1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của tập đoàn trung nguyên tại thị trường nội địa

104 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của tập đoàn Trung Nguyên tại thị trường nội địa
Tác giả Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Hương Giang, Trương Thúy Ngân, Ngô Thanh Trúc
Người hướng dẫn TS. Đoàn Ngọc Ninh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 6,04 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài (15)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (18)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (0)
  • 5. Phạm vi nghiên cứu (18)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (20)
      • 6.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (20)
      • 6.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (20)
    • 6.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu (21)
  • 7. Kết cấu đề tài (21)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG (22)
    • 1.1. Một số khái niệm cơ bản (0)
      • 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng (22)
      • 1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (23)
    • 1.2. Bản chất và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng (0)
      • 1.2.1. Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng (23)
      • 1.2.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng (0)
    • 1.3. Nội dung lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng (0)
      • 1.3.1. Mô hình chuỗi cung ứng (25)
      • 1.3.2. Các yếu tố động năng chuỗi cung ứng (29)
      • 1.3.3. Các mô hình cộng tác trong chuỗi cung ứng (31)
    • 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản trị chuỗi cung ứng (0)
      • 1.4.1. Yếu tố vĩ mô (34)
      • 1.4.2. Yếu tố vi mô (37)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ ĐẦU RA CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN (42)
    • 2.1. Tổng quan ngành cà phê Việt Nam (42)
      • 2.1.1. Sản xuất (42)
      • 2.1.2. Tiêu thụ (43)
      • 2.1.3. Diễn biến giá (45)
    • 2.2. Tổng quan về Tập đoàn Trung Nguyên (46)
      • 2.2.1. Giới thiệu khái quát Tập đoàn Trung Nguyên (46)
      • 2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển (47)
      • 2.2.3. Các loại sản phẩm (48)
      • 2.2.4. Kết quả hoạt động phân phối sản phẩm của công ty những năm gần đây (51)
    • 2.3. Thực trạng mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên (0)
      • 2.3.1. Mô hình chuỗi cung ứng cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên (54)
      • 2.3.2. Thực trạng các yếu tố động năng trong chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên (theo mô hình Scor) (65)
    • 2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên (0)
      • 2.4.1. Yếu tố vĩ mô (72)
      • 2.4.2. Yếu tố vi mô (74)
    • 2.5. Đánh giá chung về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Trung Nguyên (0)
      • 2.5.1. Thành công (77)
      • 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân (79)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU (81)
    • 3.1. Cơ sở và mục tiêu hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên (0)
      • 3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành cà phê Việt Nam (81)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn Trung Nguyên trong thời gian tới (83)
    • 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn (0)
      • 3.2.1. Về hoạt động dự báo cho hoạt động “đầu ra” của chuỗi cung ứng (84)
      • 3.2.2. Giải pháp cho phân phối các sản phẩm cà phê của Trung Nguyên (85)
      • 3.2.3. Giải pháp cho dự trữ (86)
      • 3.2.4. Giải pháp cho thu hồi (87)
      • 3.2.5. Các giải pháp khác (88)
    • 1. Kết luận (89)
    • 2. Một số kiến nghị (89)
      • 2.1. Kiến nghị với Nhà nước (89)
      • 2.2. Kiến nghị với hiệp hội ngành cà phê (90)
      • 2.3. Kiến nghị với địa phương (91)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấ

Tính cấp thiết của đề tài

Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của mình bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí không cần thiết; nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm với đối thủ Ngoài ra, nó còn giúp cho nền công nghiệp trong nước gia nhập chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, phát triển thị trường tiêu thụ ra toàn thế giới Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều doanh nghiệp sản xuất chưa hiểu rõ được tầm quan trọng đặc biệt của chuỗi cung ứng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày nay Do vậy, muốn duy trì vị thế, mở rộng thị phần và giành thế chủ động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải hiểu rõ hơn ai hết về vai trò của chuỗi cung ứng chung cũng như hiểu rõ về quản trị chuỗi cung ứng của chính doanh nghiệp mình Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến toàn bộ dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thiện và những điều mà người tiêu dùng yêu cầu

Thập niên 1980 được coi là thời kỳ mở đầu của quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) Đến năm 1982, thuật ngữ SCM lần đầu xuất hiện và được sử dụng phổ biến trên nhiều tờ báo, tạp chí kinh tế ở một số quốc gia Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường Đối với các doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Vì vậy, quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động một cách trơn tru tất cả các mắt xích trong quy trình mà còn có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Nhận thức rõ được tầm quan trọng cũng như lợi ích của chuỗi cung ứng, Công ty

Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên đã chú trọng về quản trị chuỗi cung ứng và đã đạt được những kết quả rõ nét Tuy nhiên, tình hình quản trị chuỗi cung ứng của công ty vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được mục tiêu, vẫn còn một số bất cập, vấn đề cần nhanh chóng tìm ra giải pháp, phổ biến là trong các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng đầu ra như: thời gian và phương tiện vận chuyển hàng hóa tới khách hàng, tìm kiếm khách hàng, phân tích nhu cầu, hoạt động thu hồi và hỗ trợ khách hàng, Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Tập đoàn Trung Nguyên đã phải đối mặt với mâu thuẫn rất lớn giữa quản lý chi phí hiệu quả (chi phí tồn kho và chi phí vận chuyển cao) với việc nâng cao dịch vụ khách hàng, chẳng hạn như: tỷ lệ hàng hóa luôn sẵn sàng, thời gian giao hàng ngắn Nhưng với xu hướng thị trường tiêu thụ lớn và nhu cầu nhiều khách hàng ngày càng cao và khắt khe hơn đã đặt ra thách thức cho chuỗi cung ứng đầu ra của công ty phải nhanh hơn trong quá trình vận chuyển và tỷ lệ cao hơn về sự sẵn sàng sản phẩm Đồng thời, việc quản trị, duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện hữu, khách hàng tiềm năng ngày càng cần cải tiến, nâng cao để thúc đẩy lợi thế của mình so với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay

Xuất phát từ sự cấp thiết của đề tài đối với tập đoàn Trung Nguyên và đặc biệt là chuỗi cung ứng đầu ra trong hoạt động quản trị, nhóm nghiên cứu quyết định chọn “Hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên” làm đề tài nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm ra những bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục, hoàn thiện.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng luôn là hoạt động quan trọng mà các doanh nghiệp, các ban ngành trong và ngoài nước chú trọng bởi đây là một trong những động lực góp phần làm tăng trưởng kinh tế Nắm bắt được mục tiêu đó, đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành thực hiện nghiên cứu về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng Dưới đây, nhóm nghiên cứu xin giới thiệu một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau đây:

2.1 Một số công trình nghiên cứu quốc tế

Abdelghani Bekrar & cộng sự (2021) “Supply Chain Performance Measurement using SCOR Model: a Case Study of the Coffee Supply Chain in Vietnam” Université

Polytechnique Hauts-de-France Valenciennes, Pháp Trong tác phẩm, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích tổng hợp các lý thuyết về hoạt động và mô hình chuỗi cung ứng Đồng thời, nhóm tác giả cũng khẳng định rằng: cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quốc gia của Việt Nam Tuy nhiên, chuỗi cung ứng cà phê còn tồn tại một số vấn đề đe dọa đến khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam Bằng việc sử dụng phiên bản mới nhất của mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR), nghiên cứu đề xuất mô hình chuỗi cung ứng cà phê tiêu chuẩn với mức độ chi tiết của các yếu tố quy trình Mô hình đề xuất này tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra các vấn đề bên ngoài và bên trong làm giảm hiệu quả của chuỗi cung ứng cà phê tại tỉnh Kontum, Việt Nam Bài nghiên cứu cũng áp dụng mô hình SCOR để đo lường hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng cà phê Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất đạt được của toàn bộ chuỗi cung ứng cà phê là 68,28; ở mức trung bình Hầu hết các quy trình, bao gồm: nguồn cung cấp - sản xuất - phân phối - thu hồi, đều có giá trị hiệu suất nhỏ với cấp độ kém hơn Chi phí và sự nhanh nhẹn có điểm thấp nhất Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng cà phê tại Kon Tum của Việt Nam

Togar & Sridharan (2002) “Chỉ số hợp tác: một thước đo về sự hợp tác chuỗi cung ứng” đã đưa ra các giả định hướng dẫn để đo lường sự mở rộng về hợp tác của chuỗi cung ứng cụ thể là sự hợp tác của 2 thành phần chính trong chuỗi là nhà cung cấp và nhà bán lẻ Mô hình giả định về sự hợp tác kết hợp chặt chẽ các thói quen hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, thống nhất trong việc ra quyết định và chính sách động viên Một danh mục hợp tác được đưa ra nhằm đo lường mức độ thói quen hợp tác Bên cạnh đó, một khảo sát về nội dung danh mục hợp tác tại các doanh nghiệp ở New Zealand đã thực hiện và được kiểm định, đánh giá thông qua việc phân tích dữ liệu thu thập được Kết quả khảo sát xác nhận độ tin cậy và giá trị các giả định về danh mục hợp tác tỷ lệ thuận với các kỹ thuật hoạt động Đóng góp của nghiên cứu này về mặt lý thuyết đã giới thiệu một danh mục mới nhằm đo lường sự mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng Việc đo lường có thể được sử dụng bất kỳ thành viên nào trong chuỗi để xác định mức độ hợp tác và tìm kiếm sự cải tiến

2.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước

Lê Đoàn (2013)“ Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty

TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam” trường đại học Lạc Hồng, Việt Nam Tác giả đã thực hiện nghiên cứu lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng, nghiên cứu và mô tả thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba Mtech Việt Nam bằng cách phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến chuỗi cung ứng và hoạt động chuỗi cung ứng Trên cơ sở cách tiếp cận của hướng nghiên cứu, tác giả phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty theo từng bước là cung ứng, sản xuất, dự trữ, tồn kho và phân phối Đưa ra số liệu để phân tích hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra những thành công, điểm mạnh, những hạn chế, điểm yếu của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam Kết thúc nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Nghiên cứu của tác giả là nghiên cứu đầu tiên về hoạt động chuỗi cung ứng của công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam nên có đóng góp quan trọng giúp ban lãnh đạo công ty xây dựng các chiến lược hoàn thành chuỗi Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tế, tuy nhiên chưa có độ tin cậy cao

TS Nguyễn Duy Đạt & TS Trần Thị Thu Hương (2021) “Phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê đặc sản của tỉnh Gia Lai sang thị trường Mỹ và EU" trường đại học Thương mại, Việt Nam Gia Lai là một trong 8 tỉnh của cả nước và 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên được lựa chọn triển khai Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 1329/QĐ – BNN - TT ban hành ngày 02/4/2021 Mục tiêu của Đề án là phát triển cà phê đặc sản Việt Nam nhằm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường xuất khẩu; góp phần phát triển bền vững, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và phân tích dữ liệu thứ cấp, bài viết đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển chuỗi cung ứng cà phê đặc sản Gia Lai Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê đặc sản của Gia Lai sang thị trường EU và Mỹ

Lê Thị Thùy Liên (2000) “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam” trường đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam Thực hiện nghiên cứu, tác giả trình bày cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng sản phẩm gồm khái niệm, bản chất, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng của chuỗi cung ứng sản phẩm Tiếp đến trên nền tảng cơ sở lý luận, tác giả phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 1997 – 2000 cũng như tình hình xuất khẩu gạo của nước ta trong giai đoạn này Đồng thời, trong nghiên cứu tác giả cũng nêu lên các đề xuất để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của sản phẩm nông nghiệp nước ta giai đoạn tới Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp nước ta thời kỳ vẫn còn độc canh cây lúa, nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn Tuy nhiên, với sự biến động không ngừng của nền kinh tế, sự chuyển dịch kinh tế với tốc độ nhanh thì nghiên cứu của Lê Thị Thùy Liên còn bộc lộ nhiều hạn chế và không còn giá trị thực tiễn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay

ThS Trần Kim Anh (2018) “Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối”:

Chuỗi cung ứng cà phê ở Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp” trường đại học Thương mại, Việt Nam Tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê Bên cạnh đó từ việc nghiên cứu thực trạng cà phê ở Tây Nguyên nói chung và chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên nói riêng, bài viết đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển chuỗi cung ứng và từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình chuỗi cung ứng cà phê đầu ra của Tập đoàn Trung Nguyên Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng, phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để đẩy mạnh hoạt động cung ứng, phân phối các sản phẩm cà phê Trung Nguyên đến với người tiêu dùng

Tổng hợp cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng đầu ra của doanh nghiệp Từ đó phân tích và đánh giá thực trạng mô hình chuỗi cung ứng cà phê đầu ra của Tập đoàn Trung Nguyên Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra của công ty cổ phần tập đoàn Cà Phê Trung Nguyên

Xây dựng hệ thống các giải pháp và đưa ra kiến nghị cho Tập đoàn Trung Nguyên để phát huy thế mạnh, đồng thời đối phó với các thách thức của chuỗi cung ứng đầu ra cà phê, từ đó thuận lợi hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối và cung ứng đa dạng các loại sản phẩm cà phê của Trung Nguyên tới thị trường tiêu thụ

4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên, trong đó tập trung phân tích vào chuỗi cung ứng đầu ra Qua đó đề ra giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu được thu thập về hoạt động phân phối mặt hàng cà phê Trung Nguyên trong phạm vi không gian Nhóm thực hiện nghiên cứu

Thực trạng chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận Tập trung vào các khu vực tiềm năng như đông dân cư và có nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng, hương vị cà phê ngon, thượng hạng

Dữ liệu thống kê liên quan đến tình hình kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên được thu thập từ năm 2012 đến năm 2023

Dữ liệu thống kê liên quan đến thực trạng cung ứng mặt hàng cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên được thu thập từ tháng 10 năm 2023 đến năm tháng 1 năm 2024 Định hướng phát triển và các giải pháp liên quan được đề xuất đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

5.3 Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng đầu ra mặt hàng cà phê của Trung Nguyên dựa trên các bài nghiên cứu trước đó cùng với thực trạng khảo sát các cửa hàng phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng Chuỗi cung ứng đầu ra bao gồm các hoạt động kho bãi, vận chuyển, phân phối, dịch vụ khách hàng Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng đầu ra có mối liên hệ mật thiết với chuỗi cung ứng đầu vào và tương tác trực tiếp với khách hàng Do đó, chuỗi cung ứng đầu ra đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh và nâng cao trải nghiệm khách hàng

Trung Nguyên là thương hiệu cà phê Việt Nam nổi tiếng nhất trên thế giới Cà phê Trung Nguyên được đánh giá cao về chất lượng về sản phẩm và chiến lược marketing độc đáo Tuy nhiên, hiện nay thị phần của Trung Nguyên đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu cà phê rang xay nổi tiếng khác Để duy trì vị trí dẫn đầu, Trung Nguyên phải liên tục đổi mới phù hợp với bối cảnh thị trường, đặc biệt là chuỗi cung ứng đầu ra - đưa sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng

Qua những tìm hiểu, nghiên cứu chuỗi cung ứng đầu ra mặt hàng cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên, nhóm tiến hành đánh giá và đưa ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cho mặt hàng này Đề tài chỉ nghiên cứu về mặt hàng cà phê, không nghiên cứu về cả ngành hàng cà phê hay toàn bộ các mặt hàng nông sản Việt Nam

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích, từ đó đưa ra những đánh giá dựa trên các tiêu chí, chỉ tiêu đảm bảo phát triển bền vững và đề xuất những giải pháp cho đề tài

6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

6.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu từ các nguồn:

- Thông tin của Bộ Công Thương, Tổng cục thống kê, Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), Trademap, Worldbank, cùng các nguồn số liệu từ các trang web đáng tin cậy trên Internet về thực trạng mô hình chuỗi cung ứng cà phê

- Thông tin từ các bài báo cáo tài chính, các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả trong nước và ngoài nước, các giáo trình, luận văn, luận án, tạp chí khoa học, hội thảo, chuyên đề nghiên cứu của ngành

Các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn tài liệu này sẽ được nhóm nghiên cứu kế thừa để hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản xuất ở chương 1 Dữ liệu thứ cấp sau khi được phân tích xử lý được sử dụng để khái quát chung về thực trạng chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng cà phê đầu ra của Công ty Trung Nguyên ở chương 2 Đồng thời thông qua kết quả thu thập thông tin và nghiên cứu các tài liệu để có được cái nhìn tổng quát, từ đó có được các đề xuất giải pháp, kiến nghị đến Nhà nước và cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty

6.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp điều tra, được thực hiện cụ thể như sau:

- Phương pháp quan sát: được thực hiện tại chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị, hệ thống nhượng quyền Trung Nguyên E-coffee liên quan đến các nội dung như hoạt động quản lý, nhập - thu hồi, sắp xếp, trưng bày hàng hóa, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng Nhóm nghiên cứu đã quan sát hoạt động của chuỗi cung ứng cà phê đầu ra của Trung Nguyên thông qua các đối tượng là khách hàng, chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng…

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

6.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu từ các nguồn:

- Thông tin của Bộ Công Thương, Tổng cục thống kê, Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), Trademap, Worldbank, cùng các nguồn số liệu từ các trang web đáng tin cậy trên Internet về thực trạng mô hình chuỗi cung ứng cà phê

- Thông tin từ các bài báo cáo tài chính, các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả trong nước và ngoài nước, các giáo trình, luận văn, luận án, tạp chí khoa học, hội thảo, chuyên đề nghiên cứu của ngành

Các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn tài liệu này sẽ được nhóm nghiên cứu kế thừa để hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản xuất ở chương 1 Dữ liệu thứ cấp sau khi được phân tích xử lý được sử dụng để khái quát chung về thực trạng chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng cà phê đầu ra của Công ty Trung Nguyên ở chương 2 Đồng thời thông qua kết quả thu thập thông tin và nghiên cứu các tài liệu để có được cái nhìn tổng quát, từ đó có được các đề xuất giải pháp, kiến nghị đến Nhà nước và cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty

6.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp điều tra, được thực hiện cụ thể như sau:

- Phương pháp quan sát: được thực hiện tại chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị, hệ thống nhượng quyền Trung Nguyên E-coffee liên quan đến các nội dung như hoạt động quản lý, nhập - thu hồi, sắp xếp, trưng bày hàng hóa, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng Nhóm nghiên cứu đã quan sát hoạt động của chuỗi cung ứng cà phê đầu ra của Trung Nguyên thông qua các đối tượng là khách hàng, chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng…

- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Đề tài tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối tượng là khách hàng, chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng thông qua phiếu khảo sát được thiết kế khoa học và phù hợp về thói quen mua cà phê Trung Nguyên của khách hàng, tình hình quản lý chuỗi cung ứng, những hạn chế và hướng giải quyết mà các nhà quản lý này định thực hiện trong thời gian tới Số mẫu thu thập dự kiến cần thiết để đạt được các mục tiêu nghiên cứu khoảng 250 khách hàng và hơn 50 kênh phân phối của Trung Nguyên (cửa hàng bán lẻ, siêu thị, nhượng quyền E-coffee, )

Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

- Phương pháp thống kê, phân tích: thống kê các dữ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2018 – 2023 để phục vụ cho quá trình phân tích bao gồm: tình hình sản xuất, tiêu thụ, diễn biến thị trường giá cả cà phê; tình hình kinh doanh, lợi nhuận của Trung Nguyên; Đồng thời, thống kê kết quả khảo sát về thực trạng chuỗi cung ứng cà phê đầu ra của Trung Nguyên thông qua phần mềm EXCEL

- Phương pháp tổng hợp: sử dụng để tổng kết các thông tin, số liệu về mô hình chuỗi cung ứng cà phê đầu ra của Tập đoàn Trung Nguyên Cụ thể, các bảng số liệu trong bài nghiên cứu hầu như đều được tổng hợp từ các nguồn uy tín như các trang Tổng cục thống kê, Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA),

- Phương pháp đánh giá: dùng để đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng cà phê đầu ra của Trung Nguyên dựa trên phân tích số liệu Từ đó đưa ra các kết luận về thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm tại Công ty, đánh giá nguyên nhân và đưa ra giải pháp.

Kết cấu đề tài

Bài nghiên cứu được bố cục với kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng mô hình chuỗi cung ứng cà phê đầu ra của Tập đoàn Trung Nguyên

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng cà phê đầu ra của Tập đoàn Trung Nguyên.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bản chất và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

và đưa tới (duy trì và phân phối) người tiêu dùng cuối cùng Đồng thời, hỗ trợ cho các hoạt động và quá trình cung ứng của công ty là các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, kho bãi, nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn thủ tục hải quan… Các doanh nghiệp hỗ trợ tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng với vai trò là bên thứ ba, giúp làm tăng tính chuyên môn hóa và hiệu quả trong các chuỗi cung ứng

1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Theo PGS.TS An Thị Thanh Nhàn (2021): “Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management - SCM) là quá trình cộng tác (hoặc tích hợp) các doanh nghiệp và hoạt động khác nhau vào quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nhất định tới thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng”

Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các quy trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về quy trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin

1.2 Bản chất và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

1.2.1 Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng

Về bản chất, SCM tập trung vào việc phối hợp một cách hiệu quả tất cả các thành viên và các hoạt động của họ vào mục tiêu chung, các hoạt động này được thực hiện ở tất cả các bậc quản trị chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp

Bậc chiến lược: đưa ra các quyết định lâu dài và khó thay đổi đối với doanh nghiệp

Ví dụ như quyết định về mạng lưới kho bãi, cơ sở sản xuất hay lựa chọn đối tác chủ đạo Bậc chiến thuật: là những quyết định trong thời hạn một năm hoặc một quý Như quyết định nguồn hàng, quy trình sản xuất, chính sách dự trữ và mức dịch vụ khách hàng

Bậc tác nghiệp: liên quan đến các quyết định hàng tháng, hàng ngày Ví dụ như thời gian biểu cho xưởng sản xuất, lộ trình giao hàng của xe tải…

1.2.2 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng có tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vậy, việc quản trị chuỗi cung ứng càng quan trọng Nếu quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chỗ đứng trên thị trường Đồng thời, chúng tạo điều kiện để mở rộng chiến lược và phát triển doanh nghiệp tốt hơn

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa tốt sẽ đảm bảo được đầu vào, đầu ra của hàng hóa Ở đầu vào, cung ứng đúng, đủ lượng hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho đồng thời giảm được rủi ro cho doanh nghiệp Ở đầu ra chuỗi cung ứng quản lý tốt sản phẩm, cung cấp đủ lượng sản phẩm cần thiết, đem tới doanh thu tốt, giảm nguy cơ hàng quay đầu, giảm chi phí hàng tồn

Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng tốt còn đem tới hiệu quả về hoạt động logistics, hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh chóng, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp Nói tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng có đem tới những lợi ích cụ thể như:

● Giảm chi phí chuỗi cung ứng SCM tới 25 – 50%

● Giảm lượng hàng tồn kho tới 25 – 60%

● Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng tốt hơn 30 – 50%

● Tăng độ chính xác trong dự báo sản xuất cao hơn 25 – 80%

● Tăng lợi nhuận sau thuế hơn 20%

Một chuỗi cung ứng hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lợi thế trong kinh doanh, tối đa hóa chi phí, tăng lợi nhuận cao hơn Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự làm mọi thứ để kinh doanh thì sẽ không đạt hiệu quả cao nhất Thậm chí việc tự túc toàn bộ có thể khiến doanh nghiệp sa vào vực thẳm bởi chi phí chia cho nhiều bộ phận Chưa tính tới năng lực sản xuất, công nghệ và các yếu tố khác.

Nội dung lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng

ra sẽ giúp nhà cung cấp giảm được chi phí ở thành phẩm cuối cùng, đồng thời có được sản phẩm chất lượng tốt nhất

Tóm lại, Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là một yếu tố quan trọng cho việc điều hành hiệu quả SCM có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, sự thành công của công ty, không những trong vấn đề về xã hội ví dụ như trong lĩnh vực y tế, giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai và các tình huống khẩn cấp khác, phát triển văn hóa mà còn trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống SCM cần thiết trên toàn cầu, về căn bản, thế giới là một chuỗi cung ứng lớn Quản trị chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến nhiều vấn đề lớn, bao gồm cả sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, quan hệ đối tác chiến lược, sự mở rộng toàn cầu và tìm nguồn cung ứng, biến động giá khí đốt và các vấn đề môi trường, mỗi vấn đề này ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược và những điểm mấu chốt của công ty Do những xu hướng này, quản trị chuỗi cung ứng là một nguyên tắc kinh doanh quan trọng nhất trên thế giới hiện nay

1.3 Nội dung lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng

1.3.1 Mô hình chuỗi cung ứng a Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Theo PGS.TS An Thị Thanh Nhàn (2021): Chuỗi cung ứng đơn giản còn gọi là chuỗi cung ứng trực tiếp (direct supply chain, first tier chain) bao gồm một doanh nghiệp trung tâm với các nhà cung cấp và các nhóm khách hàng trực tiếp bậc 1, đây là nhóm thành viên cơ bản nhất tạo nên một chuỗi cung ứng (Hình 1.1)

Một công ty sản xuất sẽ nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm rồi bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng

Hình 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

(PGS.TS An Thị Thanh Nhàn, 2021) b Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng

Chuỗi cung ứng mở rộng (Extended supply chain) là sự dãn rộng của chuỗi cung ứng trực tiếp cộng với sự tham gia của các nhà cung cấp đầu tiên trong chuỗi và tới người tiêu dùng cuối cùng, đi kèm với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận, tài chính, thiết kế sản phẩm, marketing và công nghệ thông tin (Hình 1.2) (PGS.TS An Thị

Ngoài ba mắt xích cơ bản của chuỗi cung ứng đơn giản, chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng mắt xích mới tham gia Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng

Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết

Hình 1.2 Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng

(PGS.TS An Thị Thanh Nhàn, 2021)

Nhà cung cấp là các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa, nguyên liệu, bán thành phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và tập trung vào 2 nhóm chính:

+ Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô: Chuỗi cung ứng bắt đầu từ những vật liệu thô, được khai thác từ dưới lòng đất như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và nông sản

+ Nhà cung cấp bán thành phẩm: Từ quặng sắt, các công ty thép sẽ chế tạo thành các bán thành phẩm như các loại thép tròn, thép thanh, thép tấm với kích cỡ và tính chất khác nhau để phục vụ cho ngành xây dựng hoặc công nghiệp chế tạo Từ quả cà phê, các nhà máy sẽ sản xuất ra hạt cà phê để phục vụ cho các công ty cà phê đóng hộp Từ trang trại, các nông hộ sẽ cung cấp sữa bò tươi cho các nhà máy chế biến sữa

+ Theo cách nhìn rộng hơn, mọi thành viên trong chuỗi cung ứng cũng đều được gọi là các nhà cung cấp, các thành viên đứng trước là nhà cung cấp của thành viên đứng sau Do đó, khái niệm chuỗi cung ứng tổng thể còn được hiểu là một tập hợp các nhà cung cấp hợp tác với nhau để cung ứng một loại hàng hóa phục vụ một thị trường mục tiêu nhất định

Nhà sản xuất là các doanh nghiệp thực hiện chức năng tạo ra hàng hóa cho chuỗi cung ứng Họ sử dụng nguyên liệu và các bán thành phẩm của các công ty khác để sản xuất ra thành phẩm hay các sản phẩm cuối cùng, nhờ đó người tiêu dùng có thể sử dụng một cách thuận tiện, dễ dàng Tùy thuộc vào loại sản phẩm và đặc điểm của công nghiệp chế tạo mà sản xuất được phân chia thành nhiều khâu khác nhau Các khâu sản xuất chế tạo linh kiện và bán thành phẩm cũng có thể được coi là nhà sản xuất, hoặc nhà cung cấp, tùy thuộc vào mức độ sở hữu của tổ chức

Nhà phân phối còn gọi là doanh nghiệp bán buôn, thực hiện chức năng duy trì và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng Nhà bán buôn mua hàng từ các nhà sản xuất với khối lượng lớn và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc các doanh nghiệp khác để sử dụng vào mục đích kinh doanh

Nhà bán lẻ là các doanh nghiệp có chức năng phân chia hàng hóa và bán hàng cho người tiêu dùng cuối Bán lẻ thường mua hàng từ nhà bán buôn hoặc mua trực tiếp từ nhà sản xuất để bán tới tay người tiêu dùng cuối cùng Doanh nghiệp bán lẻ phối hợp nhiều yếu tố như: mặt hàng đa dạng phong phú, giá cả phù hợp, tiện ích và thoải mái trong mua sắm,… để thu hút khách hàng tới các điểm bán của mình

● Nhà cung cấp dịch vụ:

Nhà cung cấp dịch vụ đây là nhóm các thành viên hỗ trợ, tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng và cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau cho các thành viên chính trong chuỗi Các doanh nghiệp dịch vụ đóng góp những lợi ích thiết thực cho chuỗi cung ứng qua nỗ lực giúp các thành viên chính trong chuỗi có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần, cho phép người mua và người bán giao tiếp một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp phục vụ các thị trường xa xôi, giúp tiết kiệm chi phí trong vận tải nội địa và quốc tế, giúp phục vụ tốt khách hàng với tổng chi phí thấp nhất có thể Nhờ những năng lực chuyên môn hóa cao với các tài sản, thiết bị đặc thù họ có thể thực hiện các dịch vụ hiệu quả hơn ở một mức giá hợp lý hơn so với việc các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán lẻ, hay khách hàng tự làm

Khách hàng là thành tố quan trọng nhất của chuỗi cung ứng, mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó Các hoạt động của chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng là người tiêu dùng cuối và kết thúc khi họ nhận được hàng hóa và thanh toán theo giá trị đơn đặt hàng

Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản trị chuỗi cung ứng

Hình 1.9 Cộng tác đồng bộ chuỗi cung ứng

(Holgado de Frutos E, Trapero JR, Ramos F, 2020)

Thay vì hoạt động tại các tầng riêng lẻ, sự đồng bộ cho phép mọi thành viên chuỗi vận hành như một thể thống nhất trong các khâu bán ra, dự trữ, phân phối, sản xuất và cung ứng nguyên liệu Nhờ đó, các lợi ích có thể đạt được:

+ Loại bỏ hiệu ứng Bullwhip bằng cách liên kết các quyết định kiểm kê và bổ sung + Giảm mức tồn kho tới 50% mà không ảnh hưởng đến mức DVKH và sử dụng tốt hơn năng lực sản xuất nhờ ưu tiên hoặc trì hoãn việc bổ sung hàng hóa cho khách hàng, do đó làm giảm nhu cầu về công suất kho đệm

+ Tối ưu hóa vận chuyển nhờ thông tin được chia sẻ cho phép khai thác các cơ hội thu gom và phân phối hàng hóa

+ Giảm rủi ro cho các vật liệu và linh kiện, ví dụ, nắm rõ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong thời gian dài có thể tạo ra hệ thống cảnh báo sớm giúp hạn chế nguồn cung trong tương lai

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản trị chuỗi cung ứng

1.4.1 Yếu tố vĩ mô a Môi trường kinh tế:

Tình hình kinh tế của một quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, từ đó ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của chuỗi cung ứng Điển hình như trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm sút, dẫn đến giảm lượng hàng hóa được vận chuyển và lưu kho, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng Ngoài ra, biến động kinh tế có thể ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển và lao động, tác động đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp; thiên tai, dịch bệnh hoặc bất ổn chính trị có thể làm gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng Trên hết, suy thoái kinh tế khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, thay đổi thói quen mua sắm, ảnh hưởng đến nhu cầu và hoạt động của chuỗi cung ứng Những ví dụ thực tế cho những ảnh hưởng trên có thể kể đến là:

● Suy thoái kinh năm 2008: Nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, dẫn đến giảm sản xuất và lượng hàng hóa vận chuyển, khiến nhiều công ty vận tải và logistics phá sản

● Đại dịch COVID-19: gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại, ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên vật liệu và hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp

● Chiến tranh Nga - Ukraine: Giá nhiên liệu và lương thực tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển và giá thành sản phẩm b Môi trường chính trị:

Môi trường chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hoạt động của chuỗi cung ứng Các chính sách của chính phủ, chẳng hạn như các quy định về thuế, nhập khẩu, xuất khẩu, thương mại tự do, có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của chuỗi cung ứng như: Luồng hàng hóa: Các chính sách về thuế, hạn ngạch và cấm vận có thể ảnh hưởng đến luồng hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia, tác động đến hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu; Chi phí: Các quy định về môi trường, lao động và an toàn thực phẩm có thể làm tăng chi phí sản xuất và vận chuyển, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp; Rủi ro: Biến động chính trị, bất ổn xã hội và xung đột có thể dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp; Cạnh tranh: Các chính sách thương mại tự do có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường quốc tế, buộc họ phải nâng cao hiệu quả hoạt động và chuỗi cung ứng

Một số ví dụ về ảnh hưởng của môi trường chính trị:

● Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Thuế quan áp đặt lên hàng hóa của hai nước khiến chi phí nhập khẩu tăng cao, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu

● Brexit: Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu dẫn đến thay đổi trong các quy định về thương mại, ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng giữa Anh và EU

● Chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc: Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt khiến hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng tại Trung Quốc bị gián đoạn, ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu c Môi trường xã hội:

Môi trường xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hoạt động của chuỗi cung ứng Các xu hướng xã hội, chẳng hạn như thay đổi về nhân khẩu học, lối sống, sở thích, có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của chuỗi cung ứng như: Nhu cầu: Thay đổi về nhân khẩu học và lối sống dẫn đến thay đổi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, buộc chuỗi cung ứng phải điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu mới; Xu hướng tiêu dùng: Nhu cầu về sản phẩm bền vững, thân thiện môi trường và có trách nhiệm xã hội ngày càng tăng, buộc doanh nghiệp phải thay đổi cách thức sản xuất và cung ứng sản phẩm; Công nghệ: Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là thương mại điện tử, thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng; Lực lượng lao động: Thay đổi về nhân khẩu học và thị trường lao động ảnh hưởng đến nguồn cung lao động và chi phí lao động, tác động đến hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng

Một số ví dụ về ảnh hưởng của môi trường xã hội:

● Sự gia tăng dân số già: Nhu cầu về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và y tế tăng cao, dẫn đến tăng nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe

● Sự gia tăng tầng lớp trung lưu: Nhu cầu về sản phẩm cao cấp và dịch vụ du lịch tăng cao, dẫn đến thay đổi trong hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu này

● Nhu cầu về sản phẩm bền vững: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, buộc doanh nghiệp phải sử dụng nguyên vật liệu bền vững và giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình sản xuất d Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hoạt động của chuỗi cung ứng Các hiện tượng tự nhiên, chẳng hạn như thiên tai, biến đổi khí hậu, có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của chuỗi cung ứng như: Nguồn cung: Thiên tai, dịch bệnh hoặc biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên vật liệu, tác động đến hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng; Logistics: Thiên tai có thể phá hủy cơ sở hạ tầng giao thông, ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa và hoạt động của chuỗi cung ứng; Hoạt động sản xuất: Thiên tai có thể phá hủy nhà máy sản xuất, gián đoạn hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng; Chi phí: Thiên tai có thể làm tăng chi phí sản xuất và vận chuyển, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp

Một số ví dụ về ảnh hưởng của môi trường tự nhiên:

● Trận động đất và sóng thần Nhật Bản năm 2011: Gián đoạn hoạt động sản xuất của nhiều nhà máy, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu

THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ ĐẦU RA CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN

Tổng quan ngành cà phê Việt Nam

Niên vụ 2022 - 2023 được đánh giá là năm “mất mùa được giá” của ngành cà phê, bởi theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) sản lượng cà phê trong niên vụ vừa qua ước tính chỉ khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn, giảm 10 - 15% so với niên vụ trước do thời tiết không thuận lợi và làn sóng chuyển dịch cây trồng sang các loại cây ăn trái Sản lượng thu hẹp cộng với dự trữ ở mức thấp là nguyên nhân chính dẫn đến khối lượng cà phê xuất khẩu giảm so với niên vụ trước, nhưng bù lại giá mặt hàng này liên tục tăng cao và chạm mức cao nhất trong vòng 30 năm qua Nhu cầu hạt cà phê Robusta trên thế giới tăng cao, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, lạm phát giữ ở mức cao Điều này khiến hoạt động xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam thuận lợi

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, tính đến hết ngày 5/1, các địa phương trong tỉnh đã thu hoạch 523.930 tấn, đạt 96,1% kế hoạch Năm 2023 diện tích cà phê toàn tỉnh là 175.708 ha; diện tích kinh doanh là 163.520,8 ha; năng suất dự kiến 32,8 tạ/ha; sản lượng theo kế hoạch niên vụ 2023 trên 535.000 tấn

Theo dự báo từ ngành nông nghiệp địa phương, mặc dù Việt Nam đã bước vào thu hoạch rộ cà phê niên vụ 2023-2024, nhưng tình trạng khan hiếm nguồn cung vẫn diễn ra, trong khi nhu cầu khá lớn Thông tin ước tính còn thiếu khoảng 1,5 - 2,5 triệu bao cà phê theo hợp đồng và cần được đáp ứng từ vụ thu hoạch cà phê hiện tại xuất hiện cuối năm ngoái đã làm giá cà phê tăng vọt

Trong khi đó, tại tỉnh Đắk Nông, một số địa bàn được mùa, năng suất cao hơn năm ngoái khoảng 10% Tỉnh này có khoảng 140.000 ha cà phê, năng suất 2,8 tấn/ha với sản lượng khoảng 356.612 tấn/năm Tại tỉnh Đắk Lắk dự kiến sản lượng cà phê niên vụ 2023

- 2024 có thể đạt 570.000 – 585.000 tấn, tăng từ 5 – 7% so với niên vụ trước Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, năm nay diễn biến thời tiết khá thuận lợi nên chất lượng cà phê tương đối bảo đảm Bên cạnh đó, giá cà phê tăng cao nhất trong vòng hai năm qua, lại đúng thời điểm thu hoạch nên niềm vui của người trồng cà phê được nhân lên Thời điểm trước khi vụ thu hoạch bắt đầu, Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (VICOFA) dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024) giảm

10% so với niên vụ trước đó xuống khoảng 1,6 triệu tấn do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, diện tích trồng xen tăng, người nông dân đầu tư vào các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, cây ăn trái Cùng với giảm sản lượng, tồn kho vụ cũ chuyển qua vụ mới cũng ở mức thấp nhất qua các năm Nếu như ở niên vụ 2022 - 2023, lượng tồn kho chuyển từ vụ trước đó là khoảng 160.000 tấn thì năm nay, con số này chưa bằng một nửa, khoảng 58.000 tấn

Biểu đồ 2.1 Sản lượng cà phê niên vụ 2018 - 2019 đến 2022 - 2023 và dự báo năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 12/2023 đạt 207.613 tấn, trị giá 599,4 triệu USD, tăng mạnh 74% về lượng và 68% về trị giá so với tháng 11 trước đó, đồng thời tăng 5,4% về lượng và 40,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022

Xuất khẩu cà phê tiếp tục tăng trong tháng cuối cùng của năm 2023 nhờ nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch 2023 - 2024 và nhu cầu ở mức cao từ các nhà nhập khẩu quốc tế Kết thúc năm 2023, xuất khẩu cà phê đạt hơn 1,6 triệu tấn (khoảng 27 triệu bao), giảm 8,7% so với năm 2022 nhưng kim ngạch thu về tăng 4,6% lên mức kỷ lục hơn 4,24 tỷ USD

Biểu đồ 2.2 Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2009 - 2023

Năm vừa qua chứng kiến sự bùng nổ của giá cà phê trong nước và xuất khẩu Đây cũng là yếu tố chính giúp cho ngành cà phê tiếp tục gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu dù sản lượng sụt giảm Tính bình quân năm 2023, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 2.614 USD/tấn, tăng 14,5% so với năm 2022

Mặc dù vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được cơ hội của thị trường Bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp FDI đã tăng tới 17,3% so với năm 2022 lên 1,7 tỷ USD Ngược lại, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước giảm 2,6% xuống còn hơn 2,5 tỷ USD Thị phần của của doanh nghiệp FDI theo đó đã tăng lên mức 40% trong năm 2023 từ 36% của năm 2022 Trong khi, thị phần của các doanh nghiệp trong nước thu hẹp xuống còn 60% từ mức 64% của năm trước đó

Biểu đồ 2.3 Diễn biến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2023

Các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam trong năm 2023 vẫn là

EU, Nhật Bản, Mỹ, Nga… Trong đó, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với khối lượng đạt 600.548 tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, chiếm 37% về lượng và 35% về trị giá trong tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Tuy nhiên, so với năm 2022 xuất khẩu cà phê sang thị trường này đã giảm 12,8% về lượng và giảm 0,7% về trị giá Tại EU, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Đức đạt 196.090 tấn, giảm 12,7%; Italy đạt 142.191 tấn, tăng 2,1%; Tây Ban Nha và Bỉ giảm lần lượt là 20% và 50,5%

Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường lớn khác là Mỹ cũng giảm 4,1% trong năm vừa qua, đạt 293 triệu USD Ngoài ra, xuất khẩu sang Nga, Philippines cũng đều sụt giảm Trong khi tăng trưởng được ghi nhận ở Nhật Bản (+14,9%), Algeria (+88,4%), Hàn Quốc (+27,1%); đặc biệt là Indonesia tăng 122,4%

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023

(Tổng cục Hải quan) 2.1.3 Diễn biến giá

Tại thị trường nội địa, giá cà phê Robusta nhân xô tại Tây Nguyên đã tăng 70 - 75% trong năm 2023, từ mức 40.000 đồng/kg thời điểm đầu năm lên 70.000 đồng/kg trong những ngày cuối năm Bước sang tháng 1/2024, giá cà phê tại các tỉnh sản xuất trọng điểm ở Tây Nguyên tiếp tục tăng và tiến sát cột mốc lịch sử mới là 71.000 đồng/kg vào ngày 11/1, vượt qua mức đỉnh cũ là 70.000 đồng/kg đạt được vào năm ngoái

Biểu đồ 2.5 Giá cà phê Robusta nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên từ đầu năm

Giá cà phê chứng kiến đà tăng kỷ lục trong niên vụ vừa qua do nguồn cung Robusta thế giới thiếu hụt trong bối cảnh các nước chịu động bởi hình thái thời tiết El Nino Cùng lúc đó, tình hình kinh tế khó khăn khiến nhu cầu người tiêu dùng chuyển sang dùng hạt robusta thay vì arabica do có giá rẻ hơn Thêm vào đó, theo các doanh nghiệp xuất khẩu, việc người dân găm hàng ngay cả trong vụ thu hoạch càng góp khiến nguồn cung khan hiếm, đẩy giá nội địa tăng cao Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không mua được hàng được hàng phục vụ cho các hợp đồng giao sau Điều đó khiến cho lượng cà phê của Việt Nam bán ra thế giới năm 2023 giảm gần 9% xuống 1,61 triệu tấn, theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Với vị trí là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới, những biến động giá của thị trường trong nước cũng tác động đến giá trên sàn quốc tế Giá cà phê robusta giao sau trên sàn London cũng chạm ngưỡng kỷ lục với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2024 đã lên tới 3.075 USD/tấn.

Tổng quan về Tập đoàn Trung Nguyên

2.2.1 Giới thiệu khái quát Tập đoàn Trung Nguyên

Tập đoàn cà phê Trung Nguyên tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên, được ra đời vào ngày 16/6/1996 do ông Đặng Lê Nguyên Vũ sáng lập với mục tiêu xây dựng được một thương hiệu cà phê Việt không chỉ thống trị thị trường cà phê nội địa mà còn phải nổi tiếng khắp thế giới

Khởi đầu từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, đến nay, Trung Nguyên đã trở thành một tập đoàn lớn mạnh có trụ sở chính tại Thành phố

Hồ Chí Minh, với 7 công ty thành viên: công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông và bán lẻ Việt Nam, công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) và công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising Các công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cà phê, trà; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối; bán lẻ hiện đại, truyền thống…Tuy nhiên, lĩnh vực chủ đạo trong sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên luôn là mặt hàng cà phê Dự kiến trong tương lai, tập đoàn sẽ phát triển với 10 công ty thành viên và kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng

Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục

Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu thông qua việc mang đến cho những người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt

Trung Nguyên là doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam Hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở thị trường quốc tế như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 60 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc Các sản phẩm cung cấp đến người tiêu dùng được chia thành 3 phân khúc: dòng sản phẩm cao cấp (Weasel - Cà phê chồn, Legendee, Classic Blend…); dòng sản phẩm trung cấp (Passiona, House Blend, Cà phê chế phin, Hạt rang xay…) và sản phẩm phổ thông (Cà phê hòa tan G7 3in1, Cà phê hòa tan G7 2in1…)

2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển

- Ngày 16/06/1996, Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột, với khát vọng xây dựng một Thương hiệu cà phê nổi tiếng, đưa hương vị cà phê Việt Nam lan tỏa khắp thế giới

- Năm 1998, thành lập quán cà phê đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh - bước khởi đầu cho việc hình thành hệ thống quán Trung Nguyên tại các tỉnh thành Việt Nam và các quốc gia trên thế giới

- Năm 2001, nhượng quyền thành công tại Nhật Bản, Singapore Công bố khẩu hiệu: “Khơi nguồn Sáng tạo”

- Năm 2003, sản phẩm cà phê hòa tan G7 ra đời bằng sự kiện “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại dinh Thống Nhất

- Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean…

- Năm 2012, thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất

Cà phê Trung Nguyên là Thương hiệu số 1 tại Việt Nam với số lượng người tiêu dùng

- Năm 2013, G7 kỷ niệm 10 năm ra đời, đánh dấu mốc 3 năm dẫn đầu thị phần và được yêu thích nhất

- Năm 2016, ra mắt không gian Trung Nguyên Legend Café – The Energy Coffee That Changes Life, trở thành chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á

- Năm 2017, Trung Nguyên Legend chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Thượng Hải (Trung Quốc) Ra mắt Mô hình E-Coffee: Hệ thống cà phê Chuyên biệt – Đặc biệt, Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời

- Năm 2018, khánh thành Bảo tàng Thế giới Cà phê tại Buôn Ma Thuột Ra mắt Thương hiệu Trung Nguyên Legend và Hệ sản phẩm Khác biệt – Đặc biệt – Duy nhất mới – Thế hệ cà phê mới Trung Nguyên Legend

- Năm 2022, ra mắt Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend tại Việt Nam và Trung Quốc Tạp chí Forbes vinh danh Trung Nguyên Legend là “Thương hiệu Tỉnh thức”

- Năm 2023, khai trương Văn phòng Đại diện tại Hàn Quốc Kỷ niệm 20 năm thương hiệu G7 chinh phục toàn cầu

Là sản phẩm cà phê chồn cao cấp của Trung Nguyên, được sản xuất từ các hạt cà phê chồn thu gom hoàn toàn tự nhiên, chọn lọc tỉ mỉ và xử lý tiệt trùng đặc biệt trước khi chế biến

Là sản phẩm cà phê chồn (gồm các loại cà phê Arabica, cà phê Robusta, cà phê Excelsa) được sản xuất bằng cách lên men sinh học

Thành phần chính gồm Arabica, Robusta, Excelsa và được chế biến bằng công nghệ ủ men sinh học hiện đại bậc nhất thế giới

Nhóm sản phẩm rang xay phổ thông

- Khát vọng chữ I: sự kết hợp bởi bốn loại hạt Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor

- Chinh phục chữ S: sự kết hợp của bốn loại hạt cà phê Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor theo tỉ lệ phối trộn đặc biệt

- House Blend: sản phẩm kết hợp bốn loại hạt cà phê Arabica,

Robusta, Cherry (cà phê mít, hạt vàng, sáng bóng và vị chua) và Catimor

Nhóm sản phẩm chế phin 1, 2, 3, 4, 5

- Chế phin 1: thành phần là cà phê Culi Robusta (các hạt tròn đầy, mỗi quả chỉ có một hạt của cà phê Robusta)

- Chế phin 2: thành phần gồm Robusta và Arabica

- Chế phin 3: thành phần là cà phê loại Arabica

- Chế phin 4: thành phần gồm bốn loại Arabica, Robusta, Catimor và Excelsa

- Chế phin 5: thành phần gồm cà phê Culi Arabica (các hạt tròn đầy, loại mỗi quả một hạt của cà phê Arabica)

Nhóm sản phẩm sáng tạo 1, 2, 3, 4, 5

- Sáng tạo 1: cà phê Culi Robusta, tạo ra sản phẩm hương thơm nhẹ, vị đắng và nước pha màu đen

- Sáng tạo 2: kết hợp cà phê Arabica và Robusta Sản phẩm có nước mùi thơm nhẹ, vị đắng êm, đậm đà

- Sáng tạo 3: cà phê Arabica Sản phẩm có nước pha màu nâu nhạt, thơm, vị êm

- Sáng tạo 4: làm từ bốn loại cà phê Culi Arabica, Robusta, Excelsa, cà phê chè loại Catimor Sản phẩm có hương vị đặc biệt, mùi thơm bền, vị đậm đà và nước pha màu nâu đậm

- Sáng tạo 5: cà phê Culi Arabica loại ngon của Lâm Đồng Sản phẩm có hương thơm đặc trưng, vị êm nhẹ ít đắng và nước pha màu nâu đen

Cà phê hạt nguyên chất

Cà phê hạt Arabica và Cà phê hạt Culi Robusta

Gồm 3in1, 2in1 (Đen đá), Hòa tan đen (không đường), Gu mạnh X2 (2in1 và 3in1), Cappuccino, Passiona và White Coffee

Cà phê tươi - Cà phê tươi gu truyền thống hương vị đậm đà, phổ biến

- Cà phê tươi gu sành điệu hương vị đằm êm, thơm đặc trưng

Cream đặc có đường Brothers còn bổ sung thêm Vitamin B1, B6 rất tốt cho sức khỏe

2.2.4 Kết quả hoạt động phân phối sản phẩm của công ty những năm gần đây

Căn cứ vào báo cáo tài chính đã được Công ty KPMG Việt Nam kiểm toán, phía công ty đã công bố kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên từ 2012

- 2017 như sau: năm 2012, tổng lợi nhuận Trung Nguyên là 152 tỷ đồng Tới năm 2013 là 287 tỷ đồng - tăng 88%, và lập đỉnh vào năm 2014 với mức lợi nhuận kỷ lục 1.295 tỷ đồng - tăng 350% Tuy nhiên, tới năm 2015, tổng lợi nhuận Trung Nguyên chỉ còn là 808,5 tỷ đồng Năm 2016 còn 768,4 tỷ đồng và năm 2017 là 682 tỷ đồng

Biểu đồ 2.6 Tổng lợi nhuận của Trung Nguyên từ năm 2012 đến năm 2017

(TCBC của Tập đoàn Trung Nguyên)

Thực trạng mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên

và bố trí theo ba văn minh cà phê thế giới Ottoman - Roman - Thiền đã thu hút sự quan tâm lớn từ đông đảo đối tác, khách hàng mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực cà phê khi đến tham gia triển lãm Ngay tại sự kiện, đã có hơn 100 đối tác ký kết hợp tác, trở thành thành viên của hệ thống chuỗi cửa hàng Trung Nguyên E-Coffee theo phiên bản mới

2.3 Thực trạng mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên

2.3.1 Mô hình chuỗi cung ứng cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên

Hình 2.1 Mô hình chuỗi cung ứng cà phê của Trung Nguyên

(PGS.TS Nguyễn Văn Minh, 2022)

Các thành phần trong chuỗi cung ứng của Trung Nguyên

- Nhà cung cấp: là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó có ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra

Với Trung Nguyên, cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết Không chỉ chọn lọc từ 4 vùng nguyên liệu ngon nhất trong nước: hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, mà còn nhập khẩu từ nước ngoài: hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ quê hương nguyên gốc của cà phê Ethiopia, Brazil Công ty có 2 hình thức thu mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ nông dân

Nhà cung cấp bao bì cho Trung Nguyên là công ty TNHH sản xuất Thương mại Bao bì Phương Nam và công ty Bao bì và Mực in Việt Nam Vinapackink

Nhà cung cấp máy móc, thiết bị cho Trung Nguyên là công ty Neuhaus Neotec – công ty chuyên sản xuất thiết bị chế biến cà phê hàng đầu thế giới tại Hoykenkamp – CHLB Đức

- Nhà máy sản xuất: Quá trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm cà phê là tổ hợp của các hoạt động sơ chế, chế biến, và đóng gói thành phẩm Đây cũng là các hoạt động mà các nhà máy sản xuất chịu trách nhiệm chính trong toàn chuỗi

Trung Nguyên hiện có 3 nhà máy sản xuất cà phê rang xay:

+ Nhà máy sản xuất tại KCN Tân Đông Hiệp A, Tỉnh Bình Dương: công suất 3.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD Toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy được sản xuất, chuyển giao trực tiếp từ FEA s.r.l - công ty chuyên chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cà phê hòa tan của Ý

+ Nhà máy tại TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk: công suất 60.000 tấn/năm, đầu tư khoảng 711,72 tỷ đồng (40 triệu USD)

+ Nhà máy chế biến cà phê rang xay tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk: công suất 10.000 tấn/năm Đây là nhà máy lớn nhất vùng cao nguyên, 80% sản lượng dành cho xuất khẩu

Và 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan:

+ Nhà máy cà phê Sài Gòn (Mỹ Phước, Bình Dương): được Trung Nguyên mua lại của Công ty CP sữa Việt Nam Vinamilk vào 2010

+ Nhà máy Bắc Giang với tổng số vốn đầu tư 22000 tỷ đồng, là nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất châu Á Hoạt động của nhà máy được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tập trung chế biến và đóng gói thành phẩm sản phẩm cà phê hòa tan G7; giai đoạn hai là đầu tư hệ thống công nghệ chế biến để đáp ứng sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu

- Nhà phân phối và nhà bán lẻ: Trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, Trung Nguyên sử dụng và duy trì cả hình thức phân phối truyền thống và hiện đại để hoạt động phân phối được tối ưu và hoạt động trơn tru hơn

- Khách hàng: Họ sẽ là người cuối cùng tiêu thụ hàng hóa Khách hàng cũng có thể mua hàng tại nhà phân phối nếu họ mua với số lượng nhiều, nhưng tỉ lệ này khá thấp Đa số họ chỉ mua hàng tại các đại lý bán lẻ, và nhà phân phối họ cũng ít khi bán hàng cho khách hàng lẻ

Hình 2.2 Chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Trung Nguyên

Do đề tài của nhóm nghiên cứu tập trung vào chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Công ty Cổ phần Trung Nguyên, dựa trên mô hình, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích 2 thành phần chính trong chuỗi cung ứng đầu ra là nhà phân phối, bán lẻ và khách hàng tiêu dùng cuối cùng

2.3.1.1 Nhà phân phối và bán lẻ

Với mặt hàng chính là cà phê, Trung Nguyên đã tận dụng cả những hình thức phân phối truyền thống và hiện đại để đạt được kết quả lớn nhất

Hình 2.3 Hệ thống phân phối của Trung Nguyên

❖ Hệ thống phân phối truyền thống

Với hệ thống phân phối truyền thống, sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được phân phối đến nhà phân phối, các siêu thị bán lẻ (BigC, FiviMart, Coopmart…), nhà bán lẻ, rồi đến tay người tiêu dùng cuối cùng Trung Nguyên đã phát triển một hệ thống phân phối rộng khắp, giúp các sản phẩm của công ty luôn sẵn với khách hàng Công ty đã thiết lập được hệ thống gồm 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và nhiều nước trên thế giới Một vài nhà phân phối điển hình của Trung Nguyên bao gồm công ty CP Blueway, công ty CP Thương mại và dịch vụ Ngọc Hà…

❖ Trung gian phân phối hiện đại

- Hệ thống G7 Mart là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam Có 200 nhà cung cấp cho toàn bộ chuỗi cửa hàng G7 trên cả nước Điểm nổi bật nhất của G7 Mart chính là việc đáp ứng thói quen mua sắm nhỏ, lẻ của người Việt Nam và thường mua gần nhà Chính vì vậy, những G7 Mart thường được dàn dựng với quy mô nhỏ như 1 cửa hàng tạp hóa và nằm len lỏi giữa các con hẻm G7 Mart khắc phục được nhược điểm của hình thức phân phối truyền thống là các cửa hàng tạp hóa khi định giá bán thấp, đồng nhất, bảo đảm như một siêu thị và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý Trung Nguyên sử dụng kênh phân phối dọc cho hệ thống phân phối của mình

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên

Hệ thống ERP giúp Trung Nguyên kết nối và đồng bộ hóa dữ liệu giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro

- Hệ thống theo dõi và giám sát: Trung Nguyên sử dụng hệ thống theo dõi và giám sát để theo dõi tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng đầu ra Hệ thống này giúp Trung Nguyên theo dõi tình trạng hàng hóa, kiểm soát chất lượng sản phẩm và giám sát hiệu quả hoạt động của các nhà phân phối Hệ thống theo dõi và giám sát giúp Trung Nguyên phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời

- Hệ thống phân tích dữ liệu: Trung Nguyên sử dụng hệ thống phân tích dữ liệu để phân tích dữ liệu thu thập được từ hệ thống ERP và hệ thống theo dõi và giám sát Hệ thống phân tích dữ liệu giúp Trung Nguyên hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng và hoạt động của doanh nghiệp Dữ liệu được phân tích giúp Trung Nguyên đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt và hiệu quả

Một số ví dụ về mô hình cộng tác đồng bộ của Tập đoàn Trung Nguyên như sau:

- Trung Nguyên hợp tác với các nhà phân phối để tổ chức các chương trình khuyến mãi, tiếp thị chung

- Trung Nguyên cung cấp cho các nhà phân phối hệ thống phần mềm quản lý bán hàng để giúp họ quản lý hoạt động hiệu quả hơn

- Trung Nguyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên bán hàng của các nhà phân phối để nâng cao kiến thức về sản phẩm và kỹ năng bán hàng

2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên

Tình hình kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng cà phê Khi kinh tế tăng trưởng, nhu cầu tiêu dùng cà phê có xu hướng tăng Hay thu nhập bình quân đầu người tăng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cà phê cao cấp, cà phê rang xay và cà phê hòa tan tăng cao, mọi người có nhu cầu hưởng thụ hơn, ưa thích những trải nghiệm thư giãn

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta hiện nay khá cao tạo nhiều cơ hội cho Trung Nguyên đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên hiện nay, nền kinh tế Việt Nam khá bất ổn, tỷ lệ tăng trưởng tăng song kèm theo đó là lạm phát tăng, đồng tiền mất giá gây khó khăn không ít trong hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên, đặc biệt là trong hoạt động thu mua nguyên liệu Điều này có thể khiến cho chi phí sản xuất của Trung Nguyên sẽ tăng, dẫn đến giá bán sản phẩm tăng, ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường

2.4.1.2 Yếu tố văn hóa - xã hội

Trong văn hóa người Việt, việc uống cà phê đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của họ Cà phê không phải là một loại đồ uống mà còn là một trải nghiệm xã hội Đặc biệt, Trung Nguyên có được lợi thế nổi bật, đó là có vị trí ngày tại Buôn Ma Thuột - quê hương của cà phê Do đó Trung Nguyên dễ dàng tạo được sự tương đồng về văn hóa với các cơ sở cung cấp nguyên liệu cà phê cũng như dễ dàng tạo được nét đặc trưng của cà phê Việt Nam trong từng sản phẩm cà phê của mình Hiện nay, xu hướng tiêu dùng cà phê ngày càng thay đổi, khách hàng ngày càng quan tâm đến cà phê nguyên chất, cà phê hữu cơ, cà phê rang xay tươi do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chất lượng sản phẩm Không chỉ vậy, lối sống bận rộn của người dân thành thị ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường và cách thức phân phối cà phê Người dân thành thị có nhu cầu sử dụng cà phê hòa tan, cà phê đóng chai để tiện lợi Đây cũng chính là một ưu điểm của Trung Nguyên khi sản phẩm cà phê hòa tan G7 rất phổ biến và được ưa chuộng

Các chính sách kinh tế của chính phủ tác động đến hoạt động của chuỗi cung ứng đầu ra cà phê Chính sách thuế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm và lợi nhuận của Trung Nguyên Bên cạnh đó, chính phủ cũng có những chính sách hỗ trợ, giúp Trung Nguyên tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư vào công nghệ và mở rộng thị trường

Một yếu tố khách có tác động không kém chính là sự ổn định chính trị Sự ổn định chính trị tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê, giúp Trung Nguyên hoạt động hiệu quả và thu hút đầu tư nước ngoài

Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sản xuất cà phê Trung Nguyên, như bất kỳ doanh nghiệp cà phê nào khác cũng phải đối mặt với những ảnh hưởng này

- Khí hậu: Khí hậu có thể ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của hạt cà phê

Những vùng trồng cà phê có khí hậu đặc biệt thường tạo ra những hạt cà phê có hương vị độc đáo hơn

- Đất đai: Loại đất đai trong trồng trọt cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cây cà phê Các loại đất khác nhau có thể tạo ra những hạt cà phê có hương vị độc đáo khác nhau

- Sâu bệnh và dịch bệnh: Cà phê có thể ảnh hưởng bởi sâu bệnh và các dịch bệnh khác nhau

Những yếu tố tự nhiên này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cà phê Nếu Trung Nguyên không chuẩn bị cẩn thận, hương vị cà phê sẽ bị thay đổi từ đó sẽ đánh mất khách hàng và hình ảnh thương hiệu sẽ đi xuống Thêm vào đó việc biến đổi khí hậu tác động đến chất lượng cà phê và năng suất cây trồng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cà phê cho Trung Nguyên, dẫn đến gián đoạn trong việc phân phối và vận chuyển

Yếu tố nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên Các khía cạnh ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng đầu ra bao gồm: chất lượng hạt cà phê, giá cả, hợp tác và phát triển,

Chất lượng hạt cà phê ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng và hình ảnh, thương hiệu của Trung Nguyên Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định hương vị và chất lượng sản phẩm cà phê, từ đó ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Nguyên trên thị trường Hạt cà phê chất lượng cao sẽ tạo ra cà phê có hương vị thơm ngon, đậm đà, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng cũng như là giúp Trung Nguyên giảm thiểu chi phí sản xuất do tỷ lệ hao hụt thấp, sản phẩm đạt chất lượng cao và ít bị lỗi Ngược lại, hạt cà phê chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị và chất lượng cà phê, dẫn đến việc khách hàng không hài lòng và doanh thu của Trung Nguyên bị ảnh hưởng Chất lượng hạt cà phê cũng ảnh hưởng đến thời gian sản xuất và vận chuyển cà phê Hạt cà phê chất lượng cao có thể được chế biến và vận chuyển nhanh chóng hơn, giúp Trung Nguyên đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả

Giá cà phê biến động liên tục do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời tiết, dịch bệnh, thị trường quốc tế và biến động giá cà phê ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm, nhu cầu thị trường và lợi nhuận của Trung Nguyên Khi giá cà phê tăng cao, chi phí sản xuất của Trung Nguyên sẽ tăng lên, dẫn đến lợi nhuận giảm Hay để giữ nguyên lợi nhuận, công ty sẽ phải tăng giá bán sản phẩm Điều này sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu khách hàng, khách hàng sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Ngược lại, khi giá cà phê giảm, chi phí sản xuất của Trung Nguyên sẽ giảm xuống, giúp tăng lợi nhuận Từ đó, giá thành sản phẩm có thể sẽ được giảm xuống, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ của khách hàng

Đánh giá chung về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Trung Nguyên

cà phê và thưởng thức trọn vẹn toàn bộ trải nghiệm như một barista thực thụ Trung Nguyên còn xây dựng làng cà phê ở Đắk Lắk để khách du lịch tới tham quan và thưởng thức cà phê trong một không gian rất gần gũi với thiên nhiên Đây là một mô hình khá độc đáo mà Trung Nguyên xây dựng để tạo một hình ảnh mới mẻ trong lòng khách hàng của mình Trung Nguyên luôn tìm mọi cách để đáp ứng tốt nhất các khách hàng của mình Bên cạnh đó, đối với những khách hàng tổ chức, mua với số lượng lớn, sẽ nhận được những mức giá chiết khấu của công ty và những ưu đãi khác cho khách hàng lâu dài

Trung Nguyên có đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường gồm Nescafe của Nestle, Vinacafe của công ty cổ phần cà phê Biên Hòa, Café Vinamilk của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk,… hay các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng như Thái Hòa, An Thái, Phú Thái,… Đây đều là những nhà cạnh tranh mạnh và kênh của họ mở rộng trên toàn bộ thị trường Do đó, áp lực cạnh tranh buộc Trung Nguyên phải liên tục cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng cường hoạt động marketing để giữ vững vị thế của mình trên thị trường và tăng lợi nhuận

2.5 Đánh giá chung về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Trung Nguyên

Chuỗi cung ứng của Trung nguyên được đánh giá là chuỗi cung ứng thành công, được kiểm soát chặt chẽ từ thu mua nguyên liệu, trang bị máy móc, đầu tư và kiểm soát hoạt động sản xuất hiệu quả đến hoạt động phân phối rộng khắp tới tận tay khách hàng Chỉ trong vòng hơn 20 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé, Trung Nguyên đã vươn lên thành “ông lớn” trong ngành đồ uống tại Việt Nam

2.5.1.1 Mối quan hệ Trung Nguyên với nhà phân phối

Trong suốt những năm qua, Trung Nguyên đã có những cải tổ mang tính đồng bộ Hàng loạt các quán cà phê với diện mạo mới của chuỗi hệ thống nhượng quyền Trung Nguyên gắn liền với tinh thần sáng tạo, văn hóa nghệ thuật như: Hội quán không gian sáng tạo, Cà phê thứ 7, Cà phê sách, đã góp phần mang đến hình ảnh mới vừa chuyên nghiệp vừa thu hút của chuỗi cà phê nhượng quyền Trung Nguyên E-coffee

Trung Nguyên đã thành công trong việc kích thích thành viên trong kênh phân phối Khi thành viên trong kênh phân phối được khuyến khích và động viên liên tục thì họ sẽ hoàn thành công việc với hiệu quả cao hơn Bằng chính sách chiết giá một cách nhất quán và đưa ra các chế độ khen thưởng cụ thể đối với các nhà phân phối như: tăng hoa hồng, tăng cường khuyến mại các dịp lễ, hỗ trợ trang trí cửa hàng trong hệ thống cửa hàng nhượng quyền, tăng mức chiết khấu với những nhà phân phối thanh toán nhanh, ngay và đúng thời hạn, Ngoài hình thức thưởng về vật chất, Trung Nguyên cũng động viên nhà phân phối về mặt tinh thần Mỗi quý, công ty tổ chức Hội nghị khách hàng để các nhà phân phối có cơ hội tiếp xúc với nhau, qua đó tuyên dương các nhà phân phối hoạt động tốt Bên cạnh đó, Trung Nguyên còn tổ chức các chuyến tham quan, du lịch có tác động lớn tới góc độ tâm lý mỗi cá nhân

Trung Nguyên đã tiến hành xem xét kiểm tra để đánh giá thường xuyên hiệu quả phân phối thông qua doanh số bán hàng Với các nhà phân phối hoạt động không hiệu quả trong thời gian dài, công ty thực hiện nhắc nhở hoặc cắt hợp đồng Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các nhà phân phối là biện pháp thân thiện và cần thiết để công ty hoàn thành các mục tiêu phân phối

2.5.1.2 Mối quan hệ Trung Nguyên với khách hàng

Khách hàng của Trung Nguyên chủ yếu là các khách hàng cá nhân, những người mua hàng tại những điểm bán lẻ, siêu thị hoặc là thưởng thức cà phê trong chuỗi cửa hàng của Trung Nguyên Mạng lưới bố trí các điểm bán lẻ và siêu thị khá hợp lý để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất, và gia tăng tính tiếp cận của khách hàng Tại hệ thống chuỗi cửa hàng cao cấp của Trung Nguyên, ngoài các loại hạt đã rang, khách còn có thể mua máy xay cà phê tay để khi họ muốn, họ có thể chỉ xay đúng lượng hạt đủ dùng cho một phin cà phê và thưởng thức trọn vẹn toàn bộ trải nghiệm như một barista thực thụ Trung Nguyên còn xây dựng làng cà phê ở Đắk Lắk để khách du lịch tới tham quan và thưởng thức cà phê trong một không gian rất gần gũi với thiên nhiên Đây là một mô hình khá độc đáo mà Trung Nguyên xây dựng để tạo một hình ảnh mới mẻ trong lòng khách hàng của mình Trung Nguyên luôn chú trọng để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, luôn cố gắng đào tạo đội ngũ bán hàng nhiệt tình và năng động, sẵn sàng phục vụ và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng Bên cạnh đó, đối với những khách hàng tổ chức, mua với số lượng lớn, sẽ nhận được những mức giá chiết khấu của công ty và những ưu đãi khác cho khách hàng lâu dài

2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công thì hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Trung Nguyên vẫn còn những hạn chế cần cải thiện

❖ Vấn đề 1: Sự thất bại của hệ thống nhượng quyền G7 Mart trên thị trường Để phát huy và duy trì một chuỗi cung ứng mà các thành viên trong chuỗi hoạt động hiệu quả và có gắn kết, Trung Nguyên đã phải chi ra một khoản chi phí không nhỏ từ việc đầu tư hỗ trợ cho các nhà phân phối và đầu tư xây dựng hệ thống nhượng quyền,

Bỏ ra chi phí lớn nhưng chuỗi nhượng quyền G7 Mart vẫn gặp thất bại Đại diện G7 Mart, bà Võ Thị Hà Giang thừa nhận G7 Mart không thành công là “do các hạn chế về mặt hạ tầng kỹ thuật, nhân sự chuyên môn, công nghệ quản lý ” Điểm chết thứ 2 của Trung Nguyên là quyết định tham gia cuộc chiến bán lẻ và đối thủ của G7 Mart chính là nhà sản xuất Họ cam kết cung cấp đầu vào hàng hóa ổn định và đưa về lợi nhuận tốt nhất cho nhà phân phối bằng việc đầu tư nhân viên bán hàng tại từng khu vực Nhưng các thương hiệu trên lại có chiến lược chăm sóc nhóm phân phối này rất tốt, từ khuyến mãi tới chiết khấu cho cửa hàng Đồng thời, họ còn đầu tư rất mạnh vào nhân sự bán hàng khu vực Từ đấy, nâng cao giá trị thương hiệu tích hợp do chuỗi phân phối mang lại, tạo thành 1 hệ thống bán hàng hoàn chỉnh dựa trên thói quen tiêu dùng của Việt Nam khiến Trung Nguyên trở nên bị cô lập

❖ Vấn đề 2: Khó khăn trong kiểm soát chuỗi cửa hàng nhượng quyền E-coffee

Tuy mang tên Trung Nguyên và bán cà phê của hãng, các chuỗi cửa hàng này lại chưa có được sự đồng bộ trong cách bài trí nội thất, quy mô, thực đơn, cách quản lý, Hơn nữa, một số bên được Trung Nguyên nhượng quyền có xu hướng thúc đẩy lợi nhuận bằng cách cắt giảm chất lượng Điều này làm cho hình ảnh của Trung Nguyên bị phá hủy, mất uy tín bởi khách hàng không thể phân biệt được đâu là hàng nhượng quyền, đâu là hàng công ty

❖ Vấn đề 3: Chưa đáp ứng được những đơn hàng gấp, đột xuất

Với những đơn hàng gấp và đột xuất, Công ty chưa đáp ứng tốt và kịp thời về thời gian Sở dĩ có thực trạng này còn là vì công ty quản lý và sắp xếp mạng lưới thông tin còn chưa hiệu quả, hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn hạn chế nên chưa chủ động trong quy trình tiếp nhận - xử lý đơn hàng chậm trễ, công tác kiểm soát hàng hóa bị nhầm lẫn, thất lạc,

❖ Vấn đề 4: Phương tiện vận tải phân phối chưa tối ưu

Hiện nay các công ty vận tải khá nhiều, đủ kích cỡ, chủng loại nên khi thuê ngoài Công ty có nhiều lựa chọn để phù hợp với mục đích vận chuyển nhưng lại khó chủ động trong việc giao hàng đúng hạn cho các trung gian phân phối Nếu tự vận chuyển, Công ty phải đầu tư nhiều chi phí để mua các phương tiện, xe tải trọng lượng lớn đáp ứng nhu cầu vận chuyển quy mô lớn Cùng với đó, Trung Nguyên cũng mất thêm chi phí liên quan như: sửa chữa, bảo dưỡng, thuê nhân viên lái xe,

❖ Vấn đề 5: Thời gian giao hàng - vận chuyển còn chậm

Toàn bộ việc vận chuyển sản phẩm từ sau khi nhà máy xuất hàng đi do công ty giao nhận đảm nhiệm, nghĩa là Trung Nguyên thuê ngoài, vì vậy nên đôi khi Trung Nguyên bị động trong việc điều phối giao nhận, nên tỷ lệ giao hàng không đạt tiêu chuẩn về thời gian còn cao dẫn đến nhiều khó khăn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh như thanh toán và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng của kênh phân phối

❖ Vấn đề 6: Thời gian tiếp nhận và khả năng giải quyết khiếu nại của Công ty còn chậm

Dù rất có thiện chí trong việc giải quyết các khiếu nại từ các trung gian phân phối và khách hàng, tuy nhiên cách thức và khả năng giải quyết còn chưa nhanh chóng Tình trạng này xuất phát từ sự thiếu năng lực chuyên môn của nhân viên, bộ phận chuyên trách về Logistics chưa chuyên nghiệp.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU

Một số giải pháp hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn

Đặt mục tiêu trở thành công ty tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cà phê Bên cạnh tập trung phát triển dòng sản phẩm đặc trưng, Trung Nguyên sử dụng chiến lược đa dạng hóa phân khúc sản phẩm Đầu tư vào các dây chuyền sản xuất hiện đại, cải tiến quy trình sản xuất, và tăng cường quản lý sản xuất, và trang thiết bị nghiên cứu, đồng thời tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm Đưa ra các sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Trung Nguyên là một tập đoàn hoạt động trong ngành sản xuất và kinh doanh cà phê với các lĩnh vực hoạt động là trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cà phê, trà; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại, truyền thông… Tuy nhiên, lĩnh vực chủ đạo trong sản xuất, kinh doanh của tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê Trong thời gian tới, Công ty xây dựng mô hình kinh doanh đa dạng, bao gồm cả sản xuất, phân phối, bán lẻ, Công ty sẽ đầu tư vào các chuỗi cửa hàng và điểm bán lẻ của riêng mình, đồng thời tìm kiếm đối tác để phát triển thêm các kênh bán hàng mới

Tiếp tục xây dựng quan hệ bền vững với đối tác, bao gồm cả các nhà cung ứng và nhà phân phối Bên cạnh đó, Trung Nguyên sẽ luôn cố gắng tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thu hồi có khả năng tái sử dụng, cũng như cập nhập xu hướng trồng - chế biến - tiêu dùng cà phê, hướng tới sự phát triển bền vững như: thúc đẩy trồng trọt cà phê hữu cơ, giảm lượng chất hóa học trong sản xuất cà phê và bảo vệ môi trường

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên

3.2.1 Về hoạt động dự báo cho hoạt động “đầu ra” của chuỗi cung ứng

Bộ phận dự báo lập kế hoạch phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận Sales Data, bộ phận Marketing và các bộ phận liên quan để có được số liệu cho các hoạt động dự báo nhu cầu tiêu thụ từ đó có những dự báo và kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và sản xuất kịp thời Đối với hoạt động cung ứng đầu ra, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp:

- Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kế hoạch và bộ phận kinh doanh trong công tác tiếp nhận dự báo cà tự dự báo Nguồn để dự báo nhu cầu là dữ liệu quá khứ và các hoạt động marketing như khuyến mãi, trưng bày, giảm giá, các chiến dịch quảng cáo… cùng với các yếu tố tác động đến sản lượng bán như các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, các đối thủ xâm nhập thị trường, xu hướng và biến động thị trường, Công ty dùng kết hợp cả hai phương thức dự báo là dự báo theo mô hình chuỗi thời gian và mô hình nhân quả Có nghĩa công ty dựa vào dữ liệu bán hàng quá khứ chọn mô hình phù hợp dựa vào sự phân bố của dữ liệu và các yếu tố ảnh hưởng cùng với dự báo từ nhân viên kinh doanh (nhân viên kinh doanh sẽ dự báo nhu cầu theo từng thời kỳ) Sau đó, Công ty thực hiện so sánh dự báo của nhân viên kinh doanh với dự báo mà Công ty tự thực hiện để đưa ra dự báo cuối cùng

- Áp dụng chính sách thưởng cho nhân viên kinh doanh có dự báo chính xác về nhu cầu của sản phẩm trong thời gian tới Điều này có thể khuyến khích nhân viên kinh doanh làm việc có hiệu quả và tích cực hơn trong việc phản hồi thông tin, đóng góp ý kiến vào dự báo nhu cầu của khách hàng

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhân viên kinh doanh, khách hàng và bộ phận Sales Data trong việc cung cấp dữ liệu chính xác về số lượng hàng tồn kho, hàng đã bán để sớm có số liệu thực tế nhu cầu và từ đó có những biện pháp marketing thúc đẩy bán hàng và xây dựng kế hoạch bán hàng vào chu kỳ tiếp theo

- Công ty nên xem xét việc xây dựng và thiết lập phần mềm hỗ trợ dự báo phù hợp với công ty như Eviews, ForcastX, SPSS, AMOS, STATA, MetaStock

3.2.2 Giải pháp cho phân phối các sản phẩm cà phê của Trung Nguyên a) Cải tiến hoạt động sắp xếp hàng và kho bãi Để hoạt động sắp xếp hàng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, công ty cần xây dựng sơ đồ kho và vi tính hóa hoạt động quản lý kho trên hệ thống máy tính Nhờ đó, công ty có thể kiểm soát được chủng loại hàng tồn kho, vị trí hàng tồn kho, hạn sử dụng nhằm phục vụ cho việc sắp xếp hàng nhanh chóng và thực hiện nguyên tắc nhập trước xuất trước (tránh trường hợp hàng bị hết hạn sử dụng do quản lý kho không nắm được hàng tồn kho theo hạn sử dụng sản phẩm) b) Cải tiến hoạt động giao hàng

Hoạt động giao hàng cần xây dựng lịch trình, tuyến giao hàng và công suất chở hàng của xe sao cho tổng chi phí là tối ưu nhất Để đạt được các mục tiêu trên thì bộ phận giao hàng phải liên kết chặt chẽ hơn với sản xuất cũng như bộ phận quản lý đơn hàng để vừa đáp ứng được nhu cầu khách hàng nhanh chóng, vừa tối thiểu hóa chi phí giao hàng như kết hợp các đơn hàng trên cùng tuyến đường để hàng đi giao là đầy tải Hay xây dựng các lịch trình để thông báo cho khách hàng để khách hàng đặt hàng vào các tuyến mà có thể kết hợp với các khách hàng khác có thể giao hàng đầy tải khi vận chuyển

Kiểm soát chặt chẽ tiến độ giao hàng của đơn vị vận chuyển đã cam kết với khách hàng và với Trung Nguyên Vận chuyển chậm trễ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận hàng hóa nhiều nhất

Bộ phận kho vận cần phải kết hợp chặt chẽ với dịch vụ khách hàng và đơn vị vận chuyển để theo dõi tiến độ giao hàng và phân hồi thông tin lịch giao hàng cũng như các thông tin về giao hàng cho khách hàng biết để sắp xếp nhận hàng Đối với đơn vị vận chuyển thuê ngoài, tạo dựng và duy trì mối quan hệ với hãng vận chuyển uy tín, chuyên nghiệp trong dịch vụ giao hàng, phương tiện chuyên chở phù hợp nên chất lượng hàng hóa đảm bảo trong tình trạng tốt khi tới các kênh phân phối Chủ động trong việc tìm kiếm đơn vị vận tải giao nhận khác, để tránh việc bị lệ thuộc hoàn toàn vào bên giao nhận chính và có thể nhận được giá dịch vụ tốt hơn, đặc biệt khi có vấn đề phát sinh, có thể linh động phối hợp giữa các bên để giải quyết Bên cạnh đó, cần có thêm phụ xe để hỗ trợ khách hàng trong việc vận chuyển bốc xếp hàng hóa hoặc hỗ trợ một phần chi phí bốc xếp để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Sử dụng keo dán có logo công ty để tránh tình trạng thất thoát hàng hóa khi giao tới nhà phân phối, ảnh hưởng đến uy tín công ty

3.2.3 Giải pháp cho dự trữ

Giải pháp dự trữ là một phần quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng trong ngành cà phê, đặc biệt là khi đối mặt với biến động trong nguồn cung cấp và nhu cầu từ thị trường Dưới đây là một số cách mà Tập đoàn Trung Nguyên có thể triển khai giải pháp dự trữ trong chuỗi cung ứng của mình:

- Dự trữ nguyên liệu cà phê: Tập đoàn Trung Nguyên có thể xây dựng các kho dự trữ nguyên liệu cà phê để đảm bảo rằng họ luôn có đủ nguồn cung cấp trong trường hợp có biến động không mong muốn từ các nhà cung cấp chính Việc này giúp đảm bảo rằng sản xuất không bị gián đoạn do thiếu hụt nguyên liệu

- Dự trữ sản phẩm thành phẩm: Tập đoàn có thể dự trữ một lượng lớn sản phẩm cà phê thành phẩm để đáp ứng nhu cầu từ thị trường khi có các yếu tố không lường trước như tăng trưởng đột ngột trong nhu cầu hoặc thiếu hụt nguồn cung cấp

- Dự trữ nguyên vật liệu đóng gói: Bên cạnh việc dự trữ nguyên liệu cà phê chính, việc dự trữ các nguyên vật liệu đóng gói như hộp giấy, túi đựng cà phê, và nhãn mác cũng là một phần quan trọng của chiến lược dự trữ Điều này giúp đảm bảo rằng sản xuất và đóng gói không bị gián đoạn do thiếu hụt nguyên vật liệu đóng gói

Kết luận

Chuỗi cung ứng mang mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh không còn hạn chế trong một quốc gia Quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh Một chiến lược cạnh tranh tốt là một chiến lược có thể phát huy tối đa hiệu quả của chuỗi giá trị trong doanh nghiệp, tuy nhiên, để thực hiện đòi hỏi toàn bộ các hoạt động đầu vào đến đầu ra, cần được phối hợp nhịp nhàng tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh

Nhận thức được tầm quan trọng, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý và các chuyên gia đã quan tâm đến vấn đề hoạt động quản trị chuỗi cung ứng và ứng dụng vào thực tiễn của doanh nghiệp mình, và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên Legend cũng không ngoại lệ

Mục tiêu của đề tài “Hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên Legend tại thị trường nội địa” là tìm một số giải pháp trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hiện tại của công ty thông qua hai nhiệm vụ cụ thể:

1 Phân tích thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu ra hiện tại của Trung Nguyên Ngoài ra, để giảm thiểu tính chủ quan, bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn các nhân tố đầu ra gồm: trung gian phân phối, khách hàng về mô hình SCOR Mô hình cũng được áp dụng để phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng hiện tại

2 Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra hiện tại dựa vào kết quả phân tích thực trạng trong chương 2 và tình hình dự báo về xu hướng tăng trưởng của ngành Tuy nhiên, những giải pháp cần phải phù hợp với định hướng phát triển mặt hàng cà phê và xu hướng phát triển chuỗi cung ứng trong tương lai

Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, bài nghiên cứu khó có thể tránh khỏi sai sót Nhóm nghiên cứu xin chân thành tiếp thu và cảm ơn mọi sự đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy, Cô và bạn bè.

Một số kiến nghị

2.1 Kiến nghị với Nhà nước

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế với nhiều khủng hoảng, thiên tai và dịch bệnh như hiện nay, các nỗ lực của doanh nghiệp sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn nếu có được sự hỗ trợ của Nhà nước Để tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với các hoạt động chuỗi cung ứng hiện đại hiệu quả ứng dụng vào hoạt động nội bộ, cần thiết phải tổ chức các hội thảo chuyên đề chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp giao lưu, học hỏi Đồng thời mời các chuyên gia đầu ngành về để bổ trợ kiến thức cho doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp có thể từng bước áp dụng hiệu quả và tối ưu hoạt động quản trị chuỗi cung ứng giúp nâng cao nội lực và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp ở thị trường trong và ngoài nước

Nhà nước cùng các cơ quan liên quan cần phải có kế hoạch kiểm tra chặt chẽ về chất lượng sản phẩm cà phê, độ an toàn vệ sinh khi sử dụng sản phẩm, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất không có giấy phép kinh doanh cũng như nhãn hiệu hàng hóa không rõ ràng tránh tình trạng trà trộn bán và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, gâu hậu quả khi sử dụng và tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng Cần xử lý nghiêm minh những nhà máy, đơn vị sản xuất cung ứng cà phê kém chất lượng, không thu hồi ngược và xử lý sản phẩm hết hạn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người sử dụng

Hoàn thiện các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả vận doanh của các cơ sở bán lẻ:

- Hoàn thiện chính sách thuế với các nội dung sau: Bổ sung các quy định về thuế

TNDN để có thể bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường và hội nhập như: thương mại điện tử, hình thức bán hàng trực tiếp cá nhân, bán lẻ không cần cửa hàng…

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo quản trị chuỗi cung ứng cho các chuỗi siêu thị bán lẻ hiện đại để giúp họ tăng dần tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí và mang lại lợi ích cho xã hội

2.2 Kiến nghị với hiệp hội ngành cà phê

Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp và đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam sản xuất, chế biến, xuất khẩu, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo, cung ứng dịch vụ cho ngành nghề cà phê, ca cao Được thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hiệp hội đại diện cho cộng đồng ngành cà phê Việt Nam, quan hệ với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội trong nước và tham gia các tổ chức quốc tế có hoạt động phù hợp với Điều lệ này mà không trái với pháp luật Việt Nam, đồng thời đại diện cho cộng đồng trong các tranh chấp thương mại trên thế giới

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cần phát huy nhiều hơn nữa tầm ảnh hưởng cujae mình ở thị trường trong nước, trong khu vực và trên thị trường quốc tế Hiệp hội đại diện cho tiếng nói của Doanh nghiệp tới Nhà nước về các chính sách hỗ trợ, gỡ bỏ các chính sách chưa hợp lý để ngành cà phê ngày càng phát triển

Hiệp hội cần nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi cung ứng cà phê; phát triển, làm rõ các lợi ích của chuỗi cung ứng đem lại doanh nghiệp Hiệp hội phát huy vai trò là mắt xích trung gian kết nối các mắt xích trong chuỗi cung ứng cà phê và các sản phẩm cà phê (hạt, thô, rang xay, phin, hòa tan…), tạo ra các sản phẩm chất lượng, đẩy nhanh dòng dịch chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối đến tay người tiêu dùng

2.3 Kiến nghị với địa phương Đối với các địa phương trồng cà phê, có vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng, cần thúc đẩy việc sản xuất cà phê bền vững, bao gồm các phương pháp trồng cà phê hữu cơ và cải thiện quản lý tài nguyên tự nhiên như nước và đất đai

Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đề nghị cung cấp các chương trình đào tạo và tư vấn cho các nông dân về kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch để cải thiện chất lượng cà phê sản xuất Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải thiện giống cà phê, quản lý bệnh tật và tăng năng suất trong sản xuất cà phê

Cơ quan chính quyền địa phương khuyến khích các nông dân trồng cà phê nỗ lực và phát huy tối đa năng lực nhằm xây dựng thương hiệu cà phê địa phương để tăng giá trị gia tăng và tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và nông dân địa phương

Anh, N.T.N & Chi, L.T.L (2022) Chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên Trường Đại học Thương mại

Anh, T.K (2018) Chuỗi cung ứng cà phê ở Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Chi, B.P.H (2020) Phân tích quản lý chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam Trường Đại học Thăng Long Đạt, N.D & Hương, T.T.T (2021) Phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê đặc sản của tỉnh Gia Lai sang thị trường Mỹ và EU Tạp chí Công thương số 18 - Tháng

Hòa, N.T.X., Thắng, H.Q., Giang, N.T.H & Học, L.H (2021) Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng thông qua quản lý tồn kho theo VMI Tạp chí Công thương số 3 - Tháng

Huy, N.H.A (2006) Định hướng chiến lược xuất khẩu của công ty Trung Nguyên vào thị trường CHLB Đức đến năm 2015 Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học

Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Hưng, V (2018) Trung Nguyên công bố đạt tổng lợi nhuận hơn 3.500 tỷ đồng trong 4 năm qua The Leader.

Linh, N.T.M & Phương, C.H.N (2022) Phân tích chuỗi cung ứng của cà phê Trung Nguyên Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Linh, T.L.D (2021) Các mô hình tối ưu hóa chuỗi cung ứng thực phẩm dễ hỏng, bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm Tạp chí Công thương số 3 - Tháng 2/ 2021

Nhàn, A.T.T (2021) Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng Nhà xuất bản Thống kê Ninh, N.T.P (2015) Chuỗi cung ứng của công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên Bộ công thương Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

Quỳnh, T.Đ & Hằng, V.T.M (2022) Báo cáo thị trường cà phê Việt Nam năm 2022 Vietnambiz

Quỳnh, T.Đ & Hằng, V.T.M (2022) Báo cáo thị trường cà phê Việt Nam năm 2023 Vietnambiz

Sơn, M (2021) Lợi nhuận Trung Nguyên giảm 50% VnExpress

Yên, H (2023) Bất ngờ với kết quả kinh doanh công ty Trung Nguyên của ông Đặng

Lê Nguyên Vũ Người quan sát.

Akshit, S.; Nagesh, S Nishikant, M (2018) Social media data analytics to improve supply chain management in food industries Science Direct

Anil, K.; Rohit, K & Devnaad, S (2023) Supply chain resilience in developing countries: a bibliometric analysis and future research directions Emerald insight

Behnam, F & Joseph, S (2015) Green supply chain management: A review and bibliometric analysis Science Direct

Bekrar, A.; Abed, M.; Hanh, N.T.T & Muoi, L.T (2021) Supply Chain Performance

Measurement using SCOR Model: a Case Study of the Coffee Supply Chain in Vietnam Institute of electrical and Electronics Engineers

Douglas M (2008) Supply Chain Management Supply Chain Management Institute Hartmut, S (2000) Supply Chain Management and advanced planning Springer

Handfield & Bechtel (2002) The role of trust and relationship structure in improving supply chain responsiveness Industrial Marketing Management 31(2002)

James, W (2007) Learn six sigma for Supply chain management The 10-step solution process

Luis, A & Richard, W (2007) Improved supply chain management based on hybrid demand forecasts Science Direct

Marcus, A (2012) Network analysis of supply chain systems: A systematic review and future research Incose library

Sony, U (2014) Measuring supply chain resilience using a deterministic modeling approach Science Direct

Yaibuathet, K (2007) Supply ChainOperational Performance and Its Influential

Factors: Cross National Analysis Japan Industrial Management Association

Yan, C (2019) Supply Chain Innovation in Scientific Research Collaboration

Multidisciplinary Digital Publishing Institute Article

E - PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI KHẢO SÁT Hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên Đối tượng: Khách hàng

Kính chào quý Anh/ Chị/ Bạn Để phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ giáo dục và Đào tạo với chủ đề

“Hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên” , nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng đầu ra cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên hiện nay Các thông tin thu thập được thông qua khảo sát sẽ là tiền đề cho nhóm nghiên cứu đưa ra các biện pháp tối ưu nhất để hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra của sản phẩm cà phê

Nhóm nghiên cứu mong nhận được sự giúp đỡ của quý Anh/ Chị/ Bạn trong việc trả lời các câu hỏi trong phiếu thu thập thông tin dưới đây

Nhóm nghiên cứu cam kết các thông tin cá nhân của quý Anh/ Chị/ Bạn sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng để phân tích báo cáo chung Dữ liệu trước khi đưa vào phân tích sẽ được loại bỏ các thông tin truy xuất tới cá nhân

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

A Chưa có thu nhập hoặc < 3 triệu/ tháng

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG

1 Mức độ tiêu dùng/ sử dụng cà phê của Trung Nguyên

A Hầu như không sử dụng

2 Loại cà phê của Trung Nguyên mà anh/ chị/ bạn ưu tiên hay ưa thích sử dụng?

C Cà phê rang xay phổ thông

E Cà phê hạt nguyên chất Arabica

F Cà phê hạt nguyên chất Robusta

3 Bạn thường mua cà phê ở đâu?

E Sàn thương mại điện tử

4 Anh/ chị/ bạn chấp nhận mua các sản phẩm cà phê của Trung Nguyên với mức giá là bao nhiêu?

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN