Trong quá trình giảng dạy lịch sử giai đoạn này, việc giáo viên sử dụng chuyện kể về các nhân vật lịch sử góp phần việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học trong Chương trình giáo dục
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Sử dụng những câu chuyện về nhân vật lịch sử khi dạy Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng dạy học Lịch sử ở trường THPT Hiệp Hòa số 2”.
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 05/09/2023 chủ yếu tại các lớp
10A1, 10A2, 10A3
3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không.
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
4.1 Giải pháp giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, sử dụng lược đồ tranh ảnh bản in:
Tôi đã thực hiện trong nhiều năm giảng dạy nhưng trước những thay đổicủa thời đại, yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục giải pháp đó đã không còn phùhợp vì GV nặng về thuyết trình, bài giảng đơn điệu, HS thụ động tiếp thu kiếnthức, không phát huy được tính tích cực và chủ động của HS, lược đồ, tranh ảnhkhông phong phú, không sinh động…
4.3 Sân khấu hóa lớp học:
Tôi đã cho HS xây dựng kịch bản, diễn kịch, trực tiếp đóng vai các nhânvật lịch sử để tái hiện lại một thời kì, một sự kiện hay nhân vật lịch sử điển
Trang 2hình nhưng việc chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho một vở kịch khá công phu vàtốn kém.
4.4 Kể chuyện nhân vật lịch sử
Đây là giải pháp chủ đạo tôi đã sử dụng trong quá trình lên lớp nhiều nămqua nhưng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều thay đổi nên tôi nghĩnhững câu chuyện cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với chương trình mới
4.5 Trao đổi, làm việc với HS về nhiệm vụ học tập:
Tôi áp dụng rất nhiều biện pháp như trao đổi trực tiếp, thông qua GV chủnhiệm, gọi điện thoại, thông qua ban cán sự lớp…Nhưng những biện pháp đó GVmất khá nhiều thời gian ở trường, chi phí tiền điện thoại, không kết nối được cùnglúc với tất cả HS trong một lớp, GV không thể tương tác trực tiếp với HS mọilúc, mọi nơi…
5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nănglực, phẩm chất cho học sinh được xác định trong Chương trình giáo dục phổthông 2018 Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước,tinh thần dân tộc, truyền thống anh hùng bất khuất và bề dày văn hoá của dân tộc,giúp HS nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đềcủa thực tế cuộc sống, góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹpcủa con người Việt Nam trong thời đại mới
Trong xu hướng nghề nghiệp hiện nay, lịch sử là môn học ít được HS lựachọn Do những điều kiện khách quan, chủ quan, đa số học sinh yêu thích lịch
sử dân tộc nhưng chưa quan tâm đến bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ thôngnên chất lượng bộ phận lịch sử còn hạn chế
Thực trạng của việc dạy, học lịch sử trong nhà trường phổ thông cònnhững tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất chưa hấp dẫn, sinhđộng, tạo hứng thú cho HS
Lịch sử Việt Nam Chủ đề 6 trong chương trình lớp 10 là thời kì lịch sử củacác nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) trong Chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018 của môn Lịch sử Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều
Trang 3nhân vật, địa danh nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn đối sự hình thành và pháttriển của lịch sử dân tộc Việt Nam Đó là những anh hùng dựng nước, là nhữngthành tựu văn minh lớn hình thành ba quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam.Trong quá trình giảng dạy lịch sử giai đoạn này, việc giáo viên sử dụng chuyện
kể về các nhân vật lịch sử góp phần việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy họctrong Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn vấn đề “Sử dụng những câu chuyện về nhân vật lịch sử khi dạy Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng dạy học Lịch sử ở trường THPT Hiệp Hòa số 2” làm sáng kiến kinh nghiệm
6 Mục đích của sáng kiến:
Thực hiện sáng kiến, tôi mong muốn sẽ góp phần làm phong phú thêm các
giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong học tập môn Lịch
sử lớp 10 Giáo viên ở các trường phổ thông có thể vận dụng các giải pháp nhằm
nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 10, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Góp phần duy trì thói quen học tập, tíchlũy kiến thức, mang đến cơ hội phát triển các năng lực, kĩ năng, phẩm chất chohọc sinh Sáng kiến tập trung hướng dẫn cho học sinh những phần Lịch sử ViệtNam có thể sử dụng các câu chuyện về nhân vật lịch sử, hướng dẫn học sinhcách thức để khai thác câu chuyện về nhân vật lịch sử một cách hợp lý Khi sửdụng câu chuyện về nhân vật lịch sử sẽ tái hiện một cách sống động nhất nhữnghành động, cử chỉ và việc làm của nhân vật, qua đó học sinh sẽ hứng thú hơn vớibài học và rút ra được những bài học kinh nghiệm
7 Nội dung:
7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
* Giải pháp 1:
- Tên giải pháp: Xác định vị trí của chương trình Lịch sử Việt Nam (Chủ đề
6 - lịch sử 10) trong chương trình THPT và những câu chuyện về nhân vật
có thể và cần sử dụng trong Chủ đề 6
- Nội dung:
Trang 4+ Vị trí của chương trình Lịch sử Việt Nam (Chủ đề 6 - lịch sử 10) trong chương trình THPT
Lịch sử Việt Nam là một bộ phận quan trọng của lịch sử nhân loại, nó được
ví như là một bức tranh của xã hội loài người được khắc tạo bởi những mảnhghép quá khứ của mỗi quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới Lịch sử ViệtNam trải qua nhiều biến cố thăng trầm, mỗi giai đoạn mang những màu sắc,cung bậc khác nhau
Trong chương trình lịch sử ở THPT, HS lớp 10 được tìm hiểu về lịch sửdân tộc thời cổ và trung đại, trong đó chương trình Lịch sử Việt Nam (Chủ đề 6
- lịch sử 10) từ nguồn gốc đến trước năm 1858 bao gồm hai bài như sau:
- Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
- Bài 12: Văn minh Đại Việt
Đây là giai đoạn quan trọng của Lịch sử Việt Nam với sự hình thành cácnền văn minh cổ đại và văn minh Đại Việt tựu chung trên các lĩnh vực chính trị,kinh tế, văn hóa - xã hội Bối cảnh đó là tiền đề cho sự xuất hiện của nhiều cánhân có ảnh hưởng tới sự phát triển của lịch sử, bao gồm cả nhân vật chính diện
và phản diện Do vậy, việc sử dụng những câu chuyện lịch sử xoay quanh cácnhân vật trong dạy học giai đoạn này cần được coi trọng
+ Những câu chuyện về nhân vật có thể và cần sử dụng trong DHLS Việt Nam (Chủ đề 6 - lớp 10)
Khi dạy học Lịch sử Việt Nam (Chủ đề 6 - lịch sử 10), GV có thể lập bảngthống kê các nhân vật để xây dựng và sử dụng câu chuyện như sau:
1 Câu chuyện Con Rồng
Cháu Tiên, vua Hùng
Dạy về văn minh VănLang
Dạy về văn minh Âu Lạc Bài 11
3 Câu chuyện về Khu Liên Dạy về văn minh Chăm- Bài 11
Trang 54 Câu chuyện về Ngô Quyền,
Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn
Dạy về Ngô - Đinh - TiềnLê
Bài 12
5
Câu chuyện về Lý Công
Uẩn, vua nhà Trần, Hồ Qúy
Ly
Dạy về Lý - Trần - Hồ Bài 12
6
Câu chuyện về các vua
triều Lê sơ (Lê Thái Tổ, Lê
Thánh Tông…)
7 Câu chuyện về Mạc Đăng
Dung, Lê Chiêu Thống
Dạy về Mạc - Lê TrungHưng
Bài 12
8
Câu chuyện về Nguyễn
Huệ, các vua triều Nguyễn
(Gia Long, Minh Mạng,
Bảo Đại).
Dạy về Tây Sơn - Nguyễn Bài 12
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:
Để xây dựng câu chuyện về nhân vật, GV cần phải lần lượt trải qua cácbước cụ thể từ khâu tìm hiểu nhân vật cho đến sưu tầm, và tìm hiểu những kiếnthức liên quan tới nhân vật, rồi mới phác thảo và xây dựng câu chuyện
để xây dựng câu chuyện lịch sử liên quan Tôi thường chọn những câu chuyện
về nhân vật liên quan đến nội dung cơ bản của bài học
Bước hai: Sưu tầm, tìm kiếm tài liệu lịch sử viết về các mẩu chuyện liên quan tới nhân vật trong SGK để làm cơ sở xây dựng câu chuyện.
Sau khi xác định được NVLS để xây dựng các câu chuyện liên quan thìviệc tiếp đến đó là xếp nhân vật đó vào nhóm nhân vật chính diện hay nhân vậtphản diện Bên cạnh hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện thì còn một tuyến
Trang 6nhân vật khác đó là nhân vật lưỡng tính - người vừa có công, nhưng cũng mang tộivới lịch sử Với những nhân vật chính diện, cần làm sáng tỏ đóng góp của họ cholịch sử trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự Ngược lại vớinhân vật lịch sử phản diện thì cần làm rõ tính chất phản diện của họ trên từng khíacạnh hay lĩnh vực lịch sử khác nhau Với những nhân vật thuộc tuyến trung gianthì cần phân biệt rạch ròi những đóng góp và những hạn chế của họ.
Sau khi xác định được những đóng góp hoặc những hạn chế của các nhânvật thì bước tiếp đến là sưu tầm tài liệu liên quan tới nhân vật Đây là khâu vôcùng quan trọng, bởi lẽ nguồn tài liệu càng phong phú bao nhiêu, chính xác baonhiêu thì câu chuyện được xây dựng sẽ khoa học và hấp dẫn hơn bấy nhiêu Khisưu tầm tài liệu cần chú ý tới tính chân thực và tin cậy của nguồn tài liệu
Bước ba: Xây dựng dàn ý, nội dung câu chuyện về nhân vật liên quan tới tới bài học lịch sử trên lớp.
Để có câu chuyện hoàn chỉnh, trước hết cần xây dựng dàn ý phần khungcâu chuyện, phần này gồm hai bộ phận quan trọng là chủ đề và nội dung chuyện.Chủ đề câu chuyện được xây dựng phải căn cứ vào nội dung đơn vị kiến thứctương ứng trong bài, nó phải thể hiện được tinh thần và nội dung mà câu chuyệnmuốn truyền tải
Bước bốn: Xây dựng câu chuyện về NVLS theo kịch bản đã phác thảo.
Công việc quan trọng đầu tiên khi xây dựng câu chuyện đó là đặt tên chochuyện Trên cơ sở chủ đề đã phác thảo, GV đặt ra tên câu chuyện Tên câuchuyện không những phản ánh được nội dung chuyện mà còn phải gợi sự tò mòcho người đọc, ngôn từ có tính thẩm mĩ, gợi cảm với hứng thú học của các em
Bước cuối cùng: Xem lại kết cấu, trình bày của câu chuyện Tiếp đó, tiến
hành sửa chữa hoặc bổ sung những hạn chế của câu chuyện cho phù hợp vớimục đích sử dụng khi dạy học
- Kết quả khi thực hiện giải pháp: Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Sưu
tầm, tìm kiếm tài liệu lịch sử viết về các mẩu chuyện liên quan tới nhân vậttrong SGK để làm cơ sở xây dựng câu chuyện Phác thảo chủ đề và nội dung câuchuyện về nhân vật liên quan tới tới bài học lịch sử trên lớp Xây dựng câu
Trang 7chuyện về NVLS theo kịch bản đã phác thảo Hoàn thiện câu chuyện nhân vật theonội dung phù hợp.
cơ sở để hình thành kiến thức lịch sử cho HS
Có nhiều cách để cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng lịch sử cho HS Khi dạyhọc, GV cần tìm hiểu những biện pháp, cách thức khác nhau để cung cấp sựkiện, khắc sâu biểu tượng Kể chuyện về nhân vật được xem là một biện phápnhư vậy
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:
Về cơ bản, để sử dụng câu chuyện trong việc cung cấp sự kiện, tạo biểutượng lịch sử, GV phải trải qua ba bước:
- Bước chuẩn bị ở nhà (gắn liền với quá trình soạn giáo án)
+ Trước tiên GV phải nghiên cứu nội dung cơ bản của bài học để xác địnhmục đích sử dụng, kiến thức cơ bản và chọn lựa câu chuyện lịch sử cho phù hợp…+ Thứ hai, trên cơ sở xác định được câu chuyện, GV cần tìm hiểu rõ nội
dung sự kiện, biểu tượng lịch sử “ẩn” trong câu chuyện đó Hay nói cách khác
là tìm ra thông điệp lịch sử được gửi gắm qua câu chuyện Trong chuyện baogồm sự kiện, nhân vật, thời gian, không gian cụ thể Cần kết hợp tìm hiểu kiếnthức trong SGK viết rõ sự kiện này với nội dung câu chuyện để khai thác và sửdụng cho hiệu quả
- Bước sử dụng trên lớp (kết hợp tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới).
- Hoàn thành bước sử dụng.
Ví dụ: Khi dạy bài 11: “Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt
Nam”, mục 1 Văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nội dung Sự ra đời của nhà nước,
Trang 8để khắc sâu về nhà nước Văn Lang - nhà nước của vua Hùng, GV có thể sử
dụng câu chuyện sau đây: “Nhà nước mà các vua Hùng lập nên tồn tại vào giai đoạn phát triển của Văn hóa Đông Sơn, giúp việc cho vua có các Lạc hầu (quan văn) và Lạc tướng (quan võ) Các con trai vua được gọi là Quan lang, con gái vua được gọi là Mỵ nương Vua các đời đều gọi là Hùng Vương Cả nước được chia làm 15 bộ, Kinh đô là đất Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ)” ” [17; Tr.10,
11] Với thông tin câu chuyện về “Các vua Hùng (4500 - 2000 năm cách ngàynay)” GV đã cung cấp được thời gian, địa điểm, bộ máy nhà nước cổ đại sơ khaicủa nhà nước Văn Lang, từ đó khắc sâu kiến thức về tổ chức bộ máy nhà nước,kinh đô nhà nước Văn Lang
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:
+ Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: sự hứng thú, khả năng theo dõi,
quan sát, tương tác, nhận biết và giải quyết vấn đề của học sinh khi nghe các câuchuyện nhân vật lịch sử
+ Các bảng số liệu, biểu đồ so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp:
Lớp
Sự hứng thú với bài học
Khả năng quan sát, theo dõi
Khả năng nhận biết, tương tác
Khả năng giải quyết vấn đề
Trang 9chẳng hạn như: trình bày, miêu tả, nêu đặc điểm, tường thuật, kiểm tra miệng,trao đổi đàm thoại…
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:
Vận dụng tích hợp các biện pháp này, GV cần lần lượt trải qua các côngviệc sau:
- Bước chuẩn bị ở nhà
+ Trong bước này, trước hết, GV nghiên cứu, tìm hiểu nội dung SGK đểxác định những biến cố lịch sử cần tường thuật hay những chi tiết, biểu tượngcần miêu tả, nêu đặc điểm Tiếp đó, cần lựa chọn câu chuyện về NV phù hợp đểkết hợp với các hình thức trình bày miệng đã nêu
+ Tìm hiểu nội dung câu chuyện Muốn sử dụng câu chuyện hiệu quả cầnphải hiểu rõ nội dung và định hướng được cách sử dụng hợp lí Với những câuchuyện sử dụng khi kết hợp với tường thuật, GV hiểu rõ kết cấu, những sự kiện,nhân vật, biểu tượng có trong chuyện Với những câu chuyện kết hợp với miêu
tả, nêu đặc điểm cần phân tích, khai thác những chi tiết mang tính đặc trưng chonhân vật, sự việc hay địa danh…
- Bước sử dụng trên lớp.
Sau khi kể chuyện cho HS xong, GV có thể đặt ra câu hỏi cảm nhận củacác em về nội dung câu chuyện sự kiện
Ví dụ: Khi dạy bài 11: “Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt
Nam”, mục 1 Văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nội dung Sự ra đời của nhà nước,
giảng cho HS về sự tiếp nối Nhà nước Văn Lang là Nhà nước Âu Lạc (208 - 179TCN), để miêu tả về nhà nước Âu Lạc đứng đầu là Thục Phán - An DươngVương, GV có thể sử dụng câu chuyện “Thục Phán An Dương Vương (Thế kỷ
III đến thế kỷ II TCN)” Như: “Sau khi đánh bại đại quân Tần, vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán, Thục Phán lên ngôi, lập ra nhà nước Âu Lạc Nước Âu Lạc do Thục Phán - An Dương Vương đứng đầu, giúp việc vẫn là các Lạc hầu, Lạc tướng như thời Hùng Vương Lãnh thổ của đất nước là sự sát nhập hai vùng Cổ Loa Nhà nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong khoảng 30 năm
Trang 10nhưng đã có những đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển của lịch sử đất nước….
Truyền thuyết kể lại rằng, khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thành
cứ đắp đến đâu lại sụt lở đến đấy Nhà vua rất lo lắng Một hôm, có rùa thần tự xưng là “giang sứ” đến gặp vua và nói rằng, thành bị sụt là do yêu khí gây nên Rùa thần giúp vua diệt trừ yêu khí Từ đấy, thành xây đến đâu vững chãi đến đấy Rùa thần cáo vua ra về, nhà vua lo lắng hỏi: nếu có giặc ngoài thì lấy gì chống giữ? Rùa thần trao cho vua móng thiêng làm lẫy nỏ Vua liền sai tướng Cao Lỗ lấy móng rùa thần làm nỏ, đặt tên là Linh quang kim trao thần nỏ…”
[17; Tr.13, 14]
- Kết quả khi thực hiện giải pháp: Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp là sự
hứng thú, khả năng theo dõi, quan sát, tương tác, nhận biết và giải quyết vấn đềcủa học sinh như minh chứng khảo sát ở giải pháp 2
* Giải pháp 4:
- Tên giải pháp: Sử dụng câu chuyện về nhân vật kết hợp với trao đổi đàm thoại giúp HS nhận xét, đánh giá NVLS
- Nội dung: Đánh giá nhân vật là một trong những kĩ năng quan trọng cần
được rèn cho HS trong quá trình dạy học nói chung và DHLS nói riêng Kết hợpvới việc sử dụng câu chuyện, GV đưa ra các câu hỏi để HS trao đổi, thảo luận từ
đó khai thác bổ sung tri thức về nhân vật, làm sáng tỏ những công lao, đóng góphay những tội trạng của họ với lịch sử
Biện pháp sư phạm này một mặt phát huy tính tích cực học tập của HS bởicác câu hỏi xoay quanh nhân vật sẽ có tác dụng kích thích tư duy của các em, từ đó
mà các em chủ động hơn trong việc tiếp nhận tri thức (chủ động từ việc lắng nghecâu hỏi cho tới việc chủ động suy nghĩ và trả lời) Mặt khác hoạt động trao đổi đàmthoại và rút ra những nhận định sẽ có ý nghĩa trong việc rèn luyện các kĩ năng khácnhau mà quan trọng là kĩ năng đánh giá nhân vật - một trong những kĩ năng quantrọng trong quá trình học tập lịch sử
Các câu hỏi được đặt ra phải phù hợp với khả năng nhận thức của HS, phảiđúng với nội dung bài học tránh trường hợp đặt câu hỏi quá xa nội dung bài
Trang 11học, phải có tác dụng kích thích suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo của các em để từ đógiúp các em hiểu nội dung bài học đồng thời kiểm tra đánh giá được hoạt độngnhận thức của các em Về phía HS, GV lưu ý và hướng dẫn các em tìm hiểuthật kĩ yêu cầu của câu hỏi sau đó khai thác nội dung kiến thức để vận dụngchúng vào trả lời câu hỏi.
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:
- Bước chuẩn bị ở nhà
+ Trong bước này, trước hết, GV nghiên cứu, tìm hiểu nội dung SGK đểxác định những biến cố lịch sử cần tường thuật hay những chi tiết, biểu tượngcần miêu tả, nêu đặc điểm Tiếp đó, cần lựa chọn câu chuyện về NV phù hợp đểkết hợp với các hình thức trình bày miệng đã nêu
+ Tìm hiểu nội dung câu chuyện Muốn sử dụng câu chuyện hiệu quả cầnphải hiểu rõ nội dung và định hướng được cách sử dụng hợp lí Với những câuchuyện sử dụng khi kết hợp với tường thuật, GV hiểu rõ kết cấu, những sự kiện,nhân vật, biểu tượng có trong chuyện Với những câu chuyện kết hợp với miêu
tả, nêu đặc điểm cần phân tích, khai thác những chi tiết mang tính đặc trưng chonhân vật, sự việc hay địa danh…
- Bước sử dụng trên lớp.
Sau khi kể chuyện cho HS xong, GV có thể đặt ra câu hỏi trao đổi, đàmthoại giúp HS nhận xét, đánh giá NVLS
Chẳng hạn khi dạy bài 12: “Văn minh Đại Việt”, khi dạy về các triều đại
phong kiến Việt Nam, GV có thể kể câu chuyện về vua Lê Thánh Tông: Lê Thánh Tông, tên thật là Lê Tư Thành là vị vua nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam Ônng sinh năm 1442, là con trai thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc dao Năm 1460, Lê Tư Thành lên ngôi, tức vua Lê Thánh Tông, lấy niên hiệu là Quang Thuận, ông chỉ định Nguyễn Xí và Đinh Liệt vào các chức quan cao nhất của triều đình, nắm giữ binh quyền Lê Thánh Tông trị vì Đại Việt 38 năm và đã có đóng góp to lớn cho sự hưng thịnh của nhà Lê sơ.
Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học Quốc Tử Giám là những cơ quan
Trang 12văn hóa, giáo dục lớn Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời
mà Lê Thảnh Tông là Tao Đàn chủ soái Thời kỳ này, việc thi cử và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt và thành danh Đặc biệt ông rất tích cực trong cải tổ giáo dục, có những chính sách mới về thi cử
vẩ tránh gian lận trong thi cử
Nhiều lần ông đích thân chấm bài làm và khảo lại các bài thi có nghi ngờ.
Để có thêm một di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam có công đóng góp quan trọng của Lê Thánh Tông, người đã khởi xướng lập bia Tiến sĩ và tiến hành cho dựng
để ghi danh, tôn vinh những người tài và đức của dân tộc Đại Việt ở Văn Miếu
- Quốc Tử Giám và các thế hệ Các triều đình sau này tiếp tục bổ sung các tấm bia vinh danh mới Ở Trường đại học đầu tiên của xã hội phong kiến Việt Nam, trên một tấm bia đá, có ghi một danh sĩ nổi tiếng thời nhà Lê, đó là Thân Nhân Trung, người quê Việt Yên, Bắc Giang, ông có sớ dâng vua “Chiêu nạp hiền tài ” và cho rằng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Với câu chuyện “Một thời hoàng kim dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tông” - vị vua đã đưa triều đại phong kiến Việt Nam trở thành thời kỳ hoàng
kim trong các triều đại phong kiến Việt Nam, HS sẽ hiểu được vì sao giáo dục
và khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh đạt đến vậy
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:
+ Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: sự hứng thú, khả năng theo dõi,
quan sát, tương tác, nhận biết và giải quyết vấn đề của học sinh khi nghe các câuchuyện nhân vật lịch sử Phát huy tính tích cực học tập của HS, kích thích tư duycủa các em, các em chủ động hơn trong việc tiếp nhận tri thức Hoạt động trao đổiđàm thoại và rút ra những nhận định sẽ có ý nghĩa trong việc rèn luyện các kĩ năngkhác nhau mà quan trọng là kĩ năng đánh giá nhân vật - một trong những kĩ năngquan trọng trong quá trình học tập lịch sử
+ Kết quả sau khi thực hiện giải pháp:
Sử dụng câu chuyện về nhân vật kết hợp với trao đổi đàm thoại giúp các
em hứng thú hơn với bộ môn, các em phát huy tính tích cực chủ động trong lĩnh
Trang 13hội kiến thức nên kết quả các bài kiểm tra cũng cao hơn hẳn Dưới đây là kếtquả 1 bài kiểm tra thường xuyên trong học kì II của 2 lớp khối 10 (10A1 là lớpthực nghiệm và 10A2 là lớp đối chứng)
* Giải pháp 5:
- Tên giải pháp: Sử dụng câu chuyện về nhân vật khi kết hợp với đồ dùng
trực quan để làm tăng tính trực quan trong DHLS, giúp HS hiểu rõ mối
liên hệ giữa các yếu tố cấu thành lịch sử (thời gian, không gian, nhân vật)
- Nội dung: Do đặc điểm của bộ môn lịch sử là không thể quan sát trực tiếp các
sự kiện, hiện tượng lịch sử được nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rấtquan trọng Trong DHLS thì việc sử dụng đồ dùng trực quan góp phần vào việctạo biểu tượng cho HS, cụ thể hóa các sự kiện và nhất là khắc phục được tìnhtrạng hiện đại hóa lịch sử của HS Việc sử dụng đồ dùng trực quan có ý nghĩađối với việc phát triển toàn diện HS trên cả ba mặt kiến thức, năng lực và phẩmchất Sử dụng đồ dùng trực quan cần phải kết hợp đa dạng với các biện pháp sưphạm khác nhau và kể chuyện là một trong những biện pháp thích hợp
Sự kết hợp giữa đồ dùng trực quan với câu chuyện về nhân vật khôngnhững giúp HS có được biểu tượng về địa danh, nhân vật một cách sâu sắc màcòn giáo dục ở các em lòng ngưỡng mộ, khâm phục tài năng và nhân cách củanhân vật lịch sử
Bất cứ sự kiện lịch sử nào cũng gắn liền với các nhân tố thời gian, khônggian và con người Bởi vậy khi học lịch sử cần hình thành mối liên hệ giữanhân vật với thời gian, không gian nghĩa là đặt nhân vật trong bối cảnh họ sống
và hoạt động để tạo biểu tượng cụ thể về nhân vật, tránh tình trạng hiện đại hóalịch sử
Cụ thể, mối liên hệ giữa nhân vật với thời gian thể hiện qua năm sinh, nămmất, khoảng thời gian hoạt động gắn liền với các sự kiện lịch sử NVLS làngười có vai trò quan trọng đối với thời kì lịch sử nhất định Vì vậy mà thông
Trang 14qua việc khắc sâu thời gian diễn ra sự kiện mà làm nổi bật mối liên hệ với cáchoạt động của nhân vật
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:
Bước 1: Lựa chọn câu chuyện và nhân vật: Chọn một câu chuyện lịch sử
phù hợp với độ tuổi và cấp độ của học sinh Chọn một nhân vật chính trong câuchuyện, người mà học sinh có thể đồng cảm và tìm hiểu về những hành động vàquyết định của họ trong bối cảnh lịch sử
Bước 2: Xây dựng cốt truyện: Phát triển một cốt truyện rõ ràng và hấp
dẫn, mô tả các sự kiện và tình huống quan trọng trong câu chuyện lịch sử mànhân vật phải đối mặt Cố gắng kể câu chuyện một cách sống động và sinhđộng để thu hút sự chú ý của học sinh
Bước 3: Tạo đồ dùng trực quan: Tôi hướng dẫn học sinh tạo ra các đồ
dùng trực quan như bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, mô hình nhà, công cụ, trangphục, v.v phản ánh các thành tựu văn minh Việt cổ và văn minh Đại Việt gắnliền với các câu chuyện lịch sử
Bước 4: Tổ chức hoạt động: Sử dụng các đồ dùng trực quan kết hợp với
câu chuyện để tổ chức hoạt động giáo dục Ví dụ, có thể sử dụng bản đồ để chỉ
ra các địa điểm quan trọng trong câu chuyện, hoặc sử dụng các mô hình đểminh họa, làm rõ những thành tựu văn minh Việt cổ và văn minh Đại Việt
Bước 5: Thảo luận và phân tích: Trong quá trình lên lớp, tôi hướng dẫn
học sinh thảo luận và phân tích các đồ dùng trực quan để hiểu rõ hơn về mốiliên hệ giữa thời gian, không gian và nhân vật trong lịch sử Hỏi các câu hỏikhuyến khích học sinh suy luận và suy nghĩ sâu sắc về cách các yếu tố nàytương tác với nhau
Chẳng hạn: Dạy về vương triều Tây Sơn, GV có thể sử dụng câu chuyện
“Vua anh - vua em” kết hợp với đồ dùng trực quan để HS hiểu rõ hơn về
vương triều này: “Nguyễn Nhạc là anh đầu trong 3 anh em nhà Tây Sơn, kế tiếp là Nguyễn Huệ Nếu năm 1792, Nguyễn Huệ mất khi tròn 40 tuổi thì có thể thấy, ông sinh năm 1752 và khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra năm 1771, Nguyễn Huệ mới 19 tuổi và Nguyễn Lữ chắc chắn ít hơn
Trang 15Được rèn luyện trong chiến tranh, Nguyễn Huệ đã dần chứng tỏ tài năng quân sự đặc biệt của mình Năm 1775, sau khi đánh Phú Yên thắng lợi, ông được phong Tây Sơn Hiệu tiền phong tướng quân khi vừa 23 tuổi Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, ông được phong Phụ chính Năm 1778, ông được phong là Long Nhương tướng quân khi ông 26 tuổi.
Suốt 7 năm cầm quân dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Nhạc và đã lập nên nhiều chiến tích, nhưng phải đến khi được phong là Long Nhương tướng quân với độ tuổi đỉnh cao thời thanh niên, tài năng của ông mới có điều kiện tỏa sáng Năm 1786, ông cầm quân đánh tan 3 vạn quân Xiêm nổi danh với trận quyết chiến Rạch Gầm - Xoài Mút, cùng năm đó ông dẫn đại quân tiến ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh và được phong làm Bắc Bình Vương.
Ngoài việc xử lý nội bộ khôn khéo để giữ yên chính quyền và an ninh lãnh thổ, năm 1788, khi quân Thanh xâm lược nước ta, vi phạm chủ quyền độc lập dân tộc, nhận thấy Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc tạm bằng lòng với thành quả giành được, ngày càng đi đến chỗ "tuổi già ham dật lạc" Nguyễn Huệ
đã chủ động lên ngôi Hoàng đế ngày 25/11 lấy niên hiệu là Quang Trung dẫn đại quân ra Bắc đại phá quân Thanh.
Chiến công vang dội đại phá quân Thanh đã đưa vị trí Nguyễn Huệ lên trở thành người anh hùng dân tộc kiệt xuất trong lịch sử chống ngoại xâm Như vậy, kể từ năm 1786, sau khi trở thành một bộ phận chủ động của vương triều Tây Sơn, bằng tài năng kiệt xuất, Nguyễn Huệ đã giải quyết được hai vấn đề cơ bản Một là thống nhất lãnh thổ Về danh nghĩa có hai vua “vua anh và vua em” nhưng thực chất là đất nước nằm chung trong sự quản lý của nhà Tây Sơn “Trẫm và Hoàng đại huynh là hai anh em ruột cùng chung một dòng máu”.
Hai là về độc lập chủ quyền dân tộc được giữ vững, nâng cao vị trí dân tộc trong khu vực, khẳng định sự bất khuất, kiên cường của một dân tộc với tinh thần “nước Nam chi hữu chủ”.
Những câu chuyện kết hợp với đồ dùng trực quan không những gây hứngthú học tập cho HS mà quan trọng hơn khi nó có ý nghĩa phát triển tư duy cho
Trang 16các em, bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp cho các em, giúp các em khắc sâuhơn tri thức, tạo ra không khí hoc tập sôi nổi và vui vẻ cho cả lớp.
Khi DHLS Việt Nam (Chủ đề 6 - lớp 10), mục Những thành tựu của văn minh Đại Việt, HS hệ thống những thành tựu trên các lĩnh vực, không thể
không nói đến thành tựu nổi bật về y học đó là nhân vật lương y Hải ThượngLãn Ông GV có thể cho HS tìm hiểu về một NVLS Hải Thượng Lãn Ông Bàitập đặt ra cho HS hãy tìm hiểu về cuộc đời, đóng góp lớn lao của lương y HảiThượng Lãn Ông , sau đó báo cáo bằng cách thông qua một câu chuyện kết hợpvới hình ảnh giới thiệu về Hải Thượng Lãn Ông
Việc tạo biểu tượng con người và địa điểm, hoạt động qua đó giúp các emthấy được mối quan hệ giữa các nhân tố thời gian, không gian tạo nên nhân vậtlịch sử
7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
Tại trường THPT Hiệp Hòa số 2, các biện pháp trên được thực hiện chủ yếu ởlớp 10A1, 10A2, 10A3 trong năm học 2023 – 2024
Biện pháp được thực hiện tại các trường THPT ở trong huyện: trườngTHPT Hiệp Hòa số 3, trường THPT Hiệp Hòa số 1 Ngoài ra còn được thực hiệntại trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Việt Yên
Để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm Sử dụng câuchuyện về nhân vật trong dạy học Lịch sử Việt Nam (Chủ đề 6 - lớp 10), tôi đã tiếnhành thực nghiệm tại trường THPT Hiệp Hoà số 2
Đối tượng thực nghiệm: Lớp 10A1 và 10A2
Lớp thực nghiệm: 10A1
Lớp đối chứng: 10A2
Giáo án thực nghiệm Bài 11: “MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM” (tiết 1)
Lớp thực nghiệm 10A1 GV giảng dạy theo giáo án thực nghiệm Bài 11:
“MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM” (tiết 1), kết
hợp các biện pháp cung cấp sự kiện và khắc sâu biểu tượng lịch sử; trình bàymiệng bao gồm miêu tả, nêu đặc điểm và tường thuật; trao đổi đàm thoại để
Trang 17nhận định đánh giá về NVLS; hướng dẫn HS tự học và kiểm tra hoạt động nhậnthức của HS.
Lớp đối chứng 10A2, GV giảng dạy theo cách truyền thống, cung cấp kiếnthức cho HS đơn thuần Học sinh không được tiếp cận các câu chuyện nhân vậtlịch sử
Ở lớp thực nghiệm, tôi sử dụng các câu chuyện: Các vua Hùng (4500
-2000 năm cách ngày nay), Thục Phán An Dương Vương (thế kỷ III đến thế kỷ
II TCN khi giới thiệu về sự ra đời của nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu Lạc.
Trong giờ học, GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nhà nước Văn Lang, GV kểcho HS nghe các câu chuyện về nhân vật vua Hùng, Thục Phán An Dương Vương,
HS sau khi hoàn thành nhiệm vụ GV giao
Sau khi tiến hành thực nghiệm và điều tra, kết quả thực nghiệm qua các bàikiểm tra như sau:
Bảng 1 Bảng thống kê điểm số kết quả thực nghiệm
Lớp Số học sinh Loại giỏi (9-10) Loại khá (7-8)
Loại trung bình (5-6)
Loại yếu (<5) Lớp thực
Trang 18Loại Yếu Loại TB Loại Khá Loại Giỏi 0
Qua bảng tổng hợp kết quả như trên chúng tôi thấy:
+ Ở lớp thực nghiệm, khi GV sử dụng các câu chuyện lịch sử về nhân vật,
HS chăm chú nghe, tích cực hoàn thành nhiệm vụ GV giao Kết quả có 37,5%các em đạt loại giỏi và không có HS điểm trung bình
+ Ở lớp đối chứng GV giảng dạy kiểu học truyền thống, không sử dụng câuchuyện mà chủ yếu là tổ chức cho HS đọc thông tin trong SGK Các em đa sốchưa hứng thú học tập, tinh thần học tập chưa tích cực, nhiều em mất trật tự do
đó mà kết quả chất lượng học tập không cao, tỉ lệ điểm trung bình vẫn còn cao.Qua kết quả điều tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nói trên, có thểthấy việc áp dụng các biện pháp sử dụng câu chuyện về nhân vật trong DHLSViệt Nam (Chủ đề 6 - lịch sử 10) được đề xuất trong đề tài đạt hiệu quả cao hơn.Bài học không những giúp các em lĩnh hội được tri thức một cách sâu sắc màcòn tăng thêm hứng thú học tập cho các em, thông qua đó tiếp tục bồi dưỡngtinh thần yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống dân tộc, với nhữngtấm gương anh dũng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
7.3.1 Lợi ích kinh tế của giải pháp
Sau khi tôi áp dụng sáng kiến vào việc dạy môn Lịch sử cho HS trườngTHPT Hiệp Hòa số 2 thì đã mang lại kết quả bước đầu về sự hứng thú, yêuthích, sự tích cực, chủ động của học sinh đối với bộ môn