LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên trước khi bắt đầu bài nghiên cứu, nhóm tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và lòng cảm ơn tới Trường đại học Thương Mại đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất như
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, kinh tế chia sẻ được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Các chủ thể của mô hình kinh tế chia sẻ là các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức hợp tác xã, doanh nghiệp cũ và mới Ứng dụng kinh tế chia sẻ đem lại cho cá nhân và xã hội những lợi ích rất lớn, giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ
Việt Nam đang từng bước ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ vào các hoạt động kinh tế để tận dụng tối ưu các nguồn lực, đạt hiệu quả kinh tế tối đa Việt Nam là nước đang phát triển xuất phát từ nông nghiệp đang từng bước ứng dụng nền kinh tế chia sẻ, theo Nghị định số 98 (ngày 5/7/2018) của Chính phủ, nhà nước có chính sách khuyến khích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Tuy nhiên, trong sản xuất, kinh doanh và các hợp tác xã nông nghiệp vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn, định vị cụ thể việc thực hiện kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ Tại Trung Quốc đã ứng dụng và phát triển kinh tế chia sẻ trong nông nghiệp như sử dụng chung máy móc, thiết bị, chia sẻ nguồn lực, chia sẻ công nghệ, chia sẻ đất đai, chia sẻ hoạt động logistics Ứng dụng nền kinh tế chia sẻ trong nông nghiệp tại Trung Quốc mang lại những hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh Vì vậy, Nhóm lựa chọn đề tài “Nền kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc và kinh nghiệm cho chuỗi cung ứng nông sản rau củ tại miền Bắc Việt Nam” nhằm thông qua những kinh nghiệm đi trước của
Trung Quốc ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản để rút ra những bài học cho chuỗi cung ứng nông sản cho Việt Nam và cụ thể là chuỗi cung ứng nông sản rau củ tại miền Bắc Việt Nam.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Tác giả Phạm Khánh Nam (2021) đã chỉ ra kinh tế chia sẻ là các hoạt động chia sẻ, trao đổi nguồn lực chưa được sử dụng hoặc không sử dụng hết thông qua các nền tảng số Bên cạnh đó, tác giả cũng giải thích bản chất hoạt động kinh tế chia sẻ và cách thức quản lý sẽ nhằm hạn chế các tác động không mong muốn và phát huy lợi ích tối đa của mô hình kinh tế chia sẻ
Nghiên cứu của Trần Thị Hằng (2019) đã đề cập thực trạng về sự phát triển các hoạt động kinh tế chia sẻ trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế khi ứng dụng kinh tế chia sẻ tại Việt Nam Dựa trên những hạn chế còn tồn tại mà tác giả đã chỉ ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị về phía Nhà nước về các yếu tố như hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực đến môi trường pháp lý để phát triển mô hình kinh tế chia sẻ một cách bền vững
Về ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản, Nguyễn Nguyệt Nga
(2021) cũng làm rõ hơn về những lợi ích khi ứng dụng kinh tế chia sẻ và hoạt động kết nối các thành viên trong chuỗi cung ứng rau củ, cụ thể là sản phẩm trái thanh long Bằng cách sử dụng dữ liệu định tính, tác giả đã chỉ ra rằng việc áp dụng kinh tế chia sẻ để kết nối các khâu trong chuỗi cung ứng rau quả tại Việt Nam mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia vào chuỗi
Chen Yongjun,Yu Wen Wen (2021) với đề tài “ Phát triển kinh tế chia sẻ là con đường quan trọng để đạt được lợi ích chung” đã chỉ ra những nguyên nhân cần phát triển hoạt động chia sẻ Kết quả bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế chia sẻ giúp nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế bằng cách tái sử dụng tài nguyên nhàn rỗi, tích hợp tài nguyên nhàn rỗi và chia sẻ tài nguyên để đạt sức mạnh chung, từ đó, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
Zhang Qing, Yin Yuan (2023) nghiên cứu về chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản Trung Quốc đã đưa ra những đánh giá về tình trạng phát triển chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc Một số điểm chính mà bài nghiên cứu đề cập đến như sau: (1) chuỗi cung ứng nông sản Trung Quốc có triển vọng lớn và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, (2) mức tiêu thụ trên thị trường tăng trưởng ngày càng mạnh, đồng thời, yêu cầu về chất lượng của người tiêu dùng tại Trung Quốc cũng tăng mạnh, điều này gây áp lực lên chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại trong chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc như (1) chuỗi cung ứng kéo dài và phức tạp do có nhiều mắt xích (2) nhiều mặt hàng nông sản không đạt tiêu chuẩn
Zhao Yingxia, Guo Xiangyu (2014) với đề tài Nghiên cứu về logistics trong nông nghiệp của Trung Quốc đã chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng của hoạt động logistics trong lĩnh vực của quốc gia này Các vấn đề tác giả đề cập đến trong bài viết cũng đã và đang tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam như: chi phí logistics cao, hiệu quả hoạt động còn thấp, cơ sở hạ tầng và công nghệ còn cũ, thiếu nhân lực chất lượng cao, Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp như tìm kiếm mô hình cung ứng sản xuất nông nghiệp mới, xây dựng và phát triển các tổ chức logistics nông nghiệp, tăng cường giáo dục và đào tạo, mở rộng sự hỗ trợ của chính phủ, đẩy nhanh quá trình xây dựng và tiêu chuẩn hóa thông tin hóa hệ thống logistics nông sản.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung
Hệ thống hóa các cơ sở thực tiễn của nền kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc Tìm hiểu và thu thập thông tin về thực trạng việc ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc Từ đó, đề xuất các kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng kinh tế chia sẻ cho chuỗi cung ứng rau củ tại miền Bắc Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các cơ sở thực tiễn của nền kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc
Phân tích thực trạng ứng dụng nền kinh tế sẻ trong chuỗi cung ứng rau củ tại miền Bắc Việt Nam
Phân tích đặc điểm của chuỗi cung ứng rau củ tại miền Bắc Việt Nam và chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc, từ đó, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai chuỗi cung ứng Đánh giá thực trạng các khía cạnh của kinh tế chia sẻ và thực tế tại miền Bắc Việt Nam Từ những kết quả phân tích, đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng kinh tế chia sẻ cho chuỗi cung ứng rau củ tại miền Bắc Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập thông qua các bài báo, các nghiên cứu trước đó, tài liệu tham khảo, giáo trình, Các tài liệu này là nguồn dữ liệu hiệu quả giúp nhóm xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin cho bài nghiên cứu của mình Các dữ liệu thu thập được bao gồm cơ sở lý thuyết, các kết quả nghiên cứu trước đó về nền kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản của Trung Quốc đã được công bố Ngoài ra các dữ liệu khác trong các nghiên cứu hay bài báo đó đóng góp cho quá trình nghiên cứu đề tài của nhóm Để thu thập được dữ liệu này, nhóm thông qua các công cụ tìm kiếm khác nhau, Internet và thư viện, tiến hành nghiên cứu các tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của nhóm
Phương pháp phân tích dữ liệu
Bài nghiên cứu nhóm sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu tài liệu, các dữ liệu được thể hiện dưới dạng hình ảnh, văn bản đã được lưu, đã được định dạng Qua quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu thông tin thu thập được gắn vào bài nghiên cứu Sau khi phân tích, các dữ liệu được tổ chức, phân loại thành các chủ đề lớn, các nội dung liên quan Với sự xuất hiện của Internet, việc sử dụng tài liệu cũng như tiếp cận các tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu được rộng hơn và dễ dàng hơn Phương pháp nghiên cứu tài liệu cho phép nhóm tiếp cận thông tin có sẵn một cách nhanh chóng và tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của nghiên cứu.
Giá trị khoa học, đóng góp của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của bài viết cung cấp thông tin về mô hình kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản và lợi ích của ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản
Mặt khác, nghiên cứu mô tả thực trạng ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc và trong chuỗi cung ứng rau củ tại miền Bắc, Việt Nam
Từ đó, nhóm tác giả rút ra được bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho việc áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng rau củ Miền Bắc, Việt Nam
Nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài có liên quan khác; nghiên cứu cũng trình bày một số bài học kinh nghiệm cho chuỗi cung ứng rau củ ở miền Bắc Việt Nam Việc ứng dụng kinh tế chia sẻ nhằm phát triển kết nối chuỗi cung ứng rau củ ở miền Bắc Việt Nam mang lại lợi ích cho các chủ thể trong chuỗi Đồng thời, nghiên cứu là cần thiết trong bối cảnh Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt.
Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục thì bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng nông sản và ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản Chương đầu tiên của bài nghiên cứu tập trung vào hệ thống hóa lý luận về chuỗi cung ứng nông sản và kinh tế chia sẻ Bao gồm các khái niệm về chuỗi cung ứng nông sản và kinh tế chia sẻ; đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nông sản; mô hình kinh tế chia sẻ Từ những phân tích trên đưa ra lợi ích của việc ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản
Chương 2: Thực trạng ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc Trong chương 2, nhóm tiến hành nghiên cứu tài liệu để đưa ra thực trạng việc ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc hiện nay, đưa ra kết luận về thành tựu đạt được cũng như những hạn chế mà Trung Quốc chưa giải quyết được
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho chuỗi cung ứng rau củ tại thị trường miền
Bắc, Việt Nam Nội dung chương cuối cùng của bài nghiên cứu trước hết đi tìm hiểu thực trạng chuỗi cung ứng rau củ ở miền Bắc Việt Nam, tiếp đó so sánh sự giống và khác biệt so với chuỗi cung ứng tại Trung Quốc Cuối cùng rút ra bài học kinh nghiệm việc ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng rau củ ở miền Bắc Việt Nam
Chương 4: Một số khuyến nghị Qua việc nghiên cứu thực trạng ở Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam, nhóm đưa ra bài học kinh nghiệm cho chuỗi cung ứng rau củ tại miền Bắc Việt Nam từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho cơ quan Nhà nước và các nông hộ nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng kinh tế chia sẻ trong nông nghiệp, thiết lập các mối liên kết như liên kết về thị trường, liên kết trong chuỗi giá trị của nông sản.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN VÀ ỨNG DỤNG KINH TẾ CHIA SẺ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN
Tổng quan về chuỗi cung ứng nông sản
1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng nông sản
Theo Renting H (Renting H., et al., 2003), chuỗi cung ứng nông sản là thuật ngữ mô tả một loạt khu vực rộng, bao gồm: quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ thực phẩm như chợ nông sản (farmers’ market), cửa hàng nông sản (farm shops), cửa hàng hợp tác xã nông dân (collective farmers' shops) và nông nghiệp hỗ trợ cộng đồng (community - supported agriculture) Chuỗi cung ứng nông sản được phân tích và giải thích như là một chiến lược để cải thiện khả năng phục hồi của các trang trại gia đình với sự hỗ trợ của người tiêu dùng, cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội dân sự
Theo FAO (2010), cho rằng, chuỗi cung ứng nông sản bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động đưa một sản phẩm nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, theo đó, giá trị của sản phẩm được gia tăng trong mỗi khâu trung gian Một chuỗi cung ứng có thể là một liên kết dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau vào các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển và phân phối
Theo Aramyan và Van Gogh (2014), chuỗi cung ứng nông sản mô tả các hoạt động từ sản xuất đến phân phối đưa sản phẩm nông sản từ trang trại đến người tiêu dùng Chuỗi cung ứng nông sản bao gồm các bên liên quan như nông dân, nhà buôn, nhà chế biến, nhà vận chuyển và nhà bán lẻ
Những khái niệm khác nhau về chuỗi cung ứng nông sản trên đều cho thấy một chuỗi cung ứng có các đặc điểm chung:
Thứ nhất, các hoạt động trong chuỗi cung ứng nông sản bao gồm sản xuất, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, phân phối và tiêu thụ
Thứ hai, các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nông sản là tập hợp các thành viên tham gia gián tiếp và trực tiếp đến quy trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng
Như vậy, chuỗi cung ứng nông sản bao gồm nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà phân phối và các nguồn lực khác liên quan đến quá trình phân phối hàng nông sản từ trang trại nuôi trồng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng Chuỗi cung ứng hàng nông sản có thể được hiểu một cách đơn giản chính là sự giảm thiểu tối đa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm giảm khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng, số lượng các trung gian tham gia chuỗi cung ứng
1.1.2 Đặc điểm của chuỗi cung ứng nông sản
Cấu trúc phức tạp: Cấu trúc của chuỗi cung ứng nông sản bị ảnh hưởng bởi số lượng thành viên tham gia trong các khâu, từ thu mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất, chế biến, vận chuyển và trong suốt quá trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng Từ góc độ kinh tế, việc gia tăng số lượng thành viên tham gia trong chuỗi sẽ dẫn đến chi phí cho hoạt động logistics càng cao, từ đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận chung của toàn chuỗi
Bên cạnh đó, việc liên kết đa dạng giữa các thành viên cũng gây ra những ảnh hưởng đến tính linh hoạt và khả năng thích ứng của các thành viên trong chuỗi Đặc biệt đối với mặt hàng có tính tươi sống như nông sản, việc đảm bảo cho người tiêu dùng cuối cùng và các bên liên quan nắm bắt được thông tin về xuất xứ, vị trí và lịch sử tồn tại của sản phẩm là điều cần thiết Tuy nhiên, những người tham gia trong chuỗi đều có lợi ích riêng của mình và khó có thể chấp nhận chia sẻ thông tin kinh tế nhạy cảm với nhau Chính vì vậy, các thành viên trong chuỗi càng khó có thể tiếp cận được các thông tin kịp thời và chính xác khi hàng hóa di chuyển qua từng khâu
Chịu tác động từ điều kiện tự nhiên: Nông sản, đặc biệt là các mặt hàng hoa quả bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như vùng sản xuất, khí hậu, đất đai và thời tiết Do vậy, mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên sẽ tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và chất lượng của các mặt hàng nông sản Điều này khiến cho chất lượng sản phẩm nông sản không đồng đều, khó có thể đạt chuẩn và gây ra biến động về giá cả hàng hóa Đối với những mặt hàng rau củ và hoa quả, đây là những mặt hàng mang tính thời vụ, do đó, thường có sự chênh lệch về giá cả trong mỗi kỳ, thậm chí có sự chênh lệch về các mức giá khác nhau trong cùng một ngày Đa dạng và khó bảo quản: Hoạt động nuôi trồng và sản xuất nông sản có thể diễn ra tại nhiều địa phương khác nhau với sự khác nhau về địa lí, thời tiết, thổ nhưỡng và phương thức sản xuất khác nhau, Các mặt hàng nông sản có tính đa dạng về chủng loại, hình dáng, kích thước, khu vực sản xuất, chất lượng và bao bì, Điều này khiến cho các sản phẩm nông sản có chất lượng không được đồng đều, gây khó khăn cho khâu quản lý chất lượng Bên cạnh đó, phần lớn các sản phẩm nông sản đều có tính nhạy cảm với các nhân tố ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, chính vì vậy, các thay đổi trong điều kiện tự nhiên đều có thể tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động chuỗi Nếu như trong quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các khâu trong chuỗi không có sự bảo quản thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm, một số mặt hàng nông sản có thể gặp tình trạng như: nấm mốc, mọc mầm, biến chất, thậm chí là thối rữa,
Có yêu cầu cao đối với dịch vụ logistics: Do nông sản là mặt hàng có tính thời vụ và tính tươi mới,trong khi đó, khách hàng ngày càng có nhu cầu cao về tiêu dùng xanh như: hàng hóa tươi mới, không hư hại, không dùng các chất bảo quản hóa học hay không gây ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hàng hóa, Những yêu cầu này cần được đáp ứng ở mức độ nhất định, thông qua việc vận hành các hoạt động logistics chính xác và hiệu quả Khi vận hành các hoạt động logistics cho các mặt hàng nông sản, cần phải xác định chính xác thời điểm các sản phẩm này được thu hoạch, sản xuất-chế biến và bảo quản để vận chuyển đến các trung tâm phân phối cũng như các kênh bán lẻ kịp thời
Tuy nhiên, các mặt hàng nông sản thường có khối lượng vận chuyển lớn, song giá cả hàng hóa lại không cao, do đó, việc đầu tư chi phí vào hoạt động logistics bị hạn chế rất lớn Hiện nay, mô hình kinh doanh của các nhà cung cấp nông sản thường là mô hình nông nghiệp đan xen với các hộ nông dân nhỏ lẻ, phân tán và có mức độ liên kết thấp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đa dạng, nhưng lợi nhuận thu về không cao Chính vì vậy, các nhà cung cấp này sẽ không đề cao vào việc cải tiến và tối ưu hoạt động logistics cho các sản phẩm của mình
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng nông sản
Công nghệ - kỹ thuật: Các chuỗi cung ứng ngày nay đã bắt kịp xu hướng ứng dụng những sản phẩm phần mềm, các phương thức sản xuất tiên tiến và sự đổi mới máy móc mang đến làn gió mới cho chuỗi Yếu tố công nghệ, kỹ thuật tác động rất lớn đến sự phát triển và hiệu quả trong hoạt động chuỗi cung ứng nông sản - giúp giảm chi phí, cải thiện hiệu suất, thông tin trong chuỗi thông suốt, từ đó, gia tăng lợi nhuận chuỗi Chẳng hạn như các nền tảng điện tử - nơi trao đổi các thông tin giữa các thành viên trong chuỗi Các barcode được gắn trên các sản phẩm nông sản giúp cho các thành viên trong chuỗi có thể xác định vị trí được sản phẩm đang được vận chuyển, giúp người tiêu dùng xác định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm Các kỹ thuật trong quá trình trồng nông sản được thực hiện bài bản đồng bộ sẽ mang lại các sản phẩm có tính đồng bộ cao, hàng hóa sản xuất đảm bảo được chất lượng, thuận tiện trong quá trình cung ứng ra thị trường nước ngoài Các kỹ thuật bảo quản hàng hóa giúp hàng hóa giữ được tính tưới mới Vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước bằng container lạnh, thời gian sống của hàng hóa được dài hơn và sự tươi ngon được giữ nguyên
Bên cạnh đó, công nghệ - kỹ thuật cũng đem lại tiêu cực, khó khăn cho quản lý chuỗi Công nghệ phát triển khiến các sản phẩm nông sản gắn tag, barcode giả gây nên khó khăn cho quản lý chuỗi Như vậy, yếu tố công nghệ, kỹ thuật có tác động tích cực và tiêu cực đến chuỗi cung ứng nông sản Các thành viên trong chuỗi cần nắm bắt những những thuận lợi công nghệ kỹ thuật mang lại đồng thời, có các phương án phòng chống tiêu cực
Nguồn lực con người: Nguồn lực con người được đặt ở vị trí trung tâm, đồng hành cùng các nguồn lực khác của chuỗi như tài nguyên, cơ sở vật chất, Con người là yếu tố trực tiếp quản lý chuỗi cung ứng nông sản, tham gia tất cả các giai đoạn của chuỗi từ việc sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng Nguồn lực con người đủ mạnh về số lượng và chất lượng sẽ đem lại hiệu quả các hoạt động trong chuỗi Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng nông sản có tính phức tạp do lượng thành viên tham gia trong chuỗi lớn nên mối quan hệ giữa các thành viên càng phải chặt chẽ và thông tin phải kịp thời Do đó, con người là yếu tố quyết định sự phát triển của chuỗi cung ứng nông sản
Khí hậu: Khí hậu ở mỗi quốc gia, khu vực và vùng miền khác nhau sẽ thích hợp trồng những mặt hàng nông sản khác nhau, phương thức bảo quản sản phẩm cũng có sự khác biệt Ngày nay, sự biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến chuỗi cung ứng nông sản có thể làm đứt gãy chuỗi Thời tiết nóng lên, khô hạn kéo dài, xuất hiện nhiều dịch bệnh tác động đến hoạt động sản xuất và trồng trọt Các sản phẩm nông sản có yêu cầu khắt khe trong việc bảo quản sau thu hoạch Bão, sạt lở cũng cản trở quá trình vận chuyển nông sản đến các điểm tiêu thụ, gián đoạn chuỗi cung ứng Chính vì vậy, tùy vào tình hình khí hậu mỗi quốc gia, khu vực, vùng miền sẽ phát triển chuỗi ứng nông sản đặc trưng cho khu vực đó Các thành viên trong chuỗi cần dự đoán xu hướng thay đổi khí hậu và có phương án quản lý chuỗi phù hợp
Thổ nhưỡng: Đặc điểm, tính chất của đất tác động trực tiếp đến đặc tính và năng suất của các sản phẩm nông sản Tùy theo đặc điểm của đất đai tại từng khu vực sẽ thích hợp canh tác các giống cây trồng khác nhau và quyết định khu vực đó phát triển chuỗi cung ứng của mặt hàng nông sản nào Do đó, đất đai là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng và năng suất trong quá trình sản xuất nông sản
Tổng quan về ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản
1.2.1 Khái niệm kinh tế chia sẻ
Theo Meelen và Frenken (2015) định nghĩa nền kinh tế chia sẻ là sự tương tác giữa những người tạm thời cho phép người khác sử dụng các nguồn tài nguyên chưa được tận dụng của họ, có hoặc không có trao đổi tiền tệ
Theo Cristiano Danone and Bertin Martens (2016), Kinh tế chia sẻ (sharing economy) còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như: kinh tế cộng tác (collaborative economy), kinh tế theo cầu (on-demand economy), kinh tế nền tảng (platform economy), kinh tế truy cập (access economy), kinh tế dựa trên các ứng dụng di động (app economy)… Giữa các khái niệm có sự đồng nhất ở một số khía cạnh, tuy nhiên có thể thấy, tất cả các tên gọi khác của mô hình kinh tế chia sẻ đều có bản chất là một mô hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số, giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số
Theo Meisam Ranjbari, Gustavo Morales-Alonso, Ruth Carrasco-Gallego
(2018), kinh tế chia sẻ là một hệ sinh thái, trong đó các doanh nghiệp trung gian sử dụng nền tảng trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí của các giao dịch vì lợi nhuận nhằm cấp quyền truy cập tạm thời mà không cần chuyển quyền sở hữu tới các tài nguyên của người tiêu dùng ngang hàng, mạng lưới đã tạo ra, nhờ sự tin tưởng được xây dựng giữa các thành viên, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau nhưng theo cách hiểu phổ biến nhất, mô hình kinh tế chia sẻ là một hệ thống kinh tế mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân, hoặc không phải trả tiền hoặc không trả một khoản phí, với tính chất điển hình là thông qua các công cụ Internet Đây là một phương thức kết nối mới giữa người mua (người dùng) và người bán (người cung cấp) đối với một hoạt động kinh tế
Như vậy, có thể thấy, kinh tế chia sẻ là một hệ thống kinh tế xã hội trong đó các thành viên tham gia vào việc tạo ra, sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
Hệ thống này có nhiều hình thức khác nhau, thông qua các công cụ công nghệ thông tin và Internet , đặc biệt là nền tảng kỹ thuật số, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối, chia sẻ và tái sử dụng năng lực dư thừa về hàng hóa và dịch vụ
1.2.2 Mô hình kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản
Mô hình kinh tế chia sẻ là hệ thống quản trị kinh doanh mới được phát triển từ nền kinh tế chia sẻ Mô hình này phát triển và được ứng dụng thành công từ nhiều nước trên thế giới, tạo ra một bộ phận mới của nền kinh tế thế giới Với khả năng tăng trưởng mạnh mẽ và thích nghi tốt với biến động của môi trường kinh doanh, mô hình kinh tế chia sẻ được đưa vào ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực, đặc biệt được ứng dụng nhiều trong nền kinh tế nông nghiệp
Mô hình kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản thường tập trung vào việc xây dựng cộng đồng hợp tác, nơi mà các thành viên có lợi ích chung và họ có thể chia sẻ tài nguyên và thông tin Điều này tạo ra một môi trường chung ở đó mọi người hỗ trợ, chia sẻ và hợp tác Mô hình này thường sử dụng công nghệ và nền tảng trực tuyến để kết nối cộng đồng, thuận tiện hóa quá trình chia sẻ tài nguyên Vì vậy, các công nghệ số như Big data, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), blockchain, điện toán đám mây, đang nhanh chóng mở rộng thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp, trở thành nền tảng công nghệ quan trọng thúc đẩy các hoạt động chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản Từ đó, nhiều vấn đề còn tồn đọng trong chuỗi cung ứng nông sản truyền thống được cải thiện, góp phần hình thành hệ thống chuỗi cung ứng nông sản mới, an toàn, tin cậy, hiệu quả và có chất lượng cao
Hình 1 1 Mô hình ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản
(Nguồn: Fan BeiBei, Li Kin (2023), Strategic Research on Smart Agriculture
Mô hình ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản là sự kết hợp giữa nền tảng công nghệ số với hệ thống chuỗi cung ứng nông sản chia sẻ, thúc đẩy các hoạt động quản trị chuỗi, kết nối các thành viên trong chuỗi cùng chia sẻ thông tin và hợp tác hiệu quả Qua đó, tài nguyên và nhân lực trong chuỗi được tối ưu, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường Ý nghĩa cốt lõi của hệ thống chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản là sự huy động, phân bổ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về tài chính, thông tin, thương mại, vận chuyển và kiến thức, từ đó tạo ra hệ thống chia sẻ nguồn lực thông suốt trong chuỗi dưới sự kiểm soát và hỗ trợ của nền tảng công nghệ Với mạng lưới chia sẻ rộng rãi, thông minh nhờ nền tảng công nghệ, hoạt động chia sẻ và cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi được thúc đẩy, nâng cao sự linh hoạt của chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp
Mô hình kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản bao gồm ba phần chính Thứ nhất là nền tảng công nghệ điều khiển của chuỗi cung ứng nông sản, bao gồm các công nghệ số dẫn đầu xu hướng hiện nay như Big data, AI, IoT, điện toán đám mây, blockchain, kết nối các thành viên trong chuỗi cung ứng như nông hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến, phân phối, thậm chí là khách hàng tiêu dùng thành một mạng lưới hợp nhất Nhờ đó, chuỗi cung ứng không còn rời rạc, kém hiệu quả hay tốn kém mà đã có sự liên kết nhất định, tối ưu hơn về hợp tác và chi phí Thứ hai là hệ thống chia sẻ chuỗi cung ứng nông sản Hệ thống này được hình thành dựa trên các yếu tố chia sẻ chính đó là: đất đai, nông trại, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, logistics, khách hàng, Bằng cách tổng hợp, phân bổ khai thác các nguồn lực từ giai đoạn sản xuất, giai đoạn vận chuyển chế biến đến phân phối và giai đoạn tiêu thụ một cách thông minh và linh hoạt với nền tảng số hóa, sự tương tác chia sẻ giữa các thành viên trong từng giai đoạn được nâng cao Hệ thống chia sẻ này tổng hợp các dữ liệu chính trong chuỗi cung ứng gồm các dòng tài chính, thương mại, vận chuyển, kiến thức, thông tin, giúp tối ưu hoạt động phân bổ tài nguyên, giảm lãng phí, giải quyết về đề thiếu hụt nhân lực, kết nối trực tiếp với thị trường, nâng cao khả năng cung ứng Thứ ba là hệ thống chuỗi cung ứng nông sản mới Thông qua nền tảng quản lý tích hợp công nghệ số, hệ thống chia sẻ trong chuỗi xây dựng nên một chuỗi cung ứng nông sản mới với hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, tối ưu hóa được tài nguyên và nhân lực, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đồng thời nâng cao được sự chia sẻ và hợp tác trong chuỗi
Các nhân tố chia sẻ chính trong chuỗi cung ứng nông sản: Đất đai, nông trại, cơ sở sản xuất:
Trong hệ thống chia sẻ chuỗi cung ứng nông sản, đất nông nghiệp không sử dụng hoặc đất nhàn rỗi của nông dân được chia sẻ và cho thuê thông qua các nền tảng trực tuyến Nông dân có đất nhàn rỗi sẽ sử dụng các nền tảng trực tuyến để kết nối với những người quan tâm đến việc trồng trọt hoặc sử dụng đất đó Đối tượng có thể là người dân thành thị muốn tham gia vào các hoạt động nông nghiệp thông qua thuê đất, tự trồng trọt hoặc tìm người trồng và ăn rau hữu cơ tự trồng mỗi ngày như nông dân Các giao dịch và thỏa thuận liên quan đến cho thuê đất được thực hiện thông qua các trang web hoặc ứng dụng di động Tương tự với nông trại hay cơ sở sản xuất của các hợp tác xã, tổ chức nông nghiệp, thông tin về tình trạng còn trống hay dư thừa sẽ được tổng hợp và đưa lên các nền tảng số để tiếp cận đến đối tượng có nhu cầu thuê và sử dụng, từ đó tối đa hóa lợi nhuận đối Như vậy, mô hình chia sẻ này thúc đẩy sự tương tác giữa người dùng và nông dân, hợp tác xã cũng như hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương, đồng thời tạo ra cơ hội cho việc sử dụng đất, các cơ sở sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả và bền vững
Chia sẻ hoạt động logistics: Đây là một hệ thống hợp tác giữa các đối tác trong quá trình vận chuyển và phân phối nông sản, nhằm tối ưu hóa sự sử dụng tài nguyên và giảm thiểu lãng phí Các nền tảng trực tuyến hoặc ứng dụng di động được sử dụng để kết nối các thành viên trong chuỗi cung ứng nông sản, bao gồm nông dân, nhà vận chuyển, kho bãi, và các đối tác khác Đồng thời các nền tảng này cung cấp không gian trực tuyến để đăng thông tin về hàng hóa, vận chuyển và các yêu cầu khác Các đối tác cũng có thể tận dụng các chuyến hành trình không tải và phối kết hợp gom tách các đơn hàng một cách thích hợp để tăng hiệu suất Bên cạnh đó hình thức chia sẻ này giải giúp quyết khó khăn còn tồn tại trong chuỗi cung ứng nông sản, đặc biệt là ở khâu vận chuyển từ nông trại đến điểm tiêu dùng cuối cùng, đảm bảo rằng sản phẩm nông sản được vận chuyển một cách hiệu quả và an toàn với mức chi phí tối ưu Do đó, tối ưu hóa được quy trình vận chuyển, giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển Đồng thời còn giúp giảm thiểu khí thải CO2, bảo vệ môi trường
Nguồn lực: Máy móc, trang thiết bị, nhân lực:
Hoạt động chia sẻ này nhằm tối ưu hóa việc sử dụng đất đai, máy móc, nguồn nước, và các nguồn lực khác của các thành viên trong chuỗi Hệ thống chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản thường kết hợp sự hợp tác giữa các nông dân, doanh nghiệp, và tổ chức để tạo ra một cộng đồng nông nghiệp mạnh mẽ và hiệu quả Các yếu tố chia sẻ chính bao gồm: chia sẻ đất đai, chia sẻ máy móc và thiết bị, chia sẻ nguồn nước, chia sẻ hạt giống và nông dược,… và đặc biệt là chia sẻ nguồn nhân lực Với hình thức chia sẻ đất đai, nông dân có thể hợp tác để cho thuê hoặc chuyển nhượng phần đất nhàn rỗi, giúp tối ưu hóa sử dụng diện tích Việc hình thành các hợp đồng chia sẻ đất đai dựa trên mô hình liên doanh hoặc chia sẻ lợi nhuận Một nguồn lực phổ biến khác được chia sẻ đó là máy móc và thiết bị Mô hình kinh tế chia sẻ trong chuỗi tổ chức cung cấp và quản lý các máy móc nông nghiệp, như máy cày, máy gặt, để nông dân có thể chia sẻ và sử dụng chúng dựa trên nhu cầu thực tế Việc hình thành các cộng đồng chia sẻ thiết bị này góp phần giảm chi phí đầu tư và tăng cường hiệu suất Ngoài ra trong hệ thống, hoạt động chia sẻ nguồn nước thể hiện qua sự hợp tác trong việc quản lý nguồn nước để tối ưu hóa sự sử dụng và giảm lãng phí hay việc sử dụng công nghệ tưới tiêu thông minh để điều chỉnh lượng nước theo nhu cầu thực tế của cây trồng Một loại hình chia sẻ đem lại nhiều lợi ích khác đó là chia sẻ nguồn nhân lực Vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực ở nông thôn vẫn luôn là bài toán nan giải, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế nông thôn và giới hạn khả năng sản xuất nông sản Tuy nhiên, ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ có thể coi là một giải pháp có thể giải quyết hiệu quả vấn đề lao động nông nghiệp và chia sẻ nguồn nhân lực Phương thức đó là đưa ra mô hình mùa vụ trong canh tác và mô hình làm việc ở thành phố để chia sẻ nguồn nhân lực giữa nông thôn và thành phố
Nhà phân phối, khách hàng, người tiêu dùng: Ở đây đề cập đến một nền tảng tích hợp nhiều chức năng khác nhau như quản lý chuỗi cung ứng, quản lý bán hàng, logistics, các hoạt động phân phối thông qua Internet và hệ thống thông tin đồng thời là nơi để chia sẻ thông tin và cộng tác Đây là môi trường giao tiếp, quản lý tập trung, nâng cao khả năng hợp tác, phân phối của nhà phân phối tới khách hàng hay người tiêu dùng cuối cùng Qua đó, cải thiện hiệu quả hoạt động của các thành viên và nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ chuỗi cung ứng
Về chia sẻ thông tin, tại đây có thể thực hiện việc chia sẻ thông tin và truyền tải thông tin từ khách hàng hay người tiêu dùng cuối cùng tới nhà phân phối, nhà sản xuất như các nông hộ hay hợp tác xã Thông tin được thu thập, phân tích và truyền tải các dữ liệu từ nhiều thị trường khác nhau thông qua hệ thống thông tin chung, nhờ đó nắm bắt nhu cầu về sản phẩm của người mua, tiến hành các hoạt động quảng cáo, tiếp thị hiệu quả
1.2.3 Lợi ích của ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KINH TẾ CHIA SẺ TRONG CHUỖI
Thực trạng chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc
Theo Thống kê tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc 2022, tính đến cuối năm 2022, diện tích đất canh tác của Trung Quốc là 1,914 tỷ mẫu Anh (127,601 triệu ha), tăng ròng khoảng 1,3 triệu mẫu so với cuối năm 2021, tạo ra sản lượng sản phẩm khổng lồ đảm bảo an ninh lương thực cho 1,4 tỷ người và xuất khẩu Ngành nông nghiệp Trung Quốc đóng góp khoảng 10% GDP, tương đương khoảng 1.800 tỷ USD Đất đai của Trung Quốc có sự khác biệt giữa các khu vực, từ đồng bằng sông Hoàng Hà và sông Dương Tử màu mỡ đến những khu vực núi cao và khô cằn ở phía Tây Khí hậu Trung Quốc cũng rất đa dạng, từ ôn đới ở phía Bắc đến nhiệt đới ở phía Nam, tạo ra một loạt các mùa vụ và sản phẩm nông nghiệp khác nhau Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, Trung Quốc đã ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp như hệ thống tự động tưới nước/bón phân, kỹ thuật chăn nuôi, vắc-xin, công nghệ gen, Ngành nông nghiệp đã có bước tiến lớn khi có sự chuyển đổi giúp nâng cao năng suất nông sản, chi phí đầu tư giảm, từ đó tăng lợi nhuận
Hình 2 1 Chuỗi cung ứng nông sản của Trung Quốc
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)
Chuỗi cung ứng nông sản của Trung Quốc tích hợp và liên kết các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ sản phẩm Chuỗi cung ứng này là một hệ thống mạng lưới bao gồm các nhà sản xuất nông sản (nông dân, hợp tác xã, tổ chức nông nghiệp); các doanh nghiệp thu mua nông sản, lái buôn; các doanh nghiệp chế biến nông sản; các doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng Đầu vào của chuỗi là các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp như cây giống, các thiết bị/vật dụng phục vụ nông nghiệp, thuốc hóa học/sinh học, Các sản phẩm nông sản được bán cho các công ty thu mua nông sản để chế biến gia tăng giá trị cho sản phẩm, sau đó phân phối cho các siêu thị, cửa hàng bán lẻ và sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng Có những nông sản không qua chế biến sẽ được làm sạch, thương lái thu mua và cung cấp trực tiếp cho các cửa hàng bán lẻ
2.1.1 Hoạt động sản xuất Đất canh tác chiếm hơn 90% được tập trung ở vùng đồng bằng, lưu vực núi và vùng đồi núi rộng lớn như Đông Bắc Trung Quốc, Bắc Trung Quốc, trung và hạ lưu sông Dương Tử, đồng bằng sông Châu Giang Khu vực phía Tây còn nhỏ và phân bố rải rác Vùng đất này thường nhỏ lẻ và phân tán, thuộc sở hữu của nhiều người dân khác nhau Để cải thiện vấn đề ở phía Tây, chính phủ Trung Quốc đưa ra những chính sách nhằm sáp nhập đất đai tạo thành các trang trại mới cho phép quản lý tập trung dưới sự quản lý của các hộ nông dân Sau khi thực hiện chính sách này, các vùng đất lẻ tẻ trở thành các trang trại lớn với diện tích hàng nghìn ha cùng sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại giúp đạt được năng suất cao hơn Tại những nông trại lớn, hoạt động sản xuất được đồng bộ hóa Theo Sách trắng về chuyển đổi kỹ thuật số nông nghiệp, nông trại được ứng dụng công nghệ hiện đại 3S - GPS (hệ thống định vị), RS (tốc độ tăng trưởng), GIS (hệ thống thông tin địa lý) để giám sát sự phát triển của cây trồng, từ đó, có các phương pháp chăm sóc và tăng năng suất cây trồng
Bên cạnh những nông trại có quy mô lớn, hiện nay vẫn còn phần nhỏ các hộ nông dân tự sản xuất riêng lẻ Hoạt động sản xuất của hộ nông dân còn hạn chế, chưa áp dụng hiệu quả công nghệ nông nghiệp hiện đại, khó nắm bắt được thông tin và bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý Các hộ nông dân sử dụng sức người trong sản xuất là chính, các hoạt động mua sắm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như máy móc, hạt giống, phân bón, nhỏ lẻ nên chưa tận dụng được tính lợi thế từ quy mô Điều này dẫn đến tỷ lệ sử dụng thiết bị thấp và thời gian cung cấp các vật liệu sản xuất lâu và không ổn định Đồng thời, việc đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng trở nên khó khăn hơn
2.1.2 Hoạt động vận chuyển, chế biến
Các mặt hàng nông sản có đặc tính mau hỏng nên trong quá trình vận chuyển cần được xử lý khắt khe Rau củ sau khi thu hoạch được bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ để rau củ khô mới xếp trong thùng xốp và vận chuyển bằng xe có hệ thống lạnh Một số kỹ thuật bảo quản như lắng đọng, sắp xếp, làm khô, bảo quản độ tươi, làm lạnh, khử trùng,
Dù hệ thống bảo quản kỹ lượng với sự hỗ trợ của công nghệ nhưng Trung Quốc vẫn có
80 triệu tấn rau quả hỏng mỗi năm, tổn thất gần 80 tỷ nhân dân tệ, tỷ lệ tổn thất khoảng 25%-30% Bên cạnh đó, chi phí cho quá trình lưu trữ, vận chuyển, chế biến và bán hàng của nông sản rất cao Hầu hết các nông sản đều phải thông qua vận chuyển đường dài dẫn đến gia tăng rủi ro và chi phí Ngoài ra, tỉ lệ các sản phẩm chế biến từ nông sản của Trung Quốc không cao, hầu hết các nông sản của Trung Quốc bán ra đều là sản phẩm nguyên liệu Tỷ lệ giá trị gia tăng đã được xử lý của Trung Quốc là 1:1,8, tỷ lệ giá trị đầu ra của ngành nông nghiệp và thực phẩm của Trung Quốc là 1:0,31 Với mức độ chế biến tập trung của nông sản thấp và giá trị gia tăng không cao như vậy, nông sản tại Trung Quốc xuất hiện tình trạng thặng dư và thiếu sức cạnh tranh
Chuỗi cung ứng nông sản tại Trung Quốc có đặc điểm là chuỗi dài và có nhiều mắt xích, số lượng thành viên lớn Trong các kênh phân phối truyền thống, nông sản trước và sau khi chế biến thường phải thông qua nhiều bên trung gian như bán buôn, bán lẻ do đó làm tăng chi phí, đồng thời người tiêu dùng cũng phải đối mặt với vấn đề hàng giả, kém chất lượng và mức độ tin cậy thấp Do hệ thống chuỗi cung ứng đa cấp như vậy, thông tin không được lưu thông kịp thời đến các đơn vị/thành viên trong chuỗi cung ứng dẫn đến tình trạng bất cân xứng thông tin chuỗi và tình trạng mất kết nối giữa các thành viên chuỗi, làm gián đoạn các quá trình lưu thông hàng hóa từ sản xuất cho đến bán hàng
Sau khi các nền tảng thương mại điện tử như Taobao, Tmall, Jingdong, Pinduoduo trở nên phổ biến, toàn bộ chuỗi cung ứng đã được rút ngắn, chi phí thông tin đã giảm, giá cả sản phẩm cũng giảm theo Tuy nhiên, vấn đề hàng giả, kém chất lượng và thiếu độ tin cậy vẫn luôn là vấn nạn nổi bật chưa thể giải quyết được
Chuỗi cung ứng nông sản Trung Quốc có thị trường lớn (phân phối trong nước và xuất khẩu), lượng hàng hóa lưu thông lớn cũng dẫn đến các khó khăn trong hoạt động vận chuyển nông sản với quy mô lớn, đường dài Điều này sẽ gây ra tổn thất trong quá trình vận chuyển và áp lực lên hệ thống giao thông, đồng thời hệ thống cung cấp nông sản quốc gia cũng sẽ trở nên mong manh hơn Ảnh hưởng do thiên tai tự nhiên như mưa, tuyết, sương giá hay các rủi ro phát sinh như đường bị đóng cửa vì dịch bệnh, bất kỳ sự xáo trộn nhỏ nào cũng sẽ ảnh hưởng ngay đến giá nông sản trên phạm vi cả nước
Với nền văn hóa và lịch sử trồng trọt lâu đời, Trung Quốc không chỉ là nước sản xuất, buôn bán lượng nông sản lớn mà còn là một trong những thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất thế giới Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế quốc dân, nhu cầu về nông sản của người tiêu dùng trong nước ngày càng tăng
Về thị trường xuất khẩu, lượng nông sản xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng đều đặn kể từ khi gia nhập WTO Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2022, xuất khẩu nông sản của Trung Quốc tăng từ 18,13 tỷ USD lên 98,26 tỷ USD, tăng 5,4 lần, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,2% Trong đó thủy sản, rau quả và trái cây là
3 mặt hàng quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu nông sản tại Trung Quốc và thủy sản là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất Lượng xuất khẩu thủy sản trong tổng lượng xuất khẩu nông sản thể hiện đặc điểm “trước tăng sau giảm” Tỷ trọng xuất khẩu rau quả trong tổng xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng trưởng ổn định Các thị trường xuất khẩu rau chính của Trung Quốc là Nhật Bản, Hồng Kông và Việt Nam Đứng thứ ba là trái cây với tỷ trọng xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng, thị trường chính là Việt Nam, Hoa
Thực trạng áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản tại
Trong những năm gần đây, dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng, nền kinh tế chia sẻ ngày càng phát triển và được biết đến rộng rãi Trong đó, các hoạt động chủ yếu của mô hình kinh tế chia sẻ là cho thuê lại các nguồn tài nguyên nhàn rỗi trong xã hội thông qua Internet, nhằm tiết kiệm các chi phí sản xuất và tối đa hóa hiệu quả các nguồn lực của xã hội
Hình 2 2 Mô hình nền kinh tế chia sẻ
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)
Hiện nay, Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế chia sẻ phát triển nhanh nhất thế giới, đặc biệt, với những ứng dụng trong hoạt động nông nghiệp Theo “Báo cáo phát triển kinh tế chia sẻ tại Trung Quốc” năm 2023 do Trung tâm thông tin quốc gia Trung Quốc công bố, quy mô thị trường kinh tế chia sẻ của Trung Quốc đạt 3.832 tỷ nhân dân tệ vào năm 2022 với 50 triệu người tham gia cung cấp dịch vụ, chiếm khoảng 5,5% tổng dân số
Về hoạt động ứng dụng các mô hình kinh tế chia sẻ trong nông nghiệp, dưới đây là những phân tích dưới góc độ kết hợp các đặc điểm của nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp như: máy móc nông nghiệp, công nghệ thông tin, logistics,
2.2.1 Chia sẻ đất nông nghiệp
Hoạt động chia sẻ đất nông nghiệp chủ yếu đề cập đến việc sử dụng nền tảng công nghệ chung - nơi những người có nhu cầu trao đổi các thông tin liên quan đến đất đai tham gia Đầu tiên, các bên có nhu cầu cung cấp nguồn đất sẽ trực tiếp đàm phán với nền tảng dựa trên điều kiện thực tế, nhằm chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiệu quả Nếu đàm phán thành công, phía nền tảng sẽ mua lại quyền sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng cho người tiêu dùng khác, người tiêu dùng này có thể mua và sử dụng đất theo nhu cầu của mình
Bên cạnh đó, các Chính sách từ Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích người dân tích hợp những mảnh đất nhỏ, đất nhàn rỗi, đất bỏ hoang và đất chưa được khai thác để tạo thành các trang trại tập chung cho các địa phương Người dân tại địa phương có thể cùng nhau tham gia việc quản lý trang trại, chia sẻ các thu hoạch của trang trại hoặc sẽ dựa trên thổ nhưỡng và các điều kiện địa phương để tiến hành các hoạt động nuôi trồng, tự canh tác, cho thuê,
Ta có thể thấy được mô hình này thông qua ví dụ về mô hình trang trại chia sẻ Amy Farm tại Quảng Châu, Trung Quốc Được sáng lập vào năm 2014 bởi Đường Phi, ban đầu, Army Farm là những mảnh đất bị bỏ hoang và chưa được khai phá tại chân rừng Phong Vân Linh, Tòng Hoa, Quảng Châu Tuy nhiên, chỉ sau 5 năm, nơi đây đã trở thành trang trại hiện đại với khoảng 10.000 mẫu lúa Về hoạt động kinh doanh của Amy Farm, trang trại kinh doanh theo 2 con đường chính là bán sản phẩm và cho thuê
Thứ nhất là bán các sản phẩm canh tác hữu cơ và gạo mầm sinh cho nông dân trong trang trại để canh tác, bên cạnh đó, Amy còn mở rộng sang các hoạt động giá trị gia tăng như chế biến, phân phối, nhà hàng, triển khai khu du lịch nông nghiệp sáng tạo, các hoạt động giải trí và nghỉ dưỡng,
Thứ hai, Amy Farm cho thuê các nguồn lực nhàn rỗi như: đất đai, nhân lực, thiết bị, Mỗi hộ nông dân của Army Farm sẽ đóng 400 RMB/tháng (khoảng 1.350.000 VNĐ/tháng) để sở hữu 1 trang trại trong Amy Farm và thuê thêm các dịch vụ khác nếu cần thiết
2.2.2 Chia sẻ máy móc và thiết bị nông nghiệp
Hiện nay, có hai phương thức chia sẻ máy móc và thiết bị nông nghiệp chính tại Trung Quốc
Thứ nhất là cho thuê dịch vụ nông nghiệp Bằng cách sử dụng nền tảng cung cấp dịch vụ, người nông dân chỉ cần đưa ra các yêu cầu của mình và nền tảng sẽ cung cấp các dịch vụ từ cày, xới, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và sấy khô đến lưu kho Sau khi kết nối thành công, nền tảng sẽ nhanh chóng tóm tắt dữ liệu về nhu cầu đặt hàng của nông dân từ đó phân bổ máy móc và các nguồn lực phù hợp đến địa điểm yêu cầu nhanh nhất có thể
Thứ hai là cho thuê trực tiếp máy móc và các thiết bị nông nghiệp Loại hình này thường do các công ty máy móc nông nghiệp phát triển và cho thuê thông qua các ứng dụng Người nông dân sẽ đặt thuê các máy móc cần thiết với nhu cầu của mình và trực tiếp vận hành máy móc tại trang trại và sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định Trong hình thức này, người nông dân chỉ cần trả một khoản phí nhỏ để thuê các máy móc và thiết bị nông nghiệp
Theo “Báo cáo về phát triển kinh tế chia sẻ tại Trung Quốc” do Trung tâm thông tin Quốc gia Trung Quốc công bố, giá trị từ hoạt động chia sẻ máy móc và thiết bị nông nghiệp trong những năm gần đây có sự tăng trưởng nhanh chóng Đơn vị tính: tỷ Nhân dân tệ
Hình 2 3 Giá trị từ hoạt động chia sẻ máy móc và thiết bị nông nghiệp giai đoạn
(Nguồn: Báo cáo về phát triển kinh tế chia sẻ tại Trung Quốc 2021, 2023)
Trong giai đoạn 2020 - 2022, dưới tác động và những ảnh hưởng kéo dài từ đại dịch Covid, các hoạt động nông nghiệp tại Trung Quốc có sự gián đoạn và điều này cũng làm cho giá trị từ hoạt động chia sẻ thiết bị nông nghiệp bị giảm sút
2.2.3 Chia sẻ nguồn nhân lực
Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, số dân thường trú ở khu vực nông thôn là 491,04 triệu người vào cuối năm 2022, chiếm 34.78% dân số và thường tập trung tại các tỉnh như: Hà Nam, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Hà Bắc, Hồ Nam, An Huy và Vân Nam Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp của Trung Quốc đang có xu hướng ngày càng giảm sút, khi những người trẻ tuổi quyết định rời quê hương để đến các thành phố lớn làm việc Những người còn lại có độ tuổi, cơ cấu giới tính và trình độ học vấn không nhất quán, thường là trung niên hoặc lớn tuổi và chủ yếu là nữ giới
Do đó, hoạt động chia sẻ nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp tại Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn
Hiện nay, hoạt động chia sẻ nguồn nhân lực trong nông nghiệp tại Trung Quốc thường tiến hành theo mô hình khu phức hợp trang trại và du lịch Tại trang trại chung, người nông dân sẽ tiến hành các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, mở nhà hàng, khách sạn hoặc cho thuê đất, tại mảnh đất của mình Những người nông dân này tùy thuộc vào thời tiết, mùa vụ, để quyết định tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh khác nhau trong trang trại chung
Mô hình chia sẻ kho đề cập đến hoạt động nâng cao khả năng kết nối và sử dụng của các kho trong mạng lưới bằng cách thiết lập “hệ thống kho đám mây” nhằm hỗ trợ người sử dụng thực hiện hoạt động chia sẻ tài nguyên kho
Đánh giá thành công/hạn chế
Trước những lợi ích do kinh tế chia sẻ đem lại, việc ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong nông nghiệp tại Trung Quốc ngày càng được đẩy mạnh và đem lại nhiều thành tựu lớn lao Kể từ khi xuất hiện, mô hình nông nghiệp chia sẻ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp và đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản phát triển bền vững
Thứ nhất, hiệu quả cung ứng nông sản được cải thiện rõ rệt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Nông nghiệp chia sẻ đã tập trung chặt chẽ vào những thay đổi của nhu cầu thị trường, tối ưu hóa hệ thống công nghiệp trong nông nghiệp, cải thiện sản lượng đất và sử dụng tài nguyên, đạt hiệu quả nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân Trong những năm qua, nền nông nghiệp Trung Quốc đạt được những kết quả đáng ghi nhận và giữ vững được đà tăng trưởng ổn định, đồng thời thu nhập của nông dân tiếp tục tăng trưởng không suy giảm Trong ba quý đầu năm 2023, tổng giá trị sản lượng nông, lâm, chăn nuôi và thủy sản lên tới 10.097,47 tỷ nhân dân tệ, trong đó tổng giá trị sản lượng nông nghiệp là 5.368,55 tỷ nhân dân tệ, tổng giá trị sản lượng chăn nuôi là 2.681,86 tỷ nhân dân tệ, và tổng giá trị sản lượng thủy sản là 1.044,28 tỷ nhân dân tệ Trong đó, thu nhập khả dụng bình quân đầu người của cư dân nông thôn là 21.691 nhân dân tệ, tăng danh nghĩa 7,7% và tăng thực tế 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.(1)
Thứ hai, chất lượng của nông sản ngày càng được đảm bảo nhờ tăng cường áp dụng khoa học và công nghệ Công nghệ nông nghiệp liên tục có những đột phá và ngày càng được chia sẻ rộng rãi để đưa vào áp dụng trong quá trình chăn nuôi, sản xuất Năng lực đổi mới khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng được nâng cao, với tỷ lệ đóng góp của tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp vượt quá 63% Sự ứng dụng của Internet vạn vật và dữ liệu lớn trong nông nghiệp cũng ngày càng gia tăng Tỷ lệ cơ giới hóa trong trồng trọt và thu hoạch cây trồng đạt trên 73%, đặc biệt là hoạt động thu hoạch cây lương thực cơ bản đã được cơ giới hóa Ngoài ra, tự động hóa được đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong quản lý sản xuất và áp dụng nó vào các lĩnh vực quản lý sản xuất nông nghiệp khác nhau, như quản lý nguyên liệu sản xuất, thử nghiệm đất nông nghiệp và bón phân theo công thức, quản lý thiên tai… giúp cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy quản lý nông nghiệp khoa học và thông minh Trong lĩnh vực chăn nuôi, quá trình công nghiệp hóa sinh học đang phát triển mạnh mẽ, và hoạt động phục hồi ngành công nghiệp hạt giống cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể Sau ba năm nỗ lực, hoạt động điều tra nguồn gen nông nghiệp tại Trung Quốc đã thu thập được khoảng 530.000 loài cây trồng, gia súc, gia cầm và thủy sản mới Công việc nhân giống giống cây trồng có chất lượng cao đã giúp đảm bảo tỷ lệ cung cấp giống trên 75%
Thứ ba, kinh tế chia sẻ thúc đẩy cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp phát triển Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp trong chuỗi đạt được nhiều đột phá, giúp cải thiện đáng kể năng lực cung ứng nông nghiệp Số lượng và chất lượng hệ thống cung cấp nước, điện, đường sá, khí đốt, mạng lưới thông tin phục vụ cung ứng nông sản đã có những tiến bộ vượt bậc
Thứ tư, mô hình chuỗi cung ứng nông sản đã có những thay đổi mới cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nông nghiệp kỹ thuật số chiếm 7,3% giá trị gia tăng của ngành, đồng thời doanh thu bán nông sản trực tuyến đạt tới 400 tỷ nhân dân tệ (năm 2022) Việc thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số đang nâng cấp chuỗi cung ứng nông sản Trung Quốc theo hướng thông minh, xanh và hội nhập Tốc độ ứng dụng và phạm vi ảnh hưởng của nền tảng kinh tế số vào chuỗi đã đem đến những thay đổi sâu sắc và tích cực về phương thức sản xuất, mô hình phân phối và cung ứng nông sản đến tay người tiêu dùng Nhờ có thương mại điện tử và các nền tảng livestream, các hộ nông dân, trang trại có thể thiết lập mối quan hệ trực tiếp với khách hàng thay vì dựa vào một chuỗi cung ứng với nhiều bên trung gian, mang đến cơ hội để tăng thu nhập và nhận diện thương hiệu sản phẩm cũng như chất lượng hàng hóa Các nền tảng cho phép chia sẻ hình ảnh và các mô tả minh bạch trên thị trường điện tử, nơi lọc những phản hồi tốt nhất và tệ nhất của khách hàng dựa trên chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm Đây là điểm nhấn mới “số hóa chuỗi cung ứng” nhằm trực tiếp đưa nông sản đến tay khách hàng từ nơi sản xuất và không qua trung gian Bên cạnh đó, Trung Quốc ứng dụng toàn diện công nghệ thông tin hiện đại như IoT để thực hiện truy cập nguồn gốc chất lượng và toàn bộ các sản phẩm nông nghiệp giúp chuỗi cung ứng nông sản đạt được sự quản lý hiệu quả về các hoạt động logistics như phân phối và kho bãi, đồng thời xây dựng nên mô hình lưu trữ hiệu quả
Thứ năm, hiệu quả sử dụng ruộng đất tối ưu nhờ ứng dụng kinh tế chia sẻ Ruộng đất của Trung Quốc đã trải qua rất nhiều giai đoạn chia nhỏ, sau đó tập trung lại Hiện nay, Trung Quốc đã có những chính sách cải cách mới để tối ưu hiệu quả sử dụng đất Đất nông nghiệp được tập hợp hoặc chuyển nhượng cho người khai thác Chính sách tập trung đất đai của chính phủ là tiền đề cho quy mô nông nghiệp lớn của Trung Quốc phát triển và chia sẻ đất chính là nền tảng để đất được sử dụng triệt để, tránh sản xuất nhỏ lẻ và khó ứng dụng công nghệ Điều này là 1 phần tạo nên thành công to lớn cho nông nghiệp Trung Quốc với những cánh đồng mênh mông, cung ứng những mặt hàng chủ lực cho trong và ngoài nước như rau cải thảo, ngô, khoai, chè,
Bên cạnh những thành công đạt được, chuỗi cung ứng nông sản Trung Quốc còn tồn tại một số hạn chế
Thứ nhất, cấu trúc chuỗi còn phức tạp, biến động nhu cầu lớn, thông tin không được lưu thông kịp thời đến các đơn vị trong chuỗi cung ứng dẫn đến tình trạng bất cân xứng thông tin chuỗi và tình trạng mất kết nối giữa các thành viên chuỗi, làm gián đoạn các quá trình lưu thông hàng hóa từ sản xuất cho đến bán hàng
Thứ hai, thiếu nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn cao Nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp của Trung Quốc đang giảm dần, hầu hết thanh niên rời nông thôn để có triển vọng việc làm tốt hơn ở các thành phố lớn Lao động nông nghiệp khó tiếp cận hơn và độ tuổi trung bình của nông dân ngày càng tăng, do đó cần có những lao động trẻ hơn để thay thế những người đang già đi Theo thống kê, hiện nay có tới 60% lao động nông nghiệp ở Trung Quốc trên 45 tuổi, trong khi chỉ có 14% dưới 35 tuổi
Thứ ba, ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng nông sản của Trung Quốc chủ yếu tập trung trong khâu trồng trọt và sản xuất Trong đó chủ yếu bao gồm chia sẻ đất nông nghiệp, chia sẻ máy móc nông nghiệp, chia sẻ nguồn nhân lực và chia sẻ logistics chưa ứng dụng rộng rãi Vì vậy ứng dụng kinh tế chia sẻ trong chuỗi nông sản mới chỉ đạt được mục tiêu phân phối lại, tái sử dụng tài nguyên nông nghiệp bằng cách giảm lãng phí, tận dụng của tài nguyên nông nghiệp và tối đa hóa lợi ích tổng thể trong khâu trồng trọt, sản xuất mà chưa đạt được hiệu quả cho toàn bộ chuỗi cung ứng nông sản bởi chưa tối ưu được các khâu khác trong chuỗi
Cuối cùng, chi phí cho quá trình lưu trữ, logistics, chế biến và bán hàng của nông sản rất cao Hầu hết các nông sản đều phải thông qua vận chuyển đường dài dẫn đến gia tăng rủi ro và chi phí.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CHUỖI CUNG ỨNG RAU CỦ TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC, VIỆT NAM
Thực trạng chuỗi cung ứng rau củ miền Bắc Việt Nam
Chất lượng nông sản nói chung và rau củ nói riêng luôn là mối quan tâm của toàn thế giới, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người Rau củ có chu kỳ sống ngắn và chịu ảnh hưởng của thổ nhưỡng, ánh sáng, khí hậu, khác nhau của từng miền hình thành các vùng chuyên canh khác nhau Ở miền Bắc Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm, một mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và có tiết mưa phùn trong mùa khô Đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc trồng trọt trong năm như vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu, vụ mùa Bên cạnh đó đất nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc do phù sa của hệ thống Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp Điều này hình thành nhiều vùng chuyên canh các loại rau củ như cải bắp, cà rốt, khoai tây, củ cải, hành, tỏi… Ngoài ra, miền Bắc có địa hình đa dạng: nhiều đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ Những yếu tố này đã tạo môi trường thích hợp trồng đa dạng các loại rau củ cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu Chính vì vậy, miền Bắc nước ta phát triển chuỗi cung ứng rau củ
Hình 3 1 Chuỗi cung ứng rau củ miền Bắc Việt Nam
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)
Chuỗi cung ứng rau củ của miền Bắc Việt Nam thường bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, vận chuyển chế biến, phân phối đến tiêu thụ sản phẩm Trong đó, người cung cấp đầu vào chủ yếu là các đại lý vật tư, cửa hàng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; người sản xuất chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ; người thu gom chủ yếu là thương lái, hợp tác xã; người tiêu dùng nhận sản phẩm cuối cùng chủ yếu qua kênh bán lẻ tại chợ, cửa hàng, siêu thị Bên cạnh đó, tham gia vào chuỗi cung ứng còn có các công ty dịch vụ logistics thực hiện chức năng lưu trữ, vận chuyển nông sản
Các địa phương ở miền Bắc đang dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp Điều này không chỉ mang lại hiệu quả về năng suất, giá trị kinh tế, việc phát triển các vùng chuyên canh đã từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, hướng đến sản xuất chủ động và bền vững Vùng chuyên canh là một trong những khu vực được quy hoạch nhằm phát triển nông nghiệp đem lại những hiệu quả tích cực Một số vùng chuyên canh với quy mô lớn ở miền Bắc như vùng trồng hành tỏi Kinh Môn (Hải Dương), Thụy Tân (Thái Thụy, Thái Bình), vùng trồng cà rốt Cẩm Giàng (Hải Dương)… Ngoài ra còn rất nhiều địa phương sản xuất rau, màu như ngô nếp, ngô ngọt, bí đao, bí xanh, dưa, đậu đỗ, khoai lang, khoai tây và các loại rau su hào, bắp cải…
Sự phát triển của nông nghiệp gắn liền với sự đi lên, phát triển của kinh tế nước ta và muốn có được một ngành nông nghiệp lớn mạnh, cần phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố đất Theo thống kê của Bộ tài nguyên và môi trường, tính đến ngày 31/12/2022, diện tích đất nông nghiệp cả nước là 24.897.096 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 11.522.382 ha chiếm khoảng 46,28% Về hiện trạng sử dụng đất theo các vùng địa lý tự nhiên, miền Bắc chia thành vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du và miền núi phía Bắc:
Hình 3 2 Biểu đồ diện tích đất sử dụng ở miền Bắc
(Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường)
Theo số liệu của Bộ tài nguyên và môi trường, diện tích đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng là 770.470 ha (chiếm khoảng 6,68% so với cả nước), diện tích đất sản xuất nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 2.281.179 ha (chiếm khoảng 19,79% so với cả nước) Từ số liệu có thể thấy đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp của các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm phần nhỏ so với cả nước Bên cạnh đó, đất trồng rau củ ở miền Bắc chiếm diện tích nhỏ so với đất sản xuất nông nghiệp Cụ thể như vùng đồng bằng sông Hồng sử dụng 10,1% và vùng Trung du
& miền núi phía Bắc sử dụng 50,85% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trồng rau củ Nhìn chung, đất trồng rau củ vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm tỷ trọng lớn so với vùng đồng bằng sông Hồng
Nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm rau ngày càng tăng đã kéo theo sản xuất rau trong những năm vừa qua tăng lên cả về quy mô, số lượng và chất lượng
Hình 3 3 Biểu đồ sản lượng ngô, sắn của miền Bắc Việt Nam
Từ biểu đồ, sản lượng ngô toàn miền Bắc năm 2023 đạt khoảng 3 triệu tấn, tăng khoảng 75.000 tấn so với năm 2022 với diện tích ngô của miền Bắc ước đạt khoảng 577.000 ha, giảm 3.000 ha so với năm 2022; năng suất ước đạt 45 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha Sản lượng sắn toàn miền Bắc năm 2023 ước đạt 2,7 triệu tấn củ tươi, tăng khoảng 276.000 tấn so với năm 2022, bên cạnh đó diện tích sắn ước đạt 173.000 ha, tăng 7.000 ha so với năm 2022; năng suất 15,6 tấn/ha, tăng khoảng 0,1 tấn/ha Về sản lượng rau màu toàn miền Bắc năm 2023 đạt 8,2 triệu tấn với diện tích khoảng 470.000 ha, năng suất 174,5 tạ/ha Như vậy, hoạt động sản xuất một số loại rau củ chủ lực tại các tỉnh phía Bắc năm 2023 được đánh giá đạt hiệu quả cả về năng suất, sản lượng và giá trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực, đồng thời đã góp phần cho việc xuất khẩu hàng hóa nông sản
Hoạt động sản xuất rau củ tại miền Bắc phần lớn do hộ nông dân và hợp tác xã sản xuất Trong đó, chủ yếu do nông dân tiến hành và mang tính cá thể, tự phát nên quy mô không lớn, phân tán, giá thành còn cao và chất lượng chưa được tốt, chưa tạo được sản lượng lớn, khả năng cạnh tranh thấp so với một số vùng kinh tế khác Diện tích rau củ được áp dụng theo quy trình sản xuất an toàn như Vietgap hoặc theo hướng an toàn còn thấp, chỉ chiếm diện tích ít Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thương hiệu rau củ miền Bắc Việt Nam đối với cả thị trường nội địa và xuất khẩu
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, những năm gần đây các tỉnh phía Bắc đã đẩy mạnh việc đưa máy móc, thiết bị vào phục vụ sản xuất nông nghiệp để góp phần giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế Tuy nhiên chất lượng máy móc, thiết bị sản xuất rau củ còn chưa được kiểm soát, giám định chặt chẽ
Cơ sở vật chất, phương tiện chứa đựng, tích trữ, kho bảo quản còn thiếu; công nghệ bảo quản tiên tiến chưa được nghiên cứu, chuyển giao áp dụng nhiều trong sản xuất, dẫn đến tổn thất sau thu hoạch một số loại rau củ còn cao
3.1.2 Hoạt động vận chuyển, chế biến
Thương lái là một thành viên không thể thiếu trong khâu vận chuyển và chế biến rau củ ở miền Bắc Việt Nam, là đối tác đồng hành với người sản xuất, với doanh nghiệp Hiện nay, các hộ nông dân ở miền Bắc Việt Nam có quy mô nhỏ, tự phát và cảm tính thị trường nên chưa có sự nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng Do đó, một phần các sản phẩm rau củ sau khi thu hoạch được thương lái thu gom và bán lại cho các doanh nghiệp chế biến, đóng gói, từ đó phân phối đến các siêu thị hoặc đến tay người tiêu dùng cuối cùng Thương lái giúp người nông dân có thể tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, thuận tiện, giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn vì cách trở địa lý, không đủ phương tiện thu gom, không đủ nhân lực thu mua
Rau củ chủ yếu được thu gom thông qua hệ thống thương lái tư nhân do chưa có các trung tâm thu gom hiện đại Sản phẩm sau thu hoạch không được phân loại, đóng gói, bảo quản theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khiến tỷ lệ hư hỏng sau vận chuyển cao, chất lượng giảm và cơ hội tiếp cận thị trường thấp Việc phải qua nhiều khâu trung gian cũng khiến giá thành cao, trong khi giá trị tăng thêm chủ yếu rơi vào hệ thống thương lái và thu gom Chi phí logistics là một trong những yếu tố tác động đến giá thành của các mặt hàng ra củ Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho thấy, chi phí logistics chiếm 29% giá thành rau củ - cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12% và cao hơn Singapore 300% Ngoài chi phí vận tải, các loại chi phí kiểm tra chuyên ngành khá cao như phí giám định Do chi phí logistics cao nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện thuê trọn gói dịch vụ logistics dẫn đến việc thu gom, vận chuyển và phân phối diễn ra tự do khiến việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm rau củ gặp khó khăn Để giảm tổn thất cho các sản phẩm rau củ sau thu hoạch, ngành nông nghiệp ở nước ta đã và đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy hỗ trợ và phát triển các thành viên trong chuỗi cung ứng rau củ Nhiều doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc đã đầu tư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến, kho lạnh, kho bảo quản góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp Điển hình như Công ty Cổ Phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Đinh đặt tại tỉnh Sơn La đầu tư dây chuyền sản xuất có thể đồng thời chế biến được đa dạng hầu hết các loại nguyên liệu rau củ sẵn có ở Sơn La
Dự án đi vào hoạt động đảm bảo tiêu thụ hơn 500.000 tấn rau củ các loại mỗi năm trên địa bàn tỉnh
Các cơ sở chế biến cũng thường đảm nhận vai trò kinh doanh, phân phối rau củ đến tay khách hàng nên có khả năng tìm hiểu, nắm bắt được thị hiếu, những biến động thị trường, Thực tế cho thấy, sự phát triển của hoạt động chế biến rau củ hiện chưa tương xứng với tiềm năng; công nghệ chế biến nhìn chung chưa cao, chỉ đạt mức trung bình Theo đánh giá của Viện Công nghệ sau thu hoạch, do trình độ phát triển và chi phí đầu tư cho công nghiệp chế biến còn thấp nên tỷ lệ sản phẩm chế biến đạt chất lượng quốc tế mới chỉ đạt khoảng trên dưới 10% và số doanh nghiệp chế biến nông sản đăng ký chất lượng sản phẩm hiện mới dừng ở tỷ lệ khoảng 15% Tỷ lệ nông sản tại Việt Nam trong đó có rau củ được chế biến có chất lượng xuất khẩu thấp, chủ yếu được bán ngay sau khi thu hoạch với giá thành không cao Bên cạnh đó đã có những tín hiệu tích cực, doanh nghiệp chế biến rau củ được xem là đầu tàu dẫn dắt chuỗi giá trị rau củ phát triển theo hướng cạnh tranh, mở rộng quy mô và xây dựng thương hiệu Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về sản xuất nông sản nói chung và rau củ nói riêng, nhưng đa phần hàng rau củ mang tính thời vụ Đặc điểm khí hậu ở miền Bắc Việt Nam vào mùa hè có nhiệt độ bên ngoài vô cùng khắc nghiệt, nắng nóng dễ làm cho nông sản khô héo Nếu không có kho bảo quản phù hợp hoặc qua sơ chế, chế biến, sản phẩm sẽ rất mau hỏng, vì vậy, cần chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi Mạng lưới nhà kho lạnh được chia thành hai nhóm chính là nhóm kho lạnh thương mại của các công ty logistics và nhóm kho lạnh nội bộ của các nhà sản xuất hoặc hộ gia đình Theo Báo cáo logistics, các kho lạnh thương mại tập trung chủ yếu ở miền Nam và miền Bắc chỉ chiếm khoảng 9% tổng công suất kho lạnh của cả nước Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho lạnh chủ yếu ở khu vực miền Bắc như AJ Total, ABA Cooltrans, ThangLong logistics… Phân chia theo loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế hơn so với các doanh nghiệp trong nước Bên cạnh đó, rau củ cũng cần một hệ thống logistics có chuỗi cung ứng, vận chuyển lạnh để giữ nguyên giá trị
Sự tương đồng và khác biệt giữa chuỗi cung ứng rau củ giữa miền Bắc Việt
3.2.1 Sự tương đồng trong chuỗi cung ứng
Thứ nhất, có sự tương đồng giữa các thành viên chính tham gia trong chuỗi Về cơ bản các thành viên chính tham gia trong chuỗi cung ứng bao gồm nhà cung cấp đầu vào, các nông hộ, thương lái, doanh nghiệp chế biến, phân phối và người tiêu dùng Các thành viên này phối hợp chặt chẽ với nhau trong từng khâu để phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng Các thương lái sẽ thu mua sản phẩm nông sản từ các nông hộ bán lại cho các doanh nghiệp chế biến hoặc phân phối đến các chợ, người tiêu dùng Doanh nghiệp chế biến tiến hành chế biến các sản phẩm thô sau đó phân phối tới siêu thị, cửa hàng và từ đó tới tay người tiêu dùng cuối cùng Ngoài ra, cấu trúc chuỗi cung ứng nông sản của cả Việt Nam và Trung Quốc đều khá phức tạp với sự tham gia của nhiều thành viên, có mức độ phát triển nhận thức và tiềm lực chênh lệch, phục vụ đáp ứng cả thị trường nội địa và xuất khẩu
Thứ hai, sản phẩm nông nghiệp và cây trồng bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có đặc điểm khí hậu đa dạng, từ ôn đới đến nhiệt đới và cận nhiệt đới Điều này tạo điều kiện cho việc trồng trọt nhiều loại cây trồng và chăn nuôi đa dạng, phù hợp với yêu cầu khí hậu cụ thể của từng khu vực Bên cạnh đó, cả hai quốc gia đều có đất đai phong phú và đa dạng, từ đất đỏ bazan ở miền Bắc Việt Nam đến đất phì nhiêu trên các thung lũng sông ở Trung Quốc Ngoài ra, địa hình phục vụ cho nông nghiệp cũng đều đa dạng: đồng bằng thích hợp cho cây lúa, ngũ cốc, rau củ; đồi núi sử dụng cho trồng hồ tiêu, chè, Một đặc điểm tự nhiên khác thuận lợi cho nông nghiệp ở cả hai nước đó là hệ thống sông ngòi phong phú, đóng vai trò quan trọng cho tưới tiêu và cung cấp nước cho đất trồng nông nghiệp Ở miền Nam Trung quốc có lượng mưa dồi dào, khí hậu ấm ẩm, đất đai màu mỡ nên lúa, bông, cải dầu, dâu, hoa… là những cây trồng chính Đồng thời, do diện tích núi đồi ở phía Nam ít nên các loại cây trồng như chè, thuốc lá, mướp và dâu tằm phát triển Hay vùng Tây Bắc của Trung Quốc là vùng khô cằn, có khí hậu khô hạn, thiếu nước, do đó chủ yếu trồng các loại cây lương thực, trong đó có lúa mì, lúa mạch, lúa miến, rau muối Ở Việt Nam, khí hậu và đất đai ở mỗi tỉnh phía Bắc khác nhau dẫn đến hình thành nhiều vùng chuyên canh cây trồng đặc trưng cho các tỉnh Ví dụ như ở Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp như vùng trồng bưởi tại xã Vĩnh Ninh, Phú Đa; vùng trồng bí đỏ tại xã Yên Lập, Vũ Di; vùng trồng rau tại xã Tân Tiến, Đại Đồng, Thổ Tang; vùng trồng lúa chất lượng cao ở xã Vũ Di, Ngũ Kiên…
Cuối cùng, chi phí logistics cao đồng thời rủi ro trong quá trình sản xuất và phân phối nông sản lớn gây nhiều tổn thất Tại Trung Quốc và Việt nam, chuỗi cung ứng đều tương đối dài, phức tạp và có nhiều liên kết trung gian dẫn đến rủi ro về thất thoát càng lớn, chi phí logistics cũng cao hơn, đặc biệt là trong quá trình bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp thông qua vận chuyển đường dài là hình thức chính và có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng thấp Tại Trung Quốc, theo thống kê, chi phí logistics cho quá trình cung ứng nông sản thường chiếm tổng giá thành của sản phẩm 30%-40%, sản phẩm tươi sống chiếm trên 60% Tỷ lệ thất bại sau sản xuất của sản phẩm nông nghiệp cao lên tới 15% đến 25% và gần 200 triệu tấn nông sản thất thoát mỗi năm Trong đó phần lớn là thất thoát trong quá trình lưu thông Tương tự, chi phí logistics của nông sản Việt Nam cũng rất cao, một số sản phẩm có giá cao tới 25% giá trị hàng hóa, thực tế còn có thể cao hơn Theo báo cáo của hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam, một số mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu đầu vào có tỷ lệ chi phí cho logistics khá cao như vải thiều chiếm từ 30%-45%, chuối gần 30%, phân bón từ 12%- 25%, và gạo cũng lên tới 20% Hiện tại, chi phí logistics của nông sản tại cả Việt Nam và Trung Quốc đều đang có xu hướng tăng mạnh qua từng năm
Trung Quốc là một trong số các nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới Việt Nam là nước xuất phát từ nông nghiệp và đang từng bước để phát triển lĩnh vực này Bên cạnh những sự giống nhau (mục 3.2.1), chuỗi cung ứng nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc tồn tại sự khác biệt
Bảng 3.1: Bảng so sánh sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng rau củ giữa miền Bắc Việt
Nam và Trung Quốc Đặc điểm Việt Nam Trung Quốc
Quy mô Tiến hành mang tính cá thể, tự phát nên quy mô nhỏ lẻ, phân tán
300 triệu nông dân trên diện tích đất canh tác của Trung Quốc là 1,914 tỷ mẫu Anh (127,601 triệu ha), hoạt động chủ yếu dưới dạng hợp tác xã, các trang trại và phần nhỏ là nông hộ gia đình
Còn hạn chế Có nền tảng thông tin chia sẻ chung giữa các thành viên trong chuỗi Đã ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp như hệ thống tự động tưới nước/bón phân, kỹ thuật chăn nuôi, vacxin công nghệ gen, công nghệ 3S,
Logistics Chưa phát triển, chi phí cao
Chuỗi cung ứng lạnh chưa phát triển Đang phát triển mạnh và có thành viên trung tâm phân phối logistics, hệ thống chuỗi cung ứng lạnh phát triển và ứng dụng số hóa
Hệ thống CSHT phát triển: hệ thống đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không,… phát triển
Tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cơ bản và giá cả phải chăng, tiêu thụ trong nước 90%
Nhu cầu tiêu thụ nông sản cao đáp ứng nhu cầu cho 1,4 tỷ dân, đồng thời cung ứng cho các quốc gia khác
Xuất khẩu Tập trung vào việc xuất khẩu nông sản đến các thị trường châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các quốc gia trong khu vực ASEAN
Xuất khẩu nông sản đến nhiều quốc gia trên toàn cầu, bao gồm cả thị trường phát triển và đang phát triển
Nhìn chung, chuỗi cung ứng nông sản của Trung Quốc có sự khác biệt rõ ràng về quy mô, ứng dụng công nghệ và hệ thống vận chuyển hàng hóa Chính sách về đất đai đã thúc đẩy quy mô sản xuất nông sản Trung Quốc mở rộng và tạo điều kiện để các nông trại, hợp tác xã tổ chức quản lý hiệu quả đất Điểm mạnh của Trung Quốc khi sở hữu các nền tảng điện tử có thể chia sẻ thông tin chung giữa các thành viên trong chuỗi, các thông tin về các nguồn lực nhàn rỗi hay đang gặp khó khăn, giúp các thành viên chia sẻ để tận dụng các nguồn lực của nhau Đây là điều quan trọng trong nền kinh tế chia sẻ Bên cạnh đó, hệ thống vận chuyển lạnh phát triển với hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là vận chuyển nông sản đường sắt, hệ thống quản lý vận chuyển và kho bãi ứng dụng công nghệ, chia sẻ kho bãi trong lưu trữ và bảo quản nông sản Kinh tế chia sẻ đã tạo ra sự khác biệt trong chuỗi giúp các hoạt động trong sản xuất kinh doanh hiệu quả, tránh sự trì hoãn và các nguồn lực bị lãng phí.
Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong chuỗi cung ứng rau củ Miền Bắc Việt Nam
Tại Việt Nam, mô hình kinh tế chia sẻ đã được nhắc đến và được sự quan tâm của chính phủ Ngày 12/8/2019, Chính phủ ban hành Quyết định số 999/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ” với mục tiêu bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp theo mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống Chính phủ đã công nhận hình thức kinh doanh mới này với mục tiêu quản lý, thúc đẩy việc tận dụng các nguồn lực, tài nguyên còn dư thừa hoặc đang bị sử dụng lãng phí trong xã hội nhằm phát triển các hoạt động kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn bản cụ thể hướng dẫn hay giải thích về mô hình kinh tế chia sẻ Ứng dụng kinh tế chia sẻ tại nước ta được thực hiện thông qua hoạt động sản xuất dưới hình thức hợp tác xã và bước đầu đã có hiệu quả khi có 1.644 chuỗi nông sản an toàn được chứng nhận với 2.346 sản phẩm, 823 hợp tác xã nông nghiệp sở hữu các sản phẩm và hình thành chuỗi liên kết giữa hộ nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản Trung Quốc đi đầu trong việc sử dụng kinh tế chia sẻ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp và đạt nhiều hiệu quả khi tận dụng khai thác tối đa các nguồn lực, giảm chi phí và tăng giá trị của chuỗi nông sản Do đó, Việt Nam cần học hỏi những kinh nghiệm từ người bạn Trung Quốc để ứng dụng kinh tế chia sẻ trong nông nghiệp nói chung và chuỗi cung ứng rau củ miền Bắc nói riêng
3.3.1 Quản lý và sử dụng đất
Do đặc điểm của thổ nhưỡng thì tùy theo khu vực địa lý cụ thể phù hợp để nuôi trồng một số nhóm nông sản đặc thù Một thực trạng đang diễn ra ở hầu hết các địa phương của nước ta là đất canh tác bị phân mảnh, không có sự tập trung và trở thành điểm nghẽn cho năng suất cây trồng Đây cũng là tình trạng đất canh tác của Trung Quốc những năm 90, để giải quyết vấn đề này, chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách và phương hướng giải quyết nổi bật nhất là việc xác nhập những thửa ruộng nhỏ thành một trang trại lớn Do đó, việc tập trung đất đai là một trong những yếu tố quyết định việc sản xuất theo hướng quy mô lớn, năng suất cao và chất lượng nông sản đầu ra đồng đều ổn định song hành với đó là phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững Ở miền Bắc nước ta cũng tiến hành quy hoạch đất đai, sau nhiều năm thực hiện đã hình thành những vùng chuyên canh cây trồng Tuy nhiên, việc phát triển vùng chuyên canh chưa tích hợp các hoạt động khác như thu gom, chế biến, vận chuyển, phân phối,
Quy hoạch đất canh tác thành những vùng chuyên canh hay những trang trại lớn là chưa đủ, phải phát huy hiệu quả của mô hình trang trại đó Mô hình trang trại phát huy được những lợi thế từ việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy áp dụng khoa học, giải quyết việc làm cũng như tăng thu nhập cho người nông dân tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung Đất đai, máy móc, con người, công nghệ, được tập trung trong mô hình trang trại cho phép quản lý hiệu quả hơn, giải quyết các vấn đề còn tồn động như khả năng cơ giới hóa sản xuất, đất đai manh mún, chi phí trồng trọt, sản lượng đầu ra của nông sản
Tiếp đó, ứng dụng mô hình trang trại chia sẻ thực hiện việc chia sẻ đất đai để khai thác hết những diện tích đất nhàn rỗi, phát huy tối đa ưu điểm lợi thế của các khu vực có thổ nhưỡng đặc biệt Các nông hộ tại các địa phương có thể thuê đất để canh tác, trồng trọt tại các trang trại lớn và sử dụng các dịch vụ tại trang trại như về máy móc, công nghệ hay những kiến thức và quy trình trồng trọt, chăm sóc Không chỉ các nông hộ mà những người lao động sinh sống ở thành phố có thể thuê một mảnh đất nhỏ phục vụ việc trồng một số loại rau củ, cây ăn quả theo sở thích của họ
Cùng với đó có thể thúc đẩy các hoạt động du lịch tại nông thôn, bởi ngày nay, nhu cầu về du lịch của người dân đang ngày một gia tăng Phát triển hoạt động du lịch tại các trang trại, du khách có trải nghiệm về không gian sản xuất, cách trồng trọt hay thu hoạch nông sản, điều này thúc đẩy nông nghiệp cũng như kinh tế của khu vực đó phát triển
Trong vài thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã có sự tăng trưởng đáng kể trong việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp để tăng năng suất và nâng cao hiệu quả sản xuất và thu hoạch nông sản Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có sự đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển công nghệ nông nghiệp, kèm theo sự thúc đẩy từ chính phủ, nên máy móc và thiết bị nông nghiệp Trung Quốc thường có hiệu suất cao và được tích hợp nhiều công nghệ mới Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dân số đông và lao động nông thôn chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ Đây cũng là điều mà nông nghiệp Việt Nam nên học hỏi ứng dụng
Tại Việt Nam, mức độ cơ giới hóa bình quân cả nước một số khâu trong sản xuất nông nghiệp có mức độ khá cao, tuy nhiên, thiết bị máy móc nông nghiệp của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc chế tạo máy kéo phục vụ cho sản xuất lúa, còn đối với máy móc cho sản xuất các cây trồng khác hầu như chưa có Ngoài ra, việc ứng dụng cơ giới hóa cũng chỉ tập trung chủ yếu ở một số khâu, còn lại phần lớn vẫn là lao động thủ công Do đó, Chính phủ Việt Nam cần thiết lập và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích việc sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại trong nông nghiệp, bao gồm cả việc cung cấp vốn vay ưu đãi, giảm thuế và các chính sách khuyến khích khác
Bên cạnh đó, nhìn chung máy trong nước sản xuất công nghệ lạc hậu, nhưng giá thành lại cao Có thể thấy công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về cơ khí nông nghiệp còn hạn chế, chậm chuyển giao vào sản xuất đồng thời năng lực nghiên cứu ứng dụng các máy phục vụ sản xuất nông nghiệp còn chưa cao Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ nông nghiệp để tạo ra các giải pháp và sản phẩm mới, từ các loại máy móc hiệu quả hơn đến các hệ thống quản lý nông nghiệp thông minh
Ngoài ra, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo có đủ lao động có kỹ năng để vận hành và bảo dưỡng các thiết bị nông nghiệp hiện đại là một yếu tố quan trọng Việt Nam cần tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ Đồng thời Chính phú nên sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật cho các nông dân, từ việc chia sẻ kiến thức đến việc tiếp cận các công nghệ mới, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến năm 2025, tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực của ngành cần khoảng 10.000 cán bộ quản lý nông nghiệp, 80.000 cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, 100.000 nông dân có trình độ đào tạo, 60.000 người làm dịch vụ kỹ thuật sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp Bên cạnh, nhu cầu lớn nhân lực, ngành nông nghiệp còn yêu cầu đặc biệt cả về kỹ năng về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
Trình độ của người lao động thấp, tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là ở những vùng kinh tế kém phát triển Điều này tạo ra một rào cản lớn trong việc xây dựng một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp đều đang có xu hướng ngày càng giảm sút, khi những người trẻ tuổi quyết định rời quê hương để đến các thành phố lớn làm việc, dẫn đến tình trạng lao động tại nông thôn chủ yếu là lao động có độ tuổi, cơ cấu giới tính và trình độ học vấn không nhất quán, thường là trung niên hoặc lớn tuổi Điều này làm tăng thêm những hạn chế về đội ngũ nhân lực trong khu vực nông thôn, ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ Chính vì vậy, để thu hút và giữ chân lao động trẻ trong ngành nông nghiệp, Việt Nam cần tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn và cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp, cùng với các chính sách cơ chế riêng phù hợp để phát triển nhân lực nông nghiệp, trong đó, bao gồm các nội dung về môi trường làm việc, cơ chế thị trường, chính sách việc làm, thu nhập và các điều kiện sinh sống,… đồng thời có chính sách ưu tiên đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài
Xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng nông sản hiện đại
Hiện nay, các chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế như: thiếu sự chia sẻ về thông tin trong chuỗi, mức độ hợp tác giữa các thành viên chưa cao và mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh không chặt chẽ Điều này dẫn đến chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam hoạt động rời rạc, kém hiệu quả và chi phí vận hành tăng cao Do đó, việc xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng nông sản hiện đại sẽ giúp mạng lưới thông tin giữa các thành viên trong chuỗi phát triển, nâng cao hiệu quả hợp tác và hỗ trợ phân phối các nguồn lực một cách hiệu quả
Hệ thống bao gồm các nền tảng công nghệ thông tin, nền tảng kinh doanh, nền tảng ứng dụng và nền tảng cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng
(1) Nền tảng công nghệ thông tin Nền tảng này sử dụng các công nghệ như IoT, điện toán đám mây, blockchain, để thu thập, xử lý, lưu trữ và truy vấn các thông tin cơ bản Chức năng thu thập thông tin được sử dụng nhằm thu thập thông tin nhu cầu về các hoạt động logistics, các chính sách và quy định mới nhất, điều kiện truyền tải thông tin, Chức năng xử lý thông tin là lọc, phân loại và tích hợp thông tin được thu thập thành định dạng dữ liệu tiêu chuẩn để dễ dàng truyền tải trong nền tảng Chức năng truy vấn thông tin là thông tin được lưu trữ trên cổng thông tin nền tảng, cho phép người tham gia tìm kiếm và sử dụng thông tin hiệu quả
(2) Nền tảng kinh doanh Nền tảng này cung cấp các chức năng cho hoạt động logistics như: quản lý đơn hàng, phân loại dịch vụ, thuê phương tiện vận tải, các dịch vụ khách hàng và thanh toán giao dịch