Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam dưới tác động của các biến động kinh tế chính trị trên thế giới giai đoạn hiện nay

43 0 0
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam dưới tác động của các biến động kinh tế   chính trị trên thế giới giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây cũng là mặt hàng có lợi thế cạnh tranh lớn của nước ta, đặc biệt là khi những năm gần đây, các đối thủ lớn luôn bị chịu những tác động đến từ trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - KINH DOANH QUỐC TẾ

- -

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

TÊN ĐỀ TÀI

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN ĐỘNG KINH TẾ - CHÍNH TRỊ

TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện:

Trang 2

2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian hoàn tiện bài nghiên cứu này, nhóm đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của

các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế trường Đại học Thương Mại Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS Phan Thị

Thu Giang đã tận tình giúp đỡ nhóm hoàn thành bài nghiên cứu này

Bài nghiên cứu của nhóm vẫn còn nhiều hạn chế, chuyên đề nghiên cứu khoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo của Trường Đại học Thương Mại

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu cam đoan bài nghiên cứu “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới tác động của các biến động kinh tế - chính trị trên thế giới giai đoạn hiện nay” là công trình khoa học độc lập và của riêng Mọi số liệu trong bài đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực Các kết quả nghiên cứu trong luận án do nhóm tự tìm hiểu, phân tích một cách, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Trang 4

4 Contents

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 8

1.2 Tổng quan đề tài nghiên cứu liên quan 8

1.3 Mục đích nghiên cứu 10

1.4 Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu 10

1.5 Phương pháp nghiên cứu 10

1.6 Kết cấu bài nghiên cứu 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 11

2.1 Cơ sở lý thuyết về biến động thế giới 11

2.2 Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu 11

2.3 Cơ sở lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu 14

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIẾN ĐỘNG QUỐC TẾ ĐẾN 17

XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM 17

3.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 17

3.2 Các biến động thế giới ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 213.3 Các kết luận nghiên cứu 32

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT 36

4.1 Dự đoán về hoạt động xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2024 - 2025 36

4.2 Định hướng xuất khẩu gạo Việt Nam 2024-2025 37

4.3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2024 – 2025 39

KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU 43

Trang 5

Hình 4 Lượng nhập khẩu gạo của Philippines từ 2022 đến 8/2023 (nguồn: luagaoviet.com) Hình 5 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý I từ năm 2011 - 2023 (nguồn: Tổng cục Hải quan

Hình 6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong 4 tháng năm 2022 (vòng trong) và 4 tháng năm 2023 (vòng ngoài) theo khối lượng (nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trang 6

7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt 1 ASEAN Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

3 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

4 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

6 EVFTA European-Vietnam Free Trade

Agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Châu Âu

8 VFA Vietnam Food Association Hiệp hội lương thực Việt Nam

9 RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Food and Agriculture Organization of the United

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh

13 EAEU Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á-ÂU

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương

16 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chính mà Việt Nam đã và đang làm trong suốt quãng thời gian chúng ta bắt đầu xu hướng toàn cầu hóa Xuất khẩu mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích, cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa, chính trị Tất nhiên, bên cạnh những lợi ích có thể thấy được thì cũng có những tác hại to lớn có thể xảy ra, đặc biệt là đối với một nước đang phát triển có độ mở lớn như Việt Nam, tuy vậy, những lợi ích mà xuất khẩu mang lại là vô cùng cần thiết cho nước ta, cũng là lý do Chính phủ luôn có những biện pháp thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.

Trong khi đó, gạo từ lâu đã là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Là một trong những mặt hàng quan trọng và quyết định tình hình an ninh lương thực của nhiều quốc gia Châu Á, gạo là một trong những nông sản được nước ta ưu tiên phát triển nhất, đồng thời cũng được tạo điều kiện xuất khẩu lớn nhất Trong vòng 10 năm trở lại đây, Việt Nam liên tục nằm trong top những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất về sản lượng, thường chỉ đứng sau Ấn Độ và Thái Lan Với vị thế như thế, ngành gạo nói chung đóng góp một phần không nhỏ cho tổng sản phẩm quốc nội của nước ta và tạo ra vô số việc làm, với số liệu của năm 2021 cho thấy, nông nghiệp nói chung đóng góp vào 24% GDP của nước ta trong năm đó, trong khi gạo chiếm 30% trong sản lượng nông nghiệp Đây cũng là mặt hàng có lợi thế cạnh tranh lớn của nước ta, đặc biệt là khi những năm gần đây, các đối thủ lớn luôn bị chịu những tác động đến từ trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta.

Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa đang dần trở lại sau những năm đại dịch, điều này cũng có nghĩa là các quốc gia ngày càng mở về kinh tế, dẫn đến việc khi những biến động về kinh tế - chính trị quốc tế xảy ra, những quốc gia này sẽ bị tác động một cách sâu sắc Trên thực tế, các quốc gia xuất khẩu nông sản nói chung hay gạo nói riêng đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ các biến động quốc tế xảy ra liên tục trên khắp thế giới trong năm 2023, dẫn đến việc thị trường về các mặt hàng này có những chuyển biến trên phạm vi toàn cầu Điều này dẫn đến việc cả nguồn cung và nguồn cầu của ngành hàng lúa gạo trên khắp thế giới có những biến động rõ nét, ví dụ như Indonesia, quốc gia Đông Nam Á này trong năm 2023 bất ngờ trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ đứng sau các thị trường vô cùng quen thuộc và truyền thống là Philippines và Trung Quốc Điều này cho thấy các biến động thế giới tuy mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho một số, nếu không muốn nói là đa số quốc gia, cũng đem lại cho những quốc gia khác, trong đó có Việt Nam những cơ hội chưa từng thấy Nghiên cứu được những tác động của những biến động lên hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể giúp ta tìm được cách tối ưu để có thể nắm bắt lấy thời cơ này một cách hiệu quả nhất, đồng thời tìm ra được những khuyết tật mà chúng để lại cho ngành gạo nước ta và qua đó, khắc phục được hậu quả do các biến động tạo ra.

Vì những lý do trên, việc thực hiện đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới tác động của các biến động kinh tế - chính trị trên thế giới giai đoạn hiện nay” là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

1.2 Tổng quan đề tài nghiên cứu liên quan

“Lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam” - Võ Minh Sang, Đỗ Văn Xê: Đây là đề tài vận dụng lý thuyết chi phí nội nguồn(Domestic Resource Cost: DRC),

Trang 8

cho biết chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc sản xuất – xuất khẩu hàng hoá, với mục tiêu: Phân tích thực trạng lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo của Việt Nam; Phân tích nguyên nhân tác động đến lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo; Đề xuất giải pháp nâng cao lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam Phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu sơ cấp được thu thập từ nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL, mẫu được chọn bằng phương pháp phân tầng ngẫu nhiên Kết quả nghiên cứu ghi nhận, Việt Nam đã không còn lợi thế so sánh trong xuất gạo từ năm 2013-2015 Nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu liên tục giảm, trong khi chi phí lại tăng Giải pháp: (1) Quy hoạch lại khâu tổ chức sản xuất, nhằm cân đối cung - cầu về số lượng và gia tăng chủng loại gạo chất lượng cao, để tăng giá xuất khẩu; (2) Đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất - chế biến và (3) Nâng cao giá trị thương hiệu gạo Việt.

“Xuất khẩu gạo Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp” - Nguyễn Đình Luận: Đề tài này nghiên cứu, đưa ra những số liệu cụ thể: Năm 2012 Việt Nam đã xuất khẩu được 7,72 triệu tấn đứng thứ hai thế giới, Ấn Độ xuất khẩu 9,5 triệu tấn đứng thứ nhất, Thái Lan đứng thứ ba với 6,9 triệu tấn Tuy nhiên, với sản lượng gạo sản xuất và xuất khẩu từ năm 2005 đến 2012, năm sau có xu hướng cao hơn năm trước nhưng thu nhập của người nông dân sản xuất lúa không tăng cùng tỷ lệ, thậm chí có năm còn giảm, người nông dân sản xuất lúa Việt Nam nghèo vẫn hoàn nghèo Theo dự báo của VFA, với tình hình sản xuất lúa gạo như thời điểm đó, năm 2013 và những năm tiếp theo xuất khẩu gạo Việt Nam còn gặp khó khăn và chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Trong phạm vi bài viết này tác giả đã phân tích và có một số đề xuất (giải pháp) nhằm bảo đảm lợi ích của người nông dân sản xuất lúa cũng như mong muốn tạo thương hiệu cho gạo Việt Nam để khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.

“Trend in production and export in Vietnam” (Xu hướng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam) - Nguyen Cong Thanh, Baldeo Singh: Nghiên cứu về xu hướng sản xuất và xuất khẩu gạo của quốc gia để lý giải nguyên nhân tại sao việc sản xuất và xuất khẩu gạo của một quốc gia lại tăng hoặc giảm ở những giai đoạn nhất định Vì vậy mà bài nghiên cứu này xuất hiện, đưa ra cái nhìn tổng quan về sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam, đồng thời là những tác động tích cực và tiêu cực Với những dữ liệu cụ thể, kết quả của đề tài này chỉ ra rằng về sự thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam, mối quan tâm quan trọng nhất là để tăng sản lượng gạo cần phải có sự ứng dụng của giống gạo cho năng suất cao và chất lượng thông qua các công nghệ, kỹ thuật sản xuất gạo tiên tiến.

“Vietnam Rice Competitiveness in the International Trade Market in Recent Years, Opportunities and New Challenges for Vietnam Rice Export” (Sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế trong những năm gần đây, cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo Việt Nam) - Phạm Thị Cẩm Nhung, Zhengbing Wang: Trong nghiên cứu về sự cạnh tranh của gạo Việt Nam trong thị trường quốc tế trong những năm gần đây để đưa ra những cơ hội và khó khăn về xuất khẩu gạo Việt Nam Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp trong khoảng 2017-2020 liên quan đến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam cũng như là thị trường gạo thế giới Từ những thông tin tổng hợp được, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận về cơ hội và của Việt Nam trong xuất khẩu gạo như tập trung vào chất lượng gạo Việt Nam dần tăng lên, hội nhập quốc tế đẩy mạnh xuất khẩu, cung thị trường tăng mạnh Cùng với đó, về phần thách thức, nhóm cũng đã đưa ra được những vấn đề chính như ảnh hưởng của khí hậu và sự thiếu thốn cơ sở vật chất, công nghệ cần thiết Nghiên cứu cũng đã có thể đưa ra những giải pháp riêng cũng như là gợi ý về một thị trường thay thế cho xuất khẩu gạo Việt Nam

Trang 9

1.3 Mục đích nghiên cứu

• Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về xuất khẩu và mở rộng thị trường Từ đó đưa ra cơ sở lý thuyết cốt lõi để bám sát, đưa ra định hướng

• Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các biến động của thế giới trong năm 2023 đối với thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

• Qua đó, chỉ ra cơ hội và thách thức khi thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mặt hàng gạo Việt Nam trong bối cảnh hiện tại

1.4 Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các tác động của biến động về kinh tế, chính trị trong năm 2023, từ đó đưa ra đề xuất nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo

• Phạm vi không gian: thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

• Phạm vi thời gian: tìm hiểu về các biến động thế giới xảy ra trong năm 2023

1.5 Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thu thập được chủ yếu là dữ liệu thứ cấp được lấy từ sách, tài liệu nghiên cứu, luận văn về hoạt động xuất khẩu, thông tin thị trường từ một số trang báo điện tử, số liệu từ Bộ Công thương và Tổng cục Thống kê

• Phương pháp xử lý dữ liệu: Đảm bảo bài nghiên cứu làm rõ được vấn đề và nội dung nghiên cứu bằng cách phân tích, tổng hợp và hệ thống lại các thông tin, từ đó đưa ra nhận định từ các thông tin sau khi đã xử lý Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thống kê

1.6 Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được kết cấu từ 4 chương như sau:

• Chương 1: Tổng quan nghiên cứu • Chương 2: Các lý thuyết liên quan

• Chương 3: Thực trạng ảnh hưởng của các biến động quốc tế đến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

• Chương 4: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Cơ sở lý thuyết về biến động thế giới

2.1.1 Khái niệm biến động thế giới

Biến động thế giới nói đến những sự thay đổi lớn ảnh hưởng trong phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng tới những như là: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, …

Biến động thế giới thường xảy ra một cách khó lường trước và có thể gây ảnh hưởng tới nhiều quốc gia và khu vực khác nhau Những sự biến đổi gây thể tạo ra thách thức nhưng cũng có thể đưa ra những cơ hội mới cho cộng đồng quốc tế.

Để hiểu rõ hơn về biến động thế giới, ta có thể theo dõi các chỉ số kinh tế toàn cầu (GDP, CPI, lạm phát …), tình hình chính trị quốc tế cũng như các vấn đề quan trọng khác như an ninh toàn cầu hay môi trường quốc tế.

Một số những sự kiện lớn có thể dẫn đến biến động toàn cầu như đại dịch, khủng hoảng tài chính, xung đột quốc tế, …

Để phục vụ mục đích nghiên cứu, nhóm giới hạn nghiên cứu những biến động lớn trên thế giới về mặt chính trị và kinh tế trong năm 2023.

2.1.2 Tác động của biến động thế giới lên hoạt động xuất khẩu

Các biến động thế giới, nhìn chung, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là các biến động chính trị Những tác động ấy có thể là tiêu cực đối với quốc gia này, nhưng lại có thể là cơ hội đối với quốc gia khác Các biến động quốc tế có thể tác động lên nền kinh tế toàn cầu theo những cách sau:

• Tác động lên thương mại: thương mại toàn cầu rất nhạy cảm trước các biến động, đặc biệt là các biến động về chính trị Dòng luân chuyển hàng hóa toàn cầu có thể bị cản trở bởi những rào cản thương mại, những thứ mà thường được dựng lên do những xung đột chính trị và những biện pháp trả đũa thương mại lẫn nhau giữa các quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh các nước có xu hướng chuyên môn hóa và tạo ra các chuỗi cung ứng toàn cầu, việc thương mại bị cản trở ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, thậm chí là cả an ninh của một quốc gia

• Tác động về thị trường và giá cả: giá cả thế giới của một loại hàng hóa có thể bị tác động do các vấn đề nảy sinh từ trong khâu lưu thông (trong các hoạt động thương mại) hoặc từ chính nguồn sản xuất, từ đó làm đội các chi phí hoặc làm hàng hóa đó trở nên khan hiếm hơn, và qua đó, ảnh hưởng lên giá cả Các biến động toàn cầu thường sẽ làm một vài loại hàng và ngành trở nên khó khăn hơn để lưu thông quốc tế

2.2 Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu

2.2.1 Khái niệm xuất khẩu

Theo từ điển Wikipedia, xuất khẩu hay xuất cảng (Tiếng Anh: export) trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài.

Trang 11

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.

Theo Luật Thương mại 2005, điều 28 khoản 1, khái niệm xuất khẩu mang tính vĩ mô Cụ thể, “Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Theo đó các hoạt động xuất khẩu được diễn ra trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ của một trong hai quốc gia, hoặc lấy đồng tiền của một bên thứ ba làm căn cứ.

2.2.2 Các hình thức xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức mà người bán và người mua trực tiếp hợp tác, ký

kết nên hợp đồng Hàng hóa được xuất khẩu sẽ được bên bán toàn bộ thực hiện các thủ tục hải quan, đứng tên, bán hàng, …

có sự am hiểu diễn biến của thị trường, biết thị trường biến động như thế nào, xu hướng của người tiêu dùng cần gì, muốn gì Khi có bất cứ sự thay đổi thị hiếu thì doanh nghiệp sẽ cải biến, đưa ra từng phương án phù hợp để phát triển kinh doanh hiệu quả

mặt ngôn ngữ, văn hóa, truyền thông… của người bán và người mua là việc không thể tránh khỏi Những sai sót, rủi ro đó có thể là do người bán chưa hiểu hết về sản phẩm, con người hay phong tục tập quán của họ Trong xuất khẩu trực tiếp nếu người bán chưa có sự hiểu biết về thị trường hay thị hiếu của người tiêu dùng, có thể trong nước với chiến lượt mặt hàng đang kinh doanh là thuận lợi nhưng khi ở nước ngoài việc kinh doanh đó không được suôn sẻ thì đó cũng là một hạn chế của xuất khẩu trực tiếp Chi phí vận chuyển hay rất nhiều các chi phí đi kèm thì cũng là một vấn đề quan trọng của xuất khẩu trực tiếp Do đó một đơn hàng được thực hiện khi số lượng hàng hóa là rất lớn Không những thế kiến thức kinh doanh cũng là một trong những mặc hạn chế của việc kinh doanh ở nước ngoài

Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức xuất khẩu mà có một bên thứ ba đứng ra đảm bảo,

nhận thực hiện tất cả các thủ tục cho người bán Bên xuất khảu sẽ thanh toán cho bên được ủy thác theo hợp đồng và các điều lệ do bên nhận ủy thác nêu ra.

đại diện cho nhà sản xuất nên doanh nghiệp việc phát triển tôt công ty hay hàng hóa được buôn bán thuận lợi ở nước ngoài là điều đương nhiên Do bên được ủy thác là người rất am hiều về các thủ tục xuất nhập khẩu, thông quan và cũng như là con người, phong tục, tập quán của thị trường nhắm đến Đối với hình thức xuất khẩu gián tiếp này thì doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là doanh nghiệp ưa chuộng hình thức này hơn do họ còn khá mới trên thị trường chưa có nhiều vốn, kinh nghiệm, nhân lực để có thể thực hiện các thủ tục cũng như việc kinh doanh nên việc dựa vào một bên thứ ba có kinh nghiệm là việc an toàn hơn

tiêu dùng do người thực hiện buôn bán là một bên trung gian và họ còn phải phụ thuộc

Trang 12

vào các yêu cầu của bên trung gian Và lợi nhuận của nhà sản xuất chắc chắn là sẽ bị giảm đi một phần do các chi phí thủ tục thông quan nhập cảnh ở bên phía trung gian thực hiện

Gia công hàng xuất khẩu: là hình thức bên đặt hàng sẽ gửi nguyên vật liệu sang các

nước gia công và họ sẽ có nhiệm vụ gia công hàng hóa theo hợp đồng đồng thời sẽ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài theo yêu cầu của bên đặt hàng.

người dân không những thế mà còn giúp tăng thu nhập quốc gia Trong nước có nhiều diều kiện được thúc đẩy phát triển về cơ sở sản xuất, được thực hành nhiều hơn chạy theo xu hướng quốc tế Cải thiện được nhiều khó khăn trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu, ở các nhóm ngành cơ khí đặc biệt là công nghiệp nhẹ

tế yếu kém, ít phát triển về mọi mặt nên mức giá lương thường rất thấp Các quốc gia đặt gia công thường là ở phương tây do có sự khác biệt về văn hóa trong lao động Họ thường lao động với năng suất rất cao và hay cắt giảm tất cả các đãi ngộ nên việc dẫn đến mâu thuẫn đổ vỡ rất thường xuyên

Xuất khẩu tại chỗ: Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà công ty xuất khẩu sẽ ký hợp

đồng với một công ty ở ngoài khác và công ty đó sẽ đàm phán với công ty nhập khẩu ở cùng nước với công ty xuất khẩu Họ sẽ giới thông tin của công ty nhập khẩu cho người bán, người bán sẽ thực hiện các thủ tục hải quan còn lại

Buôn bán đối lưu: Buôn bán đối lưu là phương thức trao đổi hàng hóa với hàng hóa

có giá trị ngang bằng, dây là một hình thức rất đặc biệt mà ở đó không có sự tham gia của tiền

tệ Người bán cũng sẽ là người mua ở đây

Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất: Tạm nhập tái xuất là việc hàng hoá được đưa

từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam (Theo luật Thương mại 2005) Tạm xuất tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam (Theo Luật Thương mại năm 2005)

2.2.3 Vai trò của xuất khẩu với nền kinh tế

Phát triển doanh nghiệp: Xuất khẩu mang đến doanh thu lớn cho doanh nghiệp Thị

trường kinh doanh giờ đây không chỉ còn bó hẹp trong một nước mà đã được hội nhập hóa, mang đến nguồn thu lớn hơn đổ về từ các quốc gia lân cận và cả những nơi cách xa hơn nửa vòng trái đất Ngoài vấn đề ngoại tệ thu về, xuất khẩu sẽ tạo động lực để doanh nghiệp không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ của chính mình và ngày càng phát triển

Quảng bá thương hiệu: Đó không chỉ là thương hiệu của doanh nghiệp mà còn là

thương hiệu của quốc gia trên thị trường quốc tế Càng nhiều doanh nghiệp tạo được tên tuổi của mình sẽ góp phần khẳng định, nâng cao vị thế của quốc gia đó Ví dụ rõ nhất bạn có thể

Trang 13

thấy như khi nhắc đến Toyota, Honda, Toshiba,…người ta sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản Trong khi đó Microsoft, Apple là thương hiệu quốc gia của Mỹ, Samsung, Hyundai là của Hàn Quốc.

Mang đến nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước: Các quốc gia luôn khuyến khích doanh

nghiệp tăng cường xuất khẩu Đây là cơ sở để tăng tích lũy ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển

Đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế: Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi

là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu) Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu là cách mang ngoại tệ lớn nhất về cho đất nước, bên cạnh đó giúp các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường tiêu thụ, quy mô sản xuất, từ đó giúp nên kinh tế tăng trưởng

Hoạt động xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm: Trong quá trình

hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, hàng hóa các nước phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá các nước khác và gặp phải sự cản trở quyết liệt của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đặt ra Vì vậy để tồn tại, đứng vững và phát triển được thì các nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm… để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hoá nước mình nhằm đứng vững, phát triển trên thị trường và chống trả được sự cạnh tranh quyết liệt của hàng hoá các nước khác

Xuất khẩu giải quyết vấn đề việc làm: Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao

gồm rất nhiều mặt,trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại: Xuất

khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế Việt Nam gắn chặt với phân công lao động quốc tế Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng hoá thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế… đến lựơt nó chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện để cho mở rộng xuất khẩu Hơn nữa, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là trong điều kiện hiện nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

2.3 Cơ sở lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu

2.3.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu

Nhìn chung, các định nghĩa về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, hay còn được gọi là xúc tiến xuất khẩu, khá là tương đồng nhau trong các bài nghiên cứu trong nước và quốc tế, mặc dù cũng có những điều chỉnh để phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình “thúc đẩy xuất khẩu là một phương thức nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa, nó bao gồm tất cả các công cụ, biện pháp của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm tạo ra những cơ hội và khả năng tăng giá trị cũng như số lượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.” Trần Đình Hiệp - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số nước Đông Âu, Luận án tiến sỹ Kinh doanh quốc tế, Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương Một số tài liệu nước ngoài, như Từ điển Kinh tế Oxford (Oxford Dictionary of Economics) hướng hoạt động thúc

Trang 14

đẩy xuất khẩu xuất phát từ Nhà nước qua các hình thức hỗ trợ như các chính sách, công cụ kinh tế để thúc đẩy doanh nghiệp: “là các hoạt động của chính phủ nhằm hỗ trợ việc bán hàng xuất khẩu bằng cách cung cấp các động lực xuất khẩu tại nước sở tại và các hình thức hỗ trợ thực tế cho các nhà xuất khẩu ở nước ngoài Điều này bao gồm việc cung cấp lời khuyên về luật và thực tiễn giao dịch địa phương, cung cấp tín dụng xuất khẩu hoặc bảo đảm với các điều khoản thuận lợi, và áp lực ngoại giao, bao gồm việc ràng buộc viện trợ vào việc bán hàng xuất khẩu.” - John Black, Nigar Hashimzade, and Gareth Myles, Oxford Dictionary of Economics Còn ở cấp độ doanh nghiệp, Tập đoàn công chứng Jaiput Jane & Associates của Ấn Độ đưa ra định nghĩa: Xúc tiến xuất khẩu là các biện pháp chính sách công mà thực sự hoăc có khả năng tăng cường xuất khẩu tại công ty, ngành doanh nghiệp hoặc cấp quốc gia

Vậy nhìn chung, có thể hiểu thúc đẩy xuất khẩu trên phương diện của một quốc gia là:

là các hành động của Chính phủ trong việc sử dụng các quyết định, chính sách, các mối quan hệ quốc tế và các công cụ kinh tế tác động lên doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhằm tăng khối lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó.

2.3.2 Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu

Về cơ bản, thúc đẩy xuất khẩu cũng gần nghĩa với gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng quy mô của nền kinh tế bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng quy mô sản xuất từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia

Đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, định hướng sản xuất Sự chuyên biệt hoá các ngành sản xuất để phục xuất khẩu phù hợp với lợi thế của quốc gia mình giúp các quốc gia có định hướng chiến lược đối với các ngành sản xuất trong nước Định hướng vào các ngành sản xuất có lợi thế sẽ dần dẫn tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn từ hoạt động xuất khẩu

Gia tăng quy mô xuất khẩu đồng nghĩa với tăng nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển Cùng với đó, các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và tập trung vào các ngành tận dụng được lợi thế của quốc gia mình

Giúp tăng nguồn dự trữ ngoại tệ của các quốc gia, đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán Đối với mỗi quốc gia, việc dự trữ ngoại tệ, đặc biệt là ngoại tệ mạnh là điều rất quan trọng, vì ngoại tệ mạnh đều được các nước sử dụng để thực hiện các giao dịch trong quan hệ mua bán trên thị trường thế giới Ngoại tệ thu được từ xuất khẩu cũng sẽ là nguồn vốn sử dụng cho việc nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ phát triển đất nước Nguồn ngoại tệ cũng sẽ giúp thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân và góp phần vào tăng trưởng kinh tế

Giúp đẩy mạnh sản xuất, do đó tạo ra việc làm, đem lại thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho người dân Đối với các nước đang phát triển, việc mở rộng hoạt động xuất khẩu thường đi kèm với các việc xuất hiện các khu công nghiệp các khu chế xuất Các khu công nghiệp và chế xuất đã thu hút không chỉ các nhà xuất khẩu trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia để tạo ra sản phẩm xuất khẩu ra thị trường trên thế giới Thực tế cho thấy việc mở rộng hoạt động của các khu này sẽ thu hút được một lượng lớn lao động ở các địa phương, nhất là lao động dư thừa vào mùa nông nhàn Không những tạo việc làm cho người lao động mà hoạt động xuất khẩu còn tăng thu nhập cho họ, giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống Ngoài ra, thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc thúc đẩy đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu

Trang 15

cũng tạo ra sự đa dạng hóa sản phẩm từ trong và ngoài nước thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của người dân

Tạo tiền đề cho việc tăng cường quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia Thúc đẩy xuất khẩu giúp cho các quốc gia có thể mở rộng và tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác thông qua đẩy mạnh trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy việc ký kết các hiệp định thương mại tự do đem lại lợi ích cho các bên

Thúc đẩy các quốc gia phát huy các lợi thế, mở rộng mặt hàng và thị trường Trong xu thế chung của thế giới hiện nay với việc hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, tiến tới chuyên môn hóa trên phạm vi toàn thế giới thì việc khai thác được lợi thế so sánh là rất quan trọng Đối với các nước đang phát triển việc phát huy lợi thế so sánh về lao động, về nguồn tài nguyên thiên nhiên là hết sức quan trọng để bước đầu để hội nhập và hình thành các mắt xích trong các chuỗi 29 liên kết của nền kinh tế thế giới Thúc đẩy xuất khẩu sẽ thúc đẩy một quốc gia khai thai thác có hiệu quả hơn các lợi thế của mình, phát huy các lợi thế của quốc gia mình

Đối với các doanh nghiệp, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa cũng có vai trò quan trọng: (i) Giúp doanh nghiệp mở rộng, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm, không chỉ phụ thuộc thị trường trong nước mà còn mở rộng ra thị trường nước ngoài, từ đó giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời giúp quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp sang các thị trường mới; (ii) Tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước đổi mới, nâng cao trình độ, tăng chất lượng hàng hóa và hạ giá thành của sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại của các nước khác, thích nghi với các yêu cầu kỹ thuật và vượt qua các hàng rào phi thuế quan của thị trường nhập khẩu; (iii) Thúc đẩy xuất khẩu cũng là động lực để doanh nghiệp tăng cường kết nối với doanh nghiệp ngoài nước; tăng cường học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của các công ty về công nghệ cũng như công tác quản trị kinh doanh

Trang 16

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIẾN ĐỘNG QUỐC TẾ ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM

3.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam

Để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam qua các biến động, ta cần phải biết được vị trí của nước ta trên bản đồ gạo thế giới, và ngay cả thế, vị thế của Việt Nam cũng không cố định một chỗ trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, mà nó liên tục phát triển Đặc biệt, biến động lớn nhất của thập kỷ hiện tại là đại dịch COVID-19 làm thay đổi rất lớn tới mọi ngành nghề ở phạm vi toàn cầu, và ngành gạo không phải ngoại lệ Vậy nên, nhóm sẽ chia sự phát triển của ngành gạo Việt Nam ra làm 2 giai đoạn ứng với biến động này, là giai đoạn trước đại dịch và sau đại dịch.

3.1.1 Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam trước giai đoạn COVID-19 (2016 - 2019)

Năm 2016

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản xuất lúa cả năm 2016 sụt giảm cả về diện tích và năng suất so với năm 2015, đặc biệt là khu vực phía Nam Diện tích gieo trồng lúa đạt 7,8 triệu ha, giảm 0,5%; năng suất ước đạt 56 tạ/ha, giảm 2,8%, là mức giảm năng suất mạnh so với bình quân hàng năm; do vậy sản lượng ước đạt 43,6 triệu tấn, giảm 3,3% so năm 2015

Đặc biệt, khối lượng gạo xuất khẩu cả năm ước đạt 4,88 triệu tấn và giá trị 2,2 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng và giảm 21,2% về giá trị so với năm 2015 Đây là mức giảm kỷ lục trong vòng 10 năm qua.

Hơn nữa, nhiều thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh trong năm qua như Philippines (giảm 65%), Malaysia (giảm 48%), Mỹ (giảm 33%), Singapore, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Hong Kong đều đồng loạt giảm tiêu thụ gạo Việt trong năm 2016 Như vậy, sản lượng xuất khẩu gạo cả năm thấp hơn tới 1,6 triệu tấn so với dự báo mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra từ đầu năm.

Giá gạo xuất khẩu bình quân trong 11 tháng 2016 đạt 448 USD/tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015 Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 với 35,9% thị phần 11 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,61 triệu tấn và 722,2 triệu USD, giảm 20,5% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Năm 2017

Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 448 USD/tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015 Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 với 35,9% thị phần 11 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,61 triệu tấn và 722,2 triệu USD, giảm 20,5% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Ngoài Trung Quốc, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường khác cũng tăng mạnh Đơn cử, trong 10 tháng năm 2017, xuất khẩu gạo sang Philippines tăng tới 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái; Malaysia tăng 97,3%, Cote d'Ivoire tăng 39,7%

Trang 17

Đáng chú ý, một số thị trường có sự tăng trưởng đột biến như: Iraq tăng 9.070%, Hàn Quốc tăng 470%, Saudi Arabia tăng 210%

Năm 2018

Năm 2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nhiều thị trường đã có tăng trưởng cao, góp phần vào mức tăng cao của xuất khẩu gạo cả nước.

Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,12 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá đạt khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3% Giá xuất khẩu bình quân ở mức 501 USD/ tấn, tăng 10,7%, tương đương mức tăng ấn tượng là 48 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2017.

Như vậy, xuất khẩu gạo năm 2018 tiếp tục duy trì tăng trưởng cả về lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu như đã đạt được trong năm 2017.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nhiều thị trường đã có tăng trưởng cao, góp phần vào mức tăng cao của xuất khẩu gạo cả nước Trong đó, các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ghana, Iraq, Cote d'Ivoire và Hong Kong (Trung Quốc).

Ngoài Indonesia và Philippines, các thị trường có tăng trưởng xuất khẩu gạo cao trong năm 2018 còn có Iraq, Hàn Quốc, Cote d'Ivoire, Hồng Kông (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ Đặc biệt, xuất khẩu sang các thị trường này là các loại gạo có chất lượng và giá trị cao như gạo thơm, gạo japonica.

Năm 2019

Xuất khẩu gạo trong 2019 đạt được những thành tựu nổi bật như: Sản lượng đạt 6,37 triệu tấn (tăng 4,2%), trị giá 2,8 tỷ USD (giảm 8,3%) Cơ cấu thị trường có sự thay đổi tích cực khi có nhiều thị trường mới được mở ra còn thị trường Trung Quốc đã giảm dần tỷ trọng.

Bên cạnh đó, Việt Nam có một số thuận lợi do các FTA đã đi vào thực thi Cụ thể, trong khuôn khổ tham vấn song phương với Hàn Quốc về việc nước này thuế hóa mặt hàng gạo trong khuôn khổ WTO, Việt Nam đã ký kết với Hàn Quốc hai văn bản là Thỏa thuận nhiều bên giữa Hàn Quốc và 5 đối tác WTO (gồm Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam), về việc phân bổ hạn ngạch thuế quan; Thư trao đổi song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc về phân bổ hạn ngạch thuế quan Như vậy, kể từ ngày 01/01/2020, bên cạnh việc phân bổ 20.000 tấn gạo cho tất cả thành viên WTO, Hàn Quốc sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch riêng là 55.112 tấn gạo Lượng hạn ngạch phân bổ cho Việt Nam bao gồm các loại gạo mà Việt Nam có thể trồng và XK Với thị trường EU, khi EVFTA có hiệu lực sẽ mở hạn ngạch khoảng 40.000 tấn gạo (trong tổng số 85.000 tấn hạn ngạch theo cam kết) … Đây là cơ hội để nhiều loại gạo của Việt Nam, đặc biệt là gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ vào được thị trường này.

Nhìn chung, thị trường gạo Việt Nam giai đoạn này được đánh giá là phát triển bền vững, ổn định về giá cả, đồng thời tìm kiếm được các “bạn hàng” lâu dài, cụ thể ở đây là Trung Quốc và Philippines, khi mà 2 quốc gia này luôn là điểm đến hàng đầu cho hạt gạo Việt Nam Đồng thời, ta cũng có được những cơ hội mới thông qua các hiệp định thương mại và các chứng nhận, kiểm định về chất lượng gạo cho phép nước ta mở rộng sang các nước có nhu cầu khó tính và đòi hỏi khắt khe, mở ra tiềm năng về các thị trường có sức mua và giá bán hấp dẫn Điều này đặc biệt là cần thiết, không chỉ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu và thu về thêm lợi nhuận cho nước ta, mà còn giảm sự phụ thuộc của mặt hàng này đối với thị trường

Trang 18

khổng lồ Trung Quốc - quốc gia luôn đứng đầu trong danh sách các nước nhập khẩu gạo Việt Nam trong nhiều năm liền.

3.1.2 Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn Covid-19 (2019-2022)

Đại dịch Covid bùng nổ đã gây ra nhiều thiệt hại tới nền kinh tế Việt Nam ở mọi lĩnh vực khác nhau, trong đó có sản xuất, xuất khẩu gạo.

Trong giai đoạn 2019-2022 (giai đoạn dịch bệnh bùng nổ mạnh), thị trường mặt hàng gạo Việt Nam đã có nhiều biến động Do Việt Nam đã chủ động đa dạng hóa thị trường xuất khẩu từ năm 2019 để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên cũng đã hạn chế được ít nhiều sự ảnh hưởng tiêu cực của Covid tới xuất khẩu gạo của Việt Nam

Về giá cả, mặc dù vào thời điểm tháng 2/2020, vẫn đang là vụ lúa Đông-Xuân, giá gạo Việt Nam đã tăng tăng gần 10% so với tháng 1/2020 So với cùng thời điểm này năm 2019, giá gạo Việt đã tăng trên 10% (khoảng 40 USD/tấn) Lý do cho sự tăng lên này là bởi nhu cầu xuất khẩu mạnh, chủ yếu sang Philippines và Malaysia Về xuất khẩu, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2020 cho đến ngày 15/2/2020, Việt Nam đã xuất khẩu được 653.388 tấn gạo, với 303,176 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 32,98% về khối lượng và tăng 39,77% về trị giá Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong tháng 1/2020 tăng khá mạnh, tăng 121,3% về lượng và 176,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 18.359 tấn, tương đương 10,78 triệu USD, giá xuất khẩu tăng 25,1%, đạt 587 USD/tấn Mặc dù vậy, thị phần của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu gạo Việt Nam tháng 1/2020 chỉ đạt 5,49%.

Hình 1 Số liệu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc từ tháng 12/2019-2/2020 (ảnh: Tổng cục Hải quan)

Xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn này cũng đã mở rộng thêm nhiều đơn hàng sang các thị trường chính Trong đó có Hàn Quốc-một thị trường tiêu thụ gạo có chất lượng, trong năm 2020 đã chiếm 7,7% thị phần xuất khẩu gạo Việt Nam, điều này cho thấy chất lượng gạo Việt Nam đã ngày càng được cải thiện.

Theo đó, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2020 với 32,2% thị phần, đạt 1,94 triệu tấn và 910,16 triệu USD, giảm 1,7% về khối lượng nhưng tăng 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019 Trong 11 tháng năm 2020, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh gồm: Indonesia (gấp 2,8 lần, đạt 88,3 nghìn tấn và 47,8 triệu USD) và Trung Quốc (tăng 91,6%, đạt 752,3 nghìn tấn và 431,7 triệu USD) Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Iraq (giảm 65,6%).

Về chủng loại gạo xuất khẩu, Về chủng loại xuất khẩu, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 32,5% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 32,9%; gạo nếp chiếm 29,6%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,8% Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam gồm: Philippines (chiếm 53,7%), Cuba (chiếm 23,5%) Trong tháng 12/2020, giá

Trang 19

gạo 5% tấm của Việt Nam có xu hướng giảm đột ngột vào đầu tháng và tăng mạnh trở lại từ giữa tháng Cụ thể, vào đầu tháng 12/2020, giá gạo giảm đột ngột từ 498 USD/tấn xuống 480 USD/tấn Tuy nhiên, giá đã tăng mạnh trở lại sau đó, nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt container chuyên chở vào cuối năm.

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, hoạt động xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm 2021 đã đạt được những kết quả tích cực dù lượng có giảm nhưng giá xuất khẩu lại tăng cao trong bốn tháng đầu năm 2021, với khối lượng đạt 1,89 triệu tấn, trị giá 1,01 tỷ USD, giảm 10,8% về lượng nhưng tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 Giá xuất khẩu gạo bình quân trong bốn tháng đầu năm 2021 đạt 534 USD/tấn, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020 Tính chung 11 tháng năm 2021, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt trên 2,3 triệu tấn, tương đương 1,18 tỷ USD, giá trung bình 510,6 USD/tấn, tăng 18,7% về lượng, tăng 29,3% về kim ngạch và tăng 8,9% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 40% trong tổng lượng và chiếm 38,8% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước Trung Quốc đứng thứ hai với khối lượng xuất khẩu đạt gần một triệu tấn, giá trị xuất khẩu 494,72 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 494,8 USD/tấn, tăng 32,9% về lượng, tăng 14,6% về kim ngạch, chiếm 17,4% trong tổng lượng và chiếm 16,3% trong tổng kim ngạch Thị trường Ghana đứng thứ 3 đạt 608.786 tấn, tương đương 356,85 triệu USD, giá 586,2 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 20,2%, 30,7% và 8,7% so với cùng kỳ, chiếm 10,6% trong tổng lượng và chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước Đáng chú ý, trong 11 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu gạo xuất khẩu sang Bangladesh tăng rất mạnh 8.617% về lượng, tăng 10.082% kim ngạch, tăng 16,8% về giá, đạt 53.261 tấn, tương đương 32,19 triệu USD, giá 604 USD/tấn Trong giai đoạn 2020-2021, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt những kết quả tích cực ở các thị trường chính, mặc cho có sự tác động của Covid

Ở thời điểm cuối năm 2021 cho đến đầu năm 2022, dịch bệnh Covid-19 đã được khắc phục tương đối, nền kinh tế đi vào giai đoạn dần phục hồi, thị trường gạo Việt Nam cũng có những biến động nhất định Đầu năm 2022, thời điểm chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường lúa gạo giao dịch chậm, thương nhân đều chờ đợi tình hình sau Tết, đầu ra gạo trắng sau xay xát yếu cả kênh gạo chợ và xuất khẩu Nguồn gạo nguyên liệu cũng hạn chế vào thời kỳ đầu vụ Đông Xuân Sau Tết, hầu hết các đơn vị đều mở thu mua trở lại tuy nhiên lượng giao dịch ít, thị trường lúa gạo giao dịch khá chậm khi mà nguồn cung gạo nguyên liệu chưa dồi dào, giá gạo nguyên liệu cao trong khi đầu ra gạo trắng sau xay xát còn chậm, các nhà máy hoạt động cầm chừng Giá gạo NL IR 504 có xu hướng tăng trong tháng 3 do nhu cầu làm hàng dự trữ nhà nước và nguồn gạo IR 504 ít hơn so với năm trước Thời điểm này, miền Tây đang thu hoạch rộ vụ Đông Xuân, nguồn cung lúa gạo cho các nhà máy xay xát dồi dào Cuối tháng 4, giá gạo nguyên liệu tăng cao do nguồn cạn dần vào cuối vụ thu hoạch Đông Xuân Thương nhân lúa gạo thận trọng giao dịch, chào bán giá cao để chờ đợi mặt bằng giá mới Trung bình giá gạo NL IR 50404 trong suốt chín tháng đầu năm 2022 duy trì quanh mức 7700-8300 đồng/kg, biến động giá giữa các tháng chỉ từ 100-300 đồng/kg Trong khi mức biến động giá giữa các tháng của năm 2021 có thể lên đến hơn 1.000 đồng/kg do ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại một số tỉnh miền Tây gây ảnh hưởng chung đến tình hình giao dịch lúa gạo, nhiều nhà máy xay xát ngưng hoạt động Trong bốn tháng đầu năm 2022, giá gạo NL OM 5451 cũng không có biến động lớn, giao dịch vào kho xuất khẩu ở quanh mức 8100-8300 đồng/kg, tại kho Sa Đéc, An Giang Đầu ra cho xuất khẩu tiếp tục yếu và tồn kho gạo trắng tại các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều Gía gạo NL OM 5451 bắt đầu tăng mạnh trong tháng 5/2022 do nguồn gạo khan hiếm, giá gạo OM 5451 trung bình tháng 5/2022 tăng 500 đồng/kg so với tháng trước, lên mức 8800 đồng/kg, tại kho

Trang 20

3.2 Các biến động thế giới ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023

Trong khoảng thời gian suốt năm 2023, nhóm nghiên cứu nhận thấy có 3 biến động chính trên thế giới ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, cả theo hướng tích cực và tiêu cực Những biến động nhóm đề cập đến là những biến động về kinh tế - chính trị, và nhóm sẽ không đề cập đến những biến động về thiên nhiên, mặc dù chúng cũng là những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến cả hoạt động xuất khẩu và những quyết định chính trị, ví dụ như hiện tượng El nino xảy ra bất thường trong năm khiến nhiều quốc gia rơi vào tình trạng khan hiếm lương thực và một số cường quốc về gạo buộc phải đưa ra những giải pháp cực đoan để cải thiện tình hình trong nước Tuy có ảnh hưởng lớn là vậy, nhóm nghiên cứu xin phép được bỏ qua những biến động ấy, và tập trung vào các biến động do những quyết định và chính sách của các quốc gia gây ra.

3.2.1 Nga chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc

3.2.1.1 Diễn biến việc Nga chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc

Thỏa thuận ngũ cốc biển đen là thỏa thuận cho phép vận chuyển an toàn ngũ cốc của Ukraine thông qua các cảng ở Biển Đen, nơi được coi là hành lang vận tải và vận chuyển năng lượng, ngũ cốc lớn trên thế giới Thỏa thuận được ký vào ngày 22/7/2022, do LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn, lần đầu vào tháng 11-2022 (thêm 120 ngày), tháng 3-2023 (thêm 60 ngày) và lần cuối Nga đã ngừng gia hạn thêm thỏa thuận quốc tế "Sáng kiến ngũ cốc biển đen" sau khi hết hạn vào ngày 17-7 Thỏa thuận đã giúp kiềm chế giá lương thực trên toàn thế giới sau cuộc xung đột Nga và Ukraine, cụ thể đã giảm khoảng 11,6%

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov xác nhận phần liên quan Nga hoàn toàn không được thực hiện đối với bất kỳ điều khoản nào trong khi việc vận chuyển lương thực của Ukraine được bảo đảm Trước đó, Nga cũng đã cảnh báo sẽ rời khỏi thỏa thuận với Liên Hợp Quốc, vì Nga đã gỡ bỏ trở ngại đối với việc xuất khẩu lương thực và phân bón theo sáng kiến biển đen nhưng ngược lại việc phân phối ngũ cốc cho các quốc gia nghèo nhất thế giới đã không thực hiện như lời hứa Bằng chứng cho thấy số lượng hàng hóa lương thực cao nhất cho đến nay Ukraine xuất khẩu sang Trung Quốc (7,96 triệu tấn, tương đương gần 25% tổng số), tiếp theo là Tây Ban Nha (5,98 triệu tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (3,24 triệu), Ý (2,1 triệu), Hà Lan (1,96 triệu), và Ai Cập (1,55 triệu), gần 44% hàng xuất khẩu đã được chuyển đến những nước mà Liên Hiệp Quốc gọi là các nước có thu nhập cao Trong khi Nga cho biết nguồn cung cấp lương thực được vận chuyển qua hành lang ngũ cốc không đến được các nước nghèo nhất thế giới đặc biệt là châu phi Ngoài ra, Nga cho rằng việc cho phép Ukraine vận chuyển an toàn các hàng hóa của mình qua biển đen có thể không chỉ là ngũ cốc mà có thể liên quan đến các loại vũ khí quân sự, nhiên liệu tích trữ và chiến đấu lại với Nga trên lãnh thổ Ukraine, đồng thời các nước Phương Tây đang thỏa thuận với Ukraine, lợi dụng điểm mạnh về đất đai của nước này để thực hiện các giao dịch nguồn lương thực chất lượng nhưng với giá rẻ, khi phương Tây nhập khẩu sẽ sản xuất và bán hàng hóa được sản xuất ra với giá cao hơn và thu lợi về mình

Nhận thấy việc tham gia vào sáng kiến ngũ cốc còn bất lợi hơn so với việc không tham gia nên Nga quyết định rời thỏa thuận vì hội đồng bảo an đã không thực hiện đúng lời hứa của mình Để khôi phục thỏa thuận, Nga muốn phương Tây chấm dứt cấm vận đối với Ngân hàng Nông nghiệp Nga để tạo điều kiện cho Nga xuất khẩu nông sản Những yêu cầu khác

Trang 21

của Nga bao gồm nối lại hoạt động nhập khẩu máy móc nông nghiệp và phụ kiện, chấm dứt việc phong tỏa tài sản và tài khoản ngân hàng của các công ty Nga tham gia xuất khẩu thực phẩm và phân bón…Sau khi Nga không tiếp tục gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, Ukraine nêu ý kiến rằng việc họ ký thỏa thuận với hai nhà trung gian nên vì thế Kyiv sẵn sàng tiếp tục cho tàu chở ngũ cốc rời cảng nếu LHQ và Ankara nhất trí, tuy nhiên chưa có dấu hiệu cho thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẵn lòng điều động các tàu hải quân của nước này để duy trì an ninh cho tuyến hàng hải từ các cảng của Ukraine trên Biển Đen nếu không có sự đồng ý của Nga Không chỉ có vậy, sau khi rời thỏa thuận, Ukraine đã đưa thông tin Nga tiến hành các cuộc không kích liên tiếp nhằm vào Odessa, một trong ba cảng ở Biển Đen rất quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine Các cuộc tấn công của Nga đã phá hủy khoảng 60.000 tấn ngũ cốc tại các kho chứa ở cảng Odessa Chiến hạm Nga cũng diễn tập phóng tên lửa diệt mục tiêu, thực hành nội dung phong tỏa các khu vực ở Biển Đen và biện pháp bắt tàu thuyền vi phạm Trước đó, cả Nga và Ukraine đều tuyên bố bất cứ tàu nào đến cảng của đối phương đều bị coi là phương tiện vận chuyển hàng quân sự và có thể trở thành mục tiêu tấn công hợp pháp Ngoài ra, Nga cũng cho rằng với khả năng của mình họ hoàn toàn có thể đảm bảo lượng lương thực cho thế giới mà không cần đến Ukraine

LHQ cảnh báo sự sụp đổ thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sẽ gây mất ổn định giá lương thực toàn cầu và đe dọa các quốc gia đang lâm vào cảnh thiếu lương thực

3.2.1.2 Tác động của biến động đối với thế giới

Việc Nga rút khỏi thỏa thuận sẽ gây nguy hiểm cho cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới, chủ yếu ở châu Á và châu Phi Kiev đã mô tả sự sụp đổ của thỏa thuận bằng những thuật ngữ tương đối thảm khốc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kuleba nói với Al Jazeera: “Bằng cách rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, Nga đã gây nguy hiểm cho cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới, chủ yếu ở châu Á và châu Phi,” đồng thời cho biết thêm rằng hành lang lợi ích đã khiến lúa mì, ngô và các mặt hàng liên quan khác giảm 20% Kuleba cho biết: “Sau khi Nga tuyên bố rút khỏi thỏa thuận, giá cả có thể sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người trên toàn cầu, bao gồm cả châu Á”

Theo Liên hiệp quốc, kể từ khi được ký kết vào tháng 7 năm ngoái, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã cho phép hơn 32 triệu tấn lương thực được xuất khẩu từ ba cảng tển Biển Đen của Ukraine gồm Odessa, Chornomorsk và Pivdennyi xuất khẩu đến 45 quốc gia trên toàn thế giới Chính vì lý do này, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres đã mô tả thỏa thuận này đóng một “vai trò không thể thiếu” trong an ninh lương thực toàn cầu Hồi đầu tháng 7, ông Guterres nói rằng thỏa thuận “phải được tiếp tục” vào thời điểm mà xung đột, khủng hoảng khí hậu, giá năng lượng và các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng chi trả cho lương thực, giữa lúc 258 triệu người phải đối mặt với nạn đói ở 58 quốc gia trên thế giới

Việc Nga chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen đồng thời còn khiến giá lương thực thế giới được đẩy lên nhanh hơn bao giờ hết Đầu năm nay, giá lúa mì toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại và giá ngô đạt mức cao nhất trong 10 năm do xung đột ở Ukraine Giá lúa mì, ngô, đậu tương đồng loạt tăng sau khi có tin Nga rút khỏi thỏa thuận Giá lúa mì tăng 3% trong phiên ngày thứ Hai, đạt mức 689,25 cent Mỹ/giạ, mức cao nhất kể từ ngày 28/6 Tuy nhiên, giá lúa mì hiện vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 1.177,5 cent/giạ thiết lập vào tháng 5 năm ngoái Giá ngô trong phiên có lúc tăng lên mức 526,5 cent/giạ; giá đậu tương tăng tới 1.388,75 cent/giạ Giá lúa mì hợp đồng kỳ hạn ở Chicago ngày 31/10 đã tăng hơn 5% và giá ngô tăng hơn 2% do lo ngại về nguồn cung Trước đó, giá đã tăng vì thời tiết

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan