trình thu gom, thoát nước mưa nhiễm bẩn

Nước mưa có nguy cơ nhiễm bẩn từ các khu vực của Nhà máy khi có các sự cố xảy ra bao gồm:

- Nước mưa chảy tràn nhiễm dầu: Khu vực lò hơi; khu vực xưởng cơ khí; khu vực nhà bơm cứu hỏa; Khu vực kho chứa dầu; khu vực trạm biến áp,… được thu gom tại các hố thu rồi bơm đến bể chứa nước thải nhiễm dầu 2.160 m3, sau khi tách dầu được bơm đến bể chứa nước thải không thường xuyên 3.200 m3

- Nước mưa có nguy cơ nhiễm than, bùn đất: Khu vực điều vận than được chứa tạm thời tại hố thu sau đó bơm đến bể chứa nước thải không thường xuyên 3.200

m3

- Nước mưa có nguy cơ nhiễm hóa chất: Khu dự trữ hóa chất; Khu xử lý khí thải; Khu xử lý nước thải công nghiệp;… được chứa tạm thời tại các hố thu sau đó được bơm đến bể chứa nước thải không thường xuyên 3.200 m3

Nhìn chung, toàn bộ lượng nước mưa nhiễm bẩn này được thu gom tại chỗ bằng

hố thu và bơm về bể chứa nước thải không thường xuyên 3.200 m3 của trạm xử lý nước thải công nghiệp 2640 m3/ngđ và xử lý như nước thải công nghiệp (chi tiết về số lượng, kích thước các hố thu được nêu tại phần thu gom nước thải công nghiệp không thường xuyên)

1.1.2.2 Công trình thu gom, thoát nước mưa sạch

Nước mưa từ khu vực thông thường khác như là: mái nhà, đường nội bộ, bãi rải

đá, bãi trồng có và các khu vực thảm thực vật không bị ô nhiễm được thu vào các đường thoát nước mưa để xả ra qua 10 cửa xả nước mưa gần nhất, bao gồm:

– 02 khu vực với 05 cửa xả vào kênh xả nước thải làm mát trong khuôn viên nhà máy, bao gồm: Khu vực nhà điều hành (#1); Khu vực trạm biến thế, tổ máy số 2 và băng tải than (#4);

– 03 khu vực với 03 cửa xả hướng ra biển tiếp giáp Trung tâm Nhiệt điện Mông Dương, gồm: Khu vực xử lý nước và băng tải đá vôi (#2); Khu vực tổ máy số 1 (#3); Khu vực cửa lấy nước và cầu cảng (#7),

– 01 khu vực với 02 cửa xả: xả ra kênh thoát nước mưa chung của Trung tâm nhiệt điện Mông Dương (EVN) và sông Mông Dương đó là khu vực kho than (#8)

Hệ thống thu gom nước mưa là hệ tống rãnh thu hở với chiều rộng đáy từ 400 đến

600 mm, tổng chiều dài hệ thống thu gom là 12.520 m, độ sâu thay đổi để đảm bảo độ dốc trung bình 0,15% Đây là hệ thống tự chảy với tổng cộng 193 hố ga được bố trí tại

vị trí tiếp nhận, đấu nối và trước cửa xả Các hố ga này sử dụng để lắng cặn và được trang bị phao dầu để hấp thụ váng dầu

Trang 40

Bản vẽ mô tả vị trí điểm xả nước mưa trong phạm vi nhà máy và hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mưa đã đầu tư được mô tả dưới đây:

Hình 3-2 Sơ đồ mạng lưới thoát nước mưa, vị trí các cửa xả nước mưa và hình ảnh

thực tế tại nhà máy 1.2 Thu gom, thoát nước thải

1.2.1 Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt

1.2.1.1 Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt Khu nhà ở

❖ Thu gom

Nguồn phát sinh NTSH Khu nhà ở chủ yếu từ 03 nguồn được thu gom như sau:

Ngày đăng: 24/02/2024, 17:40

w