1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG: DỰ ÁN SẢN XUẤT TẤM GRAPHITE DẪN ĐIỆN VÀ VỎ BÌNH CỨU HỎA

108 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường: Dự Án Sản Xuất Tấm Graphite Dẫn Điện Và Vỏ Bình Cứu Hỏa
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 4,59 MB

Cấu trúc

  • Chương I (0)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tư (9)
    • 2. Tên dự án đầu tư (9)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư (20)
      • 3.1. Công suất của dự án đầu tư (20)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (20)
        • 3.2.1. Công nghệ sản xuất (20)
        • 3.2.3. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (29)
      • 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (30)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (32)
      • 4.1. Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị (32)
        • 4.1.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu (32)
        • 4.1.2. Nhu cầu sử dụng điện (32)
        • 4.1.3. Nhu cầu sử dụng nước (33)
      • 4.2. Giai đoạn vận hành (33)
        • 4.2.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu (33)
        • 4.2.2. Nhu cầu sử dụng hóa chất và vật liệu khác (34)
        • 4.2.3. Nhu cầu sử dụng điện (35)
        • 4.2.4. Nhu cầu sử dụng nước (35)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (35)
      • 5.1. Tổng vốn đầu tư của dự án (35)
      • 5.2. Tiến độ thực hiện dự án (36)
      • 5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án (36)
  • Chương II (0)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (38)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (39)
  • Chương III (0)
    • 1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật (41)
    • 2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án (41)
    • 3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nơi thực hiện dự án (41)
  • Chương IV (0)
    • 1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai lắp đặt máy móc, thiết bị (42)
      • 1.1. Đánh giá, dự báo các tác động (42)
        • 1.1.1. Các tác động từ nguồn liên quan đến chất thải (42)
        • 1.1.2. Các tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải (49)
        • 1.1.3. Các rủi ro, sự cố môi trường (51)
      • 1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện (51)
        • 1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động từ nguồn liên quan đến chất thải (51)
        • 1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải (56)
        • 1.2.3. Biện pháp giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường (57)
    • 2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành dự án (58)
      • 2.1. Đánh giá, dự báo các tác động (58)
        • 2.1.1. Tác động từ nguồn liên quan đến chất thải (58)
        • 2.1.2. Tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải (70)
        • 2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động do các rủi ro, sự cố môi trường (71)
      • 2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện (75)
        • 2.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động từ nguồn có liên quan đến chất thải (75)
        • 2.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải (85)
        • 2.2.3. Biện pháp giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường (87)
    • 3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (93)
    • 4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo (94)
      • 4.1. Nhận xét về mức độ chi tiết của các đánh giá (94)
      • 4.2. Nhận xét về độ tin cậy của các đánh giá (95)
  • Chương V (0)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (96)
      • 1.2. Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải (96)
      • 1.3. Kế hoạch vận hành thử nghiệm (97)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (98)
      • 2.1. Nội dung đề nghị cấp phép xả khí thải (98)
      • 2.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải (99)
      • 2.3. Kế hoạch vận hành thử nghiệm (99)
      • 2.4. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường (99)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (100)
      • 3.1. Nội dung cấp phép về tiếng ồn, độ rung (100)
      • 3.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung (100)
    • 4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải (101)
      • 4.1. Khối lượng, chủng loại chất thải phát sinh (101)
      • 4.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải (102)
  • Chương VI (0)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư (104)
      • 1.1. Đối với công trình xử lý nước thải (104)
      • 1.2. Đối với công trình xử lý khí thải (104)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật (106)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (106)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục (106)
      • 2.3. Hoạt động quản lý môi trường khác (106)

Nội dung

Mục tiêu của dự án là: + Sản xuất tấm graphite dẫn điện – Mã ngành theo VSIC: 2790; + Sản xuất vỏ bình cứu hỏa chỉ sản xuất vỏ bình cứu hỏa bằng kim loại; không có khí hoặc chất cứu hỏa

Tên chủ dự án đầu tư

- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH HTC VIET

(sau đây viết tắt là “Công ty”)

- Địa chỉ trụ sở chính: Khu nhà xưởng thuê của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Cơ khí Đức Phát, lô CN-H, Khu công nghiệp Bình Xuyên, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

- Người đại diện: Ông Moon Chan Ho; Chức danh: Tổng Giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 7608787322 do Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chứng nhận lần đầu ngày 26/12/2023;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mã số doanh nghiệp 2500712954 đăng ký lần đầu ngày 09/01/2024 do Sở

Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp.

Tên dự án đầu tư

a Tên dự án đầu tư:

Tên dự án đầu tư: “sản xuất tấm Graphite dẫn điện và vỏ bình cứu hỏa của Công ty TNHH HTC Viet” (sau đây gọi tắt là dự án)

Mục tiêu của dự án là:

+ Sản xuất tấm graphite dẫn điện – Mã ngành theo VSIC: 2790;

+ Sản xuất vỏ bình cứu hỏa (chỉ sản xuất vỏ bình cứu hỏa bằng kim loại; không có khí hoặc chất cứu hỏa bên trong) – Mã ngành theo VSIC: 2599;

Dự án thực hiện tại địa điểm: Diện tích nhà xưởng sử dụng 3.359 m2 thuộc Khu nhà xưởng thuê của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Cơ khí Đức Phát, lô CN-H, Khu công nghiệp Bình Xuyên, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; Đơn vị cho thuê nhà xưởng là Công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Cơ khí Đức Phát và đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy phép môi trường số 2143/GPMT-UBND ngày 04/10/2023

Tổng vốn đầu tư của dự án là: 43.740.000.000 VNĐ, trong đó vón góp của nhà đầu tư là 14.580.000.000 VNĐ và vốn huy động là 29.160.000.000 VNĐ

Quy mô công suất của dự án như sau:

STT Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Quy mô của dự án

1 Sản xuất tấm graphite dẫn điện 2.000.000 m 2 sản phẩm/năm

01 m 2 sản phẩm tương đương 0,38 kg

Sản xuất vỏ bình cứu hỏa (chỉ sản xuất vỏ bình cứu hỏa bằng kim loại; không có khí hoặc chất cứu hỏa bên trong)

01 sản phẩm tương đương 1,9 kg Đối chiếu theo quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, dự án thuộc mục số 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng

01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này)

Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Dự án sản xuất tấm graphite dẫn điện và vỏ bình cứu hỏa của Công ty TNHH HTC VIET thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Vĩnh Phúc b Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

- Dự án đầu tư được thực hiện tại: Khu nhà xưởng thuê của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Cơ khí Đức Phát, lô CN-H, Khu công nghiệp Bình Xuyên, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Căn cứ Hợp đồng thuê xưởng số 09012024/HĐTXĐP ngày 09/01/2024 giữa Công ty CP Đầu tư, xây dựng và cơ khí Đức Phát và Công ty TNHH HTC Viet, diện tích sử dụng là 3.359 m 2

- Ranh giới tiếp giáp của khu vực thực hiện Dự án:

+ Phía Đông: Tiếp giáp với khu đất trống của KCN Bình Xuyên

+ Phía Tây: Tiếp giáp với khu đất trống của KCN Bình Xuyên

+ Phía Nam: Tiếp giáp với Nhà xưởng 01 của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Cơ khí Đức Phát

+ Phía Bắc: Tiếp giáp với khu đất trống của KCN Bình Xuyên

Tọa độ các điểm khống chế của dự án theo hệ tọa độ VN-2000 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1.1 Bảng kê tọa độ vị trí mốc giới dự án Điểm khép góc Tọa độ VN-2000

(Nguồn: Bản vẽ mặt bằng định vị công trình dự án)

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG: DỰ ÁN SẢN XUẤT TẤM GRAPHITE DẪN ĐIỆN VÀ VỎ BÌNH CỨU CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH HTC VIET 10

Hình 1.1 Vị trí thực hiện dự án trên Googlemap

Vị trí thực hiện dự án

Công ty TNHH Dụng cụ giao thông Giai Việt Công ty TNHH First Rubber Đường TL.310B Tuyến đường nội bộ KCN gần dự án Hình 1.2 Hình ảnh một số đối tượng xung quanh khu vực thực hiện dự án c Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan:

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

- Cơ quan thẩm định thiết kế thi công: Công ty CP Đầu tư, xây dựng và cơ khí Đức Phát

- Cơ quan cấp Giấy phép môi trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Vĩnh Phúc d Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường):

Quy mô dự án cụ thể như sau:

STT Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Quy mô dự án (theo sản phẩm)

Quy mô dự án (theo công suất) Ghi chú

1 Sản xuất tấm graphite dẫn điện 2.000.000 m 2 sản phẩm/năm

01 m 2 sản phẩm tương đương 0,38 kg

Sản xuất vỏ bình cứu hỏa (chỉ sản xuất vỏ bình cứu hỏa bằng kim loại; không có khí hoặc chất cứu hỏa bên trong)

01 sản phẩm tương đương 1,9 kg

Công suất của dự án Sản xuất tấm graphite dẫn điện là 2.000.000 m2 sản phẩm/năm, tương đương 760 tấn sản phẩm/năm (tính quy đổi từ mỗi 01 m 2 sản phẩm

Công suất Sản xuất vỏ bình cứu hỏa là 100.000 sản phẩm/năm, tương đương

190 tấn sản phẩm/năm (tính quy đổi từ mỗi 01 sản phẩm = 1,9 kg)

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc thuộc mục số 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) thuộc đối tượng phải lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Hiện trạng, Công ty đang thuê sử dụng 3.359 m 2 nhà xưởng gồm 02 tầng của Công ty CP Đầu tư, xây dựng và cơ khí Đức Phát và kế thừa sử dụng các hạng mục công trình phụ trợ, các hạng mục xử lý chất thải và BVMT, cụ thể như sau:

Bảng 1.2 Quy mô các hạng mục công trình của Dự án

TT Hạng mục Tầng cao xây dựng (tầng)

I Các hạng mục công trình chính

Hiện Đơn vị cho thuê xưởng đã xây dựng hoàn thiện xong, Chủ đầu tư chờ lắp đặt máy móc, thiết bị để đi vào hoạt động

II Các hạng mục công trình phụ trợ

2.1 Hệ thống cấp nước - - Đơn vị cho thuê đã xây dựng hoàn thiện, Chủ đầu tư đấu nối sử dụng chung các hạng mục này

2.3 Hệ thống sân bãi, đường nội bộ - -

III Các hạng mục xử lý chất thải và BVMT Đơn vị cho thuê đã xây dựng nối sử dụng chung các hạng mục này: hệ thống PCCC trong khu vực trong và ngoài nhà xưởng; 01 bể nước ngầm PCCC thể tích 460 m 3

3.2 Hệ thống thoát nước Đơn vị cho thuê đã xây dựng hoàn thiện, Chủ đầu tư đấu nối sử dụng chung các hạng mục này:

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa - -

- Hệ thống thu gom, thoát nước thải - -

3.3 Công trình xử lý nước thải

- Bể tự hoại 3 ngăn (2 bể) - 13,94 m 3 /bể Đơn vị cho thuê đã xây dựng hoàn thiện, Chủ đầu tư sử dụng các hạng mục này

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt xây dựng ngầm, kết cấu

BTCT, công suất 50 m 3 /ngày.đêm

- - Đơn vị cho thuê đã xây dựng hoàn thiện, Chủ đầu tư sử dụng chung các hạng mục này

3.4 Kho chất thải 01 30 Bố trí tại khu vực bên trong xưởng sản xuất

3.5 Hệ thống xử lý bụi, khí thải - -

Hệ thống hút bụi PSC-100, động cơ (kW) 3.7 x 2SET được lắp đặt nguyên khối có công xuất 100 m 3 /min;

 Kết cấu các hạng mục công trình của Dự án: a Các hạng mục công trình chính

- Nhà xưởng 2: Hiện tại, Đơn vị cho thuê xưởng là Công ty Cổ phần đầu tư, Xây dựng và Cơ khí Đức Phát đã xây dựng hoàn thiện xong, Chủ đầu tư chờ lắp đặt máy móc, thiết bị để đi vào hoạt động vận hành b Các hạng mục công trình phụ trợ

- Hệ thống đường nội bộ, sân bãi: Đã được đơn vị cho thuê xây dựng hoàn thiện hệ thống sân, đường nội bộ, sân bãi bê tông nhựa Chủ đầu tư cùng sử dụng chung các hạng mục này

- Giao thông, sân đường nội bộ, hàng rào: Đã được đơn vị cho thuê xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông, sân đường nội bộ, hàng rào trong phạm vi khu đất dự án theo tiêu chuẩn

Các hạng mục công trình phụ trợ khác:

- Cấp điện: Bên cho thuê nhà xưởng đã lắp đặt và bảo trì trạm biến áp lắp tủ hạ thế tới trong xưởng Chủ Dự án sẽ lắp hệ thống điện từ tủ phân phối trong xưởng và được phép sử dụng tới 600 kVA Chủ dự án sẽ kí hợp đồng với nhà cung cấp (công ty điện lực) và thanh toán tiền điện trực tiếp với nhà cung cấp theo phí sử dụng thực tế.

Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư:

Mục tiêu của dự án đầu tư là sản xuất tấm graphite dẫn điện; Sản xuất vỏ bình cứu hỏa (chỉ sản xuất vỏ bình cứu hỏa bằng kim loại; không có khí hoặc chất cứu hỏa bên trong) Công suất sản xuất của dự án như sau:

- Sản xuất tấm graphite dẫn điện: 2.000.000 m 2 sản phẩm/năm (tương đương:

760 tấn sản phẩm/năm – quy đổi từ 01 m 2 sản phẩm = 0,38 kg)

- Sản xuất vỏ bình cứu hỏa (chỉ sản xuất vỏ bình cứu hỏa bằng kim loại; không có khí hoặc chất cứu hỏa bên trong): 100.000 sản phẩm/năm (tương đương 190 tấn sản phẩm/năm – quy đổi từ mỗi sản phẩm = 1,9 kg)

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Công nghệ sản xuất vận hành tại Dự án là quy trình tiên tiến, hiện đại, theo dây truyền với khả năng tự động hóa cao nhằm đảm bảo tính chính xác, đồng bộ và hạn chế các rủi ro môi trường Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm của dự án cụ thể như sau:

(1) Quy trình sản xuất tấm graphite dẫn điện:

Quy trình sản xuất tấm graphite dẫn điện được khái quát bằng sơ đồ công nghệ sau:

Hình 1.9 Cổng vào Nhà máy Hình 1.10 Phía trước đối diện cổng Nhà máy

Hình 1.8 Sơ đồ Quy trình sản xuất tấm graphite dẫn điện

* Bước 1: Nguyên liệu đầu vào:

Nguyên liệu của quá trình sản xuất là các than chì, kích thước hạt 30~50㎛ và 200~250㎛được Công ty nhập từ các đơn vị trong nước, trong đó 100% nguyên liệu sản xuất của Công ty được nhập từ các đơn vị của Hàn Quốc sản xuất tại Việt Nam cung cấp và đều đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành Nguyên liệu sau khi được nhập về theo từng quy cách sẽ được kiểm tra chất lượng đảm bảo đạt yêu cầu (Tỷ lệ kích thước hạt 95% trở lên độ kết tinh) và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác được cho vào kho vật tư để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất Nguyên liệu không đạt yêu cầu được trả lại cho nhà cung cấp

Nguyên liệu đạt yêu cầu sẽ được máy đưa nguyên vật liệu vào các phễu nguyên liệu Các nguyên vật liệu bị rơi xung quanh thiết bị trong công đoạn này được dọn dẹp

2 lần/ngày và được quay trở lại tái sản xuất

Nguyên liệu là các hạt đảm bảo các tiêu chuẩn quản lý, được cho vào lò đốt để thực hiện quá trình nhiệt phân khoảng 900℃ trở lên để làm nóng chảy các hạt than chì Tiêu chuẩn quản lý đảm bảo ≥900℃ với chu kỳ quản lý từng LOT Áp suất đầu ra bắt đầu ở 0,1 và tăng lên 10 sau khi đánh lửa, Áp suất cuối cùng được cài đặt là đến 25, 880℃

Tiếng ồn, bụi, khí thải, CTR Điện, Gas Điện Điện

Cuộn tấm Đóng gói và nhập kho CTR, tiếng ồn Điện Điện Tiếng ồn

Các hạt than chì sau khi được nhiệt phân để nóng chảy sẽ được trộn lẫn đảm bảo yêu cầu đường kính 1~20㎛ hỗn hợp với tiêu chuẩn quản lý tỷ lệ kích thước hạt 95% trở lên, độ kết tinh với chu kỳ quản lý từng LOT Điều chỉnh tấm kiểm soát nguyên liệu thô thêm +10mm~20mm so với chiều cao của trống lồi Nếu sau khi chạy NVL quan sát dòng NL qua cửa sổ kiểm tra phía sau và điều chỉnh van điều tiết để đảm bảo độ phẳng của NVL Kiểm tra lượng nguyên liệu thông qua cửa sổ kiểm tra và điều chỉnh tốc độ của van quay (15Hz ~ 45Hz) Lưu ý khi vận hành: tốc độ băng tải : 700±200rpm, tốc độ van quay, trống lồi Khi điều chỉnh tốc độ nạp NVL và tốc độ line, nếu độ lệch lớn thì điều chỉnh lượng nguyên liệu đầu vào, nếu độ lệch nhỏ thì điều chỉnh tốc độ line

Sử dụng hệ thống máy cán nguyên vật liệu và thực hiện cán 6 lần gồm:

+ Cán lần 1: Các tấm nguyên vật liệu đi qua trục cán thứ nhất, lưu ý kiểm tra bề mặt các cuộn vì nếu bề mặt nhiễm bẩn có thể gây ra vết ố trên bề mặt tấm, các hạt ở mép tấm bị phân tán và đọng lại trên tấm cũng có thể dẫn đến lỗi

+ Cán lần 2: Sau khi tấm Graphite đi qua từ từ cuộn được các thiết bị loại bỏ bụi sẽ được cán lần 2 Các tấm Graphite đi qua trục cán thứ 2 lưu ý kiểm tra bề mặt các cuộn vì nếu bề mặt nhiễm bẩn có thể gây ra vết ố trên bề mặt tấm, các hạt ở mép tấm bị phân tán và đọng lại trên tấm cũng có thể dẫn đến lỗi

+ Cán lần 3: Các tấm Graphite đi qua trục cán thứ 3 Lưu ý kiểm tra bề mặt các cuộn vì nếu bề mặt nhiễm bẩn có thể gây ra vết ố trên bề mặt tấm, các hạt ở mép tấm bị phân tán và đọng lại trên tấm cũng có thể dẫn đến lỗi

+ Cán lần 4: Các tấm Graphite đi qua trục cán thứ 4 Lưu ý kiểm tra bề mặt các cuộn vì nếu bề mặt nhiễm bẩn có thể gây ra vết ố trên bề mặt tấm, các hạt ở mép tấm bị phân tán và đọng lại trên tấm cũng có thể dẫn đến lỗi Kiểm tra các đường thẳng đứng do ma sát trên bề mặt tấm gây ra

+ Cán lần 5: Các tấm Graphite đi qua trục cán thứ 5 Lưu ý kiểm tra bề mặt các cuộn vì nếu bề mặt nhiễm bẩn có thể gây ra vết ố trên bề mặt tấm, các hạt ở mép tấm bị phân tán và đọng lại trên tấm cũng có thể dẫn đến lỗi Kiểm tra các đường thẳng đứng do ma sát trên bề mặt tấm gây ra

+ Cán lần 6: Các tấm Graphite đi qua trục cán thứ 6 Lưu ý kiểm tra bề mặt các cuộn vì nếu bề mặt nhiễm bẩn có thể gây ra vết ố trên bề mặt tấm, các hạt ở mép tấm bị phân tán và đọng lại trên tấm cũng có thể dẫn đến lỗi Kiểm tra các đường thẳng đứng do ma sát trên bề mặt tấm gây ra

Các tấm Graphite được cán qua 6 lần Nếu kiểm tra đạt theo tiêu chuẩn của xuất, không được có bụi, nếp nhăn, bong bóng, chất lạ, v.v thì được chuyển qua công đoạn cuộn tấm Graphite Máy cuộn sẽ cuộn từng tấm Graphite theo tiêu chuẩn, quy cách của từng chủng loại sản phẩm

* Bước 6: Đóng gói và nhập kho : Để quản lý tốt phần nhập xuất kho thì phương pháp đặt mã sản phẩm, mã hóa dữ liệu làm sao cho hợp lý là một việc hết sức cần thiết tại doanh nghiệp Vì vậy, trước khi đóng gói, sản phẩm sẽ được cho vào máy mã hóa sản phẩm Sau khi mã hóa, sản phẩm sẽ được đóng gói theo đúng yêu cầu kỹ thuật, lưu kho để chờ xuất hàng

(2) Quy trình sản xuất vỏ bình cứu hỏa:

Quy trình sản xuất sản phẩm cơ khí chính xác được khái quát bằng sơ đồ công nghệ sau:

Hình 1.10 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm vỏ bình cứu hỏa

Rửa bằng sóng siêu âm

Tiếng ồn, bụi, CTR Điện Điện, metal clean Điện Đánh dấu và Đóng gói CTR, tiếng ồn Điện

Làm bóng (nhẵn) bề mặt Điện Tiếng ồn, bụi

Kiểm tra và làm khô Điện Tiếng ồn, khí thải

Nhập kho CTR, tiếng ồn, bụi Điện

 Thuyết minh quy trình sản xuất:

* Bước 1: Nguyên liệu đầu vào:

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị:

4.1.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu

Do chủ đầu tư thuê lại nhà xưởng sản xuất của Công ty Đức Phát theo Hợp đồng thuê xưởng số 09012024/HĐTXĐP ngày 09/01/2024, diện tích sử dụng là 3.359 m 2 Nhà xưởng đã được xây dựng hoàn thiện, chủ đầu tư không phải thi công, xây dựng hạng mục nào, chỉ phát sinh các hoạt động vận chuyển máy móc, thiết bị để lắp đặt vào nhà xưởng nên không phát sinh nguyên, vật liệu thi công xây dựng trong quá trình thực hiện

4.1.2 Nhu cầu sử dụng điện Điện năng tiêu thụ trong quá trình thi công lắp đặt máy móc, thiết bị ước tính khoảng 45 kWh/ngày

Nguồn cấp: Nguồn điện lưới đấu nối đến khu vực thực hiện dự án

4.1.3 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu sử dụng nước cho từng mục đích như sau:

- Nước cấp cho sinh hoạt: Dự kiến, số lượng công nhân tập trung trong giai đoạn thi công, lắp đặt máy móc, thiết bị cao điểm khoảng 20 người Theo Bảng 2.1 TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, định mức sử dụng nước tại khu vực triển khai dự án khoảng 80 lít/người/ngày Như vậy, lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của công nhân lắp đặt thiết bị là:

QSH = 80 lít/người/ngày x 20 người/ngày = 1.600 lít/ngày (tương đương 1,6 m 3 /ngày)

- Nước cấp cho hoạt động lắp đặt thiết bị: Ước tính 0 m 3 /ngày

 Vậy tổng nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công lắp đặt thiết bị là:

- Nguồn cấp nước: Nguồn cấp nước sạch của KCN Bình Xuyên Hiện trạng, tại khu vực dự án đã đấu nối đường ống cung cấp nước

4.2.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu

Nguyên, phụ liệu chính sử dụng cho quá trình sản xuất tại Dự án là than chì và inox 304 Chủ đầu tư cam kết sử dụng các nguyên liệu sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không nhập các sản phẩm cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam

Số lượng nguyên, phụ liệu dự kiến sử dụng cho 1 năm hoạt động ổn định được liệt kê trong bảng dưới đây:

Bảng 1.5 Danh mục chủng loại và số lượng nguyên, vật liệu dự kiến sử dụng

TT Nguyên, vật liệu Đơn vị Khối lượng

Các nguyên, vật liệu được cung cấp 100% bởi các đơn vị cung cấp trong nước và được kiểm định, kiểm tra xuất xứ, nguồn gốc, tiêu chuẩn, chứng từ đầy đủ, rõ ràng và hợp pháp

4.2.2 Nhu cầu sử dụng hóa chất và vật liệu khác

Nhu cầu sử dụng hóa chất và các vật liệu khác khi Dự án đi vào hoạt động bao gồm như sau:

Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng hóa chất và các vật liệu khác của dự án

TT Tên Đơn vị Số lượng Thành phần Mã CAS Tính chất

Dạng khí, dễ cháy nổ

Dạng lỏng không màu, ít mùi

(dầu làm mát, chống gỉ, dầu thủy lực tổng hợp)

Dầu tổng hợp, 5% là nước, chất hoạt động bề nonionic và mặt các phụ gia khác

Dạng lỏng, mùi hydrrocac bon nhẹ, tan rất ít trong nước

4 Khí Argon Lít/năm 800 Ar 7440-37-1

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, không độc, nặng gấp 1,5 lần không khí

Thuốc bọc, lõi que hàn bằng kim loại (que sắt, que inox, )

Dạng rắn, được dùng để hàn các mối kim loại

4.2.3 Nhu cầu sử dụng điện

- Nhu cầu sử dụng điện: Dự án sử dụng điện cung cấp cho các hoạt động sản xuất, chiếu sáng và an ninh Ước tính, nhu cầu sử dụng điện trong giai đoạn hoạt động ổn định của Dự án khoảng 7.500 kwh/tháng

- Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện từ mạng lưới điện KCN Bình Xuyên đấu nối trực tiếp vào trạm biến áp của Dự án

4.2.4 Nhu cầu sử dụng nước

* Theo công nghệ được lựa chọn, Dự án không sử dụng nước cho hoạt động sản xuất Do vậy, trong giai đoạn vận hành, nước chỉ sử dụng cho mục đích sinh hoạt của CBCNV, tưới cây, rửa đường a Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt

Dây chuyền sản xuất lắp đặt tại dự án là dây chuyền tiên tiến, hiện đại với khả năng tự động hóa cao nên nhu cầu sử dụng lao động không lớn Dự kiến, trong giai đoạn vận hành ổn định, tổng số CBCNV tuyển dụng khoảng 53 người Theo Bảng 3.4 TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, định mức sử dụng nước là 25 lít/người/ca, hệ số không điều hòa giờ 3 Như vậy, tổng lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại dự án là:

Qsh = 53 * 25 * 3 = 3.975 (lít/ngày.đêm), tương đương 3,975 m 3 /ngày b Nhu cầu sử dụng nước cho hệ thống kiểm tra sản phẩm vỏ bình cứu hỏa

Nhu cầu sử dụng cấp nước bổ sung cho hệ thống kiểm tra bỏ bình cứu hỏa trung bình khoảng 30 lít/ngày c Nhu cầu sử dụng nước để tưới cây, rửa đường

Nhu cầu sử dụng nước nhằm mục đích tưới cây, rửa đường khoảng 1 m 3 /ngày

* Nguồn cấp nước: Nguồn cấp nước sạch của KCN Bình Xuyên Hiện trạng, đã có đường ống cung cấp nước đấu nối tại khu vực triển khai dự án.

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1 Tổng vốn đầu tư của dự án

Tổng vốn đầu tư của dự án là 43.740.000.000 đồng (Bốn mươi ba tỷ bảy trăm bốn mươi triệu đồng Việt Nam), tương đương 1.800.000 USD Trong đó:

- Vốn góp của nhà đầu tư: 14.580.000 đồng (Mười bốn tỷ năm trăm tám mươi triệu đồng Việt Nam), tương đương 600.000 USD, chiếm tỷ lệ 33,3 % tổng vốn đầu tư

- Vốn huy động (vay ngân hàng): 29.160.000.000 đồng (Hai mươi chín tỷ một trăm sáu mươi triệu đồng Việt Nam), tương đương 1.200.000 USD, chiếm tỷ lệ 66,7 % tổng vốn đầu tư

5.2 Tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư:

- Hoàn thiện các thủ tục hành chính: Dự kiến từ Quý IV/2023 – Quý I/2024

- Mua sắm, lắp đặt máy móc: Dự kiến trong Quý I/2024

- Bắt đầu hoạt động: Dự kiến từ Quý III/2024

5.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

- Tổ chức quản lý và thực hiện dự án:

Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH HTC VIET Địa chỉ trụ sở chính: Khu nhà xưởng thuê của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Cơ khí Đức Phát, lô CN-H, Khu công nghiệp Bình Xuyên, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Địa điểm thực hiện dự án: Khu nhà xưởng thuê của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Cơ khí Đức Phát, lô CN-H, Khu công nghiệp Bình Xuyên, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Dự kiến, trong giai đoạn vận hành ổn định, tổng số CBCNV tuyển dụng làm việc khoảng 53 người Nhu cầu sử dụng lao động tại dự án như sau:

Bảng 1.7 Cơ cấu sử dụng lao động tại dự án:

Dự án dự kiến làm việc 3 ca/ngày với thời gian làm việc là 8 giờ/ca, 300 ngày/năm Giữa các ca, Chủ đầu tư có cung cấp suất ăn cho công nhân Dự án không tiến hành hoạt động nấu ăn tại chỗ mà sẽ lựa chọn các đơn vị có đầy đủ chức năng cung cấp các suất ăn công nghiệp.

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án đầu tư được thực hiện tại KCN Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc nên phù hợp với các quy hoạch:

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ):

Phù hợp với quan điểm quy hoạch:

- Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng xử lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ):

Phù hợp với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực tại Mục 6 Phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường phát triển bền vững: tăng cường công tác quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm, phòng chống sự cố môi trường tại khu vực đô thị, các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất và khu dân cư

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 4108/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Phù hợp với Qui hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực tại Mục 4.2.1 Phát triển công nghiệp - xây dựng:Khai thác triệt để nguồn nguyên liệu vật liệu xây đựng tại chỗ, lực lượng lao động dồi dào, và đặc biệt là cơ hội từ khả năng lan toả nhanh chóng của các địa bàn phát triển lân cận, đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; cơ khí và công nghiệp lắp ráp điện tử - tin học, phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cho các khu công nghiệp đặt trên địa bàn huyện

- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Phù hợp với quan điểm phát triển: Phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, gắn với kinh tế vùng miền, gắn với yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm ngay từ nguồn để phát triển bền vững

- Quy định về bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (phê duyệt tại Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 23/01/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc):

Nguyên tắc bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường nông thôn phải đảm bảo gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và phát triển bền vững

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (phê duyệt tại Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 11/03/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc):

Mục tiêu tổng quát: Đề ra chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc

- Đồ án Quy hoạch thoát nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (phê duyệt tại Quyết định số 3879/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc):

Phù hợp với nội dung quy hoạch thoát nước mưa (với 03 vùng tiêu lớn) và quy hoạch thoát nước thải (với 05 vùng) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

- Quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (phê duyệt tại Quyết định số 54/2017/QĐ-UBND ngày 22/12/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Lượng nước thải phát sinh tại dự án sau khi xử lý bằng hệ thống XLNT công suất 50 m 3 /ngày được đấu nối vào HTXL nước thải tập trung của KCN Bình Xuyên Toàn bộ nước thải của KCN được xử lý đạt giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với (hệ số Kq = 0,9; Kf =1,0) sẽ xả ra sông Cà Lồ như vậy hoàn toàn phù hợp với quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải hiện hành của tỉnh Vĩnh Phúc.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

a Sự phù hợp đối với khả năng chịu tải của môi trường nước mặt

Theo thỏa thuận, toàn bộ lượng nước thải (sau khi xử lý tại dự án) và nước mưa phát sinh tại khu vực triển khai dự án sẽ được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải và hệ thống thu gom nước mưa của KCN Bình Xuyên Hiện trạng, các công trình bảo vệ môi trường của KCN đã được đầu tư xây dựng gồm:

- Công trình thu gom nước thải, thoát nước mưa:

+ Đã xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải

+ Đã xây dựng mạng lưới thu gom nước thải (bao gồm mạng lưới thu gom nước thải và tuyến ống, trạm bơm trung chuyển nước thải tới Nhà máy xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp)

- Công trình xử lý nước thải:

+ Đã xây dựng 01 Trạm xử lý nước thải tập trung có công suất 3.000 m 3 /ngày đêm để xử lý toàn bộ nước thải phát sinh tại KCN đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả ra sông Cà Lồ đoạn chảy qua KCN Bình Xuyên

+ Các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục đã lắp đặt: Lưu lượng (đầu vào, đầu ra), pH, độ màu, nhiệt độ, DO, COD và TSS

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với hệ số Kq = 0,9; Kf = 1

- Công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:

+ Đã xây dựng kế hoạch và phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

+ Đã xây dựng hồ sự cố cho trạm xử lý nước thải tập trung với dung tích thiết kế 6.000 m 3

Như vậy công suất hiện có, hệ thống XLNT tập trung hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải của dự án đầu tư.

Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

Dự án đầu tư được thực hiện tại KCN Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Theo quy định tại “điểm c, khoản 2, Điều 28 (Mục 2 Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường), Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”, Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án không phải trình bày nội dung dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật.

Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

Dự án đầu tư được thực hiện tại KCN Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Theo quy định tại “điểm c, khoản 2, Điều 28 (Mục 2 Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường), Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”, Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án không phải trình bày nội dung mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải.

Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nơi thực hiện dự án

Dự án đầu tư được thực hiện tại KCN Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Theo quy định tại “điểm c, khoản 2, Điều 28 (Mục 2 Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường), Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”, Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án không phải trình bày nội dung đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nơi thực hiện dự án.

Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai lắp đặt máy móc, thiết bị

1.1 Đánh giá, dự báo các tác động

Thời gian lắp đặt máy móc, thiết bị kéo dài khoảng 02 tháng Lực lượng công nhân tập trung (thời gian cao điểm) khoảng 20 người Các tác động môi trường được đánh giá như sau:

1.1.1 Các tác động từ nguồn liên quan đến chất thải a Tác động do bụi và khí thải

Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị, bụi và khí thải phát sinh từ các nguồn sau:

 Từ hoạt động của phương tiện vận chuyển:

- Bụi và khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển dây chuyền máy móc, thiết bị sản xuất

Thành phần gồm: Muội khói, SO2, NOx, CO,VOC,

 Từ hoạt động thi công lắp đặt máy móc, thiết bị:

- Bụi từ việc tháo các vỏ bọc máy móc, thiết bị Thành phần gồm: CO, SO2,

 Đánh giá, dự báo tác động:

Hoạt động của các phương tiện vận chuyển sử dụng nhiên liệu là dầu Diezel sẽ phát sinh ra môi trường muội khói và các chất khí độc hại như: NOx, CO, CO2, VOC,… Dựa theo số liệu thống kê số lượng máy móc, thiết bị sản xuất dự kiến lắp đặt (Bảng 1.3 Danh mục máy móc, thiết bị chính sử dụng cho hoạt động sản xuất), ước tính khối lượng máy móc thiết bị cần vận chuyển khoảng 300 tấn Theo kế hoạch, thời gian thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị kéo dài từ 02 tháng Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển chỉ tập trung trong khoảng 10 ngày Phương tiện sử dụng là ô tô tải trọng từ 12 - 16 tấn Như vậy, trung bình mỗi ngày có khoảng 02 chuyến xe vận chuyển ra/vào Dự án

Tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào dự án được tính lớn nhất khi tất cả các phương tiện cùng hoạt động tại một thời điểm Hiện nay, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn cụ thể về mức độ phát thải của từng loại phương tiện vận chuyển Bởi vậy, ở đây việc tính tải lượng ô nhiễm khí thải từ các phương tiện thi công cơ giới và giao thông được dựa trên ước tính của WHO Để ước tính tải lượng chất ô nhiễm có thể sử dụng phương pháp hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập như sau:

Bảng 4.1 Hệ số phát thải của các phương tiện tham gia giao thông

TT Loại phương tiện Hệ số chất ô nhiễm (g/km)

Bụi SO2 NO2 CO VOC

(Nguồn: WHO) Theo báo cáo Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính cho các loại ô tô chạy bằng dầu là 0,3 lít/km Thành phần khí thải của các phương tiện giao thông bao gồm: COx, NOx, SOx, CxHy, Aldehyd Nồng độ chất ô nhiễm ở khoảng cách x so với nguồn đường về phía cuối gió được xác định theo phương pháp mô hình khuyếch tán nguồn đường Sutton:

[1] Giáo trình: Đánh giá tác động môi trường - Trần Đông Phong và Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Cx: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí đo tại vị trí x so với nguồn đường (mg/m 3 );

E: Tải lượng chất ô nhiễm của nguồn thải (mg/m.s); z: Độ cao của điểm tính (m); lấy z = 1,5m δz: Hệ số khuếch tán ô nhiễm khí thải giao thông, ta sử dụng mô hình dự báo về ô nhiễm nguồn đường: theo phương z (m); u: Tốc độ gió trung bình (m/s); lấy u = 1,8 m/s h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m) Lấy h = 0,5 m

Thay các giá trị vào Công thức 4.1, nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí khu vực vận tải được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.2 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh do đốt cháy nhiên nhiệu do hoạt động giao thông - giai đoạn thi công, lắp đặt x(m) C(x,z) (μg/m 3 )

Từ kết quả tính toán cho thấy: Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí Mức độ tác động do khí thải từ phương tiện vận chuyển đến môi trường được đánh giá là nhỏ

- Không gian phát thải: Trong phạm vi khu vực thực hiện dự án và dọc các tuyến vận tải (tập trung chủ yếu tại tuyến đường QL2A, TL.310B và một số tuyến đường nội bộ của KCN Bình Xuyên)

- Mức độ tác động: Nhỏ

- Thời gian phát thải: Thời gian lắp đặt máy móc, thiết bị

 Đối với bụi và khí thải phát sinh từ thiết bị thi công:

Lượng bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của máy móc, thiết bị thi công phụ thuộc vào số lượng, chất lượng và phương thức thi công Các chất khí SO2, NO2,

CO, THC,… trong khói thải của thiết bị sẽ gây ô nhiễm không khí xung quanh và tác động đến công nhân lao động Tuy nhiên, theo đánh giá của Chủ đầu tư, khối lượng công việc trong giai đoạn này không lớn, diễn ra đơn giản với các loại thiết bị như: máy khoan, máy hàn và một vài thiết bị khác Thời gian vận hành máy ngắn và không liên tục nên các chất ô nhiễm phát sinh là nhỏ Tác động không đáng kể đến môi trường và sức khỏe con người b Tác động do chất thải rắn

Trong giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị, chất thải rắn phát sinh từ:

- Hoạt động lắp đặt máy móc, thiết bị Thành phần gồm: xốp đỡ thiết bị, túi nilon, giấy vụn, bìa các tông,…

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân Thành phần gồm: Thức ăn thừa, vỏ chai lọ, túi nilon, giấy, nhựa,…

 Đánh giá, dự báo tác động do chất thải rắn:

 Tác động do chất thải từ hoạt động lắp đặt máy móc, thiết bị:

Thành phần chất thải phát sinh gồm: Gỗ balet, giấy, bìa carton, nilon, xốp đỡ, Dựa trên cơ sở số lượng máy móc, thiết bị dự kiến sử dụng, ước tính khối lượng CTR phát sinh từ hoạt động lắp đặt khoảng 1,0÷2,0 tấn Lượng chất thải này sẽ được thu gom và phân loại thành 2 nguồn: CTR có thể tái chế và chất thải không thể tái chế Đối với lượng CTR có thể tái chế sẽ được chuyển giao cho các đơn vị có chức năng tái chế, tái sử dụng Đối với lượng CTR còn lại sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định Do vậy, tác động của chất thải loại này được đánh giá nhỏ

- Không gian phát thải: Khu vực nhà xưởng lắp đặt máy móc, thiết bị

- Thời gian tác động: Thời gian lắp đặt máy móc, thiết bị

 Tác động do CTR sinh hoạt:

Dự kiến số lượng công nhân thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị tập trung tối đa khoảng 20 người Theo kế hoạch, công nhân không tiến hành hoạt động nấu ăn tại chỗ mà sẽ sử dụng các suất ăn công nghiệp nên lượng CTR sinh hoạt phát sinh không lớn, ước tính khoảng 0,2 kg/người/ngày Tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh được tính toán như sau:

MCTR = 0,2 kg/người/ngày x 20 người = 4,0 kg/ngày Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh với số lượng nhỏ nhưng nếu không có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý thì nó có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến môi trường nước mặt, nước dưới đất, môi trường đất, môi trường không khí, làm mất mỹ quan khu vực

Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt gồm các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và các chất vô cơ khó phân hủy nếu không được quản lý hiệu quả sẽ gây tác động đến môi trường tại khu vực Dự án Các chất thải vô cơ khó phân hủy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm giảm khả năng khuyếch tán oxy vào nước, qua đó tác động đến các sinh vật thủy sinh Ngoài ra, thời gian phân hủy của các chất vô cơ rất dài, khi thải vào môi trường đất sẽ làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến chất lượng đất Túi nylon và các vật liệu nhựa có trong đất sẽ làm bó rễ cây, hạn chế quá trình sinh trưởng và phát triển của cây

- Không gian phát thải: Tại khu vực nhà quản lý dự án

- Mức độ tác động: Nhỏ

- Thời gian phát thải: Thời gian lắp đặt máy móc, thiết bị c Tác động do chất thải nguy hại

Nguồn phát sinh CTNH gồm:

- Hoạt động lắp đặt máy móc, thiết bị: Giẻ lau dính dầu; pin; ắc quy thải;…

- Hoạt động sinh hoạt: Bóng đèn thải; pin thải;…

 Đánh giá, dự báo tác động:

Dựa theo số lượng, khối lượng lắp đặt máy móc, thiết bị, dự báo khối lượng và chủng loại các loại CTNH phát sinh như sau:

Bảng 4.3 Dự báo khối lượng chất thải nguy hại - Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị Nguồn phát sinh Tên chất thải Mã CTNH Trạng thái tồn tại Khối lượng

Lắp đặt máy móc, thiết bị

Thùng đựng dầu, mỡ thải 18 01 02 Rắn 5,0

Giẻ lau, găng tay 18 02 01 Rắn 2,0 dính dầu, mỡ thải

Sinh hoạt Bóng đèn thải 16 01 06 Rắn 0,5

Loại chất thải này có khối lượng phát sinh tuy không lớn nhưng có tính nguy hại cao, gây tác động rất mạnh tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng, quy mô tác động mang tính lan truyền rộng Đặc biệt, lượng dầu mỡ thải nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và hệ thống thoát nước mưa cũng như hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Bình Xuyên

- Không gian phát thải: Khu vực nhà xưởng

- Mức độ tác động: Tác động mạnh đến môi trường

- Thời gian tác động: Lâu dài d Tác động do nước thải

 Nguồn phát sinh nước thải:

Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành dự án

2.1 Đánh giá, dự báo các tác động

Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại có tính chất tác động là tương tự nhau, chỉ khác nhau về mức độ (giai đoạn vận hành thử nghiệm hoạt động với công suất thấp hơn giai đoạn vận hành thương mại nên lượng chất thải phát sinh ít hơn) Do đó, báo cáo thực hiện đánh giá, dự báo các tác động cho giai đoạn vận hành thương mại ở mức độ lớn nhất đối với môi trường và con người, từ đó đề xuất các biện pháp công trình bảo vệ môi trường tương ứng

2.1.1 Tác động từ nguồn liên quan đến chất thải

Các tác động từ nguồn liên quan đến chất thải trong giai đoạn này được đánh giá như sau: a Nguồn phát sinh và thành phần:

Dựa trên quy mô và công nghệ sản xuất của Dự án, dự báo bụi và khí thải từ các nguồn sau:

Từ hoạt động của phương tiện vận chuyển:

Bụi và khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển, vật liệu sản xuất và sản phẩm Thành phần gồm: Muội khói, SO2, NOx, CO,VOC,

 Từ hoạt động sản xuất:

- Bụi từ các công đoạn sản xuất (cắt, vát, đánh bóng, );

- Bụi phát sinh từ công đoạn cán tấm Graphite b Đánh giá, dự báo tác động:

Đối với bụi và khí thải của phương tiện vận chuyển:

Khi Dự án đi vào hoạt động, bụi và khí thải phát sinh chủ yếu từ các phương tiện chuyên chở sản phẩm, nguyên vật liệu và phương tiện lưu thông của cán bộ công nhân viên Thành phần chính bao gồm: bụi và các khí CO, CO2, SO2, NOx,

- Đối với phương tiện đi lại của CBCNV: Dự kiến giai đoạn vận hành ổn định có

53 lao động làm việc tại Dự án (giả định toàn bộ lao động di chuyển bằng xe máy)

- Đối với phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu và sản phẩm: Theo số liệu thống kê, tổng khối lượng nguyên nhiên vật liệu, hóa chất phục vụ sản xuất của Dự án khoảng 1.138 tấn/năm, tổng khối lượng sản phẩm đầu ra của dự án là 950 tấn/năm Tuy nhiên, để phục vụ hoạt động sản xuất, trung bình mỗi ngày có khoảng dưới 02 lượt xe ô tô tải trọng 3 - 12 tấn vận chuyển nguyên, vật liệu sản xuất và sản phẩm

Tải lượng ô nhiễm do khí thải giao thông phụ thuộc vào số lượng xe lưu thông, vận tốc, loại nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện và chất lượng đường giao thông Tải lượng chất ô nhiễm được tính toán trên cơ sở “hệ số ô nhiễm” do

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) và WHO thiết lập như sau:

Bảng 4.7: Hệ số phát thải của các phương tiện giao thông

TT Loại phương tiện Hệ số ô nhiễm (kg/1000km)

(Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993) Ghi chú: S – là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO, S = 0,5%

Sử dụng Công thức Sutton và tính toán tương tự như trong giai đoạn thi công lắp đặt, nồng độ bụi trong không khí tại thời điểm vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của Dự án được dự báo như sau:

Bảng 4.8: Dự báo chất lượng môi trường không khí - giai đoạn vận hành

Từ kết quả tính toán cho thấy: Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận giao thông ra/vào Dự án đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí nên mức độ tác động đến môi trường là nhỏ

- Không gian phát thải: Trong phạm vi khu vực thực hiện dự án và dọc các tuyến vận tải (tập trung chủ yếu tại tuyến đường QL2A, TL.310B và một số tuyến đường nội bộ của KCN)

- Đối tượng chịu tác động: Các đối tượng tự nhiên - kinh tế xã hội dọc tuyến vận tải của Dự án

- Thời gian tác động: Thời gian vận hành dự án

 Đối với khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất:

 Bụi phát sinh từ các công đoạn sản xuất vỏ bình cứu hỏa:

Công đoạn cắt tấm, vát, đánh bóng, sẽ phát sinh bụi kim loại

- Đối với công đoạn cắt, vát tấm: Do quá trình sản xuất vỏ bình cứu hỏa có sử dụng các loại máy cắt, máy vát, sẽ phát sinh một lượng nhỏ bụi phát tán ra ngoài môi trường Lượng bụi này có kích thước từ vài μm đến vài mm, có khả năng phát tán trên diện hẹp và dễ lắng đọng Tuy nhiên hoạt động này được thực hiện hoàn toàn tự động nên hạn chế được lượng bụi phát tán ra ngoài môi trường

- Đối với công đoạn tạo ống vỏ bình: Sử dụng máy cắt PIPE, máy vạt mép tự động Công đoạn này phát sinh bụi kim loại có kích thước nhỏ Tuy nhiên, hoạt động này được thực hiện tự động, loại máy cắt vạt mép PIPE hạn chế được lượng bụi phát tán ra môi trường

- Đối với công đoạn làm bóng bề mặt: Quá trình vận hành máy quay đánh bóng bằng các bánh xe đệm thực hiện chà nhám khu vực mối hàn, xóa các vết trầy xước nhỏ, làm bóng nhẹ trên toàn bộ bên ngoài của vỏ bình, bụi sắt phát sinh sẽ được máy hút bụi ngay tại vị trí bánh xe đệm thu hồi lại Do đó quá trình này bụi phát sinh không đáng kể

- Đối với công đoạn đóng gói, nhập kho sản phẩm: Công đoạn này không phát sinh bụi kim loại mà phát sinh bụi từ các giấy, bìa carton đóng gói sản phẩm

* Tính toán tải lượng phát sinh:

+ Tải lượng bụi phát sinh từ quá trình sản xuất vỏ bình cứu hỏa:

Căn cứ vào hoạt động sản xuất thực tế của Nhà máy sản xuất kết cấu thép của Công ty tại thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (có hoạt động sản xuất tương tự với

Dự án), cho thấy lượng bụi kim loại phát sinh từ các thiết bị này chiếm khoảng 0,1% lượng nguyên liệu đầu vào sản xuất kết cấu thép Với lượng nguyên liệu inox 304 sử dụng cho hoạt động sản xuất vỏ bình cứu hỏa tại Nhà máy khoảng 209 tấn, ước tính lượng bụi phát sinh từ các công đoạn này như sau:

Tải lượng bụi = 0,1% x 209 (tấn/năm) = 0,209 (tấn/năm)

Tuy nhiên, bụi phát sinh từ quá trình này chủ yếu là bụi có kích thước lớn và rơi ngay trong khu vực máy móc, lượng bụi có kích thước nhỏ chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng bụi phát sinh ở trên, tương đương khoảng 20,9 kg/năm

Dự án hoạt động dự kiến 300 ngày/năm, ngày làm 01 ca, mỗi ca 8 tiếng Vậy nên lượng bụi phát sinh tính theo giờ là:

Với tổng diện tích khu vực sản xuất vỏ bình cứu hỏa của dự án là 1.000 m 2 , chiều cao nhà xưởng là 12 m, giả sử điều kiện vi khí hậu trong khu vực sản xuất ổn định, các chất thải không tự phân hủy, khi đó nồng độ bụi phát sinh từ các máy gia công cơ khí như sau:

Cbụi = 8.708,33 (mg/giờ) : (1.000m 2 x 12m) = 0,726 (mg/m 3 giờ)

Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

a Danh mục công trình bảo vệ môi trường và kinh phí thực hiện

Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án:

Bảng 4.14 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

TT Các thiết bị/công trình BVMT Đơn vị Số lượng Kinh phí

I Giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị

1 Bảo hộ lao động Bộ 10 5

2 Khu lưu giữ CTRSH, CTNH, chất thải thông thường trong giai đoạn lắp đặt Kho 01 6

II Giai đoạn vận hành

2.1 Xử lý bụi và khí thải

- Hệ thống điều hòa trung tâm, hệ thống quạt thông thoáng nhà xưởng Hệ thống 01 450

- Hệ thống thu bụi kim loại (tích hợp trong máy móc, thiết bị) Hệ thống 01 300

- Hệ thống hút bụi kiểu lốc xoáy PSC-100, động cơ (kW) 3.7 x 2SET; Hệ thống 01 300

TT Các thiết bị/công trình BVMT Đơn vị Số lượng Kinh phí

(triệu đồng) 2.2 Thu gom, xử lý nước thải

- Hệ thống thu gom và thoát nước thải Hệ thống 01 50

- Thùng chứa chất thải thông thường/chất thải nguy hại Thùng 50 5

- Khu lưu giữ CTRSH, CTRCN, CTNH Kho 01 60

Ghi chú: Các chi phí này chưa bao gồm chi phí hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom chất thải, chi phí xin đấu nối xử lý nước thải đối với KCN,… b Kế hoạch lắp đặt các công trình, thiết bị xử lý chất thải

Chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trước khi đưa Dự án đi vào vận hành chính thức c Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

Các biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được Chủ đầu tư thực hiện bắt đầu từ giai đoạn thi công lắp đặt máy móc thiết bị đến hết thời hạn vận hành dự án d Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường Để đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường, Công ty sẽ thành lập bộ phận HSE (sức khỏe - an toàn - môi trường) Bộ phận HSE hoạt động kiêm nhiệm bởi các cán bộ nhân viên Công ty và có chức năng nhiệm vụ như sau:

- Giám sát việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường của nhà máy

- Tập huấn, hướng dẫn công nhân phân loại, thu gom chất thải sản xuất, nguy hại đúng theo quy định;

- Phổ biến các biện pháp an toàn lao động, an toàn hóa chất cho toàn nhà máy

- Định kỳ phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đào tạo an toàn, tập huấn sử dụng hóa chất cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy, chú trọng tới đối tượng là nhóm công nhân thường xuyên tiếp xúc với hóa chất

- Chỉ đạo và phối hợp thực hiện các biện pháp PCCC

- Phối hợp với đơn vị có chức năng quan trắc, giám sát môi trường định kỳ Định kỳ, bộ phận HSE sẽ báo cáo về các vấn đề môi trường tại nhà máy, tham mưu, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho nhà máy.

Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

4.1 Nhận xét về mức độ chi tiết của các đánh giá

Mức độ chi tiết của các đánh giá trong báo cáo: Cao

Do việc nhận dạng và đánh giá các tác động của Dự án đến môi trường được thực hiện trên cơ sở xem xét từng hoạt động của Dự án ở các giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành trong môi trường tiếp nhận Các tính toán về nguồn thải dựa trên các số liệu về phương tiện, máy móc, vật liệu sử dụng; công nghệ áp dụng; nhân lực thực hiện theo Hồ sơ Dự án và theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức được quy định trong các văn bản pháp lý của Nhà nước Việt Nam, các tổ chức quốc tế, kinh nghiệm thi công của các hiệp hội xây dựng…

Ngoài ra, Báo cáo được thực hiện trên cơ sở hoạt động thực tế Vì vậy, mức độ chi tiết của các đánh giá, dự báo trong báo cáo tương đối cao

4.2 Nhận xét về độ tin cậy của các đánh giá Độ tin cậy của các đánh giá, dự báo được xác định cụ thể như sau:

- Đối với đánh giá hiện trạng môi trường nền phục vụ cho dự báo tác động, đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát thực tế, lấy mẫu, phân tích và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành do đó có mức độ tin cậy cao

- Đối với tính toán lượng bụi, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải… phát sinh phụ thuộc vào tình hình xây dựng thực tế sản xuất hiện nay tại Dự án

Vì vậy, trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng các hệ số, công thức tính toán mang tính chất tương đối và so sánh với các quy chuẩn quy phạm kỹ thuật hiện hành nên mức độ tin cậy trung bình

- Đối với các sự cố và rủi ro môi trường đưa ra trong báo cáo dựa trên tham khảo số liệu từ Nhà máy sản xuất có công nghệ tương tự tại khu vực Tuy nhiên, các sự cố có thể khác nhau đối với từng giai đoạn (phụ thuộc vào yếu tố khách quan và chủ quan) Vì vậy, độ tin cậy được đánh giá là trung bình.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

1.1 Nội dung cấp phép đối với nước thải

Không thuộc đối tượng phải cấp phép đối với nước thải theo quy định tại Điều

39 Luật Bảo vệ môi trường (do nước thải sau xử lý của dự án được đấu nối xả vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN Bình Xuyên, không xả trực tiếp ra môi trường)

1.2 Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải a Mạng lưới thu gom nước thải từ nguồn phát sinh về hệ thống xử lý nước thải

- Đối với nước thải sinh hoạt của Công ty được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại 03 ngăn trước khi thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50 m 3 /ngày.đêm của dự án để xử lý, sau đó được đấu nối về hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN Bình Xuyên b Công trình, thiết bị xử lý nước thải

- Tóm tắt quy trình: Nước thải sinh hoạt (sau khi được xử lý sơ bộ tại nguồn)

→ Bể gom → Bể điều hòa → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể lắng sinh học → Bể khử trùng → Xả ra hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN Bình Xuyên

- Công suất thiết kế: 50 m 3 /ngày.đêm

- Hóa chất sử dụng: Nước javen c Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục

Cơ sở không thuộc đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục nước thải theo quy định tại Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường d Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố

* Biện pháp phòng ngừa sự cố:

- Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn;

- Thường xuyên bảo trì các máy móc, thiết bị trong hệ thống theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp;

- Định kỳ vệ sinh hệ thống các bể xử lý, sục rửa bồn lọc áp lực đảm bảo không tắc nghẽn trong quá trình vận hành; thay thế vật liệu lọc, vật liệu hấp phụ theo khuyến cáo của nhà cung cấp;

- Xây dựng phương án ứng phó khi có sự cố xảy ra

* Biện pháp ứng phó sự cố:

- Trường hợp nước thải vượt giới hạn cho phép: Người vận hành kiểm tra quy trình vận hành, các thiết bị của hệ thống để xác định nguyên nhân và khắc phục sự cố; nước thải được bơm quay vòng về bể điều hòa để xử lý lại

- Trường hợp hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố: Người vận hành kiểm tra các thiết bị và bể xử lý nước thải để tìm nguyên nhân, tổ chức khắc phục sự cố, nước thải được bơm quay vòng về bể điều hòa để xử lý lại

- Trong trường hợp thời gian khắc phục sự cố kéo dài, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển nước thải đi xử lý đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường

1.3 Kế hoạch vận hành thử nghiệm a) Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: Không quá 06 tháng kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm Thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm dự kiến là sau 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép môi trường b) Công trình, thiết bị phải vận hành thử nghiệm: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 50 m 3 /ngày đêm c) Vị trí lấy mẫu: 02 vị trí gồm:

- Bể thu gom nước thải đầu vào

- Điểm lấy mẫu sau bể khử trùng của hệ thống xử lý nước thải đầu ra d) Chất ô nhiễm và giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm:

- Giám sát các thông số: Lưu lượng, pH, COD, BOD5, chất rắn lơ lửng, sunfua, amoni, tổng nitơ, tổng phospho, Coliform

- Giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm: Theo mức giới hạn tiếp nhận của QCVN 40:2011/BTNMT, cột B và Chủ hạ tầng KCN Bình Xuyên e) Tần suất lấy mẫu: Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

1.4 Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

- Thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của Công ty, bảo đảm đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, Cột B

- Trong quá trình vận hành thử nghiệm, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm các nội dung quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP Trường hợp có thay đổi kế hoạch vận hành thử nghiệm theo Giấy phép môi trường này thì phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

- Tổng hợp, đánh giá số liệu quan trắc nước thải và lập báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải

- Có sổ nhật ký vận hành, ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm và vận hành công trình xử lý nước thải

- Đảm bảo bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, hóa chất để thường xuyên vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thu gom, xử lý nước thải

- Công ty chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Bình Xuyên.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

2.1 Nội dung đề nghị cấp phép xả khí thải a) Nguồn phát sinh khí thải: 01 nguồn phát sinh khí thải từ công đoạn nhiệt phân than chì b) Dòng khí thải, vị trí xả thải:

- Dòng khí thải: Một dòng khí thải sau hệ thống xử lý khí thải công đoạn nhiệt phân

- Vị trí xả khí thải: Tại ống thoát khí của hệ thống xử lý khí thải công đoạn nhiệt phân;

- Lưu lượng xả thải tối đa: 30.000 m 3 /giờ

- Phương thức xả thải: Gián đoạn (theo ca sản xuất)

- Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 19:2009/BTNMT (Cột B) với Kp = 0,9, Kv = 0,8 và QCVN 20:2009/BTNMT

TT Tên thông số Đơn vị Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ Quan trắc tự động, liên tục

1 Bụi tổng mg/Nm 3 144 Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải định kỳ (theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục (theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

2.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải a) Mạng lưới thu gom khí thải từ các nguồn phát sinh bụi, khí thải để đưa về hệ thống xử lý bụi, khí thải:

- Đối với bụi, khí thải từ công đoạn hàn, cắt, làm bóng bề mặt sản phẩm: Tại từng máy mài, máy cắt, máy đánh bóng, được lắp đặt các ngăn thu bụi, bụi sau đó sẽ được thu gom, lưu giữ tại kho chất thải và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý b) Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải:

- Công trình, thiết bị xử lý khí thải: Công ty sẽ lắp đặt 01 hệ thống xử lý khí thải công đoạn nhiệt phân, hút bụi kiểu lốc xoáy hiệu suất cao với cấu trúc bộ lọc ở dạng hộp mực, giúp bảo vệ khu vực lọc và cho phép nó thu gom cả bụi mịn

+ Tóm tắt quy trình: Khí thải → Quạt hút → Ống thổi → Thiết bị hấp phụ → Ống khói → Xả ra môi trường không khí

(Bụi gắn vào bộ lọc hộp mực được phun khí nén tự động qua ỐNG THỔI bằng phương pháp JET và hiệu quả loại bỏ bụi cao do không khí xung quanh được hút vào và chảy ngược lại)

Khí thải → Máng nước → Quạt hút → Thiết bị hấp phụ → Ống khói → Xả ra môi trường không khí

+ Công suất thiết kế: 100 m 3 /min

+ Hóa chất sử dụng: không

2.3 Kế hoạch vận hành thử nghiệm

- Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: Sau khi dây chuyền sản xuất kết cấu thép được lắp đặt, vận hành và không quá 06 tháng tính từ thời điểm vận hành thử nghiệm theo quy định

- Công trình, thiết bị phải vận hành thử nghiệm: Hệ thống xử lý khí thải công suất 100 m 3 /min

- Vị trí lấy mẫu: Theo quy định tại mục 2.1 của Chương V

- Chất ô nhiễm và giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm: Theo quy định tại mục 2.1 của Chương V

- Tần suất lấy mẫu: Theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

2.4 Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

- Thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động của dự án bảo đảm đáp ứng quy định về giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm tại mục 2.2.1 Phụ lục này khi xả thải ra ngoài môi trường

- Đảm bảo bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, hóa chất để thường xuyên vận hành hiệu quả hệ thống, công trình thu gom, xử lý khí thải

- Trồng cây xanh, định kỳ vệ sinh công nghiệp, phun nước rửa đường nội bộ… đảm bảo hạn chế phát tán bụi, khí thải, mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

- Công ty chịu hoàn toàn trách nhiệm khi xả bụi, khí thải không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

3.1 Nội dung cấp phép về tiếng ồn, độ rung a Nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung

Trong quá trình vận hành, tiếng ồn và độ rung chủ yếu phát sinh từ hoạt động sản xuất của dự án b Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:

Khunhà xưởng sản xuất, tọa độ: X: 235287.82; Y: 569658.69

(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 105 0 , múi chiếu 3 0 ) c Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ dự án phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc

3.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung a Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Tạo khoảng cách hợp lý giữa các thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn tiếng ồn, độ rung nằm trong giới hạn cho phép

- Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống máy móc tại cơ sở b Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

- Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép;

- Định kỳ bảo dưỡng đối với các thiết bị để hạn chế phát sinh tiếng ồn, độ rung;

- Trồng cây xanh xung quanh Công ty nhằm hấp thụ ánh nắng, giảm ồn và giảm bụi, khí thải phát tán ra môi trường xung quanh.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải

4.1 Khối lượng, chủng loại chất thải phát sinh a Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên

Khối lượng CTR nguy hại phát sinh tại cơ sở đề nghị cấp phép là: 1.701 kg/năm Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên tại dự án được tổng hợp như sau:

TT Tên chất thải Mã CTNH Số lượng (kg/năm)

1 Bao bì cứng thải bằng kim loại 18 01 02 250

2 Bao bì cứng thải bằng nhựa 18 01 03 400

5 Vật liệu mài dạng hạt thải có chứa thành phần nguy hại 07 03 08 600

6 Dầu làm mát chống rỉ 07 03 05 25

7 Dầu thủy lực tổng hợp 17 01 06 8

8 Giẻ lau, găng tay dính thành phần nguy hại 18 02 01 30

9 Linh kiện điện tử lỗi, hỏng 19 02 06 16

10 Than hoạt tính bão hòa (từ quá trình xử lý khí thải) 07 01 10 300

Tổng số lượng 1.701 b Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh:

Khối lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh tại cơ sở đề nghị cấp phép là: 14,85 tấn/năm Khối lượng, chủng loại CTR công nghiệp thông thường phát sinh thường xuyên tại dự án được tổng hợp như sau:

TT Thành phần Đơn vị Khối lượng

1 Vụn inox kim loại; nguyên liệu, sản phẩm lỗi không chứa thành phần nguy hại Tấn/năm 5,225

2 Bao bì thải, túi nilon thải Tấn/năm 0,5

3 Giấy văn phòng Tấn/năm 0,1

4 Bụi kim loại Tấn/năm 0,5434

Tổng Tấn/năm 6,3684 c Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

- Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại cơ sở đề nghị cấp phép là: 10,6 kg/ngày

4.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải a Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:

 Thiết bị lưu chứa: Thùng chứa bằng nhựa cứng composite có nắp đạy

- Khu vực lưu chứa chất thải nguy hại, diện tích 10 m 2

- Thiết kế, cấu tạo: Kết cấu tường xây gạch, sàn BTXM kín khít, không bị thẩm thấu, nền cao hơn mặt sân khoảng 20cm để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, mái lợp tôn, cửa ra vào bằng tôn Khu vực được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định b Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:

 Thiết bị lưu chứa: Thùng nhựa có nắp đạy

- Khu vực lưu chứa chất thải công nghiệp thông thường, diện tích 10m 2

- Thiết kế, cấu tạo: Kết cấu tường xây gạch, sàn BTXM kín khít, không bị thẩm thấu, nền cao hơn mặt sân khoảng 20cm để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, mái lợp tôn, cửa ra vào bằng tôn Khu vực được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định c Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:

 Thiết bị lưu chứa: Thùng nhựa có nắp đạy

- Khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt, diện tích 10 m 2

- Thiết kế, cấu tạo: Kết cấu tường xây gạch, sàn BTXM kín khít, không bị thẩm thấu, nền cao hơn mặt sân khoảng 20cm để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, mái lợp tôn, cửa ra vào bằng tôn

4.3 Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

- Thực hiện phương án phòng chống, ứng phó với sự cố rò rỉ hóa chất; sự cố bục vỡ đường ống hệ thống xử lý nước thải;

- Thực hiện trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường, chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường theo quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 125 và Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường

- Có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đã nêu trong báo cáo Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư

1.1 Đối với công trình xử lý nước thải

Dự án chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt, được công ty Công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Cơ khí Đức Phát thu gom và xử lý nên không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải

1.2 Đối với công trình xử lý khí thải

- Chủ cơ sở sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn để lấy mẫu khí thải từ hệ thống xử lý khí thải của Công ty để đo đạc, phân tích, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống

- Kế hoạch quan trắc khí thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý khí thải tại Công ty được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể như sau:

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG: CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH HTC VIET 103

Bảng 6.1 Kế hoạch lấy mẫu vận hành thử nghiệm công trình xử lý khí thải Hạng mục công trình Tần suất quan trắcVị trí lấy mẫuSố lượng mẫuThông số quan trắcQuy chuẩn so sánhThời gian bắt đầu Thời gian kết thúc Công dự k đạt đ 1

Hệ thống xử lý khí thảiPSC-100, động cơ(kW) 3.7 x 2SET; côngsuất 100 m3 /min 1ngày/lần (3 lần)Ống thoát khí của HTXLKT mẫu đơn Lưu lượng, Bụi tổng QCVN 19:2009/BTNMT (Cột B)

Sau khi có GPMT và được cơ quan có thẩm quyền cho phép vận hành thử nghiệm

Không quá 06 tháng (tính từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm)

Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ a Quan trắc nước thải

Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường b Quan trắc bụi, khí thải

Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải định kỳ theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục a Quan trắc nước thải

Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường b Quan trắc bụi, khí thải

Không thuộc đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

2.3 Hoạt động quản lý môi trường khác

Hoạt động quản lý môi trường khác của dự án được tổng hợp như sau:

Bảng 6.2 Hoạt động quản lý môi trường khác của dự án

TT Loại Vị trí và số lượng mẫu

Thông số quản lý Phạm vi áp dụng Tần suất

Tại vị trí lưu giữ tạm thời

Nguồn, lượng, thành phần, biện pháp thu gom, xử lý

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022

Tại vị trí lưu giữ tạm thời

Nguồn, lượng, thành phần, biện pháp thu gom,

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Thường xuyên

3 CTNH Tại vị trí lưu giữ tạm thời

Nguồn, lượng, thành phần, biện pháp thu gom, xử lý

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w