1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, tự giác, tự chủ

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Tập Thể Lớp Đoàn Kết, Thân Thiện, Tự Giác, Tự Chủ
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Có thể nói, nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường phổ thông là giáo dục học sinh phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây dựng con người mới có sự phá

Trang 1

Có thể nói, nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường phổ thông là giáo dục học sinh phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây dựng con người mới có sự phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức trong sáng, cường tráng về thể chất và phong phú về tâm hồn.

Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp Để có một tập thể vững mạnh, điển hình tiên tiến là điều mong ước của nhiều thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm Nhưng điều này thật khó khăn! Chúng ta ai cũng biết rằng mỗi tập thể học sinh là mỗi mảnh ghép trong một bức tranh toàn cảnh của tập thể lớn nhà trường Mỗi tập thể lớp có một không gian, một sắc màu riêng Mỗi tập thể lớp có những thế mạnh, có những điểm yếu khác nhau nhưng đều chịu tác động bởi mục tiêu giáo dục chung của nhà trường Tập thể học sinh có vững mạnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất vẫn là vai trò của giáo viên chủ nhiệm.

Với những thông tư, điều lệ về trường trung học cơ sở được bộ giáo dục ban hành, cùng với nhiệm vụ năm học cho thấy giáo dục đạo đức trong học sinh là một nhiệm vụ cần thiết Bởi vì tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết yêu thương đã được ông cha ta nhắc nhở và truyền từ đời này sang đời khác Chính truyền thống đó đã đưa đất nước ta vượt qua bao khó khăn, gian khổ đặc biệt giành được thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chông Mỹ Giờ đây tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau vẫn đang được phát huy, mặc dù có sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường mở cửa, đạo đức xuống cấp, các tệ nạn xã hội đã len lỏi vào trường học Đồng thời quan điểm giáo dục của cha mẹ học sinh còn nhiều sai lầm lệch lạc Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách, sự giao tiếp của học sinh Đó là các em được nuông chiều thích gì được đó, lại không quen quan tâm đến người khác Nên các em sinh ra tính ích kỉ, hẹp hòi, thiếu sự đồng cảm với mọi người xung quanh Chính điều đó đã khiến

Trang 2

người giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm và chọn ra phương pháp giáo dục thích hợp đối với các em.

Là một giáo viên chủ nhiệm nhiều năm tôi cũng nhận thấy, mấy năm gần đây, xu hướng người nông dân không chỉ làm nông nghiệp toàn thời gian mà giờ họ chỉ làm tranh thủ Thời gian còn lại họ đi làm công nhân, làm nghề phụ, đi làm ăn ở xa, đi nước ngoài khá nhiều Chuyện học sinh trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ năm nào cũng có trong lớp Cá biệt có em chỉ ở một mình với người bảo trợ Tất nhiên, chuyện nuôi dạy con cái chỉ có thể giao cho ông bà, hoặc dồn trách nhiệm cho người còn lại Cũng có rất nhiều phụ huynh, thương con chiều con quá mức dẫn đến bao che cho con… Vừa rồi từ hình ảnh một giáo viên dạy âm nhạc ở cấp 2 tại tỉnh Tuyên Quang bị học sinh dồn vào chân tường, chửi và ném dép, không cho cô giáo ra khỏi lớp; Cô giáo bất lực, chỉ có cách im lặng, lấy điện thoại ra ghi hình Cuối cùng, một cú ném khiến đầu cô chảy máu, cô lăn ra ngất xỉu Đúng hay sai, lỗi thuộc ai ? chúng ta cần làm gì? Hay có hiện tượng học sinh trong lớp đòi đổi giáo viên, Những câu chuyện này buộc chúng ta phải thừa nhận rằng giáo dục đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức Người giáo viên chủ nhiệm vì vậy nếu không quan tâm thật sự đến học sinh, các em sẽ rất dễ đi chệch hướng Do tính chất công việc, vị trí ảnh hưởng của giáo viên chủ nhiệm đôi khi hơn cả giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm chính là linh hồn của tập thể lớp, vừa là nhà quản lí, vừa là nhà giáo dục trong một tập thể thu nhỏ

Vì vậy, tôi lựa chọn biện pháp “Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thânthiện, tự giác, tự chủ” Tôi cũng nhận ra, một tập thể lớp và mỗi học sinh điều

cần đầu tiên là sự đoàn kết Xây dựng tập thế lớp đoàn kết, vững mạnh, thân thiện, tự giác, tự chủ luôn là vấn đề mà nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm quan tâm và trăn trở Một tập thể lớp đoàn kết sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt động học tập của Nhà trường sau đó hướng đến các mục tiêu khác thì mọi hoạt động học tập hay rèn luyện đạo đức đều tốt đẹp Học sinh biết kính thầy yêu bạn, biết nỗ lực học tập rèn luyện trưởng thành toàn diện hơn.

Trang 3

PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp 11A8 tại trườngTHPT Hiệp Hoà số 1

1.1 Ưu điểm:

Với sĩ số lớp là 45 học sinh (20 học sinh năm và 25 học sinh nữ), Các em học sinh đều cùng lứa tuổi, cùng sinh sống trên địa bàn huyện Hiệp Hoà Mỗi em đều có hoàn cảnh khác nhau: Có bố mẹ là nông dân (38 hs), cán bộ công nhân viên (7 hs), Kinh doanh (6 hs) Điều kiện trường học tốt với đủ mọi trang thiết bị về công nghệ, phòng học chuyên dụng …Các thầy cô giáo nhiệt tình, có trách nhiệm.

1.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:

Sức học các em không đồng đều, phần lớn bố mẹ các em làm nghề tự do nên việc làm ăn xa hoặc buôn bán ít nhiều ảnh hưởng đến sự quan tâm, đôn đốc các em trong học tập, nhiều em kiến thức mất gốc khiến các em chán nản muốn bỏ học Lứa tuổi này các em đang trong thời kỳ chuyển tiếp tử tuổi thơ sang tuổi

trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như “ tuổi khó

bảo”, “ tuổi khủng hoảng”, “ tuổi bất trị”.

* Từ những điểm mạnh, điểm hạn chế như vậy, ngay từ đầu năm học, nhiệm vụ mà người giáo viên phải nắm vững và quan tâm tới chính là vấn đề học tập và đạo đức của các em Đây là hai mặt có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện học sinh phát triển toàn diện Đặc biệt là vai trò giáo dục đạo đức được

tôi xác định là “Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, tự giác, tựchủ” Đây là động lực để giúp các em cùng nhau tiến bộ và học tập tốt Bởi vậy

người giáo viên chủ nhiệm cần xác định vai trò của mình là phải:

+ Thực sự gương mẫu: Vì người giáo viên luôn là tấm gương phản chiếu

đối với học sinh Mọi thái độ, cử chỉ, hành động của giáo viên đều được học sinh chú ý tới Cái hay các em có thể phát huy, cái chưa hay sẽ trở thành trò đùa, sự chế giễu một khi người giáo viên đó không được học sinh tôn trọng Cho nên mọi việc làm, lời nói của thầy cô đều phải cân nhắc, càng tránh được sự sai sót

Trang 4

bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu Theo tôi: “ Gương mẫu là mệnh lệnh không lời để

thuyết phục học sinh”.

+ Quyết tâm, kiên trì: Đối với học sinh lớp chủ nhiệm của tôi do các em

có thói quen tự do mất trật tự, không đoàn kết, cộng với sức học không đồng đều giữa các em Trong lớp đã có sự phân chia đối tượng chơi giữa các bạn học với nhau Cho nên đối với một tập thể lớp có nhiều biểu hiện chưa tốt về ý thức nếu giáo viên chủ nhiệm nóng lòng muốn thay đổi ngay về nề nếp, muốn lớp tốt ngay điều này rất khó thực hiện Vì thế kiên trì là đức tính cần có đó với người giáo viên.

II Biện pháp:"Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, tự giác, tự chủ"

2.1 Biện pháp 1: Tìm hiểu thông tin học sinh, kiệntoàn bộ máy cán bộ lớp

2.1.1 Mục đích:

- Xây dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết.

- Xây dựng bộ máy cán bộ lớp, cán bộ Đoàn có thể làm nhiệm vụ thay giáo viên chủ nhiệm kịp thời nắm bắt mọi diễn biến trong lớp để từ đó giáo viên

- Lấy thông tin từ nhà trường - Điện thoại cho cha mẹ học sinh

- Trao đổi riêng với học sinh: động viên khích lệ các em, hưa hẹn đồng

Trang 5

- Có nhiều em xung phong làm lãnh đạo Khi trúng cử làm việc rất hăng say và giúp đỡ rất nhiều cho giáo viên chủ nhiệm.

Hình 1: Trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp

Trang 6

Hình 2: Đại hội chi đoàn học sinh

Hình 3: Tin nhắn trao đổi giữa cán bộ lớp và hs trong lớp

Trang 7

Hình 4: Tin nhắn phân công công việc của CB lớp với thành viên trong lớp

Trang 8

2.2 Biện pháp 2: Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể trong lớp, hướngđến mục đích tự giác tự chủ, nhân ái, đoàn kết.

2.2.1 Mục đích

- Giúp học sinh rèn luyện kỷ cương nề nếp Từ đó hình thành lối sống kỷ luật, nề nếp.

- Có ý thức học tập tu dưỡng, rèn luyện

- Có lòng nhân ái, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè

- Có ý thức trách nhiệm với chính bản thân, với công việc, với những người xung quanh.

2.2.2 Các bước tiến hành

- Dựa trên nội qui của Đoàn trường THPT Hiệp Hòa số 1 (Phụ lục 1)

- Dựa trên sự trao đổi thống nhất của học sinh, phụ huynh trong lớp.

* Lưu ý: Khi thực hiện, tiêu chí thi đua không được cứng nhắc mà linh

hoạt, uyển chuyển, có sự trao đổi thẳng thắn giữa GVCN và học sinh cả lớp.

2.2.3 Kết quả đạt được

- Lớp có bộ tiêu chí thi đua hoàn chỉnh (Phụ lục 2)

- Giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh đã có những thống nhất cụ

thể trong cuộc họp cha mẹ học sinh (Phụ lục 3)

- Các em đều ý thức hơn trong việc thực hiện nội qui, trong việc phấn đấu rèn luyện bản thân Ý thức học tập được nâng cao Vì nhiều khi chỉ một hành động giơ tay phát biểu của em đều được cộng điểm đánh giá vào cuối tuần, tháng.

2.3 Biện pháp 3: luôn quan tâm sát sao, đứng cả ở góc độ học sinh đểhiểu và giải quyết công việc một cách hài hòa, hiệu quả nhất.

Trang 9

2.3.2 Các bước tiến hành

- Kiểm tra đột xuất việc học trong giờ các bộ môn của học sinh - Hỏi han động viên kịp thời, thường xuyên.

- Luôn dự kiến công việc để có những chỉ đạo kịp thời, sát sao.

- Trước khi xử lý công việc, luôn cố gắng phân tích giảng giải cho học sinh vì sao nên thế.

2.3.3 Kết quả

- Học sinh thực sự thoải mái về tâm lý, kể cả khi bị trách phạt, hoặc bị

xem điện thoại riêng tư (Hình minh hoạ bên dưới)

- Thực sự coi giáo viên là người tin cậy để chia sẻ mọi chuyện.

Hình trên: Hai lớp 11a8 và 11a12 có xích mích, ngày 21/10/2023,GVCN cả hai lớp cùng đứng ra giải quyết xung đột

Trang 10

Ngày đầu năm học: khi HS nhận sách vở từ nhà trường, GVCN chuẩn bịsẵn cho HS túi bóng để đựng sách vở mang về

Tin nhắn trao đổi riêng của giáo viên chủ nhiệm với học sinh

Trang 11

2.4 Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các đoànthể trong và ngoài nhà trường.

2.4.1 Mục đích

- Tạo mối liên hệ chặt chẽ để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh - Tránh những thói hư tật xấu cho học sinh như: thiếu trung thực, thiếu kỷ cương, coi thường các giá trị cuộc sống….

2.4.2 Cách bước tiến hành

- Giữ liên lạc thường xuyên với BCH Đoàn, với cha mẹ học sinh qua zalo, tin nhắn.

- Khi đưa thông tin lên nhóm phụ huynh, có phân tích, nhấn mạnh, lý giải sự việc, có báo cáo kết quả.

- Khi cần thiết, lập thêm nhóm nhỏ để tiện trao đổi với phụ huynh - Với các phụ huynh có con mới chuyển lớp, có trao đổi riêng, kịp thời.

2.4.3 Kết quả

- Phụ huynh tin tưởng và yên tâm, ủng hộ GVCN rất nhiệt tình - Các tổ chức đoàn thể cũng tận tâm giúp đỡ, thông tin kịp thời

Thông tin kịp thời đến CMHS các nội dung triển khai trên lớp

Trang 13

PHẦN C MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP

Trang 14

2.2 Kết quả các phong trào

15/9 đến 19/9/2023

Phong trào “gieo chữ cho em” do clb “sách và hành động”của trường phát động ủng hộ sách cho học sinh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

20 cuốn sách cũ lớp 10

9/2023 Cuộc thi “Tìm hiểu về thi hành án dân sự” do Đoàn trường yêu cầu tham gia

10/2023 Like và Shere tiết mục dự thi “ Bước nhảy thanh niên” do Đoàn trường phát động

45/45 học sinh

4/11/2023 Tham gia hoàn thành đăng nhập “Dịch vụ công” trực tuyến Bắc Giang

45/45 học sinh

13/11/2023 Ủng hộ chương trình giao lưu văn nghệ với trung tâm khuyết tật tỉnh Bắc Giang

200.000 đ

11/2023/202 3

Tham gia cuộc thi tìm hiểu về “Luật biên phòng” do Đoàn trường phát động

45/45 học sinh

2.3 Các giải thưởng đã đạt được

Trang 15

STTNgày /thángGiải thưởng đã đạtđược1 Đợt thi đua 20/11/2023 Tập thể: Giải 3 tập san

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HAI MẶT HỌC KÌ 1-LỚP 11A8

Nhận xét chung: Trong 1,5 năm qua, tôi thấy khi thực hiện biện pháp

“Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, thân thiện, tự giác tự chủ”:

- Nề nếp lớp học ngày một tốt hơn, có quy củ, chủ động hơn Học sinh tự giác trong công tác vệ sinh trường lớp, trình bày bài trong vở, HS tự tổ chức đánh giá nhận xét, xếp loại Rèn luyện về nhau vào mỗi tiết 5 của ngày thứ 7 dưới sự tổ chức của tổ trưởng, lớp trưởng

- Các em tự tin hơn trong giao tiếp và trong học tập, mạnh dạn trao đổi những khó khăn vướng mắc với giáo viên chủ nhiệm, biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác (Ví dụ: Em Nguyễn Ngọc Phương năm lớp 10 từng trong BCH Đoàn của lớp nhưng công việc của chi Đoàn lại lười làm, học yếu, thi lại mấy môn Sang năm lớp 11 em đã chăm chỉ hơn: chủ động xin ngồi cạnh bạn học giỏi, xin đi thi đấu thể thao môn cầu lông dịp 20/11/2023, chịu khó hỏi bài bạn trong lúc ra chơi Kết thúc học kỳ 1 năm 2023, em được khen có tiến bộ vượt bậc trong môn hóa và vượt lên đạt học sinh khá.

- Các em trong ban cán bộ lớp có tác phong lãnh đạo và điều hành trong nhóm, lớp rất tốt Mọi việc trong lớp các em tự bảo nhau làm Ví dụ trong tuần trực ban của lớp, các em tự phân công nhau, tự đi sớm và hoàn thành công việc đúng giờ Không có chuyện đùn đẩy trách nhiệm và lừa việc cho người khác

- Nhiều em cán bộ lớp rất có ý thức trong công việc Ví dụ như em Nguyễn Thị Diệu Linh Liên tiếp trong các năm, từ 2021-2023, em Linh vừa là lớp phó lao động, vừa là lớp phó đời sống, vừa kiêm phó bí thư chi đoàn,

Trang 16

nhưng công việc nào giao cho em, em đều vui vẻ và hoàn thành rất cẩn thận, nhanh chóng.

Về công tác Đoàn, có nhiều em rất tích cực, mong muốn được vào BCH chi Đoàn Năm học 2023- 2024, Có 3 em tự ứng cử ra tranh cử vào BCH và đều trúng cử với số phiếu bầu cao Đây là một việc ở lớp tôi đã từng chủ nhiệm chưa thấy bao giờ Thật sự, đó là một việc rất đáng mừng.

- Học sinh ý thức được tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động, phong trào thi đua của lớp; tinh thần đoàn kết, kĩ năng hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả cao hơn Gần đây nhất, có thông tin một số học sinh trong lớp có chơi cờ bạc trên mạng Một số em đã không ngần ngại cho GVCN thông tin về bạn, giúp GVCN nắm bắt chính xác hiện trạng của từng em.

- Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, tham gia mọi hoạt động của trường của lớp một cách nhiệt tình và có hiệu quả.

- Các em biết quan tâm đến nhau hơn Biết cách đem lại niềm vui cho những người xung quanh mình Cho thày cô, cho bạn bè, cho cha mẹ ở nhà…

Một số hình ảnh các em nam chuẩn bị cho các cô, các bạn nữ nhân ngày20/10/2023

Các em nữ chuẩn bị cho các em nam trong lớp nhân ngày Lễ đàn ông 19/11/2023

3 Mức độ phù hợp của biện pháp đối với đối tượng học sinh vàthực tiễn nhà trường

Trang 17

- Bốn biệp pháp nói trên đều hợp với đối tượng học sinh vì dễ áp dụng, dễ tiếp thu - Phía giáo viên dễ áp dụng vì gần gũi, quen thuộc, chỉ cần bỏ tâm bỏ sức và kiên trì, không lơ là.

4 Mức độ đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác chủ nhiệm

- Có thể áp dụng trong mọi hoạt động của lớp chủ nhiệm: ngoại khóa, lao động, văn nghệ, thể thao…

- Có thể áp dụng trên phạm vi rộng ở mọi trường học, cấp học.

PHẦN D CAM KẾT

Trên đây là một vài biện pháp nhỏ quen thuộc để góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của bản thân tôi đã thực hiện trong mấy năm qua đạt hiệu quả Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, bất kì giáo viên nào được phân công làm công tác chủ nhiệm cũng có thể áp dụng những giải pháp nêu trên Chỉ có điều khác biệt đó là khi thực hiện cần thường xuyên liên tục Vì vậy dễ gây ra mệt mỏi cho người thực hiện nếu không kiên trì và hết lòng với học sinh

Trên đây là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp Tôi cam đoan những thông tin ở trên là đúng sự thật Tôi không sao chép hay vi phạm bản quyền của ai.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hiệp Hòa, ngày 28 tháng 2 năm 2024

Người báo cáo

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w