Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng hải phòng

42 0 0
Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có thể thấy rằng nguồn nhân lực có tác động quan trọng đến khả năng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển.. Quan điểm phát triển nhân lực của Cảng quốc

Trang 1

O Ụ O O ỜN N M

O O ỔN KẾ

Ề TÀI NGHIÊN CỨU KHOA H C CỦA SINH VIÊN

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT L ỢNG NGUỒN NHÂN LỰC T I CẢNG HẢI PHÒNG

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Hà Nội, 02/2024

Trang 2

O Ụ O O ỜN N M

O O ỔN KẾ

Ề N ÊN ỨU K OA ỦA S N ÊN

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT L ỢNG NGUỒN NHÂN LỰC T I CẢNG HẢI PHÒNG

Giảng viên hướng dẫn: Ts Nguyễn Duy Đạt

Ngành học : Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Hà Nội, 02/2024

Trang 3

LỜ AM OAN

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS Nguyễn Duy Đạt Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính nhóm tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau

Trang 4

LỜ ẢM N

Nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo, bạn bè Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, nhóm chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giảng viên - TS Nguyễn Duy Đạt, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu đề tài Qua đó, chúng tôi có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành bài nghiên cứu này.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 ổng quan tình hình nghiên cứu 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 6

4 âu hỏi nghiên cứu 6

5 ối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

N 1: SỞ LÝ LUẬN Ự ỄN Ề NÂN AO Ấ L ỢN N UỒN N ÂN LỰ 9

1 Một số khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 9

1.1 Một số khái niệm liên quan 9

1.1.1 Nguồn nhân lực 9

1.1.2 hất lượng nguồn nhân lực là gì 9

1.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 10

1.2 iêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 11

2 ác yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 14

2.1 Môi trường bên trong 14

2.1.1 Mục tiêu của doanh nghiệp 14

2.1.2 ăn hóa công ty 14

Trang 6

2.2.5 Nhân tố con người 17

3 oạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 18

3.6 Chính sách giữ chân người lao động 22

3.7 Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp 23

N 2: Ự N NÂN AO Ấ L ỢN N UỒN N ÂN LỰ ẢN Ả P ÒN 25

1 Khái quát chung về cảng ải Phòng 25

2 hực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng ải Phòng 26

3 ánh giá chung về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng ải Phòng 28

3.1 u điểm và nguyên nhân 29

3.2 ạn chế và nguyên nhân 30

N 3: P N ỚN Ả P P NÂN AO Ấ L ỢN N UỒN N ÂN LỰ ẢN Ả P ÒN 32

1 ự báo xu hướng phát triển kinh tế tại cảng ải Phòng 32

2 iải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng ải Phòng 33

2.1 ới đơn vị tuyển dụng 33

2.2 ới đơn vị đào tạo 34

Trang 7

AN MỤ ẢN ỂU, ÌN Ẽ

Bảng 1: Cơ cấu độ tuổi và giới tính 13

Trang 8

P ẦN MỞ ẦU 1 ính cấp thiết của đề tài

Cảng biển Hải Phòng là một trong hai cảng biển lớn nhất Việt Nam, là cửa ngõ kết nối quốc tế của miền Bắc Cảng Hải Phòng sẽ kết nối khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc với vùng Tây Nam Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới Chính vì thế cảng Hải Phòng đóng vai trò là đầu mối xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên vật liệu của khu vực miền Bắc (Bộ Công Thương, 2022) Sự thuận lợi trong lưu thông hàng hóa đã tạo động lực phát triển cho toàn vùng Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Năm 2023, tổng Kim ngạch xuất khẩu đạt 31 tỷ USD, tăng 7,7%; kim ngạch nhập khẩu đạt 30 tỷ USD, tăng 9,1% cùng so với năm 2022 Từ năm 2019 đến nay tổng giá trị xuất nhập khẩu của cảng Hải Phòng chiếm trên 30% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua 5 cảng lớn của Việt Nam (Bộ Công Thương, 2022) Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của cảng biển Hải Phòng mà nó đã được đầu tư trọng điểm về quy mô và công nghệ, hướng tới trở thành cảng biển hiện đại mang tầm quốc tế Đến năm 2030 cảng biển Hải Phòng cùng với cảng Bà Rịa Vũng Tàu được định hướng thành một trong hai cảng biển đặc biệt Việt Nam

Doanh nghiệp cảng biển đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cảng biển Hải Phòng Chúng tạo ra khu vực cảng biển và sử dụng cơ sở vật chất bến cảng để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho xã hội Qua hoạt động này, hàng hóa được vận chuyển một cách thuận lợi giữa thị trường trong nước và quốc tế Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cảng biển có tác động đáng kể đến hiệu quả kinh tế của địa phương và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc

Trong những năm vừa qua lượng hàng hóa xếp dỡ tại các bến cảng tăng đều qua các năm đã tạo ra mức doanh thu và lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp cảng biển Theo cục thống kê thành phố Hải Phòng, sản lượng thông qua đạt 37,971 triệu tấn, bằng 100,1% so với thực hiện năm 2022 (37,92 triệu tấn), trong đó container 1.805.400 teu; Doanh thu 2.503,064 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế: 910,205 tỷ đồng

Trong đó, Công ty mẹ (Cảng Hải Phòng) đạt sản lượng thông qua 23,810 triệu tấn, tăng 0,9% so với thực hiện năm 2022 (23,604 triệu tấn), trong đó container

Trang 9

1.312.400 teu; Doanh thu: 1.558,636 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế: 600,538 tỷ đồng, đạt 101,8% kế hoạch năm (590 tỷ đồng)

Mặc dù lợi nhuận sau thuế và năng suất xếp dỡ của các doanh nghiệp cảng biển đều có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã giảm nhẹ qua từng năm Đồng thời, hoạt động khai thác cảng biển cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm vấn đề ô nhiễm môi trường Hiện nay, các doanh nghiệp cảng biển chưa thực hiện quản lý môi trường một cách hiệu quả, không đo lường mức độ ô nhiễm, thiếu bộ phận chuyên trách quản lý môi trường và chưa thực hiện việc tái sử dụng các vật liệu Đồng thời, hoạt động cảng biển cũng gây ra những tác động tiêu cực về mặt xã hội, bao gồm mức độ an toàn lao động chưa được cải thiện và chênh lệch giới tính trong các doanh nghiệp cảng biển vẫn còn cao

Với yêu cầu đặt ra hiện nay, các doanh nghiệp cảng biển cần duy trì mục tiêu phát triển kinh doanh cùng với lợi ích xã hội Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Điều này được thể hiện trong Nghị quyết số 36 - NQ/TW về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045" mà đã đề ra mục tiêu biến Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển, có sự phát triển bền vững và thịnh vượng Đây là cơ sở để xây dựng chính sách phát triển cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cảng biển nói riêng

Nguồn nhân lực là một nguồn lực quan trọng mà các doanh nghiệp cảng biển cần phân bổ và sử dụng một cách hợp lý để đạt được mục tiêu phát triển bền vững Trong những năm gần đây, doanh nghiệp cảng biển đã chứng kiến sự cải thiện về chất lượng nguồn nhân lực Trình độ lao động đã được cải thiện, thể hiện qua việc giảm tỷ lệ lao động phổ thông và tăng đào tạo Sự sáng tạo và trạng thái sức khỏe của người lao động được duy trì ở mức tốt Điều này đã giúp các doanh nghiệp cảng biển cải thiện hiệu suất kinh tế, lượng hàng, doanh thu, lợi nhuận và năng suất xếp dỡ

Tuy nhiên, đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp cảng biển vẫn còn hạn chế về nhận thức về phát triển bền vững, và thái độ làm việc chưa có sự thay đổi tích cực Điều này đã góp phần đến các vấn đề về môi trường và xã hội, bao gồm mức độ mất cân bằng giới tính, hiệu quả quản lý môi trường chưa được cải thiện (như không quản lý mức độ xả thải và tỉ lệ tái sử dụng vật liệu thấp)

Có thể thấy rằng nguồn nhân lực có tác động quan trọng đến khả năng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển Vai trò của nguồn

Trang 10

nhân lực ngày càng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cảng biển nói riêng Theo định hướng phát triển của Hiệp hội Cảng biển Đông Nam Á (APA), phát triển bền vững đã trở thành một ưu tiên hàng đầu và một xu hướng tất yếu Các cảng biển trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, cũng không phải là ngoại lệ Các mô hình cảng xanh và cảng thông minh đại diện cho sự phát triển bền vững của cảng biển, trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng Quan điểm phát triển nhân lực của Cảng quốc tế Cái Mép cho rằng các yếu tố như trình độ lao động, nhận thức về phát triển bền vững, sáng tạo và tính kỷ luật trong công việc đóng vai trò giúp các doanh nghiệp cảng biển hướng tới phát triển xanh và bền vững (2023)

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và có tác động lớn đến các mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xem xét tác động của nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Các tác giả như Đoàn Tuấn Anh (2015), Phạm Đình Khối (2009), Jens M Unger và đồng nghiệp (2011), Rosa M M Castellanos và Maria Y M Martin (2011) đã tiến hành nghiên cứu về tác động của nguồn nhân lực đến hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của doanh nghiệp Nghiên cứu của Moniko Sipa (2018), Renwick và đồng nghiệp (2013) cũng tập trung vào tác động của sự sáng tạo của người lao động đối với mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác đã điều tra tác động của nhận thức về phát triển bền vững và thái độ làm việc của người lao động đến các khía cạnh của sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trực tiếp đánh giá tác động của nguồn nhân lực đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển Việc nghiên cứu này có thể là một hướng đi tiềm năng để hiểu rõ hơn về vai trò của nguồn nhân lực trong việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển

Với mong muốn có một công trình nghiên cứu khoa học để đóng góp cho sự phát triển bền vững của cảng biển Hải Phòng, thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế biển mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nên sinh viên lựa chọn Đề tài “Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng”

Trang 11

2 ổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 ình hình nghiên cứu ngoài nước:

Trên thế giới, nhất là ở các nước có ngành hàng hải phát triển như Đức, Hà Lan, Úc, Nhật Bản đã có nhiều công trình nghiên cứu về cảng biển Tuy nhiên các công trình chủ yếu nghiên cứu thuần túy về hoạt động quản lý, khai thác cảng biển, chưa có nhiều sự gắn kết với sự phát triển nguồn nhân lực tại cảng biển, tiêu biểu cho các công trình nghiên cứu có thể kể đến:

Luận án tiến sĩ của tác giả Quazi Mohammed Habibus Sakalayen (2014), Trường Đại học Tasmania, Úc Nghiên cứu về vai trò chiến lược của các cảng địa phương Australia trong việc phát triển của địa phương, khu vực; Luận án tiến sĩ của tác giả Sander Dekker (2005), Trường Nghiên cứu TRAIL, Hà Lan Nghiên cứu về đầu tư cảng theo hướng kế hoạch tổng hợp năng lực cảng; Luận án tiến sĩ của tác giả Anthony Raymond Walker (1984), Trường Đại học Durham, Anh Nghiên cứu về các cảng biển và sự phát triển ở Vịnh Pecxich Nghiên cứu tập trung vào ba lĩnh vực: Khảo sát mạng lưới thương mại hiện có, đánh giá về mối quan hệ giữa các dự án mở rộng cảng biển và mô hình chung phát triển kinh tế trong vùng Vịnh, nêu các vấn đề liên quan tới các dịch vụ vận chuyển và mật độ dày đặc cảng ở vùng Vịnh; Luận án tiến sĩ của tác giả Franklin E Gbologah (2010), Viện Công nghệ Georgia, Mỹ Nghiên cứu về phát triển mô hình trung chuyển vận tải cảng nhiều nút để đánh giá lưu lượng container; Luận án tiến sĩ của tác giả Carl J Hatteland (2010), Trường Quản lý Na Uy Nghiên cứu về các cảng biển trong vai trò của mạng lưới công nghiệp

Bài báo của tác giả Abraham Zhang, Hui Shan LOH và Vinh Van Thai Nghiên cứu về các ảnh hưởng của xu hướng sản xuất toàn cầu hóa lên sự phát triển cảng biển của Hồng Kông Nghiên cứu phát hiện rằng việc chuyển dịch sản xuất về phía tây Quảng Đông đem lại lợi ích cho cảng biển Hồng Kông, nhưng chuyển dịch tới các vị trí khác khiến cảng Hồng Kông kém hấp dẫn Từ các phát hiện đó, các chính sách của chính phủ được thảo luận nhằm hỗ trợ sự phát triển của cảng và mở rộng kinh tế cảng biển Tạp chí The Asian Journal of Shipping and Logistics, tháng 3 năm 2015 Bài báo của tác giả H Yousefi Nghiên cứu về kế hoạch chiến lược cho việc phát triển cảng biển nhằm nâng cao năng lực trung chuyển container từ các cảng biển phía nam Iran Tạp chí The International Journal on Marine Navigation and Safety of Sea Transportation, tháng 9 năm 2013

Trang 12

2.2 ác nghiên cứu ở trong nước:

Đối với Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động khai thác cảng biển như công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Trương Đình Hiển và các cộng sự về hệ thống cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phụ trợ tại Miền Trung, bao gồm cảng nước sâu Dung Quất - Quảng Ngãi, Chân Mây - Thừa Thiên Huế và Nhơn Hội; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thanh (2002), Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu các giải pháp chiến lược phát triển cảng biển khu vực TP Hồ Chí Minh đến năm 2010; Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Dương Văn Bạo (2005), Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp quy hoạch bến cảng container và áp dụng vào khu vực kinh tế phía Bắc Việt Nam; Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đặng Công Xưởng (2007), Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Khoảng (2011) Nghiên cứu phát triển cảng container đầu mối khu vực phía Nam Đề tài cấp bộ (2009) Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển, do Vụ Kết cấu Hạ tầng - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện; PGS.TS Phạm Văn Cương (2013) Xây dựng Bộ tiêu chí cảng sinh thái (ECOSPORT) và áp dụng tại cảng Chùa Vẽ Hải Phòng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam; PGS.TS Đặng Công Xưởng (2015) Nghiên cứu các luận cứ khoa học nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu các loại tai nạn trong hoạt động khai thác cảng biển, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam; TS Nguyễn Văn Sơn (2009) Nghiên cứu phát triển bền vững vận tải biển Việt Nam trong Hội nhập WTO, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ; bài báo của tác giả GS.TS Vương Toàn Thuyên (2008) Cảng biển Việt Nam trong định hướng phát triển kinh tế hàng hải phù hợp với chiến lược biển đến năm 2020 Tạp chí Kinh tế phát triển, tháng 02/2008; TS Bùi Bá Khiêm (2015) Hướng đi cho mô hình quản lý cảng biển Việt Nam Tạp chí Giao thông vận tải, tháng 10/2015.v.v

Mặc dù trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực quản lý, khai thác và phát triển cảng biển, tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu đều chưa có nhiều sự gắn kết với sự phát triển nguồn nhân lực của cảng biển, mặt khác việc ứng dụng các đề tài nghiên cứu vào thực tiễn đối với từng quốc gia và khu vực lại rất khó khăn do điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi

Trang 13

nước, mỗi vùng miền có sự khác biệt lớn vì vậy cần thiết phải có một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt mục đích này, sinh viên thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những luận điểm khoa học về cảng biển và phát triển nguồn nhân lực, cơ sở xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

-Phân tích các nhân tố vĩ mô, vi mô tác động đến sự phát triển bền vững cảng biển và nguồn nhân lực; các tiêu chí để phát triển nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng

-Đánh giá làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng

-Những mặt đạt được và những tồn tại hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực tại cảng biển Hải Phòng;

-Trên cơ sở đó đề xuất “ các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng”

4 âu hỏi nghiên cứu

"Những giải pháp chủ yếu nào có thể được áp dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng?"

a) Hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng là như thế nào? b) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực hiện tại của cảng

Hải Phòng?

c) Các giải pháp đã được áp dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại

cảng Hải Phòng là gì?

d) Hiệu quả của các giải pháp đã được áp dụng để nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực tại cảng Hải Phòng như thế nào?

e) Những vấn đề cần được giải quyết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại

cảng Hải Phòng là gì?

f) Các khó khăn và thách thức có thể xảy ra trong việc áp dụng các giải pháp

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng là gì?

Trang 14

g) Các giải pháp tiềm năng nào có thể được đề xuất để nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng dựa trên kinh nghiệm từ các cảng khác trong và ngoài nước?

5 ối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng; phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng; phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng Nhưng chỉ trong phạm vi các cảng thương mại (không bao gồm các cảng cá và cảng khác)

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Bài nghiên cứu lựa chọn phương pháp luận nghiên cứu, phân tích báo cáo, tài liệu và số liệu có sẵn về chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng từ các nguồn như cơ quan quản lý, tổ chức liên quan và các nghiên cứu trước đây về ngành cảng biển và nguồn nhân lực

6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lí dữ liệu

6.2.1 hu thập dữ liệu:

Thu thập các số liệu từ sách, báo, luận án, công trình nghiên cứu, các tạp chí chuyên ngành

Khảo sát, điều tra thực tế tại trường đại học Thương mại, đối tượng khảo sát là các giảng viên, các nhà quản lý và sinh viên, sinh viên

Ngoài ra, Luận án còn kế thừa các số liệu nghiên cứu và các tài liệu từ các công trình nghiên cứu có liên quan

6.2.2 Xử lý dữ liệu:

Thống kê và phân tích số liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu để xác định xu hướng, mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực tại cảng Hải Phòng Các phương pháp phân tích có thể bao gồm phân tích tương quan, phân tích hồi quy, phân tích nhân tố, và phân tích nội dung

Trang 15

Tổ chức và trình bày kết quả: Tổ chức và trình bày kết quả nghiên cứu theo một cách có hệ thống và logic Đảm bảo rằng các kết quả được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu, bao gồm các biểu đồ, bảng và miêu tả mô tả

Trang 16

C N 1: SỞ LÝ LUẬN Ự ỄN Ề NÂN AO Ấ L ỢN N UỒN N ÂN LỰ

1 Một số khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Nguồn nhân lực

Một số khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, "nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển Kinh tế - Xã hội trong một cộng đồng" Định nghĩa này nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với nguồn nhân lực và có xu hướng tập trung vào chất lượng của nguồn nhân lực Nó coi tiềm năng của con người là một dạng năng lực có thể được sử dụng thông qua các cơ chế quản lý và sử dụng phù hợp

Theo Nicholas Henry - Public Administration and Public Affairs, nguồn nhân lực là "nguồn lực con người của các tổ chức, với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau, có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cũng như phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia, khu vực, thế giới" Cách hiểu này nhấn mạnh vào vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển tổ chức và xã hội

Ở Việt Nam, khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới Một số nhà khoa học định nghĩa "nguồn nhân lực là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất" Với cách tiếp cận này, nguồn nhân lực được hiểu là sự tổng hòa số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

Tóm lại, dù có các định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực, điểm chung của chúng là đều nói về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực Có thể hiểu, nguồn nhân lực được xem là tổng hòa của sức lực, trí lực và tâm lực

1.1.2 hất lượng nguồn nhân lực là gì

Dưới góc độ kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực là thuật ngữ diễn tả tổng quát về những đặc trưng phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển của người lao động Như vậy, chất lượng nguồn lực và năng suất lao động sẽ là hai yếu tố tỉ lệ thuận với nhau Khi chất lượng nguồn lực cao sẽ kéo theo năng suất làm việc tăng và ngược lại

Trang 17

Còn dưới góc độ chính trị – xã hội, nhiều nhà xã hội học cho rằng chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá dưới chuẩn mực là một lực lượng lao động trung thành, chấp hành nghiêm túc chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước Đồng thời đảm bảo về số lượng và chất lượng luôn đồng đều nhằm đáp ứng những nhu cầu cụ thể trong từng thời kỳ phát triển của nước Việt Nam nói chung và từng vùng lãnh thổ nói riêng

Như vậy có thể thấy, tùy theo góc độ tiếp cận nghiên cứu mà các tác giả có định nghĩa về nguồn nhân lực khác nhau Tuy nhiên, điểm chung của các định nghĩa về nguồn nhân lực đều nói về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.Có thể hiểu, nguồn nhân lực được xem là tổng hòa của trí lực, thể lực và tâm lực

1.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quá trình quan trọng trong cả quản lý cá nhân và doanh nghiệp Đối với cá nhân lao động, điều này ám chỉ việc nâng cao giá trị bản thân, không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, trí lực và kỹ năng nghề nghiệp Điều này giúp họ đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao trong quá trình phát triển kinh tế xã hội

Đối với doanh nghiệp, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi thực hiện một số hoạt động nhất định nhằm củng cố sức mạnh thể chất, trình độ, kỹ năng và sự sáng tạo của nhân viên Điều này bao gồm cải thiện tác phong và thái độ tinh thần của nhân viên để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng bao gồm việc phát triển tiềm năng của con người thông qua đào tạo, bồi dưỡng và quan tâm đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, cũng như tạo ra môi trường làm việc thuận lợi để nhân viên có thể hoàn thành nhiệm vụ của họ

Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sau khi đã được đào tạo phù hợp với nhu cầu là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp

Tóm lại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng nghĩa với việc cải thiện khả năng làm việc của nhân viên trên nhiều mặt khác nhau, từ thể lực đến trí lực và tâm lực, nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức

Trang 18

1.2 iêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Tiêu chí đánh giá về nhân tố Trí lực

Trí lực đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực trong một tổ chức Trong tiêu chí này, các yếu tố như trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng mềm được xem xét kỹ lưỡng

Trình độ học vấn là nền tảng kiến thức ban đầu, giúp nhân viên dễ dàng tiếp thu kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc Doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình đào tạo, tái đào tạo dựa trên trình độ học vấn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình Đặc biệt, tổ chức sở hữu nhiều nhân viên tốt nghiệp từ trung cấp đến đại học sẽ có trình độ trí lực cao hơn

Tiêu chí về trình độ chuyên môn là cách để đánh giá các năng lực cần thiết của nhân viên, từ đó tổ chức có thể phân công công việc một cách hiệu quả Đồng thời, trình độ chuyên môn cũng là căn cứ để đưa ra kế hoạch phát triển và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Kỹ năng mềm, bao gồm các kỹ năng như giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm, đóng vai trò quan trọng trong thành công của một cá nhân trong môi trường làm việc Các doanh nghiệp chú trọng vào việc phát triển và sử dụng kỹ năng mềm của nhân viên, vì nó ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và sự tiến bộ cá nhân Đồng thời, việc trang bị kỹ năng mềm cũng giúp nhân viên dễ dàng tiến bộ và nâng cao hiệu quả công việc

Tiêu chí đánh giá về nhân tố Thể lực

Thể lực được xem là một yếu tố quan trọng đo lường chất lượng của nguồn nhân lực Người lao động cần đảm bảo sức khỏe về cả mặt thể chất, tinh thần và xã hội

Tiêu chí về sức khỏe thể chất đòi hỏi người lao động phải có sự dẻo dai, linh hoạt và khả năng chịu đựng môi trường làm việc khắc nghiệt Sức khỏe thể chất cũng được thể hiện qua sự sảng khoái và thoải mái của từng cá nhân, bao gồm sức lực, sự nhanh nhẹn, độ linh hoạt, khả năng chống lại các yếu tố gây hại và khả năng chịu đựng áp lực

Tiêu chí về sức khỏe tinh thần yêu cầu người lao động phải duy trì cảm xúc tích cực, lạc quan và tinh thần làm việc tích cực Sức khỏe tinh thần tốt đồng nghĩa với việc duy trì một tinh thần sống tích cực và cân bằng giữa trí óc và cảm xúc

Trang 19

Tiêu chí về sức khỏe xã hội đánh giá mức độ hòa nhập của người lao động trong các mối quan hệ xã hội Người lao động cần cảm thấy thoải mái và hòa nhập trong cộng đồng xung quanh, bao gồm bạn bè, đồng nghiệp và gia đình Sự hòa nhập và sự yêu thương từ những người xung quanh chứng tỏ một sức khỏe xã hội tích cực

Tiêu chí đánh giá về nhân tố Tâm lực

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực dựa trên tiêu chí Tâm lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng Người lao động cần phải thể hiện đạo đức, thái độ và hành vi phù hợp với các tiêu chuẩn cụ thể

Thường thì, mỗi doanh nghiệp sẽ thiết lập bảng đánh giá riêng về Tâm lực Phẩm chất, thái độ, tác phong và tính chuyên nghiệp thường là những tiêu chí mà các công ty quan tâm Dù nhân viên có giỏi đến đâu, nhưng nếu có hành vi không tốt trong quá trình làm việc, thì chất lượng nguồn nhân lực cũng không được đảm bảo

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng tổ chức mà mỗi công ty sẽ xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thông qua yếu tố Tâm lực khác nhau Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biến thường bao gồm:

Phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp

Thái độ và ý thức trong công việc

Tác phong làm việc

Sự chuyên nghiệp, bao gồm kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành Doanh nghiệp cần phải xây dựng các yêu cầu cụ thể cho từng tiêu chí trên, và đảm bảo rằng những yêu cầu này phù hợp với điều kiện và nhu cầu của tổ chức Điều này sẽ là cơ sở để thiết lập các tiêu chuẩn xếp loại nhân sự

Tiêu chí đánh giá thông qua chất lượng đầu ra công việc

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thông qua tiêu chí về chất lượng đầu ra công việc được coi là yếu tố quan trọng nhất Hiệu suất làm việc của nhân viên phản ánh khả năng, kỹ năng chuyên môn và sự phù hợp với công việc của họ Thông qua việc đánh giá chất lượng đầu ra, quản lý có thể đánh giá được mức độ nỗ lực, khả năng và điểm mạnh - điểm yếu của từng nhân viên

Ngoài ra, thông qua việc đánh giá chất lượng đầu ra, công ty cũng có thể xác định nguyên nhân gây ra sự không đạt được tiêu chuẩn của nhân viên Điều này giúp doanh nghiệp điều chỉnh chính sách và phương pháp để nâng cao chất lượng nguồn

Trang 20

nhân lực Có thể tổ chức đào tạo lại cho nhân viên, tăng cường khuyến khích bằng cách tăng lương hoặc cung cấp cơ hội thăng chức dựa trên kết quả làm việc của họ

Tiêu chí đánh giá thông qua cơ cấu nguồn nhân lực

Hiện nay, nhà nước đang tối đa hóa và đảm bảo sự phát triển của nguồn nhân lực để thúc đẩy nền kinh tế Điều này được thực hiện thông qua sự phối hợp với các doanh nghiệp để xác định các tiêu chí giải quyết vấn đề nguồn lao động Cụ thể, một số yếu tố được sử dụng để đánh giá bao gồm độ tuổi và giới tính, từ đó giúp doanh nghiệp lựa chọn nguồn nhân lực một cách phù hợp

Tiêu chí đánh giá qua cơ cấu theo độ tuổi được coi là một yếu tố không thể thiếu,

vì cơ cấu tuổi tác định trực tiếp đến chất lượng của nguồn lao động Cơ cấu theo độ tuổi là cơ sở để xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên Thông qua cơ cấu độ tuổi, có thể đánh giá được sự kinh nghiệm chuyên môn và trình độ đào tạo của nhân viên Ví dụ, một cơ cấu nhân lực có tỷ lệ cao ở độ tuổi trẻ có thể phản ánh sự thiếu kinh nghiệm chuyên môn và trình độ đào tạo thấp

Tiêu chí đánh giá qua cơ cấu theo giới tính được xác định bằng cách so sánh tỷ

lệ nam và nữ trong tổng số nguồn nhân lực Sự chênh lệch giới tính có thể làm mất cân bằng trong môi trường làm việc, đặc biệt là trong các ngành nghề đòi hỏi đặc điểm sinh lý cụ thể Do đó, cơ cấu theo giới tính cũng là một tiêu chí quan trọng để xem xét

trong việc lựa chọn nguồn nhân lự

Bảng 1: Cơ cấu độ tuổi và giới tính

Trang 21

2 ác yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 2.1 Môi trường bên trong

2.1.1 Mục tiêu của doanh nghiệp

Chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu từ mục tiêu của doanh nghiệp

Trước sự phát triển của xã hội, Mỗi doanh nghiệp phải hiểu rõ những mục tiêu mà họ muốn đạt được để giúp xã hội phát triển Cần thay đổi và cải thiện các phương pháp quản lý, nghiên cứu thực tế, tiếp cận thị trường để đạt được những mục tiêu đề đề ra Tất cả các bộ phận của công ty phải dựa vào các định hướng của công ty để đạt được các mục tiêu riêng của họ Tuy nhiên, họ phải phối hợp với tổng thể DN để đạt được những mục tiêu này Đặc biệt, các doanh nghiệp phải đầu tư vào việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và vật lực bằng cách hiện đại hóa các trang thiết bị, tập trung đầu tư đào tạo nhân lực chất lượng cao phù hợp nhu cầu của DN

2.1.2 ăn hóa công ty

Toàn bộ các giá trị được tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp được gọi là văn hoá doanh nghiệp Những giá trị này đã phát triển thành các tiêu chuẩn và tập quán cách thức ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích

Văn hoá doanh nghiệp được xây dựng dựa trên hai yếu tố: định hướng, chiến lược của công ty (sứ mệnh, tầm nhìn) và những giá trị mà công ty đang có (giá trị

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan