1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận hành quy trình logistics ngược tại sàn thương mại điện tử shopee

47 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận hành quy trình logistics ngược tại sàn thương mại điện tử Shopee
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Logistics
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,69 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (4)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (4)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu (5)
      • 1.2.1. Nghiên cứu trong nước (5)
      • 1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài (6)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (9)
    • 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (9)
      • 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu (9)
      • 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu (9)
      • 1.4.3. Khách thể nghiên cứu (9)
    • 1.5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (10)
      • 1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu (10)
      • 1.5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (10)
    • 1.7. Ý nghĩa nghiên cứu (11)
      • 1.7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận (11)
      • 1.7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn (11)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (12)
    • 2.1 Tổng quan về thương mại điện tử và các sàn thương mại điện tử (12)
      • 2.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử (12)
      • 2.1.2 Tổng quan về các sàn thương mại điện tử (14)
    • 2.2. Tổng quan về logistics trong thương mại điện tử (16)
      • 2.2.1 Khái niệm e-logistics (16)
      • 2.2.2 Đặc điểm của e-logistics (16)
      • 2.2.3 Vai trò và vị trí của e-logistics (17)
      • 2.2.4 Các mô hình e-logistics (18)
    • 2.3 Tổng quan về logistics ngược trong sàn thương mại điện tử (20)
      • 2.3.1 Tổng quan về logistics ngược (20)
      • 2.3.2 Logistics ngược trong thương mại điện tử (25)
      • 2.3.3 Logistics ngược trong sàn thương mại điện tử (26)
  • CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN HÀNH QUY TRÌNH LOGISTICS NGƯỢC CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (28)
    • 3.1. Sàn thương mại điện tử Shopee (28)
      • 3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Shopee (28)
      • 3.1.2 Hệ thống logistics của Shopee (29)
      • 3.1.3 Quy trình logistics ngược của Shopee (31)
    • 3.2. Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận hành quy trình logistics ngược của sàn Thương mại điện tử Shopee (33)
      • 3.2.1. Nguồn lực tài chính (33)
      • 3.2.2. Nguồn nhân lực (34)
      • 3.2.3 Công nghệ thông tin (36)
      • 3.2.4 Chính sách của chính phủ (37)
      • 3.2.5 Đặc điểm của sản phẩm thu hồi (38)
      • 3.2.6 Sự hỗ trợ và hợp tác từ phía khách hàng (39)
  • CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (40)
    • 4.1 Mô hình nghiên cứu (40)
      • 4.1.1 Các nguồn lực của doanh nghiệp (tài chính, nhân lực, công nghệ thông tin). 40 ‘ (40)
  • KẾT LUẬN (45)

Nội dung

Logistics ngược bao gồm các hoạt động như bán lại, tái chế, tái sản xuất và đổi mới, với mục tiêu tối đa hóa, khôi phục giá trị và đảm bảo đầy đủ các trách nhiệm cho đến chu kỳ cuối cùng

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về thương mại điện tử và các sàn thương mại điện tử

2.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử

Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các mạng thương mại điện tử khác.

2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử

Năm 1985, mạng NSFNET được kết nối với hệ thống máy tính cao tốc xuyên quốc gia, dẫn tới sự bùng nổ sử dụng Internet Đây cũng là mốc đánh dấu sự ra đời của TMĐT hiện đại

2.1.1.3 Đặc điểm đặc trưng của thương mại điện tử

Thương mại điện tử là hình thức thương mại sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành các giao dịch thương mại TMĐT được chia thành 4 nhóm hoạt động chủ yếu bao gồm là mua, bán, chuyển giao và trao đổi các đối tượng sản phẩm, dịch vụ và thông tin.

2.1.1.4 Các mô hình thương mại điện tử

Các mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G); doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)…

2.1.1.5 Lợi ích của thương mại điện tử

Thương mại điện tử không chỉ là một công cụ hữu ích mà còn là một chiến lược toàn diện giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích quan trọng Trước hết, TMĐT mở rộng phạm vi thị trường và khách hàng, cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng trên khắp quốc gia và thế giới mà không gặp rào cản địa lý, từ đó mở rộng thị trường tiềm năng và tăng cơ hội kinh doanh

Ngoài ra, TMĐT còn tăng cường hiệu quả chi phí bằng cách giảm thiểu các chi phí liên quan đến bảo quản, bố trí cửa hàng và nhân sự so với mô hình cửa hàng truyền thống Điều này giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá trực tuyến cạnh tranh hơn, thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng mục tiêu

TMĐT cung cấp sự linh hoạt và thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm, cho phép họ trải nghiệm và mua sắm 24/7 từ mọi nơi Điều này không chỉ tăng sự hài lòng của khách hàng mà còn mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp có được doanh số bán hàng liên tục Một lợi ích quan trọng khác của TMĐT là khả năng phân tích dữ liệu và đánh giá khách hàng Công cụ này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, từ đó tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và cung ứng sản phẩm/dịch vụ theo đúng nhu cầu thực tế

TMĐT còn là một kênh quảng cáo hiệu quả, giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu Qua các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, doanh nghiệp có thể tăng cường tầm nhìn của mình và thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng mục tiêu

Cuối cùng, TMĐT cung cấp kênh giao tiếp trực tuyến, giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng cách cung cấp hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và nhận phản hồi ngay lập tức Điều này không chỉ tạo ra một trải nghiệm mua sắm tích cực mà còn xây dựng lòng trung thành từ phía khách hàng.

2.1.1.6 Hạn chế của thương mại điện tử

Việc triển khai và duy trì một hệ thống Thương mại điện tử thường đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập Chi phí này bao gồm nhiều khía cạnh như phát triển trang web, hệ thống thanh toán an toàn, chiến lược quảng cáo trực tuyến và sự hỗ trợ kỹ thuật Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khi nguồn lực tài chính có hạn Rủi ro về an ninh thông tin là một vấn đề nổi cộm khi thực hiện TMĐT Các rủi ro như xâm nhập, lừa đảo thanh toán và mất mát dữ liệu khách hàng có thể gây hậu quả nặng nề không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho uy tín và niềm tin của khách hàng Duy trì tính bảo mật là một trách nhiệm liên tục, đòi hỏi sự đầu tư không ngừng vào các biện pháp an ninh

Sự cạnh tranh cao trong môi trường TMĐT là một thách thức lớn, đặc biệt khi có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới Doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực để giữ chân khách hàng, đồng thời phát triển và duy trì một lợi thế cạnh tranh để không bị lạc lõng giữa đám đông

Quản lý cơ sở dữ liệu lớn và đối mặt với khối lượng lớn giao dịch là một thách thức khác Điều này đòi hỏi khả năng quản lý và vận hành hiệu quả từ phía doanh nghiệp Áp lực lớn có thể xuất phát từ việc duy trì thông tin khách hàng, quản lý đơn hàng và đảm bảo sự mượt mà của quy trình kinh doanh Mặc dù mua sắm online mang lại sự tiện lợi, nhưng khả năng không thể trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trước khi mua có thể làm giảm trải nghiệm của khách hàng Điều này đặt ra thách thức trong việc tạo ra niềm tin và thuyết phục khách hàng mua sắm dựa trên hình ảnh và mô tả trực tuyến

Vấn đề về vận chuyển và giao hàng là một khía cạnh quan trọng khác cần được xem xét Quản lý và đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn, an toàn là một thách thức logistc cần được giải quyết Vấn đề phát sinh từ quá trình vận chuyển có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và đồng thời ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.

2.1.2 Tổng quan về các sàn thương mại điện tử

2.1.2.1 Khái niệm sàn thương mại điện tử

Ngày 25/9/2021, Nghị định 85/2021/NĐ-CP ra đời Khái niệm về sàn giao dịch điện tử được quy định theo các văn bản pháp luật hiện hành như: “Sàn thương mại điện từ là một trang web thương mại điện tử cho phép những cá nhân, tổ chức và thương nhân không thuộc quyền sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa cũng như dịch vụ trên đó Sàn thương mại điện tử trong nghị định này không bao gồm các trang web giao dịch chứng khoán trực tuyến”

2.1.2.2 Một số sàn thương mại điện tử của Việt Nam

Shopee: Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Lý Tiểu Đông Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại các quốc gia: Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Phillipines, Brazil, Ba Lan.

Tiki: Tiki là viết tắt của “Tìm kiếm & Tiết kiệm”, là tên của website thương mại điện tử Việt Nam Thành lập từ tháng 3 năm 2010, Tiki hiện đang là trang thương mại điện tử lọt top 2 tại Việt Nam và top 6 tại khu vực Đông Nam Á.

Lazada: Lazada Group là một công ty thương mại điện tử của Alibaba Tính đến 2014, Lazada Group đã hoạt động tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam.

2.1.2.3 Vai trò của sàn thương mại điện tử

Tổng quan về logistics trong thương mại điện tử

Logistics trong thương mại điện tử được hiểu là các quy trình liên quan đến việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa, bao gồm từ quản lý hàng tồn kho, đóng gói, vận chuyển các đơn đặt hàng và thậm chí là dịch vụ sau bán hàng như đổi trả, thu hồi, xử lý hàng.[2]

Theo nghĩa hẹp của thương mại điện tử, “e-logistics là quá trình hoạch định chiến lược, triển khai và thực hiện tất cả các hệ thống và quy trình logistics cần thiết, cũng như các hoạt động quản lý và cấu trúc vận hành của các dòng vật chất trong thương mại điện tử”.

Theo cách hiểu thứ hai, logistics trong thương mại điện tử bao gồm nhiều hoạt động hơn, bao gồm cả việc hoạch định chiến lược và được triển khai, thực hiện trên tất cả các hệ thống, tuy trình liên quan Do đó, nghiên cứu này sẽ sự dụng khái niệm thứ hai Theo cách hiểu này, Với cách hiểu này, e-logistics là hoạt động logistics hỗ trợ cho phương thức kinh doanh thương mại điện tử, mức độ ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sẽ quyết định mức độ ứng dụng và cải tiến về logistics ở doanh nghiệp kinh doạnh Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều khởi nghiệp bằng hoạt động thương mại truyền thống (TMTT), sẵn có hệ thống và phương pháp vận hành logistics riêng Khi bổ sung thêm phương thức TMĐT, hệ thống logistics hiện có sẽ được bổ sung, thay đổi và phát triển ở mức cao hơn để đáp ứng nhu cầu phân phối vận động vật chất cho phương thức kinh doanh mới.

Dựa theo quy trình giao dịch trong thương mại điện tử, có thể chia E-Logistics thành 4 hình thức chính: E-Logistics phục vụ bán buôn, E-Logistics phục vụ sản xuất, E- Logistics phục vụ phân phối và giao hàng chặng cuối là hình thức quan trọng nhất.

E-logistics phải đáp ứng những đơn hàng nhỏ hơn, đa dạng hơn, khó dự báo hơn, theo chu kỳ ngắn hơn, tới các vị trí phân tán hơn.

2.2.3 Vai trò và vị trí của e-logistics

Vai trò của e-logistics được thể hiện qua các khía cạnh sau.

Thứ nhất, e-logistics giúp hỗ trợ và tối ưu hóa chuỗi cung ứng tổng thể Trước hết, con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng khi có sự hỗ trợ bởi e-logistics Bên cạnh đó, dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữ người gửi và người nhận sẽ được hỗ trợ bởi e-logistics Sự thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp thể hiện hiệu quả kinh doanh khi có sự tích hợp của hệ thống e-logistics.

Thứ hai, tối ưu hóa giá trị của doanh nghiệp Thông qua sự hỗ trợ của hệ thống e- logistics, đặc điểm, chức năng và công dụng sẽ được truyền tải đến khách hàng một cách hiệu quả nhất; hoạt động sửa chữa, bảo hành, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng được tối ưu hóa; nâng cao sự hài lòng trong tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên; việc kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và nhân viên với nhau sẽ giúp tối ưu hóa công việc; nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng lên.

Thứ ba, hỗ trợ giao dịch và phân phối trực tuyến Phân phối trực tuyến là không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp, do khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thông qua mọi thiết bị di động như máy tính cầm tay, sách điện tử, điện thoại di động… có khả năng truy cập Internet Điều này giúp nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất liên hệ trực tiếp với khách hàng và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách ngay lập tức và vào bất kỳ thời điểm nào Đồng thời tạo ra ưu thế về giá cả và chi phí từ việc sản xuất, lưu kho và phân phối ở mức chi phí thấp hơn Chính vì vậy, e-logistics có vị trí tối quan trọng trong giao dịch và phân phối trực tuyến là giải pháp hỗ trợ các hoạt động như: lưu kho, chuẩn bị đơn hàng, giao hàng, giao hàng tại kho của người bán, phương thức giao hàng gại địa chỉ người mua, dropshipping.

Mô hình logistics TMĐT mang những đặc trưng riêng biệt của nền kinh tế mạng và có thể phân chia thành ba bộ phận lớn, có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau

2.2.4.1 Logistics đầu vào TMĐT (e procurement)

Bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc mua và dự trữ, bảo quản hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mô hình mua hàng thương mại điện tử còn gọi là mua hàng trực tuyến cho phép người mua và người bán trực tiếp kiểm tra khối lượng dự trữ, thương lượng giá cả, thanh toán, đặt hàng và kiểm tra hành trình của lô hàng đã mua.

Lợi ích của mua hàng trực tuyến là giảm chi phí tác nghiệp do giảm được các công việc giấy tờ, giảm thời gian tìm kiếm nhà cung cấp, giảm thời gian liên quan đến công việc chuyển tiền và thanh toán, tăng khả năng kiểm soát đối với dự trữ và chi phí mua hàng Giảm giá mua nhờ tính minh bạch cao của Internet giúp dễ dàng so sánh giá cả các sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác và tăng mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp Đáp ứng đúng thời điểm cần nguyên liệu đầu vào nhờ tính tự động hoá cao và tính tích hợp chặt chẽ giữa hai bên mà có thể cải thiện các hoạt động giao tiếp giữa các bên, góp phần giảm thời gian đáp ứng đơn hàng, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhân sự trong bộ phận mua.

Hạn chế của mua hàng trực tuyến là tính an toàn: an toàn về tài chính và an toàn đối với hệ thống thông tin Bên cạnh đó, sự thiếu vắng về giao tiếp mặt đối mặt có thể làm giảm độ tin cậy và khả năng duy trì các mối quan hệ hợp tác bền vững với nhà cung cấp Độ tin cậy của các phần mềm ứng dụng và của toàn bộ mô hình mua hàng trực tuyến, khả năng khắc phục các sự cố, sự khác biệt về tiêu chuẩn của các hệ thống mua hàng khác nhau có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định ứng dụng e.procurement trong doanh nghiệp.

2.2.4.2 Logistics đầu ra TMĐT (e.fulfillment)

Bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc bán hàng và dịch vụ khách hàng trên thị trường Logistics đầu ra trong TMĐT có thể được đáp ứng theo hai mô hình khác nhau Quy trình logistics đáp ứng ứng đơn hàng truyền thống và quy trình logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến

Lợi ích nổi bật của mô hình logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến là giảm chi phí đầu tư cho dự trữ và mạng lưới cơ sở logicstics Giảm chi phí logistics nói chung và chi phí vận chuyển nói riêng nếu khai thác được lợi thế nhờ quy mô Mở rộng cơ cấu mặt hàng và thị trường cũng như các phân đoạn về địa lý trong hoạt động kinh doanh Hạn chế của mô hình này là giảm tỷ suất lợi nhuận; Giảm khả năng kiểm soát quá trình logistics đầu ra, từ đó có thể làm giảm chất lượng dịch vụ khách hàng.Tiềm ẩn khả năng mất khách hàng khi thông tin bị chia sẻ giữa các đối tác, và họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chính doanh nghiệp mình.

2.2.4.3 Logistics ngược trong TMĐT (Reverse logistics)

Hàng hóa bị trả lại để đổi lấy hàng khác hoặc phải hoàn lại tiền là khá phổ biến trong TMĐT khi sản phẩm được lựa chọn chỉ được khách hàng nhìn thấy trên website mà chưa được trực tiếp kiểm tra và cảm nhận bằng các giác quan khi thử hàng trong thực tế Vì vậy thiết kế hệ thống logistics ngược là một trong những điều kiện để đáp ứng cho các giao dịch TMĐT và giúp cho phương thức này thực sự thành công.

Tổng quan về logistics ngược trong sàn thương mại điện tử

2.3.1 Tổng quan về logistics ngược

Bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, Beckley và Logan (1948), Terry (1969) đã chú ý đến hoạt động thu hồi hàng hoá nhưng không đề cập chúng với tư cách là dòng logistics ngược Một trong những tư tưởng sớm nhất về logistics ngược được Lambert và Stock đưa ra vào năm 1981 Họ mô tả logistics ngược như là "sự di chuyển không đúng theo đường thuận chiều, bởi phần lớn các lô hàng đều được di chuyển theo cùng một hướng".

Năm 1989, Murphy and Poist nhấn mạnh hơn vào sự di chuyển ngược khi cho rằng logistics ngược là "di chuyển hàng hoá từ người tiêu dùng đến một nhà sản xuất trong kênh phân phối" Trong suốt những năm 1980, phạm vi của logistics ngược được giới hạn trong sự vận động của các yếu tố vật chất theo chiều ngược lại với dòng di chuyển chính, từ người tiêu dùng về phía nhà sản xuất Pohlen và Farris (1992) cũng định nghĩa về logistics ngược bằng cách nhấn mạnh đến hướng của nó trong kênh phân phối nhưng có sự mở rộng hơn so với quan điểm của Murphy và Poist Khái niệm đó như sau: "Logistics ngược là sự di chuyển hàng hóa từ nơi tiêu dùng tới nơi sản xuất trong kênh phân phối”.

Bắt đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, logistics ngƣợc đƣợc quan tâm nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và có hệ thống tại các nước phát triển như Mỹ và châu Âu Năm

1992, Hội đồng Quản trị Logistics đã đưa ra một định nghĩa chính thức về logisticsngược Định nghĩa này nhấn mạnh đến khía cạnh thu thồi của logistics ngược (Stock 1992): “Logistics ngược là khái niệm đề cập đến vai trò của logistics trong thu hồi, xử lý chất thải và quản lý các nguyên vật liệu độc hại; một bối cảnh rộng hơn nữa bao gồm tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động logistics được thực hiện một cách hiệu quả trong việc giảm bớt, thu hồi, thay thế, tái sử dụng nguyên vật liệu và chất thải.”

Vào năm cuối cùng của thập niên 90, Rogers và Tibben-Lembke (1999) đã mô tả sinh động về logistics ngƣợc thông qua việc nhấn mạnh tới mục tiêu và các quá trình logistics bên trong: "Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp" Khái niệm này tiếp cận logistics ngược như là một hoạt động chức năng tại các doanh nghiệp theo ba giai đoạn của quá trình quản trị.

Theo định nghĩa được trích ra từ giáo trình “Quản trị Logistics kinh doanh” trường Đại học Thương Mại được hiểu là, logistics ngược (reverse logistics) là quá trình tổ chức, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và bao bì từ các điểm tiêu dùng đến các điểm thu hồi với mục đích tận dụng các giá trị còn lại hoặc thải hồi một cách hợp lý.

Các nguyên nhân phát sinh các dòng vật chất trong logistics ngược có thể kể đến bao gồm:

Dòng thu hồi các sản phẩm không bán được hoặc sản phẩm bị khuyết tật: gồm các sản phẩm đưa vào thị trường bị ứ đọng, không bán được do thiếu nhu cầu hoặc nhu cầu khách hàng bị bão hòa cần được thu hồi để chuyển bán ở thị trường khác đang có nhu cầu Với các sản phẩm đã được đưa vào thị trường nhưng có khuyết tật về công dụng, màu sắc, kiểu dáng, chức năng, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên không tiêu thụ được, cần phải thu hồi để nâng cấp, sửa chữa để tiếp tục chuyển bán.

Dòng thu hồi bao bì do tháo dỡ các sản phẩm đã qua sử dụng: nhiều sản phẩm trên thị trường bày bán đã hết hạn sử dụng, vì thế khách hàng phải thải hồi chúng Tuy nhiên, các sản phẩm đó có thể tận dụng lại nhiều chi tiết bộ phận hoặc nguyên liệu Bên cạnh đó, việc thải hồi không đúng cách của người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Vì thế, doanh nghiệp nên tổ chức thu hồi để xử lý, tận dụng hoặc tiêu hủy chúng một cách an toàn.

Thu hồi và tái sử dụng các bao bì sản phẩm: sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm, một số lượng lớn bao bì đã qua sử dụng phải thu gom lại để tái sử dụng hoặc tái chế nhằm tiết giảm chi phí nguyên liệu.

Dòng thu hồi và tái sử dụng pallet, container: các công cụ mang hàng như pallet, container, cũng được coi là loại bao bì chuyền tải có vai trò rất to lớn trong các dòng thương mại hàng hóa quốc tế Trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, dòng logistics ngược của các container rỗng và pallet ngày càng phức tạp hơn Các hãng tàu container thường tự tổ chức một hệ thống logistics riêng để thực hiện công việc quản lý, điều phối, sử dụng container.

2.3.1.2 Sự khác nhau giữa Logistics ngược và Logistics xuôi:

Tiêu chí Logistics ngược Logistics xuôi

Khả năng dự tính trước

Khó có thể dự tính trước Có thể lên kế hoạch và dự tính trước

Vận chuyển hàng hóa từ nhiều điểm khác nhau tập trung lại một điểm

Vận chuyển hàng hóa từ từ một vị trí tập trung đến nhiều điểm khác nhau.

Chất lượng sản phẩm Không đồng đều về chất lượng Sản phẩm có tính đồng đều cao về chất lượng.

Thông thường sẽ không còn tính nguyên vẹn Bao bì có thể bị rách và phá hủy.

Sản phẩm còn nguyên bản, được đóng gói kỹ càng theo đúng tiêu chuẩn chất lượng.

Không có sự nhất quán Giá cả sẽ có sự chênh lệch theo từng thời điểm do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Có sự đồng nhất cao về giá thành sản phẩm.

Tốc độ không phải yếu tố cần ưu tiên hàng đầu Rất quan trọng.

Chi phí phát sinh Việc kiểm soát gần như không thể Có thể kiểm soát một cách chặt chẽ

Có sự mâu thuẫn về trách nhiệm về hàng hóa.

Có sự rõ ràng về sở hữu và trách nhiệm của hàng hóa.

2.3.1.3 Vai trò của logistics ngược đối với doanh nghiệp

Trong vài năm trở lại đây, dưới áp lực tiết kiệm các nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất và vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, logistics ngược được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp tận dụng nguyên liệu tái chế, giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, giảm tác hại của sản xuất kinh doanh lên môi trường Những vai trò cơ bản của logistics ngược bao gồm:

Logistics ngược tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi: ở nhiều khâu cung ứng xuất hiện những sản phẩm lỗi cần sửa chữa, đóng gói hoặc dán nhãn mác lại, logistics giúp thực hiện nhanh chóng các thao tác này để đưa các sản phẩm trở lại kênh phân phối kịp thời Dòng logistics ngược được tổ chức tốt sẽ đảm bảo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi Do đó, để đạt hiệu quả cao trong quản trị dòng logistics xuôi trong thương mại điện tử, doanh nghiệp cần kết hợp thực hiện với các hoạt động logistics ngược.

Logistics ngược góp phần nâng cao mức dịch vụ khách hàng: việc thu hồi các sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thương mại điện tử nhằm mục đích đổi lại hàng hóa, sửa chữa hàng, bảo hành, bảo dưỡng, sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao mức dịch vụ khách hàng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách thu hồi tốt cũng góp phần mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Logistics giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: thu hồi hàng hóa trong kênh logistics ngược làm phát sinh các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa, Tuy nhiên, nếu tổ chức và triển khai tốt dòng logistics ngược thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể các khoản chi phí khác Những lợi ích kinh tế đó đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý và tính toán kỹ để mang lại hiệu quả kinh tế từ hoạt động logistics ngược.

Logistics ngược giúp tạo dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp: ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề nghiêm trọng trên thế giới Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm môi trường chính là hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm tới việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của sản xuất kinh doanh đến môi trường thông qua thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế một cách có trách nhiệm.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN HÀNH QUY TRÌNH LOGISTICS NGƯỢC CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Sàn thương mại điện tử Shopee

3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Shopee

Shopee được thành lập vào năm 2015 bởi Sea Group, một công ty đa quốc gia với trụ sở chính tại Singapore Sea Group được thành lập bởi Forrest Li, một doanh nhân người Trung Quốc Trước khi Shopee ra đời, Sea Group hoạt động trong các lĩnh vực khác như trò chơi trực tuyến và thanh toán điện tử.

Lịch sử hình thành Shopee có thể được mô tả như sau:

Năm 2015: Shopee được ra mắt chính thức vào tháng 6 năm 2015 Nền tảng này bắt đầu hoạt động tại Singapore trước khi mở rộng sang các thị trường khác ở Đông Nam Á Mô hình kinh doanh trực tuyến mới này nhanh chóng thu hút sự chú ý với việc tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận lợi và linh hoạt.

Năm 2016-2017: Shopee nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động của mình sang nhiều thị trường khác nhau trong khu vực, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Đài Loan Trong giai đoạn này, Shopee tập trung vào việc phát triển cộng đồng người bán và người mua, cung cấp các chương trình khuyến mãi và ưu đãi để thu hút người dùng.

Năm 2018: Shopee tiếp tục mở rộng và trở thành một trong những trang thương mại điện tử phổ biến nhất ở Đông Nam Á và Đài Loan Công ty này đưa ra các chiến lược tiếp thị mạnh mẽ, sự kiện quảng cáo và hợp tác với nhiều đối tác để gia tăng sự hiện diện và tăng cường lòng tin của người dùng.

Năm 2019-2020: Shopee tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh và cải thiện nền tảng công nghệ của mình Các chương trình khuyến mãi và sự kiện mua sắm, như Sự Kiện 11.11 và 12.12, trở thành những sự kiện trực tuyến lớn thu hút hàng triệu người mua hàng. Đến nay, Shopee đã mở rộng sang mô hình B2C với việc ra mắt Shopee Mall Nơi dành riêng cho các doanh nghiệp, thương hiệu lớn bán hàng chính hãng tại Shopee Những năm đầu hoạt động, Shopee tập trung phát triển mạng lưới mua bán giữa cá nhân với cá nhân (C2C).

3.1.2 Hệ thống logistics của Shopee

Shopee có trụ sở chính nằm tại: 5 Science Park Drive, Shopee Building, Singapore Vừa qua, Shopee Việt Nam đã chính thức đưa vào hoạt động kho hàng FBS thứ 3 tại Khu Công nghiệp Tân Phú Trung, Củ Chi, TP HCM Là nền tảng hậu cần mới và hiện đại, kho Tân Phú Trung có diện tích lớn nhất so với 2 kho đã có ở TP HCM và

Hà Nội trước đây của Shopee tại Việt Nam.

3.1.2.1 Hệ thống logisticsvới mô hình kinh doanh C2C

Với người bán tự vận hành, Shopee áp dụng mô hình Dropshipping, do đó,Shopee chỉ cần chuyển đơn hàng từ người mua tới người bán Ngoài ra, Shopee cũng sẽ hỗ trợ người bán liên kết với các bên vận chuyển như Ninja Van, GHN,…

Quy trình vận hành mô hình:

Bước 1: Shopee tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng.

Bước 2: Nhà bán xác nhận đơn hàng và chuẩn bị hàng hóa.

Bước 3: Nhà bán đóng gói hàng hóa.

Bước 4: Nhà bán giao hàng cho khách hàng.

Bước 5: Nhà bán cập nhật trạng thái giao hàng trên hệ thống.

Bước 6: Shopee đảm nhiệm việc thanh toán, đổi trả sản phẩm

2.2 Hệ thống logisticsvới mô hình kinh doanh B2C

3.1.2.2 Mô hình lưu kho Fulfillment

Fulfillment by Shopee (FBS): là các dịch vụ fulfillment của Shopee có các ưu điểm như thời gian giao vận được rút ngắn, giải quyết vấn đề giới hạn không gian kho, giải pháp cho người bán không có khả năng fulfillment.

3.1.2.3 Shopee sử dụng mô hình lưu kho FBS hỗ trợ người bán ntn?

Những người bán này thông thường sẽ là nhà sản xuất có giấy đăng ký nhãn hiệu,nhà phân phối có giấy đại lý ủy quyền hoặc nhà nhập khẩu được Shopee lựa chọn.Người bán quản được hỗ trợ lý toàn bộ quá trình từ lên đơn hàng, lưu trữ hàng hóa cho đến xử lý hàng tồn kho Shopee hỗ trợ người bán bằng cách yêu cầu người bán gửi hàng vào các kho FBS Khi phát sinh đơn hàng, kho hàng sẽ xử lý, lấy hàng, đóng gói và vận chuyển sản phẩm sớm nhất có thể

Quy trình vận hành mô hình:

Bước 1: Nhà bán gửi hàng vào kho Shopee.

Bước 2: Sau khi khách hàng đặt hàng trên website/app, Shopee tiếp nhận và xử lí tại kho.

Bước 3: Shopee giao hàng cho khách hàng.

Bước 3a: Nếu giao thành công, Shopee sẽ thu tiền.

Bước 3b: Nếu giao không thành công, Shopee sẽ tăng tồn bán tiếp hoặc trả hàng.Bước 4: Shopee hoàn thành đơn hàng, thanh toán và xuất hóa đơn theo kỳ cho nhà bán

3.1.3 Quy trình logistics ngược của Shopee

3.1.3.1 Chính sách và điều kiện trả hàng hoàn tiền của Shopee

Hiện tại, Shopee chưa hỗ trợ yêu cầu đổi hàng hoặc các yêu cầu Trả hàng/Hoàn tiền mang tính cảm quan, không ưng ý, đổi ý Bởi vậy, Shopee khuyến nghị khách hàng nên chọn hoàn tiền và trả hàng để đặt mua sản phẩm khác trong trường hợp khách hàng không ưng ý về sản phẩm Chi phí vận chuyển trả hàng sẽ được Shopee hỗ trợ người mua hàng nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua cũng như làm tăng trải nghiệm của người mua hàng.

3.1.3.2 Những mặt hàng có thể hoàn trả

Người mua có thể khiếu nại lên trung tâm hỗ trợ khách hàng của Shopee và yêu cầu trả hàng trong các trường hợp sau:

3 Người bán gửi sai hàng

4 Hàng bể vỡ (vỡ vụn, trầy xước, không nguyên vẹn, rò rỉ chất lỏng )

5 Hàng lỗi, không hoạt động

7 Hàng đã qua sử dụng

9 Thùng hàng rỗng / nghi ngờ lừa đảo

10.Hàng hết hạn sử dụng

11.Hàng nguyên vẹn nhưng không còn nhu cầu (sẽ trả nguyên seal, tem, hộp sản phẩm)

Người bán cần cung cấp hình ảnh và/hoặc video thể hiện rõ tình trạng sản phẩm nhận được.Shopee có thể yêu cầu bổ sung bằng chứng nếu:

Bằng chứng bạn cung cấp bị mờ, nhòe, không thể hiện được tình trạng sản phẩm nhận được,

Người bán khiếu nại yêu cầu của bạn và Shopee cần thêm bằng chứng để xem xét

3.1.3.4 Hình thức trả hàng Đơn hàng thuộc Shopee Mall và Hàng Quốc tế: Người bán cần trả hàng về KhoShopee Đơn hàng không thuộc Shopee Mall và Hàng Quốc tế: Người bán cần trả hàng về địa chỉ trả hàng của Người bán

3.1.3.6 Chi phí trả hàng a Với hàng mua tại Shopee Mall

Người mua có thể lựa chọn trả hàng:

Theo hình thức “Lấy hàng hoàn trả tại nhà” hoặc “Gửi hàng tại bưu cục”: Người mua không phải thanh toán bất cứ khoản phí vận chuyển nào cho việc trả hàng;

Theo hình thức “Tự sắp xếp”: Người mua cần thanh toán trước chi phí vận chuyển cho việc trả hàng Shopee sẽ hoàn lại số tiền bằng với tiền vận chuyển mà Người mua đã thanh toán cho đơn vị vận chuyển thông qua “Số dư tài khoản Shopee” trên ứng dụng Shopee trong thời hạn 3-5 ngày làm việc kể từ ngày Người mua đã gửi trả hàng cho đơn vị vận chuyển và yêu cầu trả hàng/hoàn tiền của Người mua được chấp nhận. b Với hàng không thuộc Shopee Mall

Người mua có thể lựa chọn trả hàng:

Theo hình thức “Lấy hàng hoàn trả tại nhà” hoặc “Gửi trả hàng tại bưu cục”: Người mua không phải thanh toán bất cứ khoản phí vận chuyển nào cho việc trả hàng.

Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận hành quy trình logistics ngược của sàn Thương mại điện tử Shopee

Nguồn lực tài chính thực chất là nguồn vốn mà Doanh nghiệp có khả năng huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động của Doanh nghiệp Nguồn lực tài chính là vốn bằng tiền và các tài sản có thể chuyển hóa thành tiền hay tương đương tiền màDoanh nghiệp có khả năng sử dụng các công cụ tài chính để huy động đáp ứng yêu cầu cần thiết cho hoạt động của mình Năng lực tài chính của mỗi Doanh nghiệp có giới hạn nhất định Sự giới hạn đó bắt nguồn từ sự chi phối bởi các yếu tố bên trong cấu thànhDoanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài.

Shopee được hậu thuẫn bởi tập đoàn SEA, một trong những công ty công nghệ hàng đầu Đông Nam Á Điều này giúp Shopee có nguồn tài chính dồi dào để đầu tư vào phát triển và quảng bá nền tảng Theo số liệu cập nhật từ Iprice Group, trong quý 2/2021 mặc dù các sàn Thương mại điện tử như Tiki hay Lazada đều làm ăn tốt trong đại dịch, nhưng tổng lượng truy cập của hai công ty này chỉ bằng một nửa của Shopee Techwire Asia đánh giá, Shopee hiện đã chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á với 57 % khối lượng hàng bán online tại khu vực trong năm 2020.

Shopee là nền tảng TMĐT hàng đầu tại Việt Nam Shopee đứng đầu thị trường khi chiếm tới 63,1% thị phần tổng doanh thu của 5 sàn thương mại điện tử Trong đó doanh thu bán hàng trên nền tảng này vượt 24.700 tỷ đồng với 289,7 triệu sản phẩm được giao thành công từ 211.609 người bán Nhìn vào những con số trong báo cáo, có thể thấy rõ doanh thu của Shopee đang vượt trội so với các sàn thương mại điện tử còn lại.

Sự phát triển của công nghệ sẽ giúp Shopee cải thiện các tính năng và dịch vụ, mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho người dùng Những nguồn lực tài chính góp phần xây dựng các cơ sở vật chất, máy móc và thiết bị tự động phục vụ hoạt động logistics ngược của Shopee Nguồn lực này được coi là những chỉ số quan trọng về khả năng xây dựng và thực hiện hệ thống logistics Để xây dựng hệ thống logistics ngược thu hồi sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn tài chính đủ lớn cho việc thực hiện.

Hiện tại, shopee đang hợp tác cùng vận chuyển với 07 đơn vị vận chuyển khác nhau, trong đó có SPX Instant là đơn vị vận chuyển của Shopee Shopee Xpress Instant là đơn vị vận chuyển chính thức của Shopee, đảm bảo giao hàng trong vòng 24 giờ (kể từ thời điểm nhận hàng từ người bán) Vậy nên, hình thức này chủ yếu áp dụng khi địa chỉ đơn hàng đặt và giao đều tại TP.HCM, Hà Nội hoặc một số quận/huyện trung tâm của những tỉnh thành khác.

Hằng năm Shopee có tổ chức chương trình quản trị viên tập sự với tên gọi Global Leaders Program (Chương trình Nhà lãnh đạo Toàn cầu) Chương trình kéo dài trong hai năm và luân chuyển qua 4 phòng ban khác nhau, trong đó có 6 tháng luân chuyển tại Singapore Sau 2 năm tham gia chương trình, các bạn nhân viên ưu tú này sẽ trở thành đội ngũ lãnh đạo kế thừa của shopee.

Riêng về chính sách giữ chân nhân tài, Shopee tập trung đầu tư vào các yếu tố sau:

Tạo điều kiện cho nhân viên luân chuyển giữa các phòng ban sau một thời gian làm việc ở một vị trí nhất định nhằm tạo điều kiện để các bạn có cơ hội được học hỏi và mở rộng kiến thức chuyên môn Sau đó, doanh nghiệp sẽ phát triển các chương trình đào tạo nhân viên ở tất cả các cấp độ, cấp độ nhân viên sẽ được đào tạo cả về kỹ năng mềm lẫn nâng cao kỹ năng chuyên môn Riêng cấp quản lý thì có những khóa huấn luyện về kỹ năng lãnh đạo cùng với đội ngũ quản lý của Shopee tại các nước khác; Chủ động đề bạt nhân viên hiện tại lên những vị trí cao hơn, thay vì tuyển nhân viên từ ngoài vào để nắm giữ các vị trí quản lý.

Tạo một môi trường làm việc thoải mái và thân thiện Shopee đầu tư nhiều vào các hoạt động ngoài giờ làm của nhân viên như mở lớp tập Yoga, tập nhảy tại công ty, các câu lạc bộ bóng đá, cầu lông, boardgame, tham gia các giải chạy marathon,

Ironman Shopee tin rằng nếu nhân viên có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống thì họ sẽ gắn bó lâu dài hơn với công ty.

Chiến thuật giữ chân nhân tài tại Shopee có thể tóm tắt trong câu nói ngắn gọn này "Hãy huấn luyện họ, giúp họ để họ có thể đi bất kỳ đâu Nhưng mà hãy tôn trọng họ và đối xử tốt để họ không muốn đi đâu cả".

Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, được xem như huyết mạch kết nối các thành phần của toàn bộ chuỗi dịch vụ Logistics.

CNTT giúp cải thiện tình hình kiểm soát và lên kế hoạch dễ dàng hơn 70,1%, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 70,1%; giảm thiệt lỗi do con người gây ra 67%, giảm chi phí nhân lực trong quản lý là 61,9%; cải thiện quan hệ khách hàng là 60,8% và giảm thiểu chi phí là 57,7%.

Về logistics ngược, công nghệ thông tin có thể giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng, giúp quá trình Logistics xuôi đạt được hiệu quả cao và tạo dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp.

Do đó, công nghệ thông tin có ảnh hưởng đáng kể đến quy trình vận hành logistics ngược của Shopee Việt Nam thông qua các cải tiến và ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Hệ thống quản lý kho thông minh: Tích hợp các hệ thống quản lý kho thông minh giúp Shopee Việt Nam tự động theo dõi lượng hàng hóa trả lại và định vị chính xác vị trí của chúng trong kho Dựa vào dữ liệu từ hệ thống này, Shopee có thể tự động quản lý tồn kho, xác định những sản phẩm có khả năng tái sử dụng, giảm thiểu thiệt hại và lãng phí tài nguyên.

Shopee Việt Nam triển khai hệ thống quản lý kho thông minh kết hợp công nghệ IoT (Internet of Things), cho phép cảm biến trong kho tự động ghi nhận vị trí của hàng hóa trả lại Khi có yêu cầu trả hàng từ khách hàng, hệ thống có thể nhanh chóng xác định vị trí chính xác của sản phẩm trong kho, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quy trình xử lý.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Khả năng công nghệ thông tin

Chính sách của Chính phủ Đặc điểm của sản phẩm thu hồi

Sự hỗ trợ và hợp tác từ phía khách hàng

Vận hành quy trình logistics ngược của Shopee

4.1.1 Các nguồn lực của doanh nghiệp (tài chính, nhân lực, công nghệ thông tin)

Nguồn lực ở đây được chia thành nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp.

Những nguồn lực tài chính góp phần xây dựng các cơ sở vật chất, máy móc và thiết bị tự động Nguồn lực này được coi là những chỉ số quan trọng về khả năng xây dựng và thực hiện hệ thống logistics Để xây dựng hệ thống logistics ngược thu hồi sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn tài chính đủ lớn cho việc thực hiện (Hàn Huyền Hương, Lê Sơn Tùng 2022)

H1: nguồn lực tài chính ảnh hưởng đến việc thực hiện logistics ngược

Nguồn nhân lực là công cụ quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến logistics ngược Các nguồn lực dựa trên tri thức như kỹ năng và kiến thức liên quan đề cập đến các nguồn lực quản lý và công nghệ cũng rất quan trọng Việc doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ nhân lực cho quá trình logistics ngược đảm bảo cho hoạt động này được triển khai thuận lợi (Hàn Huyền Hương, Lê Sơn Tùng 2022)

H2: nguồn nhân lực ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện logistics ngược

Việc sử dụng phần mềm công nghệ thông tin giúp cải thiện sự phối hợp giữa nhân viên và người quản lý bởi vì họ hỗ trợ quá trình xử lý thông tin trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho rằng lợi ích của công nghệ và hệ thống công nghệ thông tin không chỉ nằm ở chỗ tăng hiệu quả hoạt động logistics mà là sự sáng tạo cũng như tốc độ phản ứng Trong hoạt động logistics, tiến bộ công nghệ cải thiện đáng kể hiệu suất logistics thu hồi vì nó giảm thời gian phản ứng và nâng cao việc quản lý hoạt động thu hồi hiệu quả hơn (Hàn Huyền Hương, Lê Sơn Tùng 2022)

Trong nghiên cứu của Daugherty Myers và Richey (2002) về vai trò của khả năng công nghệ thông tin đối với thực thi logistics ngược đã thể hiện rằng việc triển khai hiệu quả logistics ngược đòi hỏi phải chú ý tới việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin. Nhiều tác giả khác cũng đã nhất trí cho rằng khả năng công nghệ thông tin sẽ góp phần thay đổi vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực logistics ngược cũng như tạo nên sự khác biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Huy Tuân, Lê Tấn Bửu 2020)

H3: khả năng công nghệ thông tin có tác động tích cực đến quy trình logistics của Shopee

4.1.4 Chính sách của chính phủ.

Các chính sách và hỗ trợ tài chính, các chính sách thuế của chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với các công ty trong việc thực hiện hoạt động logistics thu hồi Aksen và cộng sự (2009) đồng ý rằng trợ cấp từ chính phủ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện logistics ngược (Hàn Huyền Hương, Lê Sơn Tùng 2022)

H4: chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng tích cực đến quy trình logistics ngược

4.1.5 Đặc điểm của các sản phẩm thu hồi

Gungor và Gupta (1999) đã chỉ ra rằng sự đồng nhất về vật liệu của sản phẩm và cách thức kết hợp các vật liệu này sẽ ảnh hưởng đến tính kinh tế của hoạt động logistics ngược.

Kích thước sản phẩm cũng được chỉ ra như là một yếu tố quan trọng tác động đến chi phí thu hồi, đặc biệt là chi phí vận tải và lưu kho sản phẩm thu hồi (Trần Thị Thu Hương,2018)

H5: đặc điểm của sản phẩm thu hồi có ảnh hưởng đến quy trình logistics ngược

4.1.6 Các yếu tố liên quan đến khách hàng

Sự hỗ trợ và hợp tác từ phía khách hàng trong chuỗi cung ứng cho việc thực hiện logistics thu hồi vẫn có chiều hướng suy giảm, ví dụ như các nhà bán lẻ thiếu sẵn sàng trong việc chia sẻ thông tin về chi phí, hoặc các nhà bán buôn, bán lẻ, nhà phân phối không sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động logistics thu hồi (Bernon & cs., 2013) Từ phần cuối của chuỗi cung ứng, có một yếu tố ảnh hưởng lớn tới hoạt động logistics thu hồi bởi vì khách hàng lúc này lại trở thành nhà cung cấp đầu vào cho hoạt động thu hồi Ở khía cạnh này, có một rào cản cho việc thực hiện hệ thống phục hồi sản phẩm bởi vì khả năng dự báo và lên kế hoạch cho sản phẩm thu hồi bị hạn chế (Hàn Huyền Hương, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Dương Nga 2022)

H6: Sự hỗ trợ và hợp tác từ phía khách hàng ảnh hưởng đến việc vận hành quy trình logistics ngược

Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận hành quy trình logistics ngược của Shopee

Tên yếu tố Cơ sở lựa chọn

H1 Nguồn lực tài chính Hàn Huyền Hương, Lê Sơn

H2 Nguồn nhân lực Hàn Huyền Hương, Lê Sơn

H3 Khả năng công nghệ thông tin Hàn Huyền Hương, Lê Sơn

Tùng 2022 và Nguyễn Huy Tuân, Lê Tấn Bửu 2020

H4 Chính sách của chính phủ Hàn Huyền Hương, Lê Sơn

Tùng 2022 H5 Đặc điểm của sản phẩm thu hồi Trần Thị Thu Hương 2018

H6 Sự hỗ trợ và hợp tác từ phía khách hàng Hàn Huyền Hương, Nguyễn Thị

Thủy, Nguyễn Thị Dương Nga 2022

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng dữ liệu thứ cấp để đánh giá mối liên kết giữa các yếu tố trong việc vận hành quy trình logistics ngược của sàn thương mại điện tửShopee Dữ liệu thứ cập được phân tích và tổng hợp từ các tài liệu, báo cáo, hoặc dữ liệu khác mà không yêu cầu thu thập dữ liệu trực tiếp từ các cá nhân hoặc tổ chức.

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w