Chiến lược marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam

14 2.2K 21
Chiến lược marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản trị Marketing Đề tài : Chiến lược marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam Tên nhóm : iMarket MỤC LỤC : I . Đặt vấn đề: II . Phân tích , giải quyết vấn đề : - Phân tích SWOT - STP : Phân đoạn , định vị thị trường mục tiêu - Định vị : 4P tăng giá trị dành cho KH III . Kết luận  Hướng giải quyết và chiến lược marketing I . Đặt vấn đề : - Thực trạng xuất khẩu gạo ở Việt Nam : Là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống và làm việc bằng nghề nông, Việt Nam coi sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất chính. Từ chỗ thiếu lương thực phải nhập khẩu thường xuyên, sau năm 1989, Việt Nam đã tự túc được lương thực và có khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng, đứng thứ hai trên thế giới Năm 2011 , Việt Nam vẫn đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, lượng gạo bán ra nước ngoài lên tới 6 triệu tấn Nhưng khác hẳn với bức tranh màu hồng trên , Việt Nam vẫn tồn tại những nghịch lý như : - Tại sao người nông dân trồng cây lúa lại là người nghèo nhất (theo WB - 2011: Thu nhập thấp hơn mức 1USD một ngày) - Tại sao vùng ĐBSCL, vùng trồng lúa chủ lực (chiếm 53% sản lượng lúa và 90% sản lượng gạo XK) lại là vùng kém phồn vinh nhất trong các vùng nông nghiệp của nước ta. - Tại sao chúng ta đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo , nhưng giá bán "bèo" nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan. …. II . Phân tích , giải quyết vấn đề : - Phân tích SWOT Điểm mạnh Điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng lúa gạo Lao động nông thôn dồi dào Chi phí sản xuất thấp tại khu vực đồng bằng sông Mekong Sản lượng cao Kinh nghiệm trồng lúa lâu đời Các chính sách ưu tiên của Chính phủ Điểm yếu Nhạy cảm với thiên tai (hạn hán, bão) Phụ thuộc nhiều vào giống từ Trung Quốc Đất canh tác nhỏ lẻ Tổn thất sau thu hoạch lớn Kho chứa và các cơ sở vật chất khác (xếp hàng, cảng) nghèo nàn, khiến cho phí giao dịch cao Không có các chính sách bình ổn giá Kênh marketing hoạt động không hiệu quả Nhà xuất khẩu không tiếp cận được với các nguồn tín dụng vào mùa thu hoạch cao điểm Gạo xuất khẩu không có thương hiệu Tỉ lệ gạo xuất trực tiếp thấp Cơ hội Các giống mới Các phương pháp trồng mới Mở rộng thị trường do hội nhập kinh tế Các ưu tiên của Chính phủ trong việc đầu tư cải tiến công nghệ, giống, nghiên cứu Các ưu tiên của Chính phủ trong việc phát triển kĩ thuật xử lý sau thu hoạch và chế biến, các dịch vụ marketing. Thách thức Thiên tai (hạn hán, bão) Cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu khác, đặc biệt từ Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ (chúng ta gần như có chung thị trường với Thái Lan vì thị trường nào mà gạo Việt Nam xuất khẩu sang thì gạo của Thái Lan cũng có mặt bằng nhiều con đường trực tiếp và gián tiếp khác nhau ) Cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu tiềm năng như Campuchia và Myanmar Cạnh tranh từ những cây trồng sinh lợi nhiều hơn Giá đầu vào tăng Sản lượng đang đạt mức trần, do đó còn ít khả năng tăng thêm Lợi nhuận cho người nông dân giảm Điểm yếu Chất lượng kém: Độ trắng không đều, lẫn thóc và nhiều tạp chất, đặc biệt lúa hè thu có độ ẩm cao, bạc bụng, tỷ lệ độ gãy cao, mẫu mã bao bì không đẹp "Không có một quốc gia nào trên thế giới lại đi sấy gạo cả, ngoại trừ Việt Nam. Lúa phơi không đủ nắng cho ra gạo ướt dùng cho xuất khẩu, gạo có độ ẩm cao, khi qua hệ thống sấy, hạt gạo bị nát và xỉn màu. Thử hỏi làm sao gạo đạt chất lượng cao được ?" Cách giải quyết : Vấn đề cần giải quyết hiện tại là Nhà nước nên kiểm tra kỹ hơn và cấm việc sấy gạo mới mong nâng cao được chất lượng gạo cho xuất khẩu" Tổn thất sau thu hoạch lớn Tình trạng gạo kém phẩm chất là do nông dân sản xuất và bảo quản sau thu hoạch kém. Sản lượng lúa ở ĐBSCL chủ yếu thu hoạch vào mùa mưa lũ, và các tỉnh bị ngập úng nhiều, như Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp… Những khu vực mục tiêu của đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và miền Trung thì tỷ lệ thất thoát của gạo là từ 13% đến 16%. Đây là một tỷ lệ cao so với trung bình của thế giới (10%) Giải pháp : nâng cao hơn nữa các phương pháp xử lý gạo sau khi thu hoạch qua tất cả các công đoạn như trang bị, làm mới công nghệ, cung cấp các thiết bị hiện đại Bất cập lộn xộn trong chính sách quản lý xuất khẩu : Nếu gạt ra ngoài những tác nhân cũng rất quan trọng như chủng loại, độ đồng đều, phẩm cấp hàng hoá, mức độ tin cậy trong giao hàng , có lẽ hai câu chuyện sau đây đều xứng tầm "chuyện cười thế giới". Đó là, vào năm 2000, dù giá gạo thế giới vẫn tiếp tục hạ và cũng là năm thứ 13 liên tục được mùa (con số kỷ lục thuộc loại hiếm có trên thế giới), nhưng chúng ta đã đột ngột giảm khối lượng xuất khẩu, găm hàng lại để đến năm sau tung ra bán với giá bèo kỷ lục chỉ với hơn 167 USD/tấn. Đây là kỷ lục buồn không chỉ của riêng chúng ta trong 18 năm xuất khẩu gạo, mà rất có thể cũng là giá bèo kỷ lục của thế giới. Tiếp theo, năm 2002 chúng ta bội thu cao kỷ lục 2,34 triệu tấn lúa, đồng thời giá gạo xuất khẩu cũng đã phục hồi mạnh (gần 224 USD/tấn), nhưng lại một lần nữa chúng ta đột ngột giảm khối lượng xuất khẩu, găm hàng lại để chờ giá "rơi tự do" xuống chỉ còn gần 189 USD/tấn trong năm 2003 mới… bán! Tóm lại, so với giá gạo xuất khẩu bình quân của thế giới, chúng ta bị thua thiệt cực kỳ lớn. Nếu nâng được giá gạo xuất khẩu lên bằng giá bình quân của thế giới, thì mỗi năm chúng ta đã có thể thu thêm được hơn 226 triệu USD, tương đương với hơn 3.600 tỉ đồng. Tổng cộng, trong 5 năm 2001-2005, chúng ta đã thiệt mất 18.000 tỉ đồng. Đó hiển nhiên là những con số rất khổng lồ đối với những người nông dân còn quá nghèo của nước ta. Gạo xuất khẩu không có thương hiệu Câu hỏi đặt ra là : Đến bao giờ, Việt Nam mới có những thương hiệu gạo cạnh tranh với gạo nổi tiếng thế giới như Khaowdakmali (Thái), Japonica (Nhật), Basmati (Pakistan), Jasmin (Ấn Độ)? Mỗi năm chúng ta xuất 5-6 triệu tấn gạo, đứng thứ 2 thế giới nhưng gạo VN lại chưa có thương hiệu. Trên các trang web thông tin báo chí : Có đầy rẫy những bài báo như : Khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam , Định vị thương hiệu gạo Việt Nam , nhưng không biết là bao lâu mới có thể có một thương hiệu gạo xuất khẩu thực sự . Đây là một trong những “gót chân Asin” cực lớn đối với gạo xuất khẩu Việt Nam . Nó sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là không có một “từ ngữ” hay một cụm từ nào để những khách hàng nhớ tới gạo Việt Nam . Khi xuất khẩu, gạo Việt Nam chỉ được gọi một cái tên chung "gạo trắng Việt Nam" ( cái tên nó không nhấn mạnh được đặc điểm nổi trội so với các loại gạo khác – Gạo Trung Quốc và Thái Lan cũng có chục loại màu trắng , chưa kể gạo Ấn Độ , gạo Pa-kít-tăng cũng có loại gạo màu trắng …) Giải quyết : Có thể kể ra những thương hiệu gạo Tám (Hải Hậu), gạo thơm Chợ Đào (Long An), gạo De (Huế), gạo Điện Biên, gạo Nếp cái hoa vàng… nổi tiếng để nhân rộng, phục vụ thị trường xuất khẩu tốt hơn Thách thức Giá đầu vào tăng -> Lợi nhuận cho người nông dân giảm -> Ảnh hưởng đến năng suất : Nông dân nghèo vì Chính phủ khống chế giá lúa gạo trong nước để chống lạm phát; nông dân nghèo vì hễ cứ trúng mùa thì mất giá; nông dân nghèo vì mất mùa cũng mất giá; nông dân nghèo vì gạo xuất khẩu bị bán với giá thấp; nông dân nghèo vì gạo xuất khẩu không có thương hiệu; nông dân nghèo vì được hưởng quá ít trong chuỗi lợi nhuận từ lúa gạo; nông dân nghèo vì giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật năm nào cũng tăng, mà giá lúa không tăng hoặc tăng không theo kịp; nông dân nghèo vì giá lúa không tăng, nhưng mọi mặt hàng nhu yếu cần dùng mỗi năm mỗi tăng đến chóng mặt; nông dân nghèo vì sản xuất nhỏ lẻ đất đai manh mún… Hầu hết máy móc phục vụ nông nghiệp như máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hợp đều phải mua của nước ngoài với giá rất cao. Nhận thức của người tiêu dùng gạo thế giới luôn nghĩ đến gạo tốt nhất là của Thái Lan : Thái Lan đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ năm 1962 , hơn Việt Nam những hơn 20 năm . Trong tâm trí của khách hàng khi nghĩ đến gạo thì sẽ nghĩ ngay đến hàng gạo của Thái Lan . Người ta sẽ thường hay nhắc đến người đứng đầu trong 1 lĩnh vực nào đó ,chứ không phải là người thứ 2 . Sẽ là thử thách cực lớn cho Việt Nam , thậm chí là không thể để thay đổi những suy nghĩ của khách hàng . Suy cho cùng thì marketing không phải là cuộc chiến về sản phẩm ( có thể thậm chí gạo của Việt Nam có chất lượng tốt hơn hàng Thái Lan ) mà marketing là cuộc chiến về nhận thức. - PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG-LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU-ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM (S-T-P) PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG 1. Theo đặc điểm địa lý: -Vùng: chủ yếu là thị trường châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Malaysia -Mật độ dân số: đông dân, khu vực thành thị 2. Theo nhân khẩu học: -Thu nhập: từ trung bình đến cao -Nghề nghiệp: công nhân viên chức, người làm việc ở văn phòng, công sở, người nội trợ -Tôn giáo: đạo Phật và đạo Hồi 3. Theo tâm lí: -Lối sống: những nước mà người dân có thói quen sử dụng thực phẩm chính trong bữa ăn hằng ngày là gạo -Tầng lớp xã hội: từ bình dân đến thượng lưu. 4. Theo hành vi của khách hang: -Lý do mua hang: mua thông thường, phục vụ nhu cầu hàng ngày -Lợi ích tìm kiếm: gạo ngon, giá rẻ đến trung bình, thậm chí là cao nếu chất lượng thực sự vượt trội -Cường độ tiêu dùng: nhiều (hàng ngày) LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU Dựa vào việc phân đoạn thị trương, có thể thấy thị trường mục tiêu của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam chủ yếu là thị trường Châu Á. Họ có lối sống, tâm lí, hành vi nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Có thể tập trung vào bộ phận người dân ở khu vực thành thị, có thu nhập từ trung bình đến cao. ĐỊnh vị thị trường: o Sản phẩm cạnh tranh: là sản phẩm gạo tại nước mà Việt Nam xuất khẩu gạo sang, hoặc sản phẩm của các nước cùng khu vực nhưng giá thành thấp hơn o Khác biệt về sản phẩm: _Bán than sản phẩm: Lai giống hoặc tạo ra các loại giống mới cho ưu điểm vượt trội so với các loại giống cũ và cố gắng duy trì mức giá bán ở mức tương đương với hiện tại _Hình ảnh: có thể thay đổi bao bì hoặc hình ảnh logo gây sự chú ý hơn với người tiêu dùng. - Định vị : 4P tăng giá trị dành cho KH 1) Sản phẩm (Product) Trong 4 yếu tố của Marketing-mix, sản phẩm đóng vai trò quan trọng nhất. Theo đề tài, sản phẩm được hiểu là các loại gạo xuất khẩu, phân tích theo các bước cơ bản: quá trình sản xuất, chất lượng và chủng loại a)Sản xuất lúa gạo Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp lương thực trong nước và tạo ra lượng gạo dư thừa dành cho xuất khẩu. Sản xuất lúa gạo phụ thuộc vào các yếu tố chính như diện tích đất trồng, khí hậu, nhân công, phân bón Là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống và làm việc bằng nghề nông, Việt Nam coi sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất chính. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, với những thay đổi trong đường lối chính sách, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất lương thực nói chung và lúa gạo nói riêng. Từ chỗ thiếu lương thực phải nhập khẩu thường xuyên, sau năm 1989, Việt Nam đã tự túc được lương thực và có khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng, đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới. Sản lượng lúa gạo tăng khá ổn định trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả. b)Chất lượng gạo xuất khẩu Tuy trong những năm gần đây Việt Nam đạt vị trí cao về số lượng gạo xuất khẩu nhưng về chất lượng thì có nhiều yếu kém. Chất lượng của gạo nói chung phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên và tác động của con người như đất đai, khí hậu, nước tưới, phân bón, giống lúa, chế biến, vận chuyển, bảo quản mà quan trọng nhất là giống lúa, các phương pháp sản xuất và các khâu sau thu hoạch. Nhìn chung, công đoạn sau thu hoạch ở Việt Nam vẫn còn những yếu kém. Theo những ghi nhận từ cuộc điều tra của Viện nghiên cứu sau thu hoạch, những khu vực mục tiêu của đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và miền Trung thì tỷ lệ thất thoát của gạo là từ 13% đến 16%. Đây là một tỷ lệ cao so với trung bình của thế giới (10%). Do đó thực tiễn đòi hỏi chúng ta cần nâng cao hơn nữa các phương pháp xử lý gạo sau khi thu hoạch qua tất cả các công đoạn như trang bị, làm mới công nghệ, cung cấp các thiết bị hiện đại Như vậy mới có thể giảm tỷ lệ thất thoát, tăng chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế. c) Chủng loại gạo xuất khẩu Trên thị trường thế giới, gạo thường được chia làm 6 nhóm như sau: • Nhóm gạo hạt dài chất lượng cao chủ yếu xuất khẩu từ Mỹ. Loại gạo này được ưa chuộng ở thị trường châu Âu, Trung Đông, Hồng Kông, Singapo và chiếm 25% thị phần thế giới. • Nhóm gạo hạt dài chất lượng trung bình. Loại gạo này được dùng chủ yếu trong thương mại quốc tế mà khách hàng chính là các nước châu Á và châu Phi, những nước cần nhập khẩu gạo để giải quyết vấn đề thiếu hụt về gạo. • Nhóm gạo hạt ngắn và trung bình. Loại gạo này được xuất khẩu chủ yếu sang các nước nghèo như Băng-la-đét, Sri-lan-ca, Tây Phi, Ấn Độ… • Nhóm gạo sấy chia làm hai loại: - Gạo sấy có màu, chất lượng kém được tiêu dùng chủ yếu trong các nước có tổng thu nhập quốc dân thấp. - Gạo sấy trắng, chất lượng tốt. Được tiêu dùng ở thị trường các nước phát triển như Mỹ, châu Âu và Trung Đông. • Nhóm gạo đặc sản xuất khẩu của các nước châu Á như Thái Lan với gạo Jasmin; Việt Nam với gạo Nàng Hương, Chợ Đào; Ấn Độ với gạo Basmati. Gạo đặc sản rất được ưa chuộng trên thế giới, nhất là các nước châu Âu, đồng thời cũng được tiêu thụ nhiều tại các thành phố giàu có ở châu Á như Băng- cốc, Hồng-kông, Ma-ni-la • Nhóm gạo nếp. Loại gạo này là gạo tiêu thụ hàng ngày trong khu vực Đông Bắc Thái Lan và một vài vùng ở Lào, Cam-pu-chia. Ở Việt Nam hiện nay, gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo tẻ hạt dài, chất lượng trung bình được sản xuất hầu hết từ đồng bằng sông Cửu Long, gạo hạt ngắn và trung bình và gạo đặc sản. Trong cơ cấu xuất khẩu đó, chúng ta vẫn chưa chú trọng tới gạo đặc sản truyền thống. Hiện nay trên thế giới, ở những nước phát triển, loại gạo này rất được ưa chuộng và trong tương lai, nhu cầu về loại gạo này sẽ ngày càng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho các nước xuất khẩu. Việt Nam xuất khẩu gạo đặc sản từ lâu nhưng không thường xuyên và với số lượng nhỏ nên không đem lại hiệu quả lớn, không đủ sức cạnh tranh với các nước khác, mặc dù chất lượng tương đương. Chúng ta mới chỉ bước đầu xuất khẩu gạo Tám Thơm ở miền Bắc, gạo Nàng Hương và Chợ Đào ở miền Nam. Từ năm 1992, Việt Nam đã trồng gạo “Japonica” của Nhật Bản và xuất khẩu sang nước này. Đó cũng là thành công của Việt Nam khi đã xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản, một thị trường vốn nổi tiếng với những người tiêu dùng khó tính. 2) Giá cả (Price) Trong Marketing-mix, giá cả là yếu tố duy nhất liên quan trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Đối với xuất khẩu gạo, chính sách giá cả phải hợp lý để có thể thu hút các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia vào kinh doanh, làm tăng kim ngạch, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nhà nước Việt Nam can thiệp nhiều vào giá gạo trên thị trường nội địa. Tuy nhiên giá xuất khẩu lại được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường thế giới a)Đặc điểm của giá gạo quốc tế trong những năm gần đây - Giá tăng nhưng không ổn định Trong thời gian qua, nhìn chung giá gạo quốc tế tăng nhưng không ổn định. Tuy nhiên những năm gần đây nhất lại có xu hướng giảm xuống. Cụ thể là: b)Các nhân tố ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Khi Việt Nam xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới, có rất nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới giá cả mặt hàng này trong đó có những nhân tố lâu dài, tạm thời, có nhân tố tự nhiên, xã hội, nhân tố kinh tế, chính trị Nhân tố thời vụ Thời vụ sản xuất và thu hoạch lúa gạo gắn liền với những biến động của cung-cầu và giá gạo qua các tháng của năm. Ở Việt Nam, thời điểm giá gạo ở vào đỉnh cao trong năm không phải thời điểm xuất khẩu nhiều, nhưng lúc xuất khẩu nhiều lại thường là lúc giá cả gạo xuống thấp. [...]... thường bị ảnh hưởng c) Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây Kết quả xuất khẩu gạo của chúng ta so với những năm đầu thập kỷ 90 thật đáng tự hào Tuy nhiên vấn đề bất cập nhất đối với các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn là giá gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế Việt Nam thường xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB là chính Chúng ta ít có các kênh trực tiếp xuất khẩu gạo gạo đến tận tay khách... ra quyết định xuất khẩu, dẫn đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá của các nước đối thủ cạnh tranh Qua phân tích trên, chúng ta thấy được việc giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của các nhà xuất khẩu nước ta Những năm gần đây, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn, có năm chỉ sau Thái Lan, nước luôn chiếm vị trí hàng đầu trong xuất khẩu gạo trên thị trường... Lan và bắt đầu có mặt tại Việt Nam, bảo đảm cho duy trì sản xuất với các điều kiện đã được thoả thuận trước, giảm được những rủi ro trong ngắn hạn Tuy nhiên, loại hợp đồng này bắt buộc nông dân phải phụ thuộc nhiều vào người mua sản phẩm 4) Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (Place) Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ở đây được hiểu là các nhà nhập khẩu gạo của Việt Nam - Khách hàng, nhân tố... lớn Các nhà kinh doanh này chế biến gạo ra thành phẩm cuối cùng và cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu b) Khâu xuất khẩu Trong khâu xuất khẩu gạo ở Việt Nam, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm vị trí độc quyền Những bất cập trong phân phát hạn ngạch và hạn chế số lượng các doanh nghiệp có quyền xuất khẩu gạo đã gây khó khăn không ít đối với kim ngạch gạo xuất khẩu của nước ta nói chung Nhiều doanh... trên thị trường thế giới Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm có xu hướng ngày càng nhích gần với giá cả quốc tế Dù đã thu nhỏ hơn nhưng khoảng chênh lệch giữa giá xuất khẩu của Thái Lan với giá cùng loại của Việt Nam vẫn còn tồn tại 3) Phân phối (Promotion) Chính sách phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách Marketing gạo xuất khẩu Theo quan điểm của Marketing- mix, việc xây dựng... hàng, nhân tố cuối cùng trong quan hệ phân phối Thị phần của gạo Việt Nam khá lớn trên thế giới, tăng qua các năm nhưng không ổn định Việt Nam cần củng cố lại những thị trường đã có và mở rộng thị phần thêm nữa Về thị trường xuất khẩu gạo, Việt Nam hiện có khoảng 80 nước, trong đó châu Á, châu Phi là thị trường chính, chiếm 70-80% lượng gạo xuất khẩu hàng năm Số còn lại là các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Trung... dùng cuối cùng Các kênh phân phối gạo của Việt Nam: do còn nhiều bất lợi trong hoạt động xuất khẩu gạo, phần lớn những hợp đồng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đều phải thực hiện qua trung gian nước ngoài Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách mở cửa ra thị trường thế giới của nước ta đã tạo ra các hợp đồng sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua và chế biến gạo Loại hợp đồng này rất phổ biến... chế việc mở rộng thị trường xuất khẩu của gạo nước ta Tuy nhiên, chúng ta lại gần như có chung thị trường với Thái Lan vì thị trường nào mà gạo Việt Nam xuất khẩu sang thì gạo của Thái Lan cũng có mặt bằng nhiều con đường trực tiếp và gián tiếp khác nhau Những khó khăn đó quả là một vấn đề lớn, bức xúc, đòi hỏi sự nỗ lực từ cả phía Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để tìm ra giải pháp hữu... khi Việt Nam chính thức gia nhập và tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội của ASEAN thì những bất lợi do gặp phải cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu, đặc biệt khi Việt Nam thực hiện chương trình giảm thuế Vì vậy, chúng ta cần có những bước đi đúng đắn để đạt được hiệu quả cao nhất trong xuất khẩu gạo, đem lại lợi ích tối đa cho nền kinh tế quốc dân Một số cách giải quyết cho xuất. .. đến tận tay khách hàng mà phần lớn phải tái xuất khẩu qua một số nước như Singapo vì không tìm được thị trường Tính chất mùa vụ của sản xuất cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu vì mang đặc điểm từng chuyến, từng đợt nên khó có thể thoả mãn được nhu cầu của khách hàng một cách thường xuyên, ổn định Việt Nam vẫn còn là một nước non trẻ Kinh nghiệm sản xuất, chế biến gạo của nước ta còn nhiều yếu kém về chất lượng . nhà xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn là giá gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việt Nam thường xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB là chính. Chúng ta ít có các kênh trực tiếp xuất khẩu gạo gạo đến. người mua sản phẩm. 4) Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (Place) Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ở đây được hiểu là các nhà nhập khẩu gạo của Việt Nam - Khách hàng, nhân tố cuối cùng. tới gạo Việt Nam . Khi xuất khẩu, gạo Việt Nam chỉ được gọi một cái tên chung " ;gạo trắng Việt Nam& quot; ( cái tên nó không nhấn mạnh được đặc điểm nổi trội so với các loại gạo khác – Gạo

Ngày đăng: 07/07/2015, 08:12

Mục lục

  • Quản trị Marketing

  • Đề tài : Chiến lược marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam

    • Đổi phương cách lảm ăn , nâng cao chính sách marketing

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan