TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ------ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngà
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường cùng với xu hướng phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế xanh thì chuỗi cung ứng xanh (Green Supply Chain) cũng là một hướng phát triển mới của các doanh nghiệp trên thế giới, giúp tạo vị thế cạnh tranh và có một thương hiệu thân thiện với môi trường Chuỗi cung ứng xanh (GSC) mang lại nhiều cơ hội trong việc cải thiện quy trình sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu cũng như giảm áp lực lên môi trường, tăng tính cạnh tranh nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Thay đổi tính chất chuỗi cung ứng tạo ra đường đua mới giúp các quốc gia thay đổi vị thế của mình trong nền kinh tế toàn cầu Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang dần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn dân số già hóa, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt; hệ thống động lực cũ không đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh mới Về tổng quan, áp lực “xanh hóa” chuỗi cung ứng giúp phá điểm nghẽn cố hữu trong nền kinh tế nước ta
Trên thực tế, khả năng tổ chức chuỗi cung ứng xanh ở Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề Cơ sở hạ tầng logistics tại Việt Nam đã được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đó là khó khăn về phương tiện vận chuyển và mạng lưới giao thông vận tải Chất lượng cơ sở hạ tầng hạn chế khiến ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai và hiệu quả thực hiện các giải pháp cho chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp Phát triển vận tải đa phương thức nhằm hạn chế tác động của hệ thống vận tải tới môi trường còn hạn chế Trong vận tải thủy nội địa, lòng sông nông nên không thể lưu thông sà lan chở container mặc dù đây là phương tiện thân thiện với môi trường Sự hạn chế về chiều dài bến cảng tại các cảng của Việt Nam hiện nay cũng gây khó khăn nếu hai tàu vào bến cùng lúc tại một cảng, dẫn đến tình trạng một tàu phải neo đậu ở ngoài bến gây lãng phí nhiên liệu và tăng lượng rác thải của tàu trong thời gian chờ Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khoảng cách xa so với quốc tế Với hiện trạng cơ sở vật chất và khả năng tài chính, Việt Nam chưa thể triển khai những công cụ quản lý và các yếu tố công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất, mặc dù có khả năng tiếp cận được
Hiện nay, chính sách hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực nhờ cắt giảm thuế quan như các mặt hàng gạo, cà phê, thủy sản, rau quả Logistics trong nông nghiệp là một chuỗi các hoạt động: thu hoạch, sơ chế, bảo quản, đóng gói, kho bãi, làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa với mục đích chuyển sản phẩm nông nghiệp từ Nhà nông (vùng nguyên liệu) – nhà cung cấp đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất Tuy nhiên, ngành nông sản của Việt Nam còn đối mặt với tổn thất sau thu hoạch, thiếu ổn định an toàn thực phẩm, chất lượng chưa điều chỉnh kịp thời theo nhu cầu thị trường Kết cấu hạ tầng, tổ chức sản xuất nông nghiệp, hệ thống logistics theo chuỗi giá trị cung ứng nông sản tại Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu; chuyển giao, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số còn chậm Yêu cầu kỹ thuật đối với nông sản ngày càng cao, gắn với phát triển xanh, bền vững (bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, phúc lợi xã hội…) Để góp phần giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu để nhận thức về ảnh hưởng của chuỗi cung ứng xanh đến ngành hàng nông sản tại Việt Nam cũng như các giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng xanh cho ngành hàng nông sản Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản tại tỉnh Nam Định.”.
Tổng quan các nghiên cứu có liên quan về chuỗi cung ứng và nông sản
1.2.1 Một số nghiên cứu về chuỗi cung ứng xanh
Nghiên cứu: “Green supply chains and the missing link between environmental information and practice” của nhóm tác giả Cecilia Solér, Kerstin Bergstrom, Helena Shanahan Nghiên cứu có chỉ ra rằng mối quan tâm đến hợp tác trong chuỗi cung ứng xanh khiến các nhà nghiên cứu chuyển sự chú ý sang các khía cạnh liên quan đến thông tin của chuỗi cung ứng, mô tả việc sử dụng thông tin môi trường ở các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng thực phẩm Thụy Điển Kết quả từ nghiên cứu trường hợp điển hình này về chuỗi cung ứng thực phẩm của Thụy Điển chỉ ra rằng thông tin giữa môi trường được người mua trong chuỗi cung ứng cảm nhận và sử dụng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của họ (trong chuỗi cung ứng) trong mối quan hệ với các tác nhân khác trong chuỗi Đóng góp chính của nghiên cứu này là gợi ý về mối liên hệ phụ thuộc vào giai đoạn giữa chi phí môi trường được cảm nhận và nhu cầu của người tiêu dùng được thông tin về môi trường, vốn là những rào cản đối với thực tiễn của quản lý chuỗi cung ứng xanh Nghiên cứu: “A literature review on green supply chain management: Trends and future challenges” trích trong “Resources, Conservation and Recycling” Nghiên cứu đã phân tích 880 bài báo được lấy khách quan từ cơ sở dữ liệu của Scopus, trình bày số liệu thống kê mô tả của các tác giả có ảnh hưởng, các tạp chí, tổ chức nổi tiếng, lĩnh vực chủ đề, bài báo có ảnh hưởng và danh sách các quốc gia đóng góp bài báo trong tài liệu GSCM Ngoài ra, nghiên cứu này cũng trình bày một số hiểu biết sâu sắc sẽ cung cấp một lộ trình quan trọng cho nghiên cứu trong tương lai Kết quả chỉ ra rằng do sự gia tăng của hiện tượng nóng lên toàn cầu và sự thay đổi về đa dạng sinh học, áp lực ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường Hơn nữa, nhận thức về môi trường của các bên liên quan ngày càng tăng, điều này kích thích các công ty giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong hoạt động của công ty Phần lớn sự suy thoái môi trường xảy ra thông qua mạng lưới chuỗi cung ứng của các công ty Vì vậy, cần chú ý đến mạng lưới chuỗi cung ứng để chống suy thoái môi trường,
Nghiên cứu: “A systematic literature review on green supply chain management:
Research implications and future perspectives” trích trong Journal of Cleaner Production Nghiên cứu đánh giá tài liệu về quản lý chuỗi cung ứng xanh, nhằm mục đích trình bày một cái nhìn rộng rãi hơn thông qua tổng hợp về tài liệu GSCM 10 năm mới nhất, phân tích hành vi của chủ đề trong giai đoạn 2006 - 2016 Kết quả cho thấy Quản lý chuỗi cung ứng xanh (GSCM) đã trở thành một thách thức phức tạp ngày càng tăng đối với các tổ chức trong bối cảnh thế giới ngày nay Các nhà cung cấp, khách hàng, chính phủ, các tổ chức bảo vệ pháp lý đang ngày càng yêu cầu các giải pháp và phản hồi từ các công ty gây ra tác động đáng kể đến môi trường trong các hoạt động trong chu trình sản xuất của họ (Jabbour và cộng sự, 2014a, Jabbour và cộng sự, 2014b) Các công ty đang tìm cách phát triển từ chiến lược phản ứng sang định vị chủ động, phát triển và thực hiện các phương pháp quản lý mới, kết hợp các phương pháp phát triển bền vững vào chiến lược của mình và thể chế hóa chúng như một phần của chính sách văn hóa kinh doanh của công ty
Nghiên cứu: “Going Green through Green Supply Chain Initiatives Toward
Environmental Sustainability” của nhóm tác giả Tarig Khidir Eltayeb (School of Management, Universiti Sains Malaysia, Malaysia), Suhaiza Zailani (School of
Management, Universiti Sains Malaysia, Malaysia) Nghiên cứu quan tâm đến việc điều tra việc áp dụng các sáng kiến chuỗi cung ứng xanh, ví dụ như mua hàng xanh, thiết kế sinh thái và hậu cần ngược, cố gắng làm rõ con đường hướng tới mục tiêu và nêu bật các bước mà các tổ chức kinh doanh cần thực hiện thông qua chuỗi cung ứng xanh để thực hiện hóa sự phát triển bền vững Kết quả chỉ ra rằng các công ty tham gia vào các hiệp hội quan tâm đến xanh có mức độ áp dụng các sáng kiến chuỗi cung ứng xanh cao hơn đáng kể so với các công ty không tham gia Các sáng kiến chuỗi cung ứng xanh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được “ba điểm mấu chốt” về lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế và do đó góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội Nghiên cứu: “Supply chain drivers that foster the development of green initiatives in an emerging economy” của nhóm tác giả Chin‐Chun Hsu, Keah Choon Tan, Suhaiza Hanim Mohamad Zailani, Vaidyanathan Jayaraman Nghiên cứu thừa nhận quản lý chuỗi cung ứng xanh là yếu tố then chốt để thúc đẩy tính bền vững của tổ chức và nó đang phát triển thành một cách tiếp cận quan trọng để các tổ chức ở nền kinh tế mới nổi quản lý trách nhiệm môi trường của mình Nghiên cứu cũng cho thấy bốn động lực quan trọng của việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh có ảnh hưởng chung đến các sáng kiến mua hàng xanh, thiết kế vì môi trường và hậu cần ngược của một công ty Nghiên cứu này khám phá một số mối quan hệ quan trọng giữa các động lực và sáng kiến của chuỗi cung ứng xanh giữa các nhà sản xuất Malaysia Kết quả cho thấy Các công ty ở các nước mới nổi cần nhận ra rằng các sáng kiến chuỗi cung ứng xanh có thể mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp, môi trường và xã hội nói chung, mang lại cho họ thêm động lực để áp dụng các sáng kiến này
Nghiên cứu: “Evaluating the Green Supply Chain Management of electronics and components manufacturers in Vietnam by using the AHP model” Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, chuỗi cung ứng xanh (Green Supply Chain) và quản lý chuỗi cung ứng xanh (Green Supply Chain Management) được coi là cơ chế trực tiếp và hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trường trong chuỗi giá trị toàn cầu Bằng cách sử dụng sức mua và hành vi tiêu dùng của Chính phủ, các doanh nghiệp lớn và của cộng đồng, quản lý chuỗi cung ứng xanh là cơ chế thị trường nhằm giảm thải ô nhiễm và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như tài nguyên thiên nhiên Khi kết hợp với những chế tài pháp luật của quốc gia, khu vực cũng như toàn cầu, nó có thể dẫn tới sự chuyển dịch các ngành sang hướng xanh Bài viết này phân tích kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về giải pháp mua sắm công xanh, nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng xanh Lấy dẫn chứng của Mỹ và Trung Quốc - là 2 quốc gia đang hướng đến phát triển chuỗi cung ứng xanh Ở Mỹ, cách để phát triển chuỗi cung ứng xanh là tập trung đến kiểm soát ô nhiễm, kiểm soát giao thông, bảo quản thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Trung Quốc nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới và đã có những bước tiến ấn tượng về mặt kinh tế để trở thành một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng hàng đầu Tuy nhiên, dường như giá phải trả của kết quả đó ở Trung Quốc chính là môi trường Để khắc phục tình trạng này, Trung Quốc đã lưu tâm đến phát triển theo hướng bền vững và GPP là một trong những công cụ được Chính phủ Trung Quốc lựa chọn Từ 2 bài học của Mỹ và Trung Quốc, để đưa ra giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh tại Việt Nam bằng cách phát triển GPP tại Việt Nam
1.2.2 Một số nghiên cứu về chuỗi cung ứng xanh vào lĩnh vực ngành hàng nông sản
Bài báo: “Xanh hóa chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu nông sản” đăng trên báo
Haiquanonline Bài báo chỉ ra rằng, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến đổi như hiện nay, việc phát triển nông nghiệp cần tập trung vào việc kết nối chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu nông sản, định vị giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới… Ngành nông nghiệp đứng trước 3 chữ “biến”: biển đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng nên ngành này đặt mục tiêu chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa đáp ứng vai trò của cung cấp lương thực và thực phẩm với yêu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, quá trình này diễn ra chậm, sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp vẫn mang nặng tính tự phát, phong trào, thụ động, Xu hướng hiện nay của kinh tế nông nghiệp là xanh hóa chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu nông sản, bởi đại dịch covid-19 mà chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ việc mua bán con giống đến chế biến; xuất khẩu thuận lợi hơn nhưng vẫn bị rào cản về chi phí vận chuyển quốc tế tăng cao bất thường so với trước đại dịch…Từ thực trạng này, việc xanh hóa chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu sẽ giúp tăng cường xuất khẩu hàng hóa do dễ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật của nước nhập khẩu; giúp kiểm soát tốt hơn mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp; bảo vệ môi trường…
Bài báo: “Xuất khẩu xanh: Chìa khóa lợi thế trong ngành nông sản” Bài báo nhấn mạnh vai trò của các đơn vị dẫn đầu chuỗi cung ứng trong việc thúc đẩy nông dân và doanh nghiệp chế biến thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu Một nghiên cứu công bố trên tạp chí quốc tế Journal of Supply Chain Management và Business Strategy and the Environment của nhóm nghiên cứu tại RMIT chỉ ra rằng nỗ lực xuất khẩu mang lại cho các doanh nghiệp cách tiếp cận chủ động trong việc giải quyết áp lực xanh từ khách hàng và mở lối cho các biện pháp bền vững tốt hơn Những phát hiện này nêu bật thực tế rằng doanh nghiệp địa phương có thể tiếp cận với những thị trường khó tính hơn và học hỏi các tiêu chuẩn, quy trình và mô hình mới Phát triển bền vững không chỉ là một xu hướng mà còn là yếu tố thiết yếu để các doanh nghiệp hướng tới một tương lai bền vững và có khả năng phục hồi
1.2.3 Một số nghiên cứu về phát triển chuỗi cung ứng xanh vào lĩnh vực ngành hàng nông sản
Bài báo: “Phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm ngắn ở Việt Nam trong bối cảnh mới” của Nguyễn An Hà từ Viện Nghiên cứu Châu Âu Nghiên cứu chỉ ra rằng chuỗi cung ứng ngắn đã rất phổ biến ở các nước phát triển nhưng vẫn còn là khái niệm mới mẻ và chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam Bài báo này giới thiệu về chuỗi cung ứng ngắn, tập trung vào phân tích bối cảnh mới và những tác động của nó tới hệ thống cung ứng nông sản thực phẩm nói chung và hiện trạng phát triển của chuỗi cung ứng nói riêng Qua đó bài viết đề xuất một số giải pháp khuyến nghị nhằm phát triển chuỗi cung ứng ngắn tới năm 2030.
Bài báo: “Phát triển logistics xanh thúc đẩy chuỗi cung ứng nông sản, dược phẩm
Việt Nam - Australia” đăng trên Tạp chí Công thương Bài báo góp phần chỉ ra rằng doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chất lượng, đào tạo nhân viên, đảm bảo chất lượng sản phẩm và thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp Đối với cơ sở hạ tầng logistics, cần cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường vận chuyển thân thiện với môi trường, kết nối giữa các tổ chức để thúc đẩy phát triển logistics xanh cho sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam Chia sẻ kinh nghiệm trong việc thiết kế và vận hành logistics xanh thúc đẩy xuất khẩu dược phẩm Australia, ông Craig Luxton, Giám đốc
– Tư vấn chính – Công ty Luxton & Co cho rằng cần hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan bao gồm việc làm việc với nhà cung cấp để có nguồn nguyên liệu bền vững, tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển với đối tác logistics và hợp tác với các nhà cung ứng để hiểu rõ nhu cầu và giảm tồn kho thừa Công nghệ và đổi mới bao gồm sử dụng phân tích dữ liệu để dự báo tốt hơn, đầu tư vào công nghệ chuỗi lạnh tiết kiệm năng lượng, khám phá blockchain để theo dõi và tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Bài báo: “Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng hàng nông sản xuất khẩu khi Việt
Nam tham gia vào chuỗi cung ứng hàng nông sản toàn cầu” đăng trên Tạp chí công thương Bài báo đưa ra thực trạng xuất khẩu và sự tham gia vào chuỗi cung ứng hàng nông sản toàn cầu của Việt Nam, từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của việc tham gia vào chuỗi cung ứng hàng nông sản toàn cầu tại Việt nam và đề xuất mô hình và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả tham gia chuỗi cung ứng hàng nông sản toàn cầu Phát triển chuỗi cần thực hiện theo 3 cấp độ tùy thuộc vào quy mô của các hộ nuôi trồng sản phẩm nông sản lớn hay nhỏ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gián tiếp tham gia vào chuỗi và hỗ trợ cho các thành viên chính trong chuỗi, sự hỗ trợ đắc lực của các chính sách và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cải thiện cơ sở hạ tầng, quản lý thị trường, tăng năng lực logistics, hải quan, đều cần thống nhất chỉ đạo quản lý để phát triển chuỗi ngành hàng nông sản.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định Từ đó phân tích, đánh giá kết quả thu được để đưa ra những giải pháp phù hợp thúc đẩy chuỗi cung ứng xanh về lĩnh vực ngành hàng nông sản tại Nam Định nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
1.3.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung trên thì bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau:
• Thứ nhất: Áp dụng cơ sở lý thuyết, xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định và phát triển các thang đo
• Thứ hai: Đo lường, đánh giá và so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố qua việc thu thập dữ liệu thông qua khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi, sau đó tiến hành xử lý dữ liệu, xác định độ tin cậy và tính giá trị của các thang đo của các yếu tố tác động đến chuỗi cung ứng xanh về lĩnh vực nông sản tại Nam Định
• Thứ ba: Đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của các yếu tố, đồng thời khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực Từ đó, đề xuất giải pháp giúp nâng cao khả năng phát triển chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản tại Nam Định
• Trang bị, cung cấp các lý thuyết và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng cũng như tác động của chuỗi cung ứng đến môi trường
• Hoàn thiện khái niệm về chuỗi cung ứng xanh đồng thời đánh giá tầm quan trọng của chuỗi cung ứng xanh
• Đánh giá thực trạng giải pháp chuỗi cung ứng xanh vào lĩnh vực mặt hàng nông sản tại Nam Định
• Đề xuất giải pháp giúp nâng cao khả năng phát triển chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản tại Nam Định.
Câu hỏi nghiên cứu
• Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định?
• Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định như thế nào?
• Những giải pháp nào giúp nâng cao khả năng phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định?
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng: các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định
• Thời gian: Thông tin, dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu, thu thập trên các bài báo, bài nghiên cứu khoa học; thông tin, dữ liệu sơ cấp sẽ được điều tra, thu thập thông qua khảo sát bảng câu hỏi với hình thức gửi qua email và các trang mạng xã hội đến các đối tượng khảo sát trong trong thời gian từ lúc bắt đầu nghiên cứu tháng 08/2023 đến lúc kết thúc nghiên cứu tháng 02/2024
• Khách thể nghiên cứu: Người dân có kiến thức và trải nghiệm chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản
Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu nhóm nghiên cứu đã sử dụng là phương pháp thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu nhóm sử dụng là phương pháp phân tích mô tả, phương pháp phân tích khám phá, phương pháp phân tích chẩn đoán, phương pháp phân tích chẩn đoán và phương pháp phân tích đề xuất
1.6.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản Từ đó, nhóm chúng tôi đưa ra những hàm ý, giải pháp về mỗi yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định, giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phù hợp dựa trên kết quả mà nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát.
Nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài có liên quan khác; nghiên cứu cũng trình bày một số kiến nghị có giá trị tham khảo cho việc định hướng việc phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định.
Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài nghiên cứu được nhóm chia làm 5 chương chính:
- Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
- Chương II: Cơ sở lý luận về chính sách chuỗi cung ứng xanh trong ngành hàng nông sản
- Chương III: Thực trạng chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản tại Nam Định
- Chương IV: Các yếu tố tác động đến phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản tại Nam Định
- Chương V: Các giải pháp chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản tại Nam Định
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CHUỖI CUNG ỨNG XANH
Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về logistics và chuỗi cung ứng
Một số khái niệm về logistics:
• Theo từ điển Oxford thì logistics được hiểu là “Khoa học của sự di chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường”
Quá trình hình thành và phát triển khái niệm logistics:
• Logistics là thuật ngữ chuyên ngành, có nguồn gốc từ Hy Lạp, theo đó trong tiếng Việt từ tương đương gần nhất là “hậu cần” Logistics có khái niệm bắt nguồn từ nhu cầu quân sự trong việc cung cấp cho quân đội trong quá trình di chuyển của các đoàn quân từ căn cứ ra tiền tuyến Trong thời Hy Lạp cổ đại, Đế chế Roman và Byzantine đã có những sĩ quan đảm nhận vai trò “logistikas”, là người chịu trách nhiệm đến các vấn đề về tài chính cũng như cung cấp phân phối
• Logistics có khái niệm liên quan đến kinh doanh bắt nguồn từ những năm 1950 Điều này chủ yếu do sự gia tăng việc cung cấp, vận chuyển trong 1 thế giới toàn cầu hóa, đòi hỏi phải có những chuyên gia trong lĩnh vực này Hiểu một cách đơn giản, logistics là 1 phần của chuỗi cung ứng, bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm: đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản, cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng Một cách chi tiết hơn, logistics là 1 trong những ngành “dịch vụ hậu cần”, được hiểu đơn giản nhất là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ ký mã hiệu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cảng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho hàng (Tào Thị Hải, 2020)
• Năm 1988, Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ (LAC - The US Logistics Administration Council) đưa ra khái niệm: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có liên quan, từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”
• Năm 1998, Christopher định nghĩa Logistics như sau: Logistics là quá trình quản lý chiến lược mua sắm, vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu, các bộ phận và hàng tồn kho thành phẩm cùng luồng thông tin có liên quan thông qua tiến trình tổ chức và thực hiện các kênh tiếp thị Logistics không dừng lại ở việc xử lý hay vận chuyển, mà còn bao gồm tổ hợp các hoạt động như truyền thông, dịch vụ khách hàng, nội địa hóa, hậu cần (Stock and Lambert, 2001) và lập kế hoạch có liên quan mật thiết đến thương mại và sản xuất (Grant và cộng sự,
• Năm 1999, giáo trình Logistics và Supply Chain Management của Trường Đại học Hàng hải Thế giới (World Maritime University) đã đưa ra khái niệm
“Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua các nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”
• Năm 2001, Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng Hoa Kỳ (CSCMP - Council of Supply Chain Management Professionals) đưa ra một khái niệm chính xác và toàn diện Theo đó, “Logistics được định nghĩa là 1 bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát 1 cách hiệu quả việc dự trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin hai chiều giữa điểm khởi điểm và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”
• Năm 2003, trong tác phẩm Supply Chain Strategy, Chủ tịch Học viện Nghiên cứu Logistics Georgia, Hoa Kỳ, ông Edward Frazelle đã nhận định: “Logistics là quá trình lưu chuyển của vật tư, thông tin và tiền tệ từ người cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng.” Cũng trong năm 2003, tại Việt Nam, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân đã định nghĩa trong tài liệu “Logistics - Những vấn đề cơ bản” như sau: “Logistics là quá trình tối ưu hóa các hoạt động vận chuyển và dự trữ hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế” Theo đó, logistics là các hoạt động (dịch vụ) liên quan đến hậu cần và vận chuyển, bao gồm các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục phân phối, hải quan, Hay hiểu theo cách khác, logistics là tập hợp các hoạt động của nhiều ngành nghề, công đoạn trong 1 quy trình hoàn chỉnh
• Năm 2004, theo Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển, còn được biết đến với tên gọi Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD - United Nations Conference on Trade and Development) cho biết:
“Logistics là có được thứ cần thiết tại địa điểm và thời gian đúng nhất” Mặc dù được dùng tương đối phổ biến, song theo tác giả, đây không phải là 1 định nghĩa chuẩn, bởi nó chưa trình bày được nội hàm, nội dung các hoạt động, nghiệp vụ của khái niệm logistics trở nên mơ hồ, dẫn đến sự thiếu hiểu biết, hay những nhầm lẫn phổ biến về logistics như hiện nay
• Năm 2005, tại kỳ họp thứ 7, khóa XI, ngày 14/6/2005, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Thương mại 2005, trong đó có quy định cụ thể khái niệm dịch vụ logistics Tại điều 233 - Mục 4 - Chương
VI của Luật Thương mại quy định: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện 1 hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
• Năm 2015, trong Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước đối với dịch vụ Logistics ở Cảng Hải Phòng, tác giả Nguyễn Quốc Tuân cho rằng: “Logistics là 1 chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện 1 cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện các hoạt động, bao gồm các công việc liên quan đến cung ứng,vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục phân phối, hải quan, Do đó, logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng 1 tổ chức, từ xây dựng chiến lược cho đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược”
• Năm 2020, Tào Thị Hải, trong bài nghiên cứu “Phát triển đô thị cảng Đà Nẵng với dịch vụ logistics trong thập niên 2020-2030” cho thấy: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn, bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Từ góc độ học thuật, khái niệm khá phổ biến của Christopher (1992) cho rằng:
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với nhau thông qua các liên kết xuôi và ngược, bao gồm các quá trình và hoạt động khác nhau để tạo nên giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ và được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Học giả Lambert và các cộng sự (1998) thì định nghĩa: “Chuỗi cung ứng không chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà còn là mối quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và với thị trường”
Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản
2.2.1.Vai Trò của Chuỗi Cung Ứng Xanh trong Ngành Nông Sản tại Việt Nam
Ngành hàng nông sản của Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển đổi tích cực với sự xuất hiện của chuỗi cung ứng xanh Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển bền vững của ngành này Dưới đây là những điểm cụ thể về vai trò của chuỗi cung ứng xanh trong ngành nông sản của Việt Nam:
Bảo Vệ Môi Trường:Chuỗi cung ứng xanh đặt sự bền vững môi trường lên hàng đầu, thúc đẩy sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ và giảm bớt hóa chất độc hại,bảo vệ nguồn nước và đất đai là ưu tiên từ đó giúp duy trì sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp Bên cạnh đó chuỗi cung ứng xanh tập trung vào đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, giúp xây dựng niềm tin từ phía người tiêu dùng.Quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt, từ vườn đến người tiêu dùng thúc đẩy xuất khẩu,luôn đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu Ngoài ra chuỗi cung ứng xanh thường tập trung vào việc giảm khí nhà kính bằng cách tối ưu hóa quy trình vận chuyển và sử dụng phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường như xe điện hoặc năng lượng tái tạo, chuỗi cung ứng xanh giúp giảm chất thải và thúc đẩy tái chế, chuỗi cung ứng xanh giúp giảm áp lực lên quá trình xử lý chất thải và giữ cho nguồn tài nguyên không bị lãng phí từ đó giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên , giúp hạn chế khai thác nguồn tài nguyên quá đà làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường con người sinh sống
Giúp chia sẻ lợi nhuận công bằng : Thứ nhất chuỗi cung ứng xanh tạo cơ hội cho người nông dân tham gia vào quá trình sản xuất có trách nhiệm với môi trường.Từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nông dân giúp họ có thêm thu nhập cùng với đó chính sách thu nhập công bằng đảm bảo người lao động nông sản nhận được phần công bằng từ thành quả sản xuất từ đó tạo động lực thúc đẩy họ làm việc một cách có hiệu quả hơn, có năng suất hơn Thứ 2 chuỗi cung ứng xanh thường đặt sự chú ý đến cộng đồng địa phương và cố gắng tạo ra giá trị trong khu vực mà nó hoạt động điều này có thể bao gồm việc cung cấp việc làm, hỗ trợ giáo dục và y tế, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển công bằng trong cộng đồng và xã hội, cuối cùng Chuỗi cung ứng xanh thường tập trung vào công bằng trong việc chia sẻ giá trị gia tăng Điều này có thể bao gồm việc đảm bảo rằng tất cả các bên từ người sản xuất đến người tiêu dùng đều nhận được một phần công bằng của giá trị tạo ra trong chuỗi cung ứng
Khuyến khích đầu tư và phát triển :Doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng xanh thường nhận được sự hỗ trợ và khuyến khích từ chính phủ và các tổ chức quốc tế như hỗ trợ về nguồn vốn, nhân sự, các máy móc trang thiết bị trong quá trình hoạt động, Chính những điều này giúp cho các doanh nghiệp có tiền đề để tạo đà thu hút đầu tư và phát triển các dự án nông nghiệp bền vững qua đó giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu và sứ mệnh của mình
Tạo ra sự đồng thuận và liên kết:
Chuỗi cung ứng xanh kết nối các bên liên quan từ người sản xuất, doanh nghiệp chế biến đến người tiêu dùng qua đó giúp các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được năng suất làm việc, hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng để đáp ứng, phát hiện ra lỗi sai một cách nhanh chóng, đúng lúc để đưa ra được phương án xử lí một cách kịp thời và hiệu quả ,Sự đồng thuận trong chuỗi giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng khả năng đáp ứng nhanh chóng đối với thị trường
=> Chuỗi cung ứng xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là yếu tố quyết định cho sự phồn thịnh và bền vững của ngành nông sản tại Việt Nam Việc thúc đẩy mô hình này không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức mà còn là chìa khóa cho sự phát triển bền vững trong tương lai của ngành này
2.2.2 Chính sách áp dụng chuỗi cung ứng xanh
Chuỗi cung ứng xanh (green supply chain) là một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và hướng dẫn mà các doanh nghiệp thiết lập để giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa Mục tiêu của chuỗi cung ứng xanh là tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh cùng lúc giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường Đánh giá tác động môi trường: Doanh nghiệp nên thực hiện đánh giá tác động môi trường của chuỗi cung ứng của họ Điều này bao gồm việc xác định và đo lường các yếu tố như lượng khí nhà kính, sử dụng năng lượng, quản lý chất thải, và tiêu thụ nước, xem xét xem sự tác động đó có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường bên ngoài, mức độ nghiêm trọng ra sao để từ đó đưa ra các phương án điều chỉnh hợp lí, phù hợp Bên cạnh đó nên chọn nhà cung cấp có trách nhiệm môi trường: Doanh nghiệp nên hợp tác với những đối tác cung ứng có cam kết với các tiêu chuẩn môi trường cao và chấp nhận các quy tắc và chuẩn mực môi trường có như vậy doanh nghiệp mới thực hiện được tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh đồng thời cũng giúp doanh nghiệp bảo vệ được môi trường
Ngoài ra còn áp dụng chính sách tối ưu hóa vận chuyển và lưu trữ: Tối ưu hóa quá trình vận chuyển để giảm lượng khí nhà kính được sản xuất trong quá trình di chuyển hàng hóa Tích hợp các hệ thống lưu trữ hiệu quả để giảm lượng không gian và năng lượng cần thiết giúp tiết kiệm được nguồn năng lượng một cách hiệu quả Bên cạnh đó tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu có thể tái chế và tái sử dụng được trong quá trình sản xuất vừa tiết kiệm được chi phí và có thể bảo vệ môi trường giúp giảm bớt lượng rác thải và tài nguyên tiêu thụ
Khuyến khích sáng tạo và công nghệ xanh: Luôn tích cực, chủ động và sáng tạo ra các công nghệ xanh mới để giúp ích trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp qua đó giảm thiểu những tác động không đáng có đối với một trường bên ngoài
Giáo dục và đào tạo nhân viên: Đây là một trong những chính sách đặc biệt quan trọng trong chuỗi cung ứng xanh, bởi vì nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến chất lượng của mọi hoạt động của tổ chức, do đó cần phải tiến hành giáo dục và đào tạo nhân viên để giúp họ nhận thức ra những việc cụ thể cần làm để giảm tác động đối với môi trường,tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống con người, nâng cao trình độ của nhân viên trong quá trình thực hiện công việc, luôn giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhân viên để từ đó đưa ra những phương án xử lý kịp thời nếu có sai sót, đồng thời điều này cũng giúp đánh giá được chính xác năng lực của nhân viên
Cuối cùng là chính sách theo dõi và báo cáo: Cần phải thường xuyên tiến hành theo dõi quy trình thực hiện chuỗi cung ứng xanh để từ đó phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu mà doanh nghiệp đã thực hiện được từ đó đưa ra những báo cáo một cách kịp thời và chính xác để có những điều chỉnh một cách phù hợp giúp cải thiện quy trình thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp, mặt khác việc đặt hệ thống theo dõi và báo cáo còn giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường đặt ra
=> Chính sách chuỗi cung ứng xanh không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn có thể tăng cường hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp và thúc đẩy sự đổi mới và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
2.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh
Yếu tố tài chính: Công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng đòi hỏi đầu tư khá lớn vì thế không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn nên nếu các doanh nghiệp sản xuất không có đủ vốn hoặc không thể tiếp cận đến vốn từ các nguồn bên ngoài thì doanh nghiệp rất khó chuyển đổi sang công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng mặc dù họ nhận thức được rằng các công nghệ mới sẽ đem lại lợi ích về lâu dài cho họ
Các yếu tố thể chế các quy định của cơ quan chức năng: Các quy định và giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện chuyển đổi sản xuất sang chuỗi cung ứng xanh đóng vai trò rất quan trọng Ví dụ như nhà nước ban hành các quy định liên quan đến tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động sản xuất ,dán nhãn sinh thái đối với sản phẩm Tuy nhiên việc ban hành các quy định vẫn chưa thể đạt được hiệu quả tốt nếu không có sự giám sát Trên thực tế không thiếu những trường hợp quy định về việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng được đưa ra nhưng lại không có phương tiện giám sát và các biện pháp chế tài hợp lí vì thế các công ty sản xuất không có động lực để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hay tiết kiệm năng lượng bằng các cải tiến công nghệ trang thiết bị sản xuất phù hợp
Quy mô thị trường: Khi một doanh nghiệp sản xuất có thị phần lớn,chi phí đầu tư vào cải tiến trang thiết bị máy móc thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng sẽ được dàn trải đều cho số lượng sản phẩm cung ứng, vì thế chi phí trung bình sẽ giảm và doanh nghiệp có động lực để đầu tư vào các thiết bị hay quy trình sản xuất mới ngược lại khi thị phần của một công ty hạn chế, chi phí đầu tư nhằm nâng cấp hay đổi mới toàn thiết bị ,máy móc quy trình sản xuất sẽ trở nên tốn kém do đó doanh nghiệp sẽ giảm động lực để thay đổi công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng Nguồn nhân lực :Muốn đổi mới hay cải tiến công nghệ nhằm đảm bảo chức cung ứng xanh, thì công nghệ mới đó phải phù hợp với trình độ của nhân viên công ty Nếu trình độ của họ hạn chế thì việc cải tiến công nghệ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường hãy tiết kiệm năng lượng sẽ vượt qua năng lực của doanh nghiệp.Như vậy khả năng chuyển đổi lên chuỗi cung ứng xanh phụ thuộc rất lớn vào trình độ và tay nghề của các kỹ sư và công nhân doanh nghiệp
Phân định nội dung nghiên cứu
Sự phát triển của chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định trong giai đoạn 2018 - 2022 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định.
THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG XANH VÀO NGÀNH NÔNG SẢN TẠI NAM ĐỊNH
Tổng quan về lĩnh vực mặt hàng nông sản tại Nam Định
Nam Định là tỉnh ven biển phía đông nam đồng bằng châu thổ Sông Hồng, tọa độ địa lý từ 19 độ 55 phút đến 20 độ 16 phút vĩ độ bắc và 106 độ đến 106 độ 33 phút kinh độ đông Giáp các tỉnh:
- Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình
- Phía tây giáp tỉnh Ninh Bình
- Phía nam và đông nam giáp biển Đông
- Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam
Nam Định là tỉnh ven biển phía đông nam đồng bằng châu thổ Sông Hồng, tọa độ địa lý từ 19 độ 55 phút đến 20 độ 16 phút vĩ độ bắc và 106 độ đến 106 độ 33 phút kinh độ đông Giáp các tỉnh:
- Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình
- Phía tây giáp tỉnh Ninh Bình
- Phía nam và đông nam giáp biển Đông
- Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam
Dân số của tỉnh Nam Định tính đến 31/12/2015 có 1.850.610 người Trong đó, dân số thành thị là 338.127 người, chiếm 18,27%, dân số nông thôn là 1.512.483 người, chiếm 81,73% Mật độ dân số của tỉnh đạt 1.109 người/km2, cao nhất là thành phố Nam Định với tỷ lệ 5.421 người/km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh hàng năm là 13,69% Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ suất sinh thô liên tục được giữ trong khoảng 15 - 16% (đạt 15,76% năm 2010 và 15,19% năm 2015)
Số người trong đô ̣tuổi lao đông của tỉnh năm 2015 là 1.092.318 người (chiếm 59,02% dân số toàn tỉnh, đạt tốc độ̣ tăng bình quân 0,5%/năm giai đoaṇ 2010 - 2015 Số lao động được tạo việc làm là 1.066.752 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 14,38%
Tỷ lệ thất nghiệp là 2,34%
Quy hoạch đến năm 2020, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cơ bản, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, theo đó:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,9%/năm
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 35%
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 70 - 75%
• Cơ cấu kinh tế tỉnh
Tổng sản phẩm (GRDP) toàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) năm 2010 đạt 25.910,01 tỷ đồng, năm 2015 đạt 34.984,51 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân 6,2%/năm giai đoạn 2010 - 2015 Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh thể hiện ở cả 3 lĩnh vực trong sản xuất, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất (10,46%/năm), khu vực nông lâm nghiệp thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (0,96%/năm)
GDP bình quân đầu người trong tỉnh tăng khá nhanh Năm 2010 đạt 14,16 triệu đồng, năm 2015 đạt 34,95 triệu đồng (tăng 20,79 triệu đồng) Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch hợp lý, phù hợp với xu thế chung của cả nước và phát huy được lợi thế so sánh về vị trí địa lý và tiềm năng của tỉnh Năm 2010: nông lâm thủy sản đạt 28,28%, công nghiệp và xây dựng đạt 36,47%, dịch vụ và du lịch đạt 34,8%, thuế sản phẩm đạt 0,45% Năm 2015 tỷ trọng tương ứng là: 21,97%; 44,42%; 33,07%; 0,54%
Thu ngân sách năm 2015 trên toàn tỉnh là 11.108,09 tỷ đồng, chi ngân sách năm
2015 toàn tỉnh là 9.498,04 tỷ đồng Nam Định là một trong các tỉnh tại vùng Đồng bằng sông Hồng có nguồn thu ngân sách lớn hơn các nguồn chi, có đóng góp vào ngân sách Nhà nước, hơn nữa thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước các nguồn chi từ năm 2010 đến nay có xu hướng giảm, có thể xem đây là một lợi thế lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng Thu ngân sách năm 2015 trên toàn tỉnh là 11.108,09 tỷ đồng, chi ngân sách năm 2015 toàn tỉnh là 9.498,04 tỷ đồng Nam Định là một trong các tỉnh tại vùng Đồng bằng sông Hồng có nguồn thu ngân sách lớn hơn các nguồn chi, có đóng góp vào ngân sách Nhà nước, hơn nữa thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước các nguồn chi từ năm 2010 đến nay có xu hướng giảm, có thể xem đây là một lợi thế lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng Định hướng phát triển giai đoạn 2016 - 2020:
- Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP (giá so sánh 2010) tăng bình quân 7,5- 8%/năm GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2020 đạt 70 - 75 triệu đồng
- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 47%, dịch vụ chiếm khoảng 35%, nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 18%
- Tổng giá trị hàng xuất khẩu đến năm 2020 đạt 1,8 - 2 tỷ USD
- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2020 đạt 5.500 - 6.000 tỷ đồng
3.1.2 Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2015 chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp Cụ thể, năm 2010 cơ cấu khu vực nông nghiệp theo ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản lần lượt là 84,46% - 0,3% - 15,24% thì đến năm 2015 cơ cấu ngành có sự thay đổi như sau: tỷ trọng ngành nông nghiệp của tỉnh giảm xuống 81,01%; trong khi đó, tỷ trọng ngành thủy sản tăng lên chiếm 18,77% tổng giá trị sản xuất toàn ngành; ngành lâm chiếm tỷ trọng nhỏ trong khu vực nông nghiệp (chiếm 0,23% tổng giá trị sản xuất)
Ngành nông nghiệp có tốc độ tăng bình quân 2,31%/năm giai đoạn 2010 - 2015 trong đó tăng chủ yếu ở lĩnh vực chăn nuôi (5,47%/năm), dịch vụ tăng 3,54%/năm, trồng trọt tăng 0,14%/năm Ngành lâm nghiệp có tốc độ giảm 2,8%/năm Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân 7,55%/năm
Trong ngành nông nghiệp, cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trồng trọt có xu hướng ngày càng giảm (từ 59,72% năm 2010 xuống còn 53,65% năm 2015), lĩnh vực chăn nuôi có xu hướng tăng dần (từ 34,87% năm 2010 lên 40,6% năm 2015) Cơ cấu ngành dịch vụ tăng tương đối ít từ 5,42% năm 2010 lên 5,75% năm 2015, đây là kết quả tổng hợp của việc triển khai các chương trình giống cây trồng vật nuôi, khuyến nông, hợp tác xã, chương trình xây dựng nông thôn mới
Cơ cấu ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khai thác và giảm dần tỷ trọng trồng rừng tuy không nhiều Tỷ trọng khai thác gỗ có xu hướng tăng (từ 90,23% năm 2010 lên 92,58% năm 2015) trong khi đó tỷ trọng trồng và chăm sóc rừng xu hướng giảm dần (từ 8,65% năm 2010 còn 5,89% năm 2015) Đây là xu hướng không tích cực vì khai thác lâm sản ngoài gỗ hiện nay chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên sẵn có thêm vào đó tỉnh chưa chú trọng vào trồng cũng như chăm sóc rừng Điều này là chưa quan tâm đến bảo tồn và phát triển rừng, làm tăng tính đa dạng sinh học của rừng
Ngành thủy sản, cơ cấu hiện nay đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nuôi trồng thủy sản (từ 61,72% năm 2010 lên 66,16% năm 2015) và sản xuất thủy sản giống (từ 3,95% năm 2010 lên 5,46% năm 2015), giảm dần tỷ trọng khai thác thủy sản từ tự nhiên (từ 34,33% năm 2010 xuống 28,38% năm 2015)
* Định hướng giai đoạn 2016 - 2020: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 2010) tăng bình quân 2,5- 3%/năm, trong đó ngành nông nghiệp 2,7% (trồng trọt 1,1%; chăn nuôi 5,1%; dịch vụ 4,1%), ngành thủy sản đạt 7,0%
Giai đoạn 2010 - 2015, cơ cấu giá trị sản xuất nhóm cây hàng năm chuyển dịch theo hướng tăng giá trị cây rau, đậu tuy không nhiều (từ 15,35% năm 2010 lên 17,89% năm 2015) và giảm giá trị cây lương thực có hạt (từ 71,84% năm 2010 xuống 69,49% năm 2015), cây công nghiệp hàng năm (từ 5,53% năm 2010 xuống còn 4,81% năm
Khái quát thực trạng áp dụng phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản tại Nam Định trong giai đoạn 2018-2022
Có nhiều chuỗi sản xuất đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, áp dụng các công nghệ tiên tiến và tập trung vào việc phát triển các sản phẩm OCOP Nhờ những nỗ lực này, họ đã xây dựng được uy tín vững chắc cho thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình Việc thiết lập các chuỗi liên kết giá trị đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh Nam Định, góp phần làm mới hình ảnh của nông thôn địa phương
3.2.1 Thực trạng hoạt động logistics xanh tại tỉnh Nam Định
• Thực trạng kho bãi xanh
Nhìn chung, hệ thống kho bãi hiện nay của Nam Định có chất lượng thấp hơn Nhiều kho bãi không có sàn bê tông, chỉ được xây bằng gạch trên mặt nền cát, sàn nhà kho không bằng phẳng, dễ làm hư hỏng hàng hóa Về năng lượng cho hệ thống kho bãi, các nhà kho chủ yếu sử dụng nguồn điện phục vụ nhu cầu thắp sáng và kiểm soát nhiệt độ của kho khi cần thiết Kho bãi với các tính năng thân thiện với môi trường như sử dụng năng lượng mặt trời, ánh sáng tự nhiên, diện tích phù hợp, tường và sàn dày, tái chế tại chỗ là những yêu cầu trong xây dựng và vận hành kho bãi của các doanh nghiệp
• Thực trạng đóng gói bao bì xanh
Bao bì là một trong những chất thải công nghiệp và sinh hoạt được thải ra nhiều nhất hiện nay
Với mục tiêu tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, nâng cao vị thế doanh nghiệp trên khía cạnh bảo vệ môi trường, giảm phát thải và tăng uy tín xã hội, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược bao bì phù hợp với nhu cầu khách hàng như sử dụng bao bì bằng vật liệu tái sử dụng hoặc đóng gói bao bì, tổ chức luân chuyển bao bì tối ưu
Nhằm phát triển logistics xanh, doanh nghiệp được khuyến khích sử dụng các bao bì làm từ vật liệu tái chế hoặc dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên
• Thực trạng Hệ thống thông tin xanh
Có rất ít số liệu điều tra về thực trạng hệ thống thông tin logistics tại các doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động logistics mới chỉ sử dụng các công cụ công nghệ thông tin cơ bản như điện thoại, tin nhắn SMS, thư điện tử, fax, website, mạng LAN, WAN Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng IT đối với ngành logistics, tuy nhiên, do tỷ suất đầu tư lớn dẫn đến các hạng mục IT của doanh nghiệp như: hệ thống quản lý giao nhận (FMS), quản lý vận tải (TMS), quản lý kho hàng (WMS), quản lý nguồn lực (ERP) được thực hiện khá manh mún, không mang tính hệ thống nên kết quả đầu tư không như mong đợi
Các nghiên cứu về logistics ngược xuất hiện ở các quốc gia trên thế giới, nhưng ít được thực hiện tại thị trường Nam Định đặc biệt còn trong ngành nông sản
- Hoạt động thu hồi Đối với hoạt động thu hồi, quản lý logistics ngược bao gồm hai nội dung chính:
(1) quản lý hành chính gắn liền với quá trình quản lý hoạt động thu gom và xử lý chất thải của các Bộ, ngành và (2) quản lý hoạt động gắn liền với sự tham gia của các thành viên trong chuỗi cung ứng với trách nhiệm là người thu gom, người xử lý, người phân phối lại
Mục tiêu của logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm là khôi phục lại nhiều nhất có thể các giá trị kinh tế - môi trường của sản phẩm và giảm xuống mức thấp nhất lượng chất thải phải xử lý Tổ chức logistics ngược tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm có thể được thực hiện theo 2 phương án, đó là: (1) Tự tổ chức logistics ngược, (2) Thuê ngoài logistics ngược Xu hướng hiện nay là thuê ngoài và đa dạng hóa hoạt động logistics ngược Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có khả năng triển khai dòng logistics ngược cho sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc phế phẩm, phụ phẩm phát sinh trong doanh nghiệp mà chưa đủ năng lực, cũng như không bị ràng buộc trách nhiệm để tổ chức thu gom, tái chế các sản phẩm hết hạn sử dụng từ người tiêu dùng
Hiện nay, hệ thống xử lý chất thải hoạt động theo hai hình thức tổ chức chính thức và phi chính thức Hệ thống chính thức do nhà nước quản lý hoặc các công ty tư nhân dựa trên cơ sở hợp đồng thu gom và xử lý chất thải Ngược lại, hệ thống phi chính thức nhỏ lẻ, tự phát, phân tán và không có hợp đồng giữa các thành viên tham gia hệ thống Trong khi hệ thống chính thức chưa đáp ứng được yêu cầu thu gom và xử lý sản phẩm loại bỏ và chất thải thì hệ thống phi chính thức được xem là giải pháp hữu hiệu hiện nay Việc tích hợp hai hệ thống này có thể xem như là cơ hội để phát triển logistics ngược Tuy nhiên, hệ thống logistics ngược đảm nhận quá trình xử lý chất thải đang được quản lý một cách chồng chéo bởi nhiều Bộ, ngành và chưa có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng Do đó, hoạt động logistics ngược, đặc biệt trong quá trình xử lý chất thải gặp không ít khó khăn
3.2.2 Thực trạng chuỗi cung ứng xanh trong ngành nông sản tại Nam Định
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định, địa phương hiện có 39 chuỗi liên kết; trong đó có 11 chuỗi trong lĩnh vực trồng trọt, 10 chuỗi chăn nuôi, 15 chuỗi thủy sản và 3 chuỗi diêm nghiệp Toàn tỉnh Nam Định hiện có gần 112 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 90 nghìn ha đất phù sa màu mỡ và trên 17 nghìn ha đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, thời gian qua, ngành Nông nghiệp và các địa phương đã tập trung đầu tư phát triển sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, gắn với tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển các mô hình liên kết và xây dựng các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao theo chuỗi giá trị
Là doanh nghiệp đầu tiên tham gia triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, công ty TNHH Toản Xuân, xã Yên Lượng, huyện Ý Yên đã được Văn phòng Điều phối chương trình nông thôn mới tỉnh Nam Định phối hợp với đơn vị tư vấn chương trình OCOP Từ đó định hướng phát triển, hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm bằng việc thay đổi quy trình sản xuất, cải tiến, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã bao bì, tem nhãn, chiến lược quảng bá sản phẩm, xây dựng website tuyên truyền Sản phẩm “Gạo sạch Toản Xuân” đã được UBND tỉnh Nam Định quyết định công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP với số điểm tương đương xếp hạng 5 sao
Gạo Xuân Toản Sản xuất lúa theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm với quy trình khép kín, sản phẩm gắn liền với vùng nguyên liệu, kiểm soát nguồn gốc, minh bạch quy trình sản xuất, gạo sạch Toản Xuân đã khẳng định được vị thế ở thị trường trong nước Gạo Xuân Toản sản xuất lúa theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm với quy trình khép kín, sản phẩm gắn liền với vùng nguyên liệu, kiểm soát nguồn gốc, minh bạch quy trình sản xuất Ông Trần Quốc Toản, Giám đốc công ty TNHH Toản Xuân cho biết, sau thời gian gắn bó với nông nghiệp, mong muốn có được sản phẩm gạo sạch để giới thiệu đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, ông đã khai thác triệt để thế mạnh của địa phương, chính là hạt gạo Để có được nguồn gạo sạch cung ứng ra thị trường đều đặn, Cty đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất giữa các HTX, nông dân với doanh nghiệp Được sự hỗ trợ của
Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, Cty đã đàm phán và ký hợp đồng xây dựng chuỗi liên kết với gần chục HTX và một số hộ nông dân trên địa bàn tỉnh tập trung ở các huyện Nam Trực, Ý Yên, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy với diện tích trên 500 ha lúa chất lượng cao
Nhận thức được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ khi công ty được đơn vị chức năng giúp đỡ hoàn thiện sản phẩm OCOP, đồng thời được hỗ trợ, trưng bày sản phẩm tại Trung tâm Giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch (Hiệp hội Nông nghiệp sạch Nam Định) và tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh Đến nay, lượng gạo và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đã được mở rộng Công ty đã hoàn thiện các khâu nhãn mác, tem kiểm định chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi đưa ra thị trường Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục tập trung quảng bá sản phẩm, đồng thời chú trọng thực hiện các biện pháp giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm
Cũng theo ông Toản việc tổ chức sản xuất được doanh nghiệp hết sức chú trọng, tất cả các HTX và người dân đã cùng SX một giống lúa chất lượng là Bắc thơm 7 Để xây dựng cơ chế SX theo chuỗi giá trị, HTX tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ thành viên HTX tham gia Cty cử cán bộ về cam kết đầu tư toàn bộ từ khâu chọn giống, vật tư nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm Các thành viên chỉ bỏ công chăm sóc theo đúng quy trình, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật do Cty cử về cùng bám đồng, bám ruộng với thành viên HTX
Chính sách áp dụng phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản tại Nam Định trong giai đoạn 2018-2022
Trong thời gian gần đây, tỉnh Nam Định đã đặt nỗ lực và tập trung vào việc xây dựng nhiều chuỗi liên kết chặt chẽ từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ nông sản, một nỗ lực được đánh giá cao với những kết quả tích cực Việc này không chỉ góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh mà còn đem lại những cải thiện đáng kể về chất lượng và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp Sự tập trung này đã có ảnh hưởng tích cực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước, và cũng đã mở ra nhiều cơ hội mới trong việc chế biến và xuất khẩu nông sản của tỉnh Bằng việc tạo ra các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ hiệu quả, tỉnh Nam Định đã thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp địa phương, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân và tạo ra môi trường kinh doanh lý tưởng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này Những nỗ lực này không chỉ dừng lại ở việc cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp mà còn mở ra hướng phát triển có trách nhiệm hơn về môi trường và an toàn thực phẩm Điều này giúp tăng cường niềm tin và uy tín cho nông sản Nam Định trên thị trường nội địa và cả thị trường quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp tỉnh trong thời gian tới
3.3.1 Khuyến khích sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ
Trải qua thời gian gần đây, ngành Nông nghiệp đã đặt trọng điểm vào việc áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, đồng thời mở rộng quy mô kinh tế của các hộ nông dân và trang trại Các nỗ lực tập trung vào việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích sự phát triển của các hình thức hợp tác xã, đồng thời tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Điều này cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ mạnh mẽ để thiết lập và phát triển các chuỗi cung ứng nông sản liên kết giữa doanh nghiệp với cộng đồng nông dân, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững và hỗ trợ cho cả hai bên Trong lĩnh vực trồng trọt, đã có các hỗ trợ cụ thể nhằm xây dựng và mở rộng các mô hình cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản Điều này không chỉ giúp cải thiện quy mô sản xuất mà còn tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn cho các nông sản Ngoài ra, ngành Nông nghiệp cũng đang tập trung vào việc thay đổi cơ cấu cây trồng trên đất, từ việc chuyển đổi từ lúa sang các loại cây khác nhằm tối ưu hóa sử dụng đất đai và tài nguyên Đồng thời, các nỗ lực cũng được đổ vào việc sản xuất phân bón hữu cơ, áp dụng công nghệ canh tác rau màu theo nguyên tắc của Nhật Bản để tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp Không chỉ dừng lại ở đó, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong việc sản xuất lúa và rau màu cũng được đặc biệt quan tâm, nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng cũng như mở ra cơ hội xuất khẩu rộng rãi hơn cho nông sản Việt Nam “Hiện toàn tỉnh đã xây dựng được 453 cánh đồng lớn sản xuất lúa, cây màu, cây dược liệu với tổng diện tích trên 19 nghìn ha; trong đó có 3.316 ha được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.” (Theo
3.3.2 Xây dựng, tối ưu hóa, tiêu chuẩn hóa mô hình hiện đại, bền vững
Trong thời gian gần đây, ngành chăn nuôi đã đang có những chuyển đổi đáng chú ý, trong đó việc giảm tỷ lệ chăn nuôi tại các hộ nông dân và di chuyển hướng sản xuất chăn nuôi trên quy mô trang trại, theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp đã trở thành xu hướng phổ biến Đặc biệt, các quy trình như VietGAP và chăn nuôi an toàn sinh học đã được áp dụng và nhân rộng mạnh mẽ hơn Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa người chăn nuôi với các doanh nghiệp để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đã mang lại những cải thiện đáng kể về hiệu quả trong lĩnh vực chăn nuôi
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tỉnh đang tiếp tục duy trì và mở rộng các khu vực nuôi tập trung, từ việc chuyển đổi từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang các phương pháp nuôi thâm canh và siêu thâm canh với mật độ cao hơn Việc áp dụng quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là một trong những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, điều này đáp ứng mạnh mẽ với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Đáng chú ý, hiện nay, việc xây dựng “Vùng nuôi ngao liên kết Lenger Farm” với diện tích 500ha tại xã Nam Điền (Nghĩa Hưng), cùng với hoạt động của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam, đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC Điều này chứng tỏ sự nỗ lực và cam kết của tỉnh trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản, cũng như việc phát triển các mô hình liên kết mang lại lợi ích cho cả người chăn nuôi và ngành công nghiệp thủy sản trên toàn bộ chuỗi cung ứng
3.3.3 Xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng bền vững, hiệu quả
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, thời gian qua, ngành Nông nghiệp và các địa phương đã tập trung đầu tư phát triển sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, gắn với tái cơ cấu, phát triển các mô hình liên kết chuỗi cung ứng và xây dựng các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao theo chuỗi giá trị
Công ty TNHH Toản Xuân, một doanh nghiệp có trụ sở tại xã Yên Lượng, huyện Ý Yên, đã đứng đầu trong việc tham gia triển khai chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp Họ đã hợp tác chặt chẽ với Văn phòng Điều phối Chương trình Nông thôn mới của tỉnh Nam Định và một đơn vị tư vấn chương trình OCOP để thực hiện mục tiêu này Sản phẩm gạo mang thương hiệu “Gạo sạch Toản Xuân” đã nhận được sự công nhận từ UBND tỉnh Nam Định, đạt chuẩn OCOP với số điểm cao, tương đương với xếp hạng 5 sao - một thành công đáng kể trong hành trình sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp
Trên “Tạp Chí Công Thương”, Ông Trần Quốc Toản, Giám đốc của Công ty
TNHH Toản Xuân, chia sẻ rằng sau một khoảng thời gian tập trung vào ngành nông nghiệp, ông đã mạnh dạn kế hoạch tạo ra sản phẩm gạo chất lượng cao nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng cả trong và ngoài tỉnh Để làm được điều này, ông đã khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế của địa phương, tập trung vào việc sản xuất hạt gạo chất lượng Để đảm bảo nguồn cung ứng gạo sạch ổn định ra thị trường, công ty đã tiến hành xây dựng một chuỗi liên kết sản xuất mạnh mẽ giữa các hợp tác xã và nông dân với doanh nghiệp Được sự hỗ trợ quan trọng từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, công ty đã thành công trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng xây dựng chuỗi liên kết với gần chục hợp tác xã và một số hộ nông dân tại các huyện Nam Trực, Ý Yên, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy Diện tích sản xuất này trên 500ha lúa chất lượng cao, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng và bền vững
Hiện sản phẩm gạo sạch của Cty TNHH Toản Xuân đang được bày bán tại Nam Định, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… và được người tiêu dùng đón nhận và tin cậy Chuỗi SX lúa gạo của Toản Xuân tự hào là đơn vị SX lúa gạo đầu tiên tại đồng bằng sông Hồng được Bộ NN-PTNT công nhận là “Sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn”, đây là minh chứng rõ nét nhất cho những nỗ lực của Cty từng bước đưa sản phẩm nông sản sạch và an toàn phục vụ đông đảo người tiêu dùng.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH VÀO NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN TẠI NAM ĐỊNH
Mô hình nghiên cứu
4.1.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết
Theo Lin (2011, tr.2), khách hàng hiện nay yêu cầu các sản phẩm xanh được sản xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường và quy trình sản xuất xanh, điều này đặt ra thách thức đối với doanh nghiệp, đòi hỏi họ tích hợp mục tiêu môi trường vào quản lý chiến lược dài hạn Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của khách hàng cũng đòi hỏi nhiều hơn, do đó khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi quy trình chuỗi cung ứng nói chung và mặt hàng nông sản nói riêng Sự khắt khe về chất lượng, yêu cầu sản phẩm khiến cho các chuỗi phải thực hiện không chỉ đảm bảo về mặt chất lượng mà còn đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm, đặc biệt là nhấn mạnh yếu tố sản phẩm với sứ mệnh bảo vệ môi trường bởi xu hướng người tiêu dùng đang hướng đến tiêu dùng sản phẩm bền vững, an toàn, thân thiện với môi trường Nhu cầu về hàng hóa xanh tăng cao do nhận thức của người tiêu dùng ngày càng tăng (Theo Jum'a et al.,
2021) Ngoài ra, khi khách hàng có sức mạnh thị trường để thực hiện các hoạt động xanh được áp dụng rộng rãi hơn, họ có thể khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các chính sách xanh bằng cách gây áp lực lên tập đoàn (Jayaram và Avittathur 2015)
Giả thuyết H1: Yếu tố khách hàng có ảnh hưởng tới phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định
Theo bài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Ngô Thị Hằng dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Văn Tiến: “Công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng đòi hỏi lượng đầu tư khá lớn, vì thế không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn nên nếu các doanh nghiệp sản xuất không có đủ vốn hoặc không thể tiếp cận đến vốn từ các nguồn bên ngoài thì doanh nghiệp rất khó chuyển đổi sang công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng mặc dù họ nhận thức được rằng các công nghệ mới sẽ đem lại lợi ích về lâu dài cho họ.”
Tài chính là phương thức tìm kiếm, phân phối, sử dụng nguồn tiền với mục đích đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế - xã hội Lĩnh vực này bao gồm các hoạt động như quản lý tiền gửi, vay nợ, đầu tư, quản lý ngân sách, thu chi, quản lý rủi ro,
Tài chính là một chủ đề rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính, doanh nghiệp và cá nhân Tài chính chủ yếu được chia thành ba phân khúc: Tài chính cá nhân, Tài chính doanh nghiệp và Tài chính công
Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tạo lập, phân phối nguồn tài chính và tiền tệ Quá trình chu chuyển nguồn vốn nhằm phục vụ mục đích sản xuất để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp
Về bản chất, tài chính doanh nghiệp chỉ các hoạt động liên quan đến hệ thống quản lý tài chính doanh nghiệp, bắt đầu từ khâu huy động vốn đến sử dụng nguồn vốn vào quy trình sản xuất, kinh doanh
Giả thuyết H2: Yếu tố tài chính có ảnh hưởng tới phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định
4.1.1.3 Chính phủ Đây là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nhưng có tác động trực tiếp đến việc thực hiện xanh hóa chuỗi cung ứng về mặt hàng nông sản Chính phủ có thể dễ dàng điều tiết các doanh nghiệp bằng cách tác động đến các nguồn lực bên trong và bên ngoài của họ (Nezakati và cộng sự, 2016) Ngoài ra, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các bên liên quan không tuân thủ các chính sách trong quản lý chuỗi cung ứng xanh đã được ban hành (theo Zhu và cộng sự, 2017), các quy định của chính phủ liên quan đến vấn đề môi trường là những quy định ràng buộc tất cả các bên tham gia vào toàn bộ chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp Các nghiên cứu trước đây (như Masudin và cộng sự, 2022, Laoirihongthong và cộng sự, 2013) cho thấy quy định của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng xanh của các công ty đã thành lập Chính phủ đầu tư và phát triển công nghệ xanh, hệ thống tưới tiêu hiệu quả, tối ưu hóa quy trình sản xuất, thiết lập các quy định về tuân thủ môi trường và an toàn thực phẩm Bên cạnh đó, chính phủ cũng hỗ trợ các chương trình giáo dục đào tạo về phương pháp sản xuất xanh và bền vững cho nông dân
Giả thuyết H3: Yếu tố chính phủ có ảnh hưởng tới phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định
Sundarakani et al (2010) cho rằng, tính minh bạch và tăng cường mối quan hệ với nhà cung cấp là những yếu tố quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng xanh Trong qua trình cung cấp nguyên liệu đầu vào các doanh nghiệp tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng các doanh nghiệp vừa phải tuân thủ tất cả những quy định, chế tài liên quan đến môi trường, an toàn vệ sinh của quốc gia, khu vực và toàn cầu, đồng thời cũng phải chủ động đưa ra các tiêu chuẩn cho nhà cung cấp Các quy định, tiêu chuẩn đó cần được quan tâm thực hiện cả trong phạm vi nội bộ công ty cũng như các đối tác…
Giả thuyết H4: Yếu tố các nhà cung cấp có ảnh hưởng tới phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định
Theo FPT Digital cho rằng, yếu tố môi trường (E – Environment trong ESG) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ bền vững và tương lai của chuỗi cung ứng Môi trường chịu tác động trực tiếp trên toàn bộ luồng hoạt động sản xuất, vận chuyển và phân phối sản phẩm ngành hàng nông sản Các quy trình sản xuất trong ngành nông sản không bền vững, xả thải ra môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức đều tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường Khi chuỗi cung ứng không quan tâm đến môi trường, hậu quả có thể dẫn đến sự suy giảm tài nguyên, biến đổi khí hậu, và thiệt hại đáng kể về môi trường tự nhiên Điều này có thể gây ra rủi ro dài hạn về nguồn lực và gián đoạn chuỗi cung ứng xanh trong lĩnh vực nông sản tại Nam Định Tập trung vào yếu tố môi trường trong chuỗi cung ứng có thể mang lại lợi ích to lớn Việc tối ưu hóa tài nguyên và giảm lãng phí trong quá trình sản xuất, vận chuyển giúp giảm chi phí, cải thiện hiệu quả hoạt động Đồng thời, đầu tư vào công nghệ và giải pháp bảo vệ môi trường cũng giúp tạo ra giá trị bền vững và thu hút nhà đầu tư, cổ đông quan tâm đến chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định
ESG: đại diện cho ba khía cạnh quan trọng trong tiêu chí đánh giá và đo lường bền vững của một doanh nghiệp, bao gồm: Môi trường (Environment), Xã hội (Social), và Quản trị (Governance)
Giả thuyết H5: Yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định
Theo trang 26,27 trong bài luận văn của tác giả Nguyễn Trọng Nguyên cho rằng:
“Chuỗi cung ứng giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của công ty: việc kết hợp các chức năng khác nhau trong kinh doanh như: kế hoạch, thiết kế sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu, sản xuất, chế tạo, hội đồng, vận chuyển, kho bãi, phân phối, giao nhận hàng, hỗ trợ khách hàng… Công nghệ thông tin có vai trò là chìa khóa trong sự phát triển này Tiếp cận với chuỗi cung ứng cho phép các công ty “gặp được khách hàng một cách nhanh hơn, ít chi phí hơn và thông qua nhiều kênh hơn” Quản lý chuỗi cung ứng giúp tăng hiệu quả tài chính, theo các cuộc khảo sát trong nhóm 100 và 50 Fortune cho thấy, chủ động trong quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp “cắt giảm chi phí, cải thiện hiệu quả, mở rộng dịch vụ và lợi ích từ khách hàng và cải thiện năng lực cạnh tranh” Quản trị chuỗi cung ứng là lợi thế trong cạnh tranh: Trong nền kinh tế toàn cầu nơi mà hầu hết các công ty đều có sự kết nối thông qua một chuỗi các giao dịch, mối quan hệ với nhà cung cấp và hợp tác trong hoạt động trở thành một chất lượng khó có thể sao chép được Thành công của quản lý chuỗi cung ứng giống nhƣ một khung quyết định – thực hiện, có thể được cho là khả năng tối ưu hóa hoạt động mở rộng cho đầu ra nào đó Đồng thời các chuỗi cung ứng đại diện để phát hiện ra 27 những tác động được tích lũy theo một hệ thống sản xuất tuyến tính Mỗi một giai đoạn sản xuất, từ khai thác nguyên liệu đến xử lý cuối cùng đều ảnh hưởng đến môi trường, phạm vi từ không khí đến nước cho đến các chất độc hại và chất thải Trong khi có một số nghiên cứu kiểm tra tác động của một sản phẩm duy nhất trên vòng đời của nó hoặc dọc theo chuỗi cung ứng nhưng lại không có hệ thống cách thức giải quyết về tác động của môi trường trong quản lý chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng mà được tối ưu hóa chi phí trong một nền kinh tế toàn cầu hóa và công nghệ tiên tiến sẽ mang lại ba kết quả: Vận chuyển nhanh hơn, giảm quản lý môi trường, gia tăng tiêu thụ toàn cầu.”
Môi trường bên trong là một phần của môi trường kinh doanh liên quan đến các yếu tố khác nhau có trong tổ chức Nó bao gồm các điều kiện, lực lượng, thành viên và sự kiện có khả năng ảnh hưởng đến các quyết định và hoạt động của công ty Nó xác định các thủ tục và phương pháp thực hiện các hoạt động trong tổ chức Cũng như nó bao gồm tất cả các nguồn thông tin và tức thời Chẳng hạn như các nguồn lực kỹ thuật, tài chính và vật chất của tổ chức
Giả thuyết H6: Yếu tố bên trong có ảnh hưởng tới phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định
Như vậy, chúng tôi đã đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa 6 biến độc lập (bao gồm: khách hàng, tài chính, chính phủ, nhà cung cấp, môi trường và yếu tố bên trong) và một biến phụ thuộc (phát triển chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản tại Nam Định) được thể hiện ở mô hình sau:
4.1.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm
Sau khi thực hiện thảo luận nhóm, những người tham gia đã đồng ý với các thành phần trong mô hình nghiên cứu và không có đề xuất mở rộng thêm Do đó, mô hình nghiên cứu thực nghiệm vẫn được giữ nguyên như mô hình nghiên cứu lý thuyết Thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản tại Nam Định bao gồm nhu cầu cá nhân, giá cả, dịch vụ khách hàng, cơ sở hạ tầng, nhóm tham khảo, dựa trên thang đo Likert 5 điểm (thay đổi từ 1 = Rất không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung lập, 4 = Đồng ý và 5 = Rất đồng ý) Thang điểm từ 1 đến 5 thể hiện mức độ quan tâm tăng dần, điểm càng cao càng quan tâm đến vấn đề đó Các thành phần của mô hình nghiên cứu được thiết kế thang đo để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng như sau:
Thang đo thành phần “Phát triển chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản tại Nam Định”
Các biến quan sát Kí hiệu
- Bạn có kiến thức về chuỗi cung ứng xanh QĐ1
- Bạn biết chi phí ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chuỗi cung ứng xanh QĐ2
- Bạn quan tâm đến môi trường bằng cách ủng hộ chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản QĐ3
- Bạn biết chính phủ đã tạo điều kiện cho phát triển chuỗi cung ứng xanh QĐ4
Thang đo thành phần “Khách hàng”
Các biến quan sát Kí hiệu
Khách hàng/Người dân không nhận thức được các lợi ích của chuỗi cung ứng xanh đã đem đến cho mặt hàng nông sản
Khách hàng/Người dân chưa có kiến thức về tầm quan trọng của chuỗi cung ứng xanh tác động đến mặt hàng nông sản
Khách hàng/Người dân chưa tiếp cận những tuyên truyền về chuỗi cung ứng xanh trong mặt hàng nông sản
Khách hàng/Người dân vẫn còn trung thành với quy trình chuỗi cung ứng truyền thống với mặt hàng nông sản
Thang đo thành phần “Tài chính”
Các biến quan sát Kí hiệu
Ngành công nghiệp có trách nhiệm giảm giá việc loại bỏ chất thải và vật liệu có hại
Giá dự án cao khi thực hiện các hoạt động (chẳng hạn như thiết kế sinh thái và lắp ráp xanh) bởi sự thiếu kinh nghiệm
Việc thanh toán trong chuỗi cung ứng xanh có thể bị chậm trễ do khách hàng thanh toán trễ
Thang đo thành phần “Chính phủ”
Các biến quan sát Kí hiệu
Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển của chuỗi cung ứng xanh vào ngành nông sản tại Nam Định Dữ liệu để phục vụ nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát trực tuyến qua phần mềm Google Form Phương pháp chọn mẫu thuận với cỡ mẫu là 204 người, số phiếu trả lời không hợp lệ là 0 phiếu
Dựa trên dữ liệu thu thập, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để thực hiện các phân tích thống kê gồm: Đánh giá độ tin cậy các thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành nông sản tại Nam Định và test khuyết tật
4.2.2.1 Thống kê mô tả Đặc điểm Tỷ lệ (%) Đặc điểm Tỷ lệ (%)
35 tuổi trở lên Dưới 18 tuổi
Nghề nghiệp Bạn sống ở đâu tại Nam Định
Mỹ Lộc Nam Trực Nghĩa Hưng Thành phố Nam Định Trực Ninh
Vụ Bản Xuân Trường Ý Yên
Loại hình doanh nghiệp nơi bạn làm việc
Vị trí công tác của bạn
Lãnh đạo cấp cao Lãnh đạo cấp bộ phận Lãnh đạo cấp phòng Khác
Cuộc khảo sát thực hiện trong giai đoạn từ 06/01/2024 đến 22/01/2024, bằng cách gửi bảng hỏi Google Form đến người tham gia khảo sát Kết quả khảo sát thu được 204 phiếu trả lời, trong đó không có phiếu nào không hợp lệ
Kết quả phân tích số phiếu trả lời hợp lệ, có 40,7% nam và 59,3% nữ; độ tuổi dưới
18 chiếm 3,9%, từ 18-30 chiếm 73,5%, từ 30-35 tuổi chiếm 18,1% và trên 35 tuổi chiếm 4,4%
4.2.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
• Thang đo “Phát triển chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản tại Nam Định” và thang đo 6 yếu tố gồm “Khách hàng”, “Tài chính”, “Chính phủ”, “Nhà cung cấp”,
“Môi trường và “Yếu tố bên trong” sẽ đánh giá được độ tin cậy số thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha để làm cơ sở phân tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo b Đánh giá độ tin cậy thang đo “Phát triển chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản tại Nam Định”
Qua kết quả đo cho thấy thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị là 0,878 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả biến đo lường thành phần quyết định mua nhà đều > 0,3 nên đạt độ tin cậy c Đánh giá độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản tại Nam Định
• Thang đo thành phần “Khách hàng” khi đánh giá độ tin cậy lần thứ 1 thì hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,850 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đo lường thành phần đều > 0,3 nên đạt độ tin cậy
• Thang đo thành phần “Tài chính” khi đánh giá độ tin cậy lần thứ 1 thì hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,953 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đo lường thành phần đều > 0,3 nên đạt độ tin cậy
• Thang đo thành phần “Chính phủ” khi đánh giá độ tin cậy lần thứ 1 thì hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,965 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đo lường thành phần đều > 0,3 nên đạt độ tin cậy
• Thang đo thành phần “Nhà cung cấp” khi đánh giá độ tin cậy lần thứ 1 thì hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,907 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đo lường thành phần đều > 0,3 nên đạt độ tin cậy
• Thang đo thành phần “Môi trường” khi đánh giá độ tin cậy lần thứ 1 thì hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,941 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đo lường thành phần đều > 0,3 nên đạt độ tin cậy
• Thang đo thành phần “Yếu tố bên trong” khi đánh giá độ tin cậy lần thứ 1 thì hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,731 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đo lường thành phần đều > 0,3 nên đạt độ tin cậy
4.2.2.3 Nhân tố khám phá a Nhận xét chung
• Các thang đo phát triển chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản tại Nam Định và thang đo 6 thành phần ảnh hưởng đến sự phát triển sau khi được đánh giá độ tin cậy thang đo được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phương pháp quay Varimax và phương pháp trích Principle Components để đo lường giá trị hội tụ và giảm bớt dữ liệu nghiên cứu với các kiểm định KMO, mức ý nghĩa của kiểm định Barlett, Eigen value và hệ số tải nhân tố (Factor loading)
• Phân tích nhân tố khẳng định EFA được sử dụng để kiểm định thang đo các khái niệm nghiên cứu Qua đó xác định xem phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở như thế nào, qua đó để thấy được cụ thể hơn các thang đo trên có tách thành những nhân tố mới hay rút gọn, giảm bớt đi biến quan sát nào hay không
• Những tiêu chí sử dụng khi chạy EFA là: Hệ số KMO >0.5, mức ý nghĩa sig
1 được sử dụng Do kích thước mẫu của bài là 204 nên khi phân tích nhân tố khám phá EFA chọn hệ số tải FaPBor Loading lớn hơn 0,5 Xem xét loại đi những biến tải lên cùng 2 nhân tố hoặc đứng 1 mình ở 1 nhân tố b Phân tích nhân tố biến “phát triển chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản tại Nam Định”
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.835 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 415.137 df 6
Đánh giá chung và kết luận rút ra từ nghiên cứu
Với kết quả nghiên cứu đã trình bày, nhóm nghiên cứu rút ra được kết luận về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản tại Nam Định lần lượt theo thứ tự ảnh hưởng lớn nhất đến thấp nhất là Tài chính, Nhà cung cấp, Chính phủ, Yếu tố bên trong doanh nghiệp, Môi trường và Khách hàng
Theo kết quả nêu trên, vấn đề về tài chính là yếu tố tác động lớn nhất Điều này thực tế tại nhiều doanh nghiệp khi mà muốn triển khai bất kì một dự án, kế hoạch thì vấn đề luôn phải đặt lên hàng đầu đó chính là chi phí Không có hoặc không đủ chi phí sẽ không thể thực thi được dự án, và doanh nghiệp cũng phải cân nhắc mọi thứ có đảm bảo lợi nhuận và nguồn vốn không, vì cái đích đến cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là kinh doanh
Yếu tố tác động thứ hai đó chính là Nhà cung cấp Điều này cho thấy để đạt được chuỗi cung ứng xanh thì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn đầu vào thân thiện với môi trường, các nguyên liệu đáp ứng xanh, sạch và được xử lí với các biện pháp xanh, tức là không gây ô nhiễm môi trường Đây có lẽ là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp trong công cuộc tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp
Yếu tố tác động xếp vào vị trí thứ ba là Chính phủ và Yếu tố bên trong doanh nghiệp Điều này lí giải vấn đề pháp lí, thủ tục có thể là rào cản cho doanh nghiệp khi thực thi các dự án phát triển theo định hướng chuỗi cung ứng xanh Từ đó ta có thể thấy nhà nước ta luôn có các yêu cầu nghiêm ngặt về chính sách sản phẩm, các điều kiện đảm bảo nguồn hàng cũng như là quy trình xử lý …, song song với đó các doanh nghiệp cũng có thể khó khăn nội bộ về cơ sở vật chất, cũng như trình độ quản trị của các lãnh đạo để phát triển chuỗi cung ứng xanh được hoàn thiện
Yếu tố tác động tiếp theo đó là yếu tố Môi trường Theo đó ta có thể thấy, điều kiện về tự nhiên tại Nam Định có thể không đáp ứng được sự thuận lợi trong việc triển khai phát triển chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản Với 4 mùa quanh năm, điều kiện nhiệt độ thất thường có lẽ không phải môi trường lí tưởng đem lại lợi ích cho chuỗi cung ứng xanh vào mặt hàng nông sản
Cuối cùng, yếu tố tác động yếu nhất trong nhóm tác động nói trên là yếu tố Khách hàng Điều này cho thấy người dân vẫn chưa có nhiều kiến thức về lợi ích của chuỗi cung ứng xanh vào nông sản đem lại bởi sự vĩ mô của nó Đồng thời, người dân tại Nam Định chủ yếu là người nông thôn nên chưa được phổ cập những chiến dịch, tuyên truyền bảo vệ môi trường, người dân chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường cho nên có ít người quan tâm đến chuỗi cung ứng xanh mà chỉ trú trọng vào các lợi ích trước mắt và vận hành theo cách truyền thống
Trong thời đại hiện nay chúng ta có thể thấy chuỗi cung ứng xanh đóng vai trò rất quan trọng, được sự quan tâm hàng đầu của mọi người cũng như các doanh nghiệp Đặc biệt tại tỉnh Nam Định, mặt hàng nông sản, mặt hàng trở nên vô cùng dồi dào hơn bao giờ hết đã có những yếu tố thiết thực trong việc thúc đẩy và áp dụng các chuỗi cung ứng để phát triển chuỗi cung ứng xanh vào các mặt hàng này Vì thế với nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản tại Nam Định” là một chủ đề thú vị để phân tích và nhận định nhằm từ đó mang lại các thông tin thiết thực có ích cho cộng đồng Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích và đo lường các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến phát triển chuỗi cung ứng xanh cho mặt hàng nông sản tại Nam Định Những yếu tố này tác động theo một mức độ từ mạnh nhất đến yếu nhất như sau: Tài chính, Nhà cung cấp, Chính phủ, Yếu tố bên trong doanh nghiệp, Môi trường và Khách hàng
Nghiên cứu này có thể đem lại nhiều giá trị thực tiễn Trước hết, những kết quả nghiên cứu này có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình quản lý chuỗi cung ứng, đặc biệt chú trọng đến loại hình chuỗi cung ứng xanh, giúp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng nông sản của doanh nghiệp, từ đó cải thiện doanh thu và dịch vụ Chính phủ có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này để đánh giá giải pháp có ích cho môi trường, hiệu quả sử dụng các tài nguyên.
GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH VÀO NGÀNH NÔNG SẢN TẠI NAM ĐỊNH
Các kết luận nghiên cứu (các phát hiện chính)
Qua việc tìm hiểu và phân tích “các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại Nam Định”, nhóm nghiên cứu rút ra được các kết luận như sau:
• Thứ nhất, bài nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận như: Khái niệm về logistics và chuỗi cung ứng; Khái niệm và vai trò về chuỗi cung ứng xanh; Khái niệm và đặc điểm về mặt hàng nông sản; Giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản
• Thứ hai, bài nghiên cứu đã chỉ ra và phân tích được kết quả tổng quan của lĩnh vực mặt hàng nông sản tại Nam Định, kết quả thực trạng áp dụng phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản tại Nam Định trong giai đoạn
2018 - 2022 gồm thực trạng hoạt động logistics xanh và chuỗi cung ứng xanh
• Thứ ba, bài nghiên cứu đã chỉ ra những chính sách áp dụng phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản tại Nam Định trong giai đoạn 2018 -
2022 như là: Khuyến khích sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ; Xây dựng, tối ưu hóa, tiêu chuẩn hóa mô hình hiện đại, bền vững; Xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng bền vững, hiệu quả
• Thứ tư, bài nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tác động đến phát triển chuỗi cung ứng xanh vào ngành hàng nông sản tại Nam Định gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đó là: Khách hàng; Tài chính; Chính phủ; Nhà cung cấp (xanh); Môi trường; Yếu tố bên trong
• Thứ năm, nghiên cứu này được triển khai với sự tham gia của 206 người với sự tác động của 6 nhân tố trên Sau khi gửi phiếu điều tra, nhóm đưa ra kết quả như sau: yếu tố Tài chính tác động mạnh nhất, yếu tố tác động mạnh thứ 2 là Nhà cung cấp, thứ 3 là Chính phủ và Yếu tố bên trong, thứ 5 là Môi trường, cuối cùng là yếu tố Khách hàng.
Dự báo xu hướng phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản tại
Từ việc phân tích thực trạng, các yếu tố tác động đến phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành hàng nông sản đã được thực hiện trong bài nghiên cứu, có thể nhận định rằng chuỗi cung ứng xanh về ngành hàng nông sản sẽ là một trong những xu hướng quan trọng và chính yếu trong tương lai đối với Việt Nam nói chung và đối với Nam Định nói riêng Tại tọa đàm “Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay - Những vấn đề đặt ra”, PGS.TS Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nói đến một xu hướng hiện nay của kinh tế nông nghiệp là xanh hóa chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu
Thông tin về thực trạng và giải pháp phát triển logistics xanh hướng tới chuỗi cung ứng bền vững cho nông sản Việt Nam xuất khẩu đi thị trường Australia, PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) cho biết, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang Australia với mức tăng trưởng trung bình 11%/năm từ 2018 - 2022 Một số loại trái cây như xoài, thanh long và nhãn đã chiếm lĩnh thị trường Australia Năm 2022, lượng lớn sản phẩm nông nghiệp bao gồm gạo, tiêu, cà phê và hạt điều đã được xuất khẩu sang Australia
Theo Nghiên cứu khảo sát từ Chủ sở hữu hàng hóa (CO) và Nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) do Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) thực hiện từ tháng 8 đến tháng 10/2023, trong lĩnh vực logistics xanh cho sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp cam kết mạnh mẽ và 44,23% đánh giá rất tốt, 25% đánh giá tốt Doanh nghiệp nông nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ logistics đều chủ động thực hiện chính sách và quy trình xanh
Tại Nam Định có truyền thống nông nghiệp lâu dài, với nhiều hệ thống nông trại, các làng nghề truyền thống, điều này tạo ra cơ sở vững chắc cho việc phát triển chuỗi cung ứng xanh trong nông nghiệp
Nam Định với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, đang có nền nông nghiệp phát triển và đa dạng Cộng đồng người tiêu dùng ngày càng nhận thức cao về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm Do đó, việc phát triển chuỗi cung ứng xanh không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường mà còn đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường và sức khỏe Trước hết, có thể dự kiến sự gia tăng trong việc áp dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ và bền vững Người nông dân tại Nam Định có thể chuyển đổi từ việc sử dụng phân bón và hóa chất đến việc sử dụng phân bón hữu cơ và phương pháp canh tác sinh thái, từ đó tạo ra sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng cao và thân thiện với môi trường Chính phủ cũng đang ngày càng quan tâm đến chuỗi cung ứng xanh về ngành hàng nông sản Và trong tương lai có thể sẽ có những chính sách, những sự đầu tư lớn dành cho chuỗi cung ứng xanh về ngành hàng nông sản ở Việt Nam cũng như ở Nam Định Các yếu tố khác như Tài chính, nhà cung cấp (xanh), yếu tố bên trong cũng tạo điều kiện thuận lợi để có thể phát triển mạnh mẽ chuỗi cung ứng xanh về ngành hàng nông sản tại Nam Định
Như vậy, ta có thể thấy Nam Định có tiềm năng lớn để phát triển chuỗi cung ứng xanh và bền vững về ngành hàng nông sản.